vienquang2

Con đường Phật Tâm Tông.- Phần 3

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,007
Điểm tương tác
972
Điểm
113
Bài 1.- Kinh Đại Niết Bàn.

Đại Bát Niết Bàn là tên bộ kinh do Phật Thích Ca thuyết trước khi Ngài Nhập Diệt.

Có hai bản Kinh Đại Bát Niết Bàn, một của Phật giáo Nam Tông và hai của Phật giáo Bắc Tông.

+ Kinh Đại Bát Niết bàn của Nam Tông, được tìm thấy trong Kinh Trường Bộ, [Kinh Đại Bát Niết Bàn, (Hệ Pali), Việt dịch: Hòa Thượng Thích Minh Châu, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam ấn hành năm 1991].

+ Còn Kinh Đại Bát Niết Bàn của Phật giáo Bắc Tông bao gồm hai bản: Phật Thuyết Phương Đẳng Bát Nê Hoàn Kinh, do ngài Dharmaaksa (265-316), đời Tây Tấn dịch và Đại Bát Nê Hoàn Kinh, do ngài Pháp Hiển và Buddhabadhra đời Đông Tấn (317-420) dịch.

Bản Việt ngữ của Phật Giáo Bắc Tông do Hòa Thượng Thích Trí Tịnh dịch từ bản Hán văn, Tịnh Xá Minh Đăng Quang, Hoa Kỳ tái Xuất Bản lần thứ nhất năm 1990, dầy 1500 trang gồm tất cả hai mươi chín phẩm (chương), được phân ra làm hai quyển, quyển 1 từ phẩm 1 đến phẩm thứ 21 và quyển hai từ phẩm 22 đến phẩm 29.

Kinh Đại Bát Niết bàn, vì là lời nói sau cùng của Đức Phật, trước khi Ngài Niết Bàn, nên bao quát hầu như đủ mọi thắc mắc của chúng sinh. Vì thời gian có hạn nên lời Ngài dạy rất cô đọng, nhưng minh bạch, rõ ràng. Thí dụ như nơi Phẩm Kim Cang Thân thứ năm và Phẩm Như Lai Tánh thứ mười hai, ngài giải thích cặn kẽ về Chân Ngã hay Phật Tánh, đó chính là bản thể thanh tịnh thường hằng bất biến của tất cả mọi loài chúng sinh, mênh mông như hư không, thường trụ bất hoại, tuy vậy bản thể ấy không phải tất cả chúng sinh là một, nhưng cũng không phải là khác, vượt ra khỏi tư tưởng suy nghĩ thông thường của đời sống tương đối hiện tượng, cho nên gọi là bất khả tư nghị, tức không thể nghĩ bàn, nhưng chính là cái chân thật của mọi chúng sinh, không phải là cái "Tôi" ô nhễm tham sân si, đầy vướng mắc khổ vui vô thường này. Bản thể ấy tràn ngập khắp nơi nhưng chúng sinh bị trói buộc vì phiền não, tham sân si nhiễm ô che mờ nên không thấy được. Bản thể ấy luôn luôn sẵn sàng, tịch tĩnh hiện diện, nên gọi là Như Lai.
(lượt trích Ban Biên Tập Thư Viện Hoa Sen.- Tâm Diệu)

Con Đường Phật Tâm Tông Phần 3 Nit_bz10


Ở bài viết này VQ dựa trên nền Bài Giảng Đại Bát Niết Bàn. Của HT. Thích Từ Thông.
 
Last edited:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,007
Điểm tương tác
972
Điểm
113
Bài 2.- Lời phi lộ.

Kính các Bạn:

Ý VQ muốn trình bày là:


  • Chữ "Con đường" có nghĩa là Đạo, cũng có nghĩa là dẫn đến.
  • Chữ "Phật Tâm" là chỉ cho Tâm thái trong sạch, giác ngộ.
  • Chũ "Tông" là chỉ cho Tông chỉ, đường lối.

Nhưng Kinh Đại Bát Niết Bàn này. nghĩa lý quá thâm sâu, kinh văn quá đồ sộ...VQ không đủ sức truyền tải hết ý bài giảng của HT. Ân Sư Thích Từ Thông. Nên chỉ tóm lượt một vài ý chánh, vài phẩm trọng yếu (theo VQ)

Do vậy VQ chỉ sẽ theo sức tiếp thu của tự mình. Chỉ ví như con muổi con mòng, ráng phình bụng ra mà uống nước của biển cả Đại Dương...Dạ...Có được bao nhiêu... chia sẻ bấy nhiêu... Mong các Bạn thông cảm.

Như vậy: Con đường dẫn đến. - Mục đích là thành trì Niết Bàn Phật (đường đến Niết Bàn Phật Tâm Tông).- Do đó phần 3 này là đích đến và là bài kết thúc loại bài viết này.

Kính mong các Bạn vào xem, góp ý cho bài viết được hoàn thiện ạ.
lạy phâkjt.png

VQ Cung kính.
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,007
Điểm tương tác
972
Điểm
113
Bài 3.- Tiểu Sử HT Pháp Sư Thích Từ Thông.


Con Đường Phật Tâm Tông Phần 3 Th_tu_10


Hòa thượng Thích Từ Thông sinh vào năm 1927 tại Tỉnh Trà Vinh, nước việt nam.

Hiện HT đang cư trú tại thành phố Hồ Chí Minh. Ngài sinh ra và lớn lên trong một gia đình trí thức .

Ngay từ thuở nhỏ, ngài đã được giáo dục một cách cẩn thận, có sự yêu thích tìm tòi những thứ xung quanh và ham đọc sách.

Cơ duyên tìm đến Phật pháp cũng được nhen nhóm trong ngài thuở thiếu thời. Nhờ vậy mà ngài sớm quy y chốn cửa Phật, đạt được nhiều thành tựu trong công cuộc hoằng pháp và phát triển đạo Phật.

trưởng lão hòa thượng Thích tư thông là một trong những vị cao tăng lỗi lạc rất được đông đảo Chư tăng ni phật tử gần xa kính
trọng yêu mến.

HT không chỉ có tấm lòng từ bi vô lượng mà ngài còn có tri thức Uyên Bác giúp đóng góp công sức to lớn cho sự nghiệp Hoằng
Dương phật pháp và phổ độ chúng sinh của nền Phật giáo Việt Nam.

Trước đây hòa thượng cư trú tại Tịnh Thất Huỳnh Mai. Quân Bình Thạnh thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay ngài ở Đồi Tà Dương tỉnh Lâm Đồng.

Tự thận HT vốn có sự yêu thích tìm tòi những thứ xung quanh và rất đam mê đọc nhiều các loại kinh sách khác nhau trong đó có những quyển sách nói về Phật pháp. do đó mà Cơ Duyên tìm đến Phật Pháp đã được nhen nhóm trong lòng ngài ngay từ khi còn thơ ấu.

Trưởng lão HT Thích Từ Thông đã sớm quy y cửa phật ngài đạt được nhiều thành tựu to lớn trong công cuộc Hoằng Dương phật pháp và phát triển đạo Phật được đông đảo Chư tăng ni phật tử yêu mến cho đến tận ngày nay .

quá trình xuất gia và thành tựu của Trưởng lão HT Thích Từ Thông ngài xuất gia tu hành vào năm 1946 .

sau đó ngài có pháp hiệu là "Như Huyễn Thiền Sư"

+ giai đoạn trước năm 1975 đất nước vẫn đang còn chiến tranh với muôn vàn những khó khăn

+ sau giai đoạn năm 1975 khi đất nước hoàn toàn thống nhất Ngài chủ yếu tu hành làm dịch giả và giảng sư cho những bộ kinh nổi tiếng.- như Bộ Kinh Đại Thừa Liễu nghĩa duy thức Học. K. Diệu Pháp Liên Hoa, K. Kim Cang Bát Nhã, K A Di Đà, K Như Lai Viên Giáo
dục tăng ni thành hội phật giáo.

sau giai đoạn năm 1981 trưởng lão hòa thượng Thích tư thông được giáo hội bổ nhiệm làm hiệu trưởng trường cơ bản phật học thành phố Hồ Chí Minh tại chùa Vĩnh Nghiêm.

khoảng 10 năm sau đó Trưởng lão hòa thượng Thích Từ Thông về ngôi chùa Thiên Minh tọa lạc tại số 614 đường Đỗ Xuân Hợp phường Phước Bình .Thành phố Thủ Đức.- thành phố Hồ Chí Minh để làm hiệu trưởng trường Trung cấp Phật học thành phố Hồ Chí Minh .

nhằm chuyên môn hóa giáo dục trưởng lão hòa thượng Thích Từ Thông cùng thành hội phật giáo thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 9 năm 2005 đã triển khai lễ khởi công động thổ xây dựng trường trung cấp vật học mới tại địa chỉ số 1 đường số 8 phường Phước Bình Thành phố Thủ Đức. thành phố Hồ Chí Minh với tổng diện tích hơn 2000 m Vuông bao gồm hai tầng tầng một dùng làm văn phòng
tầng hai được chia làm đôi một nửa làm giảng đường cho lớp trung cấp và một nửa làm giảng đường cho lớp cao đẳng trưởng lão hòa thượng Thích Từ Thông đã gắn bó với trường Trung cấp Phật học thành phố Hồ Chí Minh từ khi khai sáng đến nay đã hơn 32 năm .

Trưởng lão hòa thượng là một vị giảng sư Uyên thâm thông tạng giáo kinh điển Luật Luận ngài tỏa bóng mát to lớn cho toàn thể Chư Tôn Đức và tăng ni sinh trường Trung cấp Phật học được nương tựa vào kiến thức Phật pháp uyên bác của ngài .

đến năm 2023 này trưởng lão hòa thượng Thích Từ Thông đã được 96 năm tuổi đời và 77 năm tuổi đạo những năm cao niên mặc dù ngài về thất Tịnh dưỡng nhưng cứ 5:00 sáng mỗi ngày trưởng lão hòa thượng Thích tư thông vẫn đều đặng Đăng tòa thuyết giảng
cho Chư tăng ni phật tử các giới qua hình thức trực tuyến ngày mùng 01 mỗi tháng -

năm 2022 trường Trung cấp Phật học thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức lễ Khánh Tuế cho trưởng lão hòa thượng Đây là buổi lễ
nhằm tri ân công ơn to lớn của Trưởng lão hòa thượng thượng Thích Từ Thông đối với sự phát triển của nhà trường cũng như Phật giáo nói chung câu trúc cho trưởng lão hòa thượng sẽ luôn mạnh khỏe và sống Trường Thọ ngài sẽ luôn là tấm gương sáng cho hàng vạn chúng tăng ni phật tử hậu Thế noi theo những bài giảng hay nhất của Trưởng lão hòa thượng Thích Từ Thông một số bài giảng hay nhất của Trưởng lão hòa thượng Thích Từ Thông các độc giả có thể tìm kiếm dễ dàng Trên trang YouTube hoặc một số phương tiện truyền thông khác các bài giảng đó có thể kể đến như sau muốn cúng dường mười Phương đừng lơi cảnh giác ngũ căn mê tín tràn
lan đường lối Phật có lạc hậu không đạo đế không nghe uổng một đời người học tu thiền đúng lời Phật.

Phật có chịu cầu nguyện hiểu sai về linh hồn những câu nói ý nghĩa nhất của Trưởng lão hòa thượng Thích tư thông hàng phục tâm không chấp ta hàng phục đã chụ tâm không nghĩ là ta có cách trụ tâm tốt diệt độ chúng sinh không chấp ta giúp họ sinh hoạt ngang rộng cùng khắp Không chấp không gian chứa đựng bao nhiêu trưởng thành nhỏ lớn không chấp thời gian dưỡng nuôi Dù nói chân lý
không chấp ta đã nói gì hành các Hạnh lành không chấp có phước đức dù đã giải thoát Không chấp ta Đắc Niết bản dù Nói Vạn Pháp không chấp pháp một Dù nói các pháp đều là Phật pháp Nhưng không chấp Phật Pháp là Pháp có thật dù gọi quả a nậu đa La tam miệu tam bồ đề nhưng không chấp Đó là một cảnh một nơi nào muốn có cơ hội thấy được như lai thời Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng nh Nhược kiến chư tướng Phi tướng tức kiến Như Lai vì Như Lai là bản thể như như chân thật của hiện tượng Vạn Pháp hay nói cách khác Như Lai là Pháp Thân Phật là tự tánh thanh tịnh bản nhiên của Vạn pháp .

nội dung video trên kênh tôn giáo tín ngưỡng đến đây xin phép được khép lại

nguồn: Tôn Giáo Tín Ngưỡng

---------------------------------

Bài VQ góp nhặc:

Tiểu sử HT. Thích Từ Thông:

Chín chục năm rồi há ít sao?
Có gì để chỉ thực là ta?
Bèo mây vô định đâu là xứ...?
Thế sự phù hư rõ thật hay!
(mùng 1 tết Bính Thân)
HT. TTT

HT Thích Từ Thông sanh ngày 1 tháng 3 năm đinh mão 1927, là người gốc ở Tỉnh Trà Vinh, miền Tây Nam Bộ. Năm nay ngài được gần 100 tuổi và sức khoẻ vẫn khang kiện minh mẫn.

Theo lời kể của ngài, thì ngài đã phát tâm đi tu từ thưở nhỏ. Đến khoảng năm 17 tuổi ngài về Saigon và theo học các trường Phật học. Lúc đó Đại Lão HT . Thích Trí Tịnh là Giáo Thọ Sư và là gương sáng cho ngài, trong bước đường hành đạo.

Đến khi ở Miền nam, mở được trường Trung Cấp Phật học, thì ngài được Giáo hội PG mời làm Trưởng Ban giáo Dục Tăng ni, kiêm Hiệu trưởng trường Trung Cấp Phật học tại chùa Vĩnh Nghiêm, đường Nam Kỳ khởi Nghĩa, Q 3. TP. HCM. Sau đó trường được di dời về ĐC: Số 01, Đường 08, Đ Đỗ Xuân hợp, P. Phước Bình, Quận 9, TP. HCM . Hiện nay ngài vẫn tại vị và đã hơn 27 năm dài làm Phật sự này.

Tuổi càng ngày càng lớn, do sức khoẻ giảm súc, HT thường chỉ đạo công việc nhà trường từ xa và về ngụ tại Liễu Liễu Đường. - Địa chỉ : đồi Tà Dương, xã Phú Sơn, huyện Lâm Hà , tỉnh Lâm Đồng.

Trong suốt cuộc đời tu, HT chỉ chuyên nghiêng cứu, giảng dạy, và luận giải kinh luận.

Các tác phẩm Phật học của HT như: Chứng đạo ca trực chỉ đề cương, Thủ Lăng Nghiêm kinh trực chỉ đề cương, Như Lai Viên giác kinh trực chỉ đề cương, Kim Cang Bát nhã kinh trực chỉ đề cương, Duy thức trực chỉ đề cương, Kinh A di Đà luận giải, Pháp hoa kinh thâm nghĩa đề cương v.v... trong đó bộ Đại Bát Niết Bàn kinh trực chỉ đề cương là qui mô nhất.

Ngoài trứ tác kinh luận. HT cũng giảng dạy bằng cách ghi âm (Mp3) và truyền tải trên mạng Internet, như các địa chỉ ghpgvn-haitrieuam.org, LIELIEUDUONG.ORG. v.v...về các bài kinh trên, ngoài ra còn dạy về pháp tham thiền v.v...

Ngoài Pháp hiệu là Thích Từ Thông, HT còn truyền dạy pháp thiền Như Huyễn Tam Ma Đề, và ngài cũng có Đạo hiệu là Như Huyễn Thiền Sư.

Phần lớn tác phẩm Phật học của HT được làm giáo án để giảng dạy trong các trường Cao Trung cấp Phật học

Ngài chủ yếu tu hành làm dịch giả và giảng sư cho những bộ kinh nổi tiếng.- như Bộ Kinh Đại Thừa Liễu nghĩa duy thức Học. K. Diệu Pháp Liên Hoa, K. Kim Cang Bát Nhã, K A Di Đà, K Như Lai Viên Giác Diệu Tâm, K. Thủ Lăng Nghiêm, Bộ kinh lớn ngài giảng sau cùng tại trường Cơ Bản Phật Học Chùa Thiên Minh. Q 9 TP.HCM là K. Đại Bát Niết Bàn.

Hiện HT đang tại thế, nên để tìm thông tin về ngài rất khó có. May mắn cho viên quang là có được duyên theo học trực tiếp, làm môn sinh của HT (khoảng năm 1994), tại Thiền viện Quảng Đức, Q3 TP.HCM, với bộ kinh Như Lai Viên giác (còn các bộ kinh khác, chỉ được học qua băng giảng).

Vì đây chỉ là ghi lại những gì đã nghe và nhớ, nên có thể thông tin không được chính xác, kính mong Quý Thiện Tri thức bổ sung thêm (vì sau đó chúng ta sẽ triển khai và tìm hiểu bộ kinh Bát Niết Bàn qua lời giảng của HT. Thích Từ Thông - Viên Quang trùng tuyên -).
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,293
Điểm tương tác
923
Điểm
113
Mô Phật
trừng hải xin cung kính lắng nghe


Nam-mô Bổn Sư Thích Ca Mâu-ni Phật
Cầu cho chúng sanh thường an lạc, đắc giải thoát, đáo Niết bàn


trừng hải
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,007
Điểm tương tác
972
Điểm
113
Bài 4. - Nghĩa thật của Như Lai và Niết Bàn.

Phẩm Tựa. Kinh văn:

Bấy giờ nhằm ngày rằm tháng hai, Đức Phật phổ cáo trước Đại chúng rằng: Như Lai Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác là chỗ nương tựa an ổn cho chúng sanh. Như Lai có lòng từ lớn, xem tất cả chúng sanh như La Hầu La. Hôm nay, Như Lai sắp nhập Đại Niết bàn, trong Đại chúng còn có điều gì nghi ngờ chưa rõ thì nên thưa hỏi. Đây là khoảng thời gian còn lại cuối cùng, giờ phút nhập Đại Niết bàn của Như Lai không còn lâu.

Lời tuyên bố của Đức Phật đã loan truyền nhanh chóng khắp cả trời người. Do sức thần, ánh sáng của Phật soi chiếu khắp các cõi lục phàm, tứ thánh. Tất cả thế giới chư Phật trong mười phương đều được tiếp xúc với ánh sáng và chứng biết là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sắp nhập Đại Niết Bàn. Tất cả có cùng một tâm trạng bàng hoàng, xúc động, tiếc thương.

Thế gian trống rỗng !
Thế gian trống rỗng !
Mặt trời sắp tắt !
Thế gian không còn ánh sáng !

(hết trích)

Giải thích:

A * Thân Như Lai không là thân 5 uẩn, 6 nhập, 18 Giới.

Thế nào là Ngũ Ấm ? Thế nào là Ngũ Uẩn ? Thế nào là 6 Nhập ? Thế nào là 18 Giới ?

+ Ngũ Ấm: Là sắc, Thọ, tưởng, hành, thức .- hợp lại thành con người gọi nó là thân Ngũ Ấm. cũng gọi là ngũ uẩn khi mà cái thân mà cũng sắc Thọ tưởng hành thức hợp lại mà nó còn đầy nhảy phiền não vô minh chưa có giác ngộ được chân lý gì hết .

+ Thân Như Lai không là thân 5 uẩn.

Là khi dùng nhục nhãn nhìn thấy ứng hóa thân phương tiện của Như Lai rồi cho rằng Như Lai vẫn là thân hòa hợp do Ngũ Ấm . (cái này những vị mà mới học là không có thuộc là khó lắm cho nên cái này là có khi tôi nói tôi cần phải nhắc lại để cho có khi nào những người phật tử mới nghe. nghe trong băng á người ta đâu có biết).Thế thì thân đó gọi là thân Ngũ Ấm.

- nhưng mà cũng sắc Thọ tưởng hành thức hợp lại nhưng mà trong đó nó có cái sự giác ngộ rồi mà còn cái thân đó vẫn còn hiện hữu còn vẫn còn sử dụng được thế thì ta gọi ra là ngũ uẩn .- Lúc đó ta dùng chữ Ngũ Uẩn .

- chữ ấm có nghĩa là còn che đậy bị phiền não vô Minh nó Che đậy nó làm cho mình không có sáng suốt Nó làm mình con người mà sự thật là mình không phải là mình nữa mà bị các cái thứ vô minh đó nó dẫn dắt mình nó đưa đẩy Mình sống bằng là tham là sân là Si là mạn là nghi V.v...đều là tùy nghi là Vô Minh nó sai xử thế thì lúc đó gọi là ngủ ấm.

Nhưng mà từ lúc người ta thấy được cái tính chất là vô thường, khổ, vô ngã và bất tịnh của Vạn Pháp rồi. người ta thấy được cái tính chất là "ngã không" một phần nào của ngã không của Pháp không .- do vậy mà cái vô minh đó coi như nó tan nó tan biến lần lần rồi mà cái thân người ta vẫn còn. như vậy giờ thì gọi là xuất Ly Tam Giới ra khỏi dục sắc và vô sắc rồi. nhưng mà thân người ta vẫn còn thế thì cái thân đó kể từ thân đó gọi ra là thân "Ngũ Uẩn" chữ uẩn có nghĩa là nó tích tụ nó nhóm hợp mà nó không còn bị vô minh ngăn che.- cho nên là thân của người giác ngộ gọi là thân Ngũ Uẩn. còn thân Phàm phu á còn nhiều vô minh hì gọi là Ngũ Ấm

+ còn như là cái thân mà gọi là lục nhập .- là lục căn : nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý .


+ Vì sao gọi nó là lục nhập ? là tại vì là :

- nhãn á Nó có cái công dụng thâu hút về sắc. chữ nhập có nghĩa là nó đi vào.- cái tánh thấy của con mắt á của nhãn căn nó đi vào sắc Trần. cho nó sanh ra đam mê thành ra là sắc nó thành ra Trần. cái sắc nó đi vào con mắt con mắt nó đi vào cái sắc sanh ra một cái đam mê dục vọng thành ra sắc ta gọi là sắc Trần.- đó là gọi là "nhãn nhập"

- Cái lỗ tay cái nhĩ căn này nè cái tánh nghe của nó nhĩ thức á nó đi vào Nó tiếp thu nó hấp dẫn cái âm thanh cái âm thanh nó lôi cuốn cái lỗ tai. cái nhĩ thức nhĩ thức nó đi vào Thanh Trần do vậy mà ta gọi đó là nhập. - là nó đi vào nhau .Thanh Trần đi vào nhĩ thức nhĩ thức đi vào tiếp giáp với Thanh Trần sanh ra sanh ra Thanh Trần .

- rồi tỷ thức nó đi vào Hương Trần rồi Hương Trần nó đi vào tỷ thức nó hấp nó hấp thụ nhau hấp dẫn nhau.

- rồi thiệt thức nó đi vào vị Trần Vị trần nó đi vào nó hấp hấp dẫn nó đi vào cái thiệt thức cho nên có những người người ta đam mê vì
ăn người nó nặng vì ăn ta đam mê vì ăn lắm không có ăn chịu không được hay là có người uống rượu nặng là cái rượu là một thứ vị Trần .-mà còn cái thiệt thức là nó tương quan với cái chỗ mà là để nếm cái thưởng thức cái vị cay vị nồng hai cái nó hấp dẫn như Thế thì cái vị nó thành là vị Trần .

+ chữ "nhập" là vậy đó .- sắc, Thanh, Hương, vị, xúc, pháp .- nó đi vào nó hấp dẫn giữa nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý .- cho nên gọi là lục nhập .

* Người ta tưởng Như Lai là cái thân bằng cái thân lục nhập chứ kỳ thật là cái thân như lai không còn là cái thân lục nhập nữa .

Thí dụ như thân Phàm phu chúng ta là còn là cái thân lục nhập đó Nhãn là nhất định là nó phải hấp dẫn sắc nhĩ là nhất định nó hấp dẫn với Thanh tỷ hấp dẫn Hương thiệt hấp dẫn với vị thân hấp dẫn với súc và nó hấp dẫn với pháp trần cho nên thân Phàm phu thì gọi là thân lục nhập là đúng .-

Nhưng mà nói như lai là do thân ngũ uẩn không đúng, Ngũ Ấm không đúng đó, thân Như Lai là thân lục nhập không đúng, thân như lai không có bị nhập căn và trần.- nó tách rời nó là nó . căn là căn mà Trần là Trần .- Như Lai làm chủ không có bị cái sức hấp dẫn nó nó thâu hút cho nên thân như lai không phải là thân ngũ ấm không phải là thân lục nhập, không là cái thân Thập Bát Giới .

+ Thập Bát Giới (tập hợp của căn + trần + Thức ) là Hằng ngày chúng ta sống trong cõi đời này hiện hữu tồn tại là do thập bát giới nó nó tương quan nhau căn là một Trần là hai thức là ba .- ba cái nó giống như là cái chân của một cái đảnh ba chân vậy nè không thể tách rời ra được luôn luôn là Phàm phu là sống giữa lục căn nó tương quan với Lục Trần và từ căn Trần đó nó sanh ra sáu cái nhận thức của nhãn thức nhĩ thức tỷ thức thiệt thức thân thức ý thức.

Nếu mà rời cái sự phân biệt của căn trần thức ra, là người phàm phu Họ làm như không sống được . - nhưng mà sự thật Không phải vậy không phải là bỏ tách căn Trần Thức ra mà chận đứng nó lại rồi người ta không còn sống được không phải vậy mà phàm phu là vậy cho nên có người ở một mình không nổi là tại vì không có đối tượng để nói không có tivi sống không nổi. Tôi thấy có người sống thấy tức nha tôi nói nghe là họ đang làm này kia nọ vậy đó mà cái tivi Họ mở suốt hình ảnh tivi la lối um sùm tôi có lần đó tôi nói hồi đó tôi ở trong Sài Gòn ở Bình Thạnh à tôi lâu lâu tôi đi làm răng mà tôi nói cái ông đó ổng Mê Nhạc cái gì lổ tai nghe cái loại nhạc đầu công đó rồi ổ là suốt cái nhà ổ là không bao giờ trừ ông ngủ sao tôi không biết chớ thức là ổng Mở nhà mà mình nghe thiệt là nó muốn chết vậy đó chịu không nổi mà nghĩa là nằm đó mà chịu trận với ổng vậy.

kỳ lạ cái ông đó nha, rồi tôi có quen với một vài bà nữa nghe là bà đang nấu bếp bà đang nấu cơm này kia vậy mà tivi mở xống về nói quan quan quan quan vậy mà bà coi mình không Tức bả không coi nghĩa là hoặc là coi liếc qua liếc lại đó vậy đó mà cũng để suốt ngày không có chịu nổi nha. để nó kỳ vậy đó.

do vậy cho nên người ta tưởng đâu là căn Trần thức là luôn luôn là nó phải hoạt động nhau vậy ra mới sống được . mà thật sự có người vậy không có cái đó hình như không chịu chứ còn như cái người mà ta tu á ta đi sâu vào trong người ta tự tạo cái vui cho người ta đó là ta không cần có cái căn nó Nó tiếp xúc với Trần rồi nó có cái sự phân biệt của thức ta mới có cái niềm vui đâu không có mà ta vui ở trong cái chánh niệm của người ta vui sâu ở trong cái thiền định của người ta.

cho nên là coi như là căn Trần thức người ta Bỏ hẳn ta không cần xài đó là một sự thật mà các vị học kinh Duy Ma Cật rồi các vị Nhớ coi là ông Duy Ma Cật Ông dạy cho các vị thiên nữ đó về tự mình tạo ra một cái pháp vui cho mình không cần cái vui của ngũ dục.

Đó là một sự thật . cho nên là tôi mà tôi Đi tới nhà ai mà tôi tới mà còn mở tv quan quan mà tiếp tôi đó là không lại lần thứ hai bao giờ. chơi với mấy người chơi cái gì nói chuyện mà để tivi như vậy để âm nhạc Như vậy , là coi cái lời nói chuyện của tôi không có giá trị gì hết mà mấy người mê Cái đó thì tôi không mê nổi . cho nên cái nhà của mấy người là không bao giờ mời tôi được tôi có chết đi nữa là là không có mặt của mấy người cũng được cô đơn chứ mà sống vậy tôi sống không được không chơi nổi. ngồi ngang cái đó là cái chướng khí của mình chứ không Phải hay ho gì. Ờ nhưng mà cái đó là gì học phật rồi Phật kinh Phật Đào tạo cho tôi có một cái nguồn tự vui, mà tôi tự làm ra chứ không phải cái vui bên ngoài.

tôi nói cái này là nó hơi lạc lỏng lắm nhưng mà những vị nào mà có đi sâu hoặc là lớn tuổi hoặc là chán chê cõi đời đã từng nhảy tòn ten nhỏng nhảnh ở trên các bar rồi Ờ đã từng bị phụ bạc rồi đã từng bị hất hủi rồi bây giờ các vị nghe cái của tôi nói là có lý à Còn như tuổi nhỏ nghe cái đó đó Trời ơi cái ông già này ổng sắp chết rồi ổng nói chuyện gì đâu nghe không nổi .
(trích bài giảng K. Niết Bàn. TTT).

Kính các Bạn. Thật Nghĩa:

Con Đường Phật Tâm Tông Phần 3 Nh_lai10


Sắc thân có đi đứng nằm ngồi, có nghỉ ngơi, ăn uống, đó là thân "tạp thực". Đó là "ảo hóa không thân".

Thấy thân ảo hóa, thấy thân tạp thực không thể gọi là thấy được NHƯ LAI.

Phật dạy:

Nhược dĩ sắc kiến ngã
Dĩ âm thanh cầu ngã
Thị nhơn hành tà đạo
Bất năng kiến Như Lai

Nhìn thân sắc tướng cho là thấy Như Lai
Nghe âm thanh cho là biết Như Lai
Đó là người tà đạo
Họ không thể thấy Như Lai đích thực
(Kinh Kim Cang)

Muốn thấy Như Lai, hiểu Như Lai phải thấy, hiểu qua PHÁP THÂN thường trụ.

* Như Lai: không phải là thân 5 Ấm, 6 Nhập, 18 Giới.

* Như Lai: là Pháp Thân Thường trụ Vô Sanh Bất Diệt.
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,007
Điểm tương tác
972
Điểm
113
Bài 5. - Nghĩa thật của Niết Bàn.
Kinh văn- phẩm Tựa

Bấy giờ từ diện Phật phát ra ánh sáng (hào quang theo nghĩa quen gọi). Giây phút ánh sáng lại thu vào miệng Phật. Nhiều người cùng cho đó là điềm Như Lai Thế Tôn sắp nhập Niết bàn, tiếng sùi sụt, tiếng than khóc thì thào: Khổ thay ! Đau thương thay ! Sao đức Thế Tôn rời bỏ bốn tâm vô lượng, không nhận sự cúng dường của trời người ! Ôi ! Mặt trời tuệ từ đây tắt mất. Thuyền chánh pháp nay lại sắp chìm. Thế gian trống rỗng ! Khổ thay ! Khổ thay !
(hết trích)

Giải thích:
B * Niết Bàn không phải là "Chết".
TRỰC CHỈ

* NHƯ LAI ĐẠI NIẾT BÀN, một sự kiện tối quan trọng về mặt tư tưởng và giáo lý của đạo Phật.

PHẬT THÍCH CA MÂU NI nhập ĐẠI NIẾT BÀN, không ai được hiểu ý nghĩa đó một cách đơn giản giống như là: "Đức Phật Thích Ca chết".

Cái từ NHƯ LAI ở vào thời điểm sắp nhập Đại Niết Bàn này, không được hiểu qua hình tướng một ông Phật có đi, đứng, nằm, ngồi, nói, nín, động, tĩnh như mọi người bình thường nghĩ, mà phải hiểu là: NHƯ LAI PHÁP THÂN. Kinh Kim Cang Bát Nhã định nghĩa: "Như Lai giả, vô sở tùng lai, diệc vô sở khứ", NHƯ LAI là bản thể CHÂN NHƯ của vạn pháp, NHƯ LAI hiện hữu không có mối khởi đầu, không có điểm chấm dứt.

Kinh gọi là PHÁP THÂN TỲ LÔ GIÁ NA PHẬT, đó là: "Phật pháp thân, biến nhất thiết xứ".

* ĐẠI BÁT NIẾT BÀN, Trung hoa dịch: ĐẠI NHẬP DIỆT TỨC. "Diệt" là dứt sạch hết vô minh trong cửu giới. "Tức" là viễn ly vọng tưởng điên đảo của lục đạo tứ sanh. ĐẠI NHẬP DIỆT TỨC có nghĩa là: Đi vào cảnh giới "tịch diệt" vĩnh hằng vĩ đại. Nói cách khác, trở về cảnh giới "đại tịch diệt", "cứu cánh thanh tịnh".

Hiện tượng bong bóng, bọt hòa tan về bản thể nước của nó, không ai nói bong bóng, bọt đã mất. NHƯ LAI đi vào cảnh giới "đại tịch diệt CHƠN NHƯ", thì cũng không ai được hiểu rằng "Đức NHƯ LAI đã chết".

Phàm phu mà tu tập, năng quán chiếu, tư duy chánh pháp cũng nhập được Niết bàn nhưng chỉ có vài phút giây ngắn ngủi.

Đại A La Hán, thường được nhập Niết bàn ngay trong bình nhật cuộc sống.

Đại Bồ tát và Phật thì luôn luôn an trú trong Niết bàn.

ĐẠI BÁT NIẾT BÀN, dành riêng cho NHƯ LAI THẾ TÔN đề cập khi chấm dứt cuộc hành trình hóa độ chúng sanh.

"Tỳ Gia thành lý bất tằng sanh
Ta La thọ gian bất tằng diệt..."

* Một sai lầm lớn lao có dụng ý. Đọc phẩm TỰA kinh ĐẠI BÁT NIẾT BÀN, ta thấy mười đoàn thể gồm hết "tứ thánh" và "lục phàm".

Đoàn thể nào đến viếng thăm cũng áo não, khóc than, buồn khổ. Dâng cúng thức ăn, món uống đến Như Lai cũng với vẻ buồn khổ, áo não, khóc than. Họ tưởng chừng sự kiện nhập Đại Niết bàn của Như Lai, giống hoàn cảnh và tâm trạng của phàm phu: Một lần ra đi là một lần vĩnh viễn chia ly....vậy.

Sự sai lầm đó, là lý do đức Phật không thọ nhận tài vật, thực phẩm cúng dường.

Sự sai lầm đó, khiến ta cắt nghĩa không khó khăn: Rằng tại sao mười đoàn thể khó nhọc, xa xôi mang quà, chở phẩm vật đến cúng dâng Phật mà Phật không thọ nhận của ai hết, chỉ vì "CHƯA PHẢI THỜI".

"CHƯA PHẢI THỜI" cũng có nghĩa: đại chúng chưa hiểu NHƯ LAI. Chưa hiểu Như Lai nên Như Lai chưa hứa nhận.

Như Lai nhập Niết bàn, nào phải Như Lai chết chóc gì đâu !

"Ta La thọ gian bất tằng diệt..."

Từ vô số kiếp đến nay, thực sự Như Lai không có đói khát, Như Lai chẳng có uống ăn.

"Tỳ Gia thành lý bất tằng sanh !"

Sự kiện Thích Ca Mâu Ni nhập Niết bàn là sự kiện tương quan đến mười phương thế giới. Nói cách khác: Sự kiện mười phương thế giới tương quan trách nhiệm chung. Số đại biểu các phái đoàn đông vô lượng, vô số bất khả thuyết hằng sa vi trần thế giới...không phải riêng người của nước Ấn độ, của thành Tỳ Gia Ly thời xưa.
(hết trích)

Kính các Bạn.

niết bàn 3.png


* Sự kiện nhập Niết Bàn của Như Lai không nên hiểu là Như Lai "Chết".

* Niết Bàn là cảnh giới Vô Sanh, Vô Khứ Lai.

* Đây là Đệ Tam Pháp Ấn: NIẾT BÀN TỊCH DIỆT VÔ SANH.
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,007
Điểm tương tác
972
Điểm
113
Bài 6.- Vọng Niệm thành Sanh Diệt.

Phẩm Thuần Đà. Kinh văn:

Dù nhận thức chân lý (Vô Sanh) nhưng Thuần Đà và Đại chúng vẫn buồn thảm khóc than....

Đức Thế Tôn dạy: Thuần Đà ! Ông chớ nên khóc than buồn thảm mà chi ! Ông nên quán sát: Thân này như cây chuối, như bọt nước, như huyển hóa, như ánh nắng, như thành Càn thát bà, như tia chớp, như đồ gốm chưa hầm, như hình vẽ trên nước....phải quán sát các hành pháp như ăn lẫn chất độc...

Đức Phật nói bài kệ:

Các hành pháp đều vô thường
Vì là pháp có sinh diệt
Hãy diệt ý niệm sinh diệt
Cái vui tịch diệt hiện tiền

(hết trích)

* Thế nào là "Diệt Ý Niệm Sanh Diệt" ?

- Khi (Ý) Căn tiếp xúc Trần cảnh.- Thì khởi sanh một Niệm.- Niệm đó chỉ lưu tồn trong một sát na rồi lưu vào A Lại Da rồi diệt. Nhưng Ý Căn lại tiếp sanh Niệm khác. Niệm Niệm tương tục...Ý Niệm xâu thành chuổi Niệm tương tục.- Đó là Ý Niệm.

Thắng Pháp Tập Yếu Luận, nói về Ý Niệm.- Gọi là "Tâm Sát Na". như sau:


TÂM SÁT NA - LỘ TRÌNH CỦA TÂM
Tâm trạng thụ động của tâm, khi được trôi chảy không bị một kích thích nào, được gọi là Bhavanga hay hữu phần.

Các tâm khởi lên trên mặt Bhavanga rồi chìm xuống vào Bhavanga. Thông thường, chúng ta không thể giữ mãi một tâm, không cho chìm xuống Bhavanga.

Một tâm có thể sánh như một làn sóng nổi lên trên mặt biển, tồn tại trong một thời gian rồi chìm xuống để làm nổi dậy một làn sóng khác rồi đến một làn sóng khác. Cũng như vậy, một tâm khởi lên trên mặt Bahavanga, được nhận thức rồi tâm ấy chìm xuống để làm khởi dậy một tâm khác và một tâm khác nữa.

Như vậy một tâm có ba giai đoạn: 1) Uppàda (2) (Sanh) Thiti (trú) và Bhanga (diệt).

Ðời sống của một tâm, từ khi khởi cho đến khi chìm xuống gọi là Cittakhana (Tâm sát-na).

(hết trích)

* Chính Cái Ý Niệm, mà Nam Luận gọi là "Tâm Sát Na". Bắc Tông gọi là "Vọng Niệm" này đã che lấp Tánh Tịnh Niết Bàn. (Cần phải Diệt Độ.- Tức là đưa vào Xã Niệm Thiền).

* Chúng sanh chấp "Vọng Niệm" tương tục như Bộc Lưu này làm Tự Ngã nên có Sanh Tử Luân Hồi.

Như bài kệ nói rỏ:

Vọng niệm thành sanh diệt,
chơn như bất biến thiên,
tổng trì nan tư nghì,
vô trụ đối không tuyên.

Con Đường Phật Tâm Tông Phần 3 Vung10
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,007
Điểm tương tác
972
Điểm
113
Bài 7.- Thoát khỏi Bộc Lưu sanh tử.(Đáo Niết Bàn)

Bộc lưu: Bộc, âm Hán Việt nghĩa là thác nước. Lưu, nghĩa là dòng nước chảy. Bộc lưu có nghĩa chung là thác nước chảy xiết.

Kinh “Bộc Lưu” được ghi lại trong Tương Ưng Bộ I, Chương Chư Thiên, Phẩm Cây Lau. Bài kinh này chỉ cho dòng thác đang chảy xiết mà Đức Thế Tôn dụ cho sự chấp trước, sự chìm đắm mê muội trong ngũ dục, cả với dòng tâm thức trôi chảy sanh diệt quay cuồng trong quá khứ, hiện tại và tương lai không ngừng nghỉ của chúng sanh và cách thoát ra khỏi chúng.

Kinh Văn:


“Như vầy tôi nghe;

Một thời Thế Tôn ở Sàvatthi (Xá-Vệ), Jetavana (Thắng Lâm), tại vườn ông Anàthapindika (Cấp Cô Độc). Rồi một vị Thiên, khi đêm đã gần tàn, với nhan sắc thù thắng chói sáng toàn vùng Jetavana, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên. Đứng một bên, vị Thiên ấy bạch Thế Tôn:

-Thưa Tôn giả, làm sao Ngài vượt khỏi bộc lưu?

-Này Hiền giả, không dừng lại, không bước tới, Ta vượt khỏi bộc lưu.

-Thưa Tôn giả làm sao không đứng lại, không bước tới, Ngài vượt khỏi bộc lưu?

- Này Hiền giả, khi Ta đứng lại, thời Ta chìm xuống. Này Hiền giả, khi Ta bước tới, thời Ta trôi dạt; do vậy này Hiền giả, không dừng lại, không bước tới, Ta vượt khỏi bộc lưu.


Con Đường Phật Tâm Tông Phần 3 Thzec_10
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,007
Điểm tương tác
972
Điểm
113
Bài 8.- THIỀN.- "Đường" thoát khỏi Bộc Lưu .

Lời khai thị của Như Lai trả lời câu hỏi của vị Thiên tử “Làm sao vượt khỏi bộc lưu” là “không đứng lại, không bước tới, Ta thoát khỏi bộc lưu” thật ngắn gọn nhưng nó bao hàm cả một đời hay nhiều đời tu tập về Pháp Học và Pháp Hành cho những ai muốn thoát khỏi biển đời sinh tử trong nhà Phật.

Sau khi tìm hiểu nghĩa “bộc lưu” dụ cho những nguyên nhân khiến con người bị nhận chìm và trôi dạt đến một phương trời tăm tối si mê. Muốn thoát ra khỏi “bộc lưu” chúng ta phải có phương pháp tu tập. Trước hết phải gần gủi các bậc Chân Nhân học hỏi nơi các Ngài, để hiểu rõ bốn sự thật về khổ. Đó là Tứ Diệu Đế gồm Khổ đế, Tập đế, Diệt đế và Đạo đế. Nhờ học hỏi, chúng ta biết thêm rằng vạn pháp có mặt ở trên đời này do nhiều nhân nhiều duyên kết hợp mà thành. Khi duyên tan rả thì vật đó cũng tan rả biến mất để trở thành một dạng thể khác. Hiểu và tin rằng cuộc đời của con người được vận hành bởi Nghiệp quả thì chúng ta không dính mắc với những phiền muộn, đau khổ hay hạnh phúc do thế gian mang tới. Đấy là Pháp Học.

Còn Pháp Hành? Chúng ta phải tu tập thiền Định và thiền Huệ. Nhờ thiền Định mà tâm chúng ta bình ổn. Nhờ thiền Huệ mà tâm trí chúng ta sáng suốt không bị bộc lưu nhận chìm hay cuốn trôi vào vòng luân hồi sinh tử. Trong thời gian bốn mươi lăm năm giáo hóa, Đức Thế Tôn đã tùy theo căn cơ của chúng sanh mà truyền dạy rất nhiều phương pháp thoát khổ. Trong đó có pháp “Thu Thúc Lục Căn” thích hợp với nhiều người.

THU THÚC LỤC CĂN

Khi lục căn tiếp xúc với lục trần là khi mắt thấy sắc, tai nghe âm thanh, mũi ngửi mùi hương, lưỡi nếm vị, thân va chạm và ý suy nghĩ đưa đến cái biết. Cái biết do mắt tiếp xúc với sắc gọi là Nhãn thức, do tai tiếp xúc với âm thanh gọi là Nhĩ thức, do mũi ngửi thấy mùi hương gọi là Tỷ thức, do lưỡi tiếp xúc với gia vị ngọt, cay, đắng, mặn, bùi… gọi là Thiệt thức, thân va chạm với lạnh nóng, thô kệch hay mịn màng có cái biết gọi là Thân thức, Ý suy nghĩ gọi là Ý thức.

Do các căn tiếp xúc với các trần có Ý thức xen vào phân biệt khen chê tác động vào tâm cảm xúc khiến con người sinh ra thích hay không thích, thương hay không thương, ưa hay không ưa. Tâm sẽ chạy theo những gì nó thích và tìm cách bám lấy hay chiếm đoạt cho bằng được. Còn như đối tượng, nó không ưa thì nó lẫn tránh xua đuỗi. Nếu không tránh được, có khi tâm rơi vào trạng thái sân giận chán ghét. Từ đó tâm tham sân si được thành lập. Tham sân si chính là bộc lưu sẽ cuốn hút chúng sanh đến cảnh giới thích ứng và tạo nghiệp.

Thu thúc lục căn là tu tập bằng cách huấn luyện Ý thức yên lặng khi lục căn tiếp xúc với lục trần, hành giả giữ cái biết khách quan, “không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng”, tức biết cái đang là của đối tượng, tâm biết nhưng dửng dưng không bị đối tượng cuốn hút hay quyến rủ đưa đến nhung nhớ, suy nghĩ… Pháp tu này, có nghĩa là hành giả không bước tới, không ôm ấp nắm giữ tướng chung hay tướng riêng của đối tượng. Tâm chỉ có cái biết chân thật về đối tượng. Đối tượng như thế nào biết như thế nấy!

Pháp này cũng được xem là pháp “Như Thật”, thấy đối tượng như thế nào biết như thế đó hoặc pháp “Không Gọi Tên Đối Tượng” thấy đối tượng, biết nhưng không diễn nói, không gọi tên trong đầu, tức không nói thầm trong não, tâm hoàn toàn yên lặng. Đây là pháp thuộc thiền Huệ.

Thu thúc lục căn qua “Chánh niệm” nghĩa là lúc nào tâm cũng có mặt trong thực tại bây giờ và ở đây. Tâm không buông lung chạy theo vọng cảnh hay vọng tâm, không truy tìm bám víu quá khứ, cũng không mơ tưởng ước vọng tương lai. Ngay trong hiện tại không bị hòan cảnh lôi cuốn theo ngũ dục. Khi hành giả ở trong “Chánh niệm tỉnh giác”, có nghĩa là hành giả không dừng lại, không bước tới, hành giả an trú trong “bây giờ và ở đây”. Tâm hành giả không động không rung chuyển trước bất cứ trận cuồng phong nào của cuộc đời thổi tới như thành công hay thất bại, tán thán hay chê bai, sỉ nhục hay khen thưởng đau khổ hay hạnh phúc…. thì ngay khi đó hành giả đã vượt thoát bộc lưu.

( Bài viết của THÍCH NỮ HẰNG NHƯ)

Con Đường Phật Tâm Tông Phần 3 Thian312
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,007
Điểm tương tác
972
Điểm
113
Bài 9.- Tịch Diệt (NB) hiện tiền.

Các hành pháp đều vô thường
Vì là pháp có sinh diệt
Hãy diệt ý niệm sinh diệt
Cái vui tịch diệt hiện tiền


Kính các Bạn. Bài kệ K Niết Bàn ở trên.- Đức Phật đã dạy rỏ.- Diệt Ý niệm Vọng.- Chơn Như (NB) hiện.

Cũng ngộ ra lời dạy này. Ngài Trương Chuyết đã có bài kệ:


Quang minh tịch chiếu biến hà sa
Phàm thánh hàm linh cộng nhất gia,
Nhất niệm bất sanh toàn thể hiện
Lục căn tài động bị vân già
Đoạn trừ phiền não trùng tăng bệnh
Thú hướng chân như tổng thị tà
Tùy thuận chúng duyên vô quái ngại,
Niết bàn sanh tử đẳng không hoa.


Lời giải:

1+ Quang minh tịch chiếu biến hà sa: “Quang minh” là ánh sáng, sáng mà lặng, lặng mà soi, cái đó khắp hà sa, chỗ nào cũng soi khắp.- Đây là Thể và Tướng của Tâm Chơn Như, tức Niết Bàn Tánh Tịnh.

2+ Phàm thánh hàm linh cộng nhất gia: Người thánh kẻ phàm tất cả chúng sanh đều cùng một nhà (Chơn Như này). Nơi chúng ta dù thánh hay phàm ai cũng sẵn có tánh giác, sáng suốt mà yên lặng.

3+ Nhất niệm bất sanh toàn thể hiện.

Nếu nơi tâm không dấy một niệm (thoát khỏi Bộc Lưu) thì tánh giác thể hiện đầy đủ.

4+ Lục căn tài động bị vân già.

Sáu căn mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý vừa dấy động chạy theo cảnh thì mây bủa giăng bao phủ che mờ tánh giác rồi.

5+ Đoạn trừ phiền não trùng tăng bệnh.

Câu này nhiều người nghi lắm. Tại sao dứt trừ phiền não càng thêm bệnh? Nếu không dứt trừ phiền não thì chừng nào mình được an ổn, được thanh tịnh? Nhưng dứt là thêm bệnh mà để nguyên thì tu cái gì? Sự thật buồn thương, giận ghét, oán hờn…là hư ảo. Quý vị nghe ai nói trái ý, nổi nóng đùng đùng lên đang lúc đó nếu có người khèo một câu bèn thức tỉnh thì nóng giận lặng đâu mất. Quý vị chỉ coi nóng giận chạy đi đâu? Chạy vô tim phổi phải không? Khi nóng giận dấy lên thì thấy mạnh nhưng tới khi dừng thì tìm không ra, mất tăm mất dạng, vậy cơn nóng thật hay giả? Nóng giận, buồn thương…đều là bóng dáng không thật, làm sao dẹp bỏ? Nghĩ trừ nghĩ dẹp là sai lầm, vì dùng cách này cách nọ để trừ dẹp cái giả dối tức mình tưởng chúng là thật, nên nghĩ trừ dẹp là thêm bệnh. Nhưng không trừ dẹp thì để cho chúng tự do phát lên hay sao? Đó là chỗ trọng yếu. Phật dạy chúng ta tu bằng trí tuệ. Nóng giận, buồn phiền dấy khởi chỉ cần xét nhìn lại coi thật hay không. Nếu mình theo nó thì bị phá phách, nhìn lại tìm kiếm thì nó tự tan mất. Khi chúng ta nổi giận, lúc đó đừng tìm gì hết, thử ngồi lại xem cơn giận đó từ đâu ra? Tìm chừng mười lăm phút khỏi cần phải uống nước lạnh mất công, tìm một hồi tự nhiên hết giận. Có nhiều người giận quá chạy đi uống nước vuốt ngực hoặc là tìm cách này cách kia để dằn xuống…làm như vậy tưởng sẽ hết, mà có hết đâu. Uống nước vô rồi nhớ lại thì nổi giận đùng đùng nữa, chẳng lẽ uống chục lần nước cho bể bụng. Chỉ cần dùng trí nhìn đúng bản chất thật của cơn giận, hiểu được rồi tự nhiên hết, khỏi phải đè nén. Như vậy không cần trừ phiền não mà phiền não tự trừ, nếu cố dẹp cố đè, tức thấy vọng là thật thì thêm bệnh.

6+ Thú hướng chân như tổng thị tà.

Tại sao vậy? Chân như là tâm thanh tịnh, bất sanh bất diệt, đã sẵn nơi mình, chỉ cần sạch hết phiền não, không còn dấy động thì còn sờ sờ ở đó, nếu tìm đến tức chân như không phải của mình. Tỷ dụ cái nhà của tôi, tới là bước vô, khỏi cần tìm. Ngồi trong nhà thì không tìm nhà. Còn ngồi trong nhà mà tìm nhà tức người đó chưa biết nhà mình. Tâm thể chân như đã sẳn nơi mình, tràn trề bủa khắp mà mình quên, không nhận ra nếu phiền não vô minh sạch thì tự hiển hiện, khỏi tìm kiếm ở đâu. Cho nên người tu nếu đi kiếm chân như là tà, không phải là chánh. Rõ ràng có hai thứ bệnh, bệnh thấy phiền não thật và bệnh thấy chân như ngoài mình.

7+ Tùy thuận chúng duyên vô quái ngại.

Tâm Thiền.- Ví như tấm gương soi.- Ứng Vật hiện hình. Như chim nhạn bay qua mặt nước không lưu ảnh.- Vì không vướng mắc, lưu luyến nên không quái ngại.

8+ Niết bàn sanh tử đẳng không hoa:

Chúng ta thấy sanh tử là thật, là đau khổ nên mới cầu Niết bàn là an vui tịnh lạc. Tránh đau khổ tìm an vui gọi là tu. Bây giờ nói Niết bàn và sanh tử tức là đau khổ và an vui đều là hoa đốm trong hư không thì làm sao? Mục đích chung nhắm còn hay không? Thực sự người trụ am không có tên. Người trụ am không tên thì Niết bàn tên gì? Sanh tử tên gì? Đó là hai danh từ đối đãi để dựng lập, vì thấy sanh tử thật khiến sợ hãi nên thấy Niết bàn thật vui thích để mong tìm. Nhưng rõ ràng đến chỗ cứu cánh sanh tử không thật, Niết bàn cũng không thật, như hoa đốm ở hư không thì có gì mà dựng lập? Chỗ cứu cánh chỉ có một người là am chủ chứ không có sanh tử, không có Niết bàn.

Như vậy chúng ta thấy qua bài kệ này ngài Trương Chuyết đã nhìn rất thấu đáo và tận tường đối với con đường Phật Tâm Tông.
Con Đường Phật Tâm Tông Phần 3 Ng_lzo10

(Tóm lượt phẩm Thuần Đà ở đây ạ)
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,007
Điểm tương tác
972
Điểm
113
Bài 10.- Khai Quyền- Hiển Thật.- THƯỜNG, LẠC, NGÃ, TỊNH .

Phẩm Ai Thán.

Con Đường Phật Tâm Tông Phần 3 Nhu_la10


Trực chỉ:
Giá trị cao quý của người xuất gia là học chánh pháp, hành chánh pháp, sống theo chánh pháp. Tu học là nhiệm vụ chánh yếu của một Tỳ kheo, của người khất sĩ. Tiếc thương, khóc lóc, sầu khổ dành cho những người phàm phu.

Đường tu học phải luôn tiến bước. Học kinh điển Phật có hệ tư tưởng Tiểu thừa, có hệ tư tưởng Trung thừa và có hệ tư tưởng Đại thừa là đỉnh cao trong quá trình tu học chánh pháp.

Sở dĩ Bát bộ, nhơn thiên, quyền, tiểu khóc than sướt mướt, sợ Phật nhập Niết bàn, theo họ nghĩ: Niết bàn đồng nghĩa với "chết mất".

Đừng khờ khạo như nhà kinh doanh khờ khạo, vào kho trân bảo mà ra về chỉ có một con trâu đá xinh xắn trong tay. Học Đại thừa, tu hạnh Đại thừa mới có cơ hội nhận thức chân lý toàn diện.

Chừng nào chưa tu học Đại thừa thì không thể hiểu:

Phật thường trụ
Pháp thường trụ
Tăng thường trụ

Chừng nào chưa tu học Đại thừa thì không thể hiểu:

Pháp thân tỳ lô giá na thường trụ
Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa thường trụ
Niết Bàn tịch tịnh thường trụ

Học Đại thừa, sử dụng kiến giải Đại thừa. Người đạt đạo nhận rõ ba đức: PHÁP THÂN, BÁT NHÃ, GIẢI THOÁT của Như Lai không nghi ngờ, bỡ ngỡ hay lạ lùng. Như Lai là vậy đó.

PHÁP THÂN, không phải Như Lai nhưng không có Pháp thân, không có Như Lai.

NIẾT BÀN, không phải Như Lai nhưng không có Niết bàn, không có Như Lai.

BÁT NHÃ không phải Như Lai nhưng không có Bát nhã, không có Như Lai.

Như chữ Y ( ... ) ba điểm sai vị trí không còn là chữ Y được. Là đệ tử Phật phải tu học như thế.

* Xuất gia, theo học, học hiểu giáo lý Tứ đế, Thập nhị nhân duyên, tư duy quán chiếu chân lý: vô thường, khổ, vô ngã, bất tịnh là một thành công đáng kể. Phật thường khích lệ, ngợi khen hạng người nầy. Vì vậy, những người hậu học thường nghĩ tưởng rằng: "vô thường, vô ngã, khổ, bất tịnh" là "chân lý tuyệt đối", cứu kính của Phật.

Với nguồn giáo lý Đại thừa Đại Niết Bàn thì "vô thường, khổ, vô ngã, bất tịnh " chỉ là những viên sỏi đá mà nhóm người chơi thuyền vui xuân, hấp tấp vội vàng nhặt được ở đáy hồ mà tưởng là mình đã vớt mò được ngọc. Phải thật nhẹ nhàng và khéo léo người trí mới vớt được ngọc lưu ly thật.

Không tu học Đại thừa Đại Niết Bàn, không biết được THƯỜNG, LẠC, NGÃ, TỊNH là bốn thực đức, tùy duyên mà bất biến ấy.

Không tu học Đại thừa Đại Niết Bàn, không biết được:

THƯỜNG chính là PHẬT
NGÃ chính là NHƯ LAI
LẠC chính là NIẾT BÀN
TỊNH chính là BÁT NHÃ BA LA MẬT

* Ngoại đạo nói "ngã" (thần ngã) là nói cầu may, không biết thế nào "ngã", thế nào không "ngã". Như mối ăn gỗ, ngẫu nhiên thành nét chữ. Do duyên cớ đó, trước kia Như Lai nói "vô ngã"

Tu học Đại thừa Đại Niết Bàn:

"NGÃ tức NHƯ LAI PHÁP THÂN VẬY !"

Một thầy thuốc giỏi:

Cấm bệnh nhân uống thuốc sữa để trị lành bệnh cứu người.

Bắt bệnh nhân uống thuốc sữa, cũng để trị lành bệnh cứu người.

Như Lai Thế Tôn là vị Vô Thượng Y Vương đó.

Nói vô ngã để đem lại sự giải thoát giác ngộ cho mọi người.

Nói Ngã cũng đem lại sự giải thoát giác ngộ cứu cánh cho mọi người.

Rõ là ĐẤNG Y VƯƠNG VÔ THƯỢNG !
++++++++++++++

Phần Thảo Luận:
Ở Phẩm Ai Thán này. Đức Phật khai thị:

+ "vô thường, vô ngã, khổ, bất tịnh" là "chân lý Tục Đế - là Quyền Thừa"

+ THƯỜNG, LẠC, NGÃ, TỊNH là bốn thực đức, là "Chân Đế".

* Ngoại Đạo cũng có nói về: thường, lạc, ngã, tịnh.- Nhưng là mê lầm mà nói.- Chỉ là "vọng kiến" của Ý Thức.- Chúng có sanh, có diệt, có khứ, có lai v.v...

* THƯỜNG, LẠC, NGÃ, TỊNH là bốn thực đức, là "Chân Đế".- Mà Như Lai dạy.- Không nằm trên bình diện Ý Thức - Mà Ở trong Chơn Trí.- Đó là Chơn Như Vô Vi Bất Sanh Diệt- Vô Khứ Lai.

+++++++++++++++

PHẨM 4.- TRƯỜNG THỌ
PHẨM 5.- KIM CANG THÂN

Mời xem:

Phần 1: chỉ còn lưu trử ở diễn đàn mẹ quan âm. fo rumvi chấm com- chủ đề .- .Sống lâu (Vân hà đắc Trường Thọ)

Phần 2:

https://diendanphatphap.com/diendan/threads/kim-cang-bat-hoai-than-truong-tho-phan-2.38696/
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,007
Điểm tương tác
972
Điểm
113

Bài 11.- Tứ Y Pháp.

Phẩm Tứ Y. Kinh Văn:

các Tỳ kheo phải dựa trên pháp Tứ y mà tu học.

Một, Y pháp không Y người
Hai, Y nghĩa không Y lời
Ba, Y trí không y thức
Bốn, Y kinh liễu nghĩa, không Y kinh bất liễu nghĩa


* Y pháp không Y người là thế nào?

_ Y pháp tức là phải học hỏi về PHÁP TÁNH. Pháp tánh là tánh thanh tịnh bản nhiên của vạn pháp. Tánh thanh tịnh đó cũng chính là Phật tánh, là Như Lai. Vì vậy Như Lai là pháp THƯỜNG TRỤ. Pháp thường trụ chính là Phật tánh. Phật tánh tức Như Lai. Người y chỉ pháp tánh không bao giờ có ý niệm Như Lai vô thường, không bao giờ tuyên thuyết rằng Như Lai vô thường, biến đổi.

_ Không y người, tức là không y chỉ nương tựa với hàng Thanh văn, vì Thanh văn chưa rời khỏi ý niệm hữu vi. Thanh văn còn có ý niệm Như Lai vô thường, mà chân lý đích thực thì Như Lai thường trụ.

Này Ca Diếp ! Chỉ có Tỳ kheo phá giới, Tỳ kheo vì lợi dưỡng nói Như Lai vô thường biến đổi. Người có trí không nên y, không nương tựa với những người đó.

* Y nghĩa không Y lời là thế nào ?

_ NGHĨA tức GIÁC LIỄU. NGỮ tức NGÔN TỪ. Lời nói có thể ứng dụng đem lại hiệu quả đích thực gọi đó là Nghĩa. Lời nói không thể ứng dụng, hoặc ứng dụng đem lại hiệu quả nhỏ nhen, thậm chí không có hiệu quả gì gọi đó là Ngữ. Nếu Tỳ kheo tuyên thuyết Phật, Pháp, Tăng thường trụ không biến đổi thì nên y theo. Đó là người y Nghĩa.

_ Nếu có những kinh điển tà ngụy nhằm mục đích tham cầu lợi dưỡng, trau chuốt ngôn từ hoa mỹ, phục dịch cho bạch y, lập lờ đánh lận: Rằng đức Phật cho các Tỳ kheo được tích lũy sự nghiệp tiền tài, tự tiện khẳng định: Như Lai vô thường, Pháp, Tăng cũng vô thường biến đổi...Đó là "Ngữ ngôn" không có GIÁC LIỄU không nên y theo.

* Y trí không y thức là thế nào ?

_ Này Ca Diếp ! Nếu thầy Tỳ kheo hiểu rằng: Như Lai tức Phật tánh. Phật tánh tức Pháp thân thường trụ không biến đổi. Hiểu như vậy là TRÍ, đó là Chơn Trí nên y theo.

_ Nếu có hàng Thanh văn không biết công đức Như Lai, bằng nhục nhãn của mình nhìn thấy Ứng hóa thân phương tiện của Như Lai, rồi cho rằng thân Như Lai vẫn là thân hòa hợp bởi ngũ ấm, lục nhập, thập bát giới..Thân Như Lai cũng do sự ăn uống mà được sống còn. Hiểu biết như thế là hiểu biết bằng THỨC, sự hiểu biết của nhục nhãn phàm phu không nên y theo.

* Thế nào là Y kinh liễu nghĩa, không Y kinh bất liễu nghĩa ?

Này Ca Diếp ! Trí của hàng Thanh văn chỉ có thể tiếp thu kinh điển bán tự, giáo lý phương tiện của Như Lai. Đấy gọi là bất liễu nghĩa. Trí của hàng Đại Bồ tát tiếp nhận trọn vẹn những giáo lý thậm thâm vi diệu tối thượng Đại thừa. Đấy gọi là Liễu nghĩa.

_ Lại nữa, Thanh văn thừa là không liễu nghĩa.

_ Tối thượng Đại thừa là Liễu nghĩa.

_ Nói Như Lai vô thường biến đổi là không liễu nghĩa.

_ Nói Như Lai thường trụ không biến đổi là liễu nghĩa.

_ Học hiểu với lời dạy của hàng Thanh văn là không liễu nghĩa.

_ Học hiểu với lời dạy của Bồ tát là liễu nghĩa.

_ Nếu nói Như Lai nhập Niết bàn ở Ta La Song thọ, nhưng Như Lai thường trụ không biến đổi. Đấy là lời nói liễu nghĩa.

_ Nói Như Lai nhập Niết bàn như củi hết lửa tắt. Đấy là lời nói không liễu nghĩa.

_ Nói Như Lai nhập Niết bàn là hòa quang với Pháp tánh, hội nhập bản thể chân như, tùy thuận với Pháp thân. Những hiểu biết như vậy, lời nói như vậy, kinh điển như vậy đều thuộc hệ Liễu nghĩa thượng thừa nên y theo.

Này Ca Diếp ! Giáo pháp Như Lai dạy cho Thanh văn thừa là bán tự giáo. Ví như nhà nông mới cày xới trồng tỉa chưa có hoa trái. Vì vậy gọi là Bất liễu nghĩa. Phải nương tựa học pháp Đại thừa của Bồ tát là giáo pháp Liễu nghĩa cần phải nên "Y theo". Đó là chỗ nương tựa vững chắc.

Đấy là "bốn điều nên Y theo" phải tu học. (hết trích)

TRỰC CHỈ

Y có nghĩa là chỗ nương tựa. Dân nương chính phủ. Con nương cha mẹ. Phi công, thuyền trưởng nương la bàn. Tất cả ngành, nghề sinh hoạt trong cuộc sống đều phải có chỗ nương tựa, chỉ khác nhau ở đối tượng nương tựa mà thôi. Người đệ tử Phật cũng vậy. Đối tượng nương tựa của người đệ tử Phật là "Y". Là "Tam Quy Y". là "Tứ Y".

Tam Quy Y thông thường của mọi Phật tử quy y đó là cái lẽ "xin vào ngôi nhà Phật" và được mời vào nhà Phật vậy thôi. Có được uống nước trà, dự tiệc hay không còn là việc ở hồi sau.

Học phẩm Tứ Y, hành theo giáo lý phẩm Tứ Y mới là đích thực Phật tử, được thọ dụng hết những tiện nghi an lạc giải thoát trong ngôi nhà Phật ấy.

Người phát tâm đi vào con đường Phật nên chọn người mà tôn kính làm thầy cho mình. Vị thầy để cho người trí Quy y không cần hình thức bề ngoài, bất cứ dạng, dáng vẻ thế nào, mà chỉ nên quan sát , tìm hiểu CHỦNG TÁNH qua hành động, ngữ ngôn, qua sự sinh hoạt, giáo hóa của vị ấy.

Phẩm Tứ Y trong kinh Đại Bát Niết Bàn nầy, Phật nêu bốn hạng người có thể làm chỗ Quy y:

Hạng người thứ nhất. Có thể là Phàm phu tăng mà có ý chí xuất thế, có chủng tánh Đại thừa, người này làm chỗ Quy y được. Quy y với người này có được nhờ cậy, có cơ hội tiến lên trên đường xa rộng của giải thoát giác ngộ.

Hạng người thứ hai, Tu Đà Hoàm và Tư Đà Hàm quả.

Hạng người thứ ba, A Na Hàm quả.

Hạng người thứ tư, A La Hán quả.

Bốn hạng người trên có thể làm chỗ quy y, người đệ tử Phật nên quy y với họ, nên tôn trọng các bậc ấy làm thầy hướng dẫn sự tu học của mình.

Nguyên tắc, lý lẽ là vậy, người đệ tử Phật muốn vào đạo Phật cần phải "Quy y". Nhưng để vững chắc không gì làm lay chuyển được đạo tâm, đạo hạnh của ta, còn phải đề cao cảnh giác với bốn bậc người trên. Họ phải là người thuộc chủng tánh Đại thừa. Hiện tại danh nghĩa của họ là Thanh Văn nhưng phải là Thanh Văn TUỆ TÁNH. Thanh văn cầu tiến hướng thượng đối với quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, thì mới nên Y theo. Họ phải hiểu kỹ về Pháp thân Phật, về Báo thân Phật. Thế nào là Ứng thân Phật, Thế nào là thiên bách ức Hóa thân Phật. Phải hiểu rõ Phật là Phật tánh, thường trụ bất biến..

Hàng TUỆ TÁNH THANH VĂN hiểu rõ rằng pháp Phật nói ra cũng như tất cả vạn pháp cùng có chung một tánh thanh tịnh bản nhiên. Tánh thanh tịnh đó gọi là PHÁP TÁNH. Pháp tánh không phải pháp riêng của Phật, càng không phải cái độc quyền đặc lợi của một "siêu nhân", "siêu nhiên" với bất cứ một danh nghĩa nào. Vì vậy, bậc nương tựa của người, trời, phải hiểu và dạy rõ: Pháp thường trụ không biến hoại.

TĂNG THÂN biểu hiện qua con người cụ thể: ngũ uẩn, thất đại.

TĂNG TÁNH là tánh thanh tịnh bản nhiên, là trí tuệ nhận thức PHẬT TÁNH và PHÁP TÁNH một cách chính xác và đích thực: Rằng Phật tánh và Pháp tánh "không hai".

PHẬT TÁNH là tánh thanh tịnh bản nhiên của chúng sanh HỮU TÌNH.

PHÁP TÁNH là tánh thanh tịnh bản nhiên của chúng sanh VÔ TÌNH

Danh thì hai, nghĩa thì một. Đó là ý nghĩa HÒA HỢP TÁNH của Tăng. Vì vậy, Phật thường trụ, Pháp thường trụ, Tăng cũng thường trụ.

Hiểu được vậy, là hiểu được chân lý THẬP PHƯƠNG PHÁP GIỚI THƯỜNG TRỤ TAM BẢO. Hiểu như vậy, mới là người mà người và trời nên nương tựa làm chỗ Quy Y. Quy Y như vậy, là Quy y NHẤT THỂ TAM BẢO mười phương. Không rườm rà, khỏi sắm lễ lộc, miễn "tác bạch" dài dòng, lượm thượm lôi thôi.

Còn nữa ! Thông thường người ta mượn đá để biết tuổi vàng. Với bốn hạng người có thể làm chỗ nương tựa để ta Quy y, Phật dạy hãy mượn tám pháp bất tịnh để thử chất liệu thanh tịnh hay không của đối tượng khả kính mà mình sắp quy y. Dựa vào tám pháp bất tịnh trắc nghiệm nhơn tâm "khả kính" sẽ biết trái nào là Ca la ca, trái nào là Trấn đầu ca để mà "chọn mặt gởi vàng"./.
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,007
Điểm tương tác
972
Điểm
113
Phẩm 10 Tứ Thánh Đế.
(mời xem lại)

https://diendanphatphap.com/diendan/threads/tu-thanh-de.38718/

Bài 12.- 4 thứ điên đão của chúng sanh

Phẩm Tứ Đão. Kinh Văn:

Phật dạy: Này Ca Diếp ! Có bốn thứ điên đảo tương quan mật thiết trong sinh hoạt của chúng sanh. Bốn thứ điên đảo này, hàng phàm phu thường mắc phải, bọn ngoại đạo thì không sao biết được.

Một, không khổ khởi tưởng cho là khổ.
Hai, Vô thường khởi tưởng thường. Thường tưởng là vô thường.
Ba, Vô ngã khởi tưởng ngã. Ngã tưởng là vô ngã.
Bốn, Bất tịnh khởi tưởng tịnh. Tịnh tưởng là bất tịnh.


TRỰC CHỈ

Căn cơ chủng tánh Tiểu thừa, tu học giáo pháp "BÁN TỰ": VÔ THƯÒNG, KHỔ, VÔ NGÃ và BẤT TỊNH là bốn chân lý phải luôn luôn quán chiếu tư duy, cho đến khi tự mình thực chứng, tự mình thể nhập: Rằng đó là sự thực bằng trí tuệ, bằng cái thấy của chính mình. Từ bốn chân lý vô thường, khổ, vô ngã và bất tịnh này làm cơ sở để tiến lên nhận thức bốn chân lý: KHỔ, TẬP, DIỆT, ĐẠO; gọi chung với cái tên: TỨ ĐẾ, TỨ DIỆU ĐẾ, TỨ CHƠN ĐẾ, TỨ THÁNH ĐẾ là giáo lý tu học để được quả giải thoát, xuất ly tam giới: A LA HÁN. Do vậy, mà hàng Phật tử tại gia có, xuất gia cũng có, nói được tên, nhận thức qua loa rằng: đời là "vô thường", đời là "khổ"...Rồi tưởng mình đã hiểu đạo Phật khá rồi . Sự thực, học hiểu ngang đó chưa khá. "Học, học nữa và học mãi". Nhà lãnh tụ thiên tài Le Nin khuyên thế. Bởi vì học bốn chân lý "vô thường"...Bốn chân lý "Tứ đế" chỉ là người mới học "bán tự giáo", học pháp tu của Tiểu thừa, của người A La Hán, của địa vị chứng đắc "Hóa thành". Đối với Đại thừa "Bảo sở" hãy còn phải nổ lực mà đi, sẽ thấy được ánh bình minh rực rỡ, soi vọng lưng trời và một chân trời trong sáng chói chang muôn hồng nghìn lục, lung linh rạng rỡ của ánh hoàng hôn: NHẬT MỘT HOÀNG CHIẾU !

Thế cho nên học chân lý "vô thường, khổ, vô ngã, bất tịnh" chưa đủ. Mà phải học hiểu Thường, Lạc, Ngã, Tịnh, cũng bằng trí tuệ đích thực, do công phu tư duy quán chiếu của chính mình. Nếu không tu học được như vậy, bốn chân lý lại trở thành bốn thứ điên đảo, bốn ý niệm lộn sòng: Cái "Thường" tưởng "Vô thường". Cái "Vô thường" lại tưởng "Thường". "Tịnh" lại cho là "Bất tịnh". Cái "Bất tịnh" tưởng là "Tịnh". Đó là lý do, là điều kiện mà nhà văn Kim Dung sáng tạo cho sự sai lầm ấy qua cái từ "Tẩu hỏa nhập ma" ! Tức là tu luyện không đúng chánh pháp , tu sai lạc thành "khùng" !

Tóm lại phẩm TỨ ĐẢO ở kinh Đại Bát Niết Bàn, đức Phật đinh ninh dạy rõ rằng: Ngoài chân lý "vô thường, khổ, vô ngã, bất tịnh" còn phải học bốn chân lý "THƯỜNG, LẠC, NGÃ, TỊNH" nữa. Chưa hết. Khi đã có ý thức để nhận thức KHỔ, LẠC; THƯỜNG, VÔ THƯỜNG; NGÃ, VÔ NGÃ; TỊNH, BẤT TỊNH" còn phải áp dụng GIỚI học, ĐỊNH học, TUỆ học; còn phải hành xử VĂN, TƯ, TU để quán chiếu, tư duy thì mới đem lại cho người đệ tử Phật kết quả an vui, giác ngộ, giải thoát bất tư nghì hiện ở cõi đời này./.
Con Đường Phật Tâm Tông Phần 3 Dei_jf10
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

TOP 5 Tài Thí

Bên trên