bangtam

Đại Cương Kinh Lăng-Nghiêm

Phật-Học Tùng-Thư
I.- KINH
TRIẾT LÝ ĐẠO PHẬT
Hay Là
ĐẠI-CƯƠNG KINH LĂNG-NGHIÊM
Dịch-giả : THÍCH THIỆN-HOA
HƯƠNG-ĐẠO XUẤT-BẢN
Tái bản, năm 1969

Giảng lần đầu tiên tại Phật-Học-Đường Nam-Việt ngày 7 tháng 11 năm 1954 (12-10.Giáp-ngọ)
Lưu ý: Người muốn tu Thiền, nên đọc kỹ đoạn NGŨ-ẤM-MA trong kinh nầy.


BÀI THỨ NHẤT

A.- PHẦN DUYÊN KHỞI
B.- PHẦN CHÁNH-ĐỀ
I- Nguyên-nhơn Phật nói kinh.
II- A-Nan cầu Phật dạy phương-pháp tu-hành lần thứ nhứt.
III-Phần lược-giải :
1.- Định-danh và giải-nghĩa tên kinh.
2.- Nội-dung kinh Lăng-Nghiêm.


THAY LỜI TỰA
Giữa cơn nắng hạn lại gặp mưa rào, đang lúc loạn-ly, lòng người đau-khổ, lại được cam-lồ pháp-vị làm cho tâm-hồn người bớt sự khổ-đau, thì còn may-mắn gì hơn!
Chúng tôi là cư-sĩ của Phật-Học-Đường Nam-Việt tại chùa Ấn-Quang, không biết có phúc-duyên gì, mặc dù sanh trong đời Mạt-pháp, mà vẫn gặp Chánh-pháp của Phật-Đà.
Trên ba năm nay, chúng tôi thường đến Phật-học-đường Nam-Việt học hỏi về giáo-lý với quý vị Pháp-sư. Càng học thấy càng hay; như người ăn mía: càng nhai lại càng ngọt. Say-sưa với đạo-vị, mà quên bớt những sự đau-khổ giữa lúc loạn-ly.
Càng học lại thấy giáo-lý càng cao thâm. Quý hoá thay! Năm nay chúng tôi được Ngài Thích Thiện-Hoa, Trưởng-ban Hoằng-pháp Phật-giáo Nam-Việt, kiêm Đốc-giáo Phật-học-đường Nam-Việt ban cho một vật báu vô-giá: Giảng về đại-cương kinh Lăng-Nghiêm.
Hay làm sao! Và thú-vị làm sao! Chúng tôi không thể miêu-tả ra hết được.
Chúng tôi thường nghe nói: Kinh Lăng-Nghiêm là một bộ kinh Đại-Thừa, vừa quí giá nhứt, mà cũng vừa cao siêu nhứt. Trước đây thỉnh-thoảng chúng tôi củng có thỉnh những bản của các nhà dịch khác để xem, nhưng khó hiểu quá ! Ngoài cái khó về văn-chương và danh-từ triết-lý chuyên-môn lại còn nghĩa lý rộng sâu như biển, thật khó nắm lấy đại-cương!
Hôm nay được nghe giảng Đại-cương, thật chẳng khác nào bầu thế-giới bao-la, mà được thâu vào một bản-đồ nhỏ hẹp, rất dễ ngắm xem.
Chúng tôi được nghe lời Phật dạy:
"Mình chưa được độ mà muốn độ người , đó là tâm Bồ-tát;
Mình đã được giác-ngộ, rồi đem ra khai-sáng cho người là hạnh của Như-Lai".
Chúng tôi tự nghĩ rằng:" Mình đã là con của Phật, phải học theo hạnh Bồ-tát: mỗi khi được điều lợi gì, thì đều phải chia sớt cho mọi người".
Nghĩ thế, nên chúng tôi yêu-cầu Thầy Đốc-giáo Phật-học-đường Nam-Việt viết lại thành bài, và chung cùng nhau in ra phát-hành; trong số đó, có ấn-tống 1.000 quyển ( khi in lần thứ nhứt).
Như thế, trước để đền đáp hồng-ân của Tam-Bảo, và công-trình giáo-huấn của chư Tăng, sau mong cho mỗi người đọc hiểu, đều ngộ được chân-tâm của mình, cùng chúng tôi đồng tu đồng chứng.
Mong thay! Và vui lắm thay!


Chợ Lớn, ngày 15 tháng 1 năm Ất mùi (1955)
T.M Cư-sĩ Phật-Học-Đường Nam-Việt
Phật-tử Minh-Phúc
 
Sửa lần cuối:

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,819
Điểm tương tác
838
Điểm
113
( Đ Ệ - N G Ũ )


Đột sắc tra chất đa , a mạt đát rị chất đa , ô xà ha ra , già bà ha ra , lô địa ra ha ra , bà ta ha ra , ma xà ha ra , xà đa ha ra , thi tỷ đa ha ra , bạc lược dạ ha ra , kiền đà ha ra , bố sử ba ha ra , phả ra ha ra , bà toả ha ra , bác ba chất đa , đột sắc tra chất đa , lao đà ra chất đa , dược xoa yết ra ha , ra sắc ta yết ra ha , bế lệ đa yết ra ha , tỳ xá giá yết ra ha , bộ đa yết ra ha , cưu bàn trà yết ra ha , tất kiền đà yết ra ha , ô đát ma đà yết ra ha , xa dạ yết ra ha , a bá tát ma ra yết ra ha , trạch khê cách trà kỳ ni yết ra ha , rị Phật đế yết ra ha , xà di ca yết ra ha , xá cu ni yết ra ha , mộ đà ra nan địa ca yết ra ha , a lam bà yết ra ha , kiền độ ma-ni yết ra ha , thập phạt ra yên ca hê ca , trị đế dược ca , đát lệ đế dược ca , giả đột thác ca , ni đế thập phạt ra , tỷ sam ma thập phạt ra , bạc để ca , tỷ để ca , thất lệ sắc mật ca , ta nể bác để ca , tát bà thập phạt ra , thất lô kiết đế , mạt đà bệ đạt lô chế kiếm , a tỷ lô kiềm , mục khê lô kiềm , yết rị đột lô kiềm , yết ra ha yết lam , yết noa du lam , đản đa du lam , hất rị dạ du lam , mạ mạ du lam , bạt rị thất bà du lam , tỷ lật sắc tra du lam , ô đà ra du lam , yết tri du lam , bạt tất đế du lam , ô lô du lam , thường già du lam , hắc tất đa du lam , bạt đà du lam , ta phòng án già bác ra trượng già du lam , bộ đa tỷ đa trà trà kỳ ni thập bà ra , đà đột lô ca kiến đốt lô kiết tri , bà lộ đa tỳ , tát bác lô ha lăng già , du sa đát ra , ta na yết ra tỳ sa dụ ca , a kỳ ni ô đà ca , mạt ra bệ ra kiến đa ra , a ca ra mật rị đốt đát liểm bộ ca , địa lật lặc tra , tỷ rị sắc chất ca , tát bà na cu ra , tứ dẩn già tệ yết ra , rị dược xoa , đác ra sô , mạt ra thị phệ đế sam , ta bệ sam , tất đát đa bác đát ra , ma ha bạc xà lô sắc ni sam , ma ha bác lặc trượng kỳ lam , dạ ba đột đà xá du xà na , biện đát lệ noa , tỳ đà da bàn đàm ca lô di , đế thù bàn đàm ca lô di , bát ra tỳ đà , bàn đàm ca lô di , đát điệt tha .
Án , a na lệ , tỳ xá đề , bệ ra bạc xà ra đà rị , bàn đà bàn đà nể , bạt xà ra bàn ni phấn . Hổ hồng , đô lô ung phấn , ta bà ha .
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,819
Điểm tương tác
838
Điểm
113
LƯỢC GIẢI
Tổ Đơn-Hà nói : Từ xưa đến nay không có ai dịch nghĩa thần-chú. Vì có năm nguyên nhân : 1.-Lời bí-mật của Phật, duy có Phật với Phật mới biết, ngoài các vị Thánh cũng không thể biết được. 2.-Vì một chữ hoặc một câu có hàm vô số nghĩa. 3.-Hoặc tên của các vị quỷ thần, kêu gọi các vị liền đến để bảo-hộ người tu. 4.-Mật ấn của chư Phật, kẻ âm người dương đều phải tuân theo, cũng như ấn-sắc của nhà vua. 5.- Người chí tâm tụng trì sẽ được diệt trừ tội nặng và mau chứng quả Thánh.
Các nhà phiên âm có khác, song hành-giả chí-tâm trì-tụng một bổn nào cũng đều được hiệu-quả.

IV.- CÔNG NĂNG CỦA THẦN-CHÚ
__A-Nan, mười phương các đức Như-Lai đều nhờ "tâm-chú" này mà hàng-phục các ma, ngăn dẹp ngoại-đạo, được thành quả Phật. Mười phương chư Phật đều nhờ "tâm chú" này mà cứu-độ tất cả chúng-sanh khỏi các tai-nạn khổ-não như thuỷ-tai, hoả-tai, cơ-cẩn v.v...và cứu-độ chúng-sanh ở địa-ngục, ngạ-quỷ, súc-sanh, đều được giải-thoát.
Các ông là hàng Thinh-văn hữu-học chưa khỏi luân-hồi, phát tâm cầu quả A-La-Hán, nếu không trì chú này, mà muốn cho khỏi các ma-chướng thì không thể được.
Sau khi ta diệt-độ, các chúng-sanh đời sau, nếu có người trì tụng chú này, thì các tai-nạn : thuỷ-tai, hoả-hoạn, thuốc độc, độc trùng, ác-thú, yêu-tinh, quỉ-quái v.v...đều chẳng hại được.
Nếu người phạm tội ngũ-nghịch, phá trai, phạm giới, khi chú tâm trì chú này, thì các tội đều tiêu, cũng như nước nóng làm giá tan. Những người không con, muốn cầu con, tụng chú này sẽ được con, cầu trường-thọ v.v...
được trường-thọ, mỗi mỗi đều như ý nguyện.

V.- CÁC VỊ THIỆN-THẦN PHÁT-NGUYỆN BẢO-HỘ NGƯỜI TRÌ-CHÚ
Khi Phật nói thần-chú này rồi, trong hội có vô số thần Kim-cang, đồng lạy Phật và phát lời thệ-nguyện :__Chúng con xin sẽ thành-tâm bảo-hộ người trì chú này.
Lại có vô số các vị chư Thiên và Thánh Thần đều đứng dậy lạy Phật và phát-nguyện bảo-hộ người trì chú này, khiến cho họ khỏi các ma-chướng mau đặng thành đạo vô-thượng Bồ-Đề.
Lại có vô số vị Kim-Cang-Tạng Bồ-Tát, đồng đứng trước Phật, phát lời thệ rằng :__Con tu-hành chẳng chịu vào Niết-Bàn, nguyện ở lại đời sau để theo bảo-hộ người tu-hành, không cho các loài ác-ma đến nhiễu-hại, chúng nó phải ở cách xa người tu, ngoài mười do-tuần. Nếu có loài ác-ma nào lai-vãng đến người trì chú này, thì con dùng cây báo-sử đánh nó nát như bụi, để cho người tu-hành được như nguyện.
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,819
Điểm tương tác
838
Điểm
113
VI.- NGÀI A-NAN HỎI PHẬT: TU-HÀNH PHẢI TRẢI QUA BAO NHIÊU ĐỊA-VỊ MỚI ĐƯỢC THÀNH PHẬT
Ngài A-Nan đứng dậy lạy Phật mà thưa rằng :__Bạch Thế-Tôn, người tu-hành từ khi phát tâm cho đến thành Phật, phải trải qua bao nhiêu địa-vị, và thứ lớp tu-hành như thế nào ? Xin Phật từ-bi chỉ dạy cho kẻ mê-muội này.
Phật khen Ngài A-Nan và dạy rằng :__Ta sẽ vì các ông và chúng-sanh đời sau cầu quả Đại-Thừa, chỉ dạy con đường tu-hành từ địa-vị phàm-phu, cho đến khi vào đại Niết-Bàn, vậy các ông phải chăm-chú nghe ta chỉ dạy :
__A-Nan, các ông phải biết : Từ nơi chơn-tâm thanh-tịnh, rời các danh-tướng, không có thế-giới và chúng-sanh, vì vọng-động nên có sanh, nhơn sanh có diệt ; sanh diệt cũng đều là vọng, diệt hết vọng gọi là chơn, thế gọi là Vô-Thượng Bồ-Đề và Đại Niết-Bàn là hai quả chuyển-y của Như-Lai vậy.

VII.- PHẬT DẠY BA MÓN TIỆM-THỨ
__A-Nan, ông nay muốn tu-hành để thành Phật, thì phải tuần-tự y theo ba món tiệm-thứ này, mới có thể diệt trừ được gốc-rễ của loạn-tưởng, cũng như người muốn súc sạch cái bình để đựng đồ quí, thì trước phải đổ đồ độc ra, kế dùng tro chùi rửa, sau dùng nước nóng và chất thơm rửa lại thiệt sạch, rồi mới có thể đựng vị cam-lồ được.
Ba món tiệm-thứ là :
1.- Trừ các trợ duyên bên ngoài .__Ăn, không nên ăn những đồ không hợp với người tu-hành, như ăn thịt uống rượu và ngũ-vị-tân v.v...Ngũ-vị-tân, ăn sống thì nó tăng-trưởng tánh nóng giận, ăn chín hay sanh tham-dục, tụng kinh trì chú chẳng hiệu-nghiệm, Thánh thần không bảo-hộ. Còn chổ ở tu thì phải tìm chổ nào cho hợp với hoàn-cảnh của người tu-hành.
2.- Trừ các chánh-nhơn bên trong .__Cốt-yếu là hành-giả phải nghiêm-trì tịnh-giới, không dâm, sát, đạo và vọng, gìn-giữ ngoài thân không phạm, trong tâm không động, thân và tâm đều thanh-tịnh như băng tuyết.
3.- Trừ các nghiệp hiện-tiền .__Khi tiếp-xúc với trần-cảnh, không khởi vọng-niệm phân-biệt theo sáu-trần, xoay các cảm-giác trở về bản-tâm thanh-tịnh. Do ngoài không duyên theo trần-cảnh, trong sáu-căn không vọng-động, đồng một thể thanh-tịnh, nên mười phương thế-giới đều được thanh-tịnh sáng-suốt ; cũng như trong ngọc lưu-ly có hàm chứa mặt trăng sáng. Hành-giả lúc bấy giờ thân tâm thơ-thới, chứng đặng vô-sanh pháp-nhẫn, mười phương chư Phật đều hiện ra trong tâm người ấy. Từ đây hành-giả lần lần tăng-tiến tu-hành, tiến lên các quả Thánh.
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,819
Điểm tương tác
838
Điểm
113
VIII.- HÀNH-GIẢ PHẢI TRẢI QUA 55 ĐỊA VỊ MỚI ĐẾN QUẢ PHẬT
__A-Nan, người tu-hành khi ái-dục khô-khan, sáu-căn không còn chạy theo sáu-trần nhiễm trước, lúc bấy giờ chỉ có trí huệ khô-khan, chưa thấm-nhuần nước pháp của Phật. Đây là địa-vị đầu tiên tên Càn-Huệ-Địa (huệ khô), lần lần tấn tu vào địa-vị Thập-Tín (mười món tin) :
1.- Tín-tâm-trụ .....................2.- Niệm-tâm-trụ
3.- Tinh-tấn-tâm ...................4.- Huệ-tâm-trụ
5.- Định-tâm-trụ ...................6.-Bất-thối-tâm
7.- Hộ-pháp-tâm ...................8.- Hồi-hướng-tâm
9.- Giới-tâm-trụ ....................10.- Nguyện-tâm-trụ

MÃN ĐỊA-VỊ THẬP-TÍN ĐẾN THẬP-TRỤ
1.- Phát-tâm-trụ ....................2.-Trị-địa-trụ
3.- Tu-hành-trụ ......................4.- Sanh-quí-trụ
5.- Phương-tiện cụ-túc-trụ ......6.- Chánh-tâm-trụ
7.- Bất-thối-trụ .......................8.- Đồng-chơn-trụ
9.- Pháp-vương-tử-trụ ............10.- Quán-đảnh-trụ

MÃN THẬP-TRỤ ĐẾN THẬP-HẠNH
1.- Hoan-hỹ-hạnh ..................2.- Nhiêu-ích-hạnh
3.- Vô-sân-hận-hạnh .............4.-Vô-tận-hạnh
5.- Ly-si-loạn-hạnh ................6.-Thiện-hiện-hạnh
7.- Vô-trước-hạnh .................8.- Tôn-trọng-hạnh
9.- Thiện-pháp-hạnh .............10.- Chơn-thật-hạnh

MÃN THẬP-HẠNH ĐẾN THẬP-HỒI-HƯỚNG
1.- Cứu-độ nhứt thế chúng-sanh, ly chúng-sanh tướng hồi-hướng
2.- Bất-hoại hồi-hướng
3.- Đẳng nhứt thế Phật hồi-hướng
4.- Chí nhứt thế xứ hồi-hướng
5.- Vô tận công-đức tạng hồi-hướng
6.- Tuỳ-thuận bình-đẳng thiện-căn hồi-hướng
7.- Tuỳ-thuận đẳng-quán nhứt-thế chúng-sanh hồi-hướng
8.- Chơn-như tướng hồi-hướng
9.- Vô phược giải-thoát hồi-hướng
10.-Pháp-giới vô-lượng hồi-hướng

MÃN THẬP-HỒI-HƯỚNG ĐẾN TỨ-GIA-HẠNH
1.- Noãn-địa ....................2.- Đảnh-địa
3.- Nhẫn-địa ....................4.- Thế đệ-nhứt địa

MÃN TỨ-GIA-HẠNH ĐẾN THẬP-ĐỊA
1.- Hoan-hỷ-địa ................2.- Ly-cấu-địa
3.- Phát-quang-địa ............4.- Diệm-huệ-địa
5.- Nan-thắng-địa ..............6.- Hiện-tiền-địa
7.- Viễn-hành-địa ..............8.- Bất-động-địa
9.- Thiện-huệ-địa ..............10.- Pháp-vân-địa

(Khi mãn Thập-địa đến địa-vị Đẳng-giác, qua Đẳng-giác đến Diệu-giác tức là Phật. Trừ địa-vị Càn-huệ ra, thì từ địa-vị Thập-tín, Thập-trụ, Thập-hạnh, Thập hồi-hướng, Tứ-gia-hạnh, Thập-địa và Đẳng-giác, nghĩa là phải trải qua 55 địa-vị này mới đến quả Phật.
Song trong khi trải qua 55 địa-vị này, phải gặp 50 món ma là những điều nguy-hiểm nhứt trên đường tu-hành).
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,819
Điểm tương tác
838
Điểm
113
IX.- NĂM MƯƠI MÓN MA-CHƯỚNG (NGŨ-ẤM-MA)
Thuyết-pháp gần xong, đức Như-Lai đứng dậy, tay vịn ghế thất-bửu, kêu Ngài A-Nan và đại-chúng dạy thêm rằng :
__Các ông chưa rõ trên đường tu-hành, còn gặp nhiều cảnh ma rất là nguy-hiểm. Nếu các ông không biết trước, sanh tâm tà-kiến thì đoạ vào ác-đạo, cũng như người nhận lầm giặc làm con, thì bị hại chẳng ít. Vậy các ông phải chăm-chú nghe, ta sẽ chín-chắn chỉ dạy cho.
__Này A-Nan, tất cả chúng-sanh cùng với mười phương chư Phật, đồng một bản-thể chơn-tâm thanh-tịnh không hai. Bởi các ông bị vô-minh vọng-tưởng, nên sanh ra mười phương hư-không và thế-giới nhiều như vi-trần, nhưng mười phương hư-không và hằng-sa thế-giới đó đều sanh ở trong chơn-tâm của các ông, chẳng khác nào một điểm mây nhỏ sanh trong trời xanh. Nếu người ngộ được chơn-tâm rồi thì mười phương hư-không và thế-giới đều tiêu hết.
Bởi các loài ma kia thấy người tu-hành, sanh tâm lo-sợ cho bà con quyến thuộc của chúng sẽ tiêu-diệt, nên chúng dùng đủ thần-lực đến nhiễu hại người tu. Chúng nó cũng đủ năm phép thần-thông biến-hoá chỉ chưa được lậu-tận-thông.
Mặc dù chúng đủ năm phép thần-thông và sức mạnh, song vẫn còn ở trong vòng trần-lao ; nếu các ông trong khi tu thiền tâm được thanh-tịnh sáng-suốt, không vọng-động, thì chúng ma kia không làm sao hại được. Cũng như dao chặt xuống nước, gió thổi ánh sáng, hoàn-toàn không dính-líu gì. Chúng ma kia phải lần lần tiêu-diệt như băng bị nước nóng chế vào và tối-tăm bị ánh-sáng phá trừ; chỉ lo một điều là các ông cũng như chủ nhà; nếu chủ nhà mê-muội rồi thì các ma-chướng kia như khách dễ bề nhiễu-hại, rồi các ông trở lại làm con cái của ma, sau thành người ma.
Ma-Đăng-Già là thứ ma yếu-hèn, nó chỉ làm cho ông phá một giới trong tám muôn giới mà thôi, nhờ tâm ông thanh-tịnh nên chẳng bị trầm-luân. Còn các chúng ma này rất là nguy-hiểm, nó phá tan giới-thân huệ-mạng làm cho ông nhiều kiếp luân-hồi. Chẳng khác nào như ông quan lớn bị cách-chức, gia-tài sự-sản bị tịch-thâu, trở thành một người dân trắng, không thể cầu-cứu với ai được.

X.- MƯỜI MÓN MA VỀ SẮC-ẤM
1-THÂN-THỂ KHÔNG BỊ CHƯỚNG-NGẠI
__Này A-Nan, người trong khi tu thiền do sức dụng-công, nên tâm-tánh được nhiệm-mầu sáng-suốt, tự thấy thân-thể mình trong giây phút qua lại tự-tại, không bị cái gì làm chướng-ngại. Vì dụng công tu-luyện, nên tạm hiện ra các việc như vậy, không phải là chứng Thánh ; nếu sanh tâm nghĩ mình chứng Thánh, thì bị ma cám-dỗ.

2-LƯỢM BỎ TRÙNG ĐỘC TRONG THÂN
__A-Nan, hành-giả trong lúc dụng-công tu thiền, thoạt thấy thân-thể mình trong suốt, các loài trùng độc, sên bò qua lại, rồi lượm bỏ ra ngoài mà thân không đau đớn. Vì dụng-công tu-luyện nên tạm hiện ra cảnh như vậy, không phải chứng Thánh. Nếu nghĩ mình chứng Thánh thì bị ma nó cám-dỗ.

3- NGHE TRONG HƯ-KHÔNG CÓ TIẾNG NÓI PHÁP
Hành-giả trong lúc tu thiền, nghe trong hư-không có tiếng thuyết-pháp, hoặc nghe Thánh, Hiền, Tiên, Phật trong mười phương thế-giới đều nói ra nghĩa-lý nhiệm-mầu. Đây vì hành-giả dụng-công tu-luyện nên tự tâm biến-hiện ra cảnh-giới như vậy, không phải chứng Thánh, nếu nghĩ mình chứng Thánh, thì bị ma ám-ảnh.

4- THẤY PHẬT HIỆN VÀ HOA SEN TRỔ
Người tu thiền-định, khi tâm thanh-tịnh rồi, tự phát ra ánh sáng. Lúc bấy giờ thấy mười phương đều hiện ra sắc vàng, tất cả các vật loại hoá thành Phật cả. Lại thấy đức Phật Tỳ-Lô-Giá-Na ngồi trên đài thiên-quang, các đức Phật ngồi xung-quanh và có vô số hoa sen đồng thời xuất-hiện. Đây do hành-giả dụng-công tu thiền, nên thấy có các cảnh tạm hiện ra như vậy, không phải là chứng Thánh ; nếu nghĩ mình chứng Thánh thì bị ma cám-dỗ.

5-THẤY CÁC VẬT BÁU ĐẦY CẢ HƯ-KHÔNG
Người trong khi tu thiền, thấy mười phương hư-không đều thành bảy báu, nào màu xanh, sắc vàng, đỏ, trắng hiện ra vô-số, mà chẳng chướng-ngại nhau. Đây do trong lúc tu thiền, vì hành-giả dụng-công đè-nén vọng-niệm thái-quá, nên mới biến-hiện ra các cảnh như vậy, không phải chứng thánh; nếu nghĩ mình chứng Thánh, thì bị ma cám-dỗ.
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,819
Điểm tương tác
838
Điểm
113
6- THẤY BAN ĐÊM NHƯ BAN NGÀY
Người tu thiền-định, do tâm yên-tịnh nên phát ra ánh sáng. Lúc bấy giờ mặc dù nửa đêm, ở trong nhà tối mà vẫn thấy rõ hết cả mọi vật, không khác chi ban ngày. Vì hành-giả dụng-công tu-luyện nên tạm hiện ra cảnh như vậy, không phải chứng Thánh ; nếu cho mình chứng Thánh, thì bị ma cám-dỗ.

7- THÂN-THỂ KHÔNG BIẾT ĐAU
Người tu thiền-định đến khi tâm-tánh được rỗng-không, thì thân-thể chẳng biết đau. Lúc bấy giờ lửa đốt không cháy, dao chặt không đau. Đây do sức dụng-công tu-luyện của hành-giả nên tạm được như vậy, không phải chứng Thánh ; nếu cho mình chứng Thánh, thì bị ma cám-dỗ.

8- THẤY CẢNH-GIỚI PHẬT HIỆN KHẮP NƠI
Người tu thiền-định do dụng-công cùng tột, nên thấy mười phương núi sông toàn cả thế-giới đều biến thành cõi Phật, đủ cả bảy món báu chiếu sáng khắp giáp. Lại thấy hằng-sa chư Phật ở trong cung điện tốt đẹp hiện đầy cả hư-không. Trông lên trên thì thấy các cung trời, xem trở xuống lại thấy hết các cõi địa-ngục đều không có chướng-ngại. Đây do lúc tu thiền, vì hành-giả ngưng vọng-tưởng lâu ngày, nên nó hoá hiện như vậy, không phải chứng Thánh ; nếu cho mình chứng Thánh, thì bị đọa vào đường tà.

9- BAN ĐÊM THẤY, NGHE ĐƯỢC PHƯƠNG XA
Trong khi tu thiền, do tâm tham cứu sâu-xa, nên trong lúc giữa đêm thấy được nào là chợ-búa, đường-sá, bà con họ-hàng ở các phương xa, hoặc nghe được tiếng nói. Đây do hành-giả kiềm-thúc cái vọng-tâm thái quá, nên tạm hiện ra như vậy, không phải chứng Thánh ; nếu cho mình chứng Thánh, thì bị đọa vào đường tà.

10- THÂN HÌNH BIẾN-HOÁ, NÓI PHÁP THÔNG-SUỐT
Trong khi tu thiền, do hành-giả dụng-tâm tham-cứu cùng tột, nên thấy có các vị Thiện-tri-thức, chỉ trong giây phút mà thân mình biến-hoá nhiều cách. Đây do trong khi tu thiền vì hành-giả sanh tâm chấp trước, nên bị ma ám-ảnh, làm cho người này thông-suốt nghĩa mầu, nói pháp vô-ngại, không phải chứng Thánh ; nếu chẳng chấp trước thì cảnh ma này lần lần tiêu ; còn cho mình chứng Thánh thì bị đọa vào cảnh ma.

TÓM LI
Này A-Nan ! Mười cảnh ma này, đều do trong lúc tu thiền, hành-giả dụng-công phá trừ sắc-ấm, nên nó biến-hiện ra các cảnh như vậy. Nếu khi gặp những cảnh ấy, mê-lầm không biết, cho mình đã chứng Thánh thì bị ma nó ám-ảnh, rồi sanh ra đại-vọng-ngữ, nói mình thành đạo chứng quả v.v...Sau khi chết rồi đoạ vào địa-ngục vô-gián.
Vậy khi ta nhập-diệt rồi, các ông nên y lời ta dạy, đem những việc ma này, giảng dạy cho người tu-hành đời sau, bảo-hộ người tu-hành đặng đạo-quả, chớ để cho họ bị Thiên-Ma nhiễu-hại.
 
Sửa lần cuối:

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,819
Điểm tương tác
838
Điểm
113
BÀI THỨ MƯỜI LĂM
I.- MƯỜI MÓN MA VỀ THỌ-ẤM :
1- Thấy loài vật, thương khóc
2- Chí dõng-mãnh bằng Phật
3- Tâm nghĩ-tưởng khô-khan
4- Đặng chút ít cho là đầy-đủ
5- Tâm buồn rầu vô-hạn
6- Vui cười không thôi
7- Sanh đại ngã-mạn
8- Tâm sanh khinh-an
9- Chấp không
10- Vì quá tham-ái nên sanh ra cuồng


II.- MƯỜI MÓN MA VỀ TƯỞNG-ẤM :
1- Tham cầu diệu-dụng
2- Tham cầu du-ngoạn
3- Cầu ngộ chơn-lý
4- Móng tâm muốn biết nguồn gốc của muôn loài
5- Tham cầu cảm-ứng linh-nghiệm
6- Tham cầu ở chổ vắng-vẻ u-tịch
7- Tham cầu biết kiếp trước
8- Tham cầu thần-thông
9- Tham cầu không không
10- Tham cầu sống lâu

BÀI THỨ MƯỜI LĂM
I.- MƯỜI MÓN MA VỀ THỌ-ẤM

1- THẤY LOÀI VẬT THƯƠNG KHÓC .
__Này A-Nan, người tu thiền-định khi phá trừ sắc-ấm rồi, tâm-trí sáng-suốt ; do hành-giả dụng-công dằn-ép các vọng-tưởng thái quá, nên phát sanh lòng thương-xót các loài vật vô cùng, cho đến thấy loài mòng-muỗi, thương cũng như con ruột, thương cho đến nỗi sa nước mắt khóc ròng. Nếu hành-giả giác-ngộ thì cảnh ấy lần lần tiêu hết, không có hại chi ; còn mê-lầm không biết, thì bị ma sầu-bi ám-ảnh vào tâm, rồi thấy người tự khóc ròng, tâm mất chánh-định, sau khi chết rồi đọa vào cảnh ma.


2- CHÍ DÕNG-MÃNH BẰNG PHẬT
__Này A-Nan, người tu thiền-định khi sắc ấm tiêu, thọ-ấm hiện bày, thấy có nhiều điều linh-ứng và những cảnh tốt đẹp hiện ra.Vì trong lòng cảm-kích thái quá nên hành-giả phát tâm đại dõng-mãnh, lập chí đồng với chư Phật, quyết tu một đời cho thành Phật, không chịu trải qua bao vô-số kiếp. Nếu hành-giả giác-ngộ thì cảnh ấy lần lần tiêu-diệt ; còn mê-lầm không biết, cho mình chứng Thánh thì bị ma nhập tâm, thấy người hay khoe-khoang hống-hách, ngã-mạn không ai bằng, cho đến trên thấy không có Phật, dưới thấy không có người, mất chánh-định, sau khi chết rồi bị đọa vào ác-đạo.


3- TÂM NGHĨ-TƯỞNG KHÔ-KHAN.
Lại nữa, người tu thiền-định, khi địa-vị cũ đã qua khỏi, địa-vị mới chưa chứng, lúc ấy bơ-vơ giữa chừng, vì trí lực suy-kém, nên trong tâm sanh ra rất khô-khan, tất cả thời, nhớ nghĩ vẫn-vơ, rồi tự cho đó là tinh-tấn. Đây vì trong lúc tu thiền, không có trí-tuệ sáng-suốt để phán-đoán. Nếu hành-giả hiểu biết thì không có hại ; còn mê-lầm không biết, cho mình chứng Thánh thì bị ma ám-ảnh vào tâm, sớm chiều bóc quăng trái tim của mình, mất chánh-định, chết rồi lạc vào ác-đạo.

4- ĐẶNG CHÚT ÍT CHO LÀ ĐẦY-ĐỦ
Người tu thiền-định khi sắc-ấm tiêu, thọ-ấm hiện-bày, vì dùng huệ nhiều hơn định, mất sự thăng-bằng, nên gặp những cảnh thù-thắng hiện ra, sanh lòng nghi-ngờ cho là đức Tỳ-Lô-Giá-Na Phật , mới đặng chút ít cho là đầy-đủ. Nếu hành-giả hiểu biết thì không có hại ; còn mê-lầm không biết cho mình chứng Thánh, thì bị ma ám-ảnh, khi gặp người tự xưng :"Ta đặng đạo vô-thượng Bồ-Đề ", sẽ mất chánh-định, sau đọa vào đường ma.

5- TÂM BUỒN-RẦU VÔ-HẠN
Người tu thiền-định, khi cảnh cũ đã mất, địa-vị mới chưa chứng, tự thấy bơ-vơ ; gặp cảnh gian-nan nguy-hiểm, sanh tâm buồn-rầu vô-hạn, như ngồi trên chông sắt, như uống thuốc độc, tâm chẳng muốn sống, thường cầu xin người khác giết giúp thân mạng mình, đặng sớm được giải-thoát. Đây là do trong khi tu-hành, hành-giả thiếu phương-tiện để lước qua những cảnh ấy. Nếu liễu-ngộ thì không hại ; còn mê-lầm chẳng biết, hành-giả cho mình chứng Thánh, thời bị ma ưu-sầu ám-ảnh, rồi tự cầm gươm dao lóc lấy thịt mình, ưa bỏ thân mạng, thường hay lo rầu hoặc vào ở núi non rừng rú, không muốn thấy người, mất tâm chánh-định, sau chết rồi đọa vào đường ma.
 
Sửa lần cuối:

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,819
Điểm tương tác
838
Điểm
113
6- VUI CƯỜI KHÔNG THÔI
Người tu thiền-định khi tâm được thanh-tịnh an-ổn rồi, bỗng nhiên sanh ra vui-mừng vô-hạn không thể ngăn được. Nếu hiểu biết thời không hại ; còn mê-lầm cho mình chứng Thánh, thì bị ma nhập vào tâm-phủ, thấy người cười hoài, đi trên đường sá một mình ca múa, tự cho rằng :" Ta đã đặng vô-ngại giải-thoát", mất chánh-định, sẽ đọa vào đường tà.

7- SANH ĐẠI NGÃ-MẠN
Người tu thiền-định, khi thấy sắc-ấm tiêu, thọ-ấm hiện bày, tự cho mình được như thế là đầy đủ rồi, sanh tâm đại ngã-mạn, đối với mười phương chư Phật còn khinh-khi, huống hồ là Thinh-Văn, Duyên-Giác. Nếu hiểu ngộ thì chẳng hại; còn hành-giả mê-lầm không biết cho là chứng Thánh, thì bị ma đại ngã-mạn nó nhập tâm, không lạy Phật ,Tổ, huỷ-hoại kinh tượng. Hạng người ấy thường nói với tín-đồ rằng :"Phật bằng cây, đất, đồng, chì; còn kinh tượng là giấy mực, có gì mà kính lạy; nhục-thân này mới là chơn-thật thường còn, sao chẳng cung-kính, thật là điên-đảo ". Tín đồ nghe rồi tin theo, đốt kinh chôn hình tượng Phật. Người làm cho chúng-sanh nghi-lầm như thế, sau khi chết rồi bị đọa vào địa-ngục vô-gián.

8- TÂM SANH KHINH-AN
Người tu thiền-định, khi sắc ấm tiêu, thọ-ấm hiện bày, trong tâm sanh ra vô-lượng khinh-an, rồi tự cho mình đã chứng Thánh, đặng đại tự-tại. Nếu hành-giả hiểu biết thì không hại; còn mê-lầm không biết thì bị ma nhập tâm, rồi tự cho mình đã đầy đủ, không cần tu tấn, mất chánh-định, sau khi chết rồi bị đọa vào đường tà.

9- CHẤP KHÔNG
Người tu thiền-định, khi sắc-ấm tiêu, thọ-ấm hiện bày, trong tâm rỗng sáng, rồi sanh ra chấp đoạn-diệt, bác không nhân-quả, không tội phước, tất cả đều không. Nếu hành-giả hiểu biết thời không hại, còn mê-lầm không biết chấp mình chứng Thánh thì bị ma nhập tâm, rồi chê-bai người trì giới cho là tu hạnh tiểu-thừa, tự xưng mình là Bồ-Tát ngộ lý chơn-không rồi, không còn trì giới và phạm giới nữa, vẫn ăn thịt và uống rượu làm những việc tà-dục. Do thần-lực của ma, nó làm cho tín-đồ say-mê, thương-yêu cung-phụng, luôn luôn trung-thành, chẳng sanh lòng nghi-ngờ huỷ-báng. Vì ma nhập lâu ngày làm cho phải điên, đến nỗi ăn uống những đồ nhơ-uế, mà cho cũng như là uống rượu ăn thịt, phá các giới cấm của Phật, hoàn-toàn chấp không, làm mất chánh-kiến của mình, sau khi chết rồi đọa vào đường tà.

10- VÌ QUÁ THAM-ÁI NÊN SANH RA CUỒNG
Người tu thiền-định, khi sắc-ấm tiêu, thọ-ấm hiện-bày, sanh ra vô cùng ái-dục, đến đỗi phát cuồng. Nếu hành-giả giác-ngộ thì cảnh đó hết dần, còn mê-lầm không biết cho là chứng Thánh, thì bị ma nhập tâm, rồi khuyến-hoá người đời bình-đẳng hành dục ; bảo họ rằng :"hành dục là đạo Bồ-Đề, người hành dâm-dục là kẻ duy-trì chánh-pháp". Do thần-lực của ma làm cho người cuồng kia chinh-phục được cả ngàn muôn người, đến chừng ma nhàm-chán, bỏ người tu thiền kia rồi, lúc bấy giờ hành-giả không còn oai-đức gì nữa, bị luật nước giam-cầm, đến khi lâm-chung đọa vào địa-ngục vô-gián.

TÓM LI

__A-Nan, mười cảnh ma này, đều do trong lúc tu thiền, hành-giả dụng tâm phá trừ thọ-ấm, nên tự hiện ra các cảnh như vậy. Nếu hành-giả mê-lầm không biết, cho rằng chứng Thánh, thì bị ma dựa vào, làm nhiễu-hại đến thế; chết rồi đọa vào địa-ngục vô-gián.
Sau khi ta nhập-diệt, các ông nên đem lời ta dạy đây mà truyền dạy cho chúng-sanh đời sau, bảo-hộ người tu-hành được thành đạo Bồ-Đề, chớ để cho họ gặp các loài ma-chướng làm hại, mà phải bị đọa vào ác-đạo.
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,819
Điểm tương tác
838
Điểm
113
II.- MƯỜI MÓN MA VỀ TƯỞNG-ẤM :
1- THAM CẦU DIỆU-DỤNG
__A-Nan, người tu thiền-định, khi phát-minh được diệu-định rồi, lại khởi tâm tham-cầu những việc diệu-dụng và linh-nghiệm. Khi đó Thiên-ma được biết, gặp dịp thuận-tiện, nên xuất hồn nhập vào người, mà người bị nhập kia lại không biết, tự cho mình đặng đạo vô-thượng Niết-Bàn, cũng thường nói ra kinh pháp. Trong giây phút, thân hình người bị nhập kia, biến hiện ra ông thầy, cô ni, vị Đế-Thích hay người phụ-nữ v.v...hoặc ở trong nhà tối, từ nơi thân họ chiếu ra hào-quang sáng-ánh. Người đời lầm cho là Bồ-Tát thật, rồi tin nghe theo lời ma giáo-hoá, sanh tâm buông-lung, phá giới-luật của Phật, lén làm việc tham-dục. Người này ưa nói những điềm tai-biến lạ-lùng, hoặc nói chổ kia có Phật ra đời, năm nào nổi đao-binh giặc-giã, năm nào có hoả-hoạn v.v... khủng-bố tinh-thần dân-chúng, khiến cho người hao tài tốn của. Đến khi ma kia nhàm chán bỏ đi, thì thầy trò người bị ma nhập kia đều bị giam cầm. Các ông nếu biết trước thời khỏi vào luân-hồi ; còn mê-lầm không biết thì đọa vào ác-đạo.

2-THAM CẦU DU-NGOẠN
__A-Nan, hành-giả khi tu thiền, trong tâm muốn xuất-thần dạo chơi. Lúc bấy giờ Thiên-Ma Ba-Tuần hiểu biết, được dịp thuận-tiện nhiễu-hại, nên nó xuất hồn nhập vào người, mà người bị nhập kia lại không biết, tự nói mình đặng đạo vô-thượng Niết-Bàn, miệng cũng nói kinh pháp thông-suốt, làm cho những người nghe đều tự thấy thân mình hoá ra sắc vàng sáng-rỡ, ngồi trên toà sen báu, đặng những điều chưa từng có. Người đời lầm tưởng là Bồ-Tát thị-hiện. Người bị ma nhập kia lại dạy người phá giới-luật của Phật, âm-thầm làm việc tham dục, miệng ưa nói chuyện chư Phật giáng-thế, như : ở xứ kia, ông đó là đức Phật nào thị-hiện. Người nọ là vị Bồ-Tát chi thị hiện v.v...làm cho người thấy, nghe sanh lòng khao-khát, tâm tà-kiến thêm mạnh, giống trí tiêu mòn. Đến lúc ma kia nhàm chán bỏ đi, thì thầy trò người bị ma nhập ấy đều bị bắt cả.
Các ông nếu sớm giác ngộ thì khỏi vào luân-hồi, còn mê-lầm không biết thì bị đoạ vào địa-ngục.

3- CẦU NGỘ CHƠN-LÝ
Lại nữa, người tu thiền-định, trong tâm tham-cầu ngộ chơn-lý. Lúc bấy giờ Thiên-Ma Ba-Tuần biết được ý muốn, nên xuất hồn nhập cho người, mà người tự không biết, nên cho rằng ta đặng đạo vô-thượng Niết-Bàn, miệng cũng nói kinh pháp, làm cho thính-giả tuy chưa nghe pháp, mà tâm tự khai-ngộ, biết được việc nhiều đời trước, hoặc biết rõ được tâm-tánh người, hoặc thấy các cảnh địa-ngục, biết trước những họa-phước ở nhơn-gian, miệng tự đọc kinh hay nói kệ, mỗi người đều tự vui-mừng, cho là đặng những việc chưa từng có. Người đời mê-lầm cho là Bồ-Tát thị-hiện. Ma kia lại ưa nói :" Phật có lớn nhỏ, Phật thiệt, Phật giả, Phật nam, Phật nữ, đức Phật kia là đức Phật trước, đức Phật nọ là đức Phật sau ; Bồ-Tát cũng vậy", làm cho người mất chánh-tín lại sanh tà-kiến, tâm-tánh buông-lung, phá giới-luật của Phật, lén làm việc tham-dục. Đến khi chúng ma kia sanh tâm nhàm chán bỏ đi, thì thầy trò người bị ma nhập kia đều bị bắt. Các ông biết trước thời khỏi bị luân-hồi ; còn mê-lầm tin theo thời bị đọa vào địa-ngục.

4- MÓNG TÂM MUỐN BIẾT NGUỒN GỐC CỦA MUÔN LOÀI
Lại nữa, người tu thiền-định, khi ở trong định, móng tâm muốn biết cùng tột căn-nguyên của muôn vật, thỉ-chung sanh-hoá thế nào. Khi đó Thiên-Ma hiểu-biết ý muốn, gặp dịp thuận-tiện để khuấy-nhiễu, nên xuất hồn đến nhập cho người, mà người bị nhập kia lại không biết, cho mình đặng đạo vô-thượng Niết-Bàn, cũng thường nói kinh pháp. Chúng ma kia dùng oai-thần nhiếp-phục quần-chúng, làm cho thính-giả tuy chưa nghe pháp mà trong lòng đã tự kính-phục. Chúng ma nói : "Thân thịt hiện-tiền đây là Bồ-Đề Niết-Bàn, là Pháp-thân của Phật ". Chúng ma lại nói :" Cha cha con con tiếp nối sanh nhau, đó là pháp-thân thường-trụ bất-diệt ".Và thường nói : "Mắt, tai, mũi, lưỡi là cảnh Tịnh-Độ, nam-căn và nữ-căn tức là Bồ-Đề Niết-Bàn ". Những người mê-lầm không biết, tưởng là Bồ-Tát thị-hiện, tin-tưởng quy-y theo, cho là một đấng hy-hữu chưa từng có. Mất tâm chánh-tín, phá giới-luật của Phật, âm-thầm làm hạnh tham dục. Đến lúc ma kia nhàm-chán bỏ đi rồi- thì thầy trò người bị ma nhập kia đều bị bắt cả. Các ông nếu biết trước thì khỏi bị luân-hồi, còn mê-lầm tin theo thời đọa vào địa-ngục vô-gián.

5- THAM CẦU CẢM-ỨNG LINH-NGHIỆM
Người tu thiền-định vì móng tâm tham-cầu sự cảm-ứng linh-nghiệm, nên Thiên-Ma biết được ý muốn, nó xuất hồn đến gá vào người, mà người kia không biết, tự cho mình đặng đạo vô-thượng niết-Bàn, cũng thường nói kinh pháp. Ma lại dùng thần-lực khiến cho những người nghe pháp đều thấy thân-thể người bị nó nhập kia già-nua như người trăm ngàn tuổi sanh lòng thương mến, đêm ngày hầu-hạ không biết mỏi-mệt, và tứ-sự cúng-dường. Nó lại làm cho người người kính-trọng là vị Tiên-Sư hay Thiện-tri-thức. Đối với người, nó ưa nói việc huyền-ảo như :" Đời trước ta tế-độ người kia, người nọ. Đời trước người kia là anh em hay vợ con của ta, đời nay ta tế-độ, để cùng nhau sẽ sanh về thế-giới kia và cúng-dường đức Phật nọ "; hoặc nói :" Có cõi trời Đại-Quang-Minh, tất cả các đức Phật đều ở đó". Những người mê-muội không biết, lầm cho là Bồ-Tát thị-hiện, tin-tưởng kính-trọng vô cùng, mất tâm chánh-tín, phá giới-luật của Phật, âm-thầm làm việc tham dục. Đến khi chúng ma kia sanh tâm nhàm bỏ, thì thầy trò người bị ma nhập kia đều bị bắt. Các ông biết trước thời khỏi vào luân-hồi, còn tin-tưởng nghe theo thì đọa vào địa-ngục vô-gián.
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,819
Điểm tương tác
838
Điểm
113
6- THAM CẦU Ở CHỖ VẮNG-VẺ U-TỊCH
Người tu thiền-định, khép mình nơi khổ-hạnh tham cầu ở chỗ vắng-vẻ tịch-mịch. Khi đó Thiên-Ma Ba-Tuần biết được ý muốn, nên xuất hồn nhập vào người, mà người kia không biết, cho mình chứng đạo vô-thượng Niết-Bàn, cũng thường hay nói pháp. Ma dùng thần-lực khiến cho các người nghe đều biết được đời trước của mình. Hoặc trong chỗ đông người, nó chỉ một người nào đó nói rằng :" Người này chưa chết, mà đã thành súc-sanh". Nói rồi, ma nó bảo một người khác đạp sau cái đuôi, thì người kia biến thành súc-sanh, đứng dậy không được, làm cho đồ-chúng hết sức kính-phục. Có ai vừa móng tâm-niệm gì, thì ma nó liền biết và nói ra ngay. Ngoài giới-luật của Phật, chúng còn giữ thêm những điều khổ-hạnh, phỉ-báng các thầy Tỳ-Kheo, mắng-nhiếc tín-đồ, làm tiết-lộ việc bí-mật của người mà không sợ người hiềm-ghét, thường nói những việc hoạ-phước sắp đến, không sai một mảy. Đến lúc ma kia nhàm bỏ rồi, thì thầy trò người bị ma nhập đều bị bắt. Các ông biết trước thời không vào luân-hồi; còn mê mờ tin theo thì đọa vào địa-ngục vô-gián.

7- THAM CẦU BIẾT KIẾP TRƯỚC
Người trong khi tu thiền-định, móng tâm tham-cầu biết kiếp trước của mình. Khi đó Thiên-Ma hiểu biết, gặp dịp thuận-tiện, nên xuất hồn nhập vào người, mà người bị nhập kia không biết, tự cho mình đặng đạo vô-thượng Niết-Bàn, cũng thường nói kinh pháp, hoặc làm cho người tình-cờ đặng châu-báu. Nó hoá ra một con vật ngậm hột châu hay những vật kỳ-quái đem đến đưa cho người. Nó chỉ ăn rau-rác đơn-sơ, không dùng đồ ngon quí, có khi mỗi ngày chỉ ăn một hột mè, hột bắp, mà thân hình vẫn mập tốt. Chúng thường nói :" Xứ kia có kho báu, chỗ nọ có các vị Thánh-Hiền ẩn". Chúng làm cho người thấy những điều kỳ-dị, hoặc nói những việc tham-dục, phá giới-luật của Phật, âm-thầm làm hạnh dâm-dục. Đến khi ma kia nhàm bỏ rồi, thì thầy trò người bị ma nhập đều bị bắt cả. Các ông biết trước thì khỏi vào luân-hồi; còn mê-lầm tin theo, thì đọa vào địa-ngục.

8- THAM CẦU THẦN-THÔNG
Người khi tu thiền-định, móng tâm muốn được thần-thông biến-hoá. Khi đó Thiên-Ma liền biết, nên xuất hồn nhập cho người, mà người không biết, tự cho rằng :"Đặng đạo vô-thượng Bồ-Đề". Miệng nói kinh pháp và một tay cầm lửa, một tay rứt ánh-sáng phân-phát để trên đầu của thính-giả. Mỗi người đều thấy trên đầu có ánh-sáng dài đến vài thước, mà chẳng biết nóng; hoặc đi trên nước hay ngồi trên hư-không vẫn tự-tại; hoặc vào trong bình, vô trong đãy (bọc), đi ngang qua vách tường, mà không bị chướng-ngại. Chỉ trừ khi đối với binh-đao, thì họ không tự-tại. Họ tự xưng là Phật mà thân mặc đồ thế-gian, thọ (thọ ở đây nghĩa là nhận, thọ-nhận) các thầy Tỳ-Kheo lễ-bái, chê-bai người tham-thiền và trì-giới, mắng nhiếc đồ-chúng, làm tiết-lộ việc nhà người mà không sợ người hiềm-giận. Họ thường nói với người :" Ta đã đặng thần-thông tự-tại "; hoặc làm cho người thấy được cõi Phật (ma hiện ra cõi Phật) đem những điều dở hèn làm việc truyền đạo và khen-ngợi việc hành-dục. Đến lúc ma kia nhàm bỏ, thì thầy trò người bị ma nhập kia đều bị bắt cả. Các ông biết trước khỏi vào luân-hồi; còn mê-lầm tin theo thời đọa vào địa-ngục vô-gián.
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,819
Điểm tương tác
838
Điểm
113
9- THAM CẦU KHÔNG KHÔNG
Người khi tu thiền-định, tâm ưa nhập-diệt, tham cầu không không. Khi ấy Thiên-Ma liền biết, đặng dịp thuận-tiện, nên xuất hồn nhập cho người, mà người kia chẳng biết, tự cho mình đặng đạo vô-thượng Niết-Bàn, miệng nói kinh pháp. Hoặc ở trong chỗ đông người, người ấy tự biến mất, không ai thấy được, rồi tình-cờ từ trên hư-không hiện ra, khi ẩn khi hiện thần-diệu vô cùng, hoặc hiện thân trong-suốt như ngọc lưu-ly, khi duỗi chân tay ra thì thơm nực mùi hương chiên-đàn, chê-bai giới-luật, huỷ-báng người xuất-gia, bác không có nhơn-quả, cho rằng chết rồi mất hẳn không có đầu-thai, âm-thầm làm việc tham-dục, khiến cho những người thọ dục, cũng chấp không có nhơn-quả tội phước v.v...Đến lúc ma nhàm bỏ, thì thầy trò người bị ma nhập kia đều bị bắt cả. Các ông biết trước thời khỏi vào luân-hồi; còn mê-lầm không biết thì đọa vào địa-ngục vô-gián.

10- THAM CẦU SỐNG LÂU
__Người tu thiền-định, móng tâm tham cầu sống lâu. Lúc bấy giờ Thiên-Ma hiểu biết, xuất hồn nhập cho người, mà người tự không biết, nói mình đặng đạo vô-thượng Niết-Bàn, miệng thường nói kinh pháp và đi qua lại các thế-giới được tự-tại không ngăn-ngại; mặc dù đường xa muôn dặm, nhưng đi trong nháy mắt đã trở về đến chỗ, lại lấy những vật ở phương xa kia đem về làm tin. Hoặc ở trong một căn nhà nhỏ, nó bảo người đi thiệt mau, từ vách bên này qua vách bên kia, đi mấy năm cũng không đến; hoặc thường nói :" Chúng-sanh trong mười phương đều là con của ta, ta sanh ra chư Phật, ta sanh ra thế-giới, ta là Phật đầu tiên tự-nhiên có, chẳng nhơn tu-hành mà được "; hoặc ngồi nói lầm-thầm một mình như người cuồng, khiến cho người đời tin-tưởng là Phật thiệt.
Các ông biết trước thời khỏi bị luân-hồi; còn mê-lầm tin theo thời đọa vào địa-ngục vô-gián.

TÓM LI
__A-Nan, mười món ma tưởng-ấm này, ở trong đời mạt-pháp, sẽ giả làm người xuất-gia tu-hành trong đạo của ta, hoặc nhập cho người, hoặc tự hiện hình, đều tự xưng rằng :" Đã chứng quả Phật ". Chúng khen ngợi việc dâm-dục, phá giới-luật của Phật. Ma thầy, ma trò cùng nhau truyền dạy, làm hại cho người đến nhiều đời lắm, khiến người chơn-tu mất chánh-kiến, bị đọa làm bà con quyến-thuộc của ma.
Các ông ngày nay đã được độ ra khỏi sanh-tử luân-hồi rồi, vậy các ông phải khởi lòng đại từ-bi, không nên nhập-diệt sớm, phải nguyện ở lại đời mạt-pháp để cứu-độ những người chơn-chánh tu-hành đời sau, khỏi bị ma nhiễu-hại.
Các ông tuân theo lời ta dạy đây, mới gọi là đền đáp ơn Phật. Các ông gắng bảo-hộ người tu-hành, nên đem lời nói của ta đây truyền-dạy cho chúng-sanh đời sau, khiến cho họ hiểu rõ các việc ma, để khỏi bị Thiên-Ma nhiễu-hại và mau được thành đạo vô-thượng.
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,819
Điểm tương tác
838
Điểm
113
BÀI THỨ MƯỜI SÁU
I.- MƯỜI MÓN MA VỀ HÀNH-ẤM :
1- Chấp không nguyên-nhơn sanh
2- Bốn món chấp thường
3- Chấp một phần thường, một phần vô-thường
4- Chấp có bốn món biên-giới
5- Bốn món nghị-luận rối-loạn, không nhứt-định
6- Chấp mười sáu tướng có
7- Chấp tám món vô-thường
8- Chấp tám món cu-phi
9- Chấp năm món đoạn-diệt
10- Chấp năm món Niết-Bàn hiện-tại
II.- MƯỜI MÓN MA VỀ THỨC-ẤM :
1- Chấp minh-đế
2- Chấp năng-sanh
3- Chấp chơn-thường
4- Chấp cây, cỏ cũng đều có biết
5- Chấp tứ-đại hoá-sanh
6- Chấp hư-vô
7- Tham cầu sống lâu
8- Tham luyến cảnh dục
9- Định tánh Thinh-Văn
10- Định tánh Duyên-Giác
III.- KẾT-LUẬN



I.- MƯỜI MÓN MA VỀ HÀNH-ẤM
1- CHẤP KHÔNG NGUYÊN-NHƠN SANH
__A-Nan, người tu thiền-định, khi tưởng-ấm hết rồi, thì tâm được minh-chánh, không còn khởi các vọng tưởng tham muốn như trên, nên các thiên-ma không gặp dịp thuận-tiện để nhiễu-hại nữa. Lúc bấy giờ hành-giả tự nghiên-cứu nguồn-gốc của muôn loài, rồi sanh ra hai lối chấp :

a) Vì chỉ thấy biết được chúng-sanh từ tám vạn kiếp trở lại, ngoài tám vạn kiếp thì mù-mịch không thấy biết, nên sanh ra chấp : " Chúng-sanh từ tám vạn kiếp trở lại tự-nhiên có, không có nguyên-nhơn sanh ".

b) Hành-giả nguyên-cứu chỉ thấy người sanh ra người, chim sanh ra chim, quạ từ hồi nào đến giờ vẫn đen, không phải do nhuộm mà đen cò từ hồi nào đến giờ vẫn trắng, không phải do rửa mới trắng v.v...từ tám vạn kiếp đến nay đã vậy, thì từ đây về sau cũng thế. Hành-giả tự nghỉ ra từ hồi nào đến giờ không thành Bồ-Đề, thì về sau đâu lại có thành Phật, rồi mới khởi ra tà-chấp :"Các vật-tượng ngày nay đều không có nguyên-nhơn ".Bởi mê-mờ tánh Bồ-Đề, mất chánh-tri-kiến, sanh ra hai lối chấp trên, nên đều đọa về ngoại-đạo.

2- BỐN MÓN CHẤP THƯỜNG
__A-Nan, người tu thiền-định, khi tưởng-ấm hết rồi, tâm được minh-chánh, nên ngoại ma không còn thuận-tiện để nhiễu-hại được. Khi đó hành-giả tham-cứu cùng tột cội gốc của muôn loài, khởi ra bốn món chấp thường :

a- Chấp hai vạn kiếp thường .- Vì hành-giả nghiên-cứu cùng tột cả tâm và cảnh đều vô-nhơn, vì sức tu chỉ biết được chúng-sanh sanh diệt xoay vần từ hai vạn kiếp trở lại không mất, nên chấp cho là thường.

b- Chấp bốn vạn kiếp thường .- Hành-giả tham-cứu cùng tột tánh của tứ-đại thường còn, do sức tu-tập chỉ biết được chúng-sanh từ bốn vạn kiếp trở lại, tuy có sanh-diệt, mà bản-thể nó vẫn thường còn không mất, nên chấp là thường.

c- Chấp tám vạn kiếp là thường .- Hành-giả tham-cứu cùng tận tám thức, thấy nó thường hằng. Vì thấy từ tám vạn kiếp trở lại chúng-sanh xoay vần không mất nên chấp là thường.

d- Chấp cái không sanh diệt là thường .- Người tu thiền-định, khi các tưởng-ấm sanh diệt đã hết, nhơn đó khởi tâm chấp cái không sanh diệt là thường.

__A-Nan, người tu thiền-định, do mất chánh-kiến, mê-mờ tánh Bồ-Đề, khởi ra bốn món chấp thường trên, nên đọa về ngoại-đạo.
 
Sửa lần cuối:

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,819
Điểm tương tác
838
Điểm
113
3- CHẤP MỘT PHẦN THƯỜNG, MỘT PHẦN VÔ-THƯỜNG
__Người tu thiền-định, khi tưởng-ấm hết, nghiên-cứu cùng-tột cội gốc của sanh-loại, rồi khởi ra bốn lối chấp điên-đảo :

a- Chấp tâm là thường, chúng-sanh vô-thường.-
Hành-giả khi quán tâm mình yên-lặng khắp cả mười phương, các chúng-sanh trong tâm mình tự sanh và tự chết, rồi chấp tâm ta là thường, chúng-sanh vô-thường.

b- Chấp thế-giới, những chỗ bị hoại là vô-thường, những chỗ không hoại là thường.-
Người tu thiền-định quán-sát cả mười phương thế-giới, chỗ kiếp hoại (như từ Tam-Thiền trở xuống bị tam tai làm hoại) thì chấp là vô-thường; những chỗ không hoại thì chấp là thường (từ Tứ-Thiền trở lên, tam tai không làm hoại được, chấp cho là cứu-cánh Niết-Bàn).

c- Chấp cái tâm là thường, còn sanh-tử vô-thường.-
Người tu thiền-định, quán-sát tâm mình không biến-đổi, nó nhỏ-nhiệm tinh-vi như hạt bụi và lưu-chuyển cả mười phương, lại khiến cho thân này sanh và diệt mà nó không biến-đổi, nên chấp cho :" Tâm là thường, tất cả các vật đều từ tâm sanh ra, có sanh-tử nên vô-thường ".

d- Chấp hành-ấm thường : sắc, thọ, tưởng là vô-thường.-
Người tu thiền-định, khi thấy sắc, thọ, tưởng ba ấm trước đã diệt, nên chấp là vô-thường, thấy hành-ấm lưu-chuyển thường còn nên chấp là thường.

Bốn lối chấp trên, đều sai lầm cả, do mê-muội tánh Bồ-Đề, mất chánh-kiến, nên đọa về ngoại-đạo.

4- CHẤP CÓ BỐN MÓN BIÊN-GIỚI
__Người tu thiền-định, khi tưởng-ấm hết rồi, thấy được cùng tột cội gốc của sanh loại, lúc bấy giờ khởi ra bốn lối chấp có biên-giới :

a- Chấp ba đời.- Người tu thiền-định, lúc bấy giờ chấp tâm-niệm hiện tại tương-tục (hành-ấm) là vô-biên, còn quá-khứ và vị-lai là hữu-biên.

b- Chấp chúng-sanh.- Người tu thiền-định vì chỉ thấy được chúng-sanh trong tám vạn kiếp, nên chấp là hữu-biên; còn trước tám vạn kiếp thì tịch-mịch không thấy và cũng không nghe, nên chấp là vô-biên.

c- Chấp tâm-tánh.- Người tu thiền-định khi thấy tâm mình biến khắp và biến ra tất cả người, nên khởi lên chấp tâm ta vô-biên. Còn tất cả người ở trong tâm ta là hữu-biên.

d- Chấp sanh-diệt.- Người tu thiền-định, khi cùng tột hành-ấm, thấy được tâm mình, sanh tâm chấp tất cả chúng-sanh và thế-giới đều có phân nửa sanh và phân nửa diệt; sanh là hữu-biên, diệt là vô-biên.

Các lối tà-chấp trên, đều do trong khi tu thiền mất chánh-kiến, mê-mờ tánh Bồ-Đề, nên đều đọa về ngoại-đạo cả.
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,819
Điểm tương tác
838
Điểm
113
5- BỐN MÓN LUẬN-NGHỊ RỐI LOẠN KHÔNG NHỨT-ĐỊNH
__Người tu thiền-định, khi tưởng-ấm hết, liền khởi ra bốn lối chấp điên-đảo không nhứt-định :

a- Chấp tám món cũng.- Người tu thiền-định, khi quán-sát nguồn-gốc biến-hoá của muôn vật, thấy có chỗ thì biến đổi, có chỗ lại thường còn; có cái sanh, có cái diệt; có pháp tăng, có vật giảm, có cái có, có cái không. Bởi thế nên có ai đến hỏi đạo thì nói rằng :" Cũng biến, cũng hằng, cũng sanh, cũng diệt, cũng tăng, cũng giảm, cũng có, cũng không ". Lúc nào cũng nói rối loạn như vậy, làm cho người không hiểu chi cả.

b- Chấp duy cái "không".- Người tu thiền-định, vì quán cả tâm và pháp đều không; rồi cứ chấp ở nơi cái "không". Có ai đến hỏi đạo thì họ chỉ đáp một chữ "không"; ngoài cái "không" ra thì không còn nói chi nữa cả.

c- Chấp duy cái "có".- Người tu thiền-định, do quán-sát tâm mình biến khắp tất cả, chỗ nào cũng có, rồi cứ chấp ở nơi cái "có". Có ai đến hỏi đạo, thì họ chỉ nói một chữ "có"; ngoài cái "có" ra thì không còn nói gì nữa cả.

d- Chấp "cũng có" và "cũng không".- Người tu thiền-định vì thấy ở nơi cảnh đã lăng-xăng, còn tâm thì rối-loạn, nên có người đến hỏi đạo thì đáp rằng :"Cái cũng có" cũng tức là "cái cũng không"; trong cái "cũng không" cũng tức là cái "cũng có". Lúc nào họ cũng nói rối-loạn như vậy, không ai gạn cùng được.

Người tu thiền-định vì mất chánh-kiến, mê-mờ tánh Bồ-Đề, khởi ra các lối chấp như vậy, nên đều đọa về ngoại-đạo.

6- CHẤP MƯỜI SÁU TƯỚNG CÓ
__Người tu thiền-định khi tưởng-ấm hết, chỉ còn hành-ấm diêu-động, họ thấy một nguồn sống vô-tận; nên sanh tâm chấp cho là "chết rồi còn có tướng".
Chấp về sắc-uẩn có bốn : a)- Chấp sắc-uẩn là "ta". b)-Chấp "ta" có sắc-uẩn.c)-Chấp sắc-uẩn thuộc nơi "ta". d)-Chấp "ta" ở nơi sắc-uẩn.

Còn thọ, tưởng, hành mỗi uẩn cũng đều có bốn lối chấp như vậy,cộng thành mười sáu tướng. Hoặc chấp phiền-não và Bồ-Đề hai tánh thật có, hết phiền-não mới được Bồ-Đề; hai tánh không chung gặp nhau.
Vì hành-giả trong lúc tu thiền, mất chánh-tri-kiến, mê-mờ tánh Bồ-Đề, khởi ra các lối tà-chấp trên, nên đều đọa về ngoại-đạo.

7-CHẤP TÁM MÓN VÔ-TƯỚNG
__Người tu thiền-định khi sắc, thọ, tưởng đã diệt rồi, lúc bấy giờ thấy thân hình hiện-tiền đây còn không thật có, thì khi chết rồi làm gì lại có các hình-tướng. Vì so-sánh như vậy, nên chấp chết rồi không có hình-tướng.
Chấp sắc-ấm như vậy thì thọ, tưởng, hành cũng vậy. (Chấp hiện-tại và vị-lai đều không-tướng), thành ra tám món vô-tướng. Hoặc chấp Niết-Bàn chỉ có cái tên suông, không có nhơn-quả, rốt-ráo đoạn-diệt.
Vì hành-giả mê-mờ tánh Bồ-Đề, mất chánh-tri-kiến, khởi ra các lối tà-chấp như vậy, nên đều đọa về ngoại-đạo.
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,819
Điểm tương tác
838
Điểm
113
8- CHẤP TÁM MÓN CU-PHI
__Người tu thiền-định, đối với ba ấm : sắc, thọ và tưởng, trước kia thấy có mà nay lại không. Còn đối với hành-ấm thiên-lưu hiện nay thì có mà về sau lại không. Vì chấp mỗi ấm đều có hai tướng : Chết rồi phi-hữu và phi-vô, cả bốn ấm thành ra tám tướng. Bởi hành-giả mê-mờ tánh Bồ-Đề, mất chánh-tri-kiến nên đều đọa vào ngoại-đạo.

9-CHẤP NĂM MÓN ĐOẠN-DIỆT
__Người tu thiền-định, khởi ra các chấp : Cõi dục thì "sắc thân" diệt hết; cõi Sơ-Thiền các "dục" diệt hết; cõi Nhị-Thiền các "khổ" diệt hết, cõi Tam-Thiền các "vui" diệt hết; cõi Tứ-Thiền các "xả" diệt hết.
Như vậy xoay-vần cùng tột cả năm chỗ đều chấp hiện-tiền tiêu-diệt, diệt rồi không sanh trở lại. Vì hành-giả mê-mờ tánh Bồ-Đề, mất chánh-tri-kiến, sanh các lối tà-chấp như vậy, nên đọa về ngoại-đạo.

10- CHẤP NĂM MÓN NIẾT-BÀN HIỆN-TẠI
__Người tu thiền-định, khi thọ ấm hết, xét cùng cội-gốc của sanh-loại, khởi ra chấp năm chỗ Niết-Bàn : a) Chấp dục-giới là cảnh Niết-Bàn. b)Chấp cõi Sơ-Thiền là Niết-Bàn. c) Chấp Nhị-Thiền là Niết-Bàn.d) Chấp Tam-Thiền là Niết-Bàn. e) Chấp cõi Tứ-Thiền là Niết-Bàn.
Vì hành-giả mê-muội tánh Bồ-Đề, chấp năm cảnh vui cõi trời hữu-lậu mà cho là vô-vi Niết-Bàn, nên đọa về ngoại-đạo.

TÓM LI

__A-Nan, mười cảnh ma về hành-ấm này, là do hành-giả dụng tâm sai lầm nên mới sanh ra như vậy. Vì hành-giả mê-mờ không biết, tự cho là chứng Thánh, sanh đại-vọng-ngữ, nên đọa vào ngục vô-gián. Vậy các ông nên đem các việc ma này, truyền dạy cho chúng-sanh đời sau, chớ để cho người tu thiền bị tâm ma khởi lên làm hại đến thế. Các ông phải bảo-hộ người tu-hành đi thẳng đến đạo Bồ-Đề, chớ để cho họ gặp con đường chia tẽ.

II.- MƯỜI MÓN MA VỀ THỨC ẤM

1- CHẤP MINH-ĐẾ
__Người tu thiền-định, khi hành-ấm hết chỉ còn thức-ấm, các tướng sanh-diệt đã hết, mà tâm thanh-tịnh tịch-diệt chưa hiện-bày. Lúc bấy giờ nếu hành-giả móng tâm chấp là chơn-thường, thì mất chánh-kiến, mê-mờ tánh Bồ-Đề, thành bè bạn với phái ngoại-đạo Ta-Tỳ-Ca-La, chấp minh-đế (sơ tướng A-lại-da) là cái chỗ trở về của vạn-vật, trái với thành Niết-Bàn, đọa về ngoại-đạo.

2- CHẤP NĂNG SANH
__Người tu thiền-định, khi hành-ấm hết, các tướng sanh diệt đã diệt, mà tâm thanh-tịnh tịch-diệt chưa hiện, khi đó thấy thức-tâm mình châu biến, rồi khởi ra cái chấp :"Tất cả chúng-sanh đều do ta sanh ra". Vì sanh tâm chấp như thế, nên mất chánh-kiến, mê-lầm tánh Bồ-Đề, thành bà con của trời Đại-Ngã-Mạn (Ma-Hê-Thủ-La-Thiên).

3- CHẤP CHƠN-THƯỜNG
__Người tu thiền-định khi hành-ấm hết, thức-ấm hiện ra, rồi sanh tâm nghi : Thân mình và mười phương hư-không đều từ thức kia hiện ra, nên sanh tâm chấp cho "Thức là chơn-thường", mất chánh-kiến, mê-mờ tánh Bồ-Đề, thành bè-bạn của trời Tự-Tại.

4- CHẤP CỎ CÂY CŨNG ĐỀU BIẾT
__Người tu thiền-định, khi hành-ấm hết, tướng sanh-diệt đã diệt, chơn-tâm tịch-diệt chưa hiện-bày, lúc bấy giờ thấy thức-ấm biến khắp tất cả, rồi sanh tâm chấp :"Mười phương cây cỏ cũng đều là hữu-tình, cùng với người không khác. Cỏ cây chết làm người, người chết trở lại làm cỏ cây". Vì mê-mờ tánh Bồ-Đề, mất chánh-kiến, nên sẽ làm bè-bạn với hai chúng ngoại-đạo Bà-Tra và Tán-Ni, chấp tất cả vạn-vật đều có tri-giác (biết).
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,819
Điểm tương tác
838
Điểm
113
5-CHẤP TỨ-ĐẠI HOÁ-SANH
__Người tu thiền-định, khi hành-ấm hết, chơn-tâm chưa hiện, lúc bấy giờ thấy lửa sáng, nước trong, gió động, đất cứng, do bốn món này sanh ra các vật, rồi chấp cho là thường còn, hết lòng cung-kính phụng-thờ. Như ông Ca-Diếp-Ba và phái Bà-La-Môn thờ lửa, thờ nước v.v...để cầu ra khỏi sanh-tử, mê-mờ tánh Bồ-Đề, mất chánh-kiến, đọa làm ngoại-đạo.

6-CHẤP HƯ-VÔ
__Người tu thiền-định, khi hành-ấm hết, thấy thức-ấm viên-minh, rồi sanh ra chấp cái thức-ấm hư-vô, là chỗ nương của muôn vật, tất cả các vật đều về chỗ hư-vô. Vì vậy mà mất chánh-kiến, mê-mờ tánh Bồ-Đề, nên thành bè-bạn với trời Vô-Tưởng, Tứ-Không và thần Hư-Không.

7- THAM CẦU SỐNG LÂU
__Người tu thiền-định khởi tâm tham cầu thân này thường còn, cố làm cho thân này được sống hoài không chết, nên thành bè-bạn của Tiên A-Tư-Đà, cầu mạng sống lâu, mê-mờ tánh Bồ-Đề, mất chánh-kiến, đọa về ngoại-đạo.

8-THAM-LUYẾN CẢNH DỤC
__Người tu thiền-định, khi hành-ấm hết, lúc bấy giờ thấy thân-thể và thức-ấm tiêu-diệt, cho nên sanh tâm lưu-luyến lại cảnh trần, tự biến-hoá ra nhiều cảnh báu đẹp và nhiều mỹ-nữ, rồi mặc tình vui-thú. Vì mất chánh-kiến, mê-mờ tánh Bồ-Đề, nên thành bè-bạn của Thiên-Ma ở cõi trời Tự-Tại (trên đảnh cõi Dục).

9- ĐỊNH TÁNH THINH-VĂN
__Người tu thiền-định, khi hành-ấm hết, các tướng sanh-diệt đã diệt mà chơn-tâm tịch-diệt chưa viên, lúc bấy giờ khởi tâm tham-luyến ở chỗ không-tịch, chẳng muốn tăng-tiến, vì mất chánh-kiến, mê-mờ tánh Bồ-Đề, đọa về hàng Định-Tánh Thinh-Văn, như ông Vô-Văn Tỳ-Kheo, sanh tâm tăng-thượng-mạn.

10- ĐỊNH TÁNH DUYÊN-GIÁC
__Người tu thiền-định, khi hành-ấm hết, chỉ thấy một màu thanh-tịnh sáng-suốt, lúc bấy giờ sanh tâm chấp cho đó là Niết-Bàn; rồi tham trước ở cảnh này, không cầu tăng-tiến, mê-mờ tánh Bồ-Đề, mất chánh-kiến, nên đọa về hàng Định-Tánh Duyên-Giác.

TÓM LI


__A-Nan, mười món ma này, do người tu thiền, khi dụng tâm phá trừ thức-ấm, nên nó biến hiện ra các cảnh như vậy. Vì mất chánh-tri-kiến, mê-lầm tánh Bồ-Đề, khởi tâm chấp trước, cho mình đặng thiền, đặng đạo, thành Phật, thành Thánh v.v...có người sanh ra điên-cuồng, nên đều đọa về ngoại đạo cả.
Vậy các ông phải gìn-giữ nơi lòng, vâng lời ta dạy : Sau khi ta diệt-độ rồi, các ông phải đem lời ta dạy đây mà truyền dạy cho chúng-sanh đời sau, bảo-hộ người tu-hành chớ để cho chúng ma làm hại. Trên đường tu-hành họ được thẳng vào chỗ tri-kiến của Phật, chẵng gặp các đường tẽ.
__Này A-Nan, người trong khi tu thiền, gặp ma nó biến-hiện ra nhiều cảnh rất là vi-tế, nếu các ông hiểu biết, rửa sạch tâm cấu-nhiễm, chẵng khởi tà-kiến, thì cảnh ma kia lần lần tiêu-diệt, các ông sẽ thẳng đến đạo Bồ-Đề.
Còn như đời sau, có chúng-sanh nào chẵng dám tu thiền, sợ bị các ma nhiễu-hại, thì ông nên khuyên họ nhứt tâm trì chú Lăng-Nghiêm này, để các ma-chướng kia không thể hại được, rồi cũng thẳng đến được đạo Bồ-Đề.

Khi Phật nói kinh này rồi, toàn cả hội-chúng nào là : Tăng, Ni, thiện-nam ,tín-nữ, trời, người, thần A-Tu-La, Thánh, Tiên, quỉ-thần, Thinh-Văn, Duyên-Giác, Bồ-Tát, tất cả đều hoan-hỷ lễ Phật rồi trở lui.
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,819
Điểm tương tác
838
Điểm
113
LƯU Ý
Quí Phật-Tử đọc hết đoạn ngũ-ấm ma này rồi, từ đây về sau, trên đường tu-hành cần phải thận-trọng, chớ nên gặp chi tin nấy, mà nguy-hiểm cho mình về hiện-tại cũng như tương-lai.
Chúng tôi thấy trong giới Phật-Tử, phần đông là hàng phụ-nữ (xin lỗi quí bà) lòng tin-tưởng dồi-dào lắm ! Mỗi khi thấy một việc gì lạ thường, có tính cách thần-kỳ huyễn-hoặc, không chịu bình tâm suy xét chơn hay ngụy; cứ cho đó là Phật thị-hiện hay Bồ-Tát giáng-thế v.v...rồi rủ nhau tin tưởng theo càn, say-mê như người nghiện thuốc, rủ nhau theo rất đông cho đến đổi như cả phong-trào. Như những việc trước mắt mà quí-vị đã thấy vừa qua ...kết cuộc rồi thế nào quí-vị đã biết rõ ...Thật nguy-hại vô cùng ! Nếu lỡ một phen bước vào đường tà rồi, thì trăm kiếp ngàn đời khó trở lại.
Tôi xin dẫn một vài bằng-chứng trong kinh, để quí-vị xem qua, đặng cẩn-thận những điều nguy-hiểm trong lúc tu-hành.
" Thuở xưa, Tổ Ưu-Bà-Quật Tôn-Giả đang nhập-định, bị Thiên-Ma Ba-Tuần khuấy-nhiễu. Đến khi xuất định, Ngài dùng thần-thông hàng-phục được Thiên-Ma. Sau khi các Thiên-Ma đã hối-ngộ quy-y Tam-Bảo rồi, vì cảm hồng-ân tế-độ của Tổ-Sư, nên đến xin cúng-dường Ngài một bữa cơm để tỏ lòng tri-ân.
Tổ-Sư dạy :__"Ta vì chuyên lo tu-hành không giờ rảnh để thụ-trai. Ta chỉ muốn xem một việc, nếu ngươi bằng lòng, thế là đền ơn cho ta rồi". Thiên-Ma thưa :__Dạ, đệ-tử xin vâng". Tổ-Sư dạy :__" Khi Phật ra đời đã có ngươi; vậy trong lúc đó Đức Phật cùng các vị Thánh-chúng như thế nào ? Hôm nay ngươi hoá-hiện lại cho ta xem thử". Thiên-Ma thưa :__" Con xin vâng lời Tổ-Sư dạy. Nhưng khi con hoá-hiện ra Phật, xin Tổ-Sư nhớ đừng lạy, vì sợ tổn-phước con nhiều". Tổ-Sư hứa lời.
Thiên-Ma-Ba-Tuần liền biến mất, trong giây phút hoá-hiện ra đức Phật, thân vàng rực-rỡ, đủ 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp, hào-quang sáng chiếu khắp một góc trời, trong rừng từ từ đi ra. Nào là Ngài Xá-Lợi-Phất, Muc-Kiền-Liên, A-Nan, Ca-Diếp đứng hầu hai bên oai-nghi tề-chỉnh, đủ cả 1.250 vị đệ-tử, rần-rộ đi theo sau ...
Tổ Ưu-Bà-Quật Tôn-Giả, thấy Phật đi đến phóng hào-quang rực-rỡ, các vị Thánh-chúng theo hầu, oai-nghi tề-chỉnh v.v...nên hết sức vui-mừng, liền đứng dậy kính-lễ, mà quên hẳn lời hứa trước kia. Lúc bấy giờ Thiên-Ma biến mất ".
Phật-Tử chúng ta xem qua đoạn này nên xét nghĩ : Như Tổ Ưu-Bà-Quật Tôn-Giả đã biết trước là ma sắp hiện và có hứa hẹn trước "không lạy", mà đến khi ma hiện ra còn quên, không phân-biệt là ma hay Phật, Nếu chúng ta tình-cờ gặp cảnh ngộ như thế, thử nghĩ trong tâm chúng ta thế nào ?
Bởi thế nên trên đường tu-hành, lúc nào chúng ta cũng phải cẩn-thận cho lắm, chớ nên thấy cái gì kỳ lạ, không chịu suy xét kỹ, cứ nhắm mắt theo càn, ùa nhau tin-tưởng cho là Thần, Thánh thật. Lỡ một phen sa vào đường tà rồi, thì trăm kiếp ngàn đời khó trở lại. Chúng ta nên nhớ rằng : Cái gì thiệt thì nó vẫn thiệt, dù mình tin hay không tin nó cũng không mất. Còn cái gì giả thì chỉ ồ-ạt trong một thời gian mà thôi, nếu người không tin thì nó sẽ mau tiêu-diệt.
Đức Phật dạy các đệ-tử :" Không nên thấy Phật cứ theo, nghe lời Phật nói cứ tin; mà phải luôn luôn suy nghĩ, nếu đúng chơn-lý sẽ tin theo ".Đức Phật dạy như thế, để cho các Phật-Tử khỏi bị tà ma ngoại-đạo dối gạt.
Trong kinh Kim-Cang Phật dạy :

Nhược dĩ sắc kiến ngã
Dĩ âm thinh cầu ngã
Thị nhơn hành tà đạo
Bất năng kiến Như-Lai .

Đại-ý đoạn này Phật dạy : Nếu người nào cho rằng thấy sắc thân của Phật có 32 tướng tốt, là thấy được Phật, thì ông Chuyển-Luân Thánh-Vương cũng có đủ 32 tướng tốt, hoặc Thiên-Ma cũng hoá-hiện ra sắc thân Phật có đủ tướng tốt, vậy cũng là Phật hay sao ?__Hay nghe tiếng nói pháp thanh-thao của Phật mà cho là nghe được tiếng Phật, thì tiếng chim Ca-Lăng-Tần-Già, kêu rất thanh-thao lảnh-lót, vậy cũng là tiếng nói của Phật hay sao ? Những người tin-tưởng như vậy, là theo tà-đạo, không bao giờ thấy được Phật.
Đức Phật thường nhắc-nhở dặn-dò các đệ-tử : Phải dùng giáo-lý chơn-chánh dạy người. Khi người hiểu được chơn-lý rồi tin theo, thì lòng tin đó mới được chơn-chánh. Phật cấm các đệ-tử không cho dùng thần-thông hay phép lạ để cảm-hoá người. Chỉ trừ một vài trường-hợp : hàng-phục ngoại-đạo hoặc quỉ thần; vì sợ sau này Thiên-ma, ngoại-đạo dùng thần-thông hay phép lạ làm mê-hoặc người.
Vì thế nên đức Phật không từ trên hư-không bay xuống, hay tự-nhiên xuất-hiện; mà Ngài lại thị-hiện cũng như người bình thường, lớn lên có vợ con, rồi đi tu và thành đạo v.v...để cho chúng-sanh sau này, đừng có tin-tưởng những điều huyễn-hoặc thần-kỳ.
Khi đức Phật còn trụ thế, có người đàn-việt đem dâng cái bình-bát cho chư-tăng, lại để trên đầu một cây cột phướng cao, và thưa rằng :"Nếu vị nào lấy được tôi sẽ cúng cho".
Khi đó ông Tân-Đầu-Lô Phã-La-Đoạ-Xà Tôn-giả, dùng thần-thông lấy cái bình-bát ấy, ông bị Phật quở trách rất nghiêm-khắc, và phạt ông phải ở lại thế-gian ứng-cúng, làm phước điền cho chúng-sanh, không được nhập-diệt. Và Phật còn chế ra giới-luật cấm các đệ-tử không được dùng thần-thông hay phép lạ trước người phàm-phu.
Trong kinh cũng có chỗ nói, các đức Phật và Bồ-Tát thỉnh-thoảng thị-hiện ra đời để hoá-độ chúng-sanh, như đức Di-Lặc hay Ngài Quán-Thế-Âm v.v...Nhưng khi các Ngài hiện ra không ai biết được, chỉ trừ đến khi tịch-diệt, các Ngài mới để lại một vài di-tích. Chừng đó người đời mới biết Phật hay Bồ-Tát thị-hiện; khi biết thì không còn thấy các Ngài nữa.
Như đức Di-Lặc Bồ-Tát hiện thân làm vị Bố-Đại Hoà-Thượng. Ngài thường xách cái bị lớn bằng vải, đi khắp đó đây để hoá-độ chúng-sanh, mà người đời không ai biết, chỉ gọi Ngài là vị Bố-Đại Hoà-Thượng (1). Đến khi Ngài thị-tịch, nói một bài kệ, lúc bấy giờ người ta mới biết là đức Di-Lặc Bồ-Tát hiện thân.
Bài kệ :

Di-Lặc chơn Di-Lặc
Hoá thân thiên bách ức,
Thời thời thị thời nhân,
Thời nhân giai bất thức.

Nghĩa là : Di-Lặc thật là Di-Lặc, biến hoá trăm ngàn muôn ức thân hình; thường thường thị-hiện độ người, mà người đời chẳng ai biết.

(1) Bố-Đại Hoà-Thượng là vị Hoà-Thượng tay cầm cái đãy lớn bằng vải. Người mập bụng to, sắc mặt thường hoan-hỷ. Hiện nay ở các chùa đều có thờ, người đời thường gọi là đức Di-Lặc.<!-- BEGIN TEMPLATE: level_postbit_info -->
<!-- Level & Class System v3.0 - Show EXP & SP gained -->
 
Sửa lần cuối:

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,819
Điểm tương tác
838
Điểm
113
C.- Kết-luận
Đại-ý toàn cả bộ kinh này, Phật dạy chúng-sanh phải trở về với thể-tánh chơn-tâm thường-trụ, đồng với ý nghĩa như trong kinh Pháp-Hoa :
" KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT TRI KIẾN ".
Đức Phật đã dạy cho chúng ta biết rằng : Chư Phật và chúng-sanh cũng đồng một bản-thể chơn-tâm không khác. Vì chúng-sanh mê-muội thể-tánh chơn-tâm này, nên phải chịu sanh-tử luân-hồi; còn chư Phật đã ngộ chơn-tâm nên được tự-tại giải-thoát. Vì vậy mà Phật dạy :"Ta là Phật đã thành, còn các chúng-sanh là Phật sẽ thành ".
Nguyên-nhân Phật nói kinh này, là do Ngài A-Nan thị-hiện mắc nạn, bị nàng Ma-Đăng-Già bắt. Sau khi nhờ Phật cứu-độ được thoát nạn rồi, Ngài mới cầu Phật chỉ dạy cho phương-pháp nào mà mười phương các đức Phật tu-hành đều được thành đạo chứng quả.
Nhơn đó Phật nói kinh Lăng-Nghiêm, để chỉ rõ chơn-tâm. Nếu giác-ngộ được chơn-tâm là được thành Phật. Đó là một con đường duy nhứt của chư Phật quá-khứ, hiện-tại cũng như vị-lai.
Trước khi chỉ chơn-tâm thì Phật gạn hỏi cái tâm theo thường-tình chúng-sanh vọng-chấp. Bảy đoạn Phật hỏi tâm làm cho Ngài A-Nan cùng đường tột lối; lúc bấy giờ Phật mới từ từ chỉ cái tâm đến sáu lần. Ban đầu Phật tạm chỉ các cảm-giác về phần trực-giác như thấy, nghe v.v...là tâm. Khi Ngài A-Nan và đại-chúng đều hiểu rồi, Phật lại chỉ lên một từng nữa là : "Các giác-quan tuy không phải vọng, nhưng cũng chưa phải là chơn-tâm, nó cũng như mặt trăng thứ hai v.v..." Phật lại chỉ cái bản-thể sanh ra các giác-quan (hiện-tượng) mới thật là chơn-tâm. Tức là ở về đoạn, trong văn kinh chữ Tàu chép: " Kiến kiến chi thời, kiến phi thị kiến, kiến du ly kiến, kiến bất năng cập v.v..." .
Đức Phật dạy : Vì các ông còn ở trong vòng mê, nên chỉ gọi là các cảm-giác : thấy, nghe, hay, biết của chúng-sanh. Đến khi ngộ rồi thì gọi là bốn đức Niết-Bàn của Phật : thường, lạc, ngã, tịnh. Và Phật dạy : Tất cả các pháp đều từ tâm biến-hiện, như năm-ấm, sáu-nhập, mười hai xứ, mười tám giới và bảy đại đều do tâm sanh ra, rồi cũng trở về thể-tánh chơn-tâm. Thế là Ngài dẫn các tướng qui về chơn-tánh.
Đến đoạn này Ngài A-Nan mới ngộ được chơn-tâm, nên đứng dậy lạy Phật và xứng theo thể-tánh chơn-tâm rộng lớn, phát lời thệ-nguyện rộng sâu vô-tận.
Ngài nguyện rằng : Trong đời ngũ-trược tội ác, con thề vào trước để độ chúng-sanh; nếu còn có một chúng-sanh nào chưa thành Phật thì con thề chẳng lảnh quả vui Niết-Bàn ..." Và câu:" Hư-không kia có thể tiêu hết, chớ chí nguyện của con đây không hề lay chuyển !" Cũng vì ngộ được đồng thể chơn-tâm, nên Ngài mới phát lời thệ-nguyện rộng lớn như thế.
Mình đã được độ, muốn cho chúng-sanh cũng đều được độ, nên Ngài A-Nan cầu Phật chỉ dạy phương-pháp tu-hành cho chúng-sanh đời sau.
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,819
Điểm tương tác
838
Điểm
113
Đức Phật dạy có ba việc :
1.__Khi đối cảnh không khởi vọng niệm phân-biệt theo vọng-trần; tức là câu "bất tuỳ phân-biệt". Nghĩa là, xoay các cảm-giác như thấy, nghe, hay, biết đều trở về thể-tánh chơn-tâm. Nếu vọng-niệm không khởi thì chơn-tâm hiện-bày, đây là một pháp tu trực-chỉ của bậc thượng-căn.
2.__Phật dạy trì-giới. Nhơn trì-giới tâm được thanh-tịnh, nhờ tâm thanh-tịnh mới phát sanh ra trí-huệ, để phá trừ vô-minh. Vô-minh hết thì chơn-tâm tự hiện-bày. Nhưng trong kinh này nói trì-giới là chỉ cho tâm-giới. Nghĩa là thân đã không sát, đạo, dâm, vọng mà tâm cũng không nghĩ tưởng đến việc sát, đạo, dâm, vọng, cho đến cái "biết mình đã đoạn trừ" cũng không còn. Thật là cao-siêu vô cùng, khó-khăn tột bực. Vì nếu tâm còn móng một tý vọng-niệm gì, thế là tâm chưa tịnh. Nếu tâm chưa tịnh thì giới-thể chưa viên.
3.__Phật dạy, nếu người nào nghiệp-chướng nặng-nề thì nên chí tâm trì tụng chú Lăng-Nghiêm, dù nghiệp-chướng nặng đến đâu cũng lần lần tiêu hết, phước lành tăng trưởng, sẽ thành đạo Bồ-Đề; như thuận gió tung bụi chẳng có khó-khăn gì.
Trên đường tu-hành, Phật dạy phải trải qua các địa-vị như : Thập-Tín, Thập-Trụ, Thập-Hạnh, Thập Hồi-Hướng, Tứ-Gia-Hạnh, Thập-Địa và Đẳng-Giác là năm mươi lăm vị, rồi mới đến quả Phật.
Trong khi tu thiền-định lại gặp năm chục thứ ma (sắc, thọ, tưởng, hành, thức mỗi ấm có mười) nó biến-hiện đủ điều, nào là ma nội-tâm, ma ngoại-cảnh, đủ cách nhiễu-hại hành-giả. Cho đến khi gần thành Phật mà nó cũng vẫn còn theo phá. Như thái-tử Sĩ-Đạt-Ta, trước giờ phút đại-ngộ, dưới cây Bồ-Đề, vẫn còn bị ba người con của Ma-Vương tận lực khuấy-nhiễu. Đến sao mai sắp mọc Ngài được thành Phật mới hết.
Sau mỗi đoạn ma hiện, Phật đều dạy rằng :" Do hành-giả dụng-công tu-thiền, nên nó biến-hiện ra như vậy, không phải là đặng đạo hay chứng Thánh, nếu hành-giả biết trước, thì các cảnh ma kia lần lần tiêu-diệt không hại chi, còn mê-lầm không biết, cho mình đặng đạo hay chứng Thánh, sanh tâm chấp-trước, thì bị ma nó cám-dỗ, rồi phải đoạ đường tà, làm quyến thuộc của ma ".
Bởi thế, nên người tu-hành cần phải thận-trọng, chớ nên gặp chi tin nấy mà bị ma cám-dỗ, rất nguy-hiểm cho đời mình về hiện-tại cũng như vị-lai.
Đức Phật đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần, bảo các đệ-tử :" Nên đem lời ta nói đây truyền dạy cho chúng-sanh đời sau, khiến cho mọi người đều biết rõ, để tránh khỏi các ma nhiễu-hại, trên đường tu-hành được thẳng đến đạo Bồ-Đề ".
Đức Phật lại thiết-tha kêu gọi các đệ-tử :" Hôm nay các ông đã được ta tế-độ rồi, vậy các ông không nên nhập-diệt sớm, mà phải nguyện ở lại đời mạt-pháp, để bảo-hộ người tu-hành đời sau, thế mới là người biết ơn Phật ".
Lòng từ của Phật thật là vô-biên, tế-độ chúng-sanh không cùng tận, thương chúng ta như mẹ thương con, dạy dổ chúng ta như mẹ hiền khuyên con dại; nhắc đi lập lại nhiều lần không biết mỏi. Thật đúng với câu :"Đại-từ đại-bi mẫn chúng-sanh. Đại-hỷ, đại-xả tế hàm thức ..."
Phật-tử chúng ta phải làm thế nào để khỏi phụ lòng thương yêu của Từ-Phụ, cho xứng với danh-từ "Phật-Tử".

HẾT
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Top