dieuduc

Cùng nhau trao đổi về Tiểu Thừa và Đại Thừa

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Tiền-bối Nguyên-Chiếu kính !

Ban ĐHV ko có ý kiến cũng được, nhưng câu Thanks cũng chẳng thấy, làm các thành viên trao đổi ko biết đúng hay sai nữa, hay là câu hỏi của mình chẳng ai quan tâm........

" Phàm xuất ngôn, tiên vi tín "
(sưu tầm trong phim Hong-Kong)

Trước tiên là Vi-tín của bangtam bị trở ngại, thường thì nó không có hiện lên chữ Thanks , vậy thì biết làm sao khi bangtam muốn xuất ngôn. Còn dấu thì có khi gõ được, có khi không đó tiền-bối. Xin tiền-bối đừng trách chi bangtam tội nghiệp.
hihi!

Kính
bangtam
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
5/5/14
Bài viết
993
Điểm tương tác
392
Điểm
83
Tiền-bối Nguyên-Chiếu kính !



" Phàm xuất ngôn, tiên vi tín "
(sưu tầm trong phim Hong-Kong)

Trước tiên là Vi-tín của bangtam bị trở ngại, thường thì nó không có hiện lên chữ Thanks , vậy thì biết làm sao khi bangtam muốn xuất ngôn. Còn dấu thì có khi gõ được, có khi không đó tiền-bối. Xin tiền-bối đừng trách chi bangtam tội nghiệp.
hihi!

Kính
bangtam

hề hề hề ..........nếu do Vi Tín thì Bangtam nên tậu cái mới cho rồi, bây giờ rẻ lém, hỏng tốn bao nhiêu tiền đâu. Bangtam học Phật mà tiết kiệm thì ko đựợc đâu nhé, phải làm từ thiện bớt cho các công ty Vi tín để lấy chút phước nữa chứ hè....hề hề hề

Thân
 
H

huonglinh

Guest
....

HÀ HÀ HÀ , cái câu nói này nó nghe quen quen

Chào bạn huonglinh,

Rất vui khi làm quen với bạn.

Thứ hai : Bạn có hiểu câu nói :Nhiệt tình + Vô Minh( thiếu Hiểu - Biết ) = Phá Hoại ko ? Nó được áp dụng trong trường hợp nào ko ?

Mong bạn hồi âm sớm.

Thân

Nguyên Chiếu có phải là cái chiếu mà không ai thèm nằm nên nó mới nguyên vẹn trở thành Nguyên Chiếu phải không? Hãy cuộn tròn trong chiếc chiếu nguyên vẹn của mình mà ngủ cho kỹ, kẻo muỗi a-nô-phen nó đốt cho thì vào viện không kịp đâu
 

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28/4/14
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63

Nguyên Chiếu có phải là cái chiếu mà không ai thèm nằm nên nó mới nguyên vẹn trở thành Nguyên Chiếu phải không? Hãy cuộn tròn trong chiếc chiếu nguyên vẹn của mình mà ngủ cho kỹ, kẻo muỗi a-nô-phen nó đốt cho thì vào viện không kịp đâu

Xin BĐH xem xét dùng nick Huonglinh này có phải là Hoailinh quay trở lại dưới cái tên khác không ? Vì Từ Từ thấy nick HuongLinh này viết 8 bài thì hầu như đều là cái kiểu cách ngôn từ của Hoailinh mà thôi. Châm biến, chọc phá, đan xen sỉ nhục... Xin đính chính giúp Từ Từ để Từ Từ biết đang nói chuyện với ai...

Đối với Từ Từ: Nút Thanks là: Quan Tâm, và Tán Dương Bài Viết đó.
 

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28/4/14
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63

cái sự đời mau thăng quan tiến chức thì mau chán lắm. tôi có cái cảm giác bạn như cái radio của ông già đãng trí mở mà quên tắt, nhưng cũng gần như sắp hết pin thì phải? được cái là cùng tần số với mấy vị quản gia nên cũng có phần tương ứng hề hề..

Thật sự tôi quá già so với những gì huonglinh nói. Nói toàn trên trời cao , tần số âm thanh cũng như sóng tư duy của Từ Từ không giải mã hết được những ngôn từ huonglinh nói.

Đọc vào chỉ thấy hại não :eek:nion49:
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Kính tiền-bối Nguyên-Chiếu!
hề hề hề ..........nếu do Vi Tín thì Bangtam nên tậu cái mới cho rồi, bây giờ rẻ lém, hỏng tốn bao nhiêu tiền đâu. Bangtam học Phật mà tiết kiệm thì ko đựợc đâu nhé, phải làm từ thiện bớt cho các công ty Vi tín để lấy chút phước nữa chứ hè....hề hề hề
Dạ, rẽ thì rẽ, nhưng bangtam không có tiền, cho nên : Tậu Vi-tín - lực bất tòng .

"Nhân giả hy - Vật thoại nhiễu ? " (sưu tầm trong phim Bao-Công)
Không người tốt - sao mượn tiền (làm phiền) !?.
hihi!

Kính
bangtam
 

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
5/5/14
Bài viết
993
Điểm tương tác
392
Điểm
83

Nguyên Chiếu có phải là cái chiếu mà không ai thèm nằm nên nó mới nguyên vẹn trở thành Nguyên Chiếu phải không? Hãy cuộn tròn trong chiếc chiếu nguyên vẹn của mình mà ngủ cho kỹ, kẻo muỗi a-nô-phen nó đốt cho thì vào viện không kịp đâu

Chào bạn huonglinh,

Để bạn giải thích giùm chữ Nguyên Chiếu cho bồ nghe nè:

Nguyên là nguyên si, nguyên cái cũ, nguyên người cũ, nguyên bản tính cũ.......

Chiếu là tìm, thấy .....

Vậy Nguyên Chiếu là Tìm thấy được những con người cũ, với tính cách cũ..,,,,,mà chẳng có gì mới hết gọi là Nguyên Chiếu.( tạm gọi là Công An )

hề hề hề
:hot over you:
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26/10/06
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Kính thưa tòan thể D/Đ !
Các vị tham gia đóng góp về chủ đề này nhưng các vị đã đi quá xa rồi, Phật trong các vị đã nhập diệt rồi, Pháp trong các vị đã "Mạt" rồi, và Tăng trong các vị đã cởi Y "Như Lai" chuẩn bị thôi với chưởng rồi.

Thưa, thuở ban đầu CT học và tu theo giáo lý Bắc truyền, nôm na gọi là Đại Thừa, sau khỏang thời gian dài tính tới nay hơn 20 năm từ khi thọ năm giới cư sỉ. Lúc ấy, rất ấn tượng không tốt về Phật Giáo Nguyên Thủy mà "con Phật" Đại thừa cho đó là Tiểu Thừa, cổ xe nhỏ đi một mình, là hạng "tiêu nha bại chủng" chết mầm thối mộng.
Tới nay, thấy lại mình đã lầm.
Vì Phật giáo Nguyên thủy là con đường tự giác, không mê tín. Trong kinh Pháp Cú, Đức Phật dạy rằng: “Các con hãy tự thắp đuốc lên mà đi! Các con hãy lấy Pháp của ta làm đuốc! Hãy theo Pháp của ta mà tu giải thoát! Đừng tìm sự giải thoát ở một kẻ nào khác, đừng tìm sự giải thoát ở một nơi nào khác, ngoài các con”.
Ngược lại, Đại thừa bây giờ, ở phạm vi, góc độ nào đó, xem đức tin là quan trọng bằng cách đưa ra một loạt các vị Thánh, các vị Bồ-tát, các Chư Phật có khả năng cứu rỗi chúng sinh. Lầm ở đây là lầm sự đánh giá quá ư chủ quan về Phật Giáo Nguyên Thủy lại cho là Tiểu Thừa.
Chúng ta nên có cái nhìn "đúng như là..." đó là chánh kiến. Đừng vẻ vời thêm thắt, cũng đừng tránh mắt không nhìn, nó là nó, là "như thị".
Trong trang web của Lê Sỉ Minh Tùng lập luận rất logic và khá nhiều bài khác liên quan. Đây là Chánh Tư Duy. Như bài dưới đây:

Trong Kinh Pháp Hoa, phẩm Dược Vương Bồ Tát Bổn Sự dạy rằng:
“Cúng dường xong, Bồ-tát Hỷ Kiến xuất định và tự nói trong lòng: “ Tuy ta đã dùng thần lực cúng dường Phật, nhưng sao bằng lấy thân cúng dường”. Bồ-tát liền uống các chất thơm, kế uống dầu làm bằng các thứ hoa thơm mãn 1,200 năm,
rồi lấy dầu thơm thoa thân, dùng áo báu cõi trời quấn mình trước đức Phật Tịnh Minh Đức, rưới các thứ dầu thơm lên áo và dùng sức nguyện thần thông mà tự đốt thân. Ánh sáng tỏa soi 80 ức hằng sa thế giới. Trong ánh sáng ấy, chư Phật đồng thời đều khen: “ Lành thay ! Lành thay ! Như vậy mới thật là tinh tấn, mới thật là cúng dường Pháp. Các lối cúng dường khác bằng hương hoa, chuỗi ngọc… đều chẳng bằng, thậm chí đem cả một nước thành quách, vợ con mà bố thí cũng chẳng bằng. Trong các lối bố thí, bố thí thân là bậc nhất”.
Nói xong, chư Phật im lặng. Lửa thân Bồ-tát cháy trót 1,200 năm mới tắt.”
Tuy đã cúng dường hương hoa cho Phật rồi mà Bồ Tát Hỷ Kiến vẫn chưa mãn nguyện, ngài liền ướp các loại dầu thơm rồi châm lửa đốt thân để cúng dường Phật. Ánh sáng cháy phát ra tỏa khắp 80 ức hằng sa thế giới và được chư Phật mười phương ngợi khen. Trong Phật giáo có hai loại bố thí là ngoại tài và nội tài. Bố thí ngoại tài là biếu tặng những thứ như tiền bạc, nhà cửa, xe cộ, áo quần, cơm ăn, nước uống…Tuy giá trị, nhưng bố thí ngoại tài có giới hạn nên phước báu cũng giới hạn. Bố thí nội tài là hiến máu, cho xương tủy (bone marrow), cho thận, tim, gan hay bất cứ bộ phận nào trong thân thể hay toàn thân thể của mình cho
kẻ khác. Thứ bố thí này tương đối khó làm và ít người muốn làm nên có giá trị cao quý hơn. Nhưng quan trọng nhất của người bố thí là có phước đức và công đức. Nếu bố thí với mục đích chỉ muốn san sẻ cho những kẻ thiếu may mắn để an ủi những mảnh đời bất hạnh khác thì họ chỉ có phước đức hữu lậu. Cao hơn nữa bố thí là một pháp môn tu học để đoạn trừ lòng tham, tính ích kỷ của mình thì người đó sẽ có công đức vô lậu và đây là những hành trang cần thiết đưa họ đến chỗ giải thoát. Ngày xưa Đức Phật vào các tầng thiền định và thiền tuệ thì Ngài nhận chân rằng vì con người sống đầy trong tham lam, sân hận và si mê cho nên họ bị ba loại phiền não này chế ngự mà phải chịu khổ não triền miên. Do vậy, khi thành lập Tăng đoàn, Đức Phật gọi tất cả người xuất gia là “Tỳ khưu” (Bhikkhu) tức là khất sĩ. Khất sĩ không nhất thiết chỉ là người khất thực mà phải là người thấy được sự nguy hiểm của tham ái trong luân hồi. Khất sĩ là người thật sự buông bỏ vì thế từ Đức Phật đến 1250 vị A la hán khác đều là khất sĩ và họ chỉ có duy nhất tam y nhất bát. Cuộc sống của người giác ngộ rất đơn giản, thanh thản và được thể hiện bằng:
Nhất bát thiên gia phạn
Cô thân vạn lý du
Kỳ vi sanh tử sự
Giáo hóa độ xuân thu
Nghĩa là:
Một bát cơm ngàn nhà
Thân chơi muôn dặm xa
Mắt xanh xem trần thế
Mây trắng hỏi đường qua.
Khi các giác quan tiếp xúc với cuộc đời thì tham lam, sân hận và si mê khởi dậy, hủy diệt tâm hồn tốt đẹp của chúng ta tạo thành những trận cuồng phong làm cho cuộc sống chao đảo chông chênh, mất hạnh phúc. Khi lòng tham ái phát khởi, tính sân hận bùng lên khiến tâm con người thiếu sáng suốt mà có ngôn ngữ sai lầm, hành động bất chính. Thậm chí khi chạy theo si mê thì chúng ta thấy thiện thành ác, ác thành ra thiện, xấu thành tốt và tốt thành xấu. Vì thế dựa theo tinh thần Phật giáo, thiện là những tư tưởng, lời nói hay hành động không chạy theo tham, sân, si. Ngược lại là ác.
Tại sao đốt thân để cúng dường Phật thì công đức vô lượng bất khả tư nghì?
Phải hiểu rằng Phật là đấng đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả nên không có một vị Phật nào ngồi đó nhìn bất cứ ai đốt thân mình để cúng dường cho chư Phật mà không ngăn cản cho đến khi thân xác cháy thành tro rồi phát lời tán thán khen ngợi. Vậy ý kinh như thế nào? Dựa theo tinh thần Pháp Hoa là khi hành giả “nhập” Tri Kiến Phật thì người đó phải có đủ trí tuệ để phá ngũ uẩn mà sắc uẩn tức là thân xác của con người. Có phá được sắc uẩn thì mới hy vọng phá được thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn. Vì vậy đốt thân để cúng dường Phật là phá sắc uẩn rồi tiếp tục phá luôn các uẫn còn lại để tiến thẳng về quả vị Vô thượng Chánh Đẳng Chánh giác tức là thành Phật chớ không phải đốt cái xác thân tứ đại. Đốt thân là để xả kiến chấp Ngã nơi thân sắc uẩn nên không còn xem thân này là Ta hay là của Ta nữa. Thân xác tức là sắc uẩn là do tứ đại kếp hợp mà thành cho nên sắc uẩn không có tự thể, không phải là Ta hay là của Ta mà là của tứ đại thiên nhiên vì thế nếu không chấp Ngã thì mọi tương quan đến thân như thất tình, lục dục, tham-sân-si, mạn, nghi sẽ không có cơ hội phát tác. Vì thế đối với người giác ngộ thì thân thể là thân thể chớ không phải là thân thể của Ta nghĩa là mọi biến hành của thân như đi, đứng, nằm, ngồi, ăn, nói, nghe…là do sự vận hành của ngũ uẩn mà có chớ tuyệt đối không phải là Ta đi, Ta đứng, Ta nói, Ta nghe…Bởi do không có tự Ngã nên người giác ngộ không còn dính mắc, bám vúi, chấp thủ khiến cho cuộc sống hoàn toàn thanh tịnh, tự tại Niết bàn. Ngược lại phàm nhân thì chấp thân này thật sự là Ta, là của Ta bởi do cha mẹ Ta sinh ra cho nên càng chấp, càng bám vúi vào nó thì càng khổ, càng lo thậm chí đến khi nắp hòm đóng lại rồi mà vẫn còn lo chuyện của Ta và của thế gian.
Tại sao lửa cháy đến 1,200 năm mới tắt?
Thứ nhất 1,200 năm là thời gian rất dài đối với thế giới con người, thế thì trên thế gian này đâu có vật gì cháy lâu đến như thế ngoại trừ mặt trời. Nhưng ở đây, ẩn ý của kinh là con người đã trải qua bao nhiêu kiếp sống cho nên tập khí, bản ngã đã ăn sâu tận trong đáy lòng khó mà dứt bỏ vì thế người tu đạo cần thời gian rất dài để từ từ diệt cái bản ngã đó. Thứ nhì con số 12 là biểu trưng cho sự thanh tịnh của người giải thoát bởi vì sáu căn tuy có tiếp xúc với sáu trần (6+6=12) nhưng tâm không hề bị ô nhiễm, không dính mắc, tham đắm nghĩa là đối cảnh mà vẫn vô tâm. Nói cách khác người giác ngộ thì mắt thấy sắc mà không bị sắc mê
hoặc, tai nghe âm thanh mà không bị tiếng khen, chê thị phi phải quấy chi phối…nghĩa là kiến sắc phi can sắc, văn thanh bất nhiễm thanh thì người đó được tự tại, liễu liễu thường minh, như như bất động.
Thế thì ngộ đạo hay giải ngộ tức là kiến tánh dựa theo Phật giáo Đại thừa chỉ là bước đầu trong tiến trình tu Phật. Kinh Pháp Hoa xác định rằng “Khai, thị, ngộ, nhập Tri Kiến Phật” nghĩa là “ngộ” rồi mới tinh tấn tiếp tục tiến tu đến khi “nhập” mới thôi. Vì thế “đốn ngộ” hay “kiến tánh” đã là rất khó, nhưng nó mới chỉ là Chánh kiến trong Bát Chánh Đạo mà “thâm nhập” tức là “thực hành” cho đến khi liễu ngộ tức là chứng ngộ thì mới được hoàn toàn giải thoát sinh tử luân hồi.
Tâm kinh dạy rằng “Ngũ uẩn giai không” nên sắc thân tuy có mà thực chất nó là không nên tâm không còn dính mắc nó là Ta hay là Của Ta. Tấm thân tứ đại do cha mẹ sinh ra là huyễn, tuy có nhưng thật chất vẫn là không nên người nhập Tri Kiến Phật không chấp thân là của Ta nên không quý trọng thân và không làm nô lệ cho thân mà chỉ dùng thân như là chiếc thuyền để sang sông và dùng thân để làm lợi ích cho mọi người. Biết và thực hành như vậy là đốt thân để cúng dường chư Phật. Nên nhớ, không có kinh điển Phật giáo nào dạy chúng sinh phải đốt thân để cúng dường cho Phật vì chư Phật đâu cần những thứ này mà thâm ý của đốt thân là diệt sắc uẫn với mục đích phá chấp ngã về thân.
Nói cách khác thân là tiêu biểu cho bản ngã vì bất cứ ai sống trong thế gian này cũng đều chấp ngã. Nhưng một khi chấp bản ngã thì thấy người khác không phải là ta thì nhân tướng nổi lên và sau đó chúng sinh tướng và thọ giả tướng liên tục tiếp nối phát khởi làm cho cuộc sống đầy sóng gió khổ đau. Người nào chấp về bản ngã nặng thì dễ bị tổn thương tự ái. Nếu tự ái đúng chỗ, đúng lúc thì con người trở thành tự trọng nên tránh những điều sai trái vì làm sai sẽ khiến họ xấu hổ. Ngược lại nếu tự ái không đúng chỗ thì trở thành cố chấp nên dễ giận hờn, bắt bẻ, khó chịu bởi vì bất cứ hành động hay lời nói nào của ai thì họ cũng cho là trái ý Ta và trái ý của Ta.
Vì thế một khi đã thực sự nhận biết rốt ráo rõ ràng rằng trong ta không hề có “Cái Ta” hay “Cái của Ta” thì lúc đó hành giả sẽ khám phá một Chân lý tuyệt vời độc nhất vô nhị, là tinh hoa cốt tủy của Phật giáo mà ngày xưa chính Đức Phật đã chứng dưới cội Bồ Đề là Chân lý Vô Ngã. Đây chính là trí tuệ tột cùng rốt ráo mà kinh điển Đại thừa gọi là trí tuệ Bát Nhã.
Tuy căn bản của phiền não là Kiến hoặc, Tư hoặc, nhưng cái gốc để tạo ra những phiền não đó chính là chấp Ngã. Vì thế nếu diệt được chấp Ngã thì tất cả vô minh phiền não cũng tan biến.
Sau đó, Kinh Pháp Hoa dạy rằng:
“Cúng dường Pháp xong và sau khi mạng chung, Bồ-tát Hỉ Kiến phục sanh trong nước Phật Tịnh Minh Đức, tại nhà vua Tịnh Đức, phục sanh một cách bỗng nhiên, trong trạng thái ngồi kiết già.”
Vậy thế nào là phục sinh dựa theo tinh thần Phật giáo?
Đốt thân chết đi để rồi phục sinh trở lại không có nghĩa là Bồ Tát Hỷ Kiến tự thiêu chết đi rồi sau đó tái sinh vào làm con vua Tịnh Đức. Mà đốt ở đây là xóa đi, hóa giải hết những căn bản bất thiện trong tâm chớ không có đốt thật. Trong Phật giáo có hai loại sinh tử:
1)Phần đoạn sinh tử tức là chết thật nghĩa là đời này chết đi rồi tái sinh sang đời kế tiếp.
2)Bất tư nghì biến dịch sanh tử: nghĩa là đốt chết thân này rồi liền phục sanh sang thân khác.
Vì thế chết mà kinh muốn nói ở đây không phải là chết thật mà đốt chết rồi sinh trở lại liền. Đó là bất tư nghì biến dịch sanh tử nghĩa là đốt chết tất cả những thói hư tật xấu, những căn bản tham, sân, si, những những giai đoạn làm ác xấu, những chấp ngã chấp pháp làm ô nhiễm tâm thức của con người. Bây giờ thấu biết chân lý nên không đi vào con đường củ nữa, không sa vào hố tội lỗi đau thương mà sống đời sống mới lương thiện hơn, trong sáng hơn, thánh thiện hơn thì chính mình đã sống lại tức là phục sinh. Quá khứ không tốt đẹp nên đốt đi tức là chết để chuyển sang đời sống hiện tại thanh cao thánh thiện hơn tức là phục sinh vậy.
Kinh điển Phật giáo Đại thừa thường diễn tả những cảnh giới hiện tượng, nhưng đừng nghĩ đây là cảnh thật hay là ảo tưởng mà nó chỉ dùng để diễn giải một triết lý ở bên trong tức là “văn dĩ tải đạo”. Đó là Tứ Tất Đàn tức là bốn phạm trù mà Đức Phật dùng để hóa đạo khắp chúng sinh.
Thí dụ: Nàng Vương Thúy Kiều ngày xưa sau khi thoát khỏi lầu xanh đã về ở với Thúc Sinh suốt 1 năm ròng và vẫn luôn khuyên Thúc Sinh về thăm vợ cả Hoạn Thư. Họ vẫn chưa có con chung sau nhiều năm sống cùng nhau. Sau chuyến đi thăm và quay trở lại gặp Kiều, Thúc Sinh không ngờ rằng Hoạn Thư đã sai gia nhân
đi tắt đường biển để bắt Thúy Kiều về tra hỏi. Thúy Kiều bị tưới thuốc mê bắt mang đi trong khi đó mọi người trong nhà cứ ngỡ cô bị chết cháy sau trận hỏa hoạn. Kiều trở thành thị tỳ (con ở) nhà Hoạn Thư với cái tên là Hoa Nô. Lúc Thúc Sinh về nhà, nhìn thấy Thúy Kiều bị bắt ra chào mình, "phách lạc hồn xiêu", chàng nhận ra rằng mình bị mắc lừa vợ cả. Hoạn Thư đã bắt Kiều phải hầu hạ, đánh đàn cho bữa tiệc của hai vợ chồng. Đánh đàn mà tâm trạng của Kiều đau đớn:
Bốn dây như khóc như than
Khiến người trong tiệc cũng tan nát lòng
Cũng trong một tiếng tơ đồng
Người ngoài cười nụ, người trong khóc thầm
Thế rồi, do thấy Kiều khóc nhiều, Hoạn Thư bảo Thúc Sinh tra khảo vì lý do gì. Thúy Kiều viết tờ khai nói rằng vì cha bị oan khiên, phải bán mình và bị lừa vào lầu xanh, sau đó có người chuộc ra làm vợ, rồi chồng đi vắng, nàng bị bắt đưa vào cửa nhà quan... rất tủi nhục, bây giờ chỉ mong được vào chùa tu cho thoát nợ trần. Đọc tờ khai xong, Hoạn Thư đồng ý cho Hoa Nô vào Quan Âm các sau vườn để tu hành.
Sẵn Quan Âm các vuờn ta
Có cây trăm thước, có hoa bốn mùa
Có cổ thụ, có sơn hồ
Cho nàng ra đó giữ chùa tụng kinh
Tâng tâng, trời mới bình minh
Hương hoa, ngũ cúng, sắm sanh lễ thường
Đưa nàng đến trước Phật đường
Tam quy, ngũ giới, cho nàng xuất gia
Áo xanh đổi lấy cà sa
Pháp danh lại đổi tên ra Trạc Tuyền.
………
Cho hay giọt nước cành dương
Lửa lòng tưới tắt mọi đường trần duyên.

Vào thời điểm này, nàng Thúy Kiều cũng đốt thân ô trược, đốt cháy hết những đau thương, vết nhơ của cuộc đời và phục sinh trở thành người tu sĩ, sống đời thanh cao, dùng nước cành dương tưới tắt mọi tan thương, đau khổ, phiền muộn trước kia.
Thế là:
“Cổi thanh y con xin khoát áo nâu sòng
Xin Đức Phật nhận con làm đệ tử
Vương Thúy Kiều đã chết rồi trong ô trược
Pháp danh Trạc Tuyền con xin đổi từ đây”.
Như vậy Thúy Kiều đâu có chết thật mà chỉ chết cái ô trược, cái dơ bẩn lúc còn ở trong thanh lâu, cái đau khổ lúc làm nô lệ và cái tủi hờn khi làm vợ thứ cho người. Cũng Thúy Kiều đó, nhưng bây giờ nàng sống với cuộc đời mới, thánh thiện hơn nên gọi là phục sinh. Do đó trong cuộc sống hằng ngày, con người cần phải phục sinh. Càng phục sinh nhiều thì càng trở về sống với bổn giác thanh tịnh thanh khiết của mình. Vì vậy chúng sinh đừng sợ chết, cứ cho nó chết, chết cho hết những thứ ô trược, những thứ tham đắm dục tình, chết cho hết phiền não khổ đau để phục sinh trở về với con người đạo đức nhân bản, với cuộc sống thanh cao thanh tịnh, với suối nguồn an lạc tự tại trong tâm hồn.
Những gì Đức Phật dạy phát xuất từ đời sống kinh nghiệm và chứng đắc của bản thân vì thế Ngài dạy chúng sinh những ý chí sắc đá, trí tuệ cao siêu, đức sống vị tha, sự thoát ly và đặc biệt là sống đời gương mẫu làm lợi ích cho mình, cho người. Con người vĩ đại đó, tấm lòng đại từ đại bi đại trí tuệ đó, phương pháp giáo dục siêu việt đó của Đức Phật đã làm cho thế giới kính phục Ngài như một đạo sư
siêu việt nhất trong lịch sử nhân loại. Đạo Phật là đạo thực hành nên Đức Phật không dạy chúng sinh những giáo lý ảo tưởng, hoang đường mà Ngài dạy những phương trình, những công thức rất thực dụng để chúng sinh tùy theo căn cơ, sở nguyện của mỗi người mà áp dụng để có thực chứng. Càng loại bỏ các lậu hoặc, các tập khí thì con người càng gần với an lạc, thanh tịnh mà không cần phải cầu nguyện, cúng tế chi cả.


Trong những bài viết của tôi gần đây, có nói về "tha lực", đấy là nói về những vị Đại Bồ Tát. Khi người nông dân làm ruộng thì phải có cái cuốc, cái cuốc là "tha lực", cái cuốc là Bồ Tát của nông dân, nói rộng ra thêm thì người nông dân thời nay cần có máy cày, máy kéo, máy liên hợp..., những cái máy đó là những "vị Bồ Tát" của nông dân. Nhưng nhân vật chính là "Nông Dân" chứ không phải máy móc đó. Đây chính là yếu tố "Tự Giác" chứ không gì khác.
Đại Thừa, ở khoảng nào đó, cố ý biến những vị Đại Bồ Tát thành nhân vật chính, tạo ra nào cúng kiến, cầu an, cầu siêu, siêu độ vong linh.
Ngày xưa, khi Phật còn tại thế, chính Phật cũng không cầu an cho ai, không cầu siêu cho vong linh nào. Nhưng có một lần, vị trưởng giả đến xin Phật Cầu An, Phật nói: Điều này Ta không làm, nhưng tiền kiếp Ta đã từng làm. Nếu muốn cầu an thì hảy về thả hết những con vật mà Ngươi dự định tế lể. Ta sẻ làm.

Cãm ơn (những) cơ hội đến với ta.
Thuận cảnh nghịch cảnh đều là ân nhân.​

Kính !
 

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28/4/14
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
Về cái chủ đề là đã có tính chất''gà nhà bôi mặt đá nhau'' rồi ?

Kế đến thành viên mà như thế này sao..!

Ai là người không có lỗi, nói đi ?

Tôi nói cái không tốt của huonglinh hoay hoailinh ở đây là dùng câu từ nặng nề chỉ trích, châm chọc, mỉa mai nhau. Và điều này hầu như các thành viên điều biết.
Từ khi tôi qua đây, nick Cầu Pháp này chưa hề xuất hiện viết bài, nay lại vì huonglinh mà nói giúp lời, thật là lạ...
 

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28/4/14
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
Nhân tiện bài viết vửa trên của Chiếu Thanh, Từ Từ xin thưa với các vị tham gia viết bài:

Bài trên tuy dài nhưng nhiều cảm xúc, và Chiếu Thanh có thể vì Từ Từ mà sửa lại bài viết trên ở chổ: Cái nào là Chiếu Thanh tự viết thì màu khác, copy bài ở trang web khác qua thì màu khác được không? Để Từ Từ đọc được biết đâu là Chiếu Thanh nói, đâu là của người khác, đâu là kể lại... Xin cảm ơn nha!
 
H

huonglinh

Guest
....

Chào bạn huonglinh,

Để bạn giải thích giùm chữ Nguyên Chiếu cho bồ nghe nè:

Nguyên là nguyên si, nguyên cái cũ, nguyên người cũ, nguyên bản tính cũ.......

Chiếu là tìm, thấy .....

Vậy Nguyên Chiếu là Tìm thấy được những con người cũ, với tính cách cũ..,,,,,mà chẳng có gì mới hết gọi là Nguyên Chiếu.( tạm gọi là Công An )

hề hề hề
:hot over you:

Xem ra lại phải đào mồ mấy thằng cách mạng ( Cũ - mới ) tra hỏi một phen rồi. hề hề
Nhưng mà thôi nói một câu cho ngắn gọn mà rõ ràng : hãy đi hết quãng đường từ đau khổ đến yêu thương, từ dận hờn ghét bỏ đến tri kỷ tri âm, hãy là một người bình thường nơi thế gian trần tục mà hiểu được cái lẽ cương thường nhục vinh nơi cuộc sống thường nhật đã. đừng có mà học được đôi ba chữ từ sách vở thế gian đến lời vàng thước ngọc của cổ nhân mà thực tế không biết thế nào là nhục - vinh, thế nào là khổ đau và niềm vui thực sự. chỉ cần sơ qua vài bài của bạn là hiểu được đời bạn có gì , biết gì, hiểu gì. tôi không muốn buông lời thẳng thừng chân thật với bạn , vì e rằng bạn không thuộc những người chịu thử thách, dễ bị tổn thương. lời tôi nói hôm nay là là lời từ máu và nước mắt ở nơi cuộc sống mà tôi đã đi qua. nếu không hiểu nổi thì tôi đành chịu. chỉ xin cho hai chữ bình yên nơi tầm hồn mỗi người. đừng làm dậy sóng, chẳng tốt lành cho nhau đâu
 
H

huonglinh

Guest
Xin BĐH xem xét dùng nick Huonglinh này có phải là Hoailinh quay trở lại dưới cái tên khác không ? Vì Từ Từ thấy nick HuongLinh này viết 8 bài thì hầu như đều là cái kiểu cách ngôn từ của Hoailinh mà thôi. Châm biến, chọc phá, đan xen sỉ nhục... Xin đính chính giúp Từ Từ để Từ Từ biết đang nói chuyện với ai...

Đối với Từ Từ: Nút Thanks là: Quan Tâm, và Tán Dương Bài Viết đó.

Đến cái điều này mà còn phải hỏi thì làm sao có tư duy để học Phật pháp? tôi có một lời khuyên chân thành cho bạn :
Hãy khoan ra mặt , ngỏ lời. chừng nào mà mọi câu hỏi trong tâm mình mà mình đều giải được không cần đến ai, sách vở nào cả thì quay lại diễn đàn.hiện giờ chưa phải lúc, nhất là muốn bắt bẻ cái thằng hoailinh hay huonglinh... thì chưa được. nói thêm một chút, bạn có khả năng làm một vai diễn nửa khôn, nửa khờ, mập mờ con trắng con đen. nhưng như thế chỉ làm hại mình chứ không hay ho gì mà có phần dại dột thật đó. có thể bạn chưa tin như người mới tập uống rượu ấy...
ngủ ngon trong câu Phật hiệu đi nhé
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18/3/10
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chào Cô D/Đ và các đạo hữu,

Chúng ta đã đi quá xa chủ đề của câu hỏi, bây giờ quay lại chủ đề này. Có câu hỏi này về Tiểu Thừa và Đại Thừa các đạo hữu chia sẻ giúp.

Trong Tiểu Thừa là lý luận mọi cái là CÓ sau đó là KHÔNG

Trong Đại Thừa, đặc biệt là Kinh Bát Nhã là lý luân mọi cái đều là KHÔNG

Vậy, Theo Cô D/Đ và các đạo hữu khác có thể giải thích 2 lập luận này cho mọi người hiểu đựợc ko ạ.



Chào bạn Minh Chiếu,
Chào các Bạn,
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->
Theo d/đ hiểu thì vì pháp Tiểu thừa đức Phật dạy cho hàng Thanh văn, Duyên giác. Còn pháp Đại thừa thì giảng cho hàng Bồ tát (người trí). Cho nên, pháp Tiểu thừa là dạy cho người đang trong tình trạng mê lầm trở thành người trí. Còn pháp Đại thừa thì dạy cho người trí - nghĩa là giáo pháp Đại thừa không có dạy chúng ta cách dứt diệt mê lầm. Muốn dứt diệt mê lầm thì chúng ta phải tu pháp Tiểu thừa. Do đó, Tiểu thừa và Đại thừa là hai giai đoạn trong quá trình tu học Phật Pháp.


Khi chúng ta chưa dứt được mê lầm thì tu pháp Tiểu thừa. Còn khi đã dứt được mê lầm thì tu pháp Đại thừa. Nhưng vì thuyết của đạo Phật - chúng ta bị sanh tử luân hồi là do chúng ta mê lầm. Cho nên, người trí là người không còn bị sanh tử luân hồi… Chúng ta nên ghi nhớ điều này.

Thật ra, khi hết mê lầm chúng ta thoát sanh tử luân hồi - chỉ là giai đoạn đầu của người tu pháp Tiểu thừa. Vì sau đó chúng ta còn phải dứt diệt sanh tử một lần nữa mới đạt Vô thượng Bồ đề


Vì kinh Tiểu thừa dạy cho người còn đang trong tình trạng mê lầm - tức là lầm nhận thế giới (có hình tướng) này là thật. Nhưng thật ra các hình tướng đó _ chỉ là do duyên hợp mà có. Cho nên, cái CÓ của các pháp tướng nơi thế gian _ KHÔNG phải thật.
Do đó, khi giảng cho người còn mê lầm - đức Phật lý luận mọi cái là CÓ sau đó là KHÔNG (d/đ nói theo cách nói của câu Bạn hỏi)


Còn kinh Đại thừa là kinh giảng cho người trí - mà người trí là người đã thoát vòng sanh tử. Cho nên, không còn thấy các pháp tướng là CÓ. Vì không còn thấy các pháp tướng là Có - nên cũng không có cái gọi là KHÔNG của các pháp tướng. Do đó, lý luận mọi cái đều KHÔNG giảng nói trong các kinh Đại thừa - không phải là _ KHÔNG của cái CÓ _ đức Phật giảng trong các kinh Tiểu thừa.

Lý luận mọi thứ đều KHÔNG đức Phật giảng trong các kinh Đại thừa là “Không Có” các tướng _ như thế gian. Và vì không có các tướng _ hư dối do duyên hợp _ mà có ra ; nên mọi thứ đều KHÔNG đức Phật lý luận trong các kinh Đại thừa _ còn gọi là vô tướng.

Đến đây, thì các Bạn lưu ý - vô tướng trong giáo lý của đạo Phật là không có tướng hư dối do duyên hợp - chứ không phải không có tướng. Vì trong kinh Đại Bát Niết Bàn - phẩm Sư Tử Hống Bồ Tát - đức Phật nói :

Bạch Thế Tôn ! Chánh định vô tướng gọi là Đại Niết Bàn, nên Đại Niết bàn gọi là vô tướng. Do nhơn duyên gì gọi là vô tướng ?

_ Nầy Thiện Nam Tử ! Vì không có mười tướng : Sắc, thinh, hương, vị, xúc, sanh, thành, trụ, hoại, nam, nữ, đây gọi là mười tướng. Vì không mười tướng như vậy nên gọi là vô tướng.


http://thuvienhoasen.org/p16a181/2/23-pham-su-tu-hong-bo-tat-thu-hai-muoi-ba
Cho nên, KHÔNG của lý luận Tiểu Thừa là nói _ sự “Không” của cái “Có” (gồm mười tướng : sắc, thanh, hương, vị, xúc _ thành, trụ, hoại _ nam nữ).
Còn KHÔNG của lý luận Đại Thừa là thật tướng (tướng chơn thật).

d/đ hiểu như vậy, xin giải đáp
Thân


<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if !mso]><object classid="clsid:38481807-CA0E-42D2-BF39-B33AF135CC4D" id=ieooui></object> <style> st1\:*{behavior:url(#ieooui) } </style> <![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28/4/14
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
Đến cái điều này mà còn phải hỏi thì làm sao có tư duy để học Phật pháp? tôi có một lời khuyên chân thành cho bạn :
Hãy khoan ra mặt , ngỏ lời. chừng nào mà mọi câu hỏi trong tâm mình mà mình đều giải được không cần đến ai, sách vở nào cả thì quay lại diễn đàn.hiện giờ chưa phải lúc, nhất là muốn bắt bẻ cái thằng hoailinh hay huonglinh... thì chưa được. nói thêm một chút, bạn có khả năng làm một vai diễn nửa khôn, nửa khờ, mập mờ con trắng con đen. nhưng như thế chỉ làm hại mình chứ không hay ho gì mà có phần dại dột thật đó. có thể bạn chưa tin như người mới tập uống rượu ấy...
ngủ ngon trong câu Phật hiệu đi nhé

Để biết một nick do 1 người hay nhiều người thì liên quan gì đến tư duy Phật pháp vậy ? Một vài thao tác của Ban Quản Trị là biết được thông tin rõ ràng rồi.

Và thật sự huonglinh như 1 người tôi từng trò chuyện, nói dông nói dài, nói đi ra vấn đề để né vấn đề chính sau đó là là hàng loạt câu từ kết nối lộn xộn dĩ nhiên những câu từ không nên phát ra từ người học Phật thì huonglinh cũng nói luôn.

Nếu không đồng ý Từ Tử ở điểm nào và muốn chỉ trích hoặc chỉ ra cái sai của Từ Từ thì Từ Từ sẽ đón nhận nhưng cái kiểu nói mà không có gì để xác chứng như trên thì Từ Từ sẽ coi như huonglinh nói nhãm vậy.

P/S đây là chủ đề thảo về Tiểu và Đại Thừa, muốn phê phán lên án ai khác thi tạo chủ đề rồi đem cái nguyên do tại sao chỉ trích người ta ra để vào đó cùng luận.
 

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
5/5/14
Bài viết
993
Điểm tương tác
392
Điểm
83
Cám ơn CÔ D/D đã chia sẻ.

Với câu trả lời này:


<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->
Theo d/đ hiểu thì vì pháp Tiểu thừa đức Phật dạy cho hàng Thanh văn, Duyên giác. Còn pháp Đại thừa thì giảng cho hàng Bồ tát (người trí). Cho nên, pháp Tiểu thừa là dạy cho người đang trong tình trạng mê lầm trở thành người trí. Còn pháp Đại thừa thì dạy cho người trí - nghĩa là giáo pháp Đại thừa không có dạy chúng ta cách dứt diệt mê lầm. Muốn dứt diệt mê lầm thì chúng ta phải tu pháp Tiểu thừa. Do đó, Tiểu thừa và Đại thừa là hai giai đoạn trong quá trình tu học Phật Pháp.

Vậy Cô có thể giải thích giùm câu hỏi này : Nếu pháp Đại Thừa là dùng cho người trí,nhưng hiện nay con thấy Pháp Đại Thừa đang truyền bá rộng rãi cho tất cả mọi người, mà tất cả mọi người hiện tại đâu phải ai cũng là Người Trí, đa phần là người Mê nhiều hơn. Nếu cứ đà như vậy thì điều gì sẽ xảy ra ?

Và Cô có thể chia sẻ câu hỏi này theo quan điểm của Cô cho mọi người cùng tham khảo đựợc ko ạ.

Kính.
 

hoasenmaimai

Registered
Phật tử
Tham gia
22/2/13
Bài viết
39
Điểm tương tác
12
Điểm
8
Thì chỉ dành cho các Bồ tát tu học nguyện làm được như Phật đã làm , còn ai là Bồ tát thì tự biết .

Còn ai là phàm phu dễ biết thôi suốt ngày không chấp văn tự , lại chẳng rời văn tự thành ra không làm được như Phật đã làm .

Phật trước khi thành đạo có ai nói gì giảng gì cho Phật biết ... học đâu vậy mà Phật lại thành Phật , còn đa số phàm phu chúng ta ngày nay được Phật chỉ bày rõ ràng mà chẳng được thành Phật là do đâu , chẳng phải do văn tự đã làm nhiễm ô tâm rồi chăng ?
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18/3/10
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chào bạn Nguyên Chiếu,
Chào các Bạn,
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->
Bạn hỏi :

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->Nếu pháp Đại Thừa là dùng cho người trí,nhưng hiện nay con thấy Pháp Đại Thừa đang truyền bá rộng rãi cho tất cả mọi người, mà tất cả mọi người hiện tại đâu phải ai cũng là Người Trí, đa phần là người Mê nhiều hơn. Nếu cứ đà như vậy thì điều gì sẽ xảy ra ?<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
Thì d/đ nghĩ : nếu người mê cứ lầm tu pháp dạy cho người trí - thì sẽ xảy ra tình trạng thầy thuốc ít, bệnh nhân nhiều. Nhưng đó chỉ là d/đ trả lời theo câu Bạn hỏi. Vì thật ra d/đ phát hiện kinh Đại thừa tuy dạy cho hàng Bồ tát (người trí) - nhưng lại có thể hiểu theo duyên. Cho nên, trong kinh Đại thừa cũng có giảng dạy cách tu pháp Tiểu thừa. Và phái Đại thừa cũng chỉ mới dạy cách tu pháp Tiểu thừa. Cho nên, tu theo phái Đại thừa hay tu theo phái Tiểu thừa thì cũng như nhau. Trong khi, chúng ta thì cho rằng - tu theo phái Đại thừa là tu pháp Đại thừa. Nghĩa là, không phải người mê tu lầm pháp của người trí. Mà là người tu pháp Tiểu thừa _ lầm nghĩ _ đang tu pháp Đại thừa.


Tu theo phái Tiểu thừa thì phải thực hành giữ giới _ đúng theo lời Phật dạy - đừng bắt chước người đời _ thêm ra bớt vào. Còn tu theo phái Đại thừa thì phải chọn pháp tu đúng với duyên của mình. Và không thể khuyên tất cả mọi người tu theo pháp _ mình tu


Tu theo phái Tiểu thừa - nếu được thì được cả - còn mất thì mất trọn. Còn tu theo phái Đại thừa thì một là cứu người, hai là đợi người cứu.

d/đ tạm ngưng ở đây để đợi các Bạn “chất vấn”. Xong rồi, nếu thuận duyên thì d/đ sẽ chia sẻ tiếp.
Thân
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
5/5/14
Bài viết
993
Điểm tương tác
392
Điểm
83
Cám ơn Cô đã chia sẻ,

Vậy với câu nói này là:


Còn tu theo phái Đại thừa thì một là cứu người, hai là đợi người cứu.

Thì nó có giống với quy luật nhân quả không, vì cứu người là gieo Nhân, còn đợi người cứu thì gặt Quả ?

Chờ tin Cô.

Kính.
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18/3/10
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chào bạn Nguyên Chiếu,
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->
Cứu người và đợi người cứu _ của phái Đại thừa, không hiểu theo nghĩa gieo nhân gặt quả.Vì nhơn quả là quy luật của pháp thế gian. Còn phái Đại thừa thì tu theo lời Phật giảng trong các kinh Đại thừa. Kinh Đại thừa thì giảng về pháp xuất thế (không nhơn không quả). Người tu pháp Đại thừa - là hành Bồ tát đạo.

Khi giảng pháp Đại thừa thì đức Phật giảng tùy duyên. Và lời Phật giảng trong các kinh Đại thừa cũng có thể hiểu theo duyên. Cho nên, khi tu phái Đại thừa thì cần phải chọn pháp tu hợp với duyên của mình _ mới có hiệu quả.

Và vì kinh Đại thừa là giảng cho hàng Bồ tát. Nên hiệu quả của người tu theo phái Đại thừa là phát Bồ đề tâm - nguyện hành Bồ tát đạo. Nên nếu chọn pháp tu hợp với duyên của mình thì sẽ cứu người. Còn nếu chọn pháp tu không hợp với duyên của mình - thì không có hiệu quả. Vì vậy, phải đợi (người tu có hiệu quả) cứu giúp.

Do đó, d/đ mới nói : Tu theo phái Đại thừa thì một là cứu người, hai là đợi người cứu

Thân
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Bên trên