Thắc mắc Kim Cang Bất Hoại Thân (Trường Thọ phần 2)

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
669
Điểm tương tác
610
Điểm
93
Trường Sanh Bất Tử phần 2.

Kim cang Bất Hoại Thân. Bài 14- Vô Sanh.

Theo qui luật Nhân Quả.
  • Hể có Sanh thì phải có Tử.
  • Vậy muốn không có Tử thì đừng có Sanh ?

NGUYÊN TẮC VÔ SANH BẤT TỬ LÀ THẾ.

Vậy thì làm sao để được "Vô Sanh" ?

A/. Cội nguồn của Sanh Sanh.

Lời tựa ĐT ĐL nói: Muôn sự muôn vật đều do sanh sanh mà được hình thành. Thế nhưng cội gốc của sanh sanh lại là vô sanh.

Từ vô thi đến nay và mãi mãi về sau, tánh vô sanh ấy vẫn thường bất động. Do duyên khởi biến hóa mà giả danh có các sự các vật. Thật ra, tất cả các sự các vật đều là hư vọng, là không thật có, là vô tự tánh. Phàm phu do chìm đắm trong mê muội, mà khởi vọng chấp cho rằng các sự vật là thật có.

Trong kinh 4 A Hàm, Phật dạy rằng: “Các sự thấy nghe hay biết của chúng sanh đều do nhiễm trước nơi cảnh sở duyên mà có”. Chúng sanh do bị Vô minh ngăn che tâm trí, nên khởi sanh các tà kiến chấp, vì vậy mà bị các pháp sai sử.

Chỉ có trí huệ Bát Nhã mới làm tan biến được màn vô minh u ám, mới hiển bày được Thật Tướng của các pháp. Dùng trí huệ Bát Nhã soi chiếu đến tận gốc sẽ liễu ngộ được lý siêu việt chân thường, dẫn đến chỗ tuyệt tư cảnh giới. Trái lại, nếu dùng danh tự ngôn ngữ mà diễn đạt thì sẽ trái với chỗ thậm thâm vi diệu; còn nếu dùng lý trí mà tư duythì sẽ mất đi chỗ y chí.

Ở nơi tam tạng Pháp bảo, hàng Thanh Văn cũng không liễu tri đến chỗ thâm diệu; còn người tạp học thì phải chịu thúc thủ chăng sao bước vào được cửa Không,chỉ ví như cá muôn hóa rồng, phí công mà chăng sao được như nguyện, đành phơi mang trước cửa Long cung. (hết trích)

B/. Vô Sanh là Bản Thể.

Ở Phẩm Tu Di Đảnh Thượng kệ tán.- Kinh hoa Nghiêm có bài kệ:

“Quan sát nơi các pháp,
vốn không có tự tính,
tướng sinh diệt của chúng,
do giả danh mà nói.
Tất cả pháp không sinh,
tất cả pháp không diệt,

nếu thường hiểu như vậy,
chư Phật thường hiện tiền.
Pháp tính vốn không tịnh,
không thủ cũng không kiến,
tính không tức là Phật,
không thể nghĩ bàn được.
Nếu biết tất cả pháp,
thể tính đều như vậy,
người này không hiểu được,
nên bị nhiễm phiền não.
Phàm phu thấy các pháp,
chỉ theo nơi tướng chuyển,
không hiểu cái vô tướng,
của tất cả các pháp,
nên họ không thấy Phật…
Các pháp không chân thật,
vì nhằm chấp thủ kiến,
mà cho là chân thật,
cho nên các phàm phu,
luân hồi trong địa ngục,
chịu phiền não sinh tử,
người này không thể có,
được thanh tịnh pháp nhãn…
Tất cả các pháp tính,
không sinh cũng không diệt.
Lành thay, đại Đạo sư!
Tự giác thường giác tha…
Thường biết thực thể này,
là tịch diệt chân như,
thì thấy bậc Chính giác,
vượt thoát đường ngôn ngữ”.
(hết trích)


Bài kệ này, xin lý giải như vầy:

* Tất cả pháp đều do duyên mà sanh, không có pháp nào không duyên mà có được.

"Duyên" sanh pháp không phải là một duyên. Nếu chỉ có một duyên thì nó sanh ra nó, thì không thể thành nghĩa "sanh" được. Cho nên biết rằng có rất nhiều duyên hợp lại mới sanh được một pháp. Ví như con người phải do 5 duyên là sắc, thọ, tưởng, hành, thức mới thành được.- Đây là nghĩa.- Các pháp duyên sanh, không có tự tánh.. Vì các pháp không có tự tánh, chỉ do duyên giả hợp, nên khi duyên thay đổi thì thấy các pháp có sanh diệt.

* Nhưng nếu quan sát kỷ, thì các duyên để hợp sanh ra các pháp, cũng là duyên hợp không có tự tánh, và tìm mãi vẫn là không có đầu mối, không có chung cuộc (ví như sắc, thì cũng do nhiều duyên khác hợp thành).- Đây là trùng trùng duyên khởi. Chỗ trùng trùng duyên này chính là vô sở hữu, là tánh không, rốt ráo là không có duyên để khởi. Không có duyên để khởi, nên bản chất các pháp sanh chỉ là giả danh. Đây là ý câu:

Tướng nó, vốn sanh-diệt
Chỉ là danh thuyết giả.

* Như vậy thật chất các pháp là Vô Sanh, là Như, nhưng do vô minh mà chúng sanh thấy có sanh diệt.
Vô Sanh là khi chưa có các nhân duyên vọng hợp, khi căn và trần chưa tương tác để vọng kiến các pháp khởi sanh diệt.

* Vô minh là mê mờ, là khi các duyên vọng hợp, là sanh diệt pháp.

* Nếu hết vô minh, thì các pháp vốn là vô sanh chớ không phải do định mà sanh ra vô sanh. Tổ nói do Giới sanh Định, Do Định sanh Huệ. Khi Huệ sanh thì chiếu phá Vô minh, hết Vô minh thì Vô Sanh hiển hiện. Ví như tan hết mây mờ, thì mặt trời hiển hiện.

+Thật tướng của Sanh Sanh là Vô Sanh, là tánh không, là Như.

Nhắc lại: Vô Sanh, không phải do bất cứ cái gì sanh ra. Khi đã hết nhân sanh diệt, thì "Bản Thể Vô Sanh" hiện ra. Như bài kệ Kinh niết Bàn:

Chư hành vô thường thị sanh diệt pháp,
Sanh diệt diệt dĩ Tịch Diệt Vi lạc.


Nghĩa là: Các "sự vận Hành sanh diệt" là Pháp Sanh diệt. Khi đã hóa giải mọi ý tưởng vọng niệm Sanh diệt. Thì Tịch Diệt (tên khác của Vô Sanh- Niết Bàn) hiện ra là niềm vui.

Kính các Bạn:

* Cội gốc của sanh sanh lại là vô sanh.
* Nghĩa là Vô Sanh là BẢN THỂ. Sanh tử chỉ là Hiện tượng do nhiễm trước nơi cảnh sở duyên mà có”. Chúng sanh do bị Vô minh ngăn che tâm trí, nên khởi sanh các tà kiến chấp, vì vậy mà bị các pháp sai sử.

* Pháp Sanh Tử là Duyên khởi- nên Bản Thể là từ KHÔNG mà sanh (Hiện tượng là Sanh Sanh).- Đó là Hư Không Vô Vi.

Như bài kệ của Phật Tỳ Bà Thi:
(Đức Thế-tôn thứ 998 về Quá khứ Trang Nghiêm Kiếp)


Bất Tử- Trường Sinh Ty_ba_10


Thân tùng vô tướng trung thụ sanh,
Du như huyễn do chư hình tượng.
Huyễn nhân tâm thức bổn lai vô,
Tội phúc giai không vô sở trụ.

身 從 無 相 中 受 生

猶 如 幻 由 諸 形 象

幻 人 心 識 本 來 無

罪 福 皆 空 無所 住 。

Dịch nghĩa

Thân thọ sanh từ nơi không tướng,
Như giấc mơ do tượng hình ra.
Người mơ tâm thức đâu mà?
Trụ đâu tội phước đều là thành không.

Kinh Trường-A-Hàm chép rằng: Thuở đời người ta hưởng thọ tám muôn tuổi đức Phật này ra đời, dòng Sát-lỵ, họ Câu-lỵ-nhã, cha là Bàn-đầu, mẹ là Bàn-đầu Bà-đề. Ngài ở thành Bàn-đầu Bà-đề, ngồi dưới cây Ba-ba-la, thuyết Pháp ba hội, độ cho người ta được 348.000 người. Ngài có hai phép thần túc đặc biệt: phép thứ nhất tên là Khiên-trà, phép thứ hai tên là Đề-xá. Thị giả là ngài Vô-ưu-tử Phương Ưng. (hết trích)

Trở lại câu hỏi: Vậy làm sao để được "Vô Sanh" ?


Đáp:
* Người tu, khi đã hết bị Vô minh kiến chấp sai sử, thì liền trở về BẢN THỂ VÔ SANH.- Bản Thể Vô Sanh chính là Niết Bàn, là Chân Như, là Hư Không Vô Vi.

* Bản Thể tức Chân Như, chính là Kim cang Bất Hoại Thân.- Vì Chân Như là Bất Sanh thì làm sao có cái gì diệt được nó.- Vô Sanh là chưa từng sanh, thì đâu có lúc nào nhập Tử.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

An Long

Registered
Phật tử
Tham gia
3 Thg 11 2021
Bài viết
1,429
Điểm tương tác
172
Điểm
63
Địa chỉ
Nam Định .Việt Nam
Kính Thầy Viên Quang
An Long Xin Trích Đoạn KINH LĂNG GIÀ Để Mọi Người Tham Khảo Phật Thuyết Nghĩa Vô Sanh :

KINH LĂNG GIÀ :
..." Đại Huệ Bồ Tát bạch Phật rằng : Thế Tôn ! Mê Hoặc là hữu hay vô ?
Phật bảo Đại Huệ : PHÁP NHƯ HUYỄN CHẲNG CÓ TƯỚNG CHẤP TRƯỚC. Nếu mê hoặc có tướng chấp trước thì tánh chấp trước chẳng thể diệt.PHÁP DUYÊN KHỞI của ta, ắt đồng như pháp NHÂN DUYÊN SANH của ngoại đạo.
Đại Huệ Bồ Tát bạch Phật rằng : Thế Tôn ! Nếu mê hoặc như huyễn thì phải làm nhân cho mê hoặc khác ?
Phật bảo Đại Huệ : CHẲNG PHẢI NHÂN DUYÊN MÊ HOẶC NÊN CHẲNG CÓ LỖI .Đại Huệ !HUYỄN CHẲNG SANH LỖI,VÌ CHẲNG CÓ VỌNG TƯỞNG. Đại Huệ ! HUYỄN TỪ CHỖ SÁNG KIA SANH KHỞI, CHẲNG TỪ CHỖ LỖI TẬP KHÍ VỌNG TƯỞNG CỦA CHÍNH MÌNH SANH KHỞI, CHO NÊN CHẲNG CÓ LỖI . Đại Huệ ! Ấy là do tâm mê hoặc của phàm phu chấp trước, chẳng phải Thánh Hiền vậy .
Khi ấy Thế Tôn lặp lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng :
Thánh chẳng thấy mê hoặc
Trong đó cũng chẳng thật
Trong đó nếu chơn thật ,
Mê hoặc tức chơn thật.
Xa lìa tất cả mê,
Nếu còn có tướng sanh ,
Ấy cũng là mê hoặc ,
Bất tịnh như bệnh nhặm.
-Lại nữa, Đại Huệ ! Đã nói mê hoặc tức chơn thật, thì như huyễn tức phi huyễn, phi huyễn tức như huyễn. Chơn thể của phi huyễn chẳng có tương tự, nay nói phi huyễn,chẳng phải không thấy tất cả pháp như huyễn.
Đại Huệ Bồ Tát bạch Phật rằng:
Thế Tôn ! Vì chấp trước đủ thứ tướng như huyễn nên nói tất cả pháp như huyễn ư ? Hoặc chấp trước đủ thứ tướng phi huyễn mà nói tất cả pháp như huyễn ư ? Thế Tôn nếu như huyễn và phi huyễn có tánh khác biệt, ắt phải có tánh chẳng như huyễn. Tại sao ? VÌ MỖI MỖI SẮC TƯỚNG CHẲNG CÓ NHÂN. Thế Tôn ! Nếu mỗi mỗi sắc tướng chẳng có nhân mà hiện tướng như huyễn, thì chẳng có đủ thứ tướng huyễn để chấp trước, cho có tánh tương tự là như huyễn.
Phật bảo Đại Huệ Bồ Tát :Chẳng phải đủ thứ tướng huyễn chấp trước tương tự, NÓI TẤT CẢ PHÁP NHƯ HUYỄN. VÌ TẤT CẢ PHÁP CHẲNG THẬT, CHÓNG DIỆT NHƯ ĐIỆN ,ẤY LÀ NHƯ HUYỄN. Ví như điện chớp hiện trong sát na, mới hiện liền diệt. Tất cả tánh như thế đều chẳng thuộc hữu và vô, chỉ do TỰ TÂM VỌNG TƯỞNG Chấp có tự tướng, cộng tướng, nếu quán sát tất cả pháp vô tánh, thì chẳng phải sự hiện sắc tướng chấp trước của phàm phu.
Khi ấy, Thế Tôn muốn lặp lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng ;
Phi huyễn chẳng thể dụ ,
Thuyết pháp tánh như huyễn,
Chẳng thật như điện chớp,
Cho nên nói như huyễn .
Đại Huệ Bồ Tát lại bạch Phật rằng : Như Thế Tôn sở thuyết,TẤT CẢ TÁNH VÔ SANH MÀ NHƯ HUYỄN, Vậy chẳng phải pháp sở thuyết của Thế Tôn trước sau tự trái nhau ư ? SAO NÓI VÔ SANH TÁNH NHƯ HUYỄN ?
Phật bảo Đại Huệ : Chẳng phải ta nói " Vô sanh tánh như huyễn " có lỗi trước sau trái nhau. TẠI SAO NÓI SANH MÀ VÔ SANH ? LÀ DÙNG ĐỂ GIÁC HIỆN TƯỢNG CỦA TỰ TÂM, nói hữu phi hữu, ngoài tánh phi tánh là PHƯƠNG TIỆN ĐỂ HIỆN PHÁP VÔ SANH, chẳng phải cái thuyết của ta có lỗi trước sau trái nhau, vì bác bỏ cái thuyết NHÂN SANH của ngoại đạo, nên Ta thuyết tất cả tánh VÔ SANH. Đại Huệ ! Ngoại đạo si mê, muốn cho hữu và vô đều thật, VÌ CHẲNG BIẾT DO TỰ TÂM VỌNG TƯỞNG CHẤP TRƯỚC ĐỦ THỨ NHÂN DUYÊN MÀ SANH"...
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
669
Điểm tương tác
610
Điểm
93
Kim cang Bất Hoại Thân. Bài 15- Các Pháp quán để thấy Vô Sanh.

1/. Quán 7 Đại.

Quán lửa & Thật tướng Vô Sanh:
QUÁN LỬA 1 :

*Bây giờ chúng ta bật lửa lên để khảo sát Hỏa Đại (các đại khác cũng khảo nghiệm y như vậy)để thấy :"TÁNH HỎA CHƠN KHÔNG,TÁNH KHÔNG CHƠN HỎA,THANH TỊNH BẢN NHIÊN,CHÂU BIẾN PHÁP GIỚI,TÙY CHÚNG SANH TÂM,ỨNG SỞ TRI LƯỢNG TUẦN NGHIỆP PHÁT HIỆN".


Bất Tử- Trường Sinh Lya_ga10

LỬA TỪ ĐÂU ĐẾN ?
LỬA TẮC ĐI VỀ ĐÂU?

Trong số đông chúng ta, chắc hẳn rất nhiều lần chúng ta đã cầm chiếc Bậc lửa và sử dụng.-hoặc để châm điếu thuốc, hoặc để nấu nồi cơm, hoặc chỉ để vui chơi vậy thôi, nhưng...
Có khi khi nào chúng ta đặc câu hỏi này chưa?
có khi nào chúng ta tư duy về nguồn cội các pháp như thế chưa?
Nếu chưa; V/Q xin kính mời các Bác cùng Tư duy nhé...
*Lửa từ viên đá đến chăng? CŨNG ĐÚNG MÀ CŨNG CHƯA ĐÚNG,VÌ VIÊN ĐÁ CHẲNG TỰ NÓ RA LỬA...
*Lửa từ tay người sử dụng đến chăng? CŨNG ĐÚNG MÀ CŨNG CHƯA ĐÚNG.VÌ TAY CHẲNG TỰ NÓ CÓ LỬA.
*Lửa từ Ga mà đến chăng? CŨNG ĐÚNG MÀ CŨNG CHƯA ĐÚNG.VÌ GA CHẲNG TỰ NÓ CÓ LỬA.
*Lửa từ Hư không đến chăng? CŨNG ĐÚNG MÀ CŨNG CHƯA ĐÚNG.VÌ HƯ KHÔNG CHẲNG TỰ NÓ CÓ LỬA.
*Lửa từ các nhân duyên đầy đủ đến chăng? CŨNG ĐÚNG MÀ CŨNG CHƯA ĐÚNG.VÌ BẢN CHẤT(nó) NẾU KHÔNG CÓ LỬA THÌ NHÂN DUYÊN HỢP LÀM SAO CÓ LỬA.

Kinh Lăng Nghiêm Đức Phật dạy.

"TÁNH HỎA CHƠN KHÔNG (là Hư Không Vô Vi),TÁNH KHÔNG (là Hư Không Vô Vi) CHƠN HỎA,THANH TỊNH BẢN NHIÊN,CHÂU BIẾN PHÁP GIỚI,TÙY CHÚNG SANH TÂM,ỨNG SỞ TRI LƯỢNG,TUẦN NGHIỆP PHÁT HIỆN."

Nghĩa là Tánh lửa vốn là Chơn Không(chơn không là nền tảng chứa đựng pháp giới),Tánh của Chơn không (là Hư Không Vô Vi) vốn thật là Lửa, mặc dù vậy nó vẫn tự nhiên thanh tịnh nên không đốt phá một ai (dù ở chung với nó trong pháp giới),đầy cả vủ trụ, chỉ tùy theo cái sở tri, sở lượng (cái nhận biết, yêu cầu của chúng sanh)Tuần tự theo Nghiệp mà hiện ra.

+ Cái tánh Thanh tịnh Bản nhiên ,châu biến pháp giới của Lửa chính là VÔ SANH - TỊCH DIỆT TƯỚNG .

+ Như vậy Thật Tướng của lửa là TỊCH DIỆT - VÔ SANH, là chơn không, là Niết bàn, là bất diệt, là không đến không đi(vì đã ở sẳn mọi nơi, khi duyên đủ thì hiện ra, khi thiếu duyên thì ẩn).

* Nghĩa là lửa vốn sẳn có, do duyên như vậy mà hiện tướng, do duyên như vậy mà Ẩn tướng.- Ẩn hay Hiển là do duyên mà giả thấy sanh. Thật tướng lửa là Vô Sanh.

+Các đại khác cũng y như vậy mà phát hiện, nhẩn đến cả vủ trụ pháp giới 10 phương cũng y như vậy mà hình thành.

Đó là Quán 7 Đại: Thấy Tất cả Pháp Vô Sanh.
 

An Long

Registered
Phật tử
Tham gia
3 Thg 11 2021
Bài viết
1,429
Điểm tương tác
172
Điểm
63
Địa chỉ
Nam Định .Việt Nam
Theo Nhận Thức Của Mình Thì : CHÂN THẬT TƯỚNG Của TỰ TÂM HIỆN LƯỢNG = LÀ VÔ SANH !
Thấy PHÁP SANH DIỆT Là DO VỌNG TƯỞNG LẦM CHẤP Nơi Mỗi Chúng Hữu Tình,Chấp Chặt Vào Ý , Ý Thức Của Tàng Thức Cho Là CÓ SANH -CÓ DIỆT Nơi Các Hiện Tượng .
CHÂN THỰC Thì MỌI SỰ HIỆN HÀNH Nơi PHÁP GIỚI =Vì MỌI SỰ VỐN KHÔNG CÓ TỰ TÁNH ( Vì:Vô Ngã -Không Tự Có Tính Chất Cố Định )-> NÊN KHÔNG THỂ CÓ TỰ CHỦ -> MÀ THỤ ĐỘNG TƯƠNG TÁC->TÁC ĐỘNG LẪN NHAU -> LIÊN TỤC KHÔNG NGỪNG ===> Và THỤ ĐỘNG CÙNG NHAU CHUYỂN ĐỔI TẠM TÁNH -TẠM TƯỚNG TRONG TỪNG SÁT NA KHÔNG NGỪNG...Nên =KHÔNG THỂ CÓ GÌ CỐ ĐỊNH ĐƯỢC ĐỊNH DANH,ĐỊNH TÁNH, ĐỊNH TƯỚNG -> ĐƯỢC CHO LÀ ĐƯỢC SANH RA Hay BỊ HỦY DIỆT ===>MÀ CHỈ LÀ SỰ BIẾN CHUYỂN KHÔNG CÙNG TẬN BẤT TĂNG ,BẤT GIẢM...CỦA PHÁP GIỚI TÁNH
HIỆN LƯỢNG TỰ TÂM Thấy CÓ SỰ ĐƯỢC SANH RA Hay BỊ DIỆT Đi Của Các Chúng Hữu Tình Là DO VỌNG TƯỞNG MÊ LẦM Của Ý , Ý THỨC (NIỆM KHỞI )-> Vin Dựa TÀNG THỨC (LỐI MÒN TƯƠNG TỤC ) Mà Thành Lập Là NHẬN THỨC KHÔNG CHÂN THỰC VỚI SỰ VẬN HÀNH CHÂN THỰC CỦA PHÁP GIỚI TÍNH
KIẾN NHẬP VÔ SANH : Là TRỰC GIÁC KIẾN NHẬP CHÂN THỰC VẬN HÀNH CỦA PHÁP GIỚI TÁNH ->TỊCH TỊNH -> LÌA NIỆM TƯỞNG =VÔ NIỆM .

Ngũ Tổ Có Dặn :.. "Một Niệm Khởi Lập Trần Lao...Tạo Thiên Đường Địa Ngục"
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
669
Điểm tương tác
610
Điểm
93
Theo Nhận Thức Của Mình Thì : CHÂN THẬT TƯỚNG Của TỰ TÂM HIỆN LƯỢNG = LÀ VÔ SANH !
Thấy PHÁP SANH DIỆT Là DO VỌNG TƯỞNG LẦM CHẤP Nơi Mỗi Chúng Hữu Tình,Chấp Chặt Vào Ý , Ý Thức Của Tàng Thức Cho Là CÓ SANH -CÓ DIỆT Nơi Các Hiện Tượng .
CHÂN THỰC Thì MỌI SỰ HIỆN HÀNH Nơi PHÁP GIỚI =Vì MỌI SỰ VỐN KHÔNG CÓ TỰ TÁNH ( Vì:Vô Ngã -Không Tự Có Tính Chất Cố Định )-> NÊN KHÔNG THỂ CÓ TỰ CHỦ -> MÀ THỤ ĐỘNG TƯƠNG TÁC->TÁC ĐỘNG LẪN NHAU -> LIÊN TỤC KHÔNG NGỪNG ===> Và THỤ ĐỘNG CÙNG NHAU CHUYỂN ĐỔI TẠM TÁNH -TẠM TƯỚNG TRONG TỪNG SÁT NA KHÔNG NGỪNG...Nên =KHÔNG THỂ CÓ GÌ CỐ ĐỊNH ĐƯỢC ĐỊNH DANH,ĐỊNH TÁNH, ĐỊNH TƯỚNG -> ĐƯỢC CHO LÀ ĐƯỢC SANH RA Hay BỊ HỦY DIỆT ===>MÀ CHỈ LÀ SỰ BIẾN CHUYỂN KHÔNG CÙNG TẬN BẤT TĂNG ,BẤT GIẢM...CỦA PHÁP GIỚI TÁNH
HIỆN LƯỢNG TỰ TÂM Thấy CÓ SỰ ĐƯỢC SANH RA Hay BỊ DIỆT Đi Của Các Chúng Hữu Tình Là DO VỌNG TƯỞNG MÊ LẦM Của Ý , Ý THỨC (NIỆM KHỞI )-> Vin Dựa TÀNG THỨC (LỐI MÒN TƯƠNG TỤC ) Mà Thành Lập Là NHẬN THỨC KHÔNG CHÂN THỰC VỚI SỰ VẬN HÀNH CHÂN THỰC CỦA PHÁP GIỚI TÍNH
KIẾN NHẬP VÔ SANH : Là TRỰC GIÁC KIẾN NHẬP CHÂN THỰC VẬN HÀNH CỦA PHÁP GIỚI TÁNH ->TỊCH TỊNH -> LÌA NIỆM TƯỞNG =VÔ NIỆM .

Ngũ Tổ Có Dặn :.. "Một Niệm Khởi Lập Trần Lao...Tạo Thiên Đường Địa Ngục"
1144_hong-do-nhung-50-canh.jpg

Mô Phật
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
669
Điểm tương tác
610
Điểm
93
Kim cang Bất Hoại Thân. Bài 16- Các Pháp quán để thấy Vô Sanh.(tt)

2/. Quán Sanh tử:

Tổ Huyền Quang dạy:

Giác tánh viên minh, tùng lai trạm tịch.
Bổn vô nhơn ngã chi huyễn tướng, hà hữu sanh tử chi giả danh.
Nhân tối sơ nhất niệm sai thù, tùng mộng tưởng hữu tư sanh diệt.
Tuy vân diệt:
Diệt nhi bất diệt, tằng Đạt Ma chích lý Tây quy.
Sanh nhi bất sanh, nãi Thích Tôn song lâm thị tịch.
Nhược phi nhất nhơn hiểu liễu, nan miễn tứ đại tương man.
Cố Nhơn Thiên thượng hữu luân hồi, huống phàm cơ đắc vô sanh tử.


DỊCH NGHĨA

Tằng nghe rằng:
Giác tánh viên minh, xưa nay vắng lặng.
Vốn không ngã nhân huyễn tướng, nào có sanh tử giả danh!
Nhơn đầu tiên một niệm sai lầm, tùy vọng tưởng có sanh có diệt.
Tuy nhiên:
Diệt nào có diệt, Đạt Ma Tôn giả, quảy dép về Tây;
Sanh mà không sanh, Thích Ca Thế Tôn, song lâm nhập diệt!
Nếu không một phen thấu triệt, khó khỏi nhiều kiếp nổi trôi.
Nên, người trời còn có luân hồi, huống phàm thứ há không sanh tử?
(hết trích)

Vâng !

  • Do chấp Ngã, nên mới thấy có giả tướng Sanh tử.
  • Nhân tối sơ nhất niệm sai thù, tùng mộng tưởng hữu tư sanh diệt.

Cái gọi là "tối sơ nhất niệm sai thù" ấy chính là khởi niệm và chấp niệm, mà theo tưởng điên đão Vọng Niệm đó mà Mộng thấy Sanh tử.

Như bài kệ Ngã niệm nói:

Do chấp "Niệm" làm ngã từ vô lượng kiếp,
Mất Tánh viên minh mới khởi trần lao,
Vào sanh ra tử chịu luân hồi,
Hình dạng dị kỳ bao khổ sở,
(hết trích)

  • Khởi Niệm Chấp Niệm chính là Tri kiến Lập Tri (chúng Sanh), là căn bản Vô minh, nên thấy có Sanh tử.
  • Khởi Niệm mà Vô Chấp chính (ra khỏi Tối sơ nhất niệm sai thù) là Tri kiến Phật, là cửa và Niết Bàn Vô Sanh Diệt.

* Luân hồi không thật. Sanh tử không thật.- Tất cả chúng chỉ là những mộng tưởng điên đão.

Kinh dạy: "Viễn ly mộng tưởng điên đão, cứu cánh Niết Bàn"

Phàm cái gì có sanh ra thì có họai diệt ,Đây là Chân Lý về mặt tục Đế. Nhưng với quán Trí bát Nhã Ba la Mật,Trên mặt Chân Đế .- Chư bồ tát thấy rỏ, tất cả Pháp đều như huyễn, nghĩa là không thật có, chỉ như bóng dáng huyễn hư, như trăng dưới nước, như ảnh trong gương, như tiếng vang, như cảnh trong mộng v.v...

Những gì là không thật, là Như huyễn thì bản chất là Vô sanh (không thật có sanh).-Chúng nó sanh khởi như bóng trong gương. Bóng trong gương thì cái gì là sanh ? Trăng dưới nước thì cái gì là sanh ? Cảnh trong mộng thì cái gì là sanh ?

+ TẤT CẢ CÁI GỌI LÀ SANH CHỈ DO CHÚNG SANH MỘNG TƯỞNG ĐIÊN ĐÃO MÀ THẤY CÓ SANH CÓ DIỆT,BẢN CHẤT VẠN PHÁP VỐN VÔ SANH.

+ Vì chúng vô sanh, nên cũng bất diệt.

+ Sự sanh diệt ví như cái hình, cái bóng và chiếc gương.

+ Hình là Chơn Như, là Tâm, là Phật Tánh v.v... bất sanh, bất diệt.

- Do vậy. kinh nói:” ở nơi Thật Tướng Pháp, thì chẳng có sanh, chẳng có chết.”

* Đây là "Lý Vô Sanh"

Tóm lại:

  • Sanh tử là mộng tưởng điên đão không thật có.
  • Vô Sanh là Thật Tướng, là Vô vi Tịch Diệt.

Hay nói cách khác: Nếu ra khỏi "Tối sơ nhất niệm sai thù", nếu Nhập Chân Như, thì chính ta là Phật, là Bất Sanh Bất Diệt.

Bất Tử- Trường Sinh Phyt_n10
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha ha [smile]

** vẫn câu nói đó .. nếu KLL nói có gì sai .. xin thày VQ tận tình chỉ dạy .. KLL nguyện học theo

(1) Tập Khí Sanh Tử ---> khiến cho người ta hỏng có TRÍ TUỆ TỰ TẠI

kinh Thủ Lăng Nghiêm có 1 đoạn nói về tập khí sanh tử xuất hiện khiến người ta hỏng được tự tại [smile]

tất cả thế gian

SỐNG, CHẾT nối nhau

SỐNG theo đường thuận

CHẾT theo đường khác

khi vừa mệnh chung

chưa dứt hơi ấm

thiện ác một đời

đồng thời hiện ra

cái thuận của SỐNG

cái nghịch của CHẾT

2 luồng tập khí

xen kẽ lẫn nhau



(2) Ưng Vô Sở Trụ .. Nhi Sanh Kỳ Tâm - Kinh Kim Cang

hồi còn nhỏ .. KLL thích hình ảnh đẹp theo Nho Học là những quân tử Tàu ... nhưng khi lớn lên rùi .. thi có 1 lần lại lâm vào bế tắc [smile] ... khi đọc câu truyện SAY TỈNH ĐỤC TRONG trong Cổ Học Tinh Hoa của Thu Giang Nguyễn Duy Cần

truyện kể về quan tư đồ Khất Nguyên .. một người yêu nước, muốn khuyến Sở Vương cải cách .. cẩn chính cường hóa nước Sở .. nhưng Sở Vương hỏng nghe lời khuyên răn, .. Nước Sở suy tàn, Khất Nguyên thất chí phiền não ... sống khổ sở 1 thời gian . rùi cuối cùng nhảy sông tự vận [smile]

ai nhìn vào cũng thấy được câu truyện đó .. NƯỚC SỞ BẠI VONG .. KHẤT NGUYÊN MẤT HẾT LẼ SỐNG [smile]

nhưng lúc đó .. cũng may có đại ca An Bình chỉ tui 1 thí dụ hay ... ổng đưa thí dụ của Chu Văn An .. cũng là người cần chính yêu dân .. sau đó .. thất chí về quê ..

nhưng ở quê nhà .. Chu Văn An ổng lại sống 1 cuộc đời hoàn toàn với 1 thân phận khác .. 1 thày dạy học .. và ổng an ổng sống 1 cuộc đời đầy ý nghĩa ... [smile] ...



cho nên ... khi nhìn vào Chu Văn An .. chúng ta hiểu được SỨC MẠNH của TRÍ TUỆ TỰ TẠI có thể đem lại cho ông ta một cuộc sống an ổn sau quan trường [smile]

và càng nhìn vào Kinh Kim Cang [smile] .. càng hiểu sâu được sức mạnh của việc gieo trổng nhân TRƯỜNG THO dẫn đến sức mạnh của TRÍ TUỆ TỰ TẠI [smile]

và từ đó .. càng hiểu thêm rõ nghĩa của đoạn kinh Kim Cang mà Lục Huệ Năng đã giác ngộ [smile]

(3) - Kim Kim Cang Giảng Nghĩa - Thích Từ Thông

TRỰC CHỈ

Phẩm kinh nầy có nhan đề TRƯỜNG THỌ. Phật dạy phẩm TRƯỜNG THỌ,
---> nhưng không phải là dạy cho con người dưỡng sinh, tập luyện cách nào đó để được sống lâu. Bởi vì giáo lý của đạo Phật nhận thức về con người, cái "tối linh ư vạn vật" nói chung, "tối linh ư động vật" nói riêng, không phải ở nơi sự sống dài hay sống ngắn, ở nơi ít tuổi hay cao tuổi và sự so sánh ít năm hay nhiều năm.

Những cụm từ đó, đối với đệ tử Phật, có học đạo, hành đạo và chứng đạo, nó không có giá trị cao siêu hay một sự vui mừng, hãnh diện gì hết. Cho nên, người Phật tử với vấn đề tử sinh, sinh tử là chuyện "tùy thuận", không cầu nguyện, không khấn vái van xin mà cũng không cần có ý chối bỏ hay trốn chạy sự sống.

Tiêu chỉ mà đạo Phật đặt ra đối với con người là:

Sống một đời sống đáng sống
Sống có an lạc và hạnh phúc
Sống có tự tại và khinh an
Sống có phước đức và trí tuệ
Sống có Bồ đề, Niết bàn hữu thượng và vô thượng.


Hiện thực được những tiêu chỉ đó là đạt mục đích yêu cầu của đời sống đáng sống của con người. - Thích Từ Thông


có thể nói ... đọc đoạn trực chỉ này .. cũng hỏng khác gì .. lời của những nhà tri tuệ hiền triết ngày xưa [smile]

Trong Kinh Thánh Cựu Ước, Sách Giảng Viên .. cũng có 1 triết gia tên gọi là Cô Lô Hét [smile]

ông viết:

SỐNG LÂU --> hỏng phải là TRƯỜNG THỌ

mà là sống 1 cuộc đời đầy ý nghĩa [smile]


do đó .. chúng ta có thể thấy ..

ƯNG VÔ SỞ TRỤ --> dẫn đến TRÍ TUỆ TỰ TẠI như thế nào .. [smile] .. qua gieo trồng NHÂN dẫn đến tự tại [smile]

ƯNG VÔ SỞ TRỤ --> dấn đến 1 cuộc sống đầy ý nghĩa như thế nào [smile] ... như thí dụ của CHU VĂN AN ... người được đời sau tôn vinh như là ---> vạn thế biểu sư (smile)

ƯNG VÔ SỞ TỤ --> dẫn đến [smie]... CÁC PHÁP KHÔNG ĐẾN NHAU --->
là GIẢI THOÁT khỏi tập khí SANH TỬ như đoạn kinh Lăng Nghiêm ở phần (1)


ờ mà đúng hông? [smile]
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
669
Điểm tương tác
610
Điểm
93
Kim cang Bất Hoại Thân. Bài 17.- Đời sống Vô Sanh được tìm thấy ở đâu ?

Kính các Bạn. Đại Trí Độ Luận nói:

Muôn sự muôn vật đều do sanh sanh mà được hình thành. Thế nhưng cội gốc của sanh sanh lại là vô sanh.

Từ vô thi đến nay và mãi mãi về sau, tánh vô sanh ấy vẫn thường bất động. Do duyên khởi biến hóa mà giả danh có các sự các vật.

Thật ra, tất cả các sự các vật đều là hư vọng, là không thật có,là vô tự tánh.

Phàm phu do chìm đắm trong mê muội, mà khởi vọng chấp cho rằng các sự vật là thật có.

Trong kinh 4 Hàm, Phật dạy rằng: “Các sự thấy nghe hay biết của chúng sanh đều do nhiễm trước nơi cảnh sở duyên mà có”. Chúng sanh do bị Vô minh ngăn che tâm trí, nên khởi sanh các tà kiến chấp, vì vậy mà bị các pháp sai sử.

Chỉ có trí huệ Bát Nhã mới làm tan biến được màn vô minh u ám, mới hiển bày được Thật Tướng của các pháp. Dùng trí huệ Bát Nhã soi chiếu đến tận gốc sẽ liễu ngộ được lý siêu việt chân thường, dẫn đến chỗ tuyệt tư cảnh giới. Trái lại, nếu dùng danh tự ngôn ngữ mà diễn đạt thì sẽ trái với chỗ thậm thâm vi diệu; còn nếu dùng lý trí mà tư duy thì sẽ mất đi chỗ y chí.

Ở nơi tam tạng Pháp bảo, hàng Thanh Văn cũng không liễu tri đến chỗ thâm diệu; còn người tạp học thì phải chịu thúc thủ chăng sao bước vào được cửa Không,chỉ ví như cá muôn hóa rông, phí công mà chăng sao được như nguyện, đành phơi mang trước cửa Long cung....
(hết trích)

Vâng. Chúng ta nên dùng trí huệ Bát Nhã mà quán chiếu Vô Sanh ấy...

Vậy quán như thế nào ?

kinh Bát Nhã dạy: "Vô Lão tử diệc vô lão tử tận. Nghĩa là thật không có già chết, cũng không có lúc hết già chết"

Vậy thế nào là Vô Sanh ?

Đáp: Vô sanh mà kinh nói ở đây là vô sanh pháp nhẫn nghĩa là nói lên tánh vô sanh của vạn pháp tức là sanh mà không thật sanh, sanh để rồi diệt và diệt mà không phải thật diệt, diệt để rồi lại sanh, sanh sanh diệt diệt vô cùng vô tận.

Nói cách khác trong thế gian nhân duyên trùng trùng nương gá tác động hình thành thì gọi là sanh và khi nhân duyên trùng trùng tan rã thì gọi là diệt. Vì thế sanh không thật sanh và diệt cũng không thật diệt.

Vì ngộ được chân lý vô sanh nên xem tấm thân thất đại (đất, nước, gió, lửa, không, kiến, thức) này cũng như mây tụ tán hợp tan vậy thôi. Mà đã là “Ngũ uẩn phù hư không khứ lai” thì con người chẳng có gì phải sợ khi tấm thân này còn và chẳng có gì đau khổ khi nó mất.

Kinh Niết Bàn dạy:

Chư hành vô thường,
Thị Sanh diệt pháp.
Sanh diệt diệt dĩ,
Tịch diệt vi lạc.

dịch:

Các hành vô thường
Là pháp sanh diệt
Sanh diệt diệt rồi
Tịch diệt là vui.


pháp Bảo Đàn Kinh. có pháp thoại:


Bất Tử- Trường Sinh Luc-to11


Tăng Chí Đạo, người quê ở Nam Hải, Quảng Châu đến thưa hỏi, thưa rằng:

Học nhân từ xuất gia, xem kinh Niết-bàn hơn mười năm chưa rõ được đại ý, cúi mong Hòa thượng thương xót chỉ dạy.

Tổ bảo: Chỗ nào ông chưa rõ?

Thưa rằng:

Chư hạnh vô thường, là pháp sanh diệt, sanh diệt diệt rồi, tịch diệt là vui, nơi đây con nghi ngờ.

Tổ hỏi: Ông nghi như thế nào?

Thưa rằng:

Tất cả chúng sanh đều có hai thân gọi là Sắc thân và Pháp thân. Sắc thân vô thường có sanh có diệt, Pháp thân có thường không tri không giác. Kinh nói: “sanh diệt diệt rồi tịch diệt là vui”, chẳng biết thân nào tịch diệt, thân nào thọ vui?

Đây là ngài Chí Đạo hỏi Tổ ý nghĩa bài kệ trong kinh Niết-bàn:

Chư hạnh vô thường,
Thị sanh diệt pháp,
Sanh diệt diệt dĩ,
Tịch diệt vi lạc.

Tịch diệt là vắng lặng, là mất hết. Ngài Chí Đạo hỏi: Nếu Sắc thân chết rồi thì làm sao vui? Còn nếu Pháp thân tịch diệt thì Pháp thân là vô tri, lấy cái gì mà vui? Vì sao nói: tịch diệt là vui?

Nếu là Sắc thân, khi Sắc thân tịch diệt, bốn đại phân tán, toàn là khổ, khổ không thể nói vui; nếu Pháp thân tịch diệt tức đồng cỏ cây gạch đá, ai sẽ thọ vui? Lại Pháp tánh là thể của sanh diệt, năm uẩn là dụng của sanh diệt, một thể năm dụng, sanh diệt là thường, sanh thì từ thể khởi dụng, diệt thì từ dụng nhiếp về thể, nếu cho lại sanh tức là loài hữu tình không đoạn không diệt.

Nếu từ thể khởi dụng, từ dụng trở về thể, như vậy mãi thì sanh lại sanh tức là gặp cái lỗi vô cùng.

Nếu chẳng cho lại sanh tức là hằng trở về tịch diệt thì đồng với vật vô tình, như thế ắt tất cả pháp bị sự ngăn cấm của Niết-bàn, còn chẳng được sanh, có gì là vui?

Khi dấy lên là sanh, khi lặng xuống là diệt; khi lặng xuống không sanh trở lại nữa tức là Niết-bàn, đó là bị cấm chỉ không cho sanh, còn gì mà vui, sao kinh lại nói tịch diệt là vui?

Tổ quở:

Ông là Thích tử sao lại tập theo ngoại đạo về đoạn kiến và thường kiến mà luận nghị về pháp Tối thượng thừa. Cứ theo lời ông nói, tức là ngoài Sắc thân riêng có Pháp thân, lìa sanh diệt để cầu tịch diệt, lại suy luận Niết-bàn thường lạc nói có thân thọ dụng, đây là chấp lẫn về sanh tử, đắm mê cái vui thế gian; nay ông nên biết, Phật vì tất cả người mê nhận thân năm uẩn hòa hợp làm thể tướng của mình, phân biệt tất cả pháp cho là tướng ngoại trần, ưa sanh, ghét chết, niệm niệm đổi dời, không biết là mộng huyễn hư giả, luống chịu luân hồi, lấy thường lạc Niết-bàn đổi thành tướng khổ, trọn ngày tìm cầu. Phật vì thương những người này, mới chỉ dạy Niết-bàn chân lạc, trong sát-na không có tướng sanh, trong sát-na không có tướng diệt, lại không có sanh diệt có thể diệt, ấy là tịch diệt hiện tiền. Chính ngay khi hiện tiền cũng không có cái lượng hiện tiền, mới gọi là thường lạc. Vui này không có người thọ, cũng không có người chẳng thọ, há có tên một thể năm dụng, huống là lại nói Niết-bàn ngăn cấm các pháp khiến hằng chẳng sanh. Đây là ông chê Phật hủy pháp.

Lời giải: Tổ quở ngài Chí Đạo, nếu hiểu như vậy là chấp có hai mặt rõ ràng, một là Sắc thân là vô thường, hai là Pháp thân là thường, tức là chấp hai bên, chấp cái thường ngoài cái vô thường nên nói cái tịch diệt ngoài cái sanh diệt, như vậy là chấp lầm lẫn. Phật thấy tất cả chúng sanh, ngay nơi thân sanh diệt có cái vô sanh, nhưng chúng ta không nhận được điều đó nên mãi chịu luân hồi. Phật bảo thân năm uẩn là hư giả để chúng ta nhận ra cái chân thật ngay trong năm uẩn, chớ không phải rời năm uẩn mà riêng có Pháp thân. Ngay trong năm uẩn này nhận ra được Pháp thân bất sanh bất diệt, mà Pháp thân là cái lặng lẽ thường vui, chớ không phải diệt hết Sắc thân này rồi mới gọi là vui. Ngay nơi Sắc thân này mà nhận được cái tịch diệt lặng lẽ thường hằng của mình, đó gọi là “tịch diệt là vui” tức là vui ngay khi nhận được cái tịch diệt, chớ không phải đợi hoại thân này rồi mới riêng có cái vui Niết-bàn. Nếu chúng ta cứ mải chạy theo sanh tử rồi chấp sanh tử là thật, đó là chúng ta quên đi cái chân thật của mình, vì vậy Phật mới bảo thân sanh tử này là tướng năm uẩn hư giả, đừng lầm nó, phải bỏ cái giả để hướng về cái thật. Nhưng thật ra cái giả với cái thật không phải là hai, nó không rời nhau, không chạy theo cái giả thì cái thật hiện tiền; cho nên nói rằng sanh diệt khi diệt rồi tức là tâm niệm sanh diệt của mình được lặng rồi, thì tịch diệt hiện tiền. Chính ngay khi nó hiện tiền cũng không khởi niệm tịch diệt hiện tiền, tức là không có cái lượng tịch diệt hiện tiền thì ngay đó tịch diệt là vui. Nói một cách khác là sống với cái hiện lượng nghĩa là sống ngay trong hiện tại mà không có niệm nghĩ đến hiện tại, hay nói theo ngài Vĩnh Gia ngay nơi chỗ đó (đương xứ) mà không có niệm ngay đó, đó mới gọi là chân thật. Sống được như vậy mới gọi là thường lạc. Nếu còn một niệm chen vào đều không phải là thường lạc.

Tổ lại bảo rằng nếu chấp riêng có cái sanh ở ngoài cái vô sanh, hay có cái sanh diệt ở ngoài cái tịch diệt, là chấp hai bên, gọi là chấp thường chấp đoạn, đó là ngoại đạo chớ không phải Phật pháp. Chúng ta ngày nay học đạo vẫn còn lầm lẫn, cứ nghĩ ngoài Sắc thân này còn có thân Phật, cho nên khi ngồi tu mà mong thấy thân Phật mình phóng quang v.v... đó là quan niệm sai lầm.

Hãy nghe ta nói kệ:

Vô thượng Đại Niết-bàn,
Viên minh thường tịch chiếu,
Phàm ngu vị chi tử,
Ngoại đạo chấp vi đoạn.

Đại Niết-bàn vô thượng tròn sáng, thường lặng lẽ mà chiếu soi, phàm ngu gọi đó là chết, còn ngoại đạo chấp là đoạn, tức ngang đó là hết, chớ không ngờ chính ngay nơi mình có Đại Niết-bàn tròn sáng và thường chiếu soi, ai ai cũng đều sẵn có không riêng người nào.

(trích Đàn kinh)

Tóm lại: Diệt đi mọi ý niệm lầm chấp về Sanh tử, lúc ấy Tịch Diệt - Niết Bàn - Vô Sanh .- hiện tiền ngay trước mắt.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
+ TẤT CẢ CÁI GỌI LÀ SANH CHỈ DO CHÚNG SANH MỘNG TƯỞNG ĐIÊN ĐÃO MÀ THẤY CÓ SANH CÓ DIỆT,BẢN CHẤT VẠN PHÁP VỐN VÔ SANH.

Kính Thầy, VNBN muốn hỏi thêm: vũ trụ pháp giới mộng huyễn nhưng tại sao trãi qua biết bao đời chư Phật, nó cứ còn diễn biến mãi mà không biến mất?
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
669
Điểm tương tác
610
Điểm
93
Kính Thầy, VNBN muốn hỏi thêm: vũ trụ pháp giới mộng huyễn nhưng tại sao trãi qua biết bao đời chư Phật, nó cứ còn diễn biến mãi mà không biến mất?
Mô Phật. Do còn Vô minh nên còn mộng huyễn mà vũ trụ chưa biến mất.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
Kính Thầy, VNBN muốn hỏi thêm: vũ trụ pháp giới mộng huyễn nhưng tại sao trãi qua biết bao đời chư Phật, nó cứ còn diễn biến mãi mà không biến mất?

ha ha ha[smile]

(1) Năng Minh Sở Minh ---> TRẦN CẤU ... NHIỂM Ô [smile]

tại vì người ta nghĩ là người ta biết đó [smile] ... nhưng người ta CỨ BIẾT SAI [smile]

Thật ra, tánh giác vốn tự sáng suốt, chứ không phải nhờ được soi sáng mới sáng,
–có nghĩa, tánh giác không phải là cái “sở minh”.

Do vọng tưởng phân biệt mà tánh giác trở thành cái “sở minh”. Do cái “sở minh” đã hư vọng lập nên mà sinh khởi cái “năng minh” hƣ vọng nơi thầy.

Do “năng minh” huvọng mà trong thể tánh vốn không đồng không khác, bỗng khởi dậy thành khác; khác với cái khác đã thành kia, do đối lại với cái khác ấy mà lập nên cái đồng; khi cái đồng, cái khác đã phát hiện rõ ràng, thì lại nhân đó mà lập ra cái không đồng không khác.

Cứ như thế mà rối loạn, ---> đối đãi nhau mà sinh ra suy lƣờng phân biệt.

Sự suy lường phân biệt cứ tiếp tục không dừng ---> , từ đó mà phát sinh niệm nhiễm trước trần cấu,
tự làm vẩn đục nhau, dẫn đến phát sinh biết bao trần lao phiền não.

Dấy động --> thì thành thế giới;

tĩnh lặng
---> thì thành hư không. - Kinh Thủ Lăng Nghiêm

ờ mà đúng hông? [smile]
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
669
Điểm tương tác
610
Điểm
93
ha ha ha[smile]

(1) Năng Minh Sở Minh ---> TRẦN CẤU ... NHIỂM Ô [smile]

tại vì người ta nghĩ là người ta biết đó [smile] ... nhưng người ta CỨ BIẾT SAI [smile]

Thật ra, tánh giác vốn tự sáng suốt, chứ không phải nhờ được soi sáng mới sáng,
–có nghĩa, tánh giác không phải là cái “sở minh”.

Do vọng tưởng phân biệt mà tánh giác trở thành cái “sở minh”. Do cái “sở minh” đã hư vọng lập nên mà sinh khởi cái “năng minh” hƣ vọng nơi thầy.

Do “năng minh” huvọng mà trong thể tánh vốn không đồng không khác, bỗng khởi dậy thành khác; khác với cái khác đã thành kia, do đối lại với cái khác ấy mà lập nên cái đồng; khi cái đồng, cái khác đã phát hiện rõ ràng, thì lại nhân đó mà lập ra cái không đồng không khác.

Cứ như thế mà rối loạn, ---> đối đãi nhau mà sinh ra suy lƣờng phân biệt.

Sự suy lường phân biệt cứ tiếp tục không dừng ---> , từ đó mà phát sinh niệm nhiễm trước trần cấu,
tự làm vẩn đục nhau, dẫn đến phát sinh biết bao trần lao phiền não.

Dấy động --> thì thành thế giới;

tĩnh lặng
---> thì thành hư không. - Kinh Thủ Lăng Nghiêm

ờ mà đúng hông? [smile]
1705131164423.jpg

Ờ .... đúng
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Mô Phật. Do còn Vô minh nên còn mộng huyễn mà vũ trụ chưa biến mất.
Kính Thầy, là vô minh của ai? Khi Thày thành Phật rồi thì vũ trụ pháp giới này vẫn tiếp diễn? Mong thầy nói chi tiết hơn.
 
Last edited:

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
ha ha ha[smile]

(1) Năng Minh Sở Minh ---> TRẦN CẤU ... NHIỂM Ô [smile]

tại vì người ta nghĩ là người ta biết đó [smile] ... nhưng người ta CỨ BIẾT SAI [smile]

Thật ra, tánh giác vốn tự sáng suốt, chứ không phải nhờ được soi sáng mới sáng,
–có nghĩa, tánh giác không phải là cái “sở minh”.

Do vọng tưởng phân biệt mà tánh giác trở thành cái “sở minh”. Do cái “sở minh” đã hư vọng lập nên mà sinh khởi cái “năng minh” hƣ vọng nơi thầy.

Do “năng minh” huvọng mà trong thể tánh vốn không đồng không khác, bỗng khởi dậy thành khác; khác với cái khác đã thành kia, do đối lại với cái khác ấy mà lập nên cái đồng; khi cái đồng, cái khác đã phát hiện rõ ràng, thì lại nhân đó mà lập ra cái không đồng không khác.

Cứ như thế mà rối loạn, ---> đối đãi nhau mà sinh ra suy lƣờng phân biệt.

Sự suy lường phân biệt cứ tiếp tục không dừng ---> , từ đó mà phát sinh niệm nhiễm trước trần cấu,
tự làm vẩn đục nhau, dẫn đến phát sinh biết bao trần lao phiền não.

Dấy động --> thì thành thế giới;

tĩnh lặng
---> thì thành hư không. - Kinh Thủ Lăng Nghiêm

ờ mà đúng hông? [smile]
Có vẻ như bạn vẫn chưa trả lời rõ lắm.
Bây giờ, giả sử như bạn thành Phật rồi thì vũ trụ thế giới này vẫn cứ tiếp tục xoay vần và mãi mãi không có hồi kết. Như vậy là nguyên do gì?
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,098
Điểm tương tác
690
Điểm
113
Kính Thầy, VNBN muốn hỏi thêm: vũ trụ pháp giới mộng huyễn nhưng tại sao trãi qua biết bao đời chư Phật, nó cứ còn diễn biến mãi mà không biến mất?

Hê hê,

Kinh Duy ma cật sở thuyết, với Xá lợi phật thì là gò nỗng; với chư Bồ tát thì là Tịnh thổ. Không có pháp giơi gì gọi là còn cũng không có pháp giới gì gọi là mất

Trừng Hải
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Hê hê,

Kinh Duy ma cật sở thuyết, với Xá lợi phật thì là gò nỗng; với chư Bồ tát thì là Tịnh thổ. Không có pháp giơi gì gọi là còn cũng không có pháp giới gì gọi là mất

Trừng Hải
Ý VNBN tại sao các hiện tượng đó sao cứ trùng trùng duyên khởi mà không bao giờ chấm dứt?
Bác xem đó là một định đề thừa nhận hay một cảm quan lăng kính?
 

An Long

Registered
Phật tử
Tham gia
3 Thg 11 2021
Bài viết
1,429
Điểm tương tác
172
Điểm
63
Địa chỉ
Nam Định .Việt Nam
Hê hê,

Kinh Duy ma cật sở thuyết, với Xá lợi phật thì là gò nỗng; với chư Bồ tát thì là Tịnh thổ. Không có pháp giơi gì gọi là còn cũng không có pháp giới gì gọi là mất

Trừng Hải
Ý VNBN tại sao các hiện tượng đó sao cứ trùng trùng duyên khởi mà không bao giờ chấm dứt?
Bác xem đó là một định đề thừa nhận hay một cảm quan lăng kính?
Theo Mình :
-Bác Trừng Hải Nói ĐÓ LÀ SỰ CHÂN THẬT =THẬT TƯỚNG CỦA VŨ TRỤ !
-Còn Cái " THẤY "---> Tùy Theo Nghiệp Lực Của Mỗi Chúng Hữu Tình Khi Còn VÔ MINH Hay Đã GIẢI TRỪ VÔ MINH.
Cũng Như Phật Đã Thuyết : Cũng Là Sông Hằng Mà Loài Người Thấy Là Nước Mà Các Chúng Sanh Loài Ngạ Quỷ Thấy Là Lửa .
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
669
Điểm tương tác
610
Điểm
93
Kính Thầy, là vô minh của ai? Khi Thày thành Phật rồi thì vũ trụ pháp giới này vẫn tiếp diễn? Mong thầy nói chi tiết hơn.
Kiến văn như huyễn uế,
Tam giới nhược không hoa.
Văn phục ế căn trừ,
Trần tiêu giác viên tịnh.

Thấy nghe như huyễn mộng
Ba cõi như không hoa
Điều phục tâm tan mộng
Sạch bụi trời trong xanh
pháp thân.png
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Theo Mình :
-Bác Trừng Hải Nói ĐÓ LÀ SỰ CHÂN THẬT =THẬT TƯỚNG CỦA VŨ TRỤ !
-Còn Cái " THẤY "---> Tùy Theo Nghiệp Lực Của Mỗi Chúng Hữu Tình Khi Còn VÔ MINH Hay Đã GIẢI TRỪ VÔ MINH.
Cũng Như Phật Đã Thuyết : Cũng Là Sông Hằng Mà Loài Người Thấy Là Nước Mà Các Chúng Sanh Loài Ngạ Quỷ Thấy Là Lửa .
Không có pháp nào gọi là còn hay mất. VNBN biết.
Nhưng câu hỏi đặt ra không phải hỏi về tính còn hay mất, mà hỏi về tại sao các pháp tiếp diễn không ngừng, không có khởi đầu không có kết thúc?
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Kiến văn như huyễn uế,
Tam giới nhược không hoa.
Văn phục ế căn trừ,
Trần tiêu giác viên tịnh.

Thấy nghe như huyễn mộng
Ba cõi như không hoa
Điều phục tâm tan mộng
Sạch bụi trời trong xanh
View attachment 8469
Kính Thầy, đó là đối với cá nhân mình thôi.
Dù khi ta thành Phật rồi thì vũ trụ pháp giới này nó cứ vận hành như xưa nay không có mở đầu, không có kết thúc. Theo Thầy thì tại sao?
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Bên trên