‘không phải là hai, cũng không phải là một’- Kinh Đại Thừa là kinh nguỵ tạo.

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63
Kính chào ngài vienquang6.

Tôi xin góp ý vài điều. Xin nói trước là tôi viết bài này là dành cho mọi người đọc, nhất là những người sơ cơ mới tìm hiểu Phật giáo, chứ không phải viết riêng cho ngài đọc nhé. Sở dĩ tôi phải nói như vậy vì có những điều tôi nói ra ngài còn biết rõ hơn tôi, mà tôi thì không muốn làm trò ‘múa rìu qua mắt thợ’ một chút nào.

Khi đọc qua những gì ngài vienquang6 viết trong chủ đề này, tôi phải ‘ồ’ lên ngạc nhiên trong sự thích thú. Kiến thức phật học của ngài thì rộng lớn bao la khỏi nói rồi, không ai lạ gì. Chỉ là tôi thấy ngài còn am hiểu về Ấn giáo nữa, vậy mà lâu nay tôi cứ tưởng lầm ngài chỉ chuyên tâm về đạo giáo của mình.

Tuy nhiên ở phần kết luận ngài lại lầm lẫn vài điều quan trọng. Có lẽ do tuổi tác chăng? Nếu vậy thì không lạ gì, tôi khi còn trẻ còn có khi lẫn lộn huống chi là lúc già.

Lúc đầu ngài vienquang6 đã nói thế này:

* Một số điểm dị biệt của Đại và Tiểu Thừa.

Giữa 2 thừa có nhiều điểm khác nhau:

Sự khác biệt giữa Đại và Tiểu Thừa đại khái gồm có 10 điểm chính yếu sau đây:

+ Khác về danh xưng:
- Tiểu Thừa: được xưng là Nguyên Thủy PG, hoặc Nam Tông.
- Đại Thừa được gọi là Phật Giáo Phát triển, hoặc Bắc Tông.



Tôi hoàn toàn đồng ý, dù trong đó có những điều tôi hoàn toàn mù tịt nhưng tôi tin trình độ phật học của ngài nên cứ tin là ngài nói đúng. Dẫu sao đó không phải là những dị biệt quan trọng. Đến phần kết luận, ngài vienquang6 viết thế này:

Do vậy:

Khi tu quán theo Đại Thừa PG. Chúng ta không phải dụng công diệt sát Nhị Nguyên. Mà công phu của hành giả chỉ là TỈNH THỨC KHÔNG LẦM CHẤP NHỊ NGUYÊN. Thế là đủ.

Kính các Bạn:

Tiểu Thừa và Đại Thừa khác nhau chỗ đó:

* Tiểu Thừa thấy bằng Nhị Nguyên. Nên không thấy được Nhất Chân Như, là NGÃ.

* Đại Thừa Quán Thật tướng Tánh Không. Nên thấy các Pháp Bất Nhị: Vô Ngã mà là Ngã, Vô Sanh mà là Sanh, Sanh Tử chính Niết Bàn, chúng sanh chẳng khác Phật...


Nói vậy là ngài đã mâu thuẫn với những gì mình viết trước đó. Ngài kết luận Đại Thừa ‘cao cấp’ hơn Tiểu Thừa trong khi ngài đã nói ngay ở trang trước rằng ‘Thừa’ chỉ là phương tiện, mà phương tiện thì không có cao thấp, chỉ có sự sai khác để cho mọi người tự do lựa chọn khế hợp với căn cơ sở thích của mình. Ngài đã nói cả hai đều theo Lý Trung đạo, tức là lìa bỏ hai biên kiến (nhị nguyên) trong khi lại kết luận là Tiểu Thừa chỉ thấy bằng Nhị nguyên nên không thấy được Chân Như. Đúng là Tiểu Thừa không thấy Chân Như, mà chỉ thấy Niết Bàn. À mà Chân Như là cái gì khác Niết Bàn nhỉ, hay chỉ là tên gọi khác? Tôi nghĩ là nói đến đây ngài đã có câu trả lời, và nhận ra mình lầm lẫn ở đâu rồi.

Ở phần nghi hoặc về kinh phật Đại Thừa có phải do Phật thuyết hay do Ấn Độ giáo thuyết, ngài tránh né không dám nói thẳng. Vậy tôi xin phép nói thẳng nhé:

Kinh Đại Thừa là kinh nguỵ tạo.

Tôi là người rất thích kinh PG Đại Thừa, nhưng không vì vậy mà trốn tránh sự thật. Kinh nguỵ tạo là ý nói không phải kinh do Phật thuyết. Dễ hiểu thôi, sau khi Phật nhập diệt đến hơn 500 năm thì Phật giáo Đại Thừa và các loại kinh luận của Đại Thừa mới xuất hiện. Nhưng kinh Đại Thừa cũng không phải do Ấn Độ giáo thuyết, mà do những đại sư của Phật giáo viết ra. Họ là những cánh chim đầu đàn sáng lập các tông phái Đại Thừa cùng những đại đệ tử của họ, là những người tinh thông phật pháp nếu không muốn nói là đã giác ngộ. Mà đã giác ngộ thì ai cũng thấy cùng một chân lý, nên những gì họ thuyết cũng chẳng khác gì Phật thuyết.

Thường thì những người dè bỉu kinh sách Đại Thừa là người theo Phật giáo nguyên thuỷ. Vậy thì hãy lấy kinh Kalama đập vào mặt họ, vì họ đã làm ngược lại ý chỉ của Đức Phật. Thật ra nếu suy xét kỹ càng thì ngay cả kinh Tiểu Thừa cũng chỉ là do ngài A nan nhớ lại những gì Phật giảng đạo lúc còn tại thế mà thôi, nên không thể nói nó chính là kinh Phật thuyết và mang tính chủ quan. Sở dĩ tôi nói có tính chủ quan, vì kinh Tiểu Thừa được kết tập vài lần và lại chia ra nhiều tông phái do bất đồng quan điểm.

Vậy trước cánh rừng kinh tạng luận của Phật giáo, không cái nào chắc chắn của Đức Phật viết ra thì phật tử biết phải làm sao để học đúng những gì Phật thuyết? Với quan điểm cá nhân của tôi thì câu trả lời ở ngay phần trên tôi vừa viết, hãy đọc kinh Kalama thì ắt biết phải làm sao.

Về phần so sánh sự khác biệt giữa Chân Như của Phật giáo và Đại Ngã của Ấn giáo, ngài vienquang6 có lẽ do mới tìm hiểu về Ấn giáo, chưa nắm hết điểm cốt lõi của nó nên có sự nhầm lẫn. Hơn nữa lại nhập tâm vào triết lý của Ấn giáo nên lầm nó là triết lý Phật giáo.

* Chân Như mang đủ các đặc tính: Thường trụ bất biến, Tự chủ độc lập, không bị ảnh hưởng sai sử của ngoại pháp v.v... nên đáp ứng yêu cầu là một NGÃ CHẤT.- Chân Như là CHÂN NGÃ theo Phật Giáo.

* Chân Như khác với Đại Ngã của Bà la môn, vì những khác biệt:

+ Đại Ngã sanh ra Linh hồn và vạn vật.
- Chân Như thì bất Sanh, bất diệt.

+ Đại Ngã hòa nhập Tiểu Ngã.
- Chân Như bất khứ, bất lai, bất tăng, bất giảm.

+ Đại Ngã là Thần.
- Chân Như không mang tính Thần nào cả.

+ Điều đặc biệt khác nhau là: Đại Ngã còn mang tính Nhị Nguyên.
- Chân Như là Nhất Nguyên tuyệt đối.


Những gì mà ngài mô tả về Chân Như của Phật giáo ở trên thật ra cũng là Đại Ngã của Ấn giáo đấy. Còn cái mà ngài tưởng là Đại Ngã lại là sự kết hợp quan điểm của tín đồ Ấn giáo và đồ đệ môn phái Yoga (một trong Lục đại môn phái Ấn giáo). Vậy thì 2 cái này khác nhau chỗ nào?

Điểm khác biệt quan trọng nhất là Chân Như của PG là phương tiện để thuyết pháp, còn Đại Ngã của AG là nền tảng trong giáo lý. Nếu để ý thì các phật tử sẽ nhận thấy Phật giáo dùng nhiều cái tên khác nhau cho cùng một thứ, cũng chỉ là để cho phù hợp với ngữ cảnh và ý định của mình. Chẳng hạn ‘Chân tâm’ để giảng giải về tâm thức, ở đây ta thấy Chân Như có sự toàn tri giống như Đại Ngã (có hiểu biết sáng suốt mọi thứ). Nhưng khi đặt tên ‘Tánh Không’ thì lại nhấn mạnh đến tính chất rỗng không, vắng bặt mọi thứ (giống như hư vô).

À quên nữa, Chân Như trong Phật giáo không phải là Nhất nguyên như ngài vienquang6 nói. Những gì ngài nói về Chân Như là quan điểm về Đại Ngã của phái Vedanta. Đây là Bất nhị pháp môn chủ trương Nhất nguyên luận. Môn phái cổ xưa nhất của Ấn giáo là Samkhya theo Nhị nguyên, sau đến Yoga chủ trương không lý thuyết dài dòng mà hãy chuyên chú thực hành thiền định để trở thành Thượng Đế (Thiền Tông của PG cũng bắt chước phái này), cuối cùng đến Vedanta trở thành Nhất nguyên, cho rằng không có Tiểu Ngã hay Đại Ngã, mà chỉ có một thực thể, ngoài ra chỉ là giả ảo. Câu nói nổi tiếng của Vedanta: ‘Ta là tác giả và cũng là khán giả của thế gian này’. Nên hiểu 'Ta' ở đây nghĩa là 'Tôi' chứ không phải là 'Chúng ta', vì không có người nào khác cả.

Nói khác đi, Bất nhị của Vedanta là ‘không phải là hai, mà chỉ là một’. Nhưng Bất nhị của Phật giáo thì khác: ‘không phải là hai, cũng không phải là một’. Nói đến đây tôi lại nhớ đến câu chuyện vui ‘đau bụng uống nhân sâm’, thầy lang làm theo sách hướng dẫn thì bệnh nhân bị chết. Sau lật lại sách xem kỹ thì thấy ở trang sau có thêm mấy từ ‘tắc tử’ (thì chết). Thế đấy, ‘Bất nhị’ trong PG không chỉ là ‘không phải là hai’ như cái tên của nó, mà ở trang sau còn thòng thêm ‘nhưng cũng không phải là một’. Nói khác đi, ‘bất nhị’(không phải là hai) mà cũng ‘bất nhất’ (không phải là một). Phật giáo không phải Nhị nguyên, nhưng cũng không phải Nhất nguyên, vì nó chẳng theo bản nguyên nào cả (Vô nguyên).

Ái chà, mãi mê cao hứng nói chuyện mà quên mất là tôi đang đi lạc khỏi chủ đề ‘Tiểu Thừa – Đại Thừa’. Nói ngài vienquang6 lầm lẫn mà đến lượt tôi cũng lầm lẫn. Xin tạm dừng tại đây, có dịp chúng ta sẽ cùng bàn luận thêm, có lẽ ở ‘Giao lưu tư tưởng’ thì phù hợp hơn.

Kính chúc ngài vienquang6 và các phật tử thân tâm luôn an lạc.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

VQ6

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
25 Thg 3 2015
Bài viết
151
Điểm tương tác
45
Điểm
28
Cung kính Thiện Tri Thức doccoden quý mến.

Viên Quang xin ngài cùng đại chúng trên diễn đàn, mạn phép lập nick VQ6 này để hầu chuyện cùng Đạo Hữu.

Có 3 lý do nên tạm dùng:

1/. Để giữa chúng ta không có ngăn cách vì vị trí mà ngại ngùng.

2/. Để xin Đại chúng trên diễn đàn chỉ quan khán mà không can thiệp quan điểm riêng.

3/. Để ngài thoải mái phát huy, trình diễn sở học về Phật học và Triết Học Ấn Độ Giaó để cùng học hỏi.

Kính mong ngài vì lòng từ bi mà chia sẻ, bổ sung và sửa sai để VQ6 được huân triêm pháp vũ.

Cung kính mong chờ....


VQ6
 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63
Cung kính Thiện Tri Thức doccoden quý mến.

Viên Quang xin ngài cùng đại chúng trên diễn đàn, mạn phép lập nick VQ6 này để hầu chuyện cùng Đạo Hữu.

Có 3 lý do nên tạm dùng:

1/. Để giữa chúng ta không có ngăn cách vì vị trí mà ngại ngùng.

2/. Để xin Đại chúng trên diễn đàn chỉ quan khán mà không can thiệp quan điểm riêng.

3/. Để ngài thoải mái phát huy, trình diễn sở học về Phật học và Triết Học Ấn Độ Giaó để cùng học hỏi.

Kính mong ngài vì lòng từ bi mà chia sẻ, bổ sung và sửa sai để VQ6 được huân triêm pháp vũ.

Cung kính mong chờ....


VQ6

Kính ngài Viên Quang.

Xin ngài đừng gọi tôi là Thiện Tri Thức, vì tôi chỉ là người bình thường yêu thích và tìm hiểu Phật giáo thôi, chứ không phải là một học giả hay tiến sĩ Phật học gì đó.

Những gì tôi nói liên quan đến nhiều chủ đề, không biết ngài thích bàn luận về cái nào trước? Tôi chủ quan cho rằng ngài lầm lẫn vài điều, nhưng nếu ý của ngài không phải vậy thì rất mong được nghe ngài giải thích rõ ràng hơn. Chẳng hạn Tiểu Thừa và Đại Thừa, ngài có nêu những quan điểm khác nhau, vậy cái nào là đúng với ý ngài? Còn kinh Đại Thừa có phải nguỵ tạo hay không? Nếu ngài đồng ý với tôi thì không có gì để nói, nhưng nếu ngài có ý khác thì rất mong được nghe những dẫn chứng từ ngài để chứng minh điều ngược lại.
Rồi còn quan điểm về Chân Như và Đại Ngã, tôi cũng nói sơ qua rồi. Nếu ngài thấy tôi sai sót chỗ nào, thì tôi rất vui khi được ngài sửa sai.

Tôi thì rất thích có sự góp ý bàn luận của mọi người, nhưng nếu ngài muốn chỉ là sự bàn luận giữa hai người thì cũng tốt thôi, khỏi phải lan man. Tính tôi thẳng thắn, không khách sáo, nên chỉ muốn ngài giảng giải cho không chỉ tôi mà còn nhiều người khác cùng nghe, không cần phải ý tứ gì.
 

VQ6

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
25 Thg 3 2015
Bài viết
151
Điểm tương tác
45
Điểm
28
Trước khi vào đàm đạo. VQ6 xin nêu 2 điểm để chúng ta tuần tự mạn đàm.

1/* Khi đọc qua những gì ngài vienquang6 viết trong chủ đề này, tôi phải ‘ồ’ lên ngạc nhiên trong sự thích thú. Kiến thức phật học của ngài thì rộng lớn bao la khỏi nói rồi, không ai lạ gì. Chỉ là tôi thấy ngài còn am hiểu về Ấn giáo nữa, vậy mà lâu nay tôi cứ tưởng lầm ngài chỉ chuyên tâm về đạo giáo của mình.

************************************

2/* Về phần so sánh sự khác biệt giữa Chân Như của Phật giáo và Đại Ngã của Ấn giáo, ngài vienquang6 có lẽ do mới tìm hiểu về Ấn giáo, chưa nắm hết điểm cốt lõi của nó nên có sự nhầm lẫn. Hơn nữa lại nhập tâm vào triết lý của Ấn giáo nên lầm nó là triết lý Phật giáo.

* Những gì mà ngài mô tả về Chân Như của Phật giáo ở trên thật ra cũng là Đại Ngã của Ấn giáo đấy. Còn cái mà ngài tưởng là Đại Ngã lại là sự kết hợp quan điểm của tín đồ Ấn giáo và đồ đệ môn phái Yoga (một trong Lục đại môn phái Ấn giáo). Vậy thì 2 cái này khác nhau chỗ nào?

Điểm khác biệt quan trọng nhất là Chân Như của PG là phương tiện để thuyết pháp, còn Đại Ngã của AG là nền tảng trong giáo lý. Nếu để ý thì các phật tử sẽ nhận thấy Phật giáo dùng nhiều cái tên khác nhau cho cùng một thứ, cũng chỉ là để cho phù hợp với ngữ cảnh và ý định của mình. Chẳng hạn ‘Chân tâm’ để giảng giải về tâm thức, ở đây ta thấy Chân Như có sự toàn tri giống như Đại Ngã (có hiểu biết sáng suốt mọi thứ). Nhưng khi đặt tên ‘Tánh Không’ thì lại nhấn mạnh đến tính chất rỗng không, vắng bặt mọi thứ (giống như hư vô).

À quên nữa, Chân Như trong Phật giáo không phải là Nhất nguyên như ngài vienquang6 nói. Những gì ngài nói về Chân Như là quan điểm về Đại Ngã của phái Vedanta. Đây là Bất nhị pháp môn chủ trương Nhất nguyên luận. Môn phái cổ xưa nhất của Ấn giáo là Samkhya theo Nhị nguyên, sau đến Yoga chủ trương không lý thuyết dài dòng mà hãy chuyên chú thực hành thiền định để trở thành Thượng Đế (Thiền Tông của PG cũng bắt chước phái này), cuối cùng đến Vedanta trở thành Nhất nguyên, cho rằng không có Tiểu Ngã hay Đại Ngã, mà chỉ có một thực thể, ngoài ra chỉ là giả ảo. Câu nói nổi tiếng của Vedanta: ‘Ta là tác giả và cũng là khán giả của thế gian này’. Nên hiểu 'Ta' ở đây nghĩa là 'Tôi' chứ không phải là 'Chúng ta', vì không có người nào khác cả.

Nói khác đi, Bất nhị của Vedanta là ‘không phải là hai, mà chỉ là một’. Nhưng Bất nhị của Phật giáo thì khác: ‘không phải là hai, cũng không phải là một’.

Kính ngài doccoden.

(1/* )Thật ra VQ6 vẫn còn ở "Hữu Học" Nghĩa là vẫn còn sai lầm, vẫn còn thiếu xót và vẫn còn phải học hỏi rất nhiều.- Mà không phải là "Kiến thức phật học của ngài thì rộng lớn bao la khỏi nói rồi". Lời nầy VQ không dám nhận.

Kế nữa. Ngài khách sáo mà nói vậy. chứ thật ra VQ chưa hề nghiêng cứu về Ấn Giáo, những hiểu biết về vấn đề đó là do tra cứu trên mạng của quý Thầy đã viết mà thôi.- Nói chung VQ dốt về Ấn Giáo lắm.

(2/*) Đối với đoạn 2 này. Kính mong ngài hoan hỷ khái quát và nói điểm cốt lõi của tư tưởng 2 nhánh:

1/. Yoga

2/.Vedanta

Về Vấn đề NGÃCHÂN NHƯ ?

Để nương vào đó VQ6 và các Bạn có điểm tựa mà đồng bộ tư tưởng ạ.
 
Last edited by a moderator:

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63
Kính ngài Viên Quang.

Ngài khiêm tốn nói vậy thôi, chứ kiến thức phật học của ngài đã bộc lộ qua những gì ngài đã giảng giải. Đơn cử qua chủ đề ‘Tiểu Thừa, Đại Thừa’ mà ngài nói vừa rồi, những gì ngài nói tới không chỉ Phật giáo mà cả Ấn Độ giáo tôi cũng không biết. Còn tôi thì tự biết bản thân có trí nhớ kém, học trước quên sau, vả lại cũng không muốn tìm biết nhiều nên chỉ mong tìm hiểu và nắm được điểm cốt tuỷ của hai tôn giáo trên.

Thiết tưởng ngài Viên Quang cũng có cùng cách hiểu với tôi về Ngã và Chân Như chứ nhỉ, vì cả hai người đều đã giải thích và định nghĩa về chúng nhiều lần rồi. Nhưng ngài đã cật vấn như vậy thì tôi sẽ nói lại lần nữa, nói lại luôn về tư tưởng triết lý của Ấn Độ giáo.

Có những điều tưởng ai cũng cùng chung cách hiểu như mình, nhưng khi thảo luận một hồi lâu lại té ra là mỗi người hiểu vấn đề theo cách khác nhau, nên thành ra ‘ông nói gà, bà nói vịt’ thật là phí công!

Chân Như:

Đầu tiên xin nói qua về cái này trước. Tôi tạm định nghĩa như sau:

- Chân Như là tên gọi của Phật giáo Đại Thừa, dùng để nói đến bản chất của vũ trụ.

Trong khi PG Tiểu Thừa dùng tên gọi Niết Bàn, thì PG Đại Thừa đặt ra rất nhiều tên gọi để nói về bản chất (bản thể, thật tướng…) của vũ trụ (thế gian, thế giới…), ví dụ: Chân Như, Chân Tâm, Chân Không, Chân Ngã, Tánh Không, Phật tánh, Đạo, Ông Chủ, v.v…

Các tôn giáo khác có những tên gọi khác: Lão giáo gọi là Đạo, Ấn giáo gọi là Chân ngã (Purusha) hoặc Đại ngã (Brahman)…

Tôi mới đưa ra định nghĩa thôi, không bàn sâu vào Chân Như. Nếu ngài Viên Quang có cách hiểu khác nữa thì tôi xin nghe, vì không muốn lâm vào tình cảnh ‘ông nói gà, bà nói vịt’. Chỉ khi nào biết rõ hai người nói cùng một vấn đề thì mới bàn luận được.

Ngã:

Tôi đã từng hỏi LaughingHaHa (hiện cũng là thành viên của diễn đàn này) là trong kinh Phật có định nghĩa Ngã là gì hay không. LaughingHaHa là người có trí nhớ siêu đẳng, thông thuộc hầu hết kinh Phật, nhưng ông ta nói rằng không tìm thấy chỗ nào định nghĩa về Ngã cả. Thoạt đầu tôi cảm thấy ngạc nhiên lắm, vì khái niệm về Ngã (Bản Ngã) và Vô Ngã (không có Bản Ngã) là vấn đề cốt tuỷ trong cả hai tôn giáo lớn là Phật giáo và Ấn giáo, các đại sư của họ tranh luận không dứt mà cớ lại không nêu định nghĩa về Ngã. Chẳng lẽ họ không sợ lâm vào cảnh ‘ông nói gà bà nói vịt’ vì hiểu vấn đề khác nhau hay sao. Nhưng sau đó tôi lại cảm thấy có thể hiểu, tất nhiên là theo sự suy diễn cảm tính thôi. Bởi vì tôi chợt nhận thấy họ cũng không hề định nghĩa về Thượng Đế và Linh Hồn là gì.

Chúng ta thường hay tranh luận với nhau về triết học, tâm linh nên Thượng Đế và Linh Hồn là hai cái tên thường được đề cập đến. Thế nhưng ai nấy đều bỏ qua, không thắc mắc rằng Thượng Đế là gì, Linh Hồn là gì trong khi vẫn cứ tranh cãi nhau là chúng có tồn tại hay không. Tại sao lại như vậy? Tại vì ai cũng hiểu đó là gì, và mặc nhiên nghĩ rằng người khác cũng hiểu giống mình.

Do đó tôi suy diễn rằng NGÃ là một khái niệm mà họ đã ngầm hiểu với nhau rồi, không cần phải thắc mắc đến cái mà ‘ai cũng biết đó là cái gì’. Cũng như có nhóm người đang tranh cãi nhau về Thượng Đế và Linh Hồn, nếu có ai nảy sinh thắc mắc mấy thứ đó là cái chi chi thì chắc mấy người kia sẽ tròn mắt lên tỏ vẻ ngạc nhiên lắm.

Vậy nên chúng ta chỉ còn cách tự hiểu thông qua kinh sách. Tôi định nghĩa về Ngã như sau:

- Ngã là cái gì đó tự thân hiện hữu.

Khi nói đến tự thân hiện hữu (tự tồn tại) thì ý tôi muốn nói sự hiện hữu một cách độc lập. Chẳng hạn một sự vật hiện tượng A nào đó, nếu nó tự thân hiện hữu thì có nghĩa là nó tự có sẵn như vậy, không phải do cái gì sinh ra nó thì nó mới hiện hữu.

Trước đây có nhiều người nêu ra những định nghĩa về Ngã. Chẳng hạn Ngã là cái Ta, Ngã là sự kiêu căng ngạo mạn…Đây là những cách hiểu về Ngã tuy không sai nhưng nó phiến diện, thiếu sót, không bao quát, hoặc là chỉ hệ quả liên quan.

Cũng giống Chân Như, nếu ngài Viên Quang có cách hiểu khác về Ngã thì rất mong ngài nói ra để chúng ta cùng toạ đàm. Nếu cách hiểu của ngài mới là đúng đắn thì tôi vứt ngay quan điểm về Ngã của mình vào sọt rác.

Triết lý của Ấn giáo:

Ngài Viên Quang yêu cầu tôi khái quát tư tưởng triết lý của hai môn phái Yoga và Vedanta. Nhưng tôi nhận thấy nếu không nhắc đến môn phái Samkhya (Số luận) thì thật là một thiếu sót rất lớn. Tại sao vậy? Tại vì nó là môn phái cổ xưa nhất, là cội nguồn của Ấn giáo. Tôi muốn nói thẳng luôn mà không ngại rằng Samkhya cũng là cội nguồn, là gốc rễ của Phật giáo. Tất nhiên Phật giáo không phải là nhánh cây trên cái cây có tên ‘Ấn Độ giáo’ (hay còn gọi là Bà la môn giáo) nhưng từ nguồn cội đó mà đâm hoa kết trái sanh tạo ra một cây mới có tên ‘Phật giáo’. Ngài Tất Đạt Đa đã vay mượn rất nhiều ý tưởng và danh xưng từ Ấn giáo để thuyết pháp, ngay cả cái tên ‘Phật’ (Buddha) cũng là của Ấn giáo.

Nhưng không phải vì ‘công lao khai sáng’ của ngài Kapila, người sáng lập nên môn phái Samkhya, để tôi thấy cần phải nhắc đến nó. Lý do quan trọng hơn là vì quan điểm triết học của Samkhya rất tương hợp với quan điểm về thế giới và nhân sinh của hầu hết mọi người chúng ta. Hãy nhìn xem tín ngưỡng dân gian của Việt Nam thì rõ: vừa duy vật vừa duy tâm, tin có thế giới thật xung quanh mình đồng thời cũng tin có ‘cõi âm’ của người chết. Tôi không ngạc nhiên chút nào khi nhận thấy phần lớn phật tử đều vô tình theo tư tưởng triết lý của Samkhya (số ít còn lại theo Yoga với Vedanta) bởi vì họ hiểu sai triết lý Phật giáo nên sẽ theo quan điểm bẩm sinh của con người.

Ấn giáo có 6 môn phái lớn (Lục đại môn phái). Tôi nhận thấy trong đó có 3 phái có tư tưởng nổi bật, các phái còn lại chỉ khác nhau về cách thực hành.

- Samkhya: theo Nhị nguyên. Phái này cho rằng thế giới có hai bản nguyên vật chất và tinh thần cùng tồn tại, không cái nào có trước hay sinh ra cái kia mà cả hai tự thân tồn tại. Vật chất có bản tính là hoạt động, luôn biến đổi, tối tăm, vô tri, thô ráp, hữu hình…Tinh thần thì có những bản tính ngược lại: bất động, bất biến, vi tế, có tri giác, vô hình tướng…Cả hai bản nguyên đều có nhược điểm, giống như người què và người mù, nên người mù cõng người què sẽ cộng sinh nhau vượt qua bất lợi.

Bản nguyên tinh thần là số nhiều, ứng với mỗi con người đều có nó, được gọi là Chân Ngã (Purusha). Nói khác đi, Chân Ngã chính là cái Ta (tôi) của mình, vì chỉ có nó mới có tính tri giác, hiểu biết. Nhưng khi nhập vào thế gian trần tục, con người lại quên mất mình là ai, cứ tưởng ‘Tôi’ chính là thân xác này, luôn chăm lo cho nó đến khi bệnh, già yếu sắp chết lại lo sợ, khổ não vì nó. Sau khi chết thì con người bị trôi lăn theo dòng sinh tử luân hồi bất tận, chịu đựng biết bao điều khổ ải. Trong suốt quá trình đó, Chân Ngã vẫn thản nhiên ngắm nhìn, vì bản tính của nó là thụ động, vô tình. Chỉ đến khi có ai đó nhận ra mình chính là Chân Ngã, thì đó là bậc giác ngộ. Lúc này Chân Ngã sẽ rút lui ra khỏi thế gian, không còn tự trói buộc vào vật chất. Đó là sự giải thoát để nhận chân ra mình chính là Chân Ngã, bất sinh bất diệt, vô hình vô tướng, có tri giác sáng suốt, không còn phiền não vì sự vô minh trước đây nữa. Tất nhiên Chân Ngã tương ứng với mỗi người, do có sự riêng biệt nhau nên người đã giác ngộ thì không thể làm cho những người vô minh khác nhờ vậy mà giác ngộ theo được.

Điều thú vị là Samkhya đánh giá tích cực về sự khổ ải của con người. Samkhya cho rằng chính vì Khổ nên con người mới tìm cách thoát khổ, do có Khổ nên mới suy tư tìm kiếm và nhận ra Chân Ngã. Nếu không có Khổ thì con người mãi trôi lăn theo dòng tái sinh luân hồi, không thể giải thoát được.

Về phương cách để thoát khỏi vô minh, đạt đến sự giác ngộ và giải thoát thì Samkhya cho rằng con người phải dùng trí óc để suy ngẫm, chiêm nghiệm. Lúc này ở Ấn Độ chưa có phương pháp Thiền định.

- Yoga: Ấn giáo lúc này đã từ bỏ Nhị nguyên của Samkhya để theo tư tưởng duy tâm. Yoga cho rằng con người gồm 3 phần: thân xác, ý thức và linh hồn. Linh Hồn mới đích thực là cái Ta của con người. Sau khi chết thì thân xác và ý thức bị hoại diệt, còn linh hồn thì bất diệt và nó (tức là cái Ta) tái sanh vào các cõi tuỳ theo nghiệp lực của người đó khi còn sống. Linh Hồn của con người được gọi là Tiểu Ngã (Atman). Linh Hồn của vũ trụ được gọi là Đại Ngã (Brahman). Vũ trụ này chỉ là giả ảo chứ không có thật, vì do Đại Ngã mộng tưởng ra. Tiểu Ngã của con người và Đại Ngã của vũ trụ đều có cùng bản chất, đó là có tri giác, vô sinh bất diệt. Chỉ khi nào hành giả (người thực hành thiền định) đạt đến mức độ hoà nhập Tiểu Ngã của mình vào Đại Ngã của vũ trụ, thì khi đó hành giả đắc đạo, giải thoát. Yoga dùng hình tượng các dòng sông giống như Tiểu Ngã, sau khi chảy ra biển thì hoà vào đại dương làm thành một, với bản chất đều là nước. Đến lúc này thì hành giả mới nhận ra Ta chính là Brahman, là độc tôn, tối thượng, vô sinh bất diệt, toàn tri toàn giác, an lạc vĩnh hằng…

- Vedanta: cũng là tư tưởng duy tâm như Yoga, nhưng phủ nhận Tiểu Ngã, chỉ thừa nhận một Đại Ngã duy nhất. Nhất nguyên luận Vedanta xuất hiện cùng thời với Duy thức tông của Phật giáo, do hai anh em Duy Trước và Thế Thân sáng lập. Điểm thú vị là cả hai đều có chung tư tưởng. Theo Vedanta thì vũ trụ là giả ảo, và cả Tiểu Ngã cũng là giả ảo nốt. Chỉ có một thứ có thật, đó là Brahman, là Linh hồn của vũ trụ. Lấy ví dụ khi chúng ta nằm mơ cho dễ hiểu: người nằm ngủ mơ là Brahman, hoá thân của người đó trong giấc mơ là Atman, cảnh giới trong mơ là vũ trụ mà chúng ta đang sống. Theo đó thì thấy thế giới trong mơ là giả ảo, hoá thân của chủ thể nằm mơ cũng là giả ảo. Thế nhưng tuy là giả ảo không thật nhưng nhờ có hoá thân của chủ thể (cái Ta giả tạo) mới có cái để gọi là ‘tỉnh giấc mộng’ để trở lại với chủ thể (cái Ta chân thật).

Tóm lược vậy cũng rõ tư tưởng triết lý của Ấn Độ rồi. Dạo này tôi không khoẻ nên không thể nói nhiều (mà thật ra nói nhiều cũng nhiêu đó chuyện). Nhưng vậy cũng đủ rồi, đến đây thì mọi người cũng hiểu vì sao trước đây Đức Phật không nói gì đến Thượng Đế cả. Tất nhiên tư tưởng triết lý Phật giáo không có Thượng Đế nhưng ngài cũng không bác bỏ sự tồn tại của Thượng Đế…

Giờ thì tôi đang mong chờ được nghe ngài Viên Quang bày tỏ quan điểm của mình. Tôi rất vui nếu được ngài góp ý sửa sai, hoặc bổ sung những thiếu sót.

À, còn cái tựa PGDT phi PG không hiểu ý ngài là gì. Chẳng lẽ ngài cho rằng Phật giáo Đại Thừa không phải là Phật giáo, hay cho rằng ý tôi là như vậy?
 

VQ6

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
25 Thg 3 2015
Bài viết
151
Điểm tương tác
45
Điểm
28
Kính ngài Viên Quang.

Ngài khiêm tốn nói vậy thôi, chứ kiến thức phật học của ngài đã bộc lộ qua những gì ngài đã giảng giải. Đơn cử qua chủ đề ‘Tiểu Thừa, Đại Thừa’ mà ngài nói vừa rồi, những gì ngài nói tới không chỉ Phật giáo mà cả Ấn Độ giáo tôi cũng không biết. Còn tôi thì tự biết bản thân có trí nhớ kém, học trước quên sau, vả lại cũng không muốn tìm biết nhiều nên chỉ mong tìm hiểu và nắm được điểm cốt tuỷ của hai tôn giáo trên.

Thiết tưởng ngài Viên Quang cũng có cùng cách hiểu với tôi về Ngã và Chân Như chứ nhỉ, vì cả hai người đều đã giải thích và định nghĩa về chúng nhiều lần rồi. Nhưng ngài đã cật vấn như vậy thì tôi sẽ nói lại lần nữa, nói lại luôn về tư tưởng triết lý của Ấn Độ giáo.

Có những điều tưởng ai cũng cùng chung cách hiểu như mình, nhưng khi thảo luận một hồi lâu lại té ra là mỗi người hiểu vấn đề theo cách khác nhau, nên thành ra ‘ông nói gà, bà nói vịt’ thật là phí công!

Chân Như:

Đầu tiên xin nói qua về cái này trước. Tôi tạm định nghĩa như sau:

- Chân Như là tên gọi của Phật giáo Đại Thừa, dùng để nói đến bản chất của vũ trụ.

Trong khi PG Tiểu Thừa dùng tên gọi Niết Bàn, thì PG Đại Thừa đặt ra rất nhiều tên gọi để nói về bản chất (bản thể, thật tướng…) của vũ trụ (thế gian, thế giới…), ví dụ: Chân Như, Chân Tâm, Chân Không, Chân Ngã, Tánh Không, Phật tánh, Đạo, Ông Chủ, v.v…

Các tôn giáo khác có những tên gọi khác: Lão giáo gọi là Đạo, Ấn giáo gọi là Chân ngã (Purusha) hoặc Đại ngã (Brahman)…

Tôi mới đưa ra định nghĩa thôi, không bàn sâu vào Chân Như. Nếu ngài Viên Quang có cách hiểu khác nữa thì tôi xin nghe, vì không muốn lâm vào tình cảnh ‘ông nói gà, bà nói vịt’. Chỉ khi nào biết rõ hai người nói cùng một vấn đề thì mới bàn luận được.

Ngã:

Tôi đã từng hỏi LaughingHaHa (hiện cũng là thành viên của diễn đàn này) là trong kinh Phật có định nghĩa Ngã là gì hay không. LaughingHaHa là người có trí nhớ siêu đẳng, thông thuộc hầu hết kinh Phật, nhưng ông ta nói rằng không tìm thấy chỗ nào định nghĩa về Ngã cả. Thoạt đầu tôi cảm thấy ngạc nhiên lắm, vì khái niệm về Ngã (Bản Ngã) và Vô Ngã (không có Bản Ngã) là vấn đề cốt tuỷ trong cả hai tôn giáo lớn là Phật giáo và Ấn giáo, các đại sư của họ tranh luận không dứt mà cớ lại không nêu định nghĩa về Ngã. Chẳng lẽ họ không sợ lâm vào cảnh ‘ông nói gà bà nói vịt’ vì hiểu vấn đề khác nhau hay sao. Nhưng sau đó tôi lại cảm thấy có thể hiểu, tất nhiên là theo sự suy diễn cảm tính thôi. Bởi vì tôi chợt nhận thấy họ cũng không hề định nghĩa về Thượng Đế và Linh Hồn là gì.

Chúng ta thường hay tranh luận với nhau về triết học, tâm linh nên Thượng Đế và Linh Hồn là hai cái tên thường được đề cập đến. Thế nhưng ai nấy đều bỏ qua, không thắc mắc rằng Thượng Đế là gì, Linh Hồn là gì trong khi vẫn cứ tranh cãi nhau là chúng có tồn tại hay không. Tại sao lại như vậy? Tại vì ai cũng hiểu đó là gì, và mặc nhiên nghĩ rằng người khác cũng hiểu giống mình.

Do đó tôi suy diễn rằng NGÃ là một khái niệm mà họ đã ngầm hiểu với nhau rồi, không cần phải thắc mắc đến cái mà ‘ai cũng biết đó là cái gì’. Cũng như có nhóm người đang tranh cãi nhau về Thượng Đế và Linh Hồn, nếu có ai nảy sinh thắc mắc mấy thứ đó là cái chi chi thì chắc mấy người kia sẽ tròn mắt lên tỏ vẻ ngạc nhiên lắm.

Vậy nên chúng ta chỉ còn cách tự hiểu thông qua kinh sách. Tôi định nghĩa về Ngã như sau:

- Ngã là cái gì đó tự thân hiện hữu.

Khi nói đến tự thân hiện hữu (tự tồn tại) thì ý tôi muốn nói sự hiện hữu một cách độc lập. Chẳng hạn một sự vật hiện tượng A nào đó, nếu nó tự thân hiện hữu thì có nghĩa là nó tự có sẵn như vậy, không phải do cái gì sinh ra nó thì nó mới hiện hữu.

Trước đây có nhiều người nêu ra những định nghĩa về Ngã. Chẳng hạn Ngã là cái Ta, Ngã là sự kiêu căng ngạo mạn…Đây là những cách hiểu về Ngã tuy không sai nhưng nó phiến diện, thiếu sót, không bao quát, hoặc là chỉ hệ quả liên quan.

Cũng giống Chân Như, nếu ngài Viên Quang có cách hiểu khác về Ngã thì rất mong ngài nói ra để chúng ta cùng toạ đàm. Nếu cách hiểu của ngài mới là đúng đắn thì tôi vứt ngay quan điểm về Ngã của mình vào sọt rác.

Triết lý của Ấn giáo:

Ngài Viên Quang yêu cầu tôi khái quát tư tưởng triết lý của hai môn phái Yoga và Vedanta. Nhưng tôi nhận thấy nếu không nhắc đến môn phái Samkhya (Số luận) thì thật là một thiếu sót rất lớn. Tại sao vậy? Tại vì nó là môn phái cổ xưa nhất, là cội nguồn của Ấn giáo. Tôi muốn nói thẳng luôn mà không ngại rằng Samkhya cũng là cội nguồn, là gốc rễ của Phật giáo. Tất nhiên Phật giáo không phải là nhánh cây trên cái cây có tên ‘Ấn Độ giáo’ (hay còn gọi là Bà la môn giáo) nhưng từ nguồn cội đó mà đâm hoa kết trái sanh tạo ra một cây mới có tên ‘Phật giáo’. Ngài Tất Đạt Đa đã vay mượn rất nhiều ý tưởng và danh xưng từ Ấn giáo để thuyết pháp, ngay cả cái tên ‘Phật’ (Buddha) cũng là của Ấn giáo.

Nhưng không phải vì ‘công lao khai sáng’ của ngài Kapila, người sáng lập nên môn phái Samkhya, để tôi thấy cần phải nhắc đến nó. Lý do quan trọng hơn là vì quan điểm triết học của Samkhya rất tương hợp với quan điểm về thế giới và nhân sinh của hầu hết mọi người chúng ta. Hãy nhìn xem tín ngưỡng dân gian của Việt Nam thì rõ: vừa duy vật vừa duy tâm, tin có thế giới thật xung quanh mình đồng thời cũng tin có ‘cõi âm’ của người chết. Tôi không ngạc nhiên chút nào khi nhận thấy phần lớn phật tử đều vô tình theo tư tưởng triết lý của Samkhya (số ít còn lại theo Yoga với Vedanta) bởi vì họ hiểu sai triết lý Phật giáo nên sẽ theo quan điểm bẩm sinh của con người.

Ấn giáo có 6 môn phái lớn (Lục đại môn phái). Tôi nhận thấy trong đó có 3 phái có tư tưởng nổi bật, các phái còn lại chỉ khác nhau về cách thực hành.

- Samkhya: theo Nhị nguyên. Phái này cho rằng thế giới có hai bản nguyên vật chất và tinh thần cùng tồn tại, không cái nào có trước hay sinh ra cái kia mà cả hai tự thân tồn tại. Vật chất có bản tính là hoạt động, luôn biến đổi, tối tăm, vô tri, thô ráp, hữu hình…Tinh thần thì có những bản tính ngược lại: bất động, bất biến, vi tế, có tri giác, vô hình tướng…Cả hai bản nguyên đều có nhược điểm, giống như người què và người mù, nên người mù cõng người què sẽ cộng sinh nhau vượt qua bất lợi.

Bản nguyên tinh thần là số nhiều, ứng với mỗi con người đều có nó, được gọi là Chân Ngã (Purusha). Nói khác đi, Chân Ngã chính là cái Ta (tôi) của mình, vì chỉ có nó mới có tính tri giác, hiểu biết. Nhưng khi nhập vào thế gian trần tục, con người lại quên mất mình là ai, cứ tưởng ‘Tôi’ chính là thân xác này, luôn chăm lo cho nó đến khi bệnh, già yếu sắp chết lại lo sợ, khổ não vì nó. Sau khi chết thì con người bị trôi lăn theo dòng sinh tử luân hồi bất tận, chịu đựng biết bao điều khổ ải. Trong suốt quá trình đó, Chân Ngã vẫn thản nhiên ngắm nhìn, vì bản tính của nó là thụ động, vô tình. Chỉ đến khi có ai đó nhận ra mình chính là Chân Ngã, thì đó là bậc giác ngộ. Lúc này Chân Ngã sẽ rút lui ra khỏi thế gian, không còn tự trói buộc vào vật chất. Đó là sự giải thoát để nhận chân ra mình chính là Chân Ngã, bất sinh bất diệt, vô hình vô tướng, có tri giác sáng suốt, không còn phiền não vì sự vô minh trước đây nữa. Tất nhiên Chân Ngã tương ứng với mỗi người, do có sự riêng biệt nhau nên người đã giác ngộ thì không thể làm cho những người vô minh khác nhờ vậy mà giác ngộ theo được.

Điều thú vị là Samkhya đánh giá tích cực về sự khổ ải của con người. Samkhya cho rằng chính vì Khổ nên con người mới tìm cách thoát khổ, do có Khổ nên mới suy tư tìm kiếm và nhận ra Chân Ngã. Nếu không có Khổ thì con người mãi trôi lăn theo dòng tái sinh luân hồi, không thể giải thoát được.

Về phương cách để thoát khỏi vô minh, đạt đến sự giác ngộ và giải thoát thì Samkhya cho rằng con người phải dùng trí óc để suy ngẫm, chiêm nghiệm. Lúc này ở Ấn Độ chưa có phương pháp Thiền định.

- Yoga: Ấn giáo lúc này đã từ bỏ Nhị nguyên của Samkhya để theo tư tưởng duy tâm. Yoga cho rằng con người gồm 3 phần: thân xác, ý thức và linh hồn. Linh Hồn mới đích thực là cái Ta của con người. Sau khi chết thì thân xác và ý thức bị hoại diệt, còn linh hồn thì bất diệt và nó (tức là cái Ta) tái sanh vào các cõi tuỳ theo nghiệp lực của người đó khi còn sống. Linh Hồn của con người được gọi là Tiểu Ngã (Atman). Linh Hồn của vũ trụ được gọi là Đại Ngã (Brahman). Vũ trụ này chỉ là giả ảo chứ không có thật, vì do Đại Ngã mộng tưởng ra. Tiểu Ngã của con người và Đại Ngã của vũ trụ đều có cùng bản chất, đó là có tri giác, vô sinh bất diệt. Chỉ khi nào hành giả (người thực hành thiền định) đạt đến mức độ hoà nhập Tiểu Ngã của mình vào Đại Ngã của vũ trụ, thì khi đó hành giả đắc đạo, giải thoát. Yoga dùng hình tượng các dòng sông giống như Tiểu Ngã, sau khi chảy ra biển thì hoà vào đại dương làm thành một, với bản chất đều là nước. Đến lúc này thì hành giả mới nhận ra Ta chính là Brahman, là độc tôn, tối thượng, vô sinh bất diệt, toàn tri toàn giác, an lạc vĩnh hằng…

- Vedanta: cũng là tư tưởng duy tâm như Yoga, nhưng phủ nhận Tiểu Ngã, chỉ thừa nhận một Đại Ngã duy nhất. Nhất nguyên luận Vedanta xuất hiện cùng thời với Duy thức tông của Phật giáo, do hai anh em Duy Trước và Thế Thân sáng lập. Điểm thú vị là cả hai đều có chung tư tưởng. Theo Vedanta thì vũ trụ là giả ảo, và cả Tiểu Ngã cũng là giả ảo nốt. Chỉ có một thứ có thật, đó là Brahman, là Linh hồn của vũ trụ. Lấy ví dụ khi chúng ta nằm mơ cho dễ hiểu: người nằm ngủ mơ là Brahman, hoá thân của người đó trong giấc mơ là Atman, cảnh giới trong mơ là vũ trụ mà chúng ta đang sống. Theo đó thì thấy thế giới trong mơ là giả ảo, hoá thân của chủ thể nằm mơ cũng là giả ảo. Thế nhưng tuy là giả ảo không thật nhưng nhờ có hoá thân của chủ thể (cái Ta giả tạo) mới có cái để gọi là ‘tỉnh giấc mộng’ để trở lại với chủ thể (cái Ta chân thật).

Tóm lược vậy cũng rõ tư tưởng triết lý của Ấn Độ rồi. Dạo này tôi không khoẻ nên không thể nói nhiều (mà thật ra nói nhiều cũng nhiêu đó chuyện). Nhưng vậy cũng đủ rồi, đến đây thì mọi người cũng hiểu vì sao trước đây Đức Phật không nói gì đến Thượng Đế cả. Tất nhiên tư tưởng triết lý Phật giáo không có Thượng Đế nhưng ngài cũng không bác bỏ sự tồn tại của Thượng Đế…

Giờ thì tôi đang mong chờ được nghe ngài Viên Quang bày tỏ quan điểm của mình. Tôi rất vui nếu được ngài góp ý sửa sai, hoặc bổ sung những thiếu sót.

À, còn cái tựa PGDT phi PG không hiểu ý ngài là gì. Chẳng lẽ ngài cho rằng Phật giáo Đại Thừa không phải là Phật giáo, hay cho rằng ý tôi là như vậy?
Kính xin cảm ơn sự Minh Triết tuyệt vời của Ngài doccoden, đã mở rộng tầm nhìn của VQ.

Vâng. VQ xin tô đậm những điểm mà ngài đã khai thị. mong ngài duyệt lại nhé:

1/. Chân Như:

định nghĩa như sau:

- Chân Như là tên gọi của Phật giáo Đại Thừa, dùng để nói đến bản chất của vũ trụ.

Trong khi PG Tiểu Thừa dùng tên gọi Niết Bàn, thì PG Đại Thừa đặt ra rất nhiều tên gọi để nói về bản chất (bản thể, thật tướng…) của vũ trụ (thế gian, thế giới…), ví dụ: Chân Như, Chân Tâm, Chân Không, Chân Ngã, Tánh Không, Phật tánh, Đạo, Ông Chủ, v.v…

Các tôn giáo khác có những tên gọi khác: Lão giáo gọi là Đạo, Ấn giáo gọi là Chân ngã (Purusha) hoặc Đại ngã (Brahman)…

2/. Ngã:
định nghĩa về Ngã như sau:

- Ngã là cái gì đó tự thân hiện hữu.

Khi nói đến tự thân hiện hữu (tự tồn tại) thì ý tôi muốn nói sự hiện hữu một cách độc lập. Chẳng hạn một sự vật hiện tượng A nào đó, nếu nó tự thân hiện hữu thì có nghĩa là nó tự có sẵn như vậy, không phải do cái gì sinh ra nó thì nó mới hiện hữu.

Trước đây có nhiều người nêu ra những định nghĩa về Ngã. Chẳng hạn Ngã là cái Ta, Ngã là sự kiêu căng ngạo mạn…Đây là những cách hiểu về Ngã tuy không sai nhưng nó phiến diện, thiếu sót, không bao quát, hoặc là chỉ hệ quả liên quan.

3/. Triết lý của Ấn giáo:
a). Phái Samkhya :
- Samkhya: theo Nhị nguyên. Phái này cho rằng thế giới có hai bản nguyên vật chất và tinh thần cùng tồn tại, không cái nào có trước hay sinh ra cái kia mà cả hai tự thân tồn tại. Vật chất có bản tính là hoạt động, luôn biến đổi, tối tăm, vô tri, thô ráp, hữu hình…Tinh thần thì có những bản tính ngược lại: bất động, bất biến, vi tế, có tri giác, vô hình tướng…Cả hai bản nguyên đều có nhược điểm, giống như người què và người mù, nên người mù cõng người què sẽ cộng sinh nhau vượt qua bất lợi.

Bản nguyên tinh thần là số nhiều, ứng với mỗi con người đều có nó, được gọi là Chân Ngã (Purusha). Nói khác đi, Chân Ngã chính là cái Ta (tôi) của mình, vì chỉ có nó mới có tính tri giác, hiểu biết. Nhưng khi nhập vào thế gian trần tục, con người lại quên mất mình là ai, cứ tưởng ‘Tôi’ chính là thân xác này, luôn chăm lo cho nó đến khi bệnh, già yếu sắp chết lại lo sợ, khổ não vì nó. Sau khi chết thì con người bị trôi lăn theo dòng sinh tử luân hồi bất tận, chịu đựng biết bao điều khổ ải. Trong suốt quá trình đó, Chân Ngã vẫn thản nhiên ngắm nhìn, vì bản tính của nó là thụ động, vô tình. Chỉ đến khi có ai đó nhận ra mình chính là Chân Ngã, thì đó là bậc giác ngộ. Lúc này Chân Ngã sẽ rút lui ra khỏi thế gian, không còn tự trói buộc vào vật chất. Đó là sự giải thoát để nhận chân ra mình chính là Chân Ngã, bất sinh bất diệt, vô hình vô tướng, có tri giác sáng suốt, không còn phiền não vì sự vô minh trước đây nữa. Tất nhiên Chân Ngã tương ứng với mỗi người, do có sự riêng biệt nhau nên người đã giác ngộ thì không thể làm cho những người vô minh khác nhờ vậy mà giác ngộ theo được.

Điều thú vị là Samkhya đánh giá tích cực về sự khổ ải của con người. Samkhya cho rằng chính vì Khổ nên con người mới tìm cách thoát khổ, do có Khổ nên mới suy tư tìm kiếm và nhận ra Chân Ngã. Nếu không có Khổ thì con người mãi trôi lăn theo dòng tái sinh luân hồi, không thể giải thoát được.

Về phương cách để thoát khỏi vô minh, đạt đến sự giác ngộ và giải thoát thì Samkhya cho rằng con người phải dùng trí óc để suy ngẫm, chiêm nghiệm.

b). Phái Yoga:
Ấn giáo lúc này đã từ bỏ Nhị nguyên của Samkhya để theo tư tưởng duy tâm. Yoga cho rằng con người gồm 3 phần: thân xác, ý thức và linh hồn. Linh Hồn mới đích thực là cái Ta của con người. Sau khi chết thì thân xác và ý thức bị hoại diệt, còn linh hồn thì bất diệt và nó (tức là cái Ta) tái sanh vào các cõi tuỳ theo nghiệp lực của người đó khi còn sống. Linh Hồn của con người được gọi là Tiểu Ngã (Atman). Linh Hồn của vũ trụ được gọi là Đại Ngã (Brahman). Vũ trụ này chỉ là giả ảo chứ không có thật, vì do Đại Ngã mộng tưởng ra. Tiểu Ngã của con người và Đại Ngã của vũ trụ đều có cùng bản chất, đó là có tri giác, vô sinh bất diệt. Chỉ khi nào hành giả (người thực hành thiền định) đạt đến mức độ hoà nhập Tiểu Ngã của mình vào Đại Ngã của vũ trụ, thì khi đó hành giả đắc đạo, giải thoát. Yoga dùng hình tượng các dòng sông giống như Tiểu Ngã, sau khi chảy ra biển thì hoà vào đại dương làm thành một, với bản chất đều là nước. Đến lúc này thì hành giả mới nhận ra Ta chính là Brahman, là độc tôn, tối thượng, vô sinh bất diệt, toàn tri toàn giác, an lạc vĩnh hằng…

c). Phái Vedanta:
cũng là tư tưởng duy tâm như Yoga, nhưng phủ nhận Tiểu Ngã, chỉ thừa nhận một Đại Ngã duy nhất. Nhất nguyên luận Vedanta xuất hiện cùng thời với Duy thức tông của Phật giáo, do hai anh em Duy Trước và Thế Thân sáng lập. Điểm thú vị là cả hai đều có chung tư tưởng. Theo Vedanta thì vũ trụ là giả ảo, và cả Tiểu Ngã cũng là giả ảo nốt. Chỉ có một thứ có thật, đó là Brahman, là Linh hồn của vũ trụ. Lấy ví dụ khi chúng ta nằm mơ cho dễ hiểu: người nằm ngủ mơ là Brahman, hoá thân của người đó trong giấc mơ là Atman, cảnh giới trong mơ là vũ trụ mà chúng ta đang sống. Theo đó thì thấy thế giới trong mơ là giả ảo, hoá thân của chủ thể nằm mơ cũng là giả ảo. Thế nhưng tuy là giả ảo không thật nhưng nhờ có hoá thân của chủ thể (cái Ta giả tạo) mới có cái để gọi là ‘tỉnh giấc mộng’ để trở lại với chủ thể (cái Ta chân thật).

4/. Phật giáo:
Phật giáo không phải là nhánh cây trên cái cây có tên ‘Ấn Độ giáo’ (hay còn gọi là Bà la môn giáo) nhưng từ nguồn cội đó mà đâm hoa kết trái sanh tạo ra một cây mới có tên ‘Phật giáo’. Ngài Tất Đạt Đa đã vay mượn rất nhiều ý tưởng và danh xưng từ Ấn giáo để thuyết pháp, ngay cả cái tên ‘Phật’ (Buddha) cũng là của Ấn giáo.

**********************************

Thưa Ngài: VQ sắp xếp trình tự như thế. Có làm sai lệch ý chỉ của ngài không ạ ?

Nếu những ý tưởng trên phù hợp. Vậy VQ kính đàm đạo tiếp với ngài ạ.
 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63
Kính ngài Viên Quang.

Ngài đừng nên dùng những ngôn từ như vậy với tôi, khách sáo quá làm cho chúng ta bàn luận không được thoải mái đâu.

Những gì tôi trình bày có thể đảo lộn thứ tự. Ngài cứ tự nhiên nói tiếp, tôi xin lắng nghe.
 

VQ6

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
25 Thg 3 2015
Bài viết
151
Điểm tương tác
45
Điểm
28
Kính thưa Ngài doccoden.
Ở phần các Quan điểm nêu trên. có một số điểm VQ đồng ý với Bạn. Như:

Đoạn 4:
4/. Phật giáo:
Phật giáo không phải là nhánh cây trên cái cây có tên ‘Ấn Độ giáo’ (hay còn gọi là Bà la môn giáo) nhưng từ nguồn cội đó mà đâm hoa kết trái sanh tạo ra một cây mới có tên ‘Phật giáo’. Ngài Tất Đạt Đa đã vay mượn rất nhiều ý tưởng và danh xưng từ Ấn giáo để thuyết pháp, ngay cả cái tên ‘Phật’ (Buddha) cũng là của Ấn giáo.

Tương tự như bạn. trước đây VQ cũng thấy: Cái gọi là hình thức tu sĩ cạo đầu, quấn y Ấn Độ, mang bình bát khất thực là của Tu Sĩ Bà la môn Ấn Độ, cho đến ngồi thiền, tụng kinh, khổ hạnh v.v... đều là hình thức của Bà la môn.

Đoạn 2: Về các quan điểm NGÃ VQ cũng đồng ý với Bạn.

Đoạn 3/. Triết lý của Ấn giáo: VQ dốt đặc nên chỉ lấy những đại ý của Bạn mà làm điểm tựa để so sánh mà thôi.

Vậy ngoài những điểm này. Rất mong ngài chỉ điểm thêm ạ.
 

VQ6

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
25 Thg 3 2015
Bài viết
151
Điểm tương tác
45
Điểm
28
Sau đây. VQ xin nêu lên một số điểm mà chúng ta chưa đồng Ý với nhau.
Xin phân trần. VQ nêu lên, không có ý phân cao thấp. cũng không có ý thuyết phục Bạn thuận theo.- Vì VQ biết rõ "Các Pháp bình đẳng. không có cao thấp".

Có thể do môi trường tiếp thu, do căn cơ, do nhân duyên hoặc do một lý do nào sâu xa mà chúng ta có suy nghĩ, có hành động, có sự nhận thức khác nhau.- Điều đó không hề quan trọng. Bây giờ tuy chưa chấp nhận nhưng biết đâu... 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa có khi VQ hoặc Bạn suy nghĩ lại thì sao !!!

Thưa. Đây là những suy tư, không giống ai của VQ:

1/. Ngài nói:
trong khi lại kết luận là Tiểu Thừa chỉ thấy bằng Nhị nguyên nên không thấy được Chân Như. Đúng là Tiểu Thừa không thấy Chân Như, mà chỉ thấy Niết Bàn. À mà Chân Như là cái gì khác Niết Bàn nhỉ, hay chỉ là tên gọi khác?
1G/. Theo hàm ý câu trên. VQ thấy Chúng ta chưa ăn ý. Gồm 2 điểm:

a). Nhị Nguyên không thấy được Chân Như.

b) Niết Bàn (Tiểu Thừa) là tên gọi khác của Chân Như.

+ Về câu a). Ý VQ muốn diễn tả là: Nhị Nguyên có 2 nguồn tư tưởng:
* Nhị Nguyên Thế Gian: Là những tư tưởng có 2 mặt đối đãi. Như Đúng- Sai v.v...
* Nhị Nguyên Theo PG: Là những gì được khởi động bằng Thức.

Nếu dùng các loại Nhị Nguyên tư tưởng đó. thì không thể thấy được Chân Như.- Vì Chân Như:
“Nhất thiết chư pháp tùng bản dĩ lai, ly văn tự tướng, ly ngôn thuyết tướng, ly Tâm duyên tướng ,tất cánh bình đẳng ,bất khả phá hoại ,duy thị nhất Tâm, cố danh Chơn Như”.

Nghĩa là: Thật tế các pháp từ xưa đến nay, chúng nó lìa tướng nói năng, văn tự, suy lường, phân biệt, đều rốt ráo bình đẳng trong tánh không, không sanh, không diệt. Tạm gọi là CHÂN NHƯ.
Như vậy thì làm sao có thể dùng Nhị Nguyên được khởi động bằng Ý thức, mà có thể thấy được. !!!

Nói cách khác: Những gì nói ra được, suy nghĩ được, định nghĩa được, thấy được, nghe được v.v... thì đã lìa xa Chân Như rồi....

(Còn vế sau của câu này, bài kế chúng ta sẽ nói)
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
hà hà [smile]

có những câu truyện LỊCH SỬ thì chúng ta nên trở lại lịch sử .. để nhìn lại nguồn gốc 1 tí ....bởi vì bài viết của thày VQ "NGẮN QUÁ" .. có nhiều khi bỏ bớt đi những bối cảnh, nguyên lý hỏng kể ra .. nên ... đọc nhiều khi cũng có nhiều đoạn khiến người đọc vì thiếu những bối cảnh đó .. cũng dễ bị bối rối, vướng mắc ở cách thức hành văn .. ý văn .. vv... [smile] ...


- Đức Phật thì tu thành Phật ---> đúng chứ [smile]

nhưng khi truyền dạy .. thì đức Phật giảng PHÁP [smile] --> chứ không thì giảng gì ? [smile]

những lời giảng dạy của Phật thì người ta kết tập và KINH ĐIỂN ...


Do đó ... trong 1 lần kết tập ... 1 số các nhà sư, luận sư thời đó ... không đồng ý ... họ tự tách ra khỏi lập thành môn hộ mới .. gọi là môn hộ ĐI THEO CON ĐƯỜNG NGƯỜI XƯA --> PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY (có khi hay được gọi là TIỂU THỪA [smile])

vậy thì ... chúng ta tiếp theo BỐI CẢNH thành lập của THƯỢNG TỌA BỘ .. xem họ làm gì .. thực hành gì .. theo đường của người XƯA --> NGƯỜI XƯA đây chính là đức PHẬT THÍCH CA đó [smile]


(i) Trò và Thầy ...

Thông thường sự học hỏi giữa trò và thầy ...xảy ra ở CỐT CÁCH và TINH THẦN .... chỗ "KHÓ" ở đây chính là CỐT CÁCH ĐÓ: là CÁC PHÁP đức PHẬT dạy thực hành .. và TINH THẦN --> chính là TINH THẦN VÔ NGÃ

vì vậy ... mới có nguyên lý TAM PHÁP ẤN .. để bảo đảm người thực hành, học hỏi theo con đường đức PHẬT hiểu rõ --> Ý NGHĨA NIẾT BÀN [smile] ... mà đức PHẬT dạy người ta tu hành theo PHẬT PHÁP [gọi vậy cho đồng nhất để khỏi lẫn lộn]

Tam Pháp Ấn: VÔ THƯỜNG, KHỔ, VÔ NGÃ

VÔ THƯỜNG là 1 hiện thực xảy ra qua 1 quá trình diễn biến của DUYÊN KHỞI ... nhưng là hiện thực "ĐỐI VỚI TỰ NGÃ = SELF".... có nghĩa là ... dù có gì đi chăng nữa .. thì sự có mặt của VÔ THƯỜNG ... KHẲNG ĐỊNH 1 HIỆN THỰC --> KHÔNG CÓ TỰ NGÃ, NO-SELF

vấn đề này được biểu hiện qua công thức của Thập Nhị Nhân Duyên: Vô Minh --> Hành --> Thức --> Danh/Sắc --> ...... SANH [sanh mạng .. đi trong lục đạo luân hồi]

- đó là điểm khác biệt giữa ý nghĩa VÔ THƯỜNG đối với TỰ NGÃ luôn thường có của ẤN GIÁO ... gọi là Atman (tức là linh hồn bất biến - 1 CÁI TA - 1 cái TÔI BẤT BIẾN = SELF ) .... và vì vậy, VÔ NGÃ chính là anatman (giống đại ca - chính là NO-SELF) [smile] ...



NHỊ NGUYÊN ... nằm trong đối đãi của THỨC [smile]

đã là người thì chúng ta có NHẬN THỨC ... nhưng khi có nhận thức rùi .. thì chúng ta NHẬN THỨC CON NGƯỜI CHÚNG TA là ai ?

- nếu tôi nhận thức tôi là ai .. thì tôi sẽ vì ĐÓ ... mà CỐ GẮNG .. mà RA SỨC ... điều này bình thường dễ hiểu thôi mà [smile]

do đó, khi chúng ta NHẬN THỨC chúng ta là AI theo "NGUYÊN LÝ của TAM PHÁP ẤN" thì cũng dẫn đến nhiều vấn đề

... như đã nói ở trên . học thầy thì cũng học được CỐT CÁCH .. còn TINH THẦN thì có người giống 1, 2 .. đệ tử ruột thì giống 5, 7 ... siêu đệ tử như ngài CA DIẾP .. thì "MAY QUÁ" được 10 phần [smile] --> được CHIA NỬA CÁI GHẾ [smile]

vậy đó .. đức Phật giảng dạy PHẬT PHÁP .. thì có người học được 1, 2, 3, 5 .. 7, 9, 10 .. cả CỐT CÁCH và TINH THẦN của PHẬT PHÁP ĐÓ


trở lại vậy đi [smile] ... đó là chỗ thực hành của THƯỢNG TỌA BỘ ... theo sát PHẬT PHÁP mà đức PHẬT truyền dạy ...

- đại khái vầy đó .. thầy tôi dạy từng đó pháp ... ổng thành phật .. thi TUI THỰC HÀNH TỪNG ĐÓ PHÁP --> TUI CŨNG TU THÀNH PHẬT [smile]

cho nên ... Ý NGHĨA NIẾT BÀN --> ở trong đó .. TINH THẦN "VÔ NGÃ = NO SELF" ở trong đó của THƯỢNG TỌA BỘ ... về sau, vì thời đại thay đổi .. con người thay đổi ... nên ... "những phương pháp PHẬT PHÁP" mà Y CHANG HÌNH TƯỚNG ĐỨC PHẬT dạy hồi xưa .... --> trở thành BẤT CẬP ...

có thể nói .. đó là dòng biến chuyển của THỨC ... NHẬN THỨC .. đến cả "THƯỢNG TỌA BỘ" cũng thay đổi THAY ĐỔI PHƯƠNG TIỆN .. chứ hỏng hẳn còn NGUYÊN THỦY như NGƯỜI XƯA nữa ... mà sự thay đổi này cũng cần thiết [smile] --> TỐT CHO HỌ MÀ [smile]


(ii) Không Phải 1 ... Chẳng Phải 2 (smile)

hà hà .. chỗ này thích thú đâu ... đối với từng sinh mạng .. giả như chúng ta đi vào hai CỰC ĐOAN ĐI [smile] ... để dễ nắm bắt 2 ĐẦU ..

a. Ah ... đi con đường ...khẳng định CÓ TỰ NGÃ .. TỰ NGÃ

như vậy trong đối đãi nhị nguyên .. chúng ta đi ngược lại dòng vô thường, khẳng định là có 1 TỰ NGÃ thường hằng bất biến ... nhưng LÀM HOÀI CŨNG HỎNG ĐƯỢC ...

như là các vị ĐẠI ĐẾ .. Tần Thủy Hoàng = cũng là 1 TỰ NGÃ SIÊU CHỨ đấy .. nhưng cuối cùng cũng CHẾT .. và đối với cái chết .. thì buồn rầu .. CHÔN LÍNH .. LẬP ĐỊA CUNG [smile] ... để mà tiếp tục khẳng định TỰ NGÃ [smile]

như THÀNH CÁT TƯ HÃN .. cũng vậy thôi

hay như 1 NGƯỜI CỐ CHẤP .... biết rõ ... "ĐỊNH MẠNG" đã đổi thay ... "BẤT ĐỊNH" ... đột nhiên cái TRỐNG TRẢI ĐÓ khiến họ trở thành VÔ NGHĨA ... MÔNG LUNG ... HỤT HẪNG .. CHÁN NẢN .. hỏng biết phải làm gì ? [smile]


và nếu lập: CÓ TỰ NGÃ = NHỊ = (2) .. thì CỐ KHẲNG ĐỊNH TA = (2) hoài hỏng được ... nên câu kết luận là --> CHẲNG PHẢI HAI

như vậy ... CỐ THỂ NÀO --> CŨNG HỎNG ĐƯỢC ? [smile] ... điều này đúng chứ ? [smile]


b. Ah .. đây con đường khẳng định VÔ NGÃ

giả như chúng ta cố gắng CHẤP PHÁP .. cố khẳng định TA ĐÂY NÈ .. TA LÀ VÔ NGÃ ... nhưng chứng minh điều đó .. HỎNG DỄ [smile] ... cũng chẳng làm được

như ông sư MINH THIỆN gặp BỒ ĐỀ ĐẠT MA... nói cái gì cũng không .. không không không không ?

thì ngài BỒ ĐỀ ĐẠT MA kí cho 1 cái rùi nói: NGƯƠI NÓI CÁI GÌ CŨNG KHÔNG --> thì làm gì có ĐAU ?

do đó .. nếu nói tất cả VÔ NGÃ ... cố gắng ĐỒNG HÓA .. ÉP BUỘC "THÂN TÂM" trở thành VÔ NGÃ --> cũng hỏng được ..

À há ... VÔ NGÃ .. có 1 cái gì đó ... xảy ra 1 cách độc lập ... với cái "TA" = THÂN TÂM này ...

Ái chà .. KHỔ không ... khổ chưa [smile]

muốn khẳng định mình là (2) --> HỎNG ĐƯỢC

muốn khẳng định mình là (1) ---> HỎNG CHO [smile] ... đó là chỗ đức Phật ... bắt bí ngài ANAN trong KINH THỦ LĂNG NGHIÊM nhiều lần là vậy [smile]



đó cũng là thí dụ mà đức Phật dùng làm thí dụ HƯ KHÔNG ở trong kinh THỦ LĂNG NGHIÊM mà ngài ANAN [smile] cũng là 1 ĐỆ NHẤT THANH VĂN ... nhưng NGHE HỎNG HIỂU

- đã là THANH VĂN .. thì Y PHÁP thực hành ... nhưng TINH THẦN thì CHƯA XONG [smile] ...


(c) đó là chỗ "BIẾN MÃN KHẮP PHƯƠNG" ===> HƯ KHÔNG có khả năng BIẾN MÃN KHẮP PHƯƠNG .. ung dung tự tại ..

còn THÂN TÂM của 1 người bình thường ... dù chúng ta thấy TẤT CẢ VÔ THƯỜNG ... VÔ NGÃ là SỰ THẬT .. KHỔ là SỰ THẬT .. nhưng "NỘI DUNG VÔ NGÃ" thì VÔ VÀN --> mà THÂN PHẬN thì thật là HỮU HẠN [smile] ... ờ mà đúng hông ?


do đó ... trong thực hành .. phật đạo .. tam pháp ấn ... thì ngay đoạn đầu thầy VQ nói tới KHẾ LÝ .. KHẾ CƠ .. TAM PHÁP ẤN .. TINH THẦN của THƯỢNG TỌA BỘ .. TINH THẦN VÔ NGÃ trong giáo lý đức PHẬT ... --> và nói tới PHÁP ẤN THỨ 4 [smile] = THẬT TƯỚNG ẤN cũng chẳng ngoài nguyên lý CỐT CÁCH TINH THẦN này [smile]

vì vậy .. danh từ NIẾT BÀN.. thì chúng ta biết rùi .. đức PHẬT thọ ký THANH VĂN .. DUYÊN GIÁC .. BỒ TÁT .. thành PHẬT hết ... ... vì vậy .. chỉ cần khéo HIỂU DANH TỪ ---> CÀNG ĐÚNG VỚI TINH THẦN VÔ NGÃ --> thì càng rõ ... hơn thôi [smile]




(iii) thêm vào 1 tí ..về hai ngài VÔ TRƯỚC và THÊ THÂN .. thì cả hai ngài ấy .. đúng khởi đầu là tu tập bà la môn .. nhưng sau .. chuyển sang PHẬT GIÁO .. tu tập theo đức Phật .. và cũng từ từ ... NHẬP VÀO trong cái TINH THẦN VÔ NGÃ ... vào lúc cuối đời của họ ...

họ là những người sáng lập DUY THỨC.... nhưng ngay cả họ .. lúc đầu về "TÍNH KHÔNG" .. như là NGÀI LONG THỌ muốn truyền đạt .. HỌ CŨNG KHÔNG HOÀN TOÀN HIỂU .. sau này ... thì họ mới xong [smile]

nói về Atman (self) ... Brahman (supreme self) .. thì chỗ tương đối DỄ HIỂU .. DỄ PHÂN BIỆT với PHẬT GIÁO .. đó là nguyên lý BẤT SINH của PHẬT TÁNH ... Phật Tánh là Bất Sinh ...

cho nên --> hỏng có PHÂN LỚN NHỎ ... PHẬT TÁNH = tức là PHẬT TÁNH = đồng là KHÔNG bởi vì HƯ KHÔNG biến mãn khắp nơi .. không bị ngăn ngại [smile] ...

hơn nữa .. có LỚN có NHỎ .. thì mới có THẦN LINH và CHÚNG SINH [smile] ... cũng là chỗ dễ phân biệt giữa ĐỒNG THỂ ... và ĐỒNG THỂ, MÀ CÓ LỚN NHỎ CHẲNG ĐỒNG ..

tuy nhiên .. Bà La Môn sau này cũng có một số trường phái thay đổi ..ý nghĩa của Brahman, ĐẠI NGÃ --> thành NON-PERSONAL .. không phải là thần linh .. .. và cũng tuy nhiên .. vẫn còn LỚN NHỎ .. vẫn còn tuôn chảy TRỞ VỀ --> HÓA THÀNH [smile] tức là chỗ HÓA THÀNH [smile]

vì vậy .. chỗ này .. cũng tương đối dễ phân biệt và cũng dễ giải thích [smile]

ờ mà đúng hông ? [smile]
 
Last edited:

VQ6

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
25 Thg 3 2015
Bài viết
151
Điểm tương tác
45
Điểm
28
Đúng là Tiểu Thừa không thấy Chân Như, mà chỉ thấy Niết Bàn. À mà Chân Như là cái gì khác Niết Bàn nhỉ, hay chỉ là tên gọi khác? Tôi nghĩ là nói đến đây ngài đã có câu trả lời, và nhận ra mình lầm lẫn ở đâu rồi.

Kính Ngài Doccoden.

Đoạn trên Ngài đứng trên lập trường Nguyên Thủy mà nói về về Đại Thừa, nên có chỗ chưa đồng bộ. Tư tưởng, vẫn còn lệch lạc, Cụ thể:

+ Đối với Tiểu Thừa PG: Niết Bàn là không có NGÃ. Niết Bàn là không có tham, sân, si v.v...

- Nhưng đối với Đại Thừa PG: Niết Bàn Chân Như là Thường , lạc, NGÃ, tịnh. Các Pháp bình đẳng. Nghĩa là Giới Định Huệ không khác Tham Sân Si. trái cam thì có Chân Như của trái cam, trái xoài thì có Chân Như của trái xoài, nhẫn đến Tham thì có Chân Như của Tham v.v...

Ngộ Tánh Luận, Tổ Đạt Ma nói:

"Ba cõi đó chính là tham lam, sân hận và si mê. Khi chuyển hóa được tham, sân, si trở thành giới, định, huệ liền gọi là vượt thoát ngoài ba cõi.

Nhưng tham, sân, si cũng không có tánh thật, chỉ do nơi chúng sinh gọi tên. Nếu thường quay vào tự tâm soi rọi rõ biết sẽ thấy rằng tánh của tham, sân, si chính là tánh Phật. Ngoài tham, sân, si ra thật không riêng có tánh Phật nào khác. "

(hết trích)

Kính Bạn Doccoden: Niết Bàn Tiểu Thừa loại bỏ Tham, sân, si. Nhưng trong Đại Thừa thì Tham, sân, si (Vô Minh) là Phật Tánh.- Tức Chân Như.

Chúng ta thử tạo một dạng bất đẳng thức để so sánh:

* Niết Bàn Tiểu Thừa không có Tham sân, si.

* Chân Như Đại Thừa không loại bỏ Tham, sân, si.

Suy ra: Chân Như không phải là Niết Bàn Tiểu Thừa.

Như vậy:

+ Người tu Tiểu Thừa thấy Niết Bàn không phải thấy Chân Như.
+ Người tu Tiểu Thừa chứng Niết Bàn không phải nhập Chân Như.
+ Niết Bàn Tiểu Thừa gồm Vô Ngã và hết Vô Minh tuy là điều kiện cần, nhưng chưa đủ để nhập Chân Như.

Vâng ! Theo VQ nghĩ:

* Ngài đứng trên lập trường Tiểu Thừa nên không cảm nhận được Chân Như, không thể nhập được Chân Như và do đó chưa ăn ý khi thảo luận về Chân Như.

* Ngài nghiêng cứu sâu về Ấn Giáo, nên những gì giống Ấn Giáo ngài vội quy về Ấn Giáo, mà quên là Phật Giáo từ Ấn Giáo mà ra, Phật Giáo có những từ ngữ giống Ấn Giáo mà Ý Nghĩa lại khác, Như NGÃ, CHÂN NHƯ v.v...

Nếu những gì giống Ấn Giáo là không phải PG, thì các vị Sư cạo đầu, mang bác, vấn y casa, đọc kinh, ngồi thiền v.v...đều là mượn hình thức Bà La Môn. Chẳng lẻ đều là Bà la Môn !!!
 
Last edited by a moderator:

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63
Kính ngài Viên Quang.

Trong lúc chờ ngài thuyết giảng tiếp, tôi xin phép có vài lời.

Không riêng gì Phật giáo mà mọi vấn đề khác con người chúng ta đều có cách hiểu khác nhau, có bất đồng quan điểm. Đó là chuyện rất bình thường. Do đó mới có cái để gọi là trao đổi, bàn luận. Tất nhiên trong cuộc bàn luận nào thì ai cũng đều cho là ý mình đúng, ý người khác sai. Sau cuộc bàn luận cũng có thể nhận ra là mình sai, người khác đúng, nếu vậy thì quý hóa quá. Còn trường hợp ai cũng nhận thấy mình đúng thì cuộc bàn luận vẫn không vô bổ, vì qua sự trao đổi mọi người biết về nhau hơn trước.

Tôi có vài thắc mắc, mong được ngài khai thị cho.

1. Duy thị nhất Tâm nghĩa là gì?

“Nhất thiết chư pháp tùng bản dĩ lai, ly văn tự tướng, ly ngôn thuyết tướng, ly Tâm duyên tướng ,tất cánh bình đẳng ,bất khả phá hoại ,duy thị nhất Tâm, cố danh Chơn Như”.


Nghĩa là: Thật tế các pháp từ xưa đến nay, chúng nó lìa tướng nói năng, văn tự, suy lường, phân biệt, đều rốt ráo bình đẳng trong tánh không, không sanh, không diệt. Tạm gọi là CHÂN NHƯ.

Tôi dốt Hán Việt, nhưng thấy hình như có đoạn 'duy thị nhất Tâm trong câu trên ngài quên dịch thì phải. Phiền ngài dịch nốt, vì biết đâu nó là điều cốt lõi trong câu.

2. Ngài đồng ý với quan điểm của tôi về Ngã và Chân Như. Còn Niết Bàn thì ngài cho rằng nó không phải là Chân Như. Vậy thì Niết Bàn là gì? Rồi còn mấy thứ khác như Chân Tâm, Chân Không, Chân Ngã, Tánh Không, Phật tánh, Đạo, Ông Chủ, v.v....có phải tên gọi khác của Chân Như hay chúng là thứ gì khác nữa?

3. Ngài nói Tiểu Thừa chỉ thấy Nhị nguyên, trong khi ngài cũng nói Tiểu Thừa theo Lý trung đạo. Vậy thì Lý trung đạo là gì? Bởi theo cách hiểu của tôi về Lý trung đạo thì nó mâu thuẫn với Nhị nguyên. Do đó mong được ngài khai sáng cho tôi.

4. Ngài nói chưa tìm hiểu nhiều về Ấn giáo nên những gì tôi nói về triết lý của nó thì không biết đúng sai ra sao. Không sao cả, chuyện đó tính sau, cứ hạ hồi phân giải cũng được. Nhưng ngài đã xem nó có tính tham khảo rồi, thì nhân tiện tôi cũng rất mong ngài nói về triết lý của Phật giáo cho tôi cũng như các phật tử được mở mang tầm mắt. Biết đâu sau khi đọc xong thì nó có thể giải đáp được nhiều thắc mắc khác.

---------

À, còn tôi nói 'Phật vay mượn ngôn từ của Ấn giáo' thì ngài lại hiểu lầm ý tôi rồi, không phải ý tôi nói Phật giáo cũng là Ấn giáo đâu. Ý tôi là tuy vay mượn thấy ngôn từ giống nhau nhưng lại khác nghĩa nhau, nên PG mới có câu 'y nghĩa bất y ngữ'. Tôi dùng hình ảnh từ cây cũ đâm hoa kết trái sinh ra cây khác, chứ Phật giáo không phải là nhánh cây của cái cây 'Ấn giáo' là vì vậy.
 
Last edited:

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63
hà hà [smile]

có những câu truyện LỊCH SỬ thì chúng ta nên trở lại lịch sử .. để nhìn lại nguồn gốc 1 tí ....bởi vì bài viết của thày VQ "NGẮN QUÁ" .. có nhiều khi bỏ bớt đi những bối cảnh, nguyên lý hỏng kể ra .. nên ... đọc nhiều khi cũng có nhiều đoạn khiến người đọc vì thiếu những bối cảnh đó .. cũng dễ bị bối rối, vướng mắc ở cách thức hành văn .. ý văn .. vv... [smile] ...

...................................

Cu Tèo ra chỗ khác chơi giùm anh nhé.
 

VQ6

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
25 Thg 3 2015
Bài viết
151
Điểm tương tác
45
Điểm
28
Kính ngài Doccoden.

Cả 2 trường phái Đại và Tiểu Thừa. Khi tu học do có 3 tầng:
1/. Văn: tức là nghe và học. còn gọi là Pháp Học.
2/. Tư: Tức tư duy hoặc Thiền Quán. Cũng là Pháp Hành.
3/. Tu: Đã có được vị ngọt chánh Pháp và mang ra áp dụng trong đời sống. Đây là Nhập Lưu.

Do có 3 trạng thái đó, nên khi đàm luận nếu mỗi người đứng trên sở trường của minh (Đại hoặc Tiểu trong 3 bậc)- Đối phương sẽ lờ mờ vì đem sở đoãn của mình mà ứng tiếp sở trường của Đối tác. Vì vậy Bạn nên thông cảm cho những trắc trở khi tìm hiểu về nhau, và tạm chấp nhận những sự kém nhạy bén, kém tiếp thu, vì vị thế khác nhau...

Cũng vậy. Trên những dị biệt giữa VQ và Ngài. Cũng kính mong ngài thông cảm.

*******************

VQ xin đàm đạo trước, về câu số 2 của ngài:

2. Ngài đồng ý với quan điểm của tôi về Ngã và Chân Như. Còn Niết Bàn thì ngài cho rằng nó không phải là Chân Như. Vậy thì Niết Bàn là gì? Rồi còn mấy thứ khác như Chân Tâm, Chân Không, Chân Ngã, Tánh Không, Phật tánh, Đạo, Ông Chủ, v.v....có phải tên gọi khác của Chân Như hay chúng là thứ gì khác nữa?

Thưa Ngài: Như những lý trên, nên thật ra VQ chưa hoàn toàn đồng ý trong các vấn đề trên. Ví dụ:

1/. Về định nghĩa NGÃ. VQ chỉ tạm chấp nhận, nhưng chưa hoàn toàn như suy nghĩ của mình.

2/. Về Chân Như. Quan điểm của Ngài VQ chưa đồng bộ được.

3/. Về Niết Bàn Tiểu Thừa PG. VQ không bác bỏ, nhưng như đẫ nói trên.
+ Niết Bàn Tiểu Thừa chưa đủ toàn Như. Vì Chân Như không loại trừ pháp nào cả ! Tất Cả Pháp đều NHƯ kể cả Tham- sân- Si.

Bài sau chúng ta sẽ khởi bàn về Niết Bàn trước nhé.
 

Bantoioi

Active Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
16 Thg 3 2020
Bài viết
470
Điểm tương tác
140
Điểm
43
Cu Tèo ra chỗ khác chơi giùm anh nhé.

Hí hí,,, hiện hữu ở đâu cũng là chơi mà,,, phải vậy không đạo hữu? Sao lại kiến lập không gian...!!!

Cái Tôi này hoan nghênh ý kiến của đh lắm lắm...
 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63
Kính ngài Doccoden.

Cả 2 trường phái Đại và Tiểu Thừa. Khi tu học do có 3 tầng:
1/. Văn: tức là nghe và học. còn gọi là Pháp Học.
2/. Tư: Tức tư duy hoặc Thiền Quán. Cũng là Pháp Hành.
3/. Tu: Đã có được vị ngọt chánh Pháp và mang ra áp dụng trong đời sống. Đây là Nhập Lưu.

Do có 3 trạng thái đó, nên khi đàm luận nếu mỗi người đứng trên sở trường của minh (Đại hoặc Tiểu trong 3 bậc)- Đối phương sẽ lờ mờ vì đem sở đoãn của mình mà ứng tiếp sở trường của Đối tác. Vì vậy Bạn nên thông cảm cho những trắc trở khi tìm hiểu về nhau, và tạm chấp nhận những sự kém nhạy bén, kém tiếp thu, vì vị thế khác nhau...

Cũng vậy. Trên những dị biệt giữa VQ và Ngài. Cũng kính mong ngài thông cảm.

*******************

VQ xin đàm đạo trước, về câu số 2 của ngài:



Thưa Ngài: Như những lý trên, nên thật ra VQ chưa hoàn toàn đồng ý trong các vấn đề trên. Ví dụ:

1/. Về định nghĩa NGÃ. VQ chỉ tạm chấp nhận, nhưng chưa hoàn toàn như suy nghĩ của mình.

2/. Về Chân Như. Quan điểm của Ngài VQ chưa đồng bộ được.

3/. Về Niết Bàn Tiểu Thừa PG. VQ không bác bỏ, nhưng như đẫ nói trên.
+ Niết Bàn Tiểu Thừa chưa đủ toàn Như. Vì Chân Như không loại trừ pháp nào cả ! Tất Cả Pháp đều NHƯ kể cả Tham- sân- Si.

Bài sau chúng ta sẽ khởi bàn về Niết Bàn trước nhé.

Ồ vậy là ngài Viên Quang không đồng nhất quan điểm với tôi ở tất cả những vấn đề đã nêu. Nhưng cách nói của ngài dễ gây hiểu lầm. Lần sau ngài cứ nói 'ý tôi thì khác', còn khi chưa đồng ý hoàn toàn thì xin cứ nói 'không đồng ý'...cho tôi dễ hiểu nhé.

Giờ tôi xin lắng nghe và học hỏi những quan điểm của ngài về những vấn đề trên nói riêng cũng như Phật giáo nói chung, thứ tự trước sau do ý ngài sắp xếp.

Hí hí,,, hiện hữu ở đâu cũng là chơi mà,,, phải vậy không đạo hữu? Sao lại kiến lập không gian...!!!

Cái Tôi này hoan nghênh ý kiến của đh lắm lắm...

Bantoioi xin đừng hiểu lầm. Do ý ngài Viên Quang không muốn có nhiều người tham gia bàn luận, sợ bị loãng chủ đề hay gì đó. Còn tôi thì sao cũng được, ai muốn tham gia tôi đều hoan nghênh. Nhưng riêng cu Tèo (tên gọi quen thuộc của tôi với khuclunglinh ở diễn đàn cũ) thì phải thay đổi kiểu nói nhảm nếu muốn có hồi đáp.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
hà hà [smile]

ANH CU ĐEN dạo này hơi khó chịu nhỉ [smile]

Tôi xin góp ý vài điều. Xin nói trước là tôi viết bài này là dành cho mọi người đọc, nhất là những người sơ cơ mới tìm hiểu Phật giáo, chứ không phải viết riêng cho ngài đọc nhé. Sở dĩ tôi phải nói như vậy vì có những điều tôi nói ra ngài còn biết rõ hơn tôi, mà tôi thì không muốn làm trò ‘múa rìu qua mắt thợ’ một chút nào.

--> AI NÓI ĐÂY [smile] ?

làm rõ được cái nghĩa của các danh từ TIỂU THỪA từ nguồn gốc tu tập và bối cảnh xuất xứ của trường phái này ... lại làm rõ NIẾT BÀN có nhiều nghĩa ... cũng là Ý NGHĨA của câu truyện rùi [smile]

ờ mà đúng hông ? [smile]
 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63
hà hà [smile]

ANH CU ĐEN dạo này hơi khó chịu nhỉ [smile]

Tôi xin góp ý vài điều. Xin nói trước là tôi viết bài này là dành cho mọi người đọc, nhất là những người sơ cơ mới tìm hiểu Phật giáo, chứ không phải viết riêng cho ngài đọc nhé. Sở dĩ tôi phải nói như vậy vì có những điều tôi nói ra ngài còn biết rõ hơn tôi, mà tôi thì không muốn làm trò ‘múa rìu qua mắt thợ’ một chút nào.

--> AI NÓI ĐÂY [smile] ?

làm rõ được cái nghĩa của các danh từ TIỂU THỪA từ nguồn gốc tu tập và bối cảnh xuất xứ của trường phái này ... lại làm rõ NIẾT BÀN có nhiều nghĩa ... cũng là Ý NGHĨA của câu truyện rùi [smile]

ờ mà đúng hông ? [smile]



Bài này anh viết ở bên kia, còn ở đây là do ngài Viên Quang đem qua. Cu Tèo đọc kỹ lại yêu cầu của ngài chưa?
2/. Để xin Đại chúng trên diễn đàn chỉ quan khán mà không can thiệp quan điểm riêng.


VQ6




Còn anh dcd thì cũng nói rõ ý mình rồi:
Còn tôi thì sao cũng được, ai muốn tham gia tôi đều hoan nghênh. Nhưng riêng cu Tèo (tên gọi quen thuộc của tôi với khuclunglinh ở diễn đàn cũ) thì phải thay đổi kiểu nói nhảm nếu muốn có hồi đáp.



Cu Tèo yêu dấu của anh. Nếu em vẫn bướng bỉnh thì đừng trách tại sao biển xanh lại mặn.;)
 

VQ6

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
25 Thg 3 2015
Bài viết
151
Điểm tương tác
45
Điểm
28
Dạ Thưa Đạo hữu Doccoden.

Hay là thôi đi nha.

Hình như VQ vì tuổi già nên quên nhiều quá rồi.

"Kinh điển lưu truyền tám vạn tư,
Học hành không thiếu cũng không dư.
Đến nay nhẩm lại đà quên hết,
Chỉ Thấy trên đầu một chữ NHƯ."

(???)
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
hâ hà [smile]

Cu Đen càng ngày càng khó tinh hẳn đi [smile]

AI NÓI ĐÂY là bởi vì

*** hỏng thể VỪA BÁN BẢO HIỂM ... vừa LÁI XE ẨU ---> ĐỤNG NHẰM NGƯỜI TA [smile]


tui ... thì bảo đảm lời tui nói --> KHỎI CẦN DỊ NGHỊ

--> cái Ý này xưa nay vẫn ... là NHƯ VẬY đó [smile]

ờ mà đúng hông ?
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên