- Tham gia
- 14/6/09
- Bài viết
- 491
- Điểm tương tác
- 76
- Điểm
- 28
Xin chào tất cả các đạo hữu,
Trong thời gian mấy năm gần đây, có những kẻ muốn phá hoại phật giáo, nên tuyên nói Đại Thừa không phải Phật Thuyết. Nên hôm nay tôi xin trích một số luận giải khác nhau và lập bài luận nhỏ này để xác nhận rằng Đại Thừa Là Chân Thật Phật Thuyết.
Cầu mong sẽ có nhiều vị sẽ bảo hộ Phật Giáo Đại Thừa, khiến cho chánh pháp mãi mãi trụ tại thế gian. Như Trong Kinh Phật Thuyết Như Vậy (kinh số 98), Đức Phật dạy: "Có hai loại bố thí: Bố thí tài vật và bố thí Pháp. Trong đó, bố thí Pháp là bố thí tối thượng. Có hai sự phân phát: Phân phát tài vật và phân phát Pháp. Trong đó, phân phát Pháp là phân phát tối thượng. Có hai loại giúp đỡ: giúp đỡ bằng tài vật và giúp đỡ bằng Pháp. Trong đó, giúp đỡ bằng Pháp là giúp đỡ tối thượng."
Trong Tăng Chi Bộ, Chương Một Pháp: "Có hai loại bố thí: Bố thí tài vật và bố thí Pháp. Trong đó, bố thí Pháp là tối thắng."
Mong các bạn sau khi xem xong, hãy tư duy suy nghĩ ắt sẽ hiểu rõ rằng, và chấm dứt mọi nghi ngờ!
1. LỊCH SỬ KÊT TẬP KINH ĐIỂN ĐẠI THỪA
Tôi thấy gần đây có nhiều nguồn thông tin đăng rằng, là Phật Giáo Đại Thừa có sau này, nhưng thật ra Phật Giáo Đại Thừa có cùng thời với Phật Giáo Tiểu Thừa, nên Phật Giáo Đại Thừa cũng là Phật Giáo Nguyên Thủy!
Nói về vấn đề này trước hết phải nói rằng, những gì đã xãy ra vào quá khứ, thì người thời đại bây giờ không thể nào biết một cách chính xác được. Từ trước tới giờ đa phần chỉ thấy toàn là trích dẫn những bài của các luận sư Tiểu Thừa nói về lịch sử của kết tập kinh điển của Phật Giáo Tiểu Thừa, nên nay tôi xin trích một số bài của các luận sư nói về lịch sử kết tập của Phật Giáo Đại Thừa, để mọi người cùng tham khảo xem.
1. Tam Luận Huyền Nghĩa nói:
“Như lai nhập diệt ngày rằm tháng 2, chư thánh đệ tử ngày rằm tháng 4 ở trong núi Kỳ xà quật của thành Vương xá, kiết tập 3 tạng. Ngay lúc bấy giờ đã có tên của 2 bộ. Một là Thượng Tọa Bộ, do ngài Đại ca diếp làm thượng tọa. Ngài này hơn ngài Trần Như 1 hạ, lại được Phật đem chánh pháp phó thác, nên gọi là Thượng tọa bộ. Ngài Đại Ca Diếp lãnh đạo chỉ có 500 vị, luận Trí độ nói 1.000 vị.
Hai là Đại Chúng Bộ, là đại chúng ở ngoài cương giới kiết ma, có cả 10.000 vị, do A La Hán Ba Sư Ba (Vaspa) làm chủ tọa. Tên ngài này có nghĩa là Rơi nước mắt, vì ngài thương chúng sinh đau khổ mà rơi nước mắt luôn. Ngài là 1 trong 5 vị tỷ kheo đầu tiên được đức Phật nói Kinh Chuyển Pháp Luân tại vườn nai, tuổi cao hơn cả ngài Đại Ca diếp, giáo thọ cho đại chúng ở ngoài cương giới kiết ma. Do vậy mà có 2 chúng. Chúng của ngài Đại ca diếp có 500 La hán, vào trước trong cương giới kiết ma để kiết tập 3 tạng. Sau đó nhiều vị cũng đến để kiết tập 3 tạng, nhưng ngài Đại ca diếp không cho ai vào cả.
Vì 2 lý do:
1, 500 vị toàn là người thông minh,
2, đã cử hành kiết ma rồi...
Thế rồi 116 năm sau, có người con của một thuyền trưởng tên là Đại thiên, oai nghiêm, thông minh, gia nhập Phật pháp, làm 2 việc. Một, đem các kinh đại thừa xếp vào trong 3 tạng mà giảng giải. Khi một số chư vị A La Hán kiết tập pháp tạng đã lựa bỏ các kinh ấy. Đại chúng bộ thì dùng các kinh đại thừa, còn Thượng tọa bộ thì không dùng. Do vậy mà nổi lên tranh biện”
2. Theo những gì do hai ngài là Chơn Đế và Huyền Trang truyền lại:
Thì lúc diễn ra cuộc kết tập lần thứ nhất tại thành Vương Xá, đặc biệt có Đại Chúng tập kết ở Quật ngoại (10.000 vị, do A La hán Vaspa làm chủ tọa), trong đó có cả Kinh Điển Đại Thừa.
Như vậy nghĩa là Kinh Điển Tiểu Thừa được kết tập cùng thời với Kinh Điển Đại Thừa, đó là chưa kể bên trong ngài A Nan cũng có kết tập Đại Thừa thừa nữa.
Cũng nhờ quyển Tây Vức Ký của ngài Huyền Trang nên hiện nay các nhà sử học mới dễ dàng nghiêng cứu các quốc gia thuở trước ở Ấn Độ.
3. Phân Biệt Công Đức Luận nói:
“Ba tạng là khế kinh, tỳ ni, a tì đàm... Còn Tạp tạng thì không phải 1 người nói, mà hoặc Phật nói, hoặc đệ tử Phật nói, hoặc chư thiên tán dương, hoặc nói đời trước trong 3 vô số kiếp của Bồ tát, văn nghĩa không phải nhất loại, và nhiều hơn cả 3 tạng, nên gọi là Tạp tạng. Lại nữa, khi Phật còn ở đời, A xà thế vương hỏi Ngài về việc làm của Bồ tát, Ngài dạy cho đủ cả... Các Kinh Phương Đẳng Đại Thừa toàn ở trong Bồ Tát Tạng. Tạng này, lúc Phật còn, Ngài đã mệnh danh là Đại Sĩ Tạng. Tôn giả A Nan tụng ra là 4 tạng hiện nay. Hợp với Bồ tát tạng nữa mà nói là 5 tạng... Chỉ có ngài Đại thiên là bậc đại sĩ, kỳ dư toàn là người tiểu căn. Do vậy mà đại thừa khó có ai đương nổi, phần nhiều xu hướng thanh văn.”
4.Luận Kim Cương Tiên nói:
“Xưa, sau khi Đức Như Lai diệt độ, gồm có ba thời kết tập Pháp tạng. Đầu tiên là tại Hang Nhân-đà-la, thuộc thành Vương-xá, năm trăm Tỳ-kheo kết tập Pháp tạng. Các Tỳ-kheo A-la-hán như Tôn giả Xá-lợi-phất v.v… đều tự nêu bày: Kinh ấy v.v… như vậy là Tôi nghe Đức Phật ở tại xứ ấy v.v… thuyết giảng.
Thời sau, vì quốc vương ác hoại diệt Phật pháp, từ đấy trở về sau, lại có bảy trăm Tỳ-kheo, kết tập Pháp tạng lần nữa, đều nói: Kinh nầy v.v… tôi từ ở bên Tỳ-kheo tên v.v… được nghe, không nói tôi từ Phật nghe.”
Thời đại mạt pháp này. Bọn tà ma nói pháp nghe rất có lý vì nó hợp logic, nhưng tất cả đều là sai lạc với chánh pháp, nếu tin theo ắt bị sa đọa ngay. Người xưa từng nói “Ly Kinh Nhất Tự, Tức Đồng Ma Thuyết” là vậy.
Trong quyển Thần Tăng Thiên Trúc có một đoạn như vầy nói về ngài Cưu Ma La Thập “Lần nọ, cư trú tại chùa Tân Tự ở nước Quy Từ, Ngài định mở kinh Phóng Quang Bát Nhã ra đọc tụng, thì ác ma đến quấy phá, khiến kinh văn đều biến thành tờ giấy trắng. Thấy mình bị ác ma quấy nhiễu, Ngài vẫn kiên quyết không chuyển tâm, cứ việc tụng đọc, nên cuối cùng ác ma phải thối lui, và kinh văn hiện ra trở lại.”
Như vậy đủ thấy thần lực của ma thật vô cùng kinh khủng, nên khả năng nhiều khi họ khiến những trang Kinh có từ thời xa xưa cùng thời với Tiểu Thừa và hóa thành mới có sau này, khiến cho các nhà học giả sau khi thu thập được nghiêng cứu và kết luận sai lầm nói Kinh Đại Thừa là mới có sau này là điều hoàn toàn có thể xãy ra!
Xin trích một đoạn trong Nhập Bồ Tát Hạnh của Bồ Tát Tịch Thiên:
Tính chân chánh của Đại thừa
(Thắng Luận) Song giáo lý Đại Thừa
Không do Phật thuyết giảng
Nên không đáng tin cậy.
(Trung Quán) Vậy vì lý do nào
Khiến Tiểu Thừa đáng tin?
(Thắng Luận) Vì tất cả hai phái
[Tiểu Thừa và Đại Thừa]
Đều xác nhận như vậy.
(Trung Quán) Vậy thì lúc trước đây
Các anh chưa chấp nhận
Không lẽ kinh điển ấy
Không phải lời Phật dạy?
43. (Thắng Luận) Chúng vẫn đáng tin cậy
Vì chúng được truyền thừa
Liên tục không gián đoạn.
(Trung Quán) Lý do các anh tin
Kinh điển của Tiểu Thừa
Chẳng khác chúng tôi tin
Kinh điển của Đại Thừa;
Chúng cũng được các Tổ
Nối tiếp nhau truyền thừa
Không bao giờ gián đoạn;
Lại nữa theo các anh
Tất cả kinh điển nào
Được hai phái chấp nhận
Cũng đều là chân lý,
Vậy thì phải chấp nhận
Cả kinh điển Vệ Đà
Và kinh điển ngoại đạo.
44. (Thắng Luận) Kinh điển của Đại Thừa
Thường hay bị tranh cãi
Vì vậy không đáng tin.
(Trung Quán) Vậy kinh của các anh
Cũng nên từ bỏ luôn
Vì chúng bị ngoại đạo
Và nội phái tranh cãi.
Sự truyền thừa giáo lý của Đức Phật không gián đoạn của các bậc thánh tổ sư:
Ngoài ra Tổ Sư Bồ Đề Đạt Ma được truyền thừa Chánh Pháp Nhãn Tạng giáo lý từ thời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tới bây giờ ngài nói với Huệ Khả “Xưa Như Lai trao'Chánh pháp nhãn tạng' cho Bồ tát Ca Diếp, từ Ca Diếp chánh pháp được liên tục truyền đến ta. Ta nay trao lại cho ngươi; nhà ngươi khá nắm giữ, luôn với áo cà sa để làm vật tin. Mỗi thứ tiêu biểu cho một việc, ngươi nên khá biết.”
Ngài lại nói thêm "Ta có bộ kinh Lăng Già bốn cuốn, nay cũng giao luôn cho ngươi, đó là đường vào tâm giới, giúp chúng sanh mở được cửa kho tri kiến của Phật. Ta từ Nam Ấn sang đến phương Đông này, thấy Xích Huyện Thần Châu (tên Trung Quốc thời xưa) có đại thừa khí tượng, cho nên vượt qua nhiều nơi, vì pháp tìm người. Nhưng bao nhiêu cuộc gặp gỡ không làm ta mất lòng, bất đắc dĩ phải ừ hử vậy thôi. Nay được ngươi để truyền thọ y pháp, ý ta đã toại!"
Ngài Phật Đà Bạt Đà La (Buddhadhadra), Tàu dịch là Giác Hiền, người nước Ca Tỳ La Vệ (Kapilavastu), vốn là hậu duệ của dòng Thích Ca Cam Lộ Phạn Vương (thuộc dòng dõi của Đức Phật). Những bài kinh kệ mà đồng học phải học trong một tháng, đối với Ngài chỉ cần một ngày là học thuộc. Ngài đã đạt được bậc thánh A Na Hàm, và đã có thần thông bay lên cung trời đảnh lễ đức Di Lặc. Và những kinh do ngài dịch cũng là các Kinh Đại Thừa như kinh Quán Phật Tam Muội Hải (6 quyển), kinh Niết Bàn, Tu Hành Phương Tiện Luận, v.v... Tổng cộng có mười lăm bộ, một trăm mười bảy quyển. Tất cả đều tương hợp với yếu chỉ của kinh điển, và lời dịch cũng rất lưu loát rõ ràng. Và ngài cũng phiên dịch phần đầu của kinh Hoa Nghiêm tại chùa Đạo Tràng. Bản văn dịch rất lưu loát, đạt thấu yếu chỉ của kinh, nên được mọi người tán thán.
Nói tóm lại về quá trình truyền thừa Kinh Điển vô cùng phức tạp, nên không thể có một bằng chứng chuẩn xác dựa theo những gì các học giả hiện nay nói được. Nhất là thời mạt pháp này yêu ma quỷ quái tìm mọi cách để phá hoại Phật Giáo Đại Thừa che lấp tất cả sự thật, nhất là Phật Giáo Đại Thừa, vì giáo pháp Đại Thừa có thể lợi ích và cứu độ tất cả chúng sanh, nên tà ma muốn hủy diệt là chuyện đương nhiên.
2. KINH TIỂU THỪA KHÔNG CÓ MÂU THUẪN VỚI KINH ĐẠI THỪA
Đã không tìm hiểu thì thôi, nhưng nếu tìm hiểu thì phải tìm hiểu kỹ cho tới, đừng có nên lưng chừng, rồi lại nghi hoặc, làm cho tâm thần đau khổ mệt mỏi. Và nên nhớ rằng đức Phật tùy cơ nghi phương tiện nói pháp khác nhau.
1. Trong Kinh Tiểu Thừa nói rằng về việc cầu siêu không có kết quả được ví như lấy một tảng đá lớn ném xuống một hồ nước sâu và cầu nguyện tảng đá ấy hãy nổi lên, hay nhận chìm một ghè sữa đông (sappi) hay một ghè dầu vào trong một hồ nước sâu rồi đập bể ghè ấy, sữa đông hay dầu thời nổi lên trên, rồi cầu nguyện hãy chìm xuống, này sữa đông và dầu, như vậy thì làm sao mà cầu siêu có lợi ích như trong Kinh Đại Thừa nói?
- Đó chỉ là lời phương tiện Phật nói, đức Phật tùy theo căn tánh chúng sanh để thuyết pháp hóa độ cho họ,
Trong Tạng Nikaya Kinh Tiểu Bộ tập 2 truyện Ngạ Quỷ số 5 Chuyện Ngạ Quỷ Ngoại Bức Tường (Tirokuddapeta) nói “Nhà vua ra lệnh chuẩn bị lễ cúng dường hào phóng, và thông báo thời giờ lên đức Thế Tôn, Ngài liền đến Hoàng cung. Bầy ngạ quỷ cũng đến và suy nghĩ: 'Hôm nay chúng ta sẽ hưởng được món gì đó', rồi đứng bên ngoài các bức tường và hàng rào.
Sau đó đức Thế Tôn làm cho mỗi ngạ quỷ đều hiện hình trước nhà vua. Trong khi vua dâng nước rửa, vua hồi hướng công đức ấy cho chúng với những lời này: “Mong công đức này dành cho quyến thuộc ta”. Lập tức xuất hiện các ao sen đầy sen súng cho bọn ngạ quỷ. Chúng tắm rửa và uống nước ở đó, được giảm nhẹ nỗi thống khổ của chúng vì bất hạnh, lao nhọc và khát nước, nên da chúng trở nên vàng ánh.
Nhà vua dâng lễ cúng dường cháo gạo và các thức ăn đủ loại cứng mềm rồi hồi hướng công đứng lễ vật ấy cho chúng. Trong chốc lát liền xuất hiện cho chúng các thực phẩm khác, thậm chí cả thực phẩm thiên giới, khiến chúng hân hoan hưởng thọ.
Nhà vua lại cúng dường y phục và sàng tọa, tinh xá rồi hồi hướng công đức lễ vật ấy. Sau đó liền xuất hiện cho chung các thiên y, thiên cung, sàng tọa, khăn phủ và đồ trang sức. Ðức Thế Tôn quyết định làm cho tất cả hạnh phúc tuyệt vời này của họ được hiển lộ trước vua; khi nhìn thấy vậy, vua vô cùng hoan hỷ.”
Như vậy phương pháp HỒI HƯỚNG hoàn toàn là có kết quả và đúng với chánh pháp Phật Giáo.
2. Tế đàn cầu phước có đúng với Chánh Pháp Phật Giáo không?
- Trong Tăng Chi Bộ I, chương 4, phẩm bánh xe, phần Ujjaya nói “Này Bà La Môn, tại những tế đàn nào, trong ấy không có bò bị giết, không có dê cừu bị giết, không có gà heo bị giết, không có các loại sinh vật khác bị giết hại. Này Bà La Môn, Ta TÁN THÁN loại tế đàn không có sát sinh như vậy, tức là làm bố thí, tế đàn cầu hạnh phúc cho gia đình”
3. Kinh Tiểu Thừa dạy các Kalama mà phải suy xét đúng đắn rồi mới tin, vậy tại sao các Kinh Đại Thừa lại dạy phải có lòng tin tuyệt đối vào Kinh tuyệt đối không được nghi ngờ vậy?
- Vì Kinh Đại Thừa là chân lý chân thật tối cao nhất của Phật Giáo, được các bậc đại trí tuệ khen ngợi, nếu mang tâm nghi ngờ, ắt sẽ dễ đâm ra phỉ báng chánh pháp mà mang tội nghiệp, vì vậy nên cần phải cố gắng thực hành lòng tin tuyệt đối vào những lời dạy tối cao ấy của Phật. Đức Phật dạy các Kalama chỉ là phương tiện để cho các vị ấy khởi tâm tịnh tín đối với Đức Phật để quy y tam bảo, sau khi các vị ấy quy y đặt trọn niềm tin nơi tam bảo rồi, thì Đức Phật mới có thể thuyết những pháp cao hơn như Tứ Thánh Đế để các vị ấy đắc quả.
Ngay cả Kinh Tiểu Thừa dạy cũng phải có niềm tin thì mới được nhiều lợi lạc trong đạo pháp được.
Kinh Tăng Chi Bộ II, chương 5, phẩm Sumana nói "Này các Tỷ-kheo, có năm lợi ích này cho thiện nam tử có lòng tin. Thế nào là năm?
1. Các Thiện nhân, các Chân nhân, trước hết có lòng thương tưởng đến vị có lòng tin, không có như vậy đối với vị không có lòng tin;
2. Khi đến thăm, trước hết họ đến thăm vị có lòng tin, không có như vậy đối với vị không có lòng tin;
3. Khi chấp nhận, họ chấp nhận (các món ăn) trước hết từ những người có lòng tin, không từ những người không có lòng tin;
4. Họ thuyết pháp trước hết cho những người có lòng tin, không cho những người không có lòng tin;
5. Người có lòng tin, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên cõi lành, cõi Trời.
Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là năm lợi ích cho thiện nam tử có lòng tin. Ví như, này các Tỷ-kheo, trên khoảnh đất tốt, tại ngã tư đường, có cây bàng to lớn là chỗ nương tựa cho các loài chim chung quanh. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, thiện nam tử có lòng tin là chỗ nương tựa cho quần chúng, cho các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, cho nam cư sĩ và cho nữ cư sĩ.
Như cây bàng to lớn,
Với cành, lá, trái cây,
Với thân, rễ, đầy trái,
Làm chỗ trú loài chim.
Tại trú xứ thoải mái,
Các con chim làm tổ,
Cần bóng mát, hứng mát,
Cần trái cây, ăn trái.
Cũng vậy, vị trì giới,
Người có lòng tịnh tín,
Khiêm nhường và nhu thuận,
Hiền hòa, lời từ tốn,
Tánh tình thật dịu hiền,
Vị đoạn tham, đoạn sân,
Ðoạn si, không lậu hoặc,
Là ruộng phước ở đời.
Họ đến người như vậy,
Họ thuyết pháp, người ấy
Ðoạn trừ mọi khổ đau,
Vị ấy ở tại đây,
Hiểu biết Chánh pháp ấy,
Viên bản nhập Niết-bàn,
Hoàn toàn không lậu hoặc.
Trong Tương Ưng Bộ tập 1, chương 10, phần Alavaka cũng nói:
"Lòng tin đối người đời,
Là tài sản tối thượng.
Chánh pháp khéo hành trì,
Ðem lại chơn an lạc.
Chân lý giữa các vị,
Là vị ngọt tối thượng.
Phải sống với trí tuệ,
Ðược gọi sống tối thượng."
4. Trong Kinh Tiểu Thừa có nói đến quốc độ trang nghiêm như cõi Cực Lạc trong Kinh Điển Đại Thừa không?
- Hư Không Vô Biên, Thế Giới Vô Số
Trong Kinh Tiểu Thừa là thời pháp đầu tiên, tuy lúc đó đức Phật chưa nói Trực Tiếp nhưng có nói Gián Tiếp là có nhiều Đức Phật đang hiện hữu khắp mười phương như trong trong Kinh Tương Ưng, phẩm Tương Ưng Sự Thật như sau:
- Những bậc A-la-hán, Chánh đẳng Chánh giác nào trong thời quá khứ, này các Tỷ-kheo, thật sự là bậc Chánh Ðẳng Giác; tất cả những vị ấy đã như thật chánh đẳng chánh giác bốn Thánh đế.
- Những bậc A-la-hán, Chánh đẳng Chánh giác nào trong thời vị lai, này các Tỷ-kheo, thật sự là bậc Chánh Ðẳng Giác; tất cả những vị ấy sẽ chánh đẳng chánh giác bốn Thánh đế.
- Những bậc A-la-hán, Chánh đẳng Chánh giác nào trong thời hiện tại, này các Tỷ-kheo, thật sự là bậc Chánh Ðẳng Giác; tất cả những vị ấy hiện đang chánh đẳng chánh giác bốn Thánh đế. Thế nào là bốn?
1. Thánh đế về Khổ
2. Thánh đế về Khổ tập
3. Thánh đế về Khổ diệt
4. Thánh đế về Con Ðường đưa đến Khổ diệt
- Những bậc A-la-hán, Chánh đẳng Chánh giác nào trong thời quá khứ, này các Tỷ-kheo, thật sự là bậc Chánh Ðẳng Giác; tất cả những vị ấy đã như thật chánh đẳng chánh giác bốn Thánh đế.
- Những bậc A-la-hán, Chánh đẳng Chánh giác nào trong thời vị lai, này các Tỷ-kheo, thật sự là bậc Chánh Ðẳng Giác; tất cả những vị ấy sẽ chánh đẳng chánh giác bốn Thánh đế.
- Những bậc A-la-hán, Chánh đẳng Chánh giác nào trong thời hiện tại, này các Tỷ-kheo, thật sự là bậc Chánh Ðẳng Giác; tất cả những vị ấy hiện đang chánh đẳng chánh giác bốn Thánh đế.
Còn về quốc độ trang nghiêm, thì trong Trường Bộ Kinh, Kinh Đại Thiện Kiến Vương số 17 có nói về thuở xưa thành Kusinara nơi Đức Phật nhập Niết Bàn lúc trước tên là Kusavati:
"Này Ananda, kinh đô Kusàvati có bảy bức thành bao bọc, một loại bằng vàng, một loại bằng bạc, một loại bằng lưu ly, một loại bằng thủy tinh, một loại bằng san hô, một loại bằng xa cừ, một loại bằng mọi thứ báu.
Này Ananda, kinh đô Kusàvati có bốn loại cửa: một loại bằng vàng, một loại bằng bạc, một loại bằng lưu ly, một loại bằng thủy tinh. Tại mỗi cửa, có dựng bảy cột trụ, bề cao khoảng ba hay bốn lần thân người. Một cột trụ bằng vàng, một cột trụ bằng bạc, một cột trụ bằng lưu ly, một cột trụ bằng thủy tinh, một cột trụ bằng san hô, một cột trụ bằng xa cừ, một cột trụ bằng mọi thứ báu.
Này Ananda, kinh đô Kasàvati có bảy hàng cây tàla bao học, một hàng bằng vàng, một hàng bằng bạc, một hàng bằng lưu ly, một hàng bằng xa cừ, một hàng bằng san hô, một hàng bằng xa cừ, một hàng bằng mọi thứ báu. Cây tàla bằng vàng, có thân cây bằng vàng, có lá và trái cây bằng bạc. Cây tàla bằng bạc có thân cây bằng bạc, có lá và trái cây bằng vàng. Cây tàla bằng lưu ly, có thân cây bằng lưu ly, có lá và trái cây bằng thủy tinh. Cây tàla bằng thủy tinh, có thân cây bằng thủy tinh, có lá và trái cây bằng lưu ly. Cây tàla bằng san hô, có thân cây bằng san hô, có lá và trái cây bằng xa cừ. Cây tàla bằng xa cừ, có thân cây bằng xa cừ, có lá và trái cây bằng san hô. Cây tàla bằng mọi loại báu, có thân cây bằng mọi loại báu, có là và trái cây bằng mọi loại báu. Này Ananda, khi những cây tàla này được gió rung chuyển, một âm thanh vi diệu, khả ái, đẹp ý, mê lý khởi lên, cũng như năm loại nhạc khí, khi được một nhạc sĩ thiện xảo tấu nhạc, phát ra một âm thanh vi diệu, khả ái, đẹp ý, mê ly. Cũng vậy, Ananda, khi những hàng cây tàla này được gió rung chuyển, một âm thanh vi diệu, khả ái, đẹp ý, mê ly khởi lên."
5. Nếu một người phạm nhiều tội nặng, mà chỉ cần ăn chay, sám hối, niệm Phật, tụng Kinh, trì chú... theo Đại Thừa là có thể diệt được tội, sao mà dễ dàng quá vậy?
- Vì nghiệp chỉ là giả dối làm sao có thể so sánh với công đức chân thật vĩ đại của việc của sám hối, niệm Phật, tụng kinh, trì chú được.
Vã lại trong Kinh Tiểu Thừa, Tăng Chi Bộ I, chương 3, phẩm Hạt muối cũng có nói:
"- Ai nói như sau, này các Tỷ-kheo: "Người này làm nghiệp như thế nào, như thế nào, người ấy cảm thọ như vậy, như vậy". Nếu sự kiện là vậy, này các Tỷ-kheo, thời không có đời sống Phạm hạnh, không có cơ hội để nêu rõ đau khổ được chơn chánh đoạn diệt. Và này các Tỷ-kheo, ai nói như sau: "Người này làm nghiệp được cảm thọ như thế nào, như thế nào, người ấy cảm thọ quả dị thục như vậy, như vậy". Nếu sự kiện là vậy, này các Tỷ-kheo, thời có đời sống Phạm hạnh, có cơ hội để nêu rõ đau khổ được chơn chánh đoạn diệt.
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người làm nghiệp ác nhỏ mọn, và nghiệp ác ấy đưa người ấy vào địa ngục. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người làm nghiệp ác nhỏ mọn tương tợ, và nghiệp ác ấy đưa người ấy đến cảm thọ ngay trong hiện tại, cho đến chút ít cũng không thấy được (trong đời sau), nói gì là nhiều.
Hạng người như thế nào, này các Tỷ-kheo, có làm nghiệp ác nhỏ mọn, và nghiệp ác ấy đưa người ấy vào địa ngục?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người thân không tu tập, giới không tu tập, tâm không tu tập, tuệ không tu tập, hạn hẹp, tự ngã nhỏ nhen, sống chịu khổ ít oi. Người như vậy, này các Tỷ-kheo, làm nghiệp ác nhỏ mọn, và nghiệp ác ấy đưa người ấy vào địa ngục.
Hạng người như thế nào, này các Tỷ-kheo, có làm nghiệp ác nhỏ mọn tương tợ, và nghiệp ác ấy đưa người ấy đến cảm thọ ngay trong hiện tại, cho đến chút ít cũng không thấy được (trong đời sau), nói gì là nhiều?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người thân được tu tập, giới được tu tập, tâm được tu tập, tuệ được tu tập, không có hạn hẹp, tự ngã to lớn, sống đời vô lượng. Người như vậy, này các Tỷ-kheo, có làm nghiệp ác nhỏ mọn tương tợ, và nghiệp ác ấy đưa người ấy đến cảm thọ ngay trong hiện tại, cho đến chút ít cũng không thấy được (trong đời sau), nói gì là nhiều.
Ví như, này các Tỷ-kheo, có người bỏ một nắm muối vào trong một chén nước nhỏ. Các Thầy nghĩ như thế nào, này các Tỷ-kheo, nước trong chén ấy có vì nắm muối trở thành mặn và không uống được phải không?
- Thưa đúng vậy, bạch Thế Tôn. Vì cớ sao? Nước trong chén nhỏ này là ít, do nắm muối này, nước trở thành mặn, không uống được.
- Ví như, này các Tỷ-kheo, có người bỏ một nắm muối vào sông Hằng. Các Thầy nghĩ như thế nào, này các Tỷ-kheo, sông Hằng có vì nắm muối trở thành mặn và không uống được phải không?
- Thưa không, bạch Thế Tôn. Vì cớ sao? Lớn là cả khối nước sông Hằng. Khối nước ấy không vì nắm muối này, nước trở thành mặn và không uống được.
- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ở đây, có người làm nghiệp ác nhỏ mọn, và nghiệp ác ấy đưa người ấy vào địa ngục. Ở đây, này các Tỷ kheo, có người làm nghiệp ác nhỏ mọn tương tợ, và nghiệp ác ấy đưa người ấy đến cảm thọ ngay trong hiện tại, cho đến chút ít cũng không thấy được (trong đời sau), nói gì là nhiều.
Và trong Kinh Tiểu Bộ II Phẩm 5, Truyện Lâu Ðài Tiên Nhái (Mandukadevaputta-Vimàna), nhờ nghe Kinh mà thoát được thân thú được sanh làm Chư Thiên như sau:
Bấy giờ, đức Thế Tôn ở tại Campà (Chiêm-bà) trên bờ ao sen Gaggarà. Từ rạng đông, vừa xuất định Ðại bi, Ngài quán sát: 'Hôm nay về buổi chiều lúc Ta thuyết pháp, một con nhái nghe giọng Ta và mải mê theo dõi, liền bị một kẻ nào đó sát hại, sẽ phải chết. Nó sẽ được tái sanh lên thiên giới và sẽ trở lại trong khi hội chúng đang chăm chú nghe, do vậy sẽ có sự thông hiểu Giáo pháp rộng rãi'.
Khi mọi việc trong ngày xong xuôi, Ngài bắt đầu thuyết giảng cho tứ chúng đệ tử tại bờ ao. Lúc ấy một con nhái suy nghĩ: 'Ðây được gọi là pháp', nó liền ra khỏi ao và ngồi ở cuối đám thính chúng.
Một kẻ chăn bò thấy bậc Ðạo Sư thuyết giảng và hội chúng đang yên lặng lắng nghe, bèn đứng dựa vào cây gậy cong và đạp nhằm con nhái. Con nhái được tái sanh vào cõi trời Ba mươi ba trong một Lâu đài bằng vàng rộng mười hai do-tuần và được một đám tiên nữ hầu cận.
Khi suy nghĩ lại nghiệp nào đã khiến cho mình được tái sanh ở đó, vị Thiên tử thấy không có gì ngoài sự chăm chú nghe lời đức Thế Tôn.
Ngay lập tức chàng cùng Lâu đài ấy giáng trần, bước ra ngoài vừa thấy đức Thế Tôn, liền đến yết kiến và cung kính đảnh lễ Ngài. Ðức Thế Tôn muốn thị hiện oai nghi của Ngài bèn hỏi kệ:
1. Chàng Thiên tử sắc đẹp siêu phàm,
Tiên chúng vây quanh đủ lực thần,
Ðang chiếu khắp mười phương sáng chói,
Là ai, chàng đảnh lễ ta chăng?
Vị Thiên tử bèn ngâm kệ giải thích tiền thân của chàng:
2. Con là một nhái bén ngày xưa,
Loài vật sinh ra ở nước hồ,
Trong lúc con nghe Ngài thuyết pháp,
Bỗng con chết bởi chú chăn bò.
3. Ai muốn trong chốc lát tịnh tâm,
Hãy nhìn uy lực đủ thần thông,
Oai nghi, dung sắc, đoàn hầu cận,
Và ánh hào quang của chính con.
4. Những vị chuyên nghe pháp đã lâu,
Bạch Cồ-đàm Phật, đấng ly sầu,
Những người ấy đạt tâm không động,
Ði đến nơi không có khổ đau.
Sau đó đức Thế Tôn, nhìn thấy rõ các khả năng mà hội chúng ấy đã đạt được, bèn thuyết pháp đầy đủ chi tiết. Vào lúc Ngài kết thúc bài giảng, chàng Thiên tử nhái đã được an trú vào quả Dự Lưu. Sau khi cung kính đảnh lễ đức Thế Tôn, chàng trở về cõi trời.
Trong thời gian mấy năm gần đây, có những kẻ muốn phá hoại phật giáo, nên tuyên nói Đại Thừa không phải Phật Thuyết. Nên hôm nay tôi xin trích một số luận giải khác nhau và lập bài luận nhỏ này để xác nhận rằng Đại Thừa Là Chân Thật Phật Thuyết.
Cầu mong sẽ có nhiều vị sẽ bảo hộ Phật Giáo Đại Thừa, khiến cho chánh pháp mãi mãi trụ tại thế gian. Như Trong Kinh Phật Thuyết Như Vậy (kinh số 98), Đức Phật dạy: "Có hai loại bố thí: Bố thí tài vật và bố thí Pháp. Trong đó, bố thí Pháp là bố thí tối thượng. Có hai sự phân phát: Phân phát tài vật và phân phát Pháp. Trong đó, phân phát Pháp là phân phát tối thượng. Có hai loại giúp đỡ: giúp đỡ bằng tài vật và giúp đỡ bằng Pháp. Trong đó, giúp đỡ bằng Pháp là giúp đỡ tối thượng."
Trong Tăng Chi Bộ, Chương Một Pháp: "Có hai loại bố thí: Bố thí tài vật và bố thí Pháp. Trong đó, bố thí Pháp là tối thắng."
Mong các bạn sau khi xem xong, hãy tư duy suy nghĩ ắt sẽ hiểu rõ rằng, và chấm dứt mọi nghi ngờ!
1. LỊCH SỬ KÊT TẬP KINH ĐIỂN ĐẠI THỪA
Tôi thấy gần đây có nhiều nguồn thông tin đăng rằng, là Phật Giáo Đại Thừa có sau này, nhưng thật ra Phật Giáo Đại Thừa có cùng thời với Phật Giáo Tiểu Thừa, nên Phật Giáo Đại Thừa cũng là Phật Giáo Nguyên Thủy!
Nói về vấn đề này trước hết phải nói rằng, những gì đã xãy ra vào quá khứ, thì người thời đại bây giờ không thể nào biết một cách chính xác được. Từ trước tới giờ đa phần chỉ thấy toàn là trích dẫn những bài của các luận sư Tiểu Thừa nói về lịch sử của kết tập kinh điển của Phật Giáo Tiểu Thừa, nên nay tôi xin trích một số bài của các luận sư nói về lịch sử kết tập của Phật Giáo Đại Thừa, để mọi người cùng tham khảo xem.
1. Tam Luận Huyền Nghĩa nói:
“Như lai nhập diệt ngày rằm tháng 2, chư thánh đệ tử ngày rằm tháng 4 ở trong núi Kỳ xà quật của thành Vương xá, kiết tập 3 tạng. Ngay lúc bấy giờ đã có tên của 2 bộ. Một là Thượng Tọa Bộ, do ngài Đại ca diếp làm thượng tọa. Ngài này hơn ngài Trần Như 1 hạ, lại được Phật đem chánh pháp phó thác, nên gọi là Thượng tọa bộ. Ngài Đại Ca Diếp lãnh đạo chỉ có 500 vị, luận Trí độ nói 1.000 vị.
Hai là Đại Chúng Bộ, là đại chúng ở ngoài cương giới kiết ma, có cả 10.000 vị, do A La Hán Ba Sư Ba (Vaspa) làm chủ tọa. Tên ngài này có nghĩa là Rơi nước mắt, vì ngài thương chúng sinh đau khổ mà rơi nước mắt luôn. Ngài là 1 trong 5 vị tỷ kheo đầu tiên được đức Phật nói Kinh Chuyển Pháp Luân tại vườn nai, tuổi cao hơn cả ngài Đại Ca diếp, giáo thọ cho đại chúng ở ngoài cương giới kiết ma. Do vậy mà có 2 chúng. Chúng của ngài Đại ca diếp có 500 La hán, vào trước trong cương giới kiết ma để kiết tập 3 tạng. Sau đó nhiều vị cũng đến để kiết tập 3 tạng, nhưng ngài Đại ca diếp không cho ai vào cả.
Vì 2 lý do:
1, 500 vị toàn là người thông minh,
2, đã cử hành kiết ma rồi...
Thế rồi 116 năm sau, có người con của một thuyền trưởng tên là Đại thiên, oai nghiêm, thông minh, gia nhập Phật pháp, làm 2 việc. Một, đem các kinh đại thừa xếp vào trong 3 tạng mà giảng giải. Khi một số chư vị A La Hán kiết tập pháp tạng đã lựa bỏ các kinh ấy. Đại chúng bộ thì dùng các kinh đại thừa, còn Thượng tọa bộ thì không dùng. Do vậy mà nổi lên tranh biện”
2. Theo những gì do hai ngài là Chơn Đế và Huyền Trang truyền lại:
Thì lúc diễn ra cuộc kết tập lần thứ nhất tại thành Vương Xá, đặc biệt có Đại Chúng tập kết ở Quật ngoại (10.000 vị, do A La hán Vaspa làm chủ tọa), trong đó có cả Kinh Điển Đại Thừa.
Như vậy nghĩa là Kinh Điển Tiểu Thừa được kết tập cùng thời với Kinh Điển Đại Thừa, đó là chưa kể bên trong ngài A Nan cũng có kết tập Đại Thừa thừa nữa.
Cũng nhờ quyển Tây Vức Ký của ngài Huyền Trang nên hiện nay các nhà sử học mới dễ dàng nghiêng cứu các quốc gia thuở trước ở Ấn Độ.
3. Phân Biệt Công Đức Luận nói:
“Ba tạng là khế kinh, tỳ ni, a tì đàm... Còn Tạp tạng thì không phải 1 người nói, mà hoặc Phật nói, hoặc đệ tử Phật nói, hoặc chư thiên tán dương, hoặc nói đời trước trong 3 vô số kiếp của Bồ tát, văn nghĩa không phải nhất loại, và nhiều hơn cả 3 tạng, nên gọi là Tạp tạng. Lại nữa, khi Phật còn ở đời, A xà thế vương hỏi Ngài về việc làm của Bồ tát, Ngài dạy cho đủ cả... Các Kinh Phương Đẳng Đại Thừa toàn ở trong Bồ Tát Tạng. Tạng này, lúc Phật còn, Ngài đã mệnh danh là Đại Sĩ Tạng. Tôn giả A Nan tụng ra là 4 tạng hiện nay. Hợp với Bồ tát tạng nữa mà nói là 5 tạng... Chỉ có ngài Đại thiên là bậc đại sĩ, kỳ dư toàn là người tiểu căn. Do vậy mà đại thừa khó có ai đương nổi, phần nhiều xu hướng thanh văn.”
4.Luận Kim Cương Tiên nói:
“Xưa, sau khi Đức Như Lai diệt độ, gồm có ba thời kết tập Pháp tạng. Đầu tiên là tại Hang Nhân-đà-la, thuộc thành Vương-xá, năm trăm Tỳ-kheo kết tập Pháp tạng. Các Tỳ-kheo A-la-hán như Tôn giả Xá-lợi-phất v.v… đều tự nêu bày: Kinh ấy v.v… như vậy là Tôi nghe Đức Phật ở tại xứ ấy v.v… thuyết giảng.
Thời sau, vì quốc vương ác hoại diệt Phật pháp, từ đấy trở về sau, lại có bảy trăm Tỳ-kheo, kết tập Pháp tạng lần nữa, đều nói: Kinh nầy v.v… tôi từ ở bên Tỳ-kheo tên v.v… được nghe, không nói tôi từ Phật nghe.”
Thời đại mạt pháp này. Bọn tà ma nói pháp nghe rất có lý vì nó hợp logic, nhưng tất cả đều là sai lạc với chánh pháp, nếu tin theo ắt bị sa đọa ngay. Người xưa từng nói “Ly Kinh Nhất Tự, Tức Đồng Ma Thuyết” là vậy.
Trong quyển Thần Tăng Thiên Trúc có một đoạn như vầy nói về ngài Cưu Ma La Thập “Lần nọ, cư trú tại chùa Tân Tự ở nước Quy Từ, Ngài định mở kinh Phóng Quang Bát Nhã ra đọc tụng, thì ác ma đến quấy phá, khiến kinh văn đều biến thành tờ giấy trắng. Thấy mình bị ác ma quấy nhiễu, Ngài vẫn kiên quyết không chuyển tâm, cứ việc tụng đọc, nên cuối cùng ác ma phải thối lui, và kinh văn hiện ra trở lại.”
Như vậy đủ thấy thần lực của ma thật vô cùng kinh khủng, nên khả năng nhiều khi họ khiến những trang Kinh có từ thời xa xưa cùng thời với Tiểu Thừa và hóa thành mới có sau này, khiến cho các nhà học giả sau khi thu thập được nghiêng cứu và kết luận sai lầm nói Kinh Đại Thừa là mới có sau này là điều hoàn toàn có thể xãy ra!
Xin trích một đoạn trong Nhập Bồ Tát Hạnh của Bồ Tát Tịch Thiên:
Tính chân chánh của Đại thừa
(Thắng Luận) Song giáo lý Đại Thừa
Không do Phật thuyết giảng
Nên không đáng tin cậy.
(Trung Quán) Vậy vì lý do nào
Khiến Tiểu Thừa đáng tin?
(Thắng Luận) Vì tất cả hai phái
[Tiểu Thừa và Đại Thừa]
Đều xác nhận như vậy.
(Trung Quán) Vậy thì lúc trước đây
Các anh chưa chấp nhận
Không lẽ kinh điển ấy
Không phải lời Phật dạy?
43. (Thắng Luận) Chúng vẫn đáng tin cậy
Vì chúng được truyền thừa
Liên tục không gián đoạn.
(Trung Quán) Lý do các anh tin
Kinh điển của Tiểu Thừa
Chẳng khác chúng tôi tin
Kinh điển của Đại Thừa;
Chúng cũng được các Tổ
Nối tiếp nhau truyền thừa
Không bao giờ gián đoạn;
Lại nữa theo các anh
Tất cả kinh điển nào
Được hai phái chấp nhận
Cũng đều là chân lý,
Vậy thì phải chấp nhận
Cả kinh điển Vệ Đà
Và kinh điển ngoại đạo.
44. (Thắng Luận) Kinh điển của Đại Thừa
Thường hay bị tranh cãi
Vì vậy không đáng tin.
(Trung Quán) Vậy kinh của các anh
Cũng nên từ bỏ luôn
Vì chúng bị ngoại đạo
Và nội phái tranh cãi.
Sự truyền thừa giáo lý của Đức Phật không gián đoạn của các bậc thánh tổ sư:
Ngoài ra Tổ Sư Bồ Đề Đạt Ma được truyền thừa Chánh Pháp Nhãn Tạng giáo lý từ thời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tới bây giờ ngài nói với Huệ Khả “Xưa Như Lai trao'Chánh pháp nhãn tạng' cho Bồ tát Ca Diếp, từ Ca Diếp chánh pháp được liên tục truyền đến ta. Ta nay trao lại cho ngươi; nhà ngươi khá nắm giữ, luôn với áo cà sa để làm vật tin. Mỗi thứ tiêu biểu cho một việc, ngươi nên khá biết.”
Ngài lại nói thêm "Ta có bộ kinh Lăng Già bốn cuốn, nay cũng giao luôn cho ngươi, đó là đường vào tâm giới, giúp chúng sanh mở được cửa kho tri kiến của Phật. Ta từ Nam Ấn sang đến phương Đông này, thấy Xích Huyện Thần Châu (tên Trung Quốc thời xưa) có đại thừa khí tượng, cho nên vượt qua nhiều nơi, vì pháp tìm người. Nhưng bao nhiêu cuộc gặp gỡ không làm ta mất lòng, bất đắc dĩ phải ừ hử vậy thôi. Nay được ngươi để truyền thọ y pháp, ý ta đã toại!"
Ngài Phật Đà Bạt Đà La (Buddhadhadra), Tàu dịch là Giác Hiền, người nước Ca Tỳ La Vệ (Kapilavastu), vốn là hậu duệ của dòng Thích Ca Cam Lộ Phạn Vương (thuộc dòng dõi của Đức Phật). Những bài kinh kệ mà đồng học phải học trong một tháng, đối với Ngài chỉ cần một ngày là học thuộc. Ngài đã đạt được bậc thánh A Na Hàm, và đã có thần thông bay lên cung trời đảnh lễ đức Di Lặc. Và những kinh do ngài dịch cũng là các Kinh Đại Thừa như kinh Quán Phật Tam Muội Hải (6 quyển), kinh Niết Bàn, Tu Hành Phương Tiện Luận, v.v... Tổng cộng có mười lăm bộ, một trăm mười bảy quyển. Tất cả đều tương hợp với yếu chỉ của kinh điển, và lời dịch cũng rất lưu loát rõ ràng. Và ngài cũng phiên dịch phần đầu của kinh Hoa Nghiêm tại chùa Đạo Tràng. Bản văn dịch rất lưu loát, đạt thấu yếu chỉ của kinh, nên được mọi người tán thán.
Nói tóm lại về quá trình truyền thừa Kinh Điển vô cùng phức tạp, nên không thể có một bằng chứng chuẩn xác dựa theo những gì các học giả hiện nay nói được. Nhất là thời mạt pháp này yêu ma quỷ quái tìm mọi cách để phá hoại Phật Giáo Đại Thừa che lấp tất cả sự thật, nhất là Phật Giáo Đại Thừa, vì giáo pháp Đại Thừa có thể lợi ích và cứu độ tất cả chúng sanh, nên tà ma muốn hủy diệt là chuyện đương nhiên.
2. KINH TIỂU THỪA KHÔNG CÓ MÂU THUẪN VỚI KINH ĐẠI THỪA
Đã không tìm hiểu thì thôi, nhưng nếu tìm hiểu thì phải tìm hiểu kỹ cho tới, đừng có nên lưng chừng, rồi lại nghi hoặc, làm cho tâm thần đau khổ mệt mỏi. Và nên nhớ rằng đức Phật tùy cơ nghi phương tiện nói pháp khác nhau.
1. Trong Kinh Tiểu Thừa nói rằng về việc cầu siêu không có kết quả được ví như lấy một tảng đá lớn ném xuống một hồ nước sâu và cầu nguyện tảng đá ấy hãy nổi lên, hay nhận chìm một ghè sữa đông (sappi) hay một ghè dầu vào trong một hồ nước sâu rồi đập bể ghè ấy, sữa đông hay dầu thời nổi lên trên, rồi cầu nguyện hãy chìm xuống, này sữa đông và dầu, như vậy thì làm sao mà cầu siêu có lợi ích như trong Kinh Đại Thừa nói?
- Đó chỉ là lời phương tiện Phật nói, đức Phật tùy theo căn tánh chúng sanh để thuyết pháp hóa độ cho họ,
Trong Tạng Nikaya Kinh Tiểu Bộ tập 2 truyện Ngạ Quỷ số 5 Chuyện Ngạ Quỷ Ngoại Bức Tường (Tirokuddapeta) nói “Nhà vua ra lệnh chuẩn bị lễ cúng dường hào phóng, và thông báo thời giờ lên đức Thế Tôn, Ngài liền đến Hoàng cung. Bầy ngạ quỷ cũng đến và suy nghĩ: 'Hôm nay chúng ta sẽ hưởng được món gì đó', rồi đứng bên ngoài các bức tường và hàng rào.
Sau đó đức Thế Tôn làm cho mỗi ngạ quỷ đều hiện hình trước nhà vua. Trong khi vua dâng nước rửa, vua hồi hướng công đức ấy cho chúng với những lời này: “Mong công đức này dành cho quyến thuộc ta”. Lập tức xuất hiện các ao sen đầy sen súng cho bọn ngạ quỷ. Chúng tắm rửa và uống nước ở đó, được giảm nhẹ nỗi thống khổ của chúng vì bất hạnh, lao nhọc và khát nước, nên da chúng trở nên vàng ánh.
Nhà vua dâng lễ cúng dường cháo gạo và các thức ăn đủ loại cứng mềm rồi hồi hướng công đứng lễ vật ấy cho chúng. Trong chốc lát liền xuất hiện cho chúng các thực phẩm khác, thậm chí cả thực phẩm thiên giới, khiến chúng hân hoan hưởng thọ.
Nhà vua lại cúng dường y phục và sàng tọa, tinh xá rồi hồi hướng công đức lễ vật ấy. Sau đó liền xuất hiện cho chung các thiên y, thiên cung, sàng tọa, khăn phủ và đồ trang sức. Ðức Thế Tôn quyết định làm cho tất cả hạnh phúc tuyệt vời này của họ được hiển lộ trước vua; khi nhìn thấy vậy, vua vô cùng hoan hỷ.”
Như vậy phương pháp HỒI HƯỚNG hoàn toàn là có kết quả và đúng với chánh pháp Phật Giáo.
2. Tế đàn cầu phước có đúng với Chánh Pháp Phật Giáo không?
- Trong Tăng Chi Bộ I, chương 4, phẩm bánh xe, phần Ujjaya nói “Này Bà La Môn, tại những tế đàn nào, trong ấy không có bò bị giết, không có dê cừu bị giết, không có gà heo bị giết, không có các loại sinh vật khác bị giết hại. Này Bà La Môn, Ta TÁN THÁN loại tế đàn không có sát sinh như vậy, tức là làm bố thí, tế đàn cầu hạnh phúc cho gia đình”
3. Kinh Tiểu Thừa dạy các Kalama mà phải suy xét đúng đắn rồi mới tin, vậy tại sao các Kinh Đại Thừa lại dạy phải có lòng tin tuyệt đối vào Kinh tuyệt đối không được nghi ngờ vậy?
- Vì Kinh Đại Thừa là chân lý chân thật tối cao nhất của Phật Giáo, được các bậc đại trí tuệ khen ngợi, nếu mang tâm nghi ngờ, ắt sẽ dễ đâm ra phỉ báng chánh pháp mà mang tội nghiệp, vì vậy nên cần phải cố gắng thực hành lòng tin tuyệt đối vào những lời dạy tối cao ấy của Phật. Đức Phật dạy các Kalama chỉ là phương tiện để cho các vị ấy khởi tâm tịnh tín đối với Đức Phật để quy y tam bảo, sau khi các vị ấy quy y đặt trọn niềm tin nơi tam bảo rồi, thì Đức Phật mới có thể thuyết những pháp cao hơn như Tứ Thánh Đế để các vị ấy đắc quả.
Ngay cả Kinh Tiểu Thừa dạy cũng phải có niềm tin thì mới được nhiều lợi lạc trong đạo pháp được.
Kinh Tăng Chi Bộ II, chương 5, phẩm Sumana nói "Này các Tỷ-kheo, có năm lợi ích này cho thiện nam tử có lòng tin. Thế nào là năm?
1. Các Thiện nhân, các Chân nhân, trước hết có lòng thương tưởng đến vị có lòng tin, không có như vậy đối với vị không có lòng tin;
2. Khi đến thăm, trước hết họ đến thăm vị có lòng tin, không có như vậy đối với vị không có lòng tin;
3. Khi chấp nhận, họ chấp nhận (các món ăn) trước hết từ những người có lòng tin, không từ những người không có lòng tin;
4. Họ thuyết pháp trước hết cho những người có lòng tin, không cho những người không có lòng tin;
5. Người có lòng tin, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên cõi lành, cõi Trời.
Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là năm lợi ích cho thiện nam tử có lòng tin. Ví như, này các Tỷ-kheo, trên khoảnh đất tốt, tại ngã tư đường, có cây bàng to lớn là chỗ nương tựa cho các loài chim chung quanh. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, thiện nam tử có lòng tin là chỗ nương tựa cho quần chúng, cho các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, cho nam cư sĩ và cho nữ cư sĩ.
Như cây bàng to lớn,
Với cành, lá, trái cây,
Với thân, rễ, đầy trái,
Làm chỗ trú loài chim.
Tại trú xứ thoải mái,
Các con chim làm tổ,
Cần bóng mát, hứng mát,
Cần trái cây, ăn trái.
Cũng vậy, vị trì giới,
Người có lòng tịnh tín,
Khiêm nhường và nhu thuận,
Hiền hòa, lời từ tốn,
Tánh tình thật dịu hiền,
Vị đoạn tham, đoạn sân,
Ðoạn si, không lậu hoặc,
Là ruộng phước ở đời.
Họ đến người như vậy,
Họ thuyết pháp, người ấy
Ðoạn trừ mọi khổ đau,
Vị ấy ở tại đây,
Hiểu biết Chánh pháp ấy,
Viên bản nhập Niết-bàn,
Hoàn toàn không lậu hoặc.
Trong Tương Ưng Bộ tập 1, chương 10, phần Alavaka cũng nói:
"Lòng tin đối người đời,
Là tài sản tối thượng.
Chánh pháp khéo hành trì,
Ðem lại chơn an lạc.
Chân lý giữa các vị,
Là vị ngọt tối thượng.
Phải sống với trí tuệ,
Ðược gọi sống tối thượng."
4. Trong Kinh Tiểu Thừa có nói đến quốc độ trang nghiêm như cõi Cực Lạc trong Kinh Điển Đại Thừa không?
- Hư Không Vô Biên, Thế Giới Vô Số
Trong Kinh Tiểu Thừa là thời pháp đầu tiên, tuy lúc đó đức Phật chưa nói Trực Tiếp nhưng có nói Gián Tiếp là có nhiều Đức Phật đang hiện hữu khắp mười phương như trong trong Kinh Tương Ưng, phẩm Tương Ưng Sự Thật như sau:
- Những bậc A-la-hán, Chánh đẳng Chánh giác nào trong thời quá khứ, này các Tỷ-kheo, thật sự là bậc Chánh Ðẳng Giác; tất cả những vị ấy đã như thật chánh đẳng chánh giác bốn Thánh đế.
- Những bậc A-la-hán, Chánh đẳng Chánh giác nào trong thời vị lai, này các Tỷ-kheo, thật sự là bậc Chánh Ðẳng Giác; tất cả những vị ấy sẽ chánh đẳng chánh giác bốn Thánh đế.
- Những bậc A-la-hán, Chánh đẳng Chánh giác nào trong thời hiện tại, này các Tỷ-kheo, thật sự là bậc Chánh Ðẳng Giác; tất cả những vị ấy hiện đang chánh đẳng chánh giác bốn Thánh đế. Thế nào là bốn?
1. Thánh đế về Khổ
2. Thánh đế về Khổ tập
3. Thánh đế về Khổ diệt
4. Thánh đế về Con Ðường đưa đến Khổ diệt
- Những bậc A-la-hán, Chánh đẳng Chánh giác nào trong thời quá khứ, này các Tỷ-kheo, thật sự là bậc Chánh Ðẳng Giác; tất cả những vị ấy đã như thật chánh đẳng chánh giác bốn Thánh đế.
- Những bậc A-la-hán, Chánh đẳng Chánh giác nào trong thời vị lai, này các Tỷ-kheo, thật sự là bậc Chánh Ðẳng Giác; tất cả những vị ấy sẽ chánh đẳng chánh giác bốn Thánh đế.
- Những bậc A-la-hán, Chánh đẳng Chánh giác nào trong thời hiện tại, này các Tỷ-kheo, thật sự là bậc Chánh Ðẳng Giác; tất cả những vị ấy hiện đang chánh đẳng chánh giác bốn Thánh đế.
Còn về quốc độ trang nghiêm, thì trong Trường Bộ Kinh, Kinh Đại Thiện Kiến Vương số 17 có nói về thuở xưa thành Kusinara nơi Đức Phật nhập Niết Bàn lúc trước tên là Kusavati:
"Này Ananda, kinh đô Kusàvati có bảy bức thành bao bọc, một loại bằng vàng, một loại bằng bạc, một loại bằng lưu ly, một loại bằng thủy tinh, một loại bằng san hô, một loại bằng xa cừ, một loại bằng mọi thứ báu.
Này Ananda, kinh đô Kusàvati có bốn loại cửa: một loại bằng vàng, một loại bằng bạc, một loại bằng lưu ly, một loại bằng thủy tinh. Tại mỗi cửa, có dựng bảy cột trụ, bề cao khoảng ba hay bốn lần thân người. Một cột trụ bằng vàng, một cột trụ bằng bạc, một cột trụ bằng lưu ly, một cột trụ bằng thủy tinh, một cột trụ bằng san hô, một cột trụ bằng xa cừ, một cột trụ bằng mọi thứ báu.
Này Ananda, kinh đô Kasàvati có bảy hàng cây tàla bao học, một hàng bằng vàng, một hàng bằng bạc, một hàng bằng lưu ly, một hàng bằng xa cừ, một hàng bằng san hô, một hàng bằng xa cừ, một hàng bằng mọi thứ báu. Cây tàla bằng vàng, có thân cây bằng vàng, có lá và trái cây bằng bạc. Cây tàla bằng bạc có thân cây bằng bạc, có lá và trái cây bằng vàng. Cây tàla bằng lưu ly, có thân cây bằng lưu ly, có lá và trái cây bằng thủy tinh. Cây tàla bằng thủy tinh, có thân cây bằng thủy tinh, có lá và trái cây bằng lưu ly. Cây tàla bằng san hô, có thân cây bằng san hô, có lá và trái cây bằng xa cừ. Cây tàla bằng xa cừ, có thân cây bằng xa cừ, có lá và trái cây bằng san hô. Cây tàla bằng mọi loại báu, có thân cây bằng mọi loại báu, có là và trái cây bằng mọi loại báu. Này Ananda, khi những cây tàla này được gió rung chuyển, một âm thanh vi diệu, khả ái, đẹp ý, mê lý khởi lên, cũng như năm loại nhạc khí, khi được một nhạc sĩ thiện xảo tấu nhạc, phát ra một âm thanh vi diệu, khả ái, đẹp ý, mê ly. Cũng vậy, Ananda, khi những hàng cây tàla này được gió rung chuyển, một âm thanh vi diệu, khả ái, đẹp ý, mê ly khởi lên."
5. Nếu một người phạm nhiều tội nặng, mà chỉ cần ăn chay, sám hối, niệm Phật, tụng Kinh, trì chú... theo Đại Thừa là có thể diệt được tội, sao mà dễ dàng quá vậy?
- Vì nghiệp chỉ là giả dối làm sao có thể so sánh với công đức chân thật vĩ đại của việc của sám hối, niệm Phật, tụng kinh, trì chú được.
Vã lại trong Kinh Tiểu Thừa, Tăng Chi Bộ I, chương 3, phẩm Hạt muối cũng có nói:
"- Ai nói như sau, này các Tỷ-kheo: "Người này làm nghiệp như thế nào, như thế nào, người ấy cảm thọ như vậy, như vậy". Nếu sự kiện là vậy, này các Tỷ-kheo, thời không có đời sống Phạm hạnh, không có cơ hội để nêu rõ đau khổ được chơn chánh đoạn diệt. Và này các Tỷ-kheo, ai nói như sau: "Người này làm nghiệp được cảm thọ như thế nào, như thế nào, người ấy cảm thọ quả dị thục như vậy, như vậy". Nếu sự kiện là vậy, này các Tỷ-kheo, thời có đời sống Phạm hạnh, có cơ hội để nêu rõ đau khổ được chơn chánh đoạn diệt.
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người làm nghiệp ác nhỏ mọn, và nghiệp ác ấy đưa người ấy vào địa ngục. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người làm nghiệp ác nhỏ mọn tương tợ, và nghiệp ác ấy đưa người ấy đến cảm thọ ngay trong hiện tại, cho đến chút ít cũng không thấy được (trong đời sau), nói gì là nhiều.
Hạng người như thế nào, này các Tỷ-kheo, có làm nghiệp ác nhỏ mọn, và nghiệp ác ấy đưa người ấy vào địa ngục?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người thân không tu tập, giới không tu tập, tâm không tu tập, tuệ không tu tập, hạn hẹp, tự ngã nhỏ nhen, sống chịu khổ ít oi. Người như vậy, này các Tỷ-kheo, làm nghiệp ác nhỏ mọn, và nghiệp ác ấy đưa người ấy vào địa ngục.
Hạng người như thế nào, này các Tỷ-kheo, có làm nghiệp ác nhỏ mọn tương tợ, và nghiệp ác ấy đưa người ấy đến cảm thọ ngay trong hiện tại, cho đến chút ít cũng không thấy được (trong đời sau), nói gì là nhiều?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người thân được tu tập, giới được tu tập, tâm được tu tập, tuệ được tu tập, không có hạn hẹp, tự ngã to lớn, sống đời vô lượng. Người như vậy, này các Tỷ-kheo, có làm nghiệp ác nhỏ mọn tương tợ, và nghiệp ác ấy đưa người ấy đến cảm thọ ngay trong hiện tại, cho đến chút ít cũng không thấy được (trong đời sau), nói gì là nhiều.
Ví như, này các Tỷ-kheo, có người bỏ một nắm muối vào trong một chén nước nhỏ. Các Thầy nghĩ như thế nào, này các Tỷ-kheo, nước trong chén ấy có vì nắm muối trở thành mặn và không uống được phải không?
- Thưa đúng vậy, bạch Thế Tôn. Vì cớ sao? Nước trong chén nhỏ này là ít, do nắm muối này, nước trở thành mặn, không uống được.
- Ví như, này các Tỷ-kheo, có người bỏ một nắm muối vào sông Hằng. Các Thầy nghĩ như thế nào, này các Tỷ-kheo, sông Hằng có vì nắm muối trở thành mặn và không uống được phải không?
- Thưa không, bạch Thế Tôn. Vì cớ sao? Lớn là cả khối nước sông Hằng. Khối nước ấy không vì nắm muối này, nước trở thành mặn và không uống được.
- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ở đây, có người làm nghiệp ác nhỏ mọn, và nghiệp ác ấy đưa người ấy vào địa ngục. Ở đây, này các Tỷ kheo, có người làm nghiệp ác nhỏ mọn tương tợ, và nghiệp ác ấy đưa người ấy đến cảm thọ ngay trong hiện tại, cho đến chút ít cũng không thấy được (trong đời sau), nói gì là nhiều.
Và trong Kinh Tiểu Bộ II Phẩm 5, Truyện Lâu Ðài Tiên Nhái (Mandukadevaputta-Vimàna), nhờ nghe Kinh mà thoát được thân thú được sanh làm Chư Thiên như sau:
Bấy giờ, đức Thế Tôn ở tại Campà (Chiêm-bà) trên bờ ao sen Gaggarà. Từ rạng đông, vừa xuất định Ðại bi, Ngài quán sát: 'Hôm nay về buổi chiều lúc Ta thuyết pháp, một con nhái nghe giọng Ta và mải mê theo dõi, liền bị một kẻ nào đó sát hại, sẽ phải chết. Nó sẽ được tái sanh lên thiên giới và sẽ trở lại trong khi hội chúng đang chăm chú nghe, do vậy sẽ có sự thông hiểu Giáo pháp rộng rãi'.
Khi mọi việc trong ngày xong xuôi, Ngài bắt đầu thuyết giảng cho tứ chúng đệ tử tại bờ ao. Lúc ấy một con nhái suy nghĩ: 'Ðây được gọi là pháp', nó liền ra khỏi ao và ngồi ở cuối đám thính chúng.
Một kẻ chăn bò thấy bậc Ðạo Sư thuyết giảng và hội chúng đang yên lặng lắng nghe, bèn đứng dựa vào cây gậy cong và đạp nhằm con nhái. Con nhái được tái sanh vào cõi trời Ba mươi ba trong một Lâu đài bằng vàng rộng mười hai do-tuần và được một đám tiên nữ hầu cận.
Khi suy nghĩ lại nghiệp nào đã khiến cho mình được tái sanh ở đó, vị Thiên tử thấy không có gì ngoài sự chăm chú nghe lời đức Thế Tôn.
Ngay lập tức chàng cùng Lâu đài ấy giáng trần, bước ra ngoài vừa thấy đức Thế Tôn, liền đến yết kiến và cung kính đảnh lễ Ngài. Ðức Thế Tôn muốn thị hiện oai nghi của Ngài bèn hỏi kệ:
1. Chàng Thiên tử sắc đẹp siêu phàm,
Tiên chúng vây quanh đủ lực thần,
Ðang chiếu khắp mười phương sáng chói,
Là ai, chàng đảnh lễ ta chăng?
Vị Thiên tử bèn ngâm kệ giải thích tiền thân của chàng:
2. Con là một nhái bén ngày xưa,
Loài vật sinh ra ở nước hồ,
Trong lúc con nghe Ngài thuyết pháp,
Bỗng con chết bởi chú chăn bò.
3. Ai muốn trong chốc lát tịnh tâm,
Hãy nhìn uy lực đủ thần thông,
Oai nghi, dung sắc, đoàn hầu cận,
Và ánh hào quang của chính con.
4. Những vị chuyên nghe pháp đã lâu,
Bạch Cồ-đàm Phật, đấng ly sầu,
Những người ấy đạt tâm không động,
Ði đến nơi không có khổ đau.
Sau đó đức Thế Tôn, nhìn thấy rõ các khả năng mà hội chúng ấy đã đạt được, bèn thuyết pháp đầy đủ chi tiết. Vào lúc Ngài kết thúc bài giảng, chàng Thiên tử nhái đã được an trú vào quả Dự Lưu. Sau khi cung kính đảnh lễ đức Thế Tôn, chàng trở về cõi trời.