Hôm nay 123456789 xin KHẲNG ĐỊNH MỘT CÁCH CHẮC CHẮN RẰNG ĐẠI THỪA LÀ CHÂN THẬT PHẬT NÓI!
Những người bên Phật Giáo Tiểu Thừa sở dĩ họ chỉ chấp nhận Nikaya lý do là vì trong Trường Bộ Kinh, Kinh Đại Bát Niết Bàn, Tụng Phẩm 3 có nói rằng:
"Này các Tỷ-kheo, thế nào là các pháp do Ta chứng ngộ và giảng dạy, các Ngươi phải khéo học hỏi, thực chứng, tu tập và truyền rộng để cho phạm hạnh được trường tồn, vĩnh cửu, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho loài Trời và loài Người? Chính là Bốn Niệm xứ, Bốn Chánh cần, Bốn Thần túc, Năm Căn, Năm Lực, Bảy Bồ-đề phần, Tám Thánh đạo phần."
Những pháp trên là 37 Phẩm Trợ Đạo bên Tiểu Thừa. Tuy trên nhiên thật tế, thì ngoài 37 Phẩm Trợ Đạo bên Tiểu Thừa ra, Đức Phật còn thuyết nhiều pháp môn khác nữa. Mà trong đó một số những pháp môn đó là thuyết riêng cho Chư Bồ Tát cầu Trí Tuệ Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác của Phật Toàn Giác, đó là những pháp như Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội, Niệm Phật Tam Muội... được nói trong Kinh Điển Đại Thừa. Và cũng vì lý do đó nên các pháp mà Chư Hiền Thánh A La Hán chứng đắc giải thoát và Chư Phật Chánh Đẳng Giác chứng đắc giải thoát là khác nhau. Vì nếu như Đức Phật chỉ thuyết duy nhất 37 Phẩm Trợ Đạo, thì các vị A La Hán cũng sẽ có trí tuệ để biết
Giới Đức, Pháp, Trí Tuệ, An Trú, Giải Thoát như Chư Phật Thế Tôn vậy. Nhưng ngay cả bậc thượng thủ Thanh Văn A La Hán là ngài Xá Lợi Phất cũng không thể biết được
Giới Đức, Pháp, Trí Tuệ, An Trú, Giải Thoát của Chư Phật là như thế nào, vì vậy lẽ dĩ nhiên là ngoài 37 Phẩm Trợ Đạo bên Tiểu Thừa ra, nhất định còn phải có các Pháp Đại Thừa dành cho Chư Bồ Tát, Những Người Có Căn Cơn Đại Thừa để được trí tuệ
Giới Đức, Pháp, Trí Tuệ, An Trú, Giải Thoát như Chư Phật Thế Tôn vậy.
Sau đây là một đoạn Kinh văn trong Kinh Tự Hoan Hỷ số 28 của Trường Bộ Kinh.
Này Sàriputta, có phải Ngươi đã được biết, trong quá khứ, các vị A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, với tâm của Ngươi biết được tâm của tất cả các vị Thế Tôn - Giới đức chư vị Thế Tôn là như vậy, Pháp chư vị Thế Tôn là như vậy, Trí Tuệ chư vị Thế Tôn là như vậy, An Trú chư vị Thế Tôn là như vậy, Giải Thoát chư vị Thế Tôn là như vậy?
- Bạch Thế Tôn, không!
- Này Sàriputta, có phải Ngươi đã được biết, trong tương lai, các vị A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, với tâm của Ngươi biết được tâm của tất cả các vị Thế Tôn - Giới đức chư vị Thế Tôn là như vậy, Pháp chư vị Thế Tôn là như vậy, Trí Tuệ chư vị Thế Tôn là như vậy, An Trú chư vị Thế Tôn là như vậy, Giải Thoát chư vị Thế Tôn là như vậy?
- Bạch Thế Tôn, không!
- Này Sàriputta, có phải Ngươi đã được biết, trong hiện tại Ta là vị A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, với tâm của Ngươi biết được tâm của Thế Tôn - Giới đức chư vị Thế Tôn là như vậy, Pháp chư vị Thế Tôn là như vậy, Trí Tuệ chư vị Thế Tôn là như vậy, An Trú chư vị Thế Tôn là như vậy, Giải Thoát chư vị Thế Tôn là như vậy?
- Bạch Thế Tôn, không!
- Này Sàriputta, hãy xem! Ngươi không có trí tuệ biết được tâm tư của chư vị A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác ở quá khứ, ở hiện tại và ở tương lai!
Xem đoạn Kinh trên chúng đã thấy rất rõ ràng Đức Phật nói về những bậc Chánh Đẳng Giác trong thời hiện tại chính là Chư Phật đang hiện diện khắp mười phương, vì mỗi một thế giới có một bậc Chánh Đẳng Giác ở đời, và ở đây chúng ta hãy xem kỹ đoạn Kinh bên dưới Đức Phật nói trong
một thế giới chứ không nói là chỉ trong thế giới (tức là riêng thế giới này), vì vậy ngoài một thế giới ra còn có nhiều thế giới khác nữa vì hư không vô biên nên thế giới cũng vô số, và những thế giới đó được nói rõ trong Kinh Điển Đại Thừa. Kinh Tăng Chi Bộ Kinh tập I, trang 37 chép rằng:
"Sự kiện này không xảy ra, này các Tỳ kheo, không có được trong một thế giới có hai vị A la hán Chánh đẳng giác, không trước không sau, xuất hiện một lần. Sự kiện này không xảy ra. Và sự kiên này có xảy ra, này các Tỳ-kheo. Trong một thế giới, chỉ có một vị A la hán Chánh đẳng giác, xuất hiện, sự kiện này có xảy ra".
Đức Phật đã thuyết 84,000 pháp môn khác nhau tùy theo căn cơ mỗi người mà thực hành để được sự giải thoát. Và dĩ nhiên 84,000 pháp môn khác nhau đồng nghĩa với việc có tới 84,000 con đường khác nhau để dẫn đến sự giải thoát. Trong Kinh Tiểu Thừa Nikaya, Tiểu Bộ Trưởng Lão Tăng Kệ, Chương Mười Bảy - Phẩm Ba Mươi Kệ, Số 260 Ananda như sau:
Một hôm Moggallàna người chăn bò, hỏi ngài (Ananda) lời dạy của đức Phật là gì, có bao nhiêu giáo lý tất cả. Vị Trưởng lão (Ananda) trả lời:
1025. Ta nhận từ đức Phật,
Tám mươi hai ngàn pháp,
Còn nhận từ Tỷ-kheo,
Thêm hai ngàn pháp nữa,
Tổng cộng tám tư ngàn,
Là pháp ta chuyển vận.
BẰNG CHỨNG để xác nhận một cách chắc chắn rằng 84,000 pháp môn khác nhau chứ không phải chỉ trùng lập đi lập lại trong 37 Phẩm Trợ Đạo là trong Trường Bộ Kinh, 26. Kinh Chuyển Luân Thánh Vương Sư Tử Hống có ghi chép rõ ràng như sau:
Này các Tỷ kheo, khi tuổi thọ loài Người lên đến tám vạn tuổi, có Thế Tôn tên là Metteyya sẽ ra đời, là vị A la hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn; như Ta nay sanh ra ở đời này, là bậc A la hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn. Vị này tự mình biết, chứng, và tuyên thuyết quả đất này, gồm có Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, Thế giới này với Sa môn, Bà la môn, loài Trời, loài Người; như Ta hiện nay tự mình biết, chứng và tuyên thuyết quả đất này, gồm có Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, Thế giới này với Sa môn, Bà la môn, loài Trời và loài Người. Vị này sẽ thuyết pháp, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, với nghĩa lý văn tự đầy đủ và tuyên thuyết đời sống phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ thanh tịnh; như Ta hiện nay thuyết pháp, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, với nghĩa lý văn tự đầy đủ và tuyên thuyết đời sống phạm hành hoàn toàn đầy đủ thanh tịnh. Vị này sẽ có khoảng vài ngàn vị Tỷ kheo Tăng đoàn; như Ta hiện nay có khoảng vài trăm vị Tỷ kheo Tăng đoàn vậy.
Này các Tỷ kheo, vua Sankha sẽ cho thiết lập cung điện mà vua Mahà Panada đã thiết lập. Sau khi thiết lập, vua trú tại đó. Sau vua lại bố thí cung điện ấy, dâng cúng cho các vị Sa môn, Bà-la-môn, các hàng bần cùng, du đãng, ăn xin, cạo bỏ râu tóc, mặc áo cà sa, từ bỏ gia đình, sống không gia đình dưới sự chỉ đạo của Thế Tôn Metteyya, bậc A la hán, Chánh Ðẳng Giác. Vị này xuất gia như vậy, sống một mình, biệt lập, tinh tấn, TRÌ CHÚ, chuyên tâm, chẳng bao lâu chứng được vô thượng phạm hạnh, mà vì mục đích này các thiện nam tử đã xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Với vô thượng phạm hạnh này, ngay trong hiện tại, vị này tự tu, tự chứng, đạt đến và an trú.
Pháp môn Trì Chú là Mật Tông của bên Phật Giáo Đại Thừa. Trong Tam Tạng Pali Nikaya Tiểu Thừa không có dạy tới phương pháp, nhưng lại có nhắc đến, và thực hành Trì Chú vẫn chứng được vô thượng phạm hạnh. Như vậy thì 84,000 pháp môn được xác quyết một cách chắc chắn rằng là 84,000 con đường khác nhau để dẫn đến giải thoát là Sự Thật! Và muốn biết phương pháp Trì Chú như thế nào để được giải thoát thì hãy xem nơi các Kinh Điển Đại Thừa, Đức Phật đã dạy rất rõ ràng rồi.
Nguyên bản Pali (câu 1029) về phần ngài Ananda đã nhận được 84,000 pháp môn như sau:
Dvāsītiṃ buddhato gaṇhiṃ dve sahassāni bhikkhuto, caturāsītisahassāni ye me dhammā pavattino.
Và đã được Tỳ Khưu Indacanda dịch như sau:
Tôi đã tiếp nhận tám mươi hai ngàn từ đức Phật, hai ngàn từ vị tỳ khưu, tám mươi bốn ngàn Pháp (uẩn) này là có sự vận hành.
Rõ ràng uẩn đã được thầy Indacanda mở hoặc thêm vào còn bản Pali chính thống chỉ có chữ dhammā (Pháp Môn hay Giáo Pháp) chứ hoàn không có chữ Dhammakhandha pháp uẩn gì ở đây hết. Vào đây để tải nguyên bản về xem:
tamtangpaliviet.net
Ngoài ra trong thời pháp đầu tiên khi Đức Phật thuyết pháp Tiểu Thừa để dần dần tế độ chúng sanh, lúc bây giờ ngài Xá Lợi Phất đã chứng đắc giải thoát và là bậc thượng thủ Thanh Văn cũng đã khen ngợi Đức Phật nói pháp ngày càng cao thượng và thâm thúy hơn, thì làm sao mà Đức Phật chỉ thuyết vòng vòng các pháp như Tứ Diệu Đế, Thập Nhị Nhân Duyên.... được, vì khi nào chứng Tứ Diệu Đế thì mới đắc được quả vị A La Hán, mà ngài Xá Lợi Phất đã chứng đắc A La Hán và là bậc thượng thủ rồi, thì Đức Phật mỗi ngày lại vẫn còn thuyết pháp cao thượng hơn pháp trước, vậy pháp đó là pháp gì? dĩ nhiên là Giáo Pháp Đại Thừa rồi. Trong Kinh Tự Hoan Hỷ ngài Xá Lợi Phất nói như sau:
“Và nay ở đây, con một thời yết kiến Thế Tôn để nghe pháp. Bạch Thế Tôn, Thế Tôn thuyết pháp cho con, mỗi pháp lại cao thượng, thâm thúy hơn pháp trước, hắc pháp và bạch pháp đều được đề cập, đối chiếu. Bạch Thế Tôn, nhờ Thế Tôn thuyết pháp cho con, mỗi pháp lại cao thượng, thâm thúy hơn pháp trước, hắc pháp và bạch pháp đều được đề cập, đối chiếu như vậy, nên trong sự thâm hiểu Chánh pháp, một pháp được con thâm hiểu trọn vẹn, đó là lòng tin của con vào vị Bổn Sư - Thế Tôn là bậc Chánh Ðẳng Giác, pháp được Thế Tôn khéo thuyết giảng và chúng Tăng đã khéo hành trì.”
Còn nữa, một số những người bên Tiểu Thừa phỉ báng nói là Phật Giáo Đại Thừa giống Bà La Môn ngoại đạo này nọ..., nhưng hãy xem trong Kinh Pháp Cú Phẩm Bà La Môn kệ 402 của Phật Giáo Tiểu Thừa, Đức Phật đã nói chính những người đã được Giải Thoát thì cũng được gọi là Bà La Môn. Vậy chẳng lẽ nói rằng Phật Giáo Tiểu Thừa cũng giống Ba La Môn sao? Tại sao đi chấp hình tướng bê ngoài làm gì. Cái quan trọng là sự GIẢI THOÁT của Phật Giáo và Ngoại Đạo để tận diệt luân hồi khổ đau là khác nhau. Vì vậy xin làm ơn hãy từ bỏ ngay cái lời nói thô bỉ phỉ báng đem Phật Giáo chân chính Đại Thừa lại đi so sánh với ngoại đạo đấy đi.
402. "Ai tự trên đời này,
Giác khổ, diệt trừ khổ,
Bỏ gánh nặng, giải thoát,
Ta gọi Bà-la-môn.
Phật Giáo chúng ta đều dựa trên nền tảng nhân quả, biết bao nhiêu người Trì Chú Đại Bi, Niệm Phật Bồ Tát, Đọc Tụng Thánh Điển Đại Thừa... theo truyền thống Phật Giáo Đại Thừa, đã nhận được biết bao nhiêu sự mầu nhiệm linh ứng như tai qua nạn khỏi, bệnh nặng được lành, người qua đời thì lưu lại xá lợi lấp lánh như Chư Hiền Thánh hoặc hiện tượng như còn sống hồng hào tốt... và nhiều vô lượng những điều tốt lành khác. Nếu Phật Giáo Đại Thừa không phải là Phật Giáo chân chính thì những người đó không thể nhận được những sự màu nhiệm linh ứng được, tại vì đã phạm phải tội Tà Kiến rất nặng, xuyên tạc phỉ báng Như Lai tạo điều vô phước và đem lại bất hạnh cho đa số, bất lạc cho đa số, bất lợi cho đa số, đưa đến bất hạnh, đau khổ cho chư Thiên và loài Người, và đại vọng ngữ khi đọc những Kinh không đúng chánh pháp. Như trong Tăng Chi Bộ, Chương Một Pháp có ghi chép:
Phẩm Phi Pháp (2)
33-42 Phi Pháp
33. - Những Tỷ-kheo nào, này các Tỷ-kheo, nêu rõ phi pháp là pháp, sở hành của những vị ấy, này các Tỷ-kheo, đem lại bất hạnh cho đa số, bất lạc cho đa số, bất lợi cho đa số, đưa đến bất hạnh, đau khổ cho chư Thiên và loài Người. Và hơn nữa, này các Tỷ-kheo, những Tỷ-kheo ấy tạo điều vô phước, và khiến cho diệu pháp biến mất.
34. Những Tỷ-kheo nào, này các Tỷ-kheo, nêu rõ pháp là phi pháp, sở hành của những vị ấy, này các Tỷ-kheo, đem lại bất hạnh cho đa số, bất lạc cho đa số, bất lợi cho đa số, đưa đến bất hạnh, đau khổ cho chư Thiên và loài Người. Và hơn nữa, này các Tỷ-kheo, những Tỷ-kheo ấy tạo điều vô phước, và khiến cho diệu pháp biến mất.
35-42. Những Tỷ-kheo nào, này các Tỷ-kheo, nêu rõ phi luật là luật,... nêu rõ luật là phi luật,... Như Lai không nói lên, tuyên bố là Như Lai có nói lên, không tuyên bố là Như Lai không nói lên, ... Như Lai có nói lên, tuyên bố là Như Lai không nói lên, không tuyên bố là Như Lai có nói lên, ... Như Lai không thực hành, tuyên bố là Như Lai có thực hành,... Như Lai thực hành, tuyên bố là Như Lai không thực hành,... Như Lai không chế đặt, tuyên bố là Như Lai có chế đặt... Như Lai có chế đặt, tuyên bố là Như Lai không chế đặt... Sở hành của những vị ấy, này các Tỷ-kheo, đem lại bất hạnh cho đa số, bất lạc cho đa số, bất lợi cho đa số, đưa đến bất hạnh đau khổ cho chư Thiên và loài Người. Và hơn nữa, này các Tỷ-kheo, những Tỷ-kheo ấy tạo điều vô phước, và khiến cho diệu pháp biến mất.
Nhưng vì Phật Giáo Đại Thừa là Giáo Pháp Chân Chính do chính Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật tuyên thuyết, nên đã biết bao nhiêu người nhận được biết bao nhiêu sự lợi lạc linh ứng không thể nghĩ bàn, được Chư Thiên Long Bát Bộ giữ gìn, cho nên những ai tu theo Phật Giáo Đại Thừa là đi theo con đường chân chính của Đức Phật và tạo phước đức đem lại hạnh phúc cho đa số, an lạc cho đa số, lợi ích cho đa số, đem lại hạnh phúc an lạc cho chư Thiên và loài Người. Như trong Kinh Tăng Chi Bộ, Chương Một Pháp cũng ghi chép:
1-10 Phi Pháp
1. - Những Tỷ-kheo nào, này các Tỷ-kheo, nêu rõ phi pháp là phi pháp, các Tỷ-kheo ấy, này các Tỷ-kheo, sở hành như vậy, đem lại hạnh phúc cho đa số, an lạc cho đa số, lợi ích cho đa số, đem lại hạnh phúc an lạc cho chư Thiên và loài Người. Và hơn nữa, này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo ấy tạo phước đức và an trú diệu pháp này.
2. - Những Tỷ-kheo nào, này các Tỷ-kheo, nêu rõ nêu rõ pháp là pháp, các Tỷ-kheo ấy, này các Tỷ-kheo, sở hành như vậy, đem lại hạnh phúc cho đa số, an lạc cho đa số, lợi ích cho đa số, đem lại hạnh phúc an lạc cho chư Thiên và loài Người. Và hơn nữa, này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo ấy tạo phước đức và an trú diệu pháp này.
3-10. Những Tỷ-kheo nào, này các Tỷ-kheo, nêu rõ phi luật là phi luật... luật là luật... Như Lai không nói lên, tuyên bố là Như Lai không nói lên, ... Như Lai có nói lên, tuyên bố là Như Lai có nói lên, ... Như Lai không thực hành, tuyên bố là Như Lai không thực hành, ... Như Lai có thực hành, tuyên bố là Như Lai có thực hành, ... Như Lai không chế đặt, tuyên bố là Như Lai không chế đặt, ... Như Lai có chế đặt, tuyên bố là Như Lai có chế đặt...Các vị Tỷ-kheo ấy, này các Tỷ-kheo, sở hành như vậy, đem lại hạnh phúc cho đa số, an lạc cho đa số, lợi ích cho đa số, đem lại hạnh phúc, an lạc cho chư Thiên và loài Người. Và hơn nữa, này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo ấy tạo phước đức và an trú diệu pháp này.
Nghi vấn tiếp theo "Phải chăng có phải là ác ma thiên thị hiện những điều linh ứng đó để phá hoại?"
Trả lời: Hoàn toàn sai lầm, cảnh giới của Phật Giáo Đại Thừa là nói về những điều Chư Phật Bồ Tát, Hiền Thánh với đầy đủ tâm Từ, Bi, Hỷ, Xả và Bồ Đề Tâm lợi ích cho tất cả mọi loài chúng sanh, là theo truyền thống của Chư Phật Chánh Đẳng Giác. Khác hẳn với cảnh giới của Ác Ma Thiên vốn Tham Lam, Ích Kỷ, Dục Lạc và không muốn đem lại lợi ích cho chúng sinh, như khi xưa Ác Ma Thiên đã cản trở không cho Phật Thành Đạo, và khi Phật Thành Đạo rồi lại thỉnh mau vào Niết Bàn. Hơn nữa Ác Ma Thiên không thể thị hiện những điềm linh ứng đó được, vì Ác Ma Thiên chỉ ở tầng trời Dục Giới, nhưng còn rất nhiều Chư Thiên Hộ Pháp cao hơn Ác Ma Thiên ở tầng trời Sắc Giới như Phạm Thiên Sahampati... đã khuyến thỉnh Phật vì lợi ích cho chúng sanh mà thuyết pháp. Những Phạm Thiên Hộ Pháp ở tầng trời Sắc Giới có tuổi thọ dài lâu và sức mạnh hơn hẳn Ác Ma Thiên, các vị ấy đã từ bỏ tham dục và đang thọ hưởng hạnh phúc của thiền-na và đã vượt khỏi cảnh giới thống trị Dục Giới của Ác Ma Thiên. Lại có Tịnh Cư Thiên, cảnh giới hoàn toàn tinh khiết. Đây là cảnh giới tuyệt đối riêng biệt của các vị Bất lai (A-na-hàm, Anāgāmi) cũng hộ trì Phật Pháp nên một mình Ác Ma Thiên làm sao mà có đủ quyền năng thể thị hiện những điều trái nhân quả và trái chánh pháp được?
Hơn nữa nếu Ác Ma Thiên thật sự đủ quyền năng diệt Phật Pháp, thì đã biến hóa cho các Kinh Sách ngoại đạo thần thông hơn Kinh Phật để chúng sanh tin theo mà mất hết huệ nhãn rồi, cớ chi Ác Ma lại tạo thêm Phật Giáo mới (lại bao gồm giáo lý Phật Giáo Cũ) và hiện linh ứng làm gì để chúng sanh tin theo Phật Pháp để gieo duyên lành giải thoát khỏi cảnh giới của Ác Ma? Với lại nếu Ác Ma Thiên đủ quyền năng như vậy thì có thể làm cho các Kinh Sách Phật Giáo biến mất hết từ lâu xưa rồi. Và Ác Ma đã có thể biến hóa những người làm nhiều việc ác khi chết để lại được những tướng lành và xá lợi hay làm việc ác mà được quả báo tốt đẹp rồi rồi. Nhưng Ác Ma Thiên hoàn toàn không đủ khả năng để biến hóa những điều trái nhân quả và trái ngược chánh pháp được, vì còn có
Chân Lý Nhân Quả và Chư Thiên Hộ Pháp Cao Hơn nữa. Trong sử Cao Tăng Truyện đã được chứng kiến bởi những người thời đó, và chuyện viết về vua quan thì không thể giỡn chơi được, khi Phật Giáo mới truyền đến Trung Quốc được ghi chép lại như sau:
SA MÔN NHIẾP MA ÐẰNG, TRÚC PHÁP LAN đến LẠC DƯƠNG
Các ông Thái Âm... đến nước Nguyệt Chi, một lãnh thổ gần Thiên Trúc, gặp hai Phạm tăng là Ma Ðằng và Pháp Lan muốn dâng kinh tượng đến nước Trung Hoa, bèn cùng trở về phương Ðông. Niên hiệu Vĩnh Bình năm thứ mười (67 TL) đến Lạc Dương. Ma Ðằng vào triều hiến kinh tượng. Vua rất vui truyền đến ở Hồng Lô Tự, Pháp Lan đi đến sau.
Niên hiệu Vĩnh Bình năm thứ mười bốn (Kỷ Tỵ) vua xuống chiếu ở ngoài cửa Tây Ung lập riêng một chùa, mời hai ngài đến ở. Vì Bạch Mã chở kinh đến nên đặt tên chùa là Bạch Mã. Vua đến chùa hỏi Ma Ðằng:
- Sau khi Phật ra đời vì sao không giáo hóa đến đây?
Ma Ðằng đáp:
- Nước Ca tỳ la vệ ở Ấn Ðộ, ba đời chư Phật trong tam thiên đại thiên thế giới, trăm ức nhật nguyệt đều ở đây xuất hiện. Thiên thần rồng quỷ có nguyện lực đều sanh ở đó nhận sự giáo hóa, ngộ đạo. Chỗ khác Phật tuy không đến, nhưng ánh sáng chiếu khắp mọi nơi. Một ngàn năm trăm năm đều có thánh nhân truyền lời dạy của Phật đến để giáo hóa.
Vua rất vui. Hai ngài hỏi tiếp:
- Phía Ðông chùa có quán gì?
Vua đáp:
- Xưa có đống đất tự nhiên nổi lên, dẹp đi lại nổi, đêm có ánh sáng lạ, dân gọi là mộ Thánh. Do đó thờ, nghi là thần Lạc Dương.
Ma Ðằng nói:
- Theo Kim Tạng ở Thiên Trúc ghi. Vua A Dục chôn Xá lợi Phật khắp thiên hạ tới 84,000 chỗ. Nay ở Trung Hoa có mười chín chỗ, đây là một.
Vua thất kinh liền đến lễ bái. Chợt có một vầng ánh sáng tròn hiện trên mộ, ba thân hiện trong ánh sáng. Thị vệ hô “Vạn tuế!”. Vua mừng nói:
- Nếu không gặp hai đại sĩ, đâu biết được Di hựu của Thượng Thánh.
Rồi xuống chiếu xây tháp lên trên theo cách thức của hai ngài. Tháp hoàn thành có chín tầng, cao hai trăm thước. Năm sau ánh sáng lại hiện, có cánh tay sắc vàng lộ trên đỉnh tháp ca thước như trong lưu ly thấy hương trời. Vua lại đến chiêm bái. Ánh sáng theo bước chân xoay vòng, từ ngọ đến giờ thân (3 giờ chiều) mới diệt.
Vua đối với Phật pháp rất kính tín. Niên hiệu Vĩnh Bình năm thứ mười bốn (71 TL), đạo sĩ Ngũ Nhạc là Trữ Thiện Tín, Phí Thúc Tài... đố kỵ, bài xích nói:
- Phật pháp hư ngụy.
Ma Ðằng, Pháp Lan tâu vua:
- Pháp xuất thế của Phật, nước lửa chẳng thể hoại. Xin vua cho cùng đạo sĩ thí nghiệm.
Vua sắc Thiện Tín... đem hết kỳ kinh, bí quyết sẵn có cùng sa môn đem kinh Phạn vào ngày rằmg tháng Giêng, lập đàn đốt để nghiệm. Các kinh của đạo sĩ đều bị đốt sạch, chỉ có kinh tượng Phật vẫn còn nguyên. Bọn Thiện Tín xấu hổ chết. Bao nhiêu đạo sĩ đều đê đầu khâm phục. Ngài Pháp Lan ở trong đại chúng xướng kệ:
Chồn chẳng phải sư tử
Ðèn chẳng phải sáng trời trăng
Ao không có sức chứa của sông biển
Gò chẳng tươi tốt như núi rừng
Mưa pháp rưới thế giới
Giống lành được nứt mầm
Hiển thông pháp hy hữu
Nơi nơi giáo hóa quần sanh.
(Hổ phi sư tử loại
Ðăng phi nhật nguyệt minh
Trì phi giang hải nạp
Khưu vô sơn nham vinh
Pháp vân thùy thế giới
Thiện chủng đắc khai manh
Hiển thông hi hữu pháp
Xứ xứ hóa quần sanh).
Vua càng thêm kinh dị. Hai tăng học chữ Tàu, sau dịch kinh Tứ Thập Nhị Chương, Thập Ðịa Ðoạn Kết, Phật Bổn Sanh, Pháp hải Tạng, Phật Bổn Hạnh ... năm kinh.
Niên hiệu Vĩnh Bình năm thứ mười sáu (73 TL) Nhiếp Ma Ðằng nhập diệt. Trúc Pháp Lan tự dịch năm bộ kinh mười ba quyển.
Nghi Vấn Tiếp Theo: Đức Phật A Di Đà và cõi Tây Phương Cực Lạc nói trong Kinh Điển Đại Thừa không có sự chứng minh trong lịch sử khoa học làm sao mà tin đây?
Trả Lời: Vậy tại sao lại đi tin những điều được nói trong Kinh Điển Tiểu Thừa như cõi trời Dục Giới, Sắc Giới, Vô Sắc Giới... Chư Thiên, Đế Thích, Phạm Thiên Sahampati.... (những điều mà phàm phu không thấy) chúng cũng không có sự chứng minh trong lịch sử khoa học đó? Hơn nữa những người được vãng sanh lưu lại xá lợi vật chứng và nhận được sự mầu nhiệm từ Phật Giáo Đại Thừa từ ngàn xưa cho tới tận hôm nay bây giờ đã khuyến hóa biết bao nhiêu người trở về với Chánh Pháp Đại Thừa chân thật của Phật.
THẾ GIỚI TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC LÀ CHÂN THẬT
Kinh A Di Đà Đức Phật dạy rằng: "Xá-Lợi-Phất! Chẳng có thể dùng chút ít thiện căn phước đức nhơn duyên mà được sanh về cõi đó."
Hòa Thượng Thích Thiền Tâm khai thị rằng;
Người muốn học Phật không nên đem trí phàm phu mà suy lường cảnh thánh. Đừng nói đâu xa, ngay ở Việt Nam ta, khi cụ Phan Thanh Giản đi sứ sang Pháp trở về thuật lại, nói bên ấy đèn không đốt mà cháy, xe thuyền không ngựa kéo người bơi mà tự chạy. Cụ có vịnh hai câu thi:
Bá ban xảo kế tề thiên địa.
Duy hữu tử sanh tạo hóa quyền!
Hai câu này ngụ ý khen người Pháp trăm việc hay khéo sánh bằng trời đất, duy có sự sống chết là còn thuộc quyền tạo hóa định đoạt mà thôi! Vua Tự Đức và triều thần nghe nói thế đều không tin. Đến như ông Nguyễn Tri Phương là chỗ bạn thân, cũng mĩm cười cho là cụ Phan đi xa về nói khoác. Thử hỏi: - Vua Tự Đức cùng triều thần đều tự nhận mình là người học thức, cho sự việc đó tai không nghe, mắt không thấy, vượt quá sức tưởng tượng, nên không tin. Nhưng các điều ấy quả thật không có chăng? Lấy một việc nhỏ này suy ra, ta thấy nếu đem những định kiến theo tai nghe mắt thấy và sự tưởng nghĩ phàm thường mà đo lường cảnh thánh đều thành sai lạc.
Hơn nữa, nếu không có Phật A Di Đà tiếp dẫn, tại sao nhiều người niệm Phật khi sắp chết biết trước ngày giờ, thấy các cảnh tướng Tây Phương, cùng Phật, Bồ Tát hiện thân đón rước? Nếu cõi Cực Lạc là hư huyền, tại sao có những vị tu Tịnh Độ trong lúc hiện tiền bỗng được tâm khai thấy rõ ràng cảnh Tây Phương trang nghiêm y như lời Phật nói? Đệ tử của Phật hay người muốn học Phật mà không lấy lời Phật dạy trong kinh làm mực thước, thử hỏi còn lấy chi để làm chỗ tựa nương? Cho nên do theo cách suy lường dựa theo lời Phật nói và SỰ HIỆN CHỨNG CỦA NHỮNG NGƯỜI TU, ta phải tin rằng những sự trang nghiêm ở Cực Lạc đều có thật.
Còn nhiều điều mà cái trí tuệ của chúng ta chưa biết hết được, nên 123456789 xin nhắc lại những bạn phỉ báng Phật Giáo Đại Thừa, cái tội lỗi đi chia rẽ toàn thể Phật Giáo là rất nhiều, có thể nói gần giống na ná như là Phá Hòa Hợp Tăng vậy, mà cái tội Phá Hòa Hợp Tăng là phải đọa địa ngục trọn kiếp. Như trong Kinh Tiểu Bộ, Kinh Phật Thuyết Như Vậy (Như Thị Ngữ), Chương Một, Phẩm 2 ghi chép như sau:
(XVIII) (Ek II, 8) (It. 10)
Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe:
Này các Tỷ-kheo, có một pháp khởi lên ở đời, khi khởi lên đem lại bất hạnh cho nhiều người, đem lại bất lợi cho nhiều người, đem lại không lợi ích cho nhiều người, đem lại bất hạnh, đau khổ cho chư Thiên và loài Người.
Thế nào là một pháp? Phá hòa hợp Tăng. Này các Tỷ-kheo, khi chúng Tăng bị phá hoại, thì có những tranh luận với nhau, có những mắng nhiếc lẫn nhau, có những ngăn cách lẫn nhau, có những từ bỏ lẫn nhau. Ở tại đấy, những người không hòa hợp, không đi đến hòa hợp và những người có hòa hợp, sự nhất trí đi đến nơi khác.
Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến.
Bị rơi vào đọa xứ,
Bị rơi vào địa ngục,
Trú đến trọn cả kiếp,
Người phá hòa hợp Tăng.
Ưa thích phá hòa hợp,
An trú trên phi pháp,
Rơi rớt, vượt ra khỏi.
An ổn khỏi khổ ách;
Kẻ phá sự hòa hợp,
Của Tăng chúng hòa hợp,
Bị nung nấu trọn kiếp,
Trong cảnh giới địa ngục.
Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe.
Lời Sau Cùng: Trong Tam Tạng Kinh Luật Luận Pali của Phật Giáo Tiểu Thừa hoàn toàn không có một lời của Đức Phật hay Hiền Thánh A La Hán nào phỉ báng Đại Thừa, chính những người đời sau này đã tự bịa ra theo tri kiến cá nhân và phỉ báng nói Đại Thừa nói không phải là Phật Pháp. Vì vậy nên một khi đã quyết định theo Phật Giáo và trở thành Phật Tử thì hãy quyết lòng nghe theo Phật, không nghe theo người. Trên đường tu hành, gặp bất cứ một người nào, dù chức phận, địa vị, danh tiếng cao tới đâu, những điều họ nói ra không có trong Kinh Phật, quyết không được nghe theo. Những lý luận hay ho, những triết lý cao siêu, những sự thuyết giảng bóng bẩy... nhưng chỉ dựa theo tri kiến cá nhân, không y cứ vào kinh điển, không nên tham đắm chấp vào.
Thời mạt pháp, thế gian nhiễu loạn, thường phát sinh những sự cám dỗ khá lòe loẹt... nhất là những tà kiến sai lầm có sức thu hút rất lớn, khiến mọi người dễ tin theo. Vì vậy phải hết sức cẩn thận, không nên hiếu kỳ nhiều. Đức Phật dạy trong Kinh Điển như thế nào thì ta cứ đặt trọn vẹn tất cả niềm tin y theo đó mà thực hành không nghi ngờ thì chắc chắn sẽ được lợi ích lớn chân thật.
Tà kiến sai lầm hiện nay đầy dẫy rất nhiều, phải chủ tâm luôn đề phòng cảnh giác, nếu không thì chúng ta sẽ rất dễ vướng vào cái bẫy vòng tay của ma vương, lúc đó ân hận không còn kịp nữa.
Hãy luôn ghi khắc trong tâm nhớ hai câu này, thì may ra có thể tránh khỏi được những tà thuyết hiện nay.
"Y Pháp Bất Y Nhân" (Y Theo Pháp, Không Y Theo Người)
"Ly Kinh Nhất Tự, Tức Đồng Ma Thuyết" (Lìa Kinh Một Chữ, Tức Là Ma Nói)
Ngài Thích Thiền Tâm, Thánh Tăng cận đại cũng từng nói "Pháp Đại Thừa, đã là đại pháp tất nói nhiều cảnh giới siêu việt khác thường, nên có những điều mà trí huệ phàm phu không thể suy lường nổi. Khi xưa trên hội Linh Sơn, đức Thế Tôn nói Kinh Pháp Hoa, có năm ngàn bậc Đại Đức Thanh Văn, đã chứng từ sơ quả Tu Đà Hoàn đến đệ tứ quả A La Hán, không tin tưởng lui ra khỏi Pháp tịch. Đối với cảnh chính đức Phật còn tại thế thân nói pháp, với các vị Thanh Văn thánh giả trí huệ đã siêu thường, mà còn có sự không tin, thì ta thấy pháp Đại Thừa chẳng phải dễ tin hiểu. Cho nên trong kinh Đại Thừa, có nhiều chỗ đức Phật bảo đừng nói cho kẻ nhiều kiến chấp, thiếu lòng tin nghe, vì e họ sinh lòng khinh báng mà mang tội. Đến khi Đại Thừa pháp được lan truyền rộng, các vị cổ đức khuyên người học Phật khi nghiên cứu về loại kinh này, chỗ nào dùng trí huệ hiểu được cố nhiên là tốt, chỗ nào suy gẫm không thấu triệt vẫn đặt trọn vẹn niềm tin nơi lời của đức Thế Tôn. Như thế mới tránh khỏi tội lỗi khinh báng đại pháp, và không mất phần lợi ích."
Và sau đây mình xin trích lại lý do tại sao phải Kính Tin Kinh Điển Đại Thừa:
Thứ nhất, từ xưa đến này những ai trì tụng Kinh Diệu Pháp Liên Hoa được rất nhiều sự linh ứng, bản thân mình cũng đã cảm nhận được sự nhiệm màu này. Bạn có thể thỉnh một quyển Kinh Diệu Pháp Liên Hoa về xem phần trì tụng linh ứng có ghi chép lại mỗi thời điểm và mỗi nơi khác nhau. Bạn có lẽ nghi ngờ sự xác thật của những việc đó. Tuy nhiên khi những truyện linh ứng về Kinh Diệu Pháp Liên Hoa có sự chứng kiến bởi rất nhiều người vào thời điểm đó, nên mới ghi chép xuống và được sự xem xét và chứng nhận bởi những người vào thời điểm đó. Nếu như là không thật là lừa đảo, thì Đạo Phật đã không tồn tại hơn ngàn năm nay tại Trung Quốc rồi, vậy thì làm sao lòng tin và lòng sùng mộ Đạo Phật của những người Trung Quốc thời đó làm sao mà tồn tại được, nếu như là bịp bợm thì những người vào thời điểm đó đã biết từ lâu và ngăn chặn lại rồi.
Thứ hai, trước khi Kinh Diệu Pháp Liên Hoa được truyền vào Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc... thì Kinh Diệu Pháp Liên Hoa đã tồn tại ở Ấn Độ và được các Chư Tăng bên Ấn Độ trì tụng rồi. Và bạn nên nhớ rằng thời đó chính là thời CHÁNH PHÁP, chứ chưa phải Tượng Pháp và Mạt Pháp nhé.
Thứ ba, thuở xưa có nhiều bậc hiền thánh chứng đạo rất nhiều, nếu thánh điển Đại Thừa nếu không phải là Phật thuyết tức là hậu hoạn cho Phật Pháp, thì đã bị các bậc hiền thánh khắp nơi hộ trì Phật Pháp, chư Thiên hộ pháp, và Bồ Tát Di Lặc trên cung Trời Đâu Suất (Đại Thừa và Tiểu Thừa điều chấp nhận Bồ Tát Di Lặc là chân thật) ngăn chặn lại từ lâu rồi, làm gì mà còn tồn tại được cho tới bây giờ.
Thứ tư, khi bắt đầu kinh văn tôi nghe như vầy... gồm có Chư Bồ Tát tên... Chư Hiền Thánh Thanh Văn tên... Chư Thiên Long Bát Bộ tên... vậy thì bạn hãy thử nghĩ xem, nếu như không phải là Phật Pháp chân chính thì khi đọc tụng lên, thì chuyện gì sẽ xãy ra chắc bạn đã hiểu rõ.
Thứ năm, Chư Tăng Hiền Thánh vào thời kỳ Chánh Pháp thuở xưa là những bậc phạm hạnh uy nghiêm, những bậc nắm giữ giáo pháp chân chính của Phật, đệ tử chân chánh của Phật đã vì sứ mạng truyền bá Phật Pháp khắp thế gian cho tất cả chúng sanh được lợi lạc, vậy thì nếu chúng ta không đặt niềm tin vào Kinh Điển Phật Pháp và Chư Tăng Hiền Thánh đệ tử Phật vậy chúng ta phải đặt niềm tin vào ai bây giờ nữa đây?
Thứ sáu, đức Như Lai Thế Tôn là bậc nhất thiết trí đầy đủ tất cả trí tuệ, nếu thánh điển Đại Thừa không phải Phật nói thì Đức Phật đã tiên đoán từ thuở trước rồi, chứ làm sao mà để xãy ra hậu hoạn trong giáo lý Phật Pháp được.
Thứ bảy, thời này là mạt pháp, ma quỷ có thể biến hình và trà trộn, vào các thành phần tri thức... nói cái này cái kia làm cho chúng ta nghi ngờ giáo pháp của Phật, rồi dần dần không chịu tu nữa, riết rồi bị lạc vào tà kiến chủ nghĩa duy vật hồi nào không hay. Vì vậy nên hãy cẩn trọng.
Nam Mô A Di Đà Phật