Đắc Thiền phải xả

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1 Thg 4 2012
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113

Tôi cũng có một yêu cầu: Những bài thơ hay câu kệ mà hoatihon đăng kèm theo hình minh họa, nếu có thể được nói rõ tên tác giả những bài thơ đó. Còn nếu là do chính hoatihon sáng tác ra thì xin "thứ lỗi".

Kính.



Kính bác Tuấn Tú ! Những câu ấy là do con "nghĩ sao nói vậy" hoặc giả là lặp lại lời người xưa bằng thể thơ cho dễ tiếp thu, dễ nhớ (như một "dấu nhấn").

Kính !


 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Hoàng Mai

Registered
Phật tử
Tham gia
22 Thg 10 2013
Bài viết
370
Điểm tương tác
188
Điểm
43
"không đoạn phiền não mà vào Niết bàn mới là ngồi yên lặng."

Kính chị hoatihon ! Em cám ơn chị đã giải thích, nhưng xin chị làm ơn giải luôn câu nói của Ngài Duy Ma Cật trên dùm em trước khi chị nói qua vế thứ hai.

Cám ơn chị.
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1 Thg 4 2012
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
"không đoạn phiền não mà vào Niết bàn mới là ngồi yên lặng."

Kính chị hoatihon ! Em cám ơn chị đã giải thích, nhưng xin chị làm ơn giải luôn câu nói của Ngài Duy Ma Cật trên dùm em trước khi chị nói qua vế thứ hai.

Cám ơn chị.


Cám ơn chị Hoàng Mai đã hỏi.

Em xin trình bày vấn đề theo tư kiến của em.

_ Thông thường chúng ta được học : Phiền não là đủ thứ chuyện rối rắm trong cuộc đời lẫn trong nội tâm chúng ta. Niết Bàn là chỗ không có tất cả mọi hành hoạt _ kể cả phiền não.

Hai thứ này như trắng với đen, như bóng tối và ánh sáng. Hễ có trắng thì không đen, đen đến thì trắng mất, có ánh sáng thì bóng tối tiêu, không có ánh sáng thì đêm tối ngự trị.

Những vị A La Hán đắc Niết Bàn thì tuyệt không còn có phiền não. Kẻ nào còn phiền não thì không đắc Niết Bàn.

Thế mà câu này (
"không đoạn phiền não mà vào Niết bàn mới là ngồi yên lặng.") lại được nói với một vị A La Hán, làm sao vị ấy chấp nhận cho được ?!
Cũng may là vị ấy là vị có Trí Tuệ bậc nhất trong hàng Thanh Văn, cho nên mơ hồ cảm nhận được cái có lý của câu này mà ôm một khối nghi tình "chịu thua".

Những vị A La Hán thì có chứng đắc Chân lý đấy, nhưng chỉ là Chân Lý Vô Ngã, chứ chưa chứng Vô Pháp. Ngã với Pháp vẫn còn là hai. Nhập Niết Bàn là "bỏ qua" Vạn Pháp, không "chơi" với Vạn Pháp nữa _ dẫu Pháp là khủng khiếp, là an vui, là rối rắm, là thanh bai gì cũng mặc kệ; cái cõi Ta Bà Ngũ Trược này có còn hay mất, có đại hồng thủy hay "thiên hạ thái bình" những vị A La Hán cũng không quan tâm. Nhập Niết Bàn như một dấu chấm hết, hết tất cả !

Các Ngài nào có biết đâu, thực sự Phật pháp thì không phải chỉ đến đó mà thôi. Phật pháp còn "cấp hai", ở cấp này Phật pháp giảng dạy cho chúng ta cái thực tướng của vạn pháp, như trong Kinh Kim Cang nói :



[NEN="http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/KKC82_zps3165e019.jpg"].




































....
[/NEN]

Chị Mai ơi ! Phiền não chính là "hữu vi pháp" đó ! Nó có thiệt đâu mà ta phải ngăn ngại.

"Đoạn phiền não mà vào Niết Bàn" thì đó chỉ là Niết Bàn của hàng Thanh Văn (cấp 1).


"Không đoạn phiền não mà vẫn đại tịch tịnh" là cái chứng biết của hàng Đại Bồ tát.
Đem cái chứng biết của hàng Đại Bồ tát ra nói với mọi người liệu có ai hiểu được gì hay không ?! Trước mắt có thể là không hiểu, nhưng lợi ích cho vị lai (là chúng ta đó) thì vô lượng.

(Các chị đừng hiểu lầm là Ngài Duy Ma Cật sao lại "lung lăng" thế ?! Gặp ai Ngài cũng đem cái Trí Tuệ tuyệt vời của Ngài ra mà "phang vô ống quyển" người ta, khiến cho người ta "tẻn tò". Không phải như vậy đâu, xin đừng hiểu lầm như thế. Ngài vì tiền đồ của Phật pháp mà "nâng cấp" hàng đệ tử Phật Thích Ca.

Đây là lòng Bi mẫn, chỉ vì muốn "hỗ trợ" Phật pháp, Ngài mới xuất hiện ở thế gian, mới lân la "nói này nói nọ" để hoằng dương Chánh pháp mà thôi.)

Kính !
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1 Thg 4 2012
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
Kính tất cả quý vị Trưởng Bối, kính chị Hoàng Mai !

Xin phép chị Hoàng Mai, cho hoatihon khất lại vế thứ hai "Lên đàng Bát Nhã mồ chôn chính mình" đến ngày mai. Hôm nay xin được có đôi lời xác định lại từ Chuyên Đề theo như ý Diễn Đàn này.

Chắc các vị cũng thấy khi sắp xếp trình tự các Chuyên Mục, Admin đã để "Phật Học Phổ Thông" lên trên (có thể xem là cấp 1, cấp làm quen với Phật pháp), kế đó là "Phật Học Tổng Quan" (có thể xem là cấp 2, cấp giúp cho Phật tử đi sâu vào Phật pháp hơn), và cuối cùng là Phật Học Chuyên Đề (có thể xem là cấp 3, cấp Chuyên sâu).

Thưa quý vị, Các trường Phật Học hiện nay không có "tham vọng" đào tạo những vị Tăng thực sự Tu Chứng, chỉ đặt tiêu chí đào tạo Giảng Sư mà thôi, cho nên cái Chuyên sâu của các trường là Giảng sư phải "nắm bắt" thật kỹ về từ nguyên (Từ này tiếng Pali gọi là gì, tiếng Phạn gọi là gì, tiếng Hán gọi là gì, nếu có thể thì phải nắm luôn tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nhật, ....) điều này cũng rất tốt, nhưng vô tình các trường hướng các Nghiên Cứu Sinh đến chỗ đa văn (Đa văn cũng tốt, rất tiện lợi khi ngồi trên Pháp tòa).

Tuy nhiên có những người "nghiện" đa văn đến độ không có thời gian và chỗ trống trong tâm hồn để "thâm nhập Kinh Tạng", thế là trần gian lại có thêm một số Học Giả, mà không có ai Học Thiệt.

Cụm từ Chuyên Đề trong Diễn Đàn này không có nghĩa là chuyên sâu về ngôn từ, mà là Chuyên Sâu về Phật pháp, hầu đem lại lợi ích thiết thực cho những hành giả muốn tìm hiểu cái "Giáo lý Đỉnh cao" của Phật pháp, đó là Giáo Lý Tối Thượng Thừa, cũng gọi là Giáo Lý Nhất Thừa, bởi đây mới là tâm nguyện của Chư Phật khi "xuất hiện ư thế", chớ không phải Phật đạo xuất hiện nơi đời để đào tạo ra những "con vẹt".

Ngày xưa, Ngài Châu Lợi Bàn Đà _ một chữ không biết _ mà đắc quả Giải Thoát ngay khi Phật còn tại thế; còn Ngài A Nan _ vị đệ nhất đa văn _ thì mãi sau khi đức Phật nhập Đại Niết Bàn (nhờ một "đòn đau" của Ngài Đại Ca Diếp) Ngài A Nan mới Ngộ ra.

Ngày xưa, Đức Lục Tổ Huệ Năng _ một chữ cũng không biết _ mà được truyền trao "Phật Ấn" (Y Bát). Còn Thượng Tọa Thần Tú _ bậc "văn hay chữ tốt" _ thì trong kiếp đó vẫn "đứng ngoài cửa Tam Quan".

Ôi ! Học Phật pháp không phải là "học vẹt" mà phải là "thâm nhập Kinh tạng" để "tự lợi lợi tha", "tự giác giác tha".

Kính góp ý !
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1 Thg 4 2012
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
Cám ơn chị hoatihon !

Lời giải thích của chị như cơn gió lớn, đã thổi tan đám mây mờ trong em.
Lâu nay em vẫn tưởng : Thiền định là môn pháp mà hành giả dù ở cấp độ nào, môn phái nào trong Phật giáo cũng phải duy trì cho đến khi hoàn toàn thành đạo.
Ở bài trên, em thấy chị nói "Đắc Thiền phải xả mới tồn, lên đàng Bát Nhã mồ chôn chính mình"
Câu này quả thật "muôn phần bí hiễm" (hình như em bị lây nhiễm cái văn phong của bác trừng hải rồi ! :icon_smile: ) đối với em.
Chị có thể giải thích thêm được không ?
Kính !

Chị Hoàng Mai ơi !

Hôm nay chúng ta triễn khai đến vế thứ 2 chị nhá !

"lên đàng Bát Nhã mồ chôn chính mình"

Nhưng trước hết, xin chị cho em biết :

_ Theo chị, MÌNH là cái gì ? Cái gì gọi là MÌNH ?

Rồi em mới nói tiếp được.

Kính !
 

Hoàng Mai

Registered
Phật tử
Tham gia
22 Thg 10 2013
Bài viết
370
Điểm tương tác
188
Điểm
43
Chị Hoàng Mai ơi !

Hôm nay chúng ta triễn khai đến vế thứ 2 chị nhá !

"lên đàng Bát Nhã mồ chôn chính mình"

Nhưng trước hết, xin chị cho em biết :

_ Theo chị, MÌNH là cái gì ? Cái gì gọi là MÌNH ?

Rồi em mới nói tiếp được.

Kính !

Kính chị hoatihon ! Theo em, em cho là cái thân xác này + tâm hồn này > MÌNH.

Còn theo chị như thế nào mới là MÌNH ?

Kính !
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1 Thg 4 2012
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
Kính chị hoatihon ! Theo em, em cho là cái thân xác này + tâm hồn này > MÌNH.

Còn theo chị như thế nào mới là MÌNH ?

Kính !

Kính chị Hoàng Mai !

Đây là quan điểm đơn giản, hời hợt của người đời, các tôn giáo khác (ngoài đạo Phật) thì cầu kỳ hơn, họ gọi tâm hồn là Linh Hồn.

Phật Nhãn thì thấy rất rõ :

1. Cái thân xác của mỗi mỗi chúng ta nó là một hợp thể gồm tóc, lông, da, răng, móng, xương, máu, đờm dãi, .......Tất cả những thứ đó luôn biến chuyển thay đổi trong từng phút, từng giây. Nhà Phật gọi đây là SẮC UẪN.

2. Cái tâm hồn chị nói thực ra nó có 3 phần : phần thô là ghi nhận cảm giác _ Nhà Phật gọi đây là THỌ UẪN.

3. Phần vi tế hơn là những hệ quả phát sinh sau khi ghi nhận, những thêm thắt vẽ vời ("sinh sự sự sinh" gì đó ?!). Nhà Phật gọi đây là TƯỞNG UẪN.

4. Phần vi tế nhất _ hầu như là nền tảng cho tâm hồn _ đó là Sự Hiểu Biết được hình thành. Nhà Phật gọi đây là THỨC UẪN.

5. Ngoài ba phần đó ra, một con người (một chúng sinh) còn có cái sự sống, sự chuyển động, cục cựa (tim đập, máu huyết lưu thông, tế bào phát triễn, ....v.....v...). Nhà Phật gọi đây là HÀNH UẪN.

Đức Phật _ những bậc Giác Ngộ _ thấy rất rõ, con người (một chúng sinh) là một HỢP THỂ của NGŨ UẪN (năm thành phần đã nêu trên), mà bản chất của mỗi Uẫn cũng đều là một HỢP THỂ GIẢ ĐỊNH. (Ví dụ như Sắc Uẫn, chúng ta thử lấy bất kỳ một tế nào trong cơ thể, dùng kính siêu vi phóng đại lên thật nhiều lần cũng đều thấy : một tế bào là vô số nguyên tử, mà nguyên tử không thật là nguyên tử, chỉ là một Hợp Thể chuyển động của các điện tử).

Như thế Đức Phật _ những vị Đại Giác Ngộ _ đã thấy cái cấu trúc thật sự của vật chất hay tâm linh CHỈ LÀ GIẢ HUYỄN.

Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát nhã Ba la mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không

(
Ngài Bồ Tát Quán Tự Tại khi thực hành thâm sâu về trí tuệ Bát Nhã Ba la mật, thì soi thấy năm uẩn đều là không)

(Bát Nhã Tâm Kinh)

Thưa chị "ngũ uẫn đều là Không" thì liệu có tồn tại thực sự một cái MÌNH, cái TÔI, cái TA hay không ?

Cho nên nói : _ Khi thành tựu Trí Bát Nhã thì cái MÌNH, cái TÔI, cái TA bị "bốc hơi" trước tiên.

Đó là "Lên đàng Bát Nhã mồ chôn chính mình"



[NEN="http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/KKC6a_zpsba3239a6.jpg"].




































....[/NEN]


[NEN="http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/KKC7_zps6129d300.jpg"].




































....
[/NEN]


Kính !

 

Hoàng Mai

Registered
Phật tử
Tham gia
22 Thg 10 2013
Bài viết
370
Điểm tương tác
188
Điểm
43
Kính chị Hoàng Mai !

Đây là quan điểm đơn giản, hời hợt của người đời, các tôn giáo khác (ngoài đạo Phật) thì cầu kỳ hơn, họ gọi tâm hồn là Linh Hồn.

Phật Nhãn thì thấy rất rõ :

1. Cái thân xác của mỗi mỗi chúng ta nó là một hợp thể gồm tóc, lông, da, răng, móng, xương, máu, đờm dãi, .......Tất cả những thứ đó luôn biến chuyển thay đổi trong từng phút, từng giây. Nhà Phật gọi đây là SẮC UẪN.

2. Cái tâm hồn chị nói thực ra nó có 3 phần : phần thô là ghi nhận cảm giác _ Nhà Phật gọi đây là THỌ UẪN.

3. Phần vi tế hơn là những hệ quả phát sinh sau khi ghi nhận, những thêm thắt vẽ vời ("sinh sự sự sinh" gì đó ?!). Nhà Phật gọi đây là TƯỞNG UẪN.

4. Phần vi tế nhất _ hầu như là nền tảng cho tâm hồn _ đó là Sự Hiểu Biết được hình thành. Nhà Phật gọi đây là THỨC UẪN.

5. Ngoài ba phần đó ra, một con người (một chúng sinh) còn có cái sự sống, sự chuyển động, cục cựa (tim đập, máu huyết lưu thông, tế bào phát triễn, ....v.....v...). Nhà Phật gọi đây là HÀNH UẪN.

Đức Phật _ những bậc Giác Ngộ _ thấy rất rõ, con người (một chúng sinh) là một HỢP THỂ của NGŨ UẪN (năm thành phần đã nêu trên), mà bản chất của mỗi Uẫn cũng đều là một HỢP THỂ GIẢ ĐỊNH. (Ví dụ như Sắc Uẫn, chúng ta thử lấy bất kỳ một tế nào trong cơ thể, dùng kính siêu vi phóng đại lên thật nhiều lần cũng đều thấy : một tế bào là vô số nguyên tử, mà nguyên tử không thật là nguyên tử, chỉ là một Hợp Thể chuyển động của các điện tử).

Như thế Đức Phật _ những vị Đại Giác Ngộ _ đã thấy cái cấu trúc thật sự của vật chất hay tâm linh CHỈ LÀ GIẢ HUYỄN.



Thưa chị "ngũ uẫn đều là Không" thì liệu có tồn tại thực sự một cái MÌNH, cái TÔI, cái TA hay không ?

Cho nên nói : _ Khi thành tựu Trí Bát Nhã thì cái MÌNH, cái TÔI, cái TA bị "bốc hơi" trước tiên.

Đó là "Lên đàng Bát Nhã mồ chôn chính mình"


Kính !

"4. Phần vi tế nhất _ hầu như là nền tảng cho tâm hồn _ đó là Sự Hiểu Biết được hình thành. Nhà Phật gọi đây là THỨC UẪN".
Kính chị hoatihon !
Thưa chị, há không phải chúng ta tu hành là trau dồi cái "Sự Hiểu Biết" này, cái nào hiểu sai thì bỏ, lời vàng ngọc của Phật Thánh thì đem vào, chúng ta thay thế dần những hiểu biết nông cạn, hời hợt, mê lầm thành sâu sắc, tế nhị và đúng đắn. Để rồi chúng ta "lột xác" từ một kẻ đầy vô minh trở nên một vị Giác ngộ hay sao ?
Như thế, cái THỨC UẪN ngày hôm nay, mai sau _ sau một thời gian tu tập _ khi không ngăn che cái Tuệ giác nữa, thì nó trở thành TRÍ, trước là soi rọi cho mình, sau là soi rọi cho chúng sinh.

Như thế cái Biết này nó có chết đâu mà chị nói "mồ chôn chính mình". Khi mê thì nó không tỏa sáng, khi giác thì nó tỏa sáng, có hào quang.

Em còn nhớ đã có lần Hòa thượng Tịnh Không có nói "Ta không có chết đâu mà sợ, Ta vĩnh viễn không chết, cái linh hồn của ta nó sẽ còn mãi cho đến khi thành Chánh Giác".

Kính xin chị hoan hỉ giải dùm cho em chỗ mâu thuẫn giữa hai thuyết này. Kính !
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1 Thg 4 2012
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
hoatihon đã viết:
"4. Phần vi tế nhất _ hầu như là nền tảng cho tâm hồn _ đó là Sự Hiểu Biết được hình thành. Nhà Phật gọi đây là THỨC UẪN".

Kính chị hoatihon !

Thưa chị, há không phải chúng ta tu hành là trau dồi cái "Sự Hiểu Biết" này, cái nào hiểu sai thì bỏ, lời vàng ngọc của Phật Thánh thì đem vào, chúng ta thay thế dần những hiểu biết nông cạn, hời hợt, mê lầm thành sâu sắc, tế nhị và đúng đắn. Để rồi chúng ta "lột xác" từ một kẻ đầy vô minh trở nên một vị Giác ngộ hay sao ?
Như thế, cái THỨC UẪN ngày hôm nay, mai sau _ sau một thời gian tu tập _ khi không ngăn che cái Tuệ giác nữa, thì nó trở thành TRÍ, trước là soi rọi cho mình, sau là soi rọi cho chúng sinh.

Như thế cái Biết này nó có chết đâu mà chị nói "mồ chôn chính mình". Khi mê thì nó không tỏa sáng, khi giác thì nó tỏa sáng, có hào quang.

Em còn nhớ đã có lần Hòa thượng Tịnh Không có nói "Ta không có chết đâu mà sợ, Ta vĩnh viễn không chết, cái linh hồn của ta nó sẽ còn mãi cho đến khi thành Chánh Giác".

Kính xin chị hoan hỉ giải dùm cho em chỗ mâu thuẫn giữa hai thuyết này. Kính !

Hoàng Mai đã viết:
Để rồi chúng ta "lột xác" từ một kẻ đầy vô minh trở nên một vị Giác ngộ hay sao ?

Kính chị Hoàng Mai !

Câu chị phát biểu trên là cách nói của "hệ" Phổ thông, chỉ là Phương Tiện Thuyết mà thôi.

Bây giờ xin chị hãy nghiệm kỹ một chút nhé :

*. "Màn đêm", thực ra có "Màn đêm" hay không ? _ Không có một tấm màn to lớn nào trùm hết thế gian vào ban đêm cả, chỉ là vào thời điểm đó không có ánh sáng mặt trời.

*. "Bóng tối", thực ra có "Bóng tối" hay không ? Không có một cái Bóng nào cả, chỉ là chỗ đó không có ánh sáng của mặt trời hay của một ngọn đèn nào.

_ Khi chị "bật công tắc" đèn lên, thì bóng tối "bị đuổi đi đâu mất" ?! Bóng tối bị tan biến chăng ? Cả hai cách nói đều là gượng gạo, không chính xác. "Bóng tối" nào có phải là một thực thể _ như cục nước đá (ice) _ đâu mà tan với biến. Bóng tối chỉ là tên gọi cho một trạng thái không có ánh sáng, chứ không có cái gọi là "bóng tối". Cho nên khi ánh sáng xuất hiện thì chúng ta không thấy "bóng tối" nữa, chứ nào có cái gì "đuổi bóng tối" đi đâu !

Cụm từ "bóng tối" là dụ cho chúng ta (chúng sinh). "Ánh sáng" dụ cho Tuệ Giác. Trên tinh thần Chuyên Đề, không hề có chuyện cái Vô Minh nào (chúng sinh) lột xác để trở nên Giác Ngộ cả ! Vô Minh (chúng sinh) không có thực thể cho nên không thể trở nên hay trở thành Nguồn Tuệ Giác (Phật) được. Mà là : với Tuệ Giác thì Vô Minh không còn hiện hữu nữa. (Chuyện "trở nên, trở thành" chỉ là để nói với Phật tử sơ cơ).

Hoàng Mai đã viết:
Như thế, cái THỨC UẪN ngày hôm nay, mai sau _ sau một thời gian tu tập _ khi không ngăn che cái Tuệ giác nữa, thì nó trở thành TRÍ, trước là soi rọi cho mình, sau là soi rọi cho chúng sinh.

Chuyện THỨC biến thành TRÍ cũng vậy, khi THỨC thành TRÍ thì cái TRÍ này là TRÍ TUỆ PHÀM (có Sinh Diệt), chớ không phải TRÍ BÁT NHÃ. TRÍ BÁT NHÃ vốn không "đồng cộng" với Vô Minh. Với TRÍ BÁT NHÃ thì thấy "Vô vô minh diệc vô vô minh tận". (Bát Nhã Tâm Kinh)

Hoàng Mai đã viết:
Như thế cái Biết này nó có chết đâu mà chị nói "mồ chôn chính mình". Khi mê thì nó không tỏa sáng, khi giác thì nó tỏa sáng, có hào quang.

Em còn nhớ đã có lần Hòa thượng Tịnh Không có nói "Ta không có chết đâu mà sợ, Ta vĩnh viễn không chết, cái linh hồn của ta nó sẽ còn mãi cho đến khi thành Chánh Giác".

Sao chị lại đem H.t Tịnh Không vào đây làm chi ?

Hoatihon không muốn xúc phạm đến H.t Tịnh Không, nhưng chị đã hỏi thì em phải nói thật : ĐÂY LÀ THUYẾT THƯỜNG KIẾN CỦA NGOẠI ĐẠO.

Là Phật tử non yếu, chúng ta chưa phân biệt được "Thế nào mới đúng là Phật đạo ?" thì đã đành, nhưng một vị dẫn chúng _ tức là Như Lai sứ giả _ sao lại có thể đi thuyết giảng THUYẾT THƯỜNG KIẾN của Ngoại Đạo như thế ? (Như vầy phải gọi là "Thiên Ma sứ giả" chứ đâu còn có thể gọi là "Như Lai sứ giả" được nữa).

Chị Hoàng Mai muốn tin lời Phật (như trong Kinh Kim Cang còn lưu truyền) hay là muốn tin lời H.t Tịnh Không thì tùy chị.

Kính !
 

minhđịnh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2011
Bài viết
1,036
Điểm tương tác
255
Điểm
63
Kính chị Hoàng Mai !

Câu chị phát biểu trên là cách nói của "hệ" Phổ thông, chỉ là Phương Tiện Thuyết mà thôi.

Bây giờ xin chị hãy nghiệm kỹ một chút nhé :

*. "Màn đêm", thực ra có "Màn đêm" hay không ? _ Không có một tấm màn to lớn nào trùm hết thế gian vào ban đêm cả, chỉ là vào thời điểm đó không có ánh sáng mặt trời.

*. "Bóng tối", thực ra có "Bóng tối" hay không ? Không có một cái Bóng nào cả, chỉ là chỗ đó không có ánh sáng của mặt trời hay của một ngọn đèn nào.

_ Khi chị "bật công tắc" đèn lên, thì bóng tối "bị đuổi đi đâu mất" ?! Bóng tối bị tan biến chăng ? Cả hai cách nói đều là gượng gạo, không chính xác. "Bóng tối" nào có phải là một thực thể _ như cục nước đá (ice) _ đâu mà tan với biến. Bóng tối chỉ là tên gọi cho một trạng thái không có ánh sáng, chứ không có cái gọi là "bóng tối". Cho nên khi ánh sáng xuất hiện thì chúng ta không thấy "bóng tối" nữa, chứ nào có cái gì "đuổi bóng tối" đi đâu !

Cụm từ "bóng tối" là dụ cho chúng ta (chúng sinh). "Ánh sáng" dụ cho Tuệ Giác. Trên tinh thần Chuyên Đề, không hề có chuyện cái Vô Minh nào (chúng sinh) lột xác để trở nên Giác Ngộ cả ! Vô Minh (chúng sinh) không có thực thể cho nên không thể trở nên hay trở thành Nguồn Tuệ Giác (Phật) được. Mà là : với Tuệ Giác thì Vô Minh không còn hiện hữu nữa. (Chuyện "trở nên, trở thành" chỉ là để nói với Phật tử sơ cơ).



Chuyện THỨC biến thành TRÍ cũng vậy, khi THỨC thành TRÍ thì cái TRÍ này là TRÍ TUỆ PHÀM (có Sinh Diệt), chớ không phải TRÍ BÁT NHÃ. TRÍ BÁT NHÃ vốn không "đồng cộng" với Vô Minh. Với TRÍ BÁT NHÃ thì thấy "Vô vô minh diệc vô vô minh tận". (Bát Nhã Tâm Kinh)



Sao chị lại đem H.t Tịnh Không vào đây làm chi ?

Hoatihon không muốn xúc phạm đến H.t Tịnh Không, nhưng chị đã hỏi thì em phải nói thật : ĐÂY LÀ THUYẾT THƯỜNG KIẾN CỦA NGOẠI ĐẠO.

Là Phật tử non yếu, chúng ta chưa phân biệt được "Thế nào mới đúng là Phật đạo ?" thì đã đành, nhưng một vị dẫn chúng _ tức là Như Lai sứ giả _ sao lại có thể đi thuyết giảng THUYẾT THƯỜNG KIẾN của Ngoại Đạo như thế ? (Như vầy phải gọi là "Thiên Ma sứ giả" chứ đâu còn có thể gọi là "Như Lai sứ giả" được nữa).

Chị Hoàng Mai muốn tin lời Phật (như trong Kinh Kim Cang còn lưu truyền) hay là muốn tin lời H.t Tịnh Không thì tùy chị.

Kính !


Hay lắm
 

Quay lại

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2013
Bài viết
100
Điểm tương tác
76
Điểm
28
Kính chị Hoàng Mai !

Câu chị phát biểu trên là cách nói của "hệ" Phổ thông, chỉ là Phương Tiện Thuyết mà thôi.

Bây giờ xin chị hãy nghiệm kỹ một chút nhé :

*. "Màn đêm", thực ra có "Màn đêm" hay không ? _ Không có một tấm màn to lớn nào trùm hết thế gian vào ban đêm cả, chỉ là vào thời điểm đó không có ánh sáng mặt trời.

*. "Bóng tối", thực ra có "Bóng tối" hay không ? Không có một cái Bóng nào cả, chỉ là chỗ đó không có ánh sáng của mặt trời hay của một ngọn đèn nào.

_ Khi chị "bật công tắc" đèn lên, thì bóng tối "bị đuổi đi đâu mất" ?! Bóng tối bị tan biến chăng ? Cả hai cách nói đều là gượng gạo, không chính xác. "Bóng tối" nào có phải là một thực thể _ như cục nước đá (ice) _ đâu mà tan với biến. Bóng tối chỉ là tên gọi cho một trạng thái không có ánh sáng, chứ không có cái gọi là "bóng tối". Cho nên khi ánh sáng xuất hiện thì chúng ta không thấy "bóng tối" nữa, chứ nào có cái gì "đuổi bóng tối" đi đâu !

Cụm từ "bóng tối" là dụ cho chúng ta (chúng sinh). "Ánh sáng" dụ cho Tuệ Giác. Trên tinh thần Chuyên Đề, không hề có chuyện cái Vô Minh nào (chúng sinh) lột xác để trở nên Giác Ngộ cả ! Vô Minh (chúng sinh) không có thực thể cho nên không thể trở nên hay trở thành Nguồn Tuệ Giác (Phật) được. Mà là : với Tuệ Giác thì Vô Minh không còn hiện hữu nữa. (Chuyện "trở nên, trở thành" chỉ là để nói với Phật tử sơ cơ).



Chuyện THỨC biến thành TRÍ cũng vậy, khi THỨC thành TRÍ thì cái TRÍ này là TRÍ TUỆ PHÀM (có Sinh Diệt), chớ không phải TRÍ BÁT NHÃ. TRÍ BÁT NHÃ vốn không "đồng cộng" với Vô Minh. Với TRÍ BÁT NHÃ thì thấy "Vô vô minh diệc vô vô minh tận". (Bát Nhã Tâm Kinh)



Sao chị lại đem H.t Tịnh Không vào đây làm chi ?

Hoatihon không muốn xúc phạm đến H.t Tịnh Không, nhưng chị đã hỏi thì em phải nói thật : ĐÂY LÀ THUYẾT THƯỜNG KIẾN CỦA NGOẠI ĐẠO.

Là Phật tử non yếu, chúng ta chưa phân biệt được "Thế nào mới đúng là Phật đạo ?" thì đã đành, nhưng một vị dẫn chúng _ tức là Như Lai sứ giả _ sao lại có thể đi thuyết giảng THUYẾT THƯỜNG KIẾN của Ngoại Đạo như thế ? (Như vầy phải gọi là "Thiên Ma sứ giả" chứ đâu còn có thể gọi là "Như Lai sứ giả" được nữa).

Chị Hoàng Mai muốn tin lời Phật (như trong Kinh Kim Cang còn lưu truyền) hay là muốn tin lời H.t Tịnh Không thì tùy chị.

Kính !

"Bóng tối" thực sự từ đâu?

Từ "con mắt muốn thấy của mình".

_"Con mắt muốn thấy" vạn vật, cảnh xung quanh nhưng chẳng thấy được cảnh nào nên gọi là "Tối".

_ "Con mắt" đã từng lưu giử, tích chứa ngoại cảnh "sáng" và vì không sáng, không cảnh sáng nên cho là "Tối". Những người Mù sơ sinh, họ có cãm nhận rất mơ hồ về "Bóng Tối", cái mà thực sự họ đã, và đang sống trong ấy, trong "bóng tối" dày dặc, muôn trùng, không giới hạn, chung quanh.

_Người mắt sáng, tầm nhìn tối đa là 10 hải lý, còn Người mù, tầm nhìn là không giới hạn.
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
Hoàng Mai gặp phải tay cự phách "hoa ti-gôn" chứ không phải "hoatihon" đâu!
 

Hoàng Mai

Registered
Phật tử
Tham gia
22 Thg 10 2013
Bài viết
370
Điểm tương tác
188
Điểm
43
[NEN="http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/Tuthien_zpsba2c30c3.jpg"]











































.[/NEN]

Kính chị Hoatihon !

Em cám ơn chị đã giải cái nghĩa thâm mật này rất rạch ròi, nhưng em hãy còn thắc mắc :

1. Chị nói "Đắc Thiền phải xả mới tồn", theo em thì những vị đã đắc Tứ Thiền vẫn có thể tiếp tục ngồi Thiền cho đến đắc quả A La Hán đó thôi.

2. Những người chưa "đắc Thiền" thì phải ráng ngồi Thiền cho tốt, phải không ?

2. Những vị đã đắc Thiền rồi XẢ, tức là không ngồi Thiền nữa phải không ?

3. Sau khi XẢ thì hành giả làm gì tiếp theo để được "LÊN ĐÀNG BÁT NHÃ" ?
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1 Thg 4 2012
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
[NEN="http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/Tuthien_zpsba2c30c3.jpg"]









































.[/NEN]

Kính chị Hoatihon !

Em cám ơn chị đã giải cái nghĩa thâm mật này rất rạch ròi, nhưng em hãy còn thắc mắc :

1. Chị nói "Đắc Thiền phải xả mới tồn", theo em thì những vị đã đắc Tứ Thiền vẫn có thể tiếp tục ngồi Thiền cho đến đắc quả A La Hán đó thôi.

Cám ơn chị Hoàng Mai đã hỏi.

Câu phát biểu trên của hoatihon chỉ là câu đã "cô đọng", lại phải gieo vần cho nên không sáng nghĩa.

Từ XẢ ở đây là Xả bỏ cái tâm "Ái kiến CHỈ, TỊNH", tức là Hành giả không đam mê cái tịch tịnh để mà "trầm không thủ tịch" vì sẽ lạc vào các cảnh Trời Vô Sắc, Phi Tưởng. Không Thiền Chỉ nữa mà chuyển sang Thiền Quán.

Quán "Khổ, Không, Vô Thường, Vô Ngã", quán Thập Nhị Nhân Duyên, quán "Ta là ai ?" quán "Ta từ đâu đến ?" (Hai vế sau này bên Thiền Tông gọi là Tham Công Án, nhưng khác một chút là hành giả tùy duyên mà quán _ không nhất định phải một chủ đề nào _ còn Tham Công Án thì không được THAM "tùm lum", chỉ ôm một Công Án duy nhất mà thôi).

Vì sao hành giả phải Xả CHỈ (Định, Tịnh, dừng đứng tâm ý), khởi QUÁN ?

Vì TUỆ (trong Tam Vô Lậu học _ Giới Định Tuệ) mới là cứu cánh trong Phật học. Còn Giới và Định chỉ là phương tiện _ tạo điều kiện _ để giúp cho Hành giả đạt Trí Tuệ mà thôi.

Những Đại Tỳ Kheo xưa XẢ Thiền Chỉ, chuyển qua tu Thiền Quán khi công đức đầy đủ sẽ đắc quả A La Hán.

2. Những người chưa "đắc Thiền" thì phải ráng ngồi Thiền cho tốt, phải không ?
Vâng, đúng thế !

2. Những vị đã đắc Thiền rồi XẢ, tức là không ngồi Thiền nữa phải không ?
Ở trên em đã nói rồi : XẢ là XẢ cái tâm ý CHẤP TỊNH, tưởng rằng Tịnh thêm nữa lên thì sẽ đắc quả Giải Thoát. Không đâu, nếu không XẢ thì là DÍNH MẮC vào các Tầng Trời cao mà thôi. Ngày xưa, đức Phật cũng đã từng tu theo những vị Trưởng Lão (Lục Sư) Ngoại Đạo, đạt đến Tứ Thiền; có một vị đề nghị đức Phật ở lại, cùng làm Giáo Chủ, nhưng Sa Môn Cồ Đàm đã từ giả họ (XẢ) mà ra đi.

Còn chuyện ngồi Thiền để Quán thì không XẢ.

3. Sau khi XẢ thì hành giả làm gì tiếp theo để được "LÊN ĐÀNG BÁT NHÃ" ?
Ở trên hoatihon đã nói rồi, với đạo Phật Nguyên Thủy thì dùng sự Định tâm ấy để Quán, rồi cuối cùng sẽ đắc quả A La Hán.

Nhưng với Đại Thừa, Nhất Thừa thì không như thế, Hành giả vì không cầu Giải Thoát riêng cá nhân mình nên không "tấp vào bến" A La Hán.

Đã "hướng về chúng sinh" thì phải tạo công đức bằng cách hành Lục Độ Ba La Mật, tức là dấn thân vào "vạn nẽo đường phù sa", quán sát thế gian, đối chứng Phật pháp và Vạn pháp, để thấy rõ các pháp không có thật tướng, không sanh cũng không diệt, không Thường cũng không Đoạn mà chứng nhập vào Chân Lý Tuyệt Đối.

Kinh Duy Ma Cật dạy : "Trí Tuệ là Tịnh độ của Bồ tát".

Hành giả phải thực hành Lục Độ Ba La Mật (Bố thí Ba La Mật, Trì Giới Ba La Mật, Tinh tấn Ba La Mật, Nhẫn nhục Ba La Mật, Thiền Định Ba La Mật, Bát Nhã Ba La Mật) để "lên đàng Bát Nhã".

Xin kính gởi đến chị và quý đạo hữu một câu trong Kinh Bát Nhã Ba La Mật :

_ Này Tu Bồ Đề ! Có Ác tri thức bảo Bồ tát, xa rời Lục Độ Ba La Mật, hoặc chẳng giảng nói Ma sự, chẳng giảng nói Ma tội, chẳng giảng nói Ác ma hiện hình Phật, đến bảo Bồ tát xa rời Lục Độ Ba La Mật mà nói rằng : "Này Thiện Nam tử ! cần gì tu Lục Độ Ba La Mật làm chi".
_ Này Tu Bồ Đề ! Phải biết đấy là Ác Tri Thức của Bồ tát. Cũng chẳng giảng nói Ma sự, Ma tội như vầy : Ác Ma hiện hình Phật đến bảo Bồ tát "Sắc không, nhẫn đến pháp bất cộng không, Bát Nhã Ba La Mật không nhẫn đến Đàn Na Ba La Mật không. Vậy người cầu Vô Thượng Bồ Đề làm gì ?"
_ Này Tu Bồ Đề ! Phải biết đấy là Ác Tri Thức của Bồ tát.


(Kinh Bát Nhã Ba La Mật, Tập 1, Trang 177)

 

Hoàng Mai

Registered
Phật tử
Tham gia
22 Thg 10 2013
Bài viết
370
Điểm tương tác
188
Điểm
43
Đã "hướng về chúng sinh" thì phải tạo công đức bằng cách hành Lục Độ Ba La Mật, tức là dấn thân vào "vạn nẽo đường phù sa", quán sát thế gian, đối chứng Phật pháp và Vạn pháp, để thấy rõ các pháp không có thật tướng, không sanh cũng không diệt, không Thường cũng không Đoạn mà chứng nhập vào Chân Lý Tuyệt Đối.

Kinh Duy Ma Cật dạy : "Trí Tuệ là Tịnh độ của Bồ tát".

Hành giả phải thực hành Lục Độ Ba La Mật (Bố thí Ba La Mật, Trì Giới Ba La Mật, Tinh tấn Ba La Mật, Nhẫn nhục Ba La Mật, Thiền Định Ba La Mật, Bát Nhã Ba La Mật) để "lên đàng Bát Nhã".

Xin kính gởi đến chị và quý đạo hữu một câu trong Kinh Bát Nhã Ba La Mật :

_ Này Tu Bồ Đề ! Có Ác tri thức bảo Bồ tát, xa rời Lục Độ Ba La Mật, hoặc chẳng giảng nói Ma sự, chẳng giảng nói Ma tội, chẳng giảng nói Ác ma hiện hình Phật, đến bảo Bồ tát xa rời Lục Độ Ba La Mật mà nói rằng : "Này Thiện Nam tử ! cần gì tu Lục Độ Ba La Mật làm chi".
_ Này Tu Bồ Đề ! Phải biết đấy là Ác Tri Thức của Bồ tát. Cũng chẳng giảng nói Ma sự, Ma tội như vầy : Ác Ma hiện hình Phật đến bảo Bồ tát "Sắc không, nhẫn đến pháp bất cộng không, Bát Nhã Ba La Mật không nhẫn đến Đàn Na Ba La Mật không. Vậy người cầu Vô Thượng Bồ Đề làm gì ?"
_ Này Tu Bồ Đề ! Phải biết đấy là Ác Tri Thức của Bồ tát.

(Kinh Bát Nhã Ba La Mật, Tập 1, Trang 177)

Kính chị hoatihon !

1. Chị có thể nói tóm gọn về sự khác biệt giữa Lục Độ và Lục độ Ba La Mật được không ?

2. Thế nào là dấn thân vào "vạn nẽo đường phù sa" ?

Kính !

 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Xin kính gởi đến chị và quý đạo hữu một câu trong Kinh Bát Nhã Ba La Mật :

_ Này Tu Bồ Đề ! Có Ác tri thức bảo Bồ tát, xa rời Lục Độ Ba La Mật, hoc chẳng giảng nói Ma sự, chẳng giảng nói Ma tội, chẳng giảng nói Ác ma hiện hình Phật, đến bảo Bồ tát xa rời Lục Độ Ba La Mật mà nói rằng : "Này Thiện Nam tử ! cần gì tu Lục Độ Ba La Mật làm chi".

_ Này Tu Bồ Đề ! Phải biết đấy là Ác Tri Thức của Bồ tát. Cũng chẳng giảng nói Ma sự, Ma tội như vầy : Ác Ma hiện hình Phật đến bảo Bồ tát "Sắc không, nhẫn đến pháp bất cộng không, Bát Nhã Ba La Mật không nhẫn đến Đàn Na Ba La Mật không. Vậy người cầu Vô Thượng Bồ Đề làm gì ?"

_ Này Tu Bồ Đề ! Phải biết đấy là Ác Tri Thức của Bồ tát.


(Kinh Bát Nhã Ba La Mật, Tập 1, Trang 177)



Chào bạn hoatihon,
Chào các Bạn,
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->
Theo d/đ thì - việc - Ác Tri Thức bảo người tu pháp Bồ tát “xa rời Lục Độ Ba La Mật” hay nói “Sắc không, nhẫn đến pháp bất cộng không, Bát Nhã Ba la Mật không nhẫn đến Đàn Ba La Mật không. Vậy người cầu Vô Thượng Bồ đề làm gì ?” Thì những điều này - người tu học Phật đạo rất dễ dàng nhận ra.

Nhưng ngoài việc nói những điều như vậy. Ác Tri Thức còn không giảng nói về ma sự, ma tội, và ác ma hiện hình Phật nói với người tu pháp Bồ tát. Điều này, thì d/đ thấy dường như chúng ta đã bỏ qua…

Do đó, d/đ nghĩ nếu chúng ta muốn tu pháp Đại thừa thì nên tìm biết về Ma sự, Ma tội và đừng tin vào những việc thị hiện hình Phật (dầu không phải để nói những điều trong đoạn kinh này).

d/đ hiểu như vậy, xin góp lời
Thân




<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1 Thg 4 2012
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
Chào bạn hoatihon,
Chào các Bạn,
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->
Theo d/đ thì - việc - Ác Tri Thức bảo người tu pháp Bồ tát “xa rời Lục Độ Ba La Mật” hay nói “Sắc không, nhẫn đến pháp bất cộng không, Bát Nhã Ba la Mật không nhẫn đến Đàn Ba La Mật không. Vậy người cầu Vô Thượng Bồ đề làm gì ?” Thì những điều này - người tu học Phật đạo rất dễ dàng nhận ra.

Nhưng ngoài việc nói những điều như vậy. Ác Tri Thức còn không giảng nói về ma sự, ma tội, và ác ma hiện hình Phật nói với người tu pháp Bồ tát. Điều này, thì d/đ thấy dường như chúng ta đã bỏ qua…

Do đó, d/đ nghĩ nếu chúng ta muốn tu pháp Đại thừa thì nên tìm biết về Ma sự, Ma tội và đừng tin vào những việc thị hiện hình Phật (dầu không phải để nói những điều trong đoạn kinh này).

d/đ hiểu như vậy, xin góp lời
Thân

Kính cám ơn cô Diệu Đức đã góp lời !

Cô đã tham gia Diễn Đàn này nhiều năm rồi, ắt cô cũng đã thấy : Admin, Ban Tổng Quản và mọi thành viên ở đây hầu hết đều có chung một lý tưởng "Nguyện không làm ÁC TRI THỨC".

Cho nên, khi có một bài nào "trật đường rầy" (vô tình hay cố ý giảng nói Ma sự, Ma tội) đều bị Ban Tổng Quản và các thành viên TẨN XÍCH (tẩy chay). Khi có một thành viên nào núp bóng Phật tử nhưng thừa hành Ma sự đều bị khóa nick hoặc tự động rút lui.

Tuy không dám nói là 100% thanh lọc diễn đàn, nhưng ít ra cho đến nay diễn đàn của chúng ta hãy còn CHƯA BỊ MA HÓA. (Đã thế chúng ta lại còn gián tiếp "diệt Ma từ xa" nữa ! :icon_jumpgrin: )

Xin tán thán công đức của Admin, Ban Tổng Quản và các thành viên.

Nếu cô Diệu Đức muốn triễn khai sâu rộng về chuyện "Ma Sự, Ma Tội" này thì xin mở chủ đề mới, hoatihon cũng sẽ theo sức của mình mà góp một tay.

Kính !
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1 Thg 4 2012
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
Kính chị hoatihon !

1. Chị có thể nói tóm gọn về sự khác biệt giữa Lục Độ và Lục độ Ba La Mật được không ?

2. Thế nào là dấn thân vào "vạn nẽo đường phù sa" ?

Kính !


Kính chị Hoàng Mai, các Trưởng Bối và quý đạo hữu !

1.

Là Phật tử, hầu hết chúng ta đều đã biết và đang thực hành Lục Độ (Bố thí, Trì Giới, Nhẫn Nhục, Tinh Tấn, Thiền Định và Trí Huệ).

Nhưng con đường Đại Thừa mở ra mang hoài bảo lớn là PHÁ TẤT CẢ NGÃ CHẤP VÀ PHÁP CHẤP, cho những vị từ Sơ Phát Tâm Bồ tát trở lên, cho nên có "yêu cầu" cao, có giáo trình "khắc khổ" hơn, đó là PHƯƠNG TIỆN Lục Độ Ba La Mật !

Lục Độ Ba La Mật là gì ?

Cũng là hành Lục Độ đó, nhưng có thêm cụm từ Ba La Mật (nói đủ phải là Ba La Mật Đa _ tiếng Phạn là pāramitā _ người Trung Hoa phiên âm thành 波羅蜜多 ).

Ba La Mật nghĩa là "Đáo Bỉ Ngạn" (pāram-itā : pārambỉ ngạn, là bờ bên kiaitā là đến). Chữ Đáo Bỉ Ngạn phải được hiểu là "đưa hành giả sang đến bờ Giác Ngộ".

Nếu hành giả thực hành Lục Độ Ba La Mật thì sẽ thực chứng CÁC PHÁP BÌNH ĐẲNG (đây là YẾU NGHĨA PHẬT THỪA).

Hành Lục Độ Ba La Mật là làm sao ?

Là thực hành Lục Độ một cách vô tư, nhuần nhuyễn như là quán tính. Chị có thấy con cá lội trong nước chứ ?! _ Đấy ! Rất thoải mái, không có vấn đề gì, không trở ngại gì, không khó khăn gì, như không hề có dụng công gì, không đắn đo nghĩ ngợi gì.

Căn bản của Lục Độ Ba La Mật là hành Lục độ ((Bố thí, Trì Giới, Nhẫn Nhục, Tinh Tấn, Thiện Định và Trí Huệ) mà hành giả không "thấy" có mình là chủ thể hành động, người khác (vật khác) là đối tượng hành động, không thấy có pháp (Bố thí, Trì Giới, Nhẫn Nhục, Tinh Tấn, Thiện Định và Trí Huệ) hành động.

Ví dụ như Bố thí, hành giả vô tư không nghĩ nhớ rằng mình hôm nay Bố thí, con chim sẽ nhận được (vật bố thí _ gạo _ này), dù ta có làm chuyện này đã nhiều năm mà cũng không cảm thấy là nhiều, là đủ, là dư hay là thiếu; ta để gạo cho chim như một thói quen hàng ngày.

Các độ khác cũng thế, ta thực hành Lục độ như người lái xe thuần thục, mọi động tác phản ứng nhanh nhạy "trơn tru" gần như vô ý thức.

2. Thế nào là
dấn thân vào "vạn nẽo đường phù sa" ?



[NEN="http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/thongtayvao-cho2_zps2781c57b.jpg"].













































.[/NEN]
 

Hoàng Mai

Registered
Phật tử
Tham gia
22 Thg 10 2013
Bài viết
370
Điểm tương tác
188
Điểm
43
........
Đã "hướng về chúng sinh" thì phải tạo công đức bằng cách hành Lục Độ Ba La Mật, tức là dấn thân vào "vạn nẽo đường phù sa", quán sát thế gian, đối chứng Phật pháp và Vạn pháp, để thấy rõ các pháp không có thật tướng, không sanh cũng không diệt, không Thường cũng không Đoạn mà chứng nhập vào Chân Lý Tuyệt Đối.
Kính chị Hoatihon !
Giả sử có một vị Thiền Sư cũng xả Thiền Chỉ chuyển qua tu Thiền Quán như chị nói, nhưng không "dấn thân vào vạn nẽo đường phù sa" mà vẫn ở yên trong "thâm sơn cùng cốc", nghe tiếng suối chảy róc rách, tiếng lá khua xào xạc, tiếng chim kêu vượn hú. Lấy đó để Thiền Quán không được hay sao ?
Kính !
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Kính chị Hoatihon !
Giả sử có một vị Thiền Sư cũng xả Thiền Chỉ chuyển qua tu Thiền Quán như chị nói, nhưng không "dấn thân vào vạn nẽo đường phù sa" mà vẫn ở yên trong "thâm sơn cùng cốc", nghe tiếng suối chảy róc rách, tiếng lá khua xào xạc, tiếng chim kêu vượn hú. Lấy đó để Thiền Quán không được hay sao ?
Kính !
Tôi, CT, củng thường quan tâm chủ đề này, và Tôi tán thán cả hai người vì lợi ích cho toàn thể đã đọc. Nay tôi củng xin bòn chút công đức.

Trong Thiền Tông Vĩnh Gia Tập, có chép lá thư của Ngài Huyền Giác trả lời thư bạn hửu, tương tự ý bạn hỏi. Thư viết:


Từ lúc từ biệt đến nay đã mấy năm trường, trong lòng đau đáu nhớ nhung, bỗng nhận được thư của bạn thật thỏa lòng mong đợi. Sao lá thư chẳng thấy nói đến đạo thể như thế nào, nhưng pháp vị nuôi dưỡng tinh thần cho nên chắc được
tịnh lạc.
Huyền Giác tôi từ lâu khâm phục đức âm, chẳng phải dùng lời có thể thuật được. Gìn lòng tiết tháo, một mình ở nơi vắng vẻ bặt dấu con người, ẩn mình trong hang núi, bạn thân không tới lui, chỉ có chim thú qua lại, suốt đêm miên miên, cả ngày lặng lặng, thấy nghe đều dứt, tâm thật vắng lặng. Một mình trên đỉnh núi, ở dưới cội cây, lánh sự đông đúc, hưởng thức ăn đạo, thật hợp với bạn. Nhưng mà chánh đạo tịch liêu, tuy có tu mà khó hội, bọn tà huyên náo không tập mà dễ thân. Nếu chưa phải bậc giải khế huyền tông, hạnh hợp với chân thú thì chưa nên ở nơi vắng vẻ, ôm ấp sự vụng về suốt một đời mình. Phải nên rộng hỏi bậc tiên tri, thành khẩn khâm phục chấp tay quỳ gối, chỉnh ý đoan dung, ngày đêm quên nhọc, trước sau hết lòng ngưỡng mộ, khắc phục thân miệng, trừ sạch biếng lười cống cao,chẳng quản hình hài, chuyên tinh chí đạo, mới có thể gọi là lóng thần nơi vuông tấc (Vuông tấc chỉ cho tâm.) Phàm muốn đạt lý diệu huyền chẳng phải là dễ, kế đến quyết trạch như đi trên băng mỏng, cần phải nghiêng tai để mắt mà vâng theo huyền chỉ. Thu thúc tình trần để thưởng thức chỗ kín đáo sâu xa, quên lời mà vui với yếu chỉ, rửa sạch lụy phiền để ăn vị đạo mầu, đêm lo lắng, ngày hỏi han chẳng lạm tóc tơ, được như thế thì mới có thể dấu mình trong hang núi, lặng lòng lo toan không tiếp xúc với mọi người. Hoặc có người tâm chưa thông thấy vật thành bị ngăn ngại, muốn tránh nơi huyên náo, cầu chỗ yên lặng thì suốt cả đời cũng chưa được yên. Huống hồ rừng xanh bát ngát núi đá chập chùng, thú gầm chim hót, tùng trúc um tùm, đá nước chênh vênh, ngọn gió rung cây, bìm sắn vương vấn, mây mù hòa hợp, vạn vật héo tàn tươi tốt theo tiết trời, sớm chiều bị những thứ ấy làm hoa mắt, há chẳng phải là huyên náo rộn ràng ư ? Cho nên biết hễ kiến hoặc còn vương vít thì chạm vào đâu cũng thành vướng mắc. Do đó, trước cần phải biết đạo rồi sau mới ở núi. Nếu người chưa biết đạo mà ở núi trước thì chỉ thấy núi ắt quên đạo. Nếu người chưa ở núi mà trước đã biết đạo thì chỉ thấy đạo quên núi. Quên núi thì đạo tánh làm vui vẻ tinh thần, quên đạo thì bị núi non làm hoa mắt. Do đó, người thấy đạo quên núi ở chốn nhân gian vẫn lặng, người thấy núi quên đạo ở trong núi cũng ồn ào. Cần phải rõ ấm vô ngã, vô ngã thì ai ở nhân gian ? Nếu biết ấm nhập (Ấm : Năm ấm. Nhập : Mười hai nhập.) như hư không thì xóm làng sẽ hoang vắng có khác gì hang núi. Như người ba độc chưa bỏ, sáu trần còn nhiễu loạn, thân tâm tự mâu thuẫn thì có quan hệ gì đến sự huyên náo hay yên lặng của nhân gian hay hang núi đâu !
Vả lại, đạo tánh chan hòa cùng khắp như hư không, vạn vật vốn chẳng hệ lụy, lòng chân từ bình đẳng thì thanh sắc nào chẳng phải đạo ư ? Do vì kiến đảo hoặc sanh bèn thành luân chuyển vậy. Nếu như biết rõ cảnh chẳng phải có thì trước mắt không gì chẳng phải là đạo tràng. Biết rõ vốn không, do đó chẳng duyên mà chiếu, viên dung pháp giới giải và hoặc nào khác, lấy hàm linh để biện lòng bi, dứt tưởng niệm để mà rõ trí. Trí sanh thì pháp sẽ viên chiếu, lìa cảnh lấy gì quán bi ? Bi trí lý hợp gồm thâu, trái chúng sanh thì lấy gì làm năng độ ? Lòng bi rộng lớn độ hết chúng sanh, chiếu tột cùng cảnh để trí viên mãn. Trí viên mãn thì lặng yên hay huyên náo đồng xem như nhau, lòng bi rộng lớn thì oán thân đều cứu cả.
Như vậy, đâu cần ở lâu trong hang núi mà theo chỗ tùy duyên. Huống chi pháp pháp rỗng rang dung hợp, tâm tâm tịch diệt vốn tự chẳng phải có, ai gượng gọi là không thì có sự huyên náo gì đáng gọi là huyên náo, có sự yên lặng nào đáng gọi là yên lặng. Nếu biết vật và ngã hợp nhất thì kia đây chẳng gì không phải là đạo tràng, đâu còn thuận theo sự huyên náo của nhân gian hay nhàn rỗi ở nơi hang núi.
Do đó, bỏ động cầu tịnh là gông ghét cùm yêu, lìa oán cầu thân là cũi chán lồng ưa. Nếu có thể lặng lẽ nơi huyên náo thì chợ búa không đâu chẳng phải là chỗ ngồi yên. Cầu chỉ lỗi lầm, nhận lãnh lời dạy, oan trái do từ thiện hữu. Như vậy cướp đoạt hay hủy nhục đâu từng chẳng phải bổn sư ta, kêu la huyên náo không có gì chẳng phải tịch diệt. Cho nên biết diệu đạo không có hình mà vạn tượng chẳng trái với nó; chân như tịch diệt, các âm vang chẳng khác với tiếng. Mê thì kiến đảo hoặc sanh, ngộ thì không có trái thuận. Vắng lặng chẳng phải có, duyên hội thì sanh, núi Nga Nghi (Ngọn núi Cửu Nghi)chẳng phải không, do duyên tan mà có thể diệt, diệt đã chẳng phải diệt, lấy gì để diệt cái diệt; sanh đã chẳng phải sanh, lấy gì để sanh cái sanh. Sanh diệt đã không thì thật tướng thường trụ. Vì vậy, nước định mênh mông niệm trần nào chẳng bị tẩy sạch, đèn trí sáng ngời hoặc nào không bị trừ khử. Trái đó thì sáu nẻo tuần hoàn, hội đó thì ba đường ra khỏi. Như vậy sao chẳng đi thuyền tuệ rong chơi trên biển pháp, mà lại muốn đi xe gãy trục vào hang núi ư ! Cho nên biết vật loại lăng xăng, nhưng tánh chúng tự là một, nguồn linh lặng lặng chẳng chiếu mà biết. Thật tướng thiên chân, linh trí chẳng phải tạo, đối với người mê thì gọi là mất, đối với người ngộ thì gọi là được. Được mất tại người, đâu có quan hệ gì đến động tịnh, ví như người chưa biết đi thuyền mà muốn oán ghét dòng nước quanh co kia ư ! Nếu có thể khéo biết huyền tông, tâm rỗng rang thầm khế hợp, động tịnh nói nín luôn là quy củ, lặng lẽ có chỗ quy về, điềm nhiên không gián cách. Như vậy mới có thể tiêu dao nơi hang núi, phóng khoáng chốn thôn trang, thong thả hình nghi, vắng lặng tâm phủ, điềm đạm bên trong, thâm trầm bên ngoài. Với thân thì như bị câu thúc mà tâm thì tự tại thong dong, hiện hình dung chốn hoàn vũ, giấu u linh nơi pháp giới. Như vậy thì ứng cơ có cảm, thích nghi, không tiêu chuẩn nhất định. Thư viết sơ lược, ngoài ra làm sao trình bày cho hết được, nếu chẳng phải bạn đồng chí, đâu dám xúc phạm, lúc rảnh ngồi yên xin tạm suy nghĩ. Nếu tôi nói dối hay sai thì xem xong rồi cứ đốt.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên