Ba Tuần

Đại Trí Độ

Ba Tuần

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Nếu không chấp trước vô thường, biết vô thường tức là khổ, khổ tức là vô ngã, vô ngã tức là không - được như vậy nương vô thường quán mà vào các pháp Không.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,931
Điểm tương tác
780
Điểm
113
Bồ Tát chứng được Vô sanh pháp nhẫn - xem hết thảy thế gian là Không; tâm không nhiễm trước, ở trong thật tướng các pháp không còn nhiễm thế gian - phiền não đã hết nhưng tập khí chưa trừ; nhân tập khí thọ và pháp tánh sanh thân nên có thể tự tại hóa sanh.

- Có tâm đại từ bi vì chúng sanh, cũng vì mãn bản nguyện nên trở lại thế gian thành tựu đầy đủ những Phật pháp dư tàn.

- Khi mãn mười địa ngồi đạo tràng, dùng lực vô ngại giải thoát chứng được nhất thiết trí, nhất thiết chủng trí - dứt tập khí phiền não.

Người Đại thừa nói: Bồ Tát chứng được vô sanh pháp nhẫn, hết thảy phiền não và tập khí đều dứt sạch là sai lầm ! Nếu dứt hết rồi thì không khác gì Phật, cũng không nên thọ pháp tánh sanh thân. Bởi vậy, Bồ Tát chứng được vô sanh pháp nhẫn, bỏ sanh thân được pháp tánh sanh thân.

Bồ Tát tích tập các công đức thuần tịnh mới được thành Phật, nếu xen lẫn ba độc thì không thể đầy đủ Phật pháp thanh tịnh.

Thưa Ngài,
Bồ Tát vô sanh pháp nhẫn, tuy chưa sạch hết tập khí nhưng đối với tập khí tự mình đủ sức vượt qua, dung hòa được giữa sanh tử và niết bàn, giống như người thấy rõ nơi mình cần đến tuy có vật cản nhưng không làm người đó vấp ngã thối lui nữa, đó là VỊ BẤT THOÁI CHUYỂN thẳng tiến trên con đường chánh đẳng chánh giác.

Vô sanh pháp nhẫn này, tựa như việc lao động giữa lao động thủ công và tự động hóa. Họ ở giai đoạn chuyển giao cuối cùng từ thủ công lên tự động hóa. Tự động hóa trong Phật pháp gọi là Vô Công Dụng Hạnh.

Pháp nhẫn này thành tựu thì gọi là Bất Động Địa, chính thức bắt đầu giai đoạn Vô Công Dụng Hạnh.

 

khuclunglinh

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
Hỏi: Nếu các kiến chấp là sai, thì Đệ nhất nghĩa Tất-đàn sao lại đúng?

Đáp: Hết hảy đường ngôn ngữ dứt, chỗ tâm hành diệt, khắp nơi đều không chỗ dựa, khôn g hiển thị các pháp, thật tướng các pháp không đầu, không giữa, không cuối, không tận, không phá hoại, ấy là Đệ nhất nghĩa Tất-đàn, như bài kệ ở trong Ma-ha Diễn nghĩa nói:

"Ngôn ngữ không còn,

Tâm hành cũng hết,

Không sanh không diệt

Pháp như Niết-bàn.


Nói các hành xứ,

- Gọi thế gian pháp,

Nói không hành xứ,

Là Đệ nhất nghĩa.

Hết thảy thật, hết thảy phi thật



:lol: :lol:
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Hết thảy Pháp tánh có hai: tánh chung và tánh riêng.

- Tánh chung là vô thường, khổ, không, vô ngã, vô sanh, vô diệt, vô lai, vô khứ, vô nhập, vô xuất...

- Tánh riêng là: như lửa tánh nóng, nước tánh ướt, tâm là tánh biết; người ưa làm ác nên gọi là tánh ác, người ưa làm thiện nên gọi là tánh thiện...

Các tánh như vậy đều Không, đều không thể có được nên gọi là tánh không.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Chấp ta là cội gốc của hết thảy phiền não, trước chấp năm uẩn làm ta, sau chấp ngoại vật làm của ta.

Vì bị cái ta trói buộc nên sanh tham giận, nhân tham giận nên khởi nghiệp.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
Sao gọi là Các các vị nhân Tất-đàn? (Tất đàn trong ý nghĩa cá biệt với từng người).

Quán sát tâm hành của từng người mà nói pháp cho họ. Đối trong một việc mà hoặc có người nghe được, có người không nghe được.

Như trong Kinh nói: " Do nghiệp tạp báo mà tạp sanh ra trong thế gian, được tạp xúc, tạp thọ".

Lại trong kinh Phá-quần-na nói: "Không có người xúc, không có người thọ".


:lol: :lol:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
Trong ba bài kệ này, Phật nói tướng trạng của Đệ nhất nghĩa Tất-đàn, rằng chúng sanh trong thế gian tự nương kiến chấp, tự nương pháp, tự nương hý luận của mình mà sanh ra cạnh tranh. Hý luận chính là gốc cạnh tranh, mà hý luận thì nương các kiến chấp sanh khởi, như kệ nói:

"Có lãnh thọ pháp, mới có luận,

Không lãnh thọ pháp, luận cái gì.

Các kiến có, không có lãnh thọ,

Điều ấy, người này đã trừ sạch".


:lol: :lol:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
Lại nữa, trong các kinh khác Phật nói năm uẩn (ngũ chúng) là vô thường, khổ, không, vô ngã. Nay vì muốn dùng lối nói khác về năm uẩn, nên thuyết Kinh Đại Bát-nhã Ba-la-mật. Như Phật bảo Ngài Tu-bồ-đề: "Bồ-Tát quán sắc là thường hành thì không hành Bát-nhã Ba-la-mật; quán thọ, tưởng, hành, thức là thường hành, thì không hành Bát-nhã Ba-la-mật; quán sắc là vô thường hành thì không hành Bát-nhã Ba-la-mật; quán thọ, tưởng, hành, thức là vô thường hành, thì không hành Bát-nhã Ba-la-mật. Như vậy các thứ năm pháp như: Năm thọ ấm, năm đạo v.v… cũng đều như thế.

:lol: :lol:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
"Thiện ngữ của thế gian.

Đều xuất từ Phật pháp.

Thiện ngữ không sai lầm,

Không gì hơn Phật ngữ.

Những nơi khác tuy có.

Thiện ngữ không sai lầm.

Nó hết thảy đều là,

Một phần của Phật pháp.

:lol: :lol:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
KINH: Bà-già-bà (Bhàgavat).

LUẬN: Sao gọi là Bà-già-bà? Bà-già (Bhàga) là đức; Bà (vat) là có. Vậy Bà-già-bà là có đức.

Lại nữa, Bà-già là phân biệt, Bà là xảo. Khéo phân biệt tướng chung tướng riêng của các pháp, nên gọi là Bà-già-bà.

Lại nữa, Bà-già là thanh danh, Bà là có. Vậy là có thanh danh. Thanh danh không ai có như Phật. Chuyển luân Thánh vương, Đế-thích, Phạm-thiên, Hộ-thế, không có ai bằng Phật, huống những người phàm khác, vì cớ sao?

Vì Chuyển luân Thánh vương còn dính mắc với kiết sử, mà đức Phật thì đã xa lìa kiết sử. Chuyển luân Thánh vương còn chìm trong bùn sanh già bệnh chết; Phật đã qua khỏi.

Chuyển luân Thánh vương còn làm tôi tớ cho ân ái; Phật đã xa lìa vĩnh viễn.

Chuyển luân Thánh vương còn ở trong cánh đồng tai hoạn của thế gian, Phật đã xa lìa.

Chuyển luân Thánh vương còn ở trong chỗ vô minh tăm tối, Phật thì ở trong chỗ sáng suốt nhất. Chuyển luân Thánh vương cùng lắm là thống lãnh bốn châu thiên hạ, Phật thì thống lãnh cả vô lượng thế giới.

Chuyển luân Thánh vương tiền của tự tại, Phật thì tâm tưởng tự tại.

Chuyển luân Thánh vương còn tham cầu cái vui cõi trời, còn Phật cho đến cái vui của cõi trời Hữu đỉnh cũng không tham đắm.

Chuyển luân Thánh vương theo người khác cầu vui, Phật trong tâm tự vui. Vì nhân duyên ấy, Phật hơn Chuyển luân Thánh vương. Các hàng Đế-thích, Phạm-thiên, Hộ-thế cũng lại như vậy, chỉ hơn Chuyển luân Thánh vương chút ít.

Lại nữa, Bà-già là phá, Bà là năng. Vì là người năng phá dâm, nộ, si nên gọi là Bà-già-bà.

:lol: :lol:
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
- Đức Sơn vừa bước qua ngưỡng cửa liền nói: " Lâu nay nghe tiếng Long Đàm, song khi đến đây chẳng thấy hồ (đàm) mà cũng chẳng thấy (rồng) hiện.

Long Đàm hòa thượng từ sau bình phong bước ra nói: "Ông quả thật đến Long Đàm". Đức Sơn cúi lạy rồi lui.

- Đêm ấy vào phòng Long Đàm đứng hầu mãi đến khuya.

Long Đàm nói: "Tại sao thầy chưa lui ?"

Đức Sơn chào rồi vạch màn bước ra, thấy bên ngoài trời tối bèn quay vào nói: "Bên ngoài tối quá".

Long Đàm bèn thắp đèn giấy rồi đưa cho Đức Sơn.

Đức Sơn vừa tiếp lấy, Long Đàm thổi tắt đèn.

* Đức Sơn hoát nhiên đại ngộ.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
Nam Nhạc Hoài Nhượng

Sư họ Đỗ, quê ở Kim Châu, xuất gia năm 15 tuổi. sư ban đầu chăm chỉ học Luật giữ Giới, nhưng không hài lòng với kết quả, tự nhủ: "Phàm người xuất gia phải vì pháp Vô vi, trên trời và nhân gian không gì hơn được." Sau, vì lời khuyên của nhiều đạo hữu, sư đến yết kiến Lục tổ.

Đến Tào Khê gặp Tổ Huệ Năng,

Tổ hỏi: "Ở đâu đến?"
Sư thưa: "Ở Tung Sơn đến."

Tổ hỏi: "Vật gì đến?"

Sư trả lời không được bèn ở lại. Sau tám năm, sư chợt tỉnh, đến trình Tổ câu trả lời sau: "Nói là một vật là không đúng."



** xuất gia năm 15 tuổi, chăm chỉ giới luật .. mà gặp Lục Tổ sau tám năm mới chợt hiểu câu: MAI NỞ TỰ GỐC .... số NGHĨA trong câu gốc cũng đã dầy ...


:lol: :lol:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
Lại có danh hiệu Tam-miệu Tam-Phật-đà (Samyaksam-Buddha). Tại sao gọi là Tam-miệu Tam-Phật-đà? Tam-miệu là chánh, Tam là biến , Phật-đà là tri. Tam-miệu Tam-Phật-đà là Chánh biến tri đối với hết thảy pháp.


Hỏi: Thế nào là Chánh biến tri?

Đáp:

"Biết Khổ đúng như khổ tướng.

Biết Tập đúng như tập tướng.

Biết Diệt đúng như diệt tướng.

Biết Đạo đúng như đạo tướng".

Đó là Tam-miệu Tam-Phật-đà.

Lại nữa, biết tướng chơn thật của tất cả các pháp là bất hoại, bất tăng bất giảm.

:lol: :lol:
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Users search this thread by keywords

  1. Laughinghaha
Top