Mùa đông năm ấy , công việc triều chính có phần rảnh rang , vua Lương Võ Đế cùng với
Hòa Thượng Chí Công ( người đã soạn ra bộ Lương Hoàng Sám Pháp cứu bà Hy Thị thoát khỏi thân súc loại ) cùng lên lầu
thưởng thức tuyết rơi .
Hôm ấy , đứng trên lầu cùng với Hòa Thượng Chí Công , một vị đạo cao đức trọng , vua Võ Đế cảm thấy thân tâm thư thới
vì thiên hạ an lạc thái bình . Điều này cũng làm vua thêm tin tưởng vào đạo Phật , vào sự chỉ dạy của các bậc cao tăng .
Bên ngoài , tuyết vẫn rơi đều , xa xa , các dãy núi mờ ảo dưới làn mưa tuyết . Cả bầu trời như một bức tranh thủy mạc.
Bỗng vua Lương Võ Đế nhìn thấy một quả núi nhỏ nằm cạnh dãy núi nối nhau . Các hạt mưa tuyết không thấy rơi
xuống đó trong khi ở các núi bên cạnh tuyết vẫn đều đặn bất tận nối tiếp rơi đều và bao trùm lấy cảnh vật chung quanh.
Tưởng mình hoa mắt, vua đưa tay dụi mắt nhìn kỹ thêm nhiều lân nhưng vẫn thấy cảnh ấy không sai . Không nén
nổi tò mò và kinh ngạc , vua liền lên tiếng hỏi Hòa Thượng Chí Công đang đứng bên cạnh : " Thưa Hòa Thượng , tại sao
tuyết rơi đều trên các dãy núi mà hón núi kia lại không có tuyết rơi ?". Hòa Thượng Chí Công điềm đạm trả lời :"Với con
mắt còn mang nặng ngũ uẩn của Bệ Hạ , mọi việc trên thế gian này đều bí ẩn . Sở dĩ hòn núi ấy tuyết không rơi
xuống được , ấy là do nơi đó có một vị tu thiền đang nhập định . Do sức định khiến lửa Tam Muội phát ra nên tuyết kia
làm sao có thể rơi xuống được !" . Hòa Thượng Chí Công , bằng đôi mắt thiên nhãn của mình , có
thể nhìn thấy rõ mọi thứ như trong lòng bàn tay của mình : Vị sư đang nhập định ấy có tên Suy Hải .
Nghe vậy , vua Lương Võ Đế lòng đầy cảm kích . Vua nói : " Nếu vậy thì thật là hữu phước cho Trẫm quá !Nếu trong dãy
núi ấy đang có một vị sư phạm hạnh , liễu ngộ đạo pháp , trẫm muốn được thỉnh mời vị ấy về đây để chiêm ngưỡng ,
sau nữa là để tứ sự cúng dường và tạo điều kiện cho người tiến tu trên đường giải thoát , ý Hòa Thượng thế nào ? "
Nghe vua Võ Đế trình bày ước muốn của mình , hòa thượng Chí Công từ ái mỉm cưới , nhưng lại nói :" Mặc dù có sức định
như vậy , nhưng vị ấy còn mắc một căn bệnh của người tu , ấy là bệnh ngã chấp , một bệnh mà người tu phải đoạn trừ .
Tuy vậy , nếu Bệ Hạ muốn thì Bệ Hạ cứ thực hiện ý định của mình , điều này cũng rất tốt . "
Sáng hôm sau , theo lệnh vua , một đoàn quân lính chỉnh tề , với đầy đủ ngựa xe, theo hướng dãy núi cao ấy mà trực
chỉ . Quả nhiên ,khi đến nơi , phái đoàn thấy trong hang núi có một vị sư đang ngồi thiền nhập định . Đợi nhà sư
xuất định , đoàn xe giá mới đem lời vua Lương Võ Đế ngỏ ý , thỉnh mời Thiền Sư về triếu , trước là để có nơi an tâm
tu hành , sau là để hậu thế soi gương . Được biết đây là lệnh của vua Lương Võ Đế , sư Suy Hải không thể từ chối ,
đành nhận lời
Thời gian cứ dần qua . Đông đi rồi Xuân đến . Thu qua Hạ lại về . Cây đã bao lần trụi lá , rồi lại xanh . Thấm thoát
mà đã ba năm kể từ lúc sư Suy Hải về triều . Một hôm , vua Võ Đế có chuyện vui , đến gặp Hòa Thượng Chí Công
và bảo : " Thưa Hòa Thượng , từ ngày sư Suy Hải về đây , trẫm thấy Sư đúng là bậc phạm hạnh chân tu . Sư luôn
luôn nhập thất hành thiền , khi thì một tuần , hai tuần , có khi đóng cửa tịnh thất khước từ ăn uống cả tháng để
hành thiền ; người như vậy đáng để các bậc đồng tu tán thán , sách tấn cho nhau và cùng tiến tu hơn nữa , trẫm
nào thấy sư có khuyết điểm gì đâu ?". Đợi vua Lương Võ Đế bày tỏ hết nỗi niềm cảm phục của mình , Hòa Thượng
Chí Công mới nói : " Vàng trước khi thành khối vàng ròng phải qua tay người thợ bạc với bao lần phân kim, bao
lần trui rèn trong lửa đỏ và lọc đi lọc lại nhiều lần . Có như vậy vàng kia mới trở thành khối vàng nguyên chất . Cũng
vậy , đối với người tu , Bệ Hạ chớ nhìn người ấy qua hình thức đầu tròn áo vuông bên ngoài mà vội kết luận.
Muốn biết thực hư đen trắng , Bệ Hạ hãy làm như người thợ bạc kia đi ." Vua Võ Đế hỏi :" Vậy bây giờ trẫm phải
thữ như thế nào đây ?" " Ngày mai Bệ Hạ hãy bày tiệc chiêu đãi Sư , nhưng nhớ dọn ra hai mâm riêng biệt với thức
ăn khác nhau thì sẽ thấy ." Nhớ lời hòa thượng Chí Công chỉ dạy , sáng hôm sau , vua Lương Võ Đế đích thân đến tịnh
thất của Sư Suy Hải mời Sư . Sư vui vẻ nhận lời .
Trưa hôm sau , giữa nơi triều nội , tiệc chay được bày ra . Hai mâm cơm chay được dọn lên . Một mâm dành cho vua
Lương Võ Đế và Hòa Thượng Chí Công , mâm còn lại là của Sư Suy Hải . Trên mâm cũa vua và Hòa Thượng là các thức
ăn thịnh soạn với đũa ngà chén ngọc , bàn ghế được phủ bằng các loại vải thêu đắt tiền , trang nhã, món tráng miệng
gồm toàn các thứ trái cây quý hiếm . Trên mâm của Thiền Sư Suy Hải , ngược lại , là đũa tre, chén sành , ghế cứng , bàn
thô ; thức ăn chỉ gồm rau luộc , nước tương và một quả cà nướng cháy . Sau vài lời hỏi thăm , hai bên cùng ngồi vào
bàn ăn . Suốt buổi ăn , hai bên không nói với nhau lời nào. Sau khi dùng cơm xong , Sư Suy Hải kiếu từ vua Võ Đế
trở về tịnh thất .Trong tâm nhà vua nổi lên nghi vấn :" Lẽ nào Hòa Thượng Chí Công , một bậc phạm hạnh chân tu ,
mà trẫm rất mực tôn kính và tin cậy , lại nói sai ? Sư Suy Hải tu hành như vậy lẽ nào còn tham tiếc thế gian , mong
cầu danh lợi ? " Càng nghĩ vua càng rối trí không yên . " Dù thế nào đi nữa thì cũng phải hỏi cho ra lẽ ! " Nghĩ xong
nhà vua liền cung kính thưa Hòa Thượng : " Thưa Hòa Thượng , tiệc cơm chay vừa rồi , trẫm nào thấy thiền sư trách cứ điều
gì đâu ? Hay Hòa Thượng và Trẫm đánh giá lầm chăng ?" . Hòa Thượng Chí Công chậm rãi trả lời :" Chưa đâu thưa
bệ hạ , cơn giận của vị sư ấy đã lên tới ngực rồi nhưng vị ấy đã cố nén lòng mà dùng cơm đó thôi . Nếu Bệ Hạ muốn nhìn thấy cơn giận của vị sư ấy đã lên tới ngực rồi nhưng vị ấy đã cố nén lòng mà dùng cơm đó thôi. Nếu Bệ Hạ muốn nhìn
thấy cơn giận của Sư tới đâu , Bệ Hạ hãy thữ lần thứ hai ." Tuy nghe vậy nhưng trong thâm tâm của nhà sư vẫn thấy
hoang mang và ray rức .
Một tuần sau đó , cả triều đình bỗng được tin nhà vua sẽ làm lễ gia ân cho tất cả quan quân trong triều, thứ đến là
các bậc cao tăng , đại đức , đang được vua lưu giữ bấy lâu trong triều nôi .
Hôm đó trong cung điện nhà vua trang hoàng thật rực rỡ . Các quan văn võ áo quần chĩnh tề , oai nghi . Quan Văn được
xếp bên tả , quan võ bên hữu , giữa là các vị cao tăng , hòa thượng , thiền sư với màu áo vàng sáng chói . Giữa cung điện
là vua Lương Võ Đế oai nghi trong bộ nhung bào với hình lưỡng long có đính các hạt minh châu lấp lánh . Sau tiếng nhạc
trầm hùng của đoàn quân công , vua Lương Võ Đế hân hoan mỉm cười , đảo mắt nhìn quanh rồi từ tốn ngồi xuống ghế
long bào , hai bên đươc quạt mát bởi chiếc quạt lông công nhẹ nhàng phe phẩy
Khi tất cả đều đã lắng đọng trong không khí yên lặng trang nghiêm , nhà vua từ tốn cất lời :"Hôm nay được sự góp mặt của
đông đủ các bậc Hòa Thượng tôn túc và bá quan văn võ , trẫm xin tán thán công đức của các vị . Sở dĩ có cuộc gặp mặt
đông đũ này là để nói lên tấm lòng của trẫm và thần dân trong nước , gửi lời cảm kích sâu xa của Trẫm đến các vị đã đóng
góp cùng trẫm gây dựng cơ đồ , các bậc Hòa Thương tôn túc , các vị Thiền sư xa gần , với giới luật tinh nghiêm , với
đạo cao đức trọng , đã giúp trẫm biết cách xử thế an dân , lấy từ bi làm cứu cánh , lấy trí tuệ làm sự nghiệp . Hôm nay trẫm
có chút quà mọn gởi đến các vị gọi là tưởng nhớ đến công lao , kính mong các vị đừng từ chối ."Vua vừa dứt lời , hai hàng
thể nữ với xiêm y lộng lẫy , trên tay mỗi người cầm một xấp gấm Hàng Châu , uyển chuyển tiến về phía hai hàng bá quan văn võ và tuần tự mỗi người được nhận một cây gấm Hàng Châu nổi tiếng . Thứ đến , hàng giữa là các vị cao tăng , đại
đức, thiền sư. Mỗi người đều nhận được cây gấm như nhau , nhưng khi trao đến tay cho Sư Suy Hải thì viên thể nữ chỉ trao
cho sư một cây lụa rẻ tiền . Việc này do vua Lương Võ Đế đã khéo sắp đặt trước . Ngay lúc ấy , vua lên tiếng:"Thưa
các vị , các bậc hòa thượng tôn túc , các vị cao tăng , sở dĩ có việc phân chia không đồng đều này vì Trẫm xét thấy Sư
Suy Hải chưa được tinh tấn và phạm hạnh lắm . Vì vậy xin được các vị thông cảm và hiệu cho Trẫm , và chắc không ai có
ý kiến gì ?" Vua vừa dứt lời , Sư Suy Hải không dằn được cơn giận , bao nhiêu máu nóng trong người như sôi lên , mặt
đỏ bừng giận dữ , nói trong nỗi uất ức :" Kẻ dung Tăng này là người đã xa lìa thế tục , quyết chí tu hành , cầu mong liễu
Pháp đạt Ngộ , chớ nào phải mong , đến cung điện nguy nga , lợi dưỡng . Cớ sao Bệ Hạ lại đem Bần tăng ra làm trò
mua bán tính kể hơn thua . Kể từ bây giờ , sau cuộc phân phát quà cáp, bần tăng thề sẽ mãi mãi không trở lại đây .
Núi cao động vắng là nhà , chim kêu vượn hót là bạn, gió nội mây ngàn là kẻ đồng hành , đừng bao giờ đưa đón đón
đưa để rồi khen chê hủy báng !" Uất khí lên cao khiến gương mặt Sư nhợt nhạt, tím dần và bất thần phun ra một búng
máu tươi , toàn thân run lên như người bị sốt rồi ngã vật xuống nền hoa , trút hơi thở cuối cùng . Cả triều đình hốt hoảng
lo âu . Vua Lương Võ Đế bàng hoàng đến toát mồ hôi . Sự việc xảy ra quá bất ngờ ngoài sức tưởng tượng của nhà vua
khiến vua chẳng biết ăn nói ra sao với mọi người . Bình thường , một việc làm sai phạm nhỏ nhặt khiến kẻ khác phiền não , cũng đã đủ làm nhà vua áy náy , xốn xang , huống hồ bây giờ lại là làm chết mất một mạng người , ngay giữa triều đình , với đủ mặt bá quan văn võ và các vị Hòa Thương tôn túc . Nhà vua đã quy y Tam Bảo mà lại phạm giới sát sanh , một
trong năm giới cấm . Vua Lương Võ Đế quay lại nhìn Hòa Thượng Chí Công với ánh mắt cầu cứu
Đợi cho mọi người bớt nhốn nháo , xôn xao .Hòa Thương Chí Công mới từ tốn bảo :"Cái chết của nhà sư chẳng có gì đáng ngạc nhiên . Ngọn lửa tham sân si không chỉ thiêu chết một mình nhà sư, mà ngay cả chúng ta đây và toàn cõi Ta Bà
này , nếu không đoạn trừ được nó cũng sẽ bị thiêu đốt không còn gì ! Nhưng điều đáng quan tâm hiên giờ , là Sư đang
bị đọa vào thân súc sanh do lòng sân hận của ông .Vậy Bệ Hạ hãy cho người đi gấp về hướng Tây khoảng mười dặm ,
nếu thấy cành cây đại thụ nào có mọc nhánh ba , hãy trèo lên cây ấy , sẽ thấy một tổ chim mới nở . Chính sư vừa gá thần thức vào đó để trở thành thân chim trong kiếp noãn sanh . Tuy nhiên trong công phu Thiền định và có chút tu hành , chú
chim non đó trên lưng có chữ "Suy Hải ". Vậy hãy mau bắt nó về đây để ta lo liệu."
Nghe xong , nhà vua liền ra lệnh cử ngay một tốp lính tinh nhuệ lên đường đi ngay về hướng Hòa Thượng chỉ . Không bao lâu
toán quân đã đem về một chú chim non còn đỏ hỏn , trên lưng quả có mang chữ "Suy Hải". Nhẹ nhàng đặt chú chim trong lòng tay, Hòa Thượng Chí Công dùng oai thần chú nguyện , và nhắc nhở sai phạm của Sư , rồi ngài vung mạnh chú chim con , lúc đó hồn đã lìa khỏi xác , xuống nền gạch hoa giữa triếu đình .Thần thức nhập lại vào xác của Sư đang giá lạnh.
Trong khoảnh khắc , sư Suy Hải từ từ mở mắt như vừa tỉnh giấc sau một cơn mơ , dưới sự kinh ngạc và thán phục của
mọi người . Hòa Thượng cho người mời Ngự Y trong Triều đem sư vào trong cứu chữa thuốc thang . chỉ vài hôm sau bệnh
tình của Sư Suy Hải hết . Để Sư an dưỡng thêm vài hôm nữa , Hòa Thượng Chí Công mới cho người mời Sư lên gặp
Hòa Thượng .
Sáng hôm đó , Sư Suy Hải đã lên vấn an Hòa Thượng , vẻ mặt Hòa Thượng vẫn thản nhiên như đã không có gì xảy ra ,
nhưng gương mặt của Sư có vẻ buồn sầu lo lắng . Đợi Sư ngồi xuống , Hòa Thượng mới bằng giọng ôn tồn , ân cần khuyên
nhủ :
" Ông tuy là người đã đắc được pháp môn tối thắng trong Thiền pháp , nhưng có một điều là ông quên rằng , nếu chưa
dứt được ngã ái , chấp tâm không đoạn được , thì làm sao có thể vượt qua được bể khổ sanh tử ?Đức Như Lai đã thuyết
pháp , nói rõ trong Pháp hội Lăng Nghiêm, người tu thiền muốn vượt qua ba cõi , dứt Hoặc , chứng Chơn , trong lúc Thiền
định , phải trải qua các giai đoạn chướng duyên do ngũ ấm gây ra , còn gọi là ngũ ấm ma . Vậy ông phải lấy trí tuệ
bát nhã mà quán chiếu , đừng trụ hay chấp tâm vào một nơi nào khác thì mới mong giải thoát . Kinh dạy : Nhất niệm
sân hận khởi , bá vạn chướng môn khai . Một niệm sân hận nổi lên là bao nhiêu cửa ác đều mở .Ông phải nhớ lấy.
Công phu thiền định của ông bấy lâu nay nếu để lửa sân hận nổi lên thì bao nhiêu công đức tích lũy đều bị cháy sạch .
Phải nghiêm trì giới luật , tham khảo kinh điển Như Lai , có vậy thì trí tuệ mới sáng tỏ , nhờ vậy con đường giải thoát
theo đó được minh bạch . Nếu không , ông chẳng khác nào để tâm như một dòng thác "
Sư Suy Hải nhìn Hòa Thượng Chí Công lòng đầy cảm kích . Hai dòng nước mắt nóng lăn xuống gò má . Sư cúi xuống lạy
Hòa Thượng Chí Công và lui ra .
Mọi người đã chứng kiến câu chuyện của Sư Suy Hải trở nên suy tư , chín chắn về việc tu hành hơn . Câu chuyên về kinh
nghiệm của Sư Suy Hải không chỉ dành riêng cho các bậc chân tu mà còn lợi lạc cho cả triều đình vua Lương Võ Đế