bangtam

Đại Cương Kinh Lăng-Nghiêm

Phật-Học Tùng-Thư
I.- KINH
TRIẾT LÝ ĐẠO PHẬT
Hay Là
ĐẠI-CƯƠNG KINH LĂNG-NGHIÊM
Dịch-giả : THÍCH THIỆN-HOA
HƯƠNG-ĐẠO XUẤT-BẢN
Tái bản, năm 1969

Giảng lần đầu tiên tại Phật-Học-Đường Nam-Việt ngày 7 tháng 11 năm 1954 (12-10.Giáp-ngọ)
Lưu ý: Người muốn tu Thiền, nên đọc kỹ đoạn NGŨ-ẤM-MA trong kinh nầy.


BÀI THỨ NHẤT

A.- PHẦN DUYÊN KHỞI
B.- PHẦN CHÁNH-ĐỀ
I- Nguyên-nhơn Phật nói kinh.
II- A-Nan cầu Phật dạy phương-pháp tu-hành lần thứ nhứt.
III-Phần lược-giải :
1.- Định-danh và giải-nghĩa tên kinh.
2.- Nội-dung kinh Lăng-Nghiêm.


THAY LỜI TỰA
Giữa cơn nắng hạn lại gặp mưa rào, đang lúc loạn-ly, lòng người đau-khổ, lại được cam-lồ pháp-vị làm cho tâm-hồn người bớt sự khổ-đau, thì còn may-mắn gì hơn!
Chúng tôi là cư-sĩ của Phật-Học-Đường Nam-Việt tại chùa Ấn-Quang, không biết có phúc-duyên gì, mặc dù sanh trong đời Mạt-pháp, mà vẫn gặp Chánh-pháp của Phật-Đà.
Trên ba năm nay, chúng tôi thường đến Phật-học-đường Nam-Việt học hỏi về giáo-lý với quý vị Pháp-sư. Càng học thấy càng hay; như người ăn mía: càng nhai lại càng ngọt. Say-sưa với đạo-vị, mà quên bớt những sự đau-khổ giữa lúc loạn-ly.
Càng học lại thấy giáo-lý càng cao thâm. Quý hoá thay! Năm nay chúng tôi được Ngài Thích Thiện-Hoa, Trưởng-ban Hoằng-pháp Phật-giáo Nam-Việt, kiêm Đốc-giáo Phật-học-đường Nam-Việt ban cho một vật báu vô-giá: Giảng về đại-cương kinh Lăng-Nghiêm.
Hay làm sao! Và thú-vị làm sao! Chúng tôi không thể miêu-tả ra hết được.
Chúng tôi thường nghe nói: Kinh Lăng-Nghiêm là một bộ kinh Đại-Thừa, vừa quí giá nhứt, mà cũng vừa cao siêu nhứt. Trước đây thỉnh-thoảng chúng tôi củng có thỉnh những bản của các nhà dịch khác để xem, nhưng khó hiểu quá ! Ngoài cái khó về văn-chương và danh-từ triết-lý chuyên-môn lại còn nghĩa lý rộng sâu như biển, thật khó nắm lấy đại-cương!
Hôm nay được nghe giảng Đại-cương, thật chẳng khác nào bầu thế-giới bao-la, mà được thâu vào một bản-đồ nhỏ hẹp, rất dễ ngắm xem.
Chúng tôi được nghe lời Phật dạy:
"Mình chưa được độ mà muốn độ người , đó là tâm Bồ-tát;
Mình đã được giác-ngộ, rồi đem ra khai-sáng cho người là hạnh của Như-Lai".
Chúng tôi tự nghĩ rằng:" Mình đã là con của Phật, phải học theo hạnh Bồ-tát: mỗi khi được điều lợi gì, thì đều phải chia sớt cho mọi người".
Nghĩ thế, nên chúng tôi yêu-cầu Thầy Đốc-giáo Phật-học-đường Nam-Việt viết lại thành bài, và chung cùng nhau in ra phát-hành; trong số đó, có ấn-tống 1.000 quyển ( khi in lần thứ nhứt).
Như thế, trước để đền đáp hồng-ân của Tam-Bảo, và công-trình giáo-huấn của chư Tăng, sau mong cho mỗi người đọc hiểu, đều ngộ được chân-tâm của mình, cùng chúng tôi đồng tu đồng chứng.
Mong thay! Và vui lắm thay!


Chợ Lớn, ngày 15 tháng 1 năm Ất mùi (1955)
T.M Cư-sĩ Phật-Học-Đường Nam-Việt
Phật-tử Minh-Phúc
 
Sửa lần cuối:

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,819
Điểm tương tác
838
Điểm
113
BÀI THỨ SÁU
I.- A-Nan không hiểu hỏi Phật
II.- Phật chỉ hai món vọng thấy
III.- Dụ về nghiệp riêng của cá-nhơn
IV.- Dụ về nghiệp chung của đồng-loại
V.- Lấy nghiệp riêng để chỉ rõ nghiệp chung
VI.- Phật kết thúc lại
VII.- Phật chỉ các pháp đều trở về chơn-tâm
VIII.- A-Nan nghi cái nghĩa bốn đại hoà-hiệp sanh
IX.- Phật quở A-Nan học nhiều mà không hiểu
X- Phật nói cái tánh của bốn đại phi hoà-hiệp
XI.- Đất từ chơn-tâm biến-hiện
XII.- Lửa từ chơn-tâm biến-hiện
XIII.- Nước từ chơn-tâm biến-hiện
XIV.- Gió từ chơn-tâm biến-hiện

BÀI THỨ SÁU
A-NAN KHÔNG HIỂU, HỎI PHẬT
I.- A-Nan thưa Phật :__Bạch Thế-Tôn, vừa rồi Phật nói cái nghĩa "nhơn-duyên, tự -nhiên, hoà-hiệp và bất hoà-hiệp", chúng con còn chưa hiểu, nay lại nghe Phật nói đến nghĩa "tâm sanh ra cái thấy, cái thấy không phải tâm v.v..." chúng con lại càng thêm mù mịt nữa. Cúi xin đức Như-Lai duỗi lòng từ-bi, chỉ dạy cho chúng con ngộ được chơn-tâm thanh-tịnh, sáng-suốt này.

II.- PHẬT CHỈ HAI MÓN VỌNG THẤY
Phật dạy :__A-Nan, ông phải chín-chắn nghe, ta sẽ vì các ông phân-biệt chỉ dạy, cũng khiến cho chúng-sanh đời sau ngộ được đạo-quả Bồ-đề.
Này A-Nan, tất cả chúng-sanh bị sanh-tử luân-hồi trong thế-gian, đều do hai món điên-đảo phân-biệt vọng thấy, tức nơi đó phát sanh ra nghiệp, rồi theo nghiệp mà chịu khổ luân-hồi.

LƯỢC GIẢI
Từ nơi tâm vọng-động sanh ra các nghiệp, rồi theo các nghiệp đó mà chịu quả khổ hay vui. Cũng như người từ mê mà sanh ra ngủ, từ nơi ngủ đó mà hiện ra có các cảnh-vật vui, buồn rồi tự chịu lấy buồn, vui.

__Thế nào là hai món ?__1- Cái điên-đảo vọng thấy thuộc về nghiệp riêng cá-nhơn. 2.- cái điên-đảo vọng thấy thuộc về nghiệp chung của đồng loại.

III.- DỤ VỀ NGHIỆP RIÊNG CỦA CÁ-NHƠN
__A-Nan, sao gọi là cái điên-đảo vọng thấy thuộc về nghiệp riêng của cá-nhơn ?__Dụ như người nhặm con mắt, ban đêm dòm đèn thấy có vầng tròn loà đỏ năm màu (ngủ-uẩn).
Ý ông nghĩ sao ? Cái vầng đỏ năm màu ấy, của đèn hay của cái thấy ?
A-Nan, nếu ông nói "của đèn" thì sao những người không nhặm mắt, họ chẳng thấy vầng đỏ, mà duy có người nhặm mắt mới thấy thôi ?
Nếu nói "cái vầng đỏ đó của cái thấy", thì cái thấy đã thành vầng đỏ; vậy người nhặm con mắt thấy vầng đỏ, thì bảo là thấy cái gì ? (vì cái thấy đã thành vầng đỏ rồi, thì không thể nói thấy vầng đỏ nữa được).
Lại nữa, nếu ông chấp "cái vầng đỏ rời đèn riêng có", thời đáng lẽ ông xem bàn ghế chung-quanh đều có vầng đỏ cả. Còn nói "vầng đỏ rời cái thấy riêng có", thì không cần con mắt thấy. Vậy tại sao người nhặm mắt thấy có vầng đỏ ?
Thế nên phải biết : Cái sáng là ở nơi đèn, cái thấy vì bệnh mắt mà có bóng loà. Cái "bóng loà" và cái "thấy loà" đều do nơi mắt nhặm. Còn cái thấy được loà nhặm, thì "cái thấy" đó không phải nhặm.
Nên không thể nói : Cái vầng đỏ này là "đèn" hay "thấy" và "không phải đèn" hay "không phải thấy", mà chính do mắt nhặm hiện ra.

LƯỢC GIẢI
Đại-ý đoạn này Phật nói : Vì vô-minh vọng-động (nhặm) mà thấy có các cảnh-vật hiện ra như vậy (loà đỏ). Chớ không phài do chơn-lý (dụ đèn) hay chơn-trí (dụ cái thấy) và cũng không thể nói nó ngoài chơn-lý và chơn-trí.

IV.- DỤ VỀ NGHIỆP CHUNG CỦA ĐỒNG-LOẠI
__A-Nan, sao gọi là nghiệp chung vọng thấy của đồng-loại ?__Dụ như trong thế-giới này có nhiều nước. Nhưng chỉ có một nước vì dân-chúng đồng tạo ác-nghiệp, nên đều cảm thấy có các điềm không tốt, như sao chổi, sao phướn, hoặc hai mặt trời, hai mặt trăng v.v... Còn dân-chúng ở các nước khác thời đều không thấy và cũng không nghe.

V.- LẤY NGHIỆP RIÊNG ĐỂ CHỈ RÕ NGHIỆP CHUNG
__Này A-Nan, như người nhặm con mắt, vì nghiệp riêng của họ, nên "vọng thấy" cái đèn có vầng đỏ hiện ra. Tại con mắt nhặm mới thành ra loà, chớ "cái thấy" đó không loà.
So-sánh như các ông ngày hôm nay, thấy có núi, sông, thế-giới và chúng-sanh đó, đều do cái "nhặm loà từ vô thỉ" (vô-minh vọng-động từ vô-thỉ) cho nên mới thấy có các cảnh-vật hiện ra như vậy.
Các ông nên biết :"mắt thấy" (kiến) với "cảnh-vật bị thấy" (kiến-duyên) hiện-tiền đây, đều do cái "vọng thấy" (giác-minh) hiện ra. Cái "vọng thấy" đó (giác-kiến) nó loà nhặm, chớ cái chơn-tâm không loà nhặm.
Cái chơn-tâm biết được cái loà nhặm đó (giác sở giác sảnh) nó không phải ở trong loà nhặm (giác phi sảnh trung).
Như thế thời làm sao bảo cái chơn-tâm đó là các cảm-giác thấy, nghe, hay biết được ư ? Đây chính là cái nghĩa : "Tâm sanh ra cái thấy, cái thấy không phải tâm v.v..." ông mới vừa hỏi trước.
Thế nên, nay ông thấy "tôi", thấy "ông" cùng thấy 'thế-giới" và "chúng-sanh", đều do ông loà nhặm (vô-minh vọng-động) mà thấy như vậy, chớ không phải cái thấy (tâm) đó nó loà nhặm, Bởi tánh nó không loà nhặm, cho nên không thể bảo nó (chơn-tâm) là "cái thấy".

LƯỢC GIẢI
Đai-ý đoạn này nói : Từ nơi chơn-tâm, vì vô-minh vọng-động, nên khởi ra có căn và cảnh (cái thấy và cái bị thấy). Vì các cảm-giác : thấy, nghe, hay, biết cùng với các cảnh-vật bị thấy, đều do vô-minh vọng-động hiện ra cả. Còn "chơn-tâm" vì không phải là vô-minh, nên không thể gọi nó (chơn-tâm) là các cảm-giác : thấy, nghe, hay, biết được.
Đây là giải lại cái nghĩa ở đoạn trước nói : "chơn-tâm sanh ra cái thấy v.v... (kiến kiến chi thời) cái thấy v.v...không phải là chơn-tâm (kiến phi thị kiến). Cái thấy nó còn xa cách chơn-tâm v.v..."
Nên nhớ : Lỗi tại "vô-minh vọng-động", chớ không phải lỗi tại cái "thấy" và "cảnh bị thấy". Cũng như tại nhặm chớ không phải lỗi tại "cái thấy" của con mắt và "bóng loà".

VI.- PHẬT KẾT THÚC LẠI
__A-Nan, một người nhặm mắt, vì nghiệp riêng của họ, nên họ thấy có cái vầng đỏ; cũng như dân-chúng trong một nước, do ác-nghiệp chung tạo của họ, nên đồng thấy có những điềm không lành hiện ra.
Lên một từng nữa, là toàn cả chúng-sanh trong mười phương thế-giới ngày nay đây, đều do "vô-minh vọng-động từ vô-thỉ " nên đồng vọng thấy có thế-giới chúng-sanh hiện ra vậy.
Từ nơi chơn-tâm, vì hư-vọng nên hiện ra các cảm-giác thấy, nghe, hay, biết. Do hoà-hiệp vọng sanh ra, rồi cũng do hoà-hiệp vọng diệt đi.
Nếu các ông xa-lìa được các duyên hoà-hiệp cùng bất hoà-hiệp, và trừ hết các nhơn sanh-tử rồi, thì cái chơn-tâm thường-trụ thanh-tịnh, bất sanh bất diệt hiện ra, và các ông được viên-mãn đạo Bồ-đề.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,819
Điểm tương tác
838
Điểm
113
LƯỢC GIẢI
Phật lấy một người nhặm để dụ một nước thấy điềm ác; lấy một nước để dụ chúng-sanh trong mười phương. Vì vô-minh vọng-động từ vô-thỉ, nên thấy có chúng-sanh và thế-giới. Cũng như người nhặm mắt thấy có vầng đỏ. Nếu hết nhặm thì vầng đỏ không còn, lúc bấy giờ con mắt lành mạnh tự hiện.
Cũng như vô-minh vọng-tưởng hết, thì thế-giới chúng-sanh chẳng còn. Lúc bấy giờ chơn-tâm sáng-suốt hiện ra, được viên-mãn đạo Bồ-đề, thế gọi là bực Đại-giác.

VII.- PHẬT CHỈ CÁC PHÁP ĐỀU TRỞ VỀ CHƠN-TÂM
__A-Nan, ông còn chưa hiểu : các trần-tướng huyễn-hoá đó là từ nơi tâm sanh ra, rồi cũng tuỳ tâm diệt mất. (Đương xứ xuất sanh, tuý xứ diệt tận).
Các "tướng" (hiện-tượng) của nó thì huyễn-vọng, còn "tánh" (bản-thể) của nó lại chơn-thường.
Nào là : 5 ấm, 6 nhập, 12 xứ, 18 giới đều do nhơn-duyên hư-vọng hoà-hiệp tạm có sanh; nhơn-duyên biệt-ly, hư-vọng tạm gọi là diệt.
các ông không biết : nào sanh, diệt, khứ, lai đều gốc ở nơi chơn-tâm thường-trụ. trong thể-tánh chơn-như thường-trụ này, tìm kiếm cái khứ, lai, mê, ngộ, sanh-tử v.v... quyết không thể được.

LƯỢC GIẢI
Hiện-tượng các pháp thì vọng, mà bản-thể của các pháp lại chơn. Đứng về phần hình-tướng (hiện tượng) các pháp thì có sanh, diệt, khứ, lai. Còn đứng về phần bản-tánh (bản-thể) thời tìm cái khứ, lai, sanh, diệt, mê, ngộ, không thể được.

VIII.- A-NAN NGHI CÁI NGHĨA BỐN ĐẠI HOÀ-HIỆP SANH
A-Nan thưa Phật rằng :__Bạch Thế-Tôn, trước kia Ngài thường nói "tất cả các vật trong thế-gian đều do bốn đại hoà-hiệp sanh". tại sao ngày hôm nay, Như-Lai bác bỏ cả thuyết "nhơn-duyên" và "tự-nhiên". Chúng con không biết nghĩa này thế nào ? Cúi xin đức Từ-tôn chỉ dạy nghĩa trung-đạo rốt-ráo cho chúng con.

LƯỢC GIẢI
Phật đã nhiều lần bác cả nhơn-duyên và tự-nhiên, mà ông A-Nan vẫn còn chấp mãi. Cũng vì lưới nghi nhiều lớp, không thể một lần lột hết được !

IX.- PHẬT QUỞ A-NAN HỌC NHIỀU MÀ KHÔNG HIỂU
Phật dạy rằng :__Ông trước kia nhàm-chán quả Thinh-văn, Duyên-giác là thuộc về Tiểu-thừa, phát tâm cầu đạo vô-thượng Bồ-đề, cho nên ta mới vì ông chỉ bày nghĩa-lý cao-thượng thứ nhứt (đệ nhứt nghĩa-đế).
Tại sao nay ông còn đem lời nói tầm-thường trong thế-gian, là thuyết "nhơn-duyên" để tự ràng buộc lấy mình ?
Ông tuy học nhiều mà không hiểu chi cả; cũng như người trong thế-gian nói đến tên món thuốc này, món thuốc kia, đến khi thuốc thật đem trước mắt, thì họ không thể phân-biệt được, thật đáng thương-xót !
Ông nên chăm-chú nghe, nay ta sẽ vì các ông, cùng với những người tu về Đại-thừa đời sau, mà phân-biệt chỉ dạy, để cho các ông thông hiểu được thật-tướng (chơn-tâm).
A-Nan yên-lặng, lóng nghe lời Phật dạy.
 
Sửa lần cuối:

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,819
Điểm tương tác
838
Điểm
113
<TABLE border=0 cellSpacing=0 cellPadding=0><TBODY><TR><TD vAlign=top _yuid="yui_3_1_1_3_1353540295859105">X.- PHẬT NÓI CÁI TÁNH CỦA TỨ-ĐẠI PHI HOÀ-HIỆP
__A-Nan, ông nói rằng : "Do bốn đại hoà-hiệp sanh ra tất cả vật". __Này A-Nan, nếu cái thể-tánh (bản-thể) của bốn đại kia không có hoà-hiệp, thời không thể hoà với cái gì được; cũng như hư-không không hoà-hiệp với các vật. Còn nó có hoà-hiệp, thời đồng với vật biến-hoá (hiện-tượng sanh-diệt) nghĩa là, trước sau thành nhau, như nước thành băng, băng trở lại thành nước. Sanh diệt nối nhau, sanh tử, tử sanh, sanh sanh tử tử, xoay tròn như vòng lửa, không đứt đoạn.

LƯỢC GIẢI
Ông A-Nan lấy "hình-tướng" (hiện-tượng) của tứ-đại có hư-vọng hoà-hiệp mà hỏi. Còn Phật thì chỉ cái "thể-tánh" (bản-thể) của tứ-đại không hoà-hiệp, cũng như hư-không, để giải thích. Nếu nó (tánh) có hoà-hiệp, thì cùng đồng như các tướng (tứ-đại) có sanh-diệt.

XI.- ĐẤT TỪ CHƠN-TÂM BIẾN HIỆN
__A-Nan, ông xem đất kia, lớn là quả địa-cầu, còn nhỏ là hạt bụi (vi-trần)...Chẻ hạt bụi rất nhỏ (cực-vi) ra làm bảy phần, thì thành hạt bụi lân-hư (gần với hư-không). cái giáp ranh của sắc-tướng tột đến chừng đó. Nếu chẻ hạt bụi nhỏ nhứt này (lân-hư) ra một lần nữa, thì thành hư-không. Thế thì rõ-ràng hư-không do chẻ bụi mà có, không phải do hoà-hiệp sanh.
Này A-Nan, như lời ông nói: "Do hoà-hiệp sanh ra các vật trong thế-gian". Vậy ông thử xem một hạt bụi nhỏ nhứt này (lân-hư), phải dùng bao nhiêu hư-không hoà-hiệp lại mới thành ra nó ? Không lẽ hạt bụi nhỏ nhứt này, hoà-hiệp lại thành ra hạt bụi nhỏ nhứt (lân-hư trần).

LƯỢC GIẢI
Nếu nói "các vật do hoà-hiệp thành" thì hạt bụi nhỏ nhứt này cũng phải do hoà-hiệp mà thành.
Vậy thì lấy cái gì hoà-hiệp thành hạt bụi này. Nếu nói "lấy hư-không hoà-hiệp lại thành" thì phi-lý. Còn không lấy hư-không thì lấy cái gì hoà-hiệp thành ra nó ? (Vì ông A-Nan chấp các pháp do hoà-hiệp mà sanh). Nếu nói lấy "sắc-tướng hoà-hiệp" thì thành ra một vật lớn, chớ không phải là thành hạt bụi nhỏ nhứt (lân-hư trần) nữa.

__Lại nữa, nếu chẻ hạt bụi nhỏ nhứt (lân-hư) ra thành hư-không, thì rõ-ràng hư-không không phải do hoà-hiệp thành. Nếu nói do hoà-hiệp thành, thì phải dùng bao nhiêu sắc-tướng hoà-hiệp lại mới thành hư-không? không lẽ hư-không tự hoà-hiệp thành ra hư-không ?

LƯỢC GIẢI
Vì chấp "các pháp do hoà-hiệp mà có" thì hư-không cũng phải do hoà-hiệp mà có. Vậy hư-không lấy cái hoà-hiệp mà thành ? không lẽ lấy hư-không hoà-hiệp lại thành hư-không.
Đoạn trên Phật chỉ hạt bụi, đoạn này Phật chỉ hư-không, đều phi hoà-hiệp cả.

__Vậy nên biết; khi sắc hoà-hiệp thì không phải hư-không, khi hư-không hoà-hiệp thì không phải sắc. Cái sắc còn có thể chia chẻ ra được, chớ hư-không làm sao mà hoà-hiệp cho được ?

LƯỢC GIẢI
Đại-ý đoạn này, Phật nói các pháp hư-vọng như huyễn, như hoá, phi hoà, phi hiệp; do chúng-sanh mê vọng mà thấy in tuồng như thật.

</TD></TR></TBODY></TABLE>
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,819
Điểm tương tác
838
Điểm
113
__Các ông không biết : trong chơn-tâm, tánh (bản-thể) của sắc là chơn-không (tâm); tánh (bản-thể) của không là chơn-sắc (tâm).
Nó vốn sẵn thanh-tịnh, khắp giáp cả pháp-giới; tuỳ theo tâm của chúng-sanh tạo nghiệp và phân-biệt như thế nào, thì nó ứng-hiện ra như thế nấy. Chúng-sanh không biết, chấp là nhơn-duyên sanh, hay tự-nhiên có v.v...những cái chấp đó, đều do thức-tâm phân-biệt so-đo cả. Phàm có nói năng, phân-biệt, thì đều không đúng.

LƯỢC GIẢI
Thật ra các vật ở giữa này, không có nhứt-định vật gì thật là vật gì cả. Tuỳ theo tâm của chúng-sanh tạo nghiệp như thế nào, thì nó hiện ra như thế ấy. Đối với chúng-sanh đó, nó thật hay đúng với loài đó mà thôi.
Như chén nước đây, nếu đồng-nghiệp loài người thì thấy thật là nước; còn đối với con vi-trùng trong chén nước , thì không phải là nước nữa rồi, mà chính là nhà cửa của nó.
Hay như cái bàn gỗ này, đối với loài người thì thấy nó là cái bàn thật, chớ đối với con mọt, thì lại không thành cái bàn nữa, mà thật là món ăn của chúng.
Thêm một tỷ-dụ nữa, như thân này đối với loài người, thì thấy thật là thân người, chớ đối với con vi-trùng trong thân, thì không thành cái thân nữa, mà thật là một thế-giới bao-la vô-tận của nó.
Vậy thì thấy thật nước hay thật chỗ ở, thật cái bàn gỗ hay thật món ăn, thấy thật thân người hay bầu thế-giới, đều tuỳ theo tâm-niệm phân-biệt, nhận-định riêng của mỗi loài như thế nào, thì nó thành ra thế nấy. Nên trong kinh nói :"Tuỳ tâm biến-hiện".
Chúng ta thường thấy :Khi nào tâm ta vui-vẻ, thì thấy cảnh-vật chung-quanh đều vui, cho đến ngủ chiêm-bao cũng thấy cảnh vui hiện ra. Trái lại, khi nào tâm ta buồn thì thấy cảnh-vật chung-quanh cũng buồn; mỗi mỗi đều do tâm mình biến-hiện ra cả, nên có câu :
"Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
"Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ !"

VII.- LỬA TỪ CHƠN-TÂM BIẾN-HIỆN
__A-Nan, lửa không có tự-thể, nó chỉ gá các duyên mà sanh. Ông hãy xem những nhà ở trong thành này, khi họ muốn nấu ăn, thì họ cầm cái kiến (dương-toại) ra trước mặt trời lấy lửa. này A-Nan, lửa ấy nếu nhơn hoà-hiệp mà có, thì nó từ trong cái kiến sanh, từ bùi-nhùi ra, hay từ nơi mặt nhựt đến ?
Nếu lửa từ mặt nhựt đến, cháy được bùi-nhùi trong tay của ông, thì những cây rừng và các cảnh vật nó vừa trải qua đó, đáng lẽ đều phải bị cháy cả.
Còn nói "lửa từ trong kiến sanh ra cháy cái bùi-nhùi", sao cái kiến người cầm đó không cháy ? và cả bàn tay của người cầm cũng không cháy ?
Còn nói "lửa từ trong bùi-nhùi sanh" thì cần gì phải có bàn tay cầm cái kiến hứng ánh sáng mặt trời, mới có lửa ?
Ông nên chín-chắn xem xét : cái kiến ở nơi tay người cầm, mặt nhựt thời trên trời, bùi-nhùi nằm tại đất. Cái kiến với mặt trời vẫn xa nhau, không phải hoà, không phải hiệp. Vậy lửa này từ đâu mà đến cháy đây ? không lẽ lửa không từ đâu cả mà tự có ?
Các ông không biết trong chơn-tâm, tánh (bản-thể) của lửa (tâm) là thật không; tánh (bản-thể) của không (tâm) mới là thật lửa. Nó vẫn thanh-tịnh khắp giáp cả pháp-giới, tuỳ theo tâm của chúng-sanh phân-biệt như thế nào, thì nó hiện ra như thế nấy.
Nếu một người cầm kiến lấy lửa, thì một chỗ đó có lửa hiện ra . Nếu tất cả người trong thế-gian đều cầm kiến lấy lửa, thì khắp cả trong thế-gian đều có lửa hiện ra; chỉ tuỳ theo vọng-nghiệp của chúng-sanh mà hiện đó thôi, chớ không có xứ-sở gì. Người thế-gian không biết, dùng thức-tâm hư-vọng phân-biệt mê lầm chấp cho nhơn-duyên sanh, hoặc tự-nhiên có v.v...Phàm có nói-năng, phân-biệt đều không đúng sự thật.

LƯỢC GIẢI
Đại-ý như đoạn trên (đất)

XIII.- NƯỚC TỪ CHƠN-TÂM BIẾN-HIỆN
__A-Nan, tánh nước không định, đứng chảy chẳng thường. Như trong thành Thất-La, các vị đại-huyễn-sư, như ông Ca-tỳ-la-tiên, Chiết-ca-la-tiên, Bác-đầu-ma và Ha-tát-đa v.v...Các vị này thường lấy nước mặt trăng hoà với thuốc. Họ chờ đêm nào trăng sáng tỏ, cầm hột châu phương-chư hứng dưới mặt trăng, thì có nước chảy ra ở thau.
Vậy nước ấy từ hột châu sanh ?Hay từ hư-không ra ? Hay từ mặt trăng đến ?
A-Nan, nếu từ mặt trăng đến, nó làm cho hột châu ra nước; vậy thời từ phương xa đến đây, trong khi trải qua cây cối các cảnh-vật, nó phải đều làm cho ngập ướt cả, nếu thế thì cần gì phải có hột châu phương-chư (hột châu lấy nước) ? Song sự thật các cảnh-vật không ngập ướt, thì rõ-ràng nước ấy không phải từ mặt trăng đến.
Còn nói "nước từ hột châu ra" thì hột châu nếu đã chảy ra được nước, đáng lẽ lúc nào nó cũng tự chảy ra được nước, cần gì phải chờ nửa đêm hứng mặt trăng sáng mới có nước ?
Còn nói "nước từ hư-không sanh" thì hư-không vô biên, nước cũng phải vô biên; vậy thì từ nhơn-gian cho đến thiên-thượng, tất cả cỏ cây, đất đai đều bị ngập lụt cả.
Ông nên chín-chắn xem-xét : Mặt trăng ở trên trời, hột châu ở tay người cầm, cái thau hứng nước lại để dưới đất. Mặt trăng với hột châu cách xa nhau, không phải hoà, cũng không phải hiệp, vậy nước đó từ đâu mà đến ? không lẽ không nhơn đâu mà tự có.
Ông không biết trong chơn-tâm, tánh (bản-thể) của nước (tâm) thật không; tánh (bản-thể) của không (tâm) thật nước, vốn sẵn thanh-tịnh khắp giáp cả pháp-giới, tuỳ tâm của chúng-sanh phân-biệt như thế nào, thì nó ứng hiện như thế nấy. Một người cầm hột châu lấy nước, thì một chỗ đó có nước. Nếu tất cả người trong thế-gian đều cầm hột châu lấy nước, thì khắp cả trong thế-gian đều có nước. Nước tuỳ theo nghiệp của chúng sanh mà phát hiện ra; nó không có phương hướng xứ-sở gì. Người trong thế-gian không biết, lầm chấp nhơn-duyên sanh, hoặc tự-nhiên có, đều do thức-tâm vọng-chấp, phân-biệt cả. Phàm có nói-năng, luận-bàn thế nào, cũng đều không đúng.
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,819
Điểm tương tác
838
Điểm
113
XIV.- GIÓ TỪ CHƠN-TÂM BIẾN-HIỆN
__A-Nan, tánh gió không định, động và tịnh chẳng thường.Như ông thường đắp y đi vào đại -chúng, cái chéo y của ông phất qua người gần bên, thì có một chút gió quạt đến mặt người. Vậy gió này từ chéo y bay ra, hay từ hư-không bay đến, hay từ nơi mặt người sanh ?
A-Nan, nếu gió này từ cái y bay ra, thì cái y đã thành gió,vậy nó phải bay bổng rời khỏi thân ông, và ông đắp y thành ra đắp gió hay sao ? Ta nay xổ cái y ra, ông hãy thử xem coi gió ở chỗ nào ? Chẳng lẽ trong y có chỗ cất (để) gió.
Nếu gió từ hư-không sanh, vậy thời khi ông không động cái y, sao chẳng có gió ? Và hư-không thường còn, thì gió cũng phải thường sanh, nếu khi nào không có gió, thì hư-không phải diệt. Song thật ra gió có thể diệt (hết) chớ hư-không làm sao diệt được.
Nếu hư-không có sanh-diệt, thời không gọi là hư-không; còn gọi là hư-không thời làm sao lại sanh ra gió được.
Còn ông nói "gió từ nơi mặt người bị phất sanh"; nếu thật thế, thì gió phải phất đến mặt ông mới phải, tại sao nó phất ngược trở lại mặt người bị phất.
Ông nên chín-chắn xem xét : Cái y là ở nơi ông, cái mặt là thuộc về người kia (bị phất), còn hư-không thì tự yên-lặng; gió (động) với hư-không (lặng) tánh khác nhau, không hoà không hiệp, vậy gió từ nơi đâu mà phát động đến đây ? Không lẽ không từ nơi đâu mà tự có.
Các ông không biết trong chơn-tâm, tánh (bản-thể) của gió (tâm) là thật không, tánh (bản-thể) của không (tâm) là thật gió, vốn sẵn thanh-tịnh, khắp giáp cả pháp-giới, tuỳ tâm chúng-sanh phân-biệt như thế nào, thời nó hiện ra như thế nấy. Một người phất y, thời có một chút gió sanh ra. Nếu tất cả mọi người trong thế-giới đều phất y, thì cả thế-giới đều có gió, theo nghiệp của chúng-sanh mà phát-hiện, không có phương hướng xứ-sở gì. Thế-gian không biết, khởi thức tâm phân-biệt so-đo, lầm chấp là nhơn-duyên sanh, hoặc tự-nhiên có v.v...đều không đúng cả.

BÀI THỨ BẢY
I.-Hư-không từ chơn-tâm biến-hiện.
II.- Các giác-quan từ chơn-tâm biến-hiện.
III.-Thức (phân-biệt) từ chơn-tâm biến-hiện.
IV.- A-Nan ngộ được chơn-tâm, đứng dậy phát nguyện rộng-lớn.

BÀI THỨ BẢY
I.-HƯ-KHÔNG TỪ CHƠN-TÂM BIẾN-HIỆN
__A-Nan, hư-không vô hình, nhơn các hình sắc mà hiện bày ra. Như ở trong thành Thất-la này, khi dân-chúng mới cất nhà, thì họ đào giếng để múc nước. Đào một thước đất, thì thấy có một thước hư-không hiện ra, đào xuống mười thước, thì thấy có mười thước hư-không hiện ra; hư-không cạn hay sâu là tuỳ người đào nhiều hay ít. Vậy hư-không này là do đất sanh, do đào mà có, hay không do đâu mà tự sanh ?
A-Nan, hư-không này, nếu không do đâu mà tự sanh, thì khi chưa đào sao không thấy có hư-không, mà chỉ thấy đất đặc ? Còn nói "hư-không do đào mà có"; thì khi quăng đất ra, đáng lẽ phải thấy hư-không vào. Nếu quăng đất ra trước mà không thấy hư-không vào, thời sao lại nói "hư-không do đào đất mà có". Nếu hư-không không ra vào, thời đáng lẽ nó cùng với đất không khác; nếu không khác thời đồng với đất.Vậy khi quăng đất ra, sao chẳng thấy hư-không ra ?
Nếu nói "hư-không do đào đất mới có", thời khi đào, đáng lẽ phải ra hư-không, chớ sao lại ra đất ? Còn nói "hư-không chẳng do đào mà ra "thì khi đào ra đất, tại sao thấy có hư-không ?
Các ông nên chín-chắn quan-sát : đào là từ nơi tay người, tuỳ theo chỗ mà đào. Còn đất cục là nhơn chỗ đất cái dời đi. Đào là việc thật, còn hư-không thì trống không, hai cái không dính-líu gì với nhau, không hoà không hiệp. Vậy hư-không từ nơi đâu mà ra, không lẽ không nhơn đâu mà hư-không tự có.
Các ông không biết trong chơn-tâm, tánh (bản-thể) của hư-không (tâm) là chơn-giác (tâm); tánh (bản-thể) của giác (tâm) là chơn-không, vốn sẵn thanh-tịnh, khắp giáp cả pháp-giới, tuỳ theo tâm chúng-sanh thế nào, thì nó hiện ra thế ấy. Một chỗ đào giếng, thì một chỗ có hư-không, khắp cả trong thế-gian đều đào giếng, thì khắp cả thế-gian đều có hư-không; tuỳ theo nghiệp của chúng-sanh mà hiện ra, không có phương hướng xứ-sở gì. Người trong thế-gian không biết, khởi tâm phân-biệt so-đo, chấp là nhơn-duyên sanh, hoặc tự-nhiên có v.v...đều không đúng cả.
A-Nan, ông nên biết : hiện tiền tánh của năm đại : đất, nước, gió, lửa và hư-không vốn viên-dung khắp giáp, không lay-động, đều là chơn-tâm cả, không có sanh và diệt. Chỉ tại các ông mê-muội không biết mà thôi.

LƯỢC GIẢI
Đất, nước, gió, lửa và hư-không, năm đại này thuộc về phần vật-chất, đại-diện cho các cảnh-vật. Hai đại sau (kiến và thức) là thuộc về phần tinh-thần, đại-diện cho các thức
 
Sửa lần cuối:

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,819
Điểm tương tác
838
Điểm
113
II.- CÁC GIÁC-QUAN TỪ CHƠN-TÂM BIẾN-HIỆN
__A-Nan, cái "thấy" không tự-thể, nhơn đối với cảnh-vật và hư-không mà có, như ông ngày nay ngồi trong rừng Kỳ-đà, sớm mai thấy sáng, chiều lại thấy tối; đêm không trăng thời thấy tối; có trăng lại thấy sáng. Nhơn có tối và sáng, nên ông mới thấy có phân-biệt.
Vậy cái "thấy" này cùng với tối, sáng và hư-không là một thể hay không phải một thể ? Đồng hay khác ?
Này A-Nan, khi tối thì không có sáng, khi sáng không có tối. Nếu cái thấy này cùng với tối đồng một thể, thì khi sáng đến, cái thấy phải mất. Còn cái thấy này cùng với cái sáng đồng một thể, thì khi tối lại, cái thấy phải diệt. Nếu cái thấy diệt, thời làm sao thấy tối và thấy sáng. Lại nữa, tối và sáng khác nhau, còn cái thấy lại không sanh diệt, như thế thời làm sao nói đồng một thể được.
Nếu nói cái thấy cùng với tối, sáng và hư-không chẳng phải một thể, thì rời tối, sáng và hư-không, ông hãy chia riêng cái thấy của ông ra, xem thử hình-tướng của nó thế nào. Nếu rời tối, sáng và hư-không thì cái thấy của ông như lông rùa, sừng thỏ; nghĩa là không có. Khi phân-tách ra tối, sáng và hư-không ba cái đều khác, thì cái thấy của ông ở chỗ nào ?
Lại nữa, tối sáng trái nhau, thế nào nói đồng được ? Rời tối, sáng và hư-không ra, không có cái "thấy", thì làm sao nói khác được ? Không thể chia ranh đây là hư-không, kia là cái "thấy" được, thời làm sao lại nói "không đồng" ? Tối, sáng chẳng đồng, còn cái "thấy" không biến đổi, thì sao lại nói "không khác" ?
Ông nên chín-chắn suy-xét : cái sáng là từ nơi mặt nhựt, cái tối thuộc ban đêm, chỗ trống thuộc hư-không, nơi bít là thuộc về đất; cái "thấy" có biết, còn hư-không không biết, không phải hoà không phải hiệp. Vậy cái "thấy" từ nơi đâu mà sanh, không lẽ tự-nhiên có ?
Các ông không biết : trong chơn-tâm, cái tánh của "thấy" là tâm, (giác-minh) tâm là tánh của thấy; vốn sẵn thanh-tịnh khắp cả pháp-giới, tuỳ tâm của chúng-sanh phân-biệt như thế nào, thì hiện ra theo sự hiểu-biết của chúng sanh như thế ấy. Như một con mắt là có một cái thấy, nếu nhiều con mắt, thì có nhiều cái thấy. Cho đến tai nghe, mũi ngửi, miệng nếm, thân xúc, ý biết, sáu giác-quan cũng vậy, đều khắp cả pháp-giới, tuỳ theo nghiệp của chúng-sanh mà hiện ra, không có phương-hướng xứ-sở gì.

LƯỢC GIẢI
Như điện, vào đèn thì đèn cháy, vào quạt máy thì quạt máy lại xoay v.v...điện không có phương-hướng xứ-sở gì, chỉ tuỳ duyên phát-hiện. Còn tâm cũng thế, tâm vẫn là một, nếu đến mắt thì thấy, còn đến tai thì nghe v.v...tuỳ duyên phát-hiện.
*
Thấy, nghe, hay, biết sáu giác-quan kể là một, cùng với hư-không và bốn đại, thành ra sáu đại, tánh nó viên-dung vốn không lay-động, đồng một thể chơn-tâm, không sanh không diệt, thế-gian vì mê-lầm không biết, sanh tâm phân-biệt, chấp cho nhân-duyên sanh, hoặc tự-nhiên có, đều không đúng cả.

III.- THỨC (PHÂN-BIỆT) TỪ CHƠN-TÂM BIẾN-HIỆN
__Này A-Nan, cái thức (phân-biệt) không có căn-nguyên, nhơn sáu căn và sáu trần mà vọng-hiện. Ông nay dùng mắt xem khắp trong hội này, thì con mắt của ông chẳng khác nào như cái kiếng chiếu cảnh, không có phân-biệt gì riêng khác. Rồi cái "thức" của ông mới khởi lên, tuần-tự phân-biệt : đây là ông Văn-Thù, kia là ông Phú-Lâu-Na, đó là ông Mục-Kiền-Liên, nọ là ông Tu-Bồ-Đề v.v...Vậy cái thức hiểu biết phân-biệt này, từ cái thấy sanh, hay từ nơi cảnh-vật sanh ? Từ hư-không ra, hay không do đâu mà tự xuất-hiện ?
A-Nan, nếu nói "cái thức của ông từ nơi cái thấy sanh", mà không có tối, sáng, cảnh-vật và hư-không bốn món, thì cái "thấy" của ông không có. Cái thấy còn không có, thời cái thức phân-biệt kia làm sao từ nơi cái thấy mà sanh được.
Còn nói "thức phân-biệt này từ cảnh-vật sanh, chớ không phải từ nơi cái thấy ". Nếu không có cái thấy để thấy tối, sáng, cảnh-vật và hư-không các tướng, thời cái "thức" của ông từ nơi đâu mà sanh được.
Còn nói "thức từ hư-không sanh, không phải từ nơi cảnh-vật và cái thấy". Nếu không có cái "thấy" thời không thấy được sáng, tối, cảnh-vật và hư-không. Còn nếu không có các cảnh-vật thì thấy, nghe, hay, biết không từ nơi đâu mà có.
Nếu nói "thức không phải từ cảnh-vật và cái thấy sanh", như thế thì nó đồng với cái không. Còn nói "nó có mà không phải đồng cảnh-vật", thì dầu cho cái thức của ông có phát-sanh ra nữa, cũng không thể phân-biệt cái gì được.
Nếu nói "thức không nhân đâu, thoạt nhiên xuất-hiện", thì sao khi ban ngày, ông không thể phân-biệt được mặt trăng ?
Ông nên chín-chắn suy-xét : cái thấy thì nó gá nơi con mắt của ông, còn các hình-tướng là ở nơi cảnh-vật. Những gì có hình-tướng thời có, còn không hình-tướng là không. Cái "thức" thì động (có phân-biệt), còn cái "thấy" lại yên-lặng (không phân-biệt), không phải hoà không phải hiệp. Vậy thì cái thức phân-biệt của ông từ đâu sanh ra ? không lẽ không do đâu mà tự có ?
Các ông không biết trong chơn-tâm, tánh của thức là tâm, tâm mới thật là thức (chơn-thức), nó nhiệm-mầu yên-lặng, sáng-suốt, khắp giáp cả pháp-giới, hàm chứa và sanh ra mười-phương hư-không thế-giới, chỉ tuỳ theo nghiệp của chúng-sanh mà hiện ra, không có phương-hướng xứ-sở . Thế-gian không biết, khởi thức-tâm phân-biệt chấp trước, cho là nhân-duyên hoặc tự-nhiên có v.v...đều không đúng cả.
Các ông nên biết : đất, nước, gió, lửa hư-không, cái thấy và thức-tâm gọi chung là bảy đại, tánh của nó đều là chơn-tâm viên-mãn khắp giáp tất cả, vốn không sanh-diệt. Các ông vì mê-muội nên không biết.

LƯỢC GIẢI
Chúng ta nên phân-biệt rõ-ràng: "thức" và cái "thấy".
Cái "thấy" là thuộc các cảm-giác, về phần trực-giác. Nó cũng như cái kiếng chiếu cảnh, không có phân-biệt tính toán. Còn "thức" thì có phân-biệt tốt, xấu, hay, dở v.v... So theo Duy-thức-tôn để nói cho dễ hiểu : "thức" là chỉ cho thức thứ Sáu, Còn cái "thấy" là thuộc về năm thức trước.
Tóm lại, nói đất, nước, gió, lửa, hư-không, cái thấy và thức, cộng là bảy đại, gồm cả vật-chất lẫn tinh-thần.
Đất, nước, gió, lửa hư-không là thuộc về vật-chất, còn thấy và thức là thuộc về tinh-thần. Trong vũ-trụ tuy có thiên hình vạn trạng, nhưng tóm lại thì không ngoài vật-chất và tinh-thần.
Đoạn này là nói cả vật-chất lẫn tinh-thần đều từ nơi chơn-tâm, tuỳ theo nghiệp của chúng-sanh mà hiện ra như thế này, hoặc như thế kia, ngàn sai muốn khác. Như người chiêm-bao thấy hiện ra các cảnh-vật (đất, nước v.v...)
Về bản-thể (tâm) của bảy đại thì chơn, không có sanh diệt. Còn về hiện-tượng (các hình tướng) thì vọng. Vì chúng-sanh mê-muội không biết, chấp thế này hoặc thế kia, (như người đương chiêm-bao chấp các cảnh chiêm-bao là thật). một phen ngộ được chơn-tâm rồi, thì bảy đại này đều trở về thể-tánh chơn-tâm (như người thức giấc, thì cảnh chiêm-bao liền hết; lúc bấy giờ mới biết các cảnh-vật trong chiêm-bao đó, đều do tâm chiêm-bao hiện ra).
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,819
Điểm tương tác
838
Điểm
113
VI.- A-NAN VÌ NGỘ ĐƯỢC CHƠN-TÂM NÊN ĐỨNG DẬY PHÁT LỜI THỆ-NGUYỆN RỘNG LỚN
Khi ấy A-Nan và đại-chúng nhờ Phật chỉ dạy rất cặn-kẽ, nên mỗi người đều ngộ được chơn-tâm của mình rộng-lớn khắp cả mười phương hư-không. Lúc bấy giờ ông lại thấy cả mười phương thế-giới rất nhỏ-hẹp và rõ-ràng cũng như một lá cây cầm ở trong tay. Tất cả các cảnh-vật sum-la vạn-tượng trong thế-gian này, đều ở trong chơn-tâm; chơn-tâm bao trùm khắp giáp cả mười phương thế-giới.
Khi ấy xem trở lại cái thân do cha mẹ sanh đây, thật nhỏ-nhen làm sao ! Như một hạt bụi nhỏ ở trong mười phương hư-không, dù còn dù mất cũng không thấm vào đâu. Và cũng như một hòn bọt nhỏ, nổi trong bể cả rộng khơi, dầu sanh dầu diệt cũng không nhằm gì.
Vì ông A-Nan hiểu ngộ được chơn-tâm của mình thường còn không diệt và rộng lớn như vậy, nên đứng trước Phật chắp tay kính lạy, và xứng theo chơn-tâm rộng lớn, mà nói bài kệ phát nguyện như vầy (nguyên văn chữ Hán) :

Diệu-trạm Tổng-trì, Bất-động tôn,
Thủ-Lăng-Nghiêm vương, thế hi-hữu,
Tiêu ngã ức kiếp điên-đảo tưởng,
Bất lịch tăng-kỳ hoạch pháp-thân.
Nguyện kim đắc quả thành bảo-vương,
Hườn độ như thị hằng sa chúng,
Tương thử thâm tâm phụng trần-sát,
Thị tắc danh vi báo Phật ân.
Phục thỉnh Thế-Tôn vị chứng-minh :
Ngũ trược ác thế thệ tiên nhập,
Như nhất chúng-sanh vị thành Phật,
Chung bất ư thử thủ Nê-hoàn.
Đại-hùng, đại-lực, đại-từ-bi,
Hi cánh thẩm trừ vi-tế hoặc,
Linh ngã tảo đăng vô thượng giác,
Ư thập phương giới toạ đạo tràng
Thuấn-nhã-đa tánh khả tiêu vong,
Thước-ca-ra tâm vô động chuyển.
DỊCH NGHĨA
Kính lạy Pháp-thân, Báo-thân, Hoá-thân Phật, và kinh Thủ-Lăng-Nghiêm vương là ngôi Pháp-bảo rất hy-hữu trên đời. Tiêu trừ cho con các vọng-tưởng điên-đảo từ ức-kiếp, khiến con chẳng cần trải qua vô-số kiếp tu-hành mà vẫn đặng pháp-thân Phật.
Hôm nay con nguyện mau đặng thành quả Phật, để trở lại độ chúng-sanh nhiều như hằng-sa. Con nguyện đem thân-tâm này, phụng-sự các đức Phật nhiều như vi-trần. Thế mới gọi là đền ơn chư Phật.
Cúi xin đức Thế-Tôn chứng-minh cho lời thệ-nguyện của con : Trong đời ngũ-trược tội ác này, con thề vào trước để cứu khổ chúng-sanh. Nếu còn một chúng-sanh nào chưa được thành Phật, thì con thề chẳng lãnh quả vui Niết-bàn.
Phật là đấng Đại-hùng, Đại-lực và Đại-từ-bi. Cúi xin Ngài tiêu trừ các điều mê-lầm vi-tế cho con, khiến cho con sớm đặng thành quả Phật, để hoá-độ chúng-sanh khắp cả mười phương thế-giới. Giả-sử hư-không kia có thể tiêu-diệt hết, chớ chí-nguyện của con đây chẳng hề lay-động.


LƯỢC GIẢI
Ngài A-Nan vì ngộ được chơn-tâm của mình rộng-lớn bao-hàm cả vũ-trụ; vô biên thế-giới vô tận chúng-sanh đều ở trong chơn-tâm cả. Lúc bấy giờ, Ngài thấy mười phương thế-giới rất rõ-ràng và nhỏ hẹp cũng như cái lá cây cầm ở trong tay, còn thân này nhỏ-nhen như hạt bụi bay trong hư-không, dầu còn dầu mất cũng chẳng thấm vào đâu.
Bởi Ngài ngộ được chơn-tâm rộng-lớn, cùng với chúng-sanh đồng một thể không hai, cho nên Ngài mới xứng theo chơn-tâm rộng-lớn, khởi ra đồng thể đại-bi, phát lời thệ nguyện rộng sâu như thế.
Xem như câu :
Trong đời ngũ-trược tội ác này, con thề vào trước để cứu khổ chúng-sanh. Nếu còn một chúng-sanh nào chưa được thành phật, thì con thề chẳng lãnh quả Niết-bàn ...
Và câu :
Giả-sử hư-không kia có thể tiêu hết, mà chí-nguyện của con đây chẳng hề lay-động.
Trong kinh nói :"Thế-giới vô biên, chúng-sanh vô tận", biết bao giờ độ cho hết tất cả chúng-sanh, mà Ngài lại thệ-nguyện xung-phong vào đời ngũ-trược tội ác trước hết, để cứu độ chúng-sanh. Nếu còn một chúng-sanh nào chưa thành Phật, thì Ngài chẳng chịu an-vui ở cảnh Niết-bàn.
Thật là lòng từ-bi rộng lớn vô cùng; chí nguyện cao-thượng hy-sinh độ đời của Ngài như thế, đáng cho chúng ta trọn đời bái-phục.
Trông lên Ngài rồi ngó lại ta ...thấy rõ tâm chí và hành-vi của mình, thật cũng quá ư hẹp-hòi và thấp-thỏi !
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,819
Điểm tương tác
838
Điểm
113
BÀI THỨ TÁM
I.- Ông Phú-Lâu-Na hỏi Phật hai câu quan-trọng.
II.- Phật trả lời câu hỏi thứ nhứt.
III.- Phật chỉ cái nguyên-nhơn chung sanh ra hư-không, thế-giới và chúng-sanh.
IV.- Phật chỉ cái nguyên-nhơn riêng và tuần-tự sanh ra vũ-trụ.
V.- Phật chỉ nguyên-nhơn có chúng-sanh (nhơn-sanh).
VI.- Phật chỉ nguyên-nhơn chúng-sanh tiếp-tục sanh.
VII.- Phú-Lâu-Na hỏi tiếp : Chư Phật đã chứng được chơn-tâm thanh-tịnh rồi, vậy chừng nào nổi vọng trở lại.
VIII.- Phật dùng ba thí-dụ để giải-thích.
IX.- Phật trả lời câu hỏi thứ hai của ông Phú-Lâu-Na.
X.- Phật chỉ chơn-tâm tuỳ duyên biến-hiện.
XI.- Chúng-sanh đi ngược với chơn-tâm sáng-suốt và hiệp theo vọng-trần.
XII.- Chư Phật hiệp theo chơn-tâm sáng-suốt.

BÀI THỨ TÁM
I.- ÔNG PHÚ-LÂU-NA HỎI PHẬT HAI CÂU QUAN-TRỌNG
Lúc bấy giờ ông Phú-Lâu-Na Di-Đa-La-Ni-Tử đứng dậy lạy Phật, chắp tay cung kính và thưa rằng :__Bạch Thế-Tôn, trong hàng tứ-chúng, Phật thường khen con thuyết-pháp hơn hết; ở trong hội này con lại chứng được quả vô-lậu. Thế mà hôm nay con nghe Phật nói phép nhiệm-mầu cao-thượng, hãy còn chưa hiểu. Cũng như người điếc đứng xa một trăm bước nghe tiếng muỗi kêu; thấy còn không được, huống chi lại nghe.
Bạch Thế-Tôn :1.- Chơn-tâm này đã vốn thanh-tịnh, tại sao lại sanh ra sơn-hà đại-địa và các chúng-sanh ?
2.- Lại nữa, Phật nói " đất, nước, gió, lửa, tánh nó vắng-lặng thường còn, viên-dung khắp giáp pháp-giới ". Bạch Thế-Tôn, nếu nước khắp tất cả, thì lửa phải tắt, còn lửa biến khắp thời nước phải khô, tánh lửa thì nóng, nước lại lạnh, hai thứ trái nhau, tại sao đồng cùng khắp cả hư-không, mà nó không diệt nhau ? Lại nữa, đất thì có hình-chất, còn hư-không lại trống, tại sao hai thứ đều khắp giáp cả pháp-giới, mà không có chướng-ngại nhau ? Cúi xin đức Như-Lai vén mở ngút mây mờ cho chúng con.
Thưa hỏi xong, ông Phú-Lâu-Na kính-cẩn trở lui, để chờ nghe lời Phật chỉ dạy.

LƯỢC GIẢI
Đoạn này ông Phú-Lâu-Na hỏi Phật hai điều :1.- Chơn-tâm đã thanh-tịnh tại sao thoạt sanh ra có thế-giới và chúng-sanh ?
2.- Đất, nước, gió, lửa, tánh nó chống trái nhau, tại sao lại dung-hoà được và biến khắp cả pháp-giới ?
Về câu hỏi trước thì trong kinh này Phật đã trả lời rõ rồi. Còn câu hỏi sau chúng ta cũng nên phân biệt cho rõ : Phật nói nước, lửa v.v...biến khắp cả pháp-giới, đó là Phật chỉ về phần "bản-thể" mà nói. Ông Phú-Lâu-Na nghi nước lửa v.v...trái nhau, làm sao đều biến khắp được. Thế là ông Phú-Lâu-Na đứng về phần "hiện-tượng" mà hỏi.
Về hiện-tượng thì có chướng-ngại, còn bản-thể thời không bao giờ chướng-ngại.

II.- PHẬT TRẢ LỜI CÂU HỎI THỨ NHỨT
Phật dạy :__Này Phú-Lâu-Na, như lời ông hỏi "Chơn-tâm đã vốn thanh-tịnh, tại sao lại sanh ra sơn-hà đại-địa, thế-giới và chúng-sanh ".
Vậy ông có thường nghe ta nói :" Chơn-tâm nhiệm-mầu vắng-lặng mà thường sáng-suốt chiếu soi " không ? (Tánh-giác diệu-minh, bản giác minh diệu).
Phú-Lâu-Na thưa :__Bạch Thế-Tôn, con có thường nghe Phật dạy như thế .
Phật hỏi :__Vậy chơn-tâm này, ông cho nó tự có tánh sáng-suốt chiếu soi (phân-biệt) hay là không có sáng-suốt chiếu soi ?
Phú-Lâu-na :__Nó sẵn có tánh sáng-suốt chiếu soi (phân-biệt) nên mới gọi là tâm. Nếu không có tánh sáng-suốt chiếu soi (phân-biệt) thì không gọi là tâm, vì nó không phân-biệt được cái gì cả.
Phật dạy :__Như lời ông nói "nếu nó không sáng-suốt chiếu soi (phân-biệt) thì không phải là tâm, vì nó không phân-biệt được cái gì cả ". Vậy ông có hiểu chăng : nếu có chiếu soi phân-biệt, thì không phải là chơn (vì có năng phân-biệt thì phải có bị phân-biệt), còn không có chiếu soi phân-biệt, thì chẳng phải là tâm. Nếu tâm mà không sáng-suốt thì không phải là chơn-tâm thanh-tịnh rồi.
Ông nên hiểu : Chơn-tâm vẫn sáng-suốt, vì ông vọng chấp cái "sáng-suốt phân-biệt" làm tâm, nên thành ra có năng phân-biệt (tâm) và bị phân-biệt (cảnh).
Chơn-tâm của ông không phải cái "bị phân-biệt", nhưng vì ông khởi ra cái "năng phân-biệt", nên nó (chơn-tâm) trở thành cái "bị phân-biệt" (cảnh). Đã vọng thành cái "bị phân-biệt", cố-nhiên ở nơi ông phải vọng sanh ra cái "năng phân-biệt".
Thế là ở nơi chơn-tâm của ông vẫn thanh-tịnh không có năng và sở, mà thoạt nhiên thành ra có năng và sở (vô đồng dị trung, xí nhiên thành dị ).

LƯỢC GIẢI
Đại-ý đoạn này Phật chỉ cái nguyên-nhân từ chơn-tâm thanh-tịnh, vì vọng-động nổi lên nên sanh ra có thế-giới và chúng-sanh.
Chơn-tâm thanh-tịnh mỗi người đều sẵn đủ. Nếu chấp nó "không có phân-biệt" thì chẳng phải là tâm; còn chấp nó "có phân-biệt" thì chẳng phải là chơn.
Bởi ông Phú-Lâu-Na chấp cái "phân-biệt chiếu soi" làm tâm, nên đã có cái phân-biệt, cố-nhiên phải có cái bị phân-biệt. Thế là năng, sở vừa hiện, thì bỉ, thử rõ-ràng.
Đây là Phật chỉ cái hành-tướng của vọng, từ nơi tâm của mọi người khởi lên một cách rõ-ràng.
Một vọng-niệm vừa nổi lên, thì có trăm ngàn vọng-niệm khác tiếp tục theo sanh ra, cho đến vô cùng vô tận. Nhơn đó mà có hư-không, thế-giới và chúng-sanh đồng thời hiện ra. Cũng như người đương thức (dụ chơn-tâm) bỗng-chốc buồn ngũ nổi lên, (dụ vô-minh vọng-động) chiêm-bao thấy có núi sông, nhà cửa các cảnh-vật hiện ra (dụ hư-không, thế-giới và chúng-sanh).

III.- PHẬT CHỈ CÁI NGUYÊN-NHƠN CHUNG, SANH RA HƯ-KHÔNG, THẾ-GIỚI VÀ CHÚNG-SANH
__Từ một thể chơn-tâm không khác, vì vọng-niệm phân-biệt, có năng sở, bỉ thử sai khác, nên hiện ra có hư-không và thế-giới. Nhơn có hư-không thế-giới nên mới có chúng-sanh. Đã có thế-giới và chúng-sanh lăng-xăng đối-đãi nhau, nên khởi lên vô số vọng-tưởng phân-biệt : tốt, xấu, phải, chẳng v.v...Vì thế mà sanh ra đủ các phiền-não trần-lao nhiễm-ô. Cái có hình -tướng và sanh-diệt là thế-giới, cái không hình tướng và yên-tịnh là hư-không; khác với hư-không, thế-giới là chúng-sanh vậy.

IV.- PHẬT CHỈ NGUYÊN-NHÂN RIÊNG VÀ TUẦN-TỰ SANH RA VŨ-TRỤ
1.- NGUYÊN-NHÂN SANH GIÓ.
__Từ nơi chơn-tâm, do vô-minh vọng-động mà có hư-không. Hư-không mờ-mịt vì vô-minh sanh. Trong "hư-không" có chất động, vì là vọng. Bởi thế nên trong hư-không có gió (phong-luân) để duy-trì thế-giới.
2.- NGUYÊN-NHÂN SANH RA VÀNG NGỌC.
Nhơn hư-không sanh ra gió, và vì nơi tâm chúng-sanh có tánh cố-chấp phân-biệt, cho nên ứng-hiện ra ngoài thế-giới có những thứ cứng chắc là vàng ngọc (vàng ngọc cứng chắc là vì tâm cố-chấp sanh. Nó sáng-ngời là do tâm phân-biệt sanh). Đây là nguyên-nhân có chất kim-khí để bảo-trì thế-giới
3.- NGUYÊN-NHÂN SANH RA LỬA.
Trong tâm chúng-sanh vì có tánh cố-chấp phân-biệt, nên sanh ra chất cứng chắc là kim-khí, và vì có vọng-động mà thành ra gió. Rồi gió thổi kim-khí, nó cọ xát mãi, nóng lên, nên nháng sanh ra ánh-sáng là lửa. Đây là cái nguyên-nhân có lửa để nấu đốt các vật.
4.- NGUYÊN-NHÂN SANH RA NƯỚC.
Chất vàng ngọc vừa sáng ngời và đượm mát. Nhơn lửa xông lên, nên có hơi nước rịnh ra. Đây là cái nguyên-nhân có nước để bao-bọc cả mười phương thế-giới.

LƯỢC GIẢI
Vì tâm vọng-động nên biến hiện ra ngoài thế-giới có gió. Vì tâm cố-chấp, cho nên biến hiện ra ngoài thế-giới có vàng ngọc. Vì tâm nóng-nảy, nên biến-hiện ra ngoài thế-giới có lửa. Vì tâm tham-ái, cho nên biến-hiện ra ngoài thế-giới có nước.

5.- NGUYÊN-NHÂN SANH RA CỒN-ĐẢO VÀ BIỂN.
__Vì tánh lửa bốc lên, còn nước thì lại chảy xuống, nên có chỗ thấp ướt là sông biển, chỗ nỗi lên cao là cồn-đảo. Bởi lửa và nước dung-hoà nhau, cho nên trong biển thỉnh-thoảng bốc lên ánh sáng của lửa, trong cồn-đảo lại có sông rạch thường chảy ra nước.

LƯỢC GIẢI
Trong bộ Tông-cảnh nói :" Vì tâm luyến-ái nên ứng-hiện ra ngoài thành sông biển. Vì tâm cố-chấp nên ứng-hiện ra ngoài thành cồn-đảo, tâm khinh-mạn thành ra gió, tâm nóng-nảy, sân-hận thành ra lửa. Bởi thấy sắc-dục sanh tâm luyến-ái, nên hiện ra ngoài thế-giới : trong cồn-đảo có nước thường chảy. Vì trái với sự thương-yêu thì nổi sân, nên hiện ra ngoài thế-giới : trong biển có lửa phát lên. Tóm lại, bốn đại đều duy tâm biến-hiện (dụ như chiêm-bao, nếu ban ngày nghĩ tưởng cái gì, thì ban đêm hiện ra cảnh ấy).

6.- NGUYÊN-NHÂN SANH RA NÚI.
__Vì thế-lực của nước yếu hơn lửa, nên bị lửa bốc lên kết thành núi cao. Bởi thế nên đập đá thì có lửa, còn đốt quá nóng, thì nó chảy ra nước.

LƯỢC GIẢI
Vì tâm giận nhiều thương ít, nên ứng-hiện ra ngoài thế-giới có núi cao.

7.- NGUYÊN-NHÂN SANH RA CỎ CÂY.
Vì thế-lực của đất yếu hơn nước, cho nên bị nước rút lên làm cỏ cây. Bởi thế nên cỏ cây, nếu bị đốt thì thành tro (đất) còn ép thì nó lại ra nước.

LƯỢC GIẢI
Vì tâm thương-yêu nặng-nề, tánh cố-chấp ít, nên ứng-hiện ra ngoài thế-giới thành cỏ cây.

Tóm lại, vì ở trong tâm chúng-sanh, các vọng-tưởng xen nhau phát-sanh, nên ứng-hiện ra ngoài thế-giới có các cảnh-vật. Bởi nhân-duyên này mà thế-giới nối nhau sanh mãi không dứt.

V.- PHẬT CHỈ NGUYÊN-NHƠN CÓ CHÚNG-SANH (NHƠN-SANH)
__Ông Phú-Lâu-Na, cái "hư-vọng phân-biệt" đó không có gì lạ, chỉ vì ông chấp cái "phân-biệt chiếu soi" làm tâm. Đã có phân-biệt, tất-nhiên phải có cái "bị phân-biệt" đối-đãi nhau. Vì thế nên cái "năng phân-biệt" không vượt ra ngoài cảnh "bị phân-biệt" được. Do nhân-duyên này, nên nghe không ngoài tiếng, thấy không ngoài sắc, ngửi không ngoài mùi, nếm không ngoài vị v.v...vọng thành 6 căn và 6 trần đối nhau, nên phân ra có :thấy, nghe, hay, biết.
Rồi theo nghiệp-lực kéo dẫn, cho nên có những loài sanh con (như người và thú) loài sanh trứng (như chim và cá) loài sanh chỗ ẩm-ướt (như vi-trùng v.v...) loài hoá-sanh (như trời và địa-ngục).
Thần-thức khi đầu thai, nhơn thấy ánh sáng (lửa dục) của cha mẹ phát ra, rồi nó khởi cái "tưởng" chung chạ làm việc dục ấy. Nếu nó sẽ là trai thì ưa mẹ mà ghét cha, còn nó sẽ là gái thì thương cha mà ghét mẹ. Vì tình lưu-luyến nơi ái-dục không rời được, nên nó tự kết-nạp tư-tưởng của nó với tinh-huyết của cha mẹ khi giao-cấu đó, kết thành ra thai. Vì có nhân-duyên với nhau và do đồng-nghiệp kéo dẫn, nên kết thành thai- nghén. Loài sanh thai, sanh trứng, sanh nơi ẩm-thấp, hoặc hoá-sanh đều tuỳ theo nghiệp của mỗi loài mà cảm-ứng.
Loài sanh trứng là do nơi tưởng nhiều, loài sanh thai là do nơi tình nặng, loài thấp sanh là do hiệp với chỗ ẩm-thấp, loài hoá-sanh thì rời cảnh-vật tự nó hoá-hiện. Bốn loài biến-đổi, tuỳ theo nghiệp lành hay dữ mà cảm-thọ quả-báo có thăng và trầm. Do nhân-duyên ấy mà chúng-sanh bỏ thân này thọ thân kia, nối nhau không dứt.
 
Sửa lần cuối:

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,819
Điểm tương tác
838
Điểm
113
VI.- PHẬT CHỈ NGUYÊN-NHÂN CHÚNG -SANH TIẾP-TỤC SANH
1.- THAM DỤC .__Này Phú-lâu-Na, chúng-sanh vì tình ân-ái kết chặt, thương tưởng quyến-luyến nhau không rời, cho nên trong thế-gian, cha mẹ, con cháu tiếp-tục sanh ra không cùng tột, gốc tại lòng tham dục vậy.
2.- THAM SÁT .__Loài nào cũng thương yêu thân mạng, muốn cho mình được sống, nên tham ăn những vật bổ-dưỡng. Vì thế mà trong thế-gian này, loài mạnh ăn thịt loài yếu, loài khôn giết loài dại. Bốn loài (noãn, thai, thấp, hoá) ăn nuốt lẫn nhau, gốc tại lòng tham sát hại.
3.- THAM TRỘM CƯỚP .__Bởi loài người ăn thịt loài vật, loài vật trở lại ăn thịt loài người. Người chết làm vật, vật chết làm người, các loài chúng-sanh, sanh sanh tử tử, nối tiếp nhau. Các ác nghiệp đã tạo ra rồi, thì cùng nhau vay trả, cho đến nghìn đời không tột, gốc tại lòng tham-lam trộm cướp.


LƯỢC GIẢI
Loài vật, chúng nó không muốn cho người giết thân mạng nó, mà người ỷ lại sức mạnh giết hại để ăn, thế nên phạm tội cướp giựt. Có vay cố-nhiên phải có trả; nên giết hại không những phạm tội sát-sanh, mà còn phạm cả tội cướp giựt.


Loài này cướp giựt thân mạng loài kia, loài kia giết hại lại loài này; trả vay, vay trả lẫn nhau, đến trăm ngàn kiếp không ra khỏi sanh-tử.
Trai mê sắc gái, gái thương tình trai, vì tình ân-ái thương yêu lẫn nhau, nên trăm ngàn kiếp bị triền-phược trong vòng luân-hồi.
Tóm lại, vì ba nghiệp sát, đạo, dâm làm gốc, nên nghiệp (nhơn) và quả nối nhau, không bao giờ cùng tận.
Này ông Phú-Lâu-Na, thế-giới, chúng-sanh và nghiệp quả ba món điên-đảo tương-tục này đều ở trong chơn-tâm, vì vô-minh vọng-động sanh ra "năng phân-biệt" và "sở phân-biệt" tương-đối, nên vọng thấy có sơn-hà đại-địa, thế-giới và chúng-sanh, rồi tiếp-tục sanh hoá, vô cùng hư-vọng.


VII.- PHÚ-LÂU-NA HỎI TIẾP : CHƯ PHẬT ĐÃ CHỨNG ĐƯỢC CHƠN-TÂM THANH-TỊNH RỒI, VẬY CHỪNG NÀO NỔI VỌNG TRỞ LẠI
Ông Phú-Lâu-Na hỏi Phật :__Bạch Thế-Tôn, cái chơn-tâm của con đã cùng với Phật không khác, vốn thanh-tịnh không tăng không giảm; bỗng nhiên vọng-động nổi lên, sanh ra thế-giới và chúng-sanh. Vậy các đức Như-Lai đã chứng được chơn-tâm ấy rồi, chừng nào vô-minh vọng-động nổi lên, sanh trở lại thế-giới và chúng-sanh nữa ?


VIII.- PHẬT DÙNG BA THÍ-DỤ ĐỂ GIẢI-THÍCH
1.- DỤ NHƯ NGƯỜI LẦM PHƯƠNG-HƯỚNG ĐỂ CHỈ RÕ NGỘ RỒI KHÔNG MÊ TRỞ LẠI
Phật dạy rằng :__Này Phú-Lâu-Na, như người lầm phương-hướng, tưởng phía Nam là phía Bắc. Ông nghĩ sao, cái "mê-lầm" ấy nhơn mê mà có, hay nhơn ngộ mà sanh ? này Phú-Lâu-Na, không phải nhơn ngộ, mà cũng không phải nhơn mê. Vì sao ? Cái mê không có căn-nguyên, thì làm sao nói nhơn mê mà có. Còn ngộ không thể sanh ra mê được, thì sao lại nói nhơn cái ngộ mà sanh.
Phú-Lâu-Na, người kia đương lúc đi lầm đường, nếu có người biết đường chỉ lại cho họ : Đây là phía Nam, kia là phía Bắc v.v...Vậy từ đó về sau họ còn lầm lộn nữa không ?
Phú-Lâu-Na thưa :__Bạch Thế-tôn, người kia không còn lầm-lộn nữa.
Phật dạy :__Này Phú-Lâu-Na, mười phương các đức Như-Lai cũng vậy, khi ngộ được chơn-tâm thành Phật rồi, thì không bao giờ mê trở lại làm chúng-sanh nữa. Vì cái mê-lầm không thật, rốt-ráo chẳng có gốc rễ. Trước kia vốn không mê, nhưng in tuồng có cái mê trong cái ngộ (như đám mây che mặt nhựt). Đến khi giác-ngộ được cái mê, thì cái mê kia tự diệt; cái "giác-ngộ" ấy không sanh trở lại cái mê nữa.
2.- DỤ NHƯ HOA ĐỐM GIỮA HƯ-KHÔNG KHI DIỆT RỒI KHÔNG CÒN SANH TRỞ LẠI
__Lại nữa, cũng như người bị nhặm con mắt, thấy có hoa đốm lăng-xăng giữa hư-không. Đến khi hết nhặm rồi thì hoa kia tự hết. Nếu người ấy còn nhìn lại chỗ các hoa đốm diệt ở nơi hư-không kia để trông mong cho hoa sanh trở lại, nếu như thế ông thử nghĩ, người đó khôn hay dại ?
Phú-Lâu-Na thưa :__Hư-không không có hoa đốm, mà vọng thấy có hoa đốm sanh diệt, thế đã là điên-đảo rồi, huống nữa, trông mong nó sanh trở lại, thật người ấy điên-đảo lắm , không còn nói dại hay khôn nữa được.
Phật nói :__Ông đã hiểu như vậy, tại sao còn hỏi :"Như-Lai đã ngộ được chơn-tâm thanh-tịnh rồi, vậy chừng nào nổi vọng trở lại, sanh ra sơn-hà đại-địa nữa ?
3.- DỤ NHƯ VÀNG VÀ CỦI
Cũng như vàng trong mỏ, khi đào lên đã lọc hết khoáng thành vàng ròng rồi, lúc bấy giờ không còn trở lại làm khoáng nữa. Và cũng như cây đốt thành tro, không thể trở lại thành cây nữa được.
Chư Phật cũng thế, Khi chứng được Bồ-đề Niết-bàn rồi, không còn vọng-động trở lại làm chúng-sanh nữa.
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,819
Điểm tương tác
838
Điểm
113
IX.- PHẬT TRẢ LỜI CÂU HỎI THỨ HAI CỦA ÔNG PHÚ-LÂU-NA
Phật nói :__Phú-Lâu-Na như lời ông hỏi "nước và lửa tại sao chẳng diệt nhau, trái lại được dung-hoà cùng nhau và đều biến khắp cả vũ-trụ ? Hư-không với đất tánh-chất không đồng, tại sao dung biến được ?
Này Phú-Lâu-Na ! Tất cả pháp, xem về tướng (hiện-tượng) của nó, nguyên là hư-vọng, không thể chỉ bày cái gì thật là cái gì được. Nó đã hư-vọng không thật, mà ông lại còn hỏi "tại sao nó chẳng diệt nhau". Như thế chẳng khác nào người ngồi trông đợi cho cái hoa đốm giữa hư-không kia kết đậu thành ra trái, thì làm sao mà kết đậu cho được !

LƯỢC GIẢI
Như các hình chớp-bóng chiếu trên miếng vải trắng, bởi nó không thật nên không cái nào ngại cái nào cả.

__Còn xem về tánh (bản-thể) của các pháp, thì nguyên nó là chơn. Duy có một thể chơn-tâm, nguyên không phải đất, nước, gió, lửa, thì sao lại chẳng dung-hoà nhau được.

X.- PHẬT CHỈ CHƠN-TÂM TUỲ DUYÊN BIẾN-HIỆN
__Phú-Lâu-Na ! Chơn-tâm của ông như thế, nếu ông phân-biệt hư-không thì có hư-không hiện, phân-biệt đất, nước, gió, lửa, thì đều có đất, nước, gió, lửa hiện.
Cũng như hai người đồng xem mặt trăng dưới nước. Rồi một người đi qua phía đông và một người đi qua phía tây, thì hai người đều thấy có mặt trăng đi theo mình cả, không có chuẩn-định.
Ông không thể hỏi "mặt trăng chỉ một, tại sao đi theo cả hai người"; hay là nói "hai người đi riêng đều thấy có hai mặt trăng, tại sao hiện nay chỉ thấy có một ". (Khi hai người đứng chung một chỗ).
Phú-Lâu-Na ! Ông nên biết : vì các pháp hư-huyễn, không thể lấy đâu làm bằng-cứ được.

XI.- CHÚNG-SANH TRÁI VỚI CHƠN-TÂM SÁNG-SUỐT VÀ HIỆP THEO VỌNG-TRẦN
__Phú-Lâu-Na ! Các ông vì trái với chơn-tâm sáng-suốt, mê-muội hiệp theo vọng-trần, nên chơn-tâm tuỳ duyên biến-hiện ra có hư-không thế-giới, các thứ trần-lao trong thế-gian, cùng khắp cả pháp giới. Vì thế nên ông thấy có gió động, hư-không lặng, mặt nhựt sáng, mây mờ, sắc-tướng và hư-không lấn nhau, nước và lửa diệt nhau v.v...

XII.- PHẬT HIỆP VỚI CHƠN-TÂM SÁNG-SUỐT
__Còn ta (Phật) thì trái với vọng-trần, hiệp với chơn-tâm thường-trụ bất sanh bất diệt, biến khắp cả pháp-giới. Cho nên ta mới được tự-tại vô-ngại : Ở trong một hiện ra vô-lượng, vô-lượng hiệp làm một, trong nhỏ hiện lớn, trong lớn hiện nhỏ; không rời nơi đạo-tràng mà hiện khắp cả mười phương thế-giới. Thân ta bao trùm mười phương hư-không vô-tận. Trên đầu một mảy lông hiện ra các cõi nước; ngồi trong hạt bụi, mà chuyển đại pháp-luân. Vì ta diệt hết vọng-trần, trở lại với bản tâm thanh-tịnh sáng-suốt, nên mới được như vậy.

LƯỢC GIẢI
Vì Phật đã ngộ chơn-tâm thanh-tịnh, nên mới được tự-tại vô-ngại, không còn bị các vật lớn, nhỏ, nhiều, ít v.v...làm chướng-ngại.
Trái lại, chúng-sanh vì mê chơn-tâm, hiệp theo vọng-trần nên thấy có các vật lớn, nhỏ, rộng, hẹp chướng-ngại.
Bởi tâm có chướng-ngại (vọng phân-biệt) nên thấy ngoài trần-cảnh có chướng-ngại. Nếu trong tâm hết chướng-ngại (không vọng) thì không còn thấy có một vật gì làm chướng-ngại cả.
 
Sửa lần cuối:

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,819
Điểm tương tác
838
Điểm
113
BÀI THỨ CHÍN
I.- Phật dạy chơn-tâm phi tất cả tướng.
II.- Phật dạy chơn-tâm tức tất cả pháp.
III.- Đến một từng nữa, là chơn-tâm không thể nói "phi" và "tức".
IV.- Phật lấy cây đờn để tỷ-dụ.
V.- Ông Phú-Lâu-Na hỏi Phật : Chơn-tâm nhơn đâu có vọng.
VI.- Phật dạy : Đã là vọng thì không có sở-nhơn, như ông Diễn-Nhã-Đạt-Đa.
VII.- Nếu các vọng-duyên dứt, tâm cuồng-vọng tiêu, thì chơn-tâm hiện bày.
VIII.- A-Nan nghi :"Tâm Bồ-đề do nhơn-duyên sanh".
IX.- Phật định-nghĩa chữ nhơn-duyên, tự-nhiên và bác.
X.- Phật phá chấp nhơn-duyên để dẫn vào vô công-dụng.
XI.- Phật phá chấp tự-nhiên, để thành vô hí-luận
XII.- Phật quở ông A-Nan học nhiều mà không tu, thì chẳng có lợi-ích gì.
XIII.- So-sánh để khuyến-khích tu-hành.

BÀI THỨ CHÍN
I.- PHẬT DẠY : CHƠN-TÂM PHI TẤT CẢ TƯỚNG
Phật dạy :__Chơn-tâm này phi tâm (thức) phi đất, nước, gió, lửa và phi hư-không.
(Đoạn này nói : Chơn-tâm phi ngũ-uẩn. Thọ, tưởng, hành, thức thuộc về tâm; còn đất, nước, gió, lửa thuộc về sắc).
Nó phi nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; phi sắc, thinh, hương, vị xúc, pháp; phi nhãn-thức-giới, cho đến phi ý-thức-giới.
(Đoạn này nói : Chơn-tâm phi lục-nhập, thập-nhị-xứ và thập-bát-giới. Nói phi ấm, giới, nhập tức là nói phi cảnh-giới lục-phàm).
Chơn-tâm phi minh vô-minh và minh vô-minh tận, cho đến phi lão-tử và phi lão-tử tận.
(Đoạn này nói : phi 12 nhơn-duyên, cả lưu-chuyển và hoàn-diệt, cảnh-giới của Duyên-giác).
Phi khổ, tập, diệt, đạo; phi trí và phi đắc.
(Đây là phi tứ-đế, cảnh-giới của Thinh-văn).
Phi bố-thí, trì-giới, tinh-tấn, nhẫn-nhục, thiền-định và trí-huệ.
(Đây là nói phi lục-độ, cảnh-giới của Bồ-tát)
Cho đến phi Như-lai, Ứng-cúng, Chánh-biến-tri ...(mười hiệu) phi Đại Niết-bàn và phi bốn đức của Niết-bàn : thường, lạc, ngã, tịnh.
(Đoạn này nói phi cảnh-giới Phật . Từ Thinh-văn, Duyên-giác, Bồ-tát và Phật gọi là tứ-thánh).
Tóm lại, chơn-tâm phi tất cả các pháp thế-gian (6 cõi phàm) và xuất-thế-gian (4 quả thánh) vậy.

LƯỢC GIẢI
Đã là chơn-tâm thì không còn vọng. Vì không còn vọng nên không có đối-đãi : ngộ mê, thánh phàm, chúng-sanh và Phật, hữu-vi hay vô-vi v.v... vì nó tuyệt tánh, ly tướng.

II.- PHẬT DẠY : CHƠN-TÂM TỨC TẤT CẢ PHÁP
Phật dạy :__Chơn-tâm này, cũng tức tất cả pháp, tức là tâm, tức là đất, nước, gió, lửa và hư-không; tức là nhãn, nhĩ, tỹ, thiệt, thân, ý; tức là sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp; tức là nhãn-thức-giới cho đến ý-thức-giới; tức Tứ-đế, tức Thập-nhị nhân-duyên, tức là Lục-độ, tức là Phật và bốn đức Niết-bàn. Nói tóm lại, chơn-tâm tức là tất cả pháp thế-gian và xuất-thế-gian.

LƯỢC GIẢI
Tâm đã sanh ra tất cả pháp, thì tâm là tất cả pháp. Cũng như bột đã làm ra các thứ bánh, thì bột đó tức là bánh.

III.- ĐẾN MỘT TỪNG NỮA, LÀ CHƠN-TÂM KHÔNG THỂ NÓI "PHI" VÀ "TỨC"
__Phú-Lâu-Na, cái chơn-tâm này lại rời tất cả "tức" và "phi", mà cũng là "tức" và "phi tức".
Chơn-tâm như thế, thì từ kẻ phàm-phu cho đến các vị thánh : Thinh-văn, Duyên-giác, làm sao lấy tâm trí suy-nghĩ cho đến đạo vô-thượng bồ-đề của Như-Lai, hay dùng lời nói luận-bàn của thế-gian mà ngộ-nhập chỗ tri-kiến của Phật cho được ?

LƯỢC GIẢI
Đây là chỗ tuyệt-đối, không thể nói-năng, suy-nghĩ và kêu gọi là gì được. Túng cùng chỉ gọi Chơn-tâm thôi. Bởi thế nên Phật đóng cửa thất tại nước Ma-Kiệt; ông Duy-Ma ngậm miệng ở thành Tỳ-Gia, cũng vì lý đạo quá cao-siêu và nhiệm-mầu, nên không thể nói ra được vậy.

IV.- PHẬT LẤY CÂY ĐỜN ĐỂ TỶ-DỤ
Tỷ-dụ như cây đờn cầm hay đờn tỳ-bà v.v...tuy sẵn có tiếng hay, nhưng phải nhờ ngón tay hay của người biết khảy (nhạc-sĩ) mới có thể phát ra tiếng hay được.

LƯỢC GIẢI
Thí-dụ này rõ-ràng và thật-tế lắm. Người đờn hay khảy ra tiếng hay, người đờn vừa khảy ra tiếng vừa, người đờn dở khảy ra tiếng dở, song đều có tiếng cả. Dụ cho chơn-tâm của chúng ta tuỳ duyên biến-hiện các pháp; nếu khéo dùng thì hiện ra Phật, còn vừa vừa thì thành Bồ-tát, Thinh-văn, vụng lắm thì thành tam-đồ lục-đạo, đều có biến-hiện cả.

Ta cùng với các ông cũng đồng một bản-thể chơn-tâm thanh-tịnh này và viên-mãn khắp giáp tất cả. Song ta làm việc gì và lúc nào cũng đều chơn cả. Còn các ông tâm vừa móng lên, thì phiền-não trần-lao đã khởi trước.
Bởi các ông không siêng-năng cầu đạo vô-thượng, chỉ ưa mến quả Tiểu-thừa, mới vừa chứng được chút ít lại cho là đầy-đủ.

V.- ÔNG PHÚ-LÂU-NA HỎI PHẬT : CHƠN-TÂM NHƠN ĐÂU CÓ VỌNG
Ông Phú-Lâu-Na thưa :__Bạch Thế-tôn, con cùng với Phật đã đồng một chơn-tâm viên-mãn không khác. Nhưng con bị vọng tưởng từ vô-thỉ, nên nhiều kiếp phải chịu sanh-tử luân-hồi, nay tuy chứng đặng quả Thánh, mà chưa cứu cánh (còn ở về Tiểu-thừa).
Còn đức Thế-Tôn thì tất cả các vọng đã hoàn-toàn diệt, Ngài đã chứng chơn-tâm thường-trụ rồi, được tự-tại giải-thoát. Vậy con xin kính hỏi đức Thế-tôn : Tất cả chúng-sanh vì sao có vọng, tự che lấy chơn-tâm mà phải chịu trầm-luân ?

VI.- PHẬT DẠY : ĐÃ LÀ VỌNG THÌ KHÔNG CÓ SỞ-NHƠN, NHƯ ÔNG DIỄN-NHÃ-ĐẠT-ĐA
Phật dạy :__Này Phú-Lâu-na, ông tuy trừ nghi, mà các mê-lầm chưa hết. Tôi nay dùng việc thật-tế và hiện-tiền trong thế-gian để chỉ dạy ông : Vừa rồi đây, ông có nghe câu chuyện chàng Diễn-Nhã-Đạt-Đa tại thành Thất-La không? Một buổi sáng nọ chàng lấy gương soi mặt, thấy cái đầu trong gương (bóng) có mặt-mày đáng thương. Chàng trở lại giận trách "cái đầu thiệt của mình đây sao không thấy được mặt-mày của mình; hay là ma quỉ ?" Rồi bỗng nhiên chàng nổi cuồng vùng chạy ...Theo ý ông, người này nhơn cái gì mà nổi cuồng vụt chạy ?
Ông Phú-Lâu-Na thưa :__Người ấy tự tâm họ cuồng, chớ không có nhơn cái chi cả.
Phật dạy :__Cũng vậy đó ông Phú-Lâu-Na, đã nói là "vọng" thì đâu có sở-nhơn, còn có sở-nhơn thì không phải là vọng. Các vọng-tưởng tự nó nhơn nhau liên-tiếp phát-sanh; từ đời này đã mê rồi chất chứa thêm cái mê, cho đến nhiều kiếp. Ta đã nhiều lần chỉ dạy, mà các ông hãy còn chưa ngộ trở lại.
Này Phú-Lâu-Na, cái "mê" như vậy đó, nhơn mê tự có. Nếu người biết được cái "mê" ấy không nguyên-nhân, thì cái "mê vọng" đó không có gá nương vào đâu nữa. Lúc bấy giờ dầu muốn cho nó sanh còn không thể được, huống chi muốn diệt.
Các ông nên biết : người đặng đạo Bồ-đề rồi (ngộ chơn-tâm), cũng như người thức giấc mộng, mà muốn nói lại việc chiêm-bao; mặc dù trong tâm nhớ biết rõ-ràng, nhưng không làm sao chỉ các vật trong chiêm-bao ra được, vì nó không thật có, vả lại nó cũng không có nguyên-nhân nữa. Cũng như chàng Diễn-nhã-đạt-đa, tự sợ cái đầu của mình, rồi nổi cuồng vụt chạy, chớ không có sở-nhơn gì cả..
Nếu cái "cuồng" kia thoạt nhiên hết, thì cái "đầu" vẫn y-nguyên. Dù cho khi chưa hết cuồng thì cái đầu ấy cũng không mất. Này Phú-Lâu-Na, các "mê-vọng" như vậy đó, chớ có nhơn cái gì đâu !

LƯỢC GIẢI
Cái đầu là dụ cho "chơn-tâm". Tự nổi cuồng là dụ cho các "vọng-tưởng" tự sanh. Hết cuồng rồi thì cái đầu vẫn y-nguyên, dầu đương cuồng cái đầu cũng không mất, là dụ cho ngộ rồi thì chơn-tâm tự hiện, dầu chưa ngộ, chơn-tâm cũng không mất.
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,819
Điểm tương tác
838
Điểm
113
VII.-NẾU CÁC "VỌNG-DUYÊN" DỨT, TÂM "CUỒNG-VỌNG" TIÊU, THÌ CHƠN-TÂM HIỆN BÀY
Này Phú-Lâu-Na, các ông khi đối với trần-cảnh (thế-giới, chúng-sanh nghiệp-quả) chỉ đừng có khởi vọng-niệm phân-biệt, thì tham, sân, si, (ba duyên) không khởi. Ba duyên không khởi, thời ba nhơn sát, đạo dâm chẳng sanh. Lúc bấy giờ anh khùng Diễn-Nhã-Đạt-Đa (mê) ở trong tâm các ông tự hết, mà hết (mê) tức là Bồ-đề (sáng-suốt). Khi ấy chơn-tâm của ông thanh-tịnh sáng-suốt tự hiện bày, khắp cả pháp giới, không cần phải cực-nhọc khó-khăn tu chứng, hay xin cầu nơi ai cả.

LƯỢC GIẢI
Bởi đối cảnh khởi tâm phân-biệt, nên sanh ra tham, sân, si. Vì tham, sân, si mới có sát, đạo, dâm ... Do sát, đạo, dâm nên phải chịu sanh-tử luân-hồi.
Tỷ-dụ như người khi đối với nữ-sắc v.v...chỉ thấy qua, không khởi vọng-niệm phân-biệt thì chẳng có hại chi. Đến lúc khởi tâm phân-biệt đây là xấu, thì tâm ghét giận nổi lên. Còn phân-biệt kia là đẹp, thì tâm tham muốn sanh ra. Tham, sân đã sanh, thì si cũng theo đó mà khởi.
Còn khi đối cảnh, mà tâm không khởi phân-biệt, thời vọng-niệm chẳng sanh, vọng-niệm không sanh, thì chơn-tâm tự hiện.
Thật là một pháp tu trực-chỉ mau thành Phật nhứt, mà cũng là khó nhứt. Chúng ta suốt đời chỉ tu theo bốn chữ Phật đã dạy :"Bất tuỳ phân-biệt" (đối cảnh không khởi phân-biệt) cũng chưa chắc đã tu xong.

Tỷ-dụ như kẻ cùng-tử, trong túi áo có sẵn hột châu như-ý, nhưng không hay biết, nên chịu nghèo hèn vất-vả phải đi làm thuê mướn ở các phương xa, kiếm ăn qua ngày tháng, song hột châu ấy không mất. Đến khi gặp người tri-thức (quen) chỉ cho biết :"Anh đã sẵn có hột châu vô giá trong túi áo kia". Lúc bấy giờ anh muốn gì được nấy, giàu có vô cùng. Chừng ấy anh mới hối-ngộ rằng: hột thần-châu này chính mình sẵn có, không phải do nơi người mà được.

LƯỢC GIẢI
Lời tỷ-dụ này rất hay. Phật chỉ rõ chúng-sanh đều sẵn có Phật-tánh (chơn-tâm). Nhưng vì không ngộ được, nên phải nhiều kiếp làm chúng-sanh khổ-sở, mà Phật-tánh thì vẫn không mất. Đến khi ngộ được chơn-tâm, chứng thành quả Phật, phước trí đầy đủ rồi, mới biết rằng : chơn-tâm này chính mình sẵn có, không phải do nơi người mà được.

VIII.-A-NAN NGHI "TÂM BỒ-ĐỀ" DO NHƠN-DUYÊN SANH
Khi đó Ngài A-Nan đứng dậy lạy Phật, chắp tay bạch rằng :__Đức Thế-tôn nói :"Ba duyên tham, sân, si dứt rồi, thời ba nhơn sát, đạo, dâm không sanh. Lúc bấy giờ anh khùng Diễn-Nhã-Đạt-Đa trong tâm ông tự hết, mà hết tức là Bồ-đề, không phải do nơi người mà đặng".
__Bạch Thế-Tôn, như thế thì tâm Bồ-đề rõ-ràng là do nhơn-duyên sanh rồi. Tại sao đức Như-Lai lại bác thuyết nhơn-duyên sanh ?
Không những riêng chúng con là hàng Thinh-văn tuổi trẻ hữu học, do nhơn-duyên mà tâm được khai-ngộ; chính như trong hội này, những vị đã đặng vô-lậu, như ông Đại-Mục-Kiền-Liên, ông Xá-Lợi-Phất và ông Tu-Bồ-Đề từ giòng Phạm-chí ngoại-đạo, cũng do nghe Phật nói nhơn-duyên, mà tâm được khai-ngộ.
Nay Phật nói :" Tâm Bồ-đề không từ nhơn-duyên sanh". Như thế thì chúng ngoại-đạo Câu-Xá-Ly kia nói về thuyết "tự-nhiên" cũng thành đúng lý hay sao ? Xin Phật duỗi lòng đại-bi, vạch mở chỗ mê-mờ cho chúng con.

LƯỢC GIẢI
Ông A-Nan trước đã nghi nhơn-duyên và tự-nhiên, đều bị Phật phá rồi, nay ông lại còn nghi nhơn-duyên và tự-nhiên nữa. Bởi vì lưới nghi chồng-chập nhiều đời, vả lại hàng Thinh-văn pháp-chấp khó trừ. Cũng như cây chuối, lột được bẹ này, lại bày ra bẹ khác. Lột cho hết bẹ thì lỏm chuối mới bày. Phá nghi cho hết, thì "chơn-tâm" mới hiện.
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,819
Điểm tương tác
838
Điểm
113
IX.- PHẬT ĐỊNH-NGHĨA CHỮ NHÂN-DUYÊN TỰ-NHIÊN VÀ BÁC
Phật dạy rằng :__Này A-Nan, như chàng Diễn-Nhã-Đạt-Đa kia vì nhân-duyên soi gương, cho nên chàng mới sanh ra cuồng. Đến khi hết cuồng thì tánh không cuồng (tỉnh) tự-nhiên sanh ra; có phải cái lý nhân-duyên và tự-nhiên cùng tột như thế chăng ?
Này A-nan, chàng Diễn-Nhã-Đạt-Đa kia, nếu cái đầu của chàng đã là tự-nhiên, thì lúc nào cũng vẫn tự-nhiên, vậy do nhân-duyên gì nổi cuồng sợ chạy ?
Nếu cái đầu là tự-nhiên, vì nhơn-duyên soi gương cho nên mới cuồng, vậy cái đầu cũng vẫn tự-nhiên, sao chẳng vì nhơn-duyên soi gương mà mất đi. Phải biết : Cái đầu vẫn không biến đổi hay mất đi, còn "cuồng sợ" tự nó vọng- sanh. Vậy thì cần gì phải có nhân-duyên soi gương mới sanh ra cuồng ?

LƯỢC GIẢI
Đoạn này ý nói : Nếu nói "chơn-tâm tự-nhiên", thì lúc nào nó cũng vẫn tự-nhiên, vậy do nhân-duyên gì mà nổi vọng. Nếu nói "do nhân-duyên nên nổi vọng" sao chẳng do nhơn-duyên mà chơn-tâm kia mất. Vậy thì biết, chơn-tâm không biến-đổi, cái "cuồng vọng" tự nó vọng sanh, không cần gì phải có nhân-duyên.

__Còn nói "cái cuồng đó tự-nhiên sẵn có", vậy thì khi chưa cuồng nó núp ở chỗ nào ?
Cái đầu đã tự-nhiên không có cuồng-vọng, vậy vì sao nổi cuồng vụt chạy ?
Nếu như người ngộ được "cái đầu mình sẵn có", biết được cái "cuồng" tự nó vọng-sanh, thì thuyết nhơn-duyên và tự-nhiên đều là nói chơi cả.

X.- PHẬT PHÁ CHẤP NHÂN-DUYÊN ĐỂ DẪN VÀO "VÔ CÔNG DỤNG"
__Thế nên ta nói :"Ba duyên : tham, sân, si đoạn hết, tức là tâm Bồ-đề". Nếu cái " vọng-tâm sanh-diệt kia diệt, mà tâm Bồ-đề sanh", như thế cũng còn ở trong vòng sanh-diệt. Phải diệt và sanh đều hết, mới được vô công-dụng đạo (chỗ cứu cánh).

LƯỢC GIẢI
Đoạn này Phật phá chấp nhơn-duyên để dẫn nhập đạo vô công-dụng.

XI.- PHẬT PHÁ CHẤP TỰ-NHIÊN, ĐỂ THÀNH VÔ HÍ-LUẬN
__Nếu ông chấp "vọng-tâm sanh-diệt kia diệt rồi, thì tâm Bồ-đề tự-nhiên sanh"; như thế cũng còn ở trong vòng sanh-diệt, chưa phải thật là tự-nhiên. Phải không còn sanh và diệt, mới thật là tự-nhiên.
Ông nên hiểu thêm : không phải tự-nhiên sanh, không phải nhơn-duyên hoà-hiệp khởi; ly (rời) cả tự-nhiên và nhân-duyên hoà-hiệp, mà cái "ly" đó cũng không còn nữa, như thế mới phải là chỗ rốt-ráo (vô hí-luận).

LƯỢC GIẢI
Đoạn này là Phật chỉ đến chỗ cứu-cánh tuyệt-đối, nếu còn nói-năng phân-biệt, thì chưa phải là tuyệt-đối.

XII.- PHẬT QUỞ ÔNG A-NAN HỌC NHIỀU MÀ KHÔNG TU, THÌ CHẲNG CÓ LỢI ÍCH GÌ
__A-Nan ! Ông đối với quả Bồ-đề Niết-bàn của Phật hãy còn cách xa lắm ! Nếu ông không siêng-năng, trải qua nhiều kiếp chịu cực-nhọc tu-hành, thì dầu cho ông có nhớ hết nghĩa-lý nhiệm-mầu trong mười hai bộ kinh của mười phương các đức phật, nhiều như số cát sông Hằng, cũng chỉ giúp thêm cho ông việc nói giỏi mà thôi, chớ không lợi-ích chi cho ông cả.
Ông nay luận-bàn về thuyết nhân-duyên và tự-nhiên rất là thông-suốt. Người đời khen ông là bực học rộng nghe nhiều. Nếu trong nhiều kiếp ông chỉ chứa-chất cái học suông này mà không tu, thì không bao giờ khỏi được cái nạn Ma-Đăng-Già kia vậy.
Nếu cái học và nghe suông của ông đó có lợi, thì cần gì phải nhờ đến thần-chú Lăng-Nghiêm của ta, để làm cho nàng Ma-Đăng-Già kia nguồn tình khô cạn, lửa dục tiêu-tan, lại tinh-tấn tu-hành, trong đạo-pháp của ta, nàng chứng được quả Thánh thứ ba (A-Na-Hàm). Khi đó ông mới được giải-thoát.

XIII.- SO-SÁNH ĐỂ KHUYẾN-KHÍCH TU-HÀNH
__A-Nan ! ông tuy nhiều kiếp ghi nhớ các nghĩa-lý nhiệm-mầu của Như-Lai, nhưng không bằng một ngày tu-tập nghiệp vô-lậu, xa-lìa hai cái khổ thương ghét (tham, sân) ở thế-gian.
Bằng chứng rõ-ràng, như nàng Ma-Đăng-Già nguyên trước kia là kẻ dâm-nữ, do nhờ thần-chú của ta, mà nguồn tình khô cạn, lửa dục tiêu-tan, lại xuất-gia tu-hành làm Tỳ-kheo-ni .
Còn bà Gia-Du-Đà-La là mẹ của La-Hầu-la, vì biết được nhân đời trước, do tham-ái mà nhiều đời phải chịu khổ, nên một niệm tu theo nghiệp lành vô-lậu, mà được ra khỏi tình ái-ân triền-phược và đặng thọ-ký.
Kẻ phu-nhân tu-hành còn được như thế, huống chi các ông là nam-tử, đã học rộng nghe nhiều, mà trở lại chấp chỗ thấy, nghe suông, chẳng biết tiến tu, sao tự khinh mình đến thế !

LƯỢC GIẢI
Đoạn này Phật quở-trách rất thống-thiết ! Nếu chỉ học nhiều mà không tu, thì chẳng có lợi-ích gì. Chúng ta đọc đoạn này chớ nên nghĩ rằng :"Phật chỉ quở một mình ông A-Nan", mà chính là Ngài quở trách chung tất cả chúng ta vậy.

LƯU Ý : Từ trước đến đây, Phật nói về phần lý, từ đây về sau, Phật mới chỉ về đường-lối tu-hành.
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,819
Điểm tương tác
838
Điểm
113
BÀI THỨ MƯỜI
I.- A-Nan thuật lại chỗ mình đã ngộ và thỉnh Phật chỉ dạy phương-pháp tu để nhập chơn-tâm.
II.- Phật dạy phương-pháp tu.
III.- Nghĩa quyết-định thứ nhứt.
IV.- Nghĩa quyết-định thứ hai.
V.- Vì vọng nổi lên nên chơn-tâm bị ẩn.
VI.- Xoay vọng về chơn thì lục-căn tự-tại vô-ngại (hổ dụng).
VII.- Dẫn chứng các vị thấy, nghe, hay, biết được tự-tại, không còn bị cuộc hạn nơi căn
VIII.- A-Nan nghi : Các giác-quan hiện-tiền là vọng, tại sao Phật dạy y nơi đó làm nhân-địa tu-hành, lại chứng đặng quả Phật chơn-thật ?
IX.- Phật bảo đánh chuông để chứng-minh cái tánh nghe thường còn.
X.- Phật chỉ khi ngủ "cái nghe " không mất.

BÀI THỨ MƯỜI
I.- A-NAN THUẬT LẠI CHỖ MÌNH ĐÃ NGỘ VÀ THỈNH PHẬT CHỈ DẠY PHƯƠNG-PHÁP TU-HÀNH ĐỂ NHẬP CHƠN-TÂM
Ông A-Nan và đại chúng được Phật dạy bảo rất tường-tất, nên các điều nghi lầm đã trừ hết, ngộ được chơn-tâm (thật-tướng), nhưng chưa biết làm sao chứng nhập, nên các ông cúi đầu lạy Phật, chắp tay kính-cẩn thưa rằng :
__Bạch Thế-Tôn, Ngài đã dùng đủ phương tiện dẫn dắt chúng con ra khỏi sông mê bể khổ. Hôm nay, chúng con tuy ngộ được chơn-tâm của mình, biến khắp cả mười phương thế-giới, nhưng còn bị Như-Lai quở trách, học nhiều mà không tu, chẳng bằng người lo tu-tập.
Nay chúng con cũng như người bần-cùng vất-vả, được vị Thiên-vương ban cho cái nhà lầu tốt đẹp, song chưa biết làm sao vào nhà. Cúi xin đức Như-Lai chỉ dạy cho chúng con được vào tri-kiến của Phật ( chứng nhập chơn-tâm).

II.- PHẬT CHỈ DẠY PHƯƠNG-PHÁP TU
Phật dạy A-Nan và đại-chúng :__Các ông nếu phát-tâm Bồ-đề, đối với các pháp-môn tu-hành chí quyết tăng-tấn, tâm không giải-đãi, thì khi mới phát-tâm, trước phải phân-biệt rành-rõ hai nghĩa quyết-định.

III.- NGHĨA QUYẾT-ĐỊNH THỨ NHỨT
Này A-Nan ! Các ông muốn bỏ Tiểu-thừa Thinh-văn, tu theo Đại-thừa Bồ-tát, vào tri-kiến của Phật, thì trước phải quán-sát cái nhơn-địa phát-tâm cùng với quả vị sẽ chứng là đồng hay khác ?
Nếu các ông dùng cái vọng tâm sanh-diệt làm nhơn tu-hành, mà mong cầu cho đặng quả Phật thường còn không sanh-diệt, thì không thể được. Đây là điều quyết-định thứ nhứt.

LƯỢC GIẢI
Đoạn trước Phật đã dạy : Nếu dùng vọng-tâm làm tu-nhơn, mà muốn đặng quả thường-trụ, thì như người nấu cát muốn cho thành cơm, dầu trải qua bao nhiêu kiếp cũng không thể được. Hành-giả phải an-trụ nơi chơn-tâm làm nhơn-địa tu-hành, thì mới đặng quả Phật bất sanh bất diệt.

A-Nan ! ông hãy xét coi : trong thế-gian những vật gì có làm ra, đều phải hoại-diệt, chứ chưa từng nghe cái hư-không có hoại-diệt bao giờ, vì hư-không không phải là vật bị làm ra vậy (hư-không dụ chơn-tâm, các vật là dụ vọng-tâm có sanh-diệt).

Xét lại trong thân ông, những vật cứng dẻo (da, thịt, gân, xương) là đất; những vật đượm ướt (máu, huyết, mồ hôi, mỡ) là nước; chất ấm, nóng trong người thuộc về lửa; những vật lưu động (hơi thở ra vào) là thuộc về gió. Do bốn món này nó triền-phược và phân chia cái chơn-tâm của ông, thành ra có thấy, nghe, hay, biết, từ thỉ chí chung năm lớp ngầu đục (ngũ- trược).
Tỷ-dụ như nước đang trong sạch, có người lấy bụi đất quăng vào, thì đất sẽ mất chất cứng, còn nước mất chất trong sạch, trở thành ngầu đục nên gọi là ô-trược.
A-Nan ! nay ông muốn cho cái thấy, nghe, hay, biết (các giác-quan) trở lại để hiệp với bốn đức Niết-bàn của Như-lai : thường, lạc, ngã, tịnh, thì trước nhứt ông phải lựa ra cái gốc rễ sanh-tử (vọng-tâm) và y theo chơn-tâm thanh-tịnh viên-mãn bất-sanh bất-diệt làm nhơn-địa tu-hành.

LƯỢC GIẢI
Vì còn ở trong vòng mê nên gọi là các giác-quan : thấy, nghe, hay, biết; đến khi ngộ rồi, thì các giác-quan này trở lại thành bốn đức Niết-bàn : thường, lạc, ngã, tịnh.
Chúng ta cũng nên phân-biệt cho rõ nghĩa : 1- chơn-tâm, 2- các giác-quan, 3- vọng -niệm phân-biệt. Như nước biển trong veo, (dụ chơn-tâm) chảy vào các sông ngòi lẩn lộn bùn đục, (dụ cho chơn-tâm lưu-lộ nơi các căn, thành các giác-quan; "đục", là dụ còn ở nơi mê) nổi sóng ba-đào (dụ cho vọng-niệm phân-biệt).

__Các ông hãy xoay cái hư-vọng sanh-diệt trở lại chơn-tâm thanh-tịnh không sanh-diệt; phải lấy chơn-tâm không sanh-diệt này làm nhơn-địa tu-hành, thì sau mới chứng được quả Phật thường-trụ.
Cách tu-hành cũng như lóng nước. Nước đục để yên-tịnh trong một cái bình, để lâu thì những bụi cát từ từ chìm lặng, mà nước trong hiện ra; hễ càng yên-tịnh thì nước càng trong. Đây là dụ cho giai đoạn thứ nhứt, khi mới hàng-phục được phiền-não khách-trần (phiền-não vừa lặng). Đến chừng lọc bỏ cặn đục chỉ còn toàn là nước trong, là dụ cho giai đoạn thứ hai, khi đã đoạn trừ căn-bản vô-minh.
Đến khi chỉ còn hoàn-toàn là nước trong, thì dù lắc cho mấy nó cũng vẫn trong. Còn khi đoạn được căn-bản vô-minh, chỉ còn chơn-tâm thanh-tịnh hiện-tiền, lúc bấy giờ dầu có tạo-tác thi-vi làm đủ mọi việc, song cũng đều là chơn, vẫn hiệp với đức tánh thanh-tịnh mầu nhiệm của Niết-bàn, không còn bị phiền-não nhiễu-loạn.

LƯỢC GIẢI
Đoạn này hay lắm; Phật dạy lối tu rất rõ-ràng và thật-tế. Hiệp với đoạn trước Phật dạy: "Khi đối cảnh không khởi phân-biệt, thì vọng-niệm chẳng sanh. Vọng-niệm không sanh thời chơn-tâm tự hiện".
Cũng như nước đứng trong, thì cặn-cáu lóng chìm. Lóng càng lâu thì nước càng trong. Đến khi dứt sạch căn-bản vô-minh, chỉ còn toàn-thể chơn-tâm, thì hành-động thi-vi chi cũng đều là thanh-tịnh. Nên kinh nói :"Như-Lai án túc hải ấn phát quang v.v..." ( Phật vừa để chơn, thì biển trong in ánh sáng). Như nước đã lọc bỏ cặn rồi, thì lắc mấy cũng vẫn trong. Đoạn này cũng chỉ rõ cái nghĩa "thành Phật rồi không trở lại làm chúng-sanh".
Các đạo khác tu-hành dẫu cao-siêu cho mấy, chẳng qua cũng như nước lóng mà chưa lọc bỏ được cặn. Lâu lâu phiền-não nổi lên, thì phải đoạ trở lại, nên gọi là hửu-lậu (còn sa rớt).
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,819
Điểm tương tác
838
Điểm
113
IV.- NGHĨA QUYẾT-ĐỊNH THỨ HAI
__A-Nan, các ông phát-tâm dõng-mãnh, quyết-định dẹp trừ các tướng hữu-vi, cầu quả đại-thừa, thì cần phải xét rõ gốc rễ của phiền-não : Từ vô-thỉ đến nay, cái nào là phát-nghiệp vô-minh (bất giác vọng-động) cái nào nhuận-sanh vô-minh (ái, thủ), cái gì tạo (lục-thức), cái gì lãnh-thọ (bát-thức). Đây là nghĩa quyết-định thứ hai.
Các ông tu đạo Bồ-đề, nếu không xét rõ gốc rễ của phiền-não, thì đối với căn và trần hư-vọng này, không thể biết được cái "điên-đảo" ở chỗ nào. Cái điên-đảo ở chỗ nào còn không biết, thời làm sao hàng-phục được giặc phiền-não để chứng quả Phật.
Các ông hãy xem trong thế-gian, những người mở gút, nếu họ chẳng thấy được mối, thì không mong gì mở được. Chưa từng nghe cái hư-không bị ai mở được, vì hư-không vô-hình chẳng có gút và mở vậy (hư-không dụ cho chơn-tâm).
Ông nên hiểu : hiện-tiền sáu căn của ông đây : mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý, chúng làm mai mối cho sáu giặc (sáu thức), đến cướp giựt của báu nhà ông. Bởi thế nên các ông cùng tất cả chúng-sanh, từ vô-thỉ đến nay bị triền-phược trong vòng luân-hồi, không vượt ra ngoài ba cõi được.

LƯỢC GIẢI
Vì sáu căn làm mai mối, dẫn sanh ra sáu thức là lục-tặc, cướp hại chơn-tánh, Nghĩa là vì căn đối với cảnh, khởi vọng-niệm phân-biệt, nên chơn-tâm phải bị mờ. Cũng như gió xao-động, cặn-cáu nổi lên, nên tánh nước trong phải ẩn.

V.- VÌ VỌNG NỔI LÊN NÊN CHƠN-TÂM BỊ ẨN
__Này A-Nan, sáu căn của ông như vậy, do vô-minh vọng-động nổi lên, nên chơn-tâm bị ẩn. Từ đây về sau, mỗi khi chiếu soi thì gồm cả vọng đều phát.
Bởi thế nên rời tối và sáng, thời mắt ông không thấy, rời động và tịnh thì tai ông không nghe, rời thông và nghẹt thì mũi ông không ngửi, rời các vị ra thời lưỡi ông không nếm, rời các xúc-trần thì thân ông không biết, rời cả pháp-trần thì ý ông không phân-biệt.

VI.-XOAY VỌNG VỀ CHƠN THÌ LỤC-CĂN TỰ-TẠI VÔ-NGẠI (HỔ DỤNG).
__Chỉ sáu căn của ông không theo sáu trần-cảnh khởi vọng-niệm phân-biệt, tùy ông mở gút (vọng nhiễm) được một căn nào thì các căn đều được giải thoát. Nghĩa là ngoài không cùng với trần-cảnh gút chặt, trong thâu phục phiền-não trở lại với chơn-tâm sáng-suốt, thì năm căn bị gút chặt kia, cũng đều được hoàn-toàn giải-thoát.
Lúc bấy giờ sáu căn tự-tại, thay nhau cần dùng, các giác-quan : thấy, nghe, hay, biết, không còn bị cuộc-hạn nơi các căn : mắt, tai, mũi, lưỡi v.v... chỉ nương các căn phát ra tác dụng; không cần có trần-cảnh đối chiếu mà cũng vẫn thấy, nghe, hay, biết.
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,819
Điểm tương tác
838
Điểm
113
VII.- DẪN CHỨNG CÁC VỊ THẤY, NGHE, HAY, BIẾT ĐƯỢC TỰ-TẠI, KHÔNG CÒN BỊ CUỘC-HẠN NƠI CĂN
__A-Nan ! Ông đã thấy trong hội này, như ông A-na-luật-đà không có con mắt mà vẫn thấy. Rồng Bạt-nan-đà không lỗ tai mà vẫn nghe. Thần-nữ Căn-dà không lỗ mũi mà ngửi được mùi. Ông Kiều-phạm-bác-đề cái lưỡi không phải lưỡi người, mà biết được các món ăn của người. Ông Thần Thuấn-nhã-đa không có thân mà vẫn biết xúc. Ông Ma-ha Ca-diếp tu diệt tận-định, dứt trừ ý-căn đã lâu, mà vẫn phân-biệt được rõ-ràng.
A-Nan ! Hiện nay các căn của ông, nếu hoàn-toàn gỡ hết cái khắn-chặt (gút chặt) nơi trần-cảnh (không theo trần-cảnh phân-biệt) trong chinh-phục được phiền-não, trở về với chơn-tâm rồi, thì hiện-tiền thân-căn và thế-giới đây đều không còn; cũng như nước nóng băng tan, ông liền chứng được quả Phật.
A-Nan ! Như người thế-gian, cái thấy của họ chỉ gom ở con mắt . Nếu bảo họ nhắm mắt lại, thì hiện-tiền tối đen, sáu căn mờ-mịt, đầu chân in nhau. Người kia lấy tay rờ khắp cả thân-thể, tuy mắt họ không thấy, mà cũng vẫn biết đâu là đầu và đâu là chân; cái hiểu biết đồng nhau (Đây cũng là một bằng chứng : các giác-quan chẳng bị cuộc-hạn nơi căn và trần).
A-Nan, nhơn sáng mới thấy, nếu tối thời không thấy. Nay không cần sáng mà cũng thấy biết, như thế thì cái tối kia không thể làm mờ (mất) cái "thấy, biết" của ông được. Căn và trần các vọng đã tiêu rồi, thì liền trở lại với chơn-tánh.

VIII.- A-NAN NGHI : CÁC GIÁC-QUAN HIỆN-TIỀN LÀ VỌNG, TẠI SAO PHẬT LẠI DẠY NƯƠNG NƠI ĐÓ LÀM NHƠN-ĐỊA TU-HÀNH, ĐỂ CHỨNG ĐẶNG QUẢ PHẬT CHƠN-THẬT.
A-Nan thưa :__Bạch Thế-Tôn, như lời phật dạy :"Muốn cầu quả Phật thường còn, thì cái nhơn-địa phát-tâm tu-hành phải cho chơn-thật, mới chứng được quả vị chơn-thật".
Bạch Thế-Tôn ! Bồ-đề, Niết-bàn, Chơn-như, Pháp-tánh, Yêm-ma-la-thức, Không-như-lai-tạng và Đại-viên-cảnh-trí, bảy danh từ tuy khác, chớ cũng đồng một quả Phật thanh-tịnh thường còn không hoại.
Còn cái thấy, nghe, hay, biết, các giác-quan của con đây, nếu rời các trần cảnh hiện-tiền : tối, sáng, động, tịnh v.v... thời không còn thấy, nghe, hay, biết nữa. Quanh-quẩn tới lui, chín-chắn suy tìm, thì cái tâm của con hoàn-toàn không chơn-thật. Tại làm sao Phật lại dạy lấy cái hư-vọng đoạn-diệt này làm nhơn tu, để cầu quả Phật thường còn không sanh-diệt cho được. Vậy thì lời nói của Phật trước sau trái nhau, làm sao gọi là "Như-Lai nói thật", cúi xin đức Từ-tôn, từ-bi vén mở chỗ mê-mờ cho chúng con.

IX.- PHẬT BẢO ĐÁNH CHUÔNG ĐỂ CHỨNG-NGHIỆM "TÁNH NGHE" THƯỜNG CÒN
Phật dạy :__A-Nan, ông tuy học rộng, nghe nhiều, nhưng các phiền-não hữu-lậu (mê-lầm) chưa hết, nên ông chỉ biết suông cái tên "điên-đảo". Đến lúc cái "điên-đảo" thật hiện-tiền, thì ông lại không biết. Như thế thì sự tin hiểu của ông chưa được chắc-chắn. Tôi nay đem những việc thường trong đời, để trừ các nghi lầm cho ông.
Khi đó Phật liền bảo ông La-Hầu-La đánh một tiếng chuông, rồi hỏi ông A-Nan rằng :
__Ông có nghe không ?
A-Nan thưa :__Nghe .
Đến lúc chuông hết ngân, Phật lại hỏi :__Ông có nghe không ?
A-Nan thưa :__Không nghe.
Phật lại bảo ông La-hầu-la đánh lại một tiếng chuông nữa và hỏi :__Ông có nghe không ?
A-Nan đáp :__Nghe.
Phật hỏi :__Thế nào là nghe và thế nào là không nghe ?
A-Nan thưa :__Vì đánh chuông có tiếng ngân, nên con nghe, đến khi chuông hết ngân thì con không nghe.
Phật dạy :__A-Nan ! Khi tiếng chuông hết ngân, ông nói rằng :"không nghe"; nếu ông thật không có "cái nghe" thì ông đồng như cây đá, tại sao khi đánh tiếng chuông thứ hai, ông lại có nghe ?
Vậy cho biết : cái "tiếng" (cảnh) khi có khi không, chớ cái "nghe" (tâm) của ông lúc nào cũng có. Nếu cái "nghe" của ông thật không, thì cái gì biết được "không nghe" đó ?
Thế nên ông phải biết : cái "tiếng" đối với cái "nghe" thì cái "tiếng" nó tự sanh và diệt, chớ cái "nghe" (tâm) của ông, không phải vì tiếng sanh mà nó "có", tiếng diệt mà nó "không". Tại ông điên-đảo hôn-mê, nhận cái "thường" (tánh nghe) làm đoạn diệt (tiếng), chớ không phải rời sáu trần-cảnh : sắc, thinh, hương v.v... mà các giác-quan thấy, nghe, hay, biết của ông không có.

LƯỢC GIẢI
Đây là lần thứ bảy, Phật chỉ rất rõ-ràng các giác-quan : thấy, nghe v.v... là tâm thường còn.
*
X.- PHẬT CHỈ KHI NGỦ, CÁI "NGHE" CŨNG KHÔNG MẤT
Bằng chứng thứ hai : Như người đang ngủ, nằm trên giường chõng, trong nhà có người giã gạo, khi đó người ngủ kia mơ-màng tưởng là tiếng trống hoặc tiếng chuông, đến chừng thức dậy rồi mới nhận rõ đó là tiếng chày giã gạo.
A-Nan ! Người ngủ kia, mặc dù đối với cảnh-vật hiện-tiền, họ không thấy biết, mà cái "nghe" của họ cũng không mất.
Dù cho thân-thể ông đến khi già chết tiêu-tan, mà cái "tánh nghe" này cũng không vì ông già, chết đó mà tiêu-diệt. Bởi chúng sanh từ vô-thỉ đến giờ, cứ theo các trần-cảnh, khởi vọng-niệm phân-biệt lăng-xăng, chưa từng ngộ được chơn-tâm thường còn của mình.
Vì cứ nương theo vọng-niệm phân-biệt, chẳng nương theo chơn-tâm thường-trụ, cho nên đời đời nhiểm-ô, trôi lăn trong vòng sanh-tử. Vậy các ông phải bỏ cái vọng-niệm sanh-diệt, theo về với chơn-tâm thường-trụ. Khi chơn-tâm thanh-tịnh sáng-suốt hiện-tiền rồi, thì căn-thân, trần-cảnh và vọng-thức tức thời tiêu-diệt. Cảnh vọng-trần và tâm cấu-nhiễm đã tiêu rồi, lúc bấy giờ lo gì chẳng thành quả Phật vô-thượng.

*
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,819
Điểm tương tác
838
Điểm
113
BÀI THỨ MƯỜI MỘT
I.- Ngài A-Nan hỏi Phật : "Trói buộc ở chỗ nào và làm sao mở được" ?
II.- Phật chỉ chỗ trói buộc.
III.- A-Nan hỏi Phật : Vì sao "bị sanh-tử luân-hồi hay được tự-tại giải-thoát cũng do sáu căn" ?
IV.- Phật nói bài kệ tóm lại nghĩa trên.
V.- Vọng hết thì chơn hiện ra.

BÀI THỨ MƯỜI MỘT
I.- NGÀI A-NAN HỎI PHẬT :"TRÓI BUỘC Ở CHỖ NÀO VÀ LÀM SAO MỞ ĐƯỢC" ?
A-Nan thưa :__Bạch Thế-Tôn, như lời Phật dạy về cái nghĩa thứ hai là phải biết rõ gốc rễ của phiền-não ở chỗ nào, mới có thể trừ được. Cũng như người mở gút, nếu không biết mối gút ở đâu thì không bao giờ mở được.
Bạch Thế-Tôn, chính thế, chúng con đây cũng vậy, Từ vô-thỉ đến nay, cùng với các vô-minh chung (đồng) sanh và chung diệt. Tuy mang danh xuất-gia, học rộng nghe nhiều, thật ra cũng như người bị bệnh rét (làm cữ) cách ngày (giác thời tợ ngộ, xúc cảnh hoàn mê).
Cúi xin đức Như-Lai, thương xót những kẻ trầm-luân hiện-tại cũng như vị-lai chỉ dạy cho ở nơi thân tâm này, chỗ nào triền-phược (gút), và làm sao mở được ?

II.- PHẬT CHỈ CHỖ TRÓI BUỘC (GÚT)
Khi đó Phật cùng với mười phương chư Phật, đều thương xót A-nan và đại-chúng, cùng các chúng-sanh đời sau, nên trên đảnh các Ngài đồng phóng hào-quang quý-báu chiếu khắp tất cả và đồng gọi A-Nan cùng đại-chúng dạy rằng :
__Nay các ông muốn biết cái "câu-sanh vô-minh" (vô-minh chung cùng sanh từ vô-thỉ đến nay) để trừ, và "quả vô-thượng Bồ-đề" để tu-chứng, vậy nay ta sẽ chỉ rõ cho các ông.
Này A-nan, khiến cho các ông nhiều kiếp sanh-tử luân-hồi, chỉ là sáu căn, mà làm cho các ông chứng được đạo quả Bồ-đề an-vui giải-thoát, cũng chỉ là sáu căn của các ông.

LƯỢC GIẢI
Mười phương các đức Phật, đồng phóng hào-quang, đồng dạy như vậy, là để cho Ngài A-Nan và đại-chúng đều biết : đây là một phương-pháp duy nhứt, không những một mình đức Phật Thích-Ca-Mâu-Ni, mà cả mười phương chư Phật cũng đồng chỉ dạy như thế.

III.- A-NAN HỎI : SAO BỊ SANH-TỬ LUÂN-HỒI HAY ĐƯỢC TỰ-TẠI GIẢI-THOÁT CŨNG VÌ SÁU CĂN ?
Ông A-nan đã nghe Phật chỉ dạy, nhưng chưa hiểu, nên kính cẩn hỏi Phật :__Bạch Thế-tôn, tại sao làm cho chúng con nhiều kiếp sanh-tử luân-hồi cũng vì sáu căn, còn được an-vui giải-thoát cũng chỉ do sáu căn, chớ không phải do vật gì khác ?
Phật dạy rằng :__Căn và trần đồng một thể (tâm), triền-phược và giải-thoát không hai (mê thì triền-phược, ngộ thì giải-thoát) . Các thức hư-vọng, cũng như hoa đốm giữa hư-không.

LƯỢC GIẢI
Căn trần không lỗi, mà lỗi tại vọng-thức phân-biệt, song thức thì hư-vọng không có thật-thể như hoa đốm giữa hư-không.
Cũng đồng căn và trần này, song phàm-phu vì mê, khởi vọng -thức phân-biệt ngã, pháp, nên bị triền-phược, gọi là kiết (gút). Thánh-nhơn cũng đồng căn trần này, song vì giác-ngộ không khởi phân-biệt chấp thật có ngã, pháp, nên được giải-thoát, thế gọi là giải (mở).

__A-Nan, vì có trần-cảnh, nên ở nơi căn mới khởi ra phân-biệt. Vì đã có cái năng phân-biệt ở nơi căn, nên mới hiện ra cái tướng bị phân-biệt là cảnh. Căn (kiến) và cảnh (tướng) đối-đãi nhau vọng hiện, chớ không thật có (vô-tánh). Cũng như hình cây lau gác nhau.

LƯỢC GIẢI
Vì các cây lau gác nhau, nên ở xa xem như có hình người hay vật. Cái hình này không thật. Đây là dụ cho căn-trần hư-huyễn không thật, vì đối-đãi nhau nên vọng hiện ra mà thôi.

__Thế nên, khi thấy, nghe, hay, biết, mà khởi vọng-niệm phân-biệt, đó là gốc vô-minh. Còn khi thấy, nghe, hay, biết mà không khởi vọng-niệm phân-biệt, đó là Niết-bàn.
Ở trong chơn-tâm thanh-tịnh, không có dung chứa vật gì cả.

LƯỢC GIẢI
Đoạn này Phật dạy, khi sáu-căn đối với sáu trần-cảnh, nếu khởi vọng-niệm phân-biệt, đó là gốc của vô-minh triền-phược (trói cột). Bởi thế nên Phật nói "vì sáu căn làm cho các ông sanh-tử luân-hồi". Trái lại, khi sáu căn đối với sáu cảnh, mà không khởi vọng-niệm phân-biệt đó là Niết-bàn, là giải-thoát (mở gút), nên Phật nói "Làm cho các ông được an-vui giải-thoát cũng vì sáu căn".
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,819
Điểm tương tác
838
Điểm
113
IV.- PHẬT NÓI BÀI KỆ TÓM LẠI NGHĨA TRÊN
Khi đó Phật muốn tóm lại các nghĩa trên, nên nói bài kệ ý-nghĩa như vầy :
Nguyên văn chữ Hán:

Chơn-tánh hữu-vi không
Duyên sanh có như huyễn
Vô-vi vô khởi diệt
Bất thật như không hoa

Ngôn vọng hiển chư chơn
Vọng, chơn đồng nhị vọng
Do phi chơn phi chơn
Vân hà kiến sở kiến

Trung gian vô thật tánh
Thị cố nhược giao lô
Giải kết đồng sở nhơn
Thánh, phàm vô nhị lộ

Nhữ quán giao trung tánh
Không hữu nhị câu phi
Mê hối tức vô-minh
Phát minh tiện giải-thoát

Giải kết nhơn thứ đệ
Lục giải nhứt diệc vong
Căn tuyển trạch viên-thông
Nhập-lưu thành chánh-giác

Đà-na vi-tế thức
Tập-khí thành bộc lưu
Chơn phi chơn khủng mê
Ngã thường bất khai diễn

Tự tâm thủ tự tâm
Phi huyễn thành huyễn pháp
Bất thủ vô phi huyễn
Phi huyễn thường bất sanh

Huyễn pháp vân hà lập
Thị danh diệu liên-hoa
Kim-cang-vương bảo giác
Như huyễn tam-ma-đề

Đàn chỉ siêu vô-học
Thử A-tỳ-đạt-ma
Thập phương Bạc-già-phạm
Nhứt lộ Niết-bàn môn

* * *
(Phật giảng-nghĩa bài kệ)
__Xứng theo chơn-tánh (chơn-tâm) thì các pháp hữu-vi (vọng) không thật có, do nhơn-duyên sanh, cũng như vật huyễn-thuật.
* * *
__Xứng về chơn-tánh thì vô-vi (chơn) cũng không thật có, vì nó không sanh-diệt, như hoa đốm giữa hư-không.
* * *
__Nói hữu-vi là vọng, để hiển vô-vi kia là chơn. Vì đối-đãi nhau mà có, nên "chơn" và "vọng" cũng đồng vọng cả. Đến lý này, còn không thể nói là "chơn" hay "phi chơn", thì làm sao gọi nó là cái "thấy" (căn) hay cái "bị thấy" (trần) được. Vì nó như vật huyễn, chẳng có thật-tánh, cũng như hình cây lau gác.
* * *
__Giải-thoát hay triền-phược đồng do sáu căn. Được chứng Thánh hay bị đoạ phàm cũng bởi sáu căn, chớ không có con đường nào khác. Các ông cứ xem hình cây lau gác kia, nói có hay nói không đều không thể được. Hễ mê-muội là vô-minh, còn giác-ngộ thì giải-thoát.
* * *
__Cột buộc (gút) lại hay mở ra, đều phải theo thứ lớp. Khi sáu gút (sáu căn) mở rồi, thì một cái tên (danh-từ) cũng không còn (vì không còn đối-đãi, nên không thể kêu gọi). Các ông lựa được căn viên-thông tu-hành, thì mau đặng thành quả Phật.
* * *
__Thức A-đà-na (thức thứ tám) rất là tinh-tế, các chủng-tử trong thức này nó sanh-diệt rất vi-tế, như giòng nước chảy mau. Ta đối với phàm-phu và tiểu-thừa không hề giảng nói (thức này), vì sợ chúng mê-lầm chấp là "chơn" hay là "vọng", đều có hại cả.
* * *
__Tự nơi tâm các ông, trở lại chấp lấy tự tâm các ông. Chơn-tâm không phải huyễn mà trở lại thành hư-huyễn. Nếu đối với cái "chơn" mà các ông không sanh tâm chấp-thủ; với cái 'chơn" kia hãy còn không sanh huống chi cái "hư-huyễn" làm gì có được.
* * *
__Đây là con đường duy nhứt của mười phương các đức Phật tu-hành đến cảnh Niết-bàn. Pháp này tên là Diệu-liên-hoa, cũng tên Kim-cang-vương bảo-giác và cũng tên là Như-huyễn Tam-ma-đề. Chỉ tu trong giây phút thì được quả vô-học.
* * *

Khi đó Ngài A-Nan và đại-chúng nghe Phật nói bài kệ nghĩa-lý thâm-trầm, nên tâm-trí mỗi người đều trở nên sáng-suốt, được lợi-ích chưa từng có.
LƯỢC GIẢI
Ông A-Nan đã mấy lần cầu Phật chỉ dạy phương-pháp nào mười phương các đức phật tu-hành để được thành đạo chứng quả. Điều ấy, Phật chỉ dạy đến đây đã tường tận.
Từ trước đến đây là nói về phần đốn-tu và đốn-chứng. Từ đây về sau Phật mới dạy về phần tiệm-tu.

V.-VỌNG HẾT THÌ CHƠN HIỆN
__Này A-Nan, tuỳ ông lựa-chọn sáu căn mà tu-hành, nếu sự kiết-phược ở nơi căn của ông trừ rồi, thì các trần-tướng kia tự diệt; khi các vọng đã tiêu hết, thì đó là "chơn" chứ gì nữa !
A-Nan, ông hãy xem cái khăn đã cột sáu gút đây, có thể đồng một thời mở hết sáu gút được không ?
A-Nan thưa :__Bạch Thế-Tôn, sáu gút tuy đồng một cái khăn, song khi cột, đã tuần-tự mà cột, thì khi mở cũng phải theo thứ lớp mà mở, không thể đồng một thời mở được hết.
Phật dạy :__Sáu căn của ông khi giải-trừ cũng phải như vậy. Mở gút đầu tiên là phá trừ ngã-chấp (chấp ta) trước chứng đặng Nhơn-không. Tiến đến từng thứ hai là phá trừ Pháp-chấp, sau mới chứng đặng Pháp-không. Ngã, Pháp đều không sanh, thế mới gọi là Bồ-tát đặng Vô-sanh-nhẫn. (an-nhẫn ở nơi nhơn, pháp đều không sanh).
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,819
Điểm tương tác
838
Điểm
113
BÀI THỨ MƯỜI HAI
I.- Ngài A-Nan hỏi phật pháp tu viên-thông
II.- Phật hỏi hai mươi lăm vị Thánh, do tu pháp-môn gì mà được chứng quả.
III.- Hai mươi lăm vị Thánh đều thuật lại pháp tu của mình được chứng đạo-quả.
IV.- Ngài Quán-âm Bồ-tát kể lại sự kết-quả.
V.- Hiện ra 32 ứng-thân để hoá-độ chúng-sanh.
VI.- Được 14 món không sợ.
VII.- Được 4 món không thể nghĩ-bàn

BÀI THỨ MƯỜI HAI
I.- NGÀI A-NAN HỎI PHẬT PHÁP TU VIÊN-THÔNG
Ngài A-Nan và đại-chúng nhờ Phật khai thị, trí-tuệ sáng-suốt, tâm hết nghi lầm, nên đồng lạy Phật, quỳ gối chắp tay và kính-cẩn thưa rằng :
__Bạch Thế-Tôn, chúng con là kẻ phiêu-linh, nhiều kiếp bần-cùng cô-quạnh, không biết nhờ có phước-báu gì mà được làm em của Phật, cũng như đứa hài-nhi mất sữa đã lâu, nay lại gặp được từ-mẫu !
Bạch Thế-Tôn, hôm nay chúng con thâm-tâm đã được khai-ngộ, hết những nghi-ngờ, nghe Phật chỉ dạy hiểu được cái nghĩa "sáu gút mở thì cái tên một gút cũng không còn". Nhưng chúng con còn chưa hiểu "tu căn nào mới được viên-thông". Cúi xin đức Như-Lai, duỗi lòng đại-bi khai-thị cho chúng con lần cuối cùng, may ra ở cơ-hội này, chúng con được trở lại với bản-tâm thanh-tịnh sẵn có của mình, được thành đạo-quả.

II.- PHẬT HỎI 25 VỊ THÁNH DO TU PHÁP-MÔN GÌ ĐƯỢC CHỨNG QUẢ
Khi đó đức Phật hỏi toàn-thể đại-chúng :
__Các ông là người tu-hành trong đạo của ta, vậy khi các ông mới phát tâm, đối với 18 giới (sáu căn, sáu trần và sáu thức) do tu theo phương-tiện nào mà được thành đạo-quả ?

LƯỢC GIẢI
Tuy nói 18 giới, chớ tóm lại thì chỉ có sáu căn. Do sáu căn tu-hành mà được thành đạo-quả, Nên trước kia Phật nói :" Sanh-tử luân-hồi hay an-vui giải-thoát, cũng chỉ tại sáu căn của các ông". (Vì muốn cho độc-giả hiểu qua những pháp tu của 25 vị Thánh , nên lần tái-bản quyển Đại-cương kinh Lăng-nghiêm này, chúng tôi có trích một đoạn (từ trang 148 đến 181) trong bản kinh Lăng-nghiêm do ông Tâm-minh dịch, in thêm vào đây, để giúp độc-giả nghiên-cứu).

III.- 25 VỊ THÁNH ĐỀU THUẬT LẠI PHÁP TU CỦA MÌNH ĐƯỢC CHỨNG ĐẠO-QUẢ

1-DO THANH-TRẦN CHỨNG A-LA-HÁN

Ông Kiều-Trần-Như (là một trong hàng năm vị Tỳ-kheo đã được đức Phật hoá-độ trước nhứt) liền từ chỗ ngồi đứng dậy bạch Phật rằng :__Con ở nơi Lộc-uyển và Kê-viên, gặp đức Như-Lai khi mới thành đạo; nhân nghe âm-thanh thuyết-pháp của Phật mà tỏ-ngộ lý Tứ-đế. Phật hỏi các Tỳ-kheo, thì con trước hết được gọi là "hiểu"; Như-lai ấn-chứng cho con tên là A-Nhã-Đa . Con do nơi âm-thanh vi-diệu viên-mãn mà thành bực A-La-Hán. Nay Phật hỏi pháp tu viên-thông, thì như chỗ sở-chứng của con, âm-thanh là hơn cả.

LƯỢC GIẢI
Viên-dung thông nhập Như-lai-Tạng diệu chơn-như-tánh của các pháp nên gọi là viên-thông. Bất cứ tu pháp nào mà chứng được chơn-như của tất cả Pháp thì đều gọi pháp đó là viên-thông.
Trong các đoạn trước, Phật đã chỉ rõ cho chúng ta thấy : sanh-tử luân-hồi do nơi sáu căn, mà được an-vui diệu-thường cũng do nơi sáu căn; sáu căn tuy vọng, nhưng không thể ngoài sáu căn mà tìm có cái chơn được. Vì rằng trong khi đang mê, chúng ta, đem sáu căn này mà thấy, nghe, cảm-xúc; đến khi giác-ngộ chúng ta cũng chỉ đem sáu căn này mà tiếp-xúc với trần-cảnh. Vậy mà khi mê thì các căn bị ràng-buộc nên gọi là gút (kiết); đến khi ngộ thì sáu căn được viên-thoát nên gọi là mở.
Vì sao mà thành ra cột gút, và làm sao để mở gút, thì trước Phật đã dùng phương-tiện cột khăn mở khăn để chỉ dạy rõ-ràng. Đồng một tánh như-Lai-Tạng mà vì nguyên-do mê-lầm nên hiện ra sáu căn ràng-buộc. Bởi thế nên nếu nói rằng vọng, thì căn nào cũng vọng; mà nói rằng chơn, thì căn nào cũng là chơn. Nếu một căn được chơn thì tất cả các căn đều chơn. Lúc bấy giờ các căn tự-tại không còn bị bó buộc trong phạm-vi : mắt chỉ thấy sắc, tai chỉ nghe tiếng, mủi chỉ ngửi mùi v.v...mà trái lại sáu căn tự-tại thọ dụng. Vậy nên tu nhãn-căn, không phải là liệt, tu nhĩ-căn không phải là thắng v.v...cho đến bất luận tu một căn nào hay một pháp-môn nào cũng như nhau cả, không gì hơn, chẳng gì kém, miễn làm sao thấy rõ thật-tánh của một pháp đó thì được viên-ngộ viên-thoát.
Ông A-Nan tuy đã thâm-ngộ cái ý-nghĩa viên-ngộ viên-tu ấy, nhưng hiện-tiền chưa rõ sáu căn, căn nào thích hợp với trình-độ của mình và chúng-sanh ở cõi Ta-bà này, nên cầu Phật chỉ bày. Phật liền gạn hỏi trong đại-chúng, các vị Đại Bồ-tát và các vị A-la-hán đã chứng quả vô-học, để xem mỗi người, khi ban sơ phát tâm, đã tu theo phương-tiện gì mà đặng ngộ đạo. Một điều mà chúng ta nên chú-ý là Phật gạn hỏi chỗ ngộ đạo của các bậc Thánh-hiền-tăng, đây không phải để so-sánh chỗ hơn kém, mà cốt để chứng-minh lời đức Phật đã dạy trước, để chỉ rõ lối tu viên-đốn của Đại-thừa, khác lối tu Tiệm-thứ của Nhị-thừa, và để cho Ngài A-Nan nhân đó, tự lựa căn nào viên-thông thích-hợp với trình-độ của mình mà tu để được giải-thoát. Không riêng Ngài A-Nan, nếu chúng ta sau khi nghe hiểu và biết lựa lấy một pháp thích hợp để tu-hành, thì sẽ đặng ngộ-nhập viên-thông tam-muội.
Ông Kiều-trần-như cùng bốn thầy Tỳ-kheo (5 ông này theo Phật tu khổ-hạnh và được Phật hoá-độ trước nhứt) nhân âm-thanh của Phật thuyết-pháp mà ngộ lý Tứ-đế, chứng viên-thông; nên đối với pháp-môn thích-hợp làm cho ông chứng-ngộ, thì thanh-trần là hơn cả. Thứ nhứt nhờ âm-thanh của Phật giảng về Tứ-đế mà ngộ được lý Tứ-đế (khổ, tập, diệt, đạo). Thứ hai ông quan-sát rõ thấu thật tướng của âm-thanh, mà ngộ đạo. Thật tướng của âm-thanh là vô-tướng, không đọa về nhân-duyên, tự-nhiên, hoà-hợp, phi hoà-hợp như trước Phật đã chỉ dạy; nó thường vắng-lặng, cùng khắp 10 phương, theo nghiệp-cảm, theo tâm-lượng của chúng-sanh mà phát-hiện, nên tuy là khi chúng ta không đem tâm phân-biệt, mà khi ấy tiếng (âm-thanh) cũng chẳng phải không, chẳng phải các chúng-sanh khác cũng tuyệt không nghe thấy như ta. Xưa nay chúng ta chỉ phân-biệt theo giả ảnh của thanh-trần sanh-diệt đối-đãi với ta, nên bị thống-khổ hay mê đắm theo cái vui phù-du khi có tiếng, hay khi không có tiếng, chứ chưa hề lắng lòng định trí rời vọng-trần để quán thật-tánh của những tiếng động tịnh là từ đâu, cho nên cũng chưa hề liễu nhập tánh âm-thanh vốn là tánh diệu chơn-như của Như-Lai-Tạng. Thật tướng của âm-thanh đã như vậy, thì thật-tướng trí do âm-thanh thuyết-minh cũng vậy.
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,819
Điểm tương tác
838
Điểm
113
2- DO SẮC-TRẦN CHỨNG A-LA-HÁN
Ông Ưu-Ba-Ni-Sa-Đà, liền từ chỗ ngồi đứng dậy đảnh-lễ dưới chân Phật mà bạch rằng :__Con gặp Phật lúc mới thành đạo, nhơn quán tướng bất-tịnh, sanh tâm rất nhàm-chán xa-lìa; từ tướng bất-tịnh đến tướng xương trắng, vi-trần rồi tan về hư-không, sắc không, không hai, ngộ thật-tánh các sắc, thành vô-học đạo. Đức Như-Lai ấn-chứng cho con tên Ni-Sa-Đà, sắc phù-trần tiêu hết, sắc diệu-tánh châu mật viên-dung. Con từ sắc tướng kia mà thành bực A-la-hán. Nay Phật hỏi viên-thông thì như chỗ sở-chứng của con, quán sắc làm nhơn là hơn cả.

LƯỢC GIẢI
Ông Ưu-Ba-Ni-Sa-Đà (Tàu dịch là Trần-Tánh theo chỗ ngộ mà đặc tên), nhơn quán sắc-tướng mà chứng quả. Hàng Nhị-thừa thì quán bất-tịnh để sanh tâm nhàm-chán diệt tham-dục, cầu chứng Niết-bàn. Trái lại hàng Bồ-tát quán bất-tịnh để nhận rõ nhân-duyên thống-khổ, chỗ đảo chấp Bất tịnh kế tịnh của chúng-sanh mà hoá-độ, phá trừ tâm tham đắm sắc thân ngũ-dục.
Ông Ưu-Ba-Ni-Sa-Đà tu theo pháp quán đó, tịnh tâm nhiếp ý, quán-sát thân phần của chúng-sanh, chỉ toàn là một vật nhơ-nhớp thối-tha, cả từ đầu đến chân, từ trong ra ngoài, và rõ-ràng nhứt khi thân ấy đã thành một tử-thi phình-trướng bầm xanh, bại hoại, máu mủ chảy ra, gân thịt úa rửa, cầm thú rút ăn, xương gân ly tán, chỉ còn nắm xương khô, lần lần tiêu ra tro-bụi, biến vào hư-không. Cái sắc thân đã tan về hư-không, đâu có phân-biệt chia rẽ sai-khác; chỉ vì đem tâm phân-biệt, tương đối với sắc mà gọi là không, tương-đối với không mà gọi là sắc, vậy nên sắc, không đều không tự tánh.
*
3- DO HƯƠNG-TRẦN CHỨNG A-LA-HÁN
Ông Hương-Nghiêm Đồng-Tử liền từ chỗ ngồi, đứng dậy đảnh-lễ dưới chân Phật mà bạch rằng :__Con nghe đức Như-Lai dạy con chín-chắn quán các tướng hữu-vi. Con liền từ-tạ Phật lui về nhà thanh-trai yên-tịnh, con trông thấy các thầy Tỳ-kheo đốt hương trầm-thủy, mùi hương lặng-lẽ bay vào trong mũi; con quán-sát mùi hương đó : chẳng phải là gỗ, chẳng phải là hư-không, chẳng phải khói, chẳng phải lửa, đi không chỗ tới, đến không chỗ bắt đầu, do đó vọng ý-thức tiêu-diệt, phát-minh tánh vô-lậu. Đức Như-Lai ấn-chứng cho con hiệu là Hương-Nghiêm, hơi hương phù-trần thoạt diệt, hơi hương diệu-tánh được mật-viên. Con do nơi hương-trần kia mà thành bực A-la-hán. Nay Phật hỏi viên-thông, thì như chỗ sở-chứng của con, hương-nghiêm là hơn cả.

LƯỢC GIẢI
Ông Hương-Nghiêm đồng-tử (theo chỗ ngộ mà Phật đặc tên) nhân quán-sát cái tướng hữu-vi là hương-trần mà chứng được viên-thông. Thường thường chúng ta chỉ tưởng mùi hương là một thứ sẵn có của gỗ trầm v.v...hễ có gỗ trầm là có hương; nhưng xét kỹ thì mùi hương ấy đâu phải chỉ do gỗ trầm mà có được; còn phải do không-khí, do lửa đốt và do tỹ-căn của ta tiếp-xúc, tỹ-thức giác-xúc, ý-thức phân-biệt nữa, nếu ngoài công-năng của hai thứ năng-tri, sở-tri trên ra thì không thành mùi hương được. Vậy thật ra tánh chơn-thật hương-trần không phải là năng-tri sở-tri, cũng không phải là ly năng-tri sở-tri mà nó có ra, chỉ tuỳ theo nghiệp của mỗi chúng-sanh mà phát-hiện
*
4- DO VỊ-TRẦN CHỨNG BỒ-TÁT
hai vị Pháp-Vương-Tử Dược-Vương, Dược-Thượng cùng năm trăm vị Phạm-thiên trong hội, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh-lễ dưới chân Phật mà bạch rằng :__Con từ vô-thỉ kiếp làm vị lương-y trong đời, miệng con từng nếm các vị cỏ, cây, vàng, đá của thế-giới Ta-bà này, số đến mười vạn tám nghìn thứ; như vậy đều biết hết thảy vị của : đắng, cay, chua, ngọt, mặn, lạt, các vị hoà-hiệp, câu-sanh, biến-dị, cho đến nào là lạnh, là nóng, có độc, không độc, đều biết khắp cả. Sau con lại nhân thừa sự đức Như-Lai mà hiểu rõ vị-tánh, chẳng phải không, chẳng phải có, chẳng phải tức thân-tâm, chẳng phải ly thân-tâm, phân-biệt vị-trần, mà đặng khai-ngộ. Do đó, Phật ấn-chứng cho anh em con hiệu là Dược-Vương Bồ-tát, Dược-Thượng Bồ-tát và làm pháp-vương-tử ở trong hội này; chúng con nhơn vị-trần mà đặng giác-ngộ lên hàng Bồ-tát. Nay Phật hỏi viên-thông, thì như chỗ sở-chứng của con, quán vị-trần làm nhơn là hơn cả.

LƯỢC GIẢI
Vị trần là các vị cay, chua, đắng, ngọt; vị hoà-hiệp như các món ăn do nhiều thức hiệp lại; vị câu-sanh như ớt sẵn cay, bồ-hòn sẵn đắng; vị biến-dị là do thay đổi mà ra, như mật ong để lâu hoá chua, rượu để lâu thì lạt ...
Ngài Dược-Vương, Dược-Thượng Bồ-tát do phân-biệt quán-sát bốn nhân của vị-trần mà chứng đạo. Quán-sát nguyên-nhân của vị, như thế nào? Nếu nói vị do hư-không thì sao nếm hư-không không biết ngọt, đắng; nói rằng thiệt có, thì vị vốn vô-hình; nói rằng vị tức là thân-tâm, thành ra nó có tánh biết; còn nói vị ly thân-tâm thì cái gì phân-biệt mà biết vị . Hai vị Bồ-tát quán-sát như vậy, ngộ-nhập cái tánh phi tức, phi ly, phi không, phi hữu của vị-trần, nên vọng-ý tiêu-tan, mà giác-tánh được tỏ bày vậy.
 
Sửa lần cuối:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Top