Đại Trí Độ

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,411
Điểm tương tác
1,113
Điểm
113
[[[ mở ngoặc đóng ngoặc ba lần ÂM THANH .. kéo nhẹ nhẹ .. cái ghế .. ngồi tụng kinh luôn ]]]

"Đường lớn Trí Độ, Phật khéo đến,
Biển lớn Trí Độ, Phật thấu suốt,
Nghĩa, tướng Trí Độ, Phật vô ngại
Kính lễ Phật, Trí Độ vô đẳng.

Hạt kiến có không, dứt không còn,
Thật tướng các pháp, Phật đã nói,
Thường trụ bất hoại, sạch phiền não.
Kính lễ Pháp, mà Phật tôn trọng.

:lol: :lol:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,411
Điểm tương tác
1,113
Điểm
113
Biển cả Thánh chúng làm ruộng phước,
Bậc học, vô học để trang nghiêm,
Đã sạch giống ái của đời sau,
Ngã sở đã dứt, căn đã trừ.


:lol: :lol:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,411
Điểm tương tác
1,113
Điểm
113
Hỏi:

* Vì nhân duyên gì mà Phật thuyết Kinh Đại Bát-nhã Ba-la-mật? Phép tắc của chư Phật không vì vô sự và nhân duyên nhỏ mà tự giảng pháp; cũng như núi Tu-di (Sumeru) cũng không vì vô sự và nhân duyên nhỏ màrung động. Vậy, nay có nhân duyên to lớn gì mà Phật thuyết Kinh Đại Bát-nhã Ba-la-mật?

Đáp:

* Ở trong Tam Tạng, Phật dùng đủ loại thí dụ để thuyết pháp cho hàng Thanh-văn mà không thuyết đến Bồ-tát đạo. Duy trong kinh Bản-mạt (Pùrvaparàntàka sutra) của Trung-A-hàm (Madhyamà), Phật tuy có thọ ký cho Bồ-tát Di-lặc rằng: "Đời sau ông sẽ được thành Phật hiệu là Di-lặc", mà cũng không nói đến Bồ-tát hạnh. Nay Phật muốn giảng đủ các Bồ-tát hạnh cho Di-lặc v.v… cho nên thuyết Kinh Đại Bát-nhã Ba-la-mật.


:lol: :lol:
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,658
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Xin mời các bạn hiền cũng tham gia nhận xét:
Tinh yếu giáo pháp của đại sa-môn Gotama​



Tôn giả Assaji đệ tử của đức Phật,​

https://thuvienhoasen.org/a21020/day-do-bac-dai-tri-thuc


Ngoại ô Vesāli, thuộc cộng hòa Licchavī, có hai vợ chồng bà-la-môn nổi tiếng thông thái, uyên bác, có tài hùng biện; mỗi người không những học hiểu rất nhiều triết thuyết khác nhau mà còn nắm vững các phương pháp lý luận nên tài vấn đáp của ông bà không ai sánh nổi. Con trai lớn là Saccaka được di truyền dòng máu thông minh, mẫn tuệ ấy, lại còn được kế thừa sở học của cha mẹ nên nghiễm nhiên trở thành một ngôi sao vô địch trên các luận trường. Thế vẫn chưa đủ, người con ưu tú của dòng tộc này còn nghiên cứu sâu rộng tư tưởng các giáo phái trong và ngoài truyền thống đương thời, biết điểm ưu, điểm khuyết, sở trường, sở đoản của các chủ thuyết ấy nữa. Bởi thế, càng lớn lên, tiếng tăm của Saccaka càng vượt trội cha mẹ, trở thành tay hùng biện vô địch. Chưa có một sa-môn, bà-la-môn luận sư nào khả dĩ trổ tài miệng lưỡi có thể xứng đáng là đối thủ của chàng! Và thế là Saccaka sanh tâm ngã mạn, coi thế gian như cỏ rác. Quá kiêu căng tự phụ về sở học của mình, Saccaka sắm một sợi dây da to bản cột bụng lại. Mọi người xúm lại hỏi tại sao, Saccaka cười mũi đáp:

- Chữ nghĩa, văn tự, cú pháp, thiên kinh, vạn quyển... chúng sống nhung nhúc đầy đặc ở trong này! Nếu không cột lại, ta sợ một lúc nào đó sẽ vỡ bụng ra mà chết!

Hôm ấy, đứng trước hội chúng của mình, Saccaka ngạo nghễ tuyên bố rằng:

- Ta không thấy một sa-môn, bà-la-môn nào dù là giáo phái chủ, giáo phái sư hoặc là bậc đạo sư lỗi lạc tự xưng mình là Phật, thánh phương nào chăng nữa, một khi đối đáp với ta, chẳng có ai là không hồi hộp, run sợ! Thậm chí, nếu ta cật vấn cây cột không có tâm thức thì nó cũng sợ hãi, rung chuyển, toát mồ hôi hột!

Cả hội trường vỗ tay, tán thán Saccaka không hết lời rồi nói:

- Sa-môn Gotama rất giỏi, rất nổi danh, nhưng rồi sẽ bị đo ván!

- Đúng như thế không sai!

Nghe tin đức Phật đang ở Mahāvana, tôn giả Assaji bộ hành từ nước cộng hòa Videha về thăm ngài. Nghỉ đêm ở một khu rừng ngoại ô, sáng sớm tôn giả đi vào thành phố Vesāli trì bình khất thực.

Lúc ấy, Saccaka đang ưỡn bụng đi dạo với chừng mười mấy đồ chúng, trông thấy tôn giả Assaji do râu tóc sạch sẽ, đi đứng trang nghiêm, đoán là đệ tử của đức Phật, hắn bèn dừng lại, lịch sự chấp tay với cung cách của một bậc thức giả:

- Thưa ngài sa-môn! Ngài có liên hệ gì với giáo phái của đại sa-môn Gotama?

Ngước lên, tôn giả Assaji trông thấy một chàng trai trẻ to lớn, cao ráo với dây nịt to buộc chặt bụng cùng đám thanh niên mặt trơn, da láng; biết đấy là ai rồi, nên đáp:

- Tôi là đệ tử ít học của đức Đạo Sư ấy, thưa hiền giả!

Thật là hân hạnh! Saccaka giả vờ cúi đầu khiêm tốn - Từ lâu tôi đã nghe đại danh của đại sa-môn Gotama như sấm dậy bên tai! Vậy chẳng hay, vị ấy thường dạy các hàng đệ tử như thế nào? Nói rõ hơn, là sa-môn Gotama hay nói giáo pháp gì cho môn đệ?

- Này Aggivessana! Này chàng trai trẻ! Đức Thế Tôn thường dạy cho chúng đệ tử rằng: Sắc uẩn là vô thường, thọ uẩn là vô thường, tưởng uẩn là vô thường, hành uẩn là vô thường, thức uẩn là vô thường...


Vừa nghe vị sa-môn gọi đúng tên mình, Saccaka đã cảm giác lành lạnh, nhưng y lại cười lạt:

- Hóa ra chỉ có vậy thôi sao, thưa ngài sa-môn?

- Còn nữa, này chàng trai trẻ! Vì sắc thọ tưởng hành thức ấy là vô thường nên chúng còn là vô ngã nữa! Và, tất cả pháp đều vô ngã!

Saccaka nhíu mày:

- Đấy là tinh yếu giáo pháp của đại sa-môn Gotama ư?

Ý bạn là gì? Viết rõ ý bạn muốn nói.
Chân thành cảm ơn.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,411
Điểm tương tác
1,113
Điểm
113
"Vô thường thấy là thường,

Ấy gọi là điên đảo.

Trong không, không vô thường,

Chỗ nào thấy có thường?"

Hỏi: Hết thảy pháp Hữu vi đều tương ưng với vô thường, ấy là Đệ nhất nghĩa, vì sao? Vì hết thảy pháp Hữu vi đều có ba tướng: Sanh, trụ, diệt. Vì trước tiên là sanh, tiếp đến trụ, sau đó diệt;


:lol: :lol:
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Ý bạn là gì? Viết rõ ý bạn muốn nói.
Chân thành cảm ơn.

Này bạn hiền.
Xem ra thằng ngốc hết tạo nhân duyên với các bạn hiền.

Thôi thì thằng ngốc xin sống Hữu Dư Niết Bàn tùy duyên thuận nghịch vậy.

Để không gây hiểu lầm cho người sơ học là: Nghiệp Lực: Ngay cả Đức Phật, A La Hán Cũng Không Thoát Khỏi

Thằng ngốc này muốn Thoát Khỏi Nghiệp Lực Hữu Dư Niết Bàn nên xin mượn nhân duyên của bạn muốn gieo Nghiệp Báo với bạn VÔ-NHẤT-BẤT-NHỊ.

Thằng ngốc này muốn Thoát Khỏi Nghiệp Lực Hữu Dư Niết Bàn! Mượn thì trả lại liền cho các bạn hiền đây.

Các bạn hiền là Sắc uẩn là vô thường! Các bạn hiền là Vô thường*"CHẤP NGÃ" thấy là thường,


Ấy gọi là điên đảo.


Trong không, không vô thường,

Chỗ nào thấy có thường?"

Hỏi: Hết thảy pháp Hữu vi đều tương ưng với vô thường, ấy là Đệ nhất nghĩa, vì sao? Vì hết thảy pháp Hữu vi đều có ba tướng: Sanh, trụ, diệt. Vì trước tiên là sanh, tiếp đến trụ, sau đó diệt;


:lol: :lol:

Kính các Bạn

Lý do HP xoá bài của bạn grantevil .- Là gì bạn ấy lập một tiêu đề

có thể gây hiểu lầm cho người sơ học là: Nghiệp Lực: Ngay cả Đức Phật, A La Hán Cũng Không Thoát Khỏi

Nói như vậy:

+ Phật và A la Hán không là bậc giải thoát ra khỏi "Hoặc, Nghiệp và Khổ".

+ Việc Niết Bàn của các ngài ấy- té ra chỉ là vào đó để trả nghiệp và chịu khổ?

Thật ra. Niết Bàn mà chư Phật và A la Hán là nơi không có Nghiệp.

Còn câu nói : Phật Bất năng tức diệt định nghiệp. mà người xưa thường nói là chỉ cho .- ý là cầu xin Phật diệt nghiệp cho mình là không thể được, mà phải chính mình tu trì.

Tu cho đến khi "Hết nghiệp" mới vào được Niết Bàn.

Mến
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,411
Điểm tương tác
1,113
Điểm
113
Lại nữa, vì muốn thuyết tướng Đệ nhất nghĩa Tất-đàn, nên Phật thuyết Kinh Đại Bát-nhã Ba-la-mật. Có bốn thứ Tất-đàn:

- Một là Thế giới Tất-đàn,

- hai là Các các vị nhân Tất-đàn,

- ba là Đối trị Tất-đàn,

- bốn là Đệ nhất nghĩa Tất-đàn.


--> Trong bốn Tất-đàn đã tổng nhiếp hết thảy mười hai bộ kinh, tám vạn bốn ngàn Pháp tạng,

đều là thật không trái ngược nhau.


Trong Phật pháp tất cả đều thật. Có pháp thật vì theo Thế giới Tất-đàn, có pháp thật vì theo Các các vị nhân Tất-đàn, có pháp thật vì theo Đối trị Tất-đàn, có pháp thật vì theo Đệ nhất nghĩa Tất-đàn.



- Sao gọi là Thế giới Tất-đàn? (Tất đàn theo nghĩa phổ thông).

Vì có những pháp theo nhân duyên hòa hợp nên có,

chứ không có tính biệt lập.


Ví như xe, do có càng, nhịp, trục, bánh hoà hợp lại nên có, chứ không có chiếc xe riêng.

Con người cũng như thế, do năm uẩn (ngũ chúng) hòa hợp nên có, chứ không có con người riêng.



:lol: :lol:
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,658
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Lại nữa, vì muốn thuyết tướng Đệ nhất nghĩa Tất-đàn, nên Phật thuyết Kinh Đại Bát-nhã Ba-la-mật. Có bốn thứ Tất-đàn:

- Một là Thế giới Tất-đàn,

- hai là Các các vị nhân Tất-đàn,

- ba là Đối trị Tất-đàn,

- bốn là Đệ nhất nghĩa Tất-đàn.


--> Trong bốn Tất-đàn đã tổng nhiếp hết thảy mười hai bộ kinh, tám vạn bốn ngàn Pháp tạng,

đều là thật không trái ngược nhau.


Trong Phật pháp tất cả đều thật. Có pháp thật vì theo Thế giới Tất-đàn, có pháp thật vì theo Các các vị nhân Tất-đàn, có pháp thật vì theo Đối trị Tất-đàn, có pháp thật vì theo Đệ nhất nghĩa Tất-đàn.



- Sao gọi là Thế giới Tất-đàn? (Tất đàn theo nghĩa phổ thông).

Vì có những pháp theo nhân duyên hòa hợp nên có,

chứ không có tính biệt lập.


Ví như xe, do có càng, nhịp, trục, bánh hoà hợp lại nên có, chứ không có chiếc xe riêng.

Con người cũng như thế, do năm uẩn (ngũ chúng) hòa hợp nên có, chứ không có con người riêng.



:lol: :lol:

Cái gì giúp 5 uẩn hòa hợp?
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,411
Điểm tương tác
1,113
Điểm
113
Trong Phật pháp đây cũng có Tỳ kheo Độc-tử bảo: "Như bốn đại hòa hợp có pháp con mắt, năm uẩn (ngũ chúng) hòa hợp có pháp con người". Trong luận A-tỳ-đàm của Độc-tử nói: "Năm uẩn không lìa con người, con người không lìa năm uẩn, không thể nói năm uẩn là con người (ngã) hay lìa năm uẩn là con người. Con người (nhân ngã) nhiếp thuộc vào pháp tạng thứ năm là bất khả thuyết pháp-tạng".

Hàng Đạo-nhân phái Nhất-thiết-hữu (Bộ) thì nói: "Trong hết mọi thứ, trong hết mọi thời, trong hết mọi pháp môn, không thể tìm ra được con người, ví như lông Rùa, sừng Thỏ thường là không có. Lại nữa, mười tám giới, mười hai nhập, năm uẩn thật có tự tánh mà trong đó không có con người (ngã)".

Lại trong Phật pháp, có hàng Phương quảng (Vaipulya) Đạo nhân nói: "Hết thảy pháp không sanh không diệt, không, không có gì cả, ví như lông Rùa, sừng Thỏ thường là không có".


:lol: :lol:
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,658
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Trong Phật pháp đây cũng có Tỳ kheo Độc-tử bảo: "Như bốn đại hòa hợp có pháp con mắt, năm uẩn (ngũ chúng) hòa hợp có pháp con người". Trong luận A-tỳ-đàm của Độc-tử nói: "Năm uẩn không lìa con người, con người không lìa năm uẩn, không thể nói năm uẩn là con người (ngã) hay lìa năm uẩn là con người. Con người (nhân ngã) nhiếp thuộc vào pháp tạng thứ năm là bất khả thuyết pháp-tạng".

Hàng Đạo-nhân phái Nhất-thiết-hữu (Bộ) thì nói: "Trong hết mọi thứ, trong hết mọi thời, trong hết mọi pháp môn, không thể tìm ra được con người, ví như lông Rùa, sừng Thỏ thường là không có. Lại nữa, mười tám giới, mười hai nhập, năm uẩn thật có tự tánh mà trong đó không có con người (ngã)".

Lại trong Phật pháp, có hàng Phương quảng (Vaipulya) Đạo nhân nói: "Hết thảy pháp không sanh không diệt, không, không có gì cả, ví như lông Rùa, sừng Thỏ thường là không có".


:lol: :lol:

Rút cuộc cái gì giúp 5 uẩn hòa hợp? Cái đó trong hay ngoài 5 uẩn?
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,411
Điểm tương tác
1,113
Điểm
113
Hỏi: Như Phật nói: "Ta dùng Thiên nhãn thanh tịnh thấy các chúng sanh chết chỗ này sanh chỗ kia, chịu quả báo tùy theo nghiệp thiện ác. Người có nghiệp thiện thì sanh trong loài trời, người; người có nghiệp ác thì bị đọa vào ba đường ác". Lại nữa, Kinh nói: "Một người ra đời, mà nhiều người được nhờ phúc lạc lợi ích; đó là Phật Thế Tôn vậy". Như trong Pháp Cú nói: "Tự mình cứu lấy mình, người khác làm sao cứu được. Tự mình thực hành thiện trí là tự cứu hay nhất". Như trong kinh Bình Sa Vương Nghinh Phật nói: "Người phàm không nghe pháp, ngươì phàm đắm trước nơi ngã". Lại trong kinh Phật Nhị Dạ nói: "Phật từ đêm Đắc đạo, đến đêm Bát Niết-bàn, những kinh giáo Phật thuyết khoảng thời gian giữa hai đêm ấy, tất cả đều thật, không điên đảo". Nếu thật không có người thì tại sao Phật lại nói người (trong câu: Ta dùng Thiên nhãn thanh tịnh thấy các chúng sanh)!

Đáp: Người v.v… vì theo Thế giới Tất-đàn nên có, vì theo Đệ nhất nghĩa Tất-đàn nên không. Còn như như, pháp tánh , thật tế, vì theo Thế giới Tất-đàn nên không, vì theo Đệ nhất nghĩa Tất-đàn nên có. Người … cũng như thế , vì theo Đệ nhất nghĩa Tất-đàn nên không, vì theo Thế giới Tất-đàn nên có; vì có các nhân duyên năm uẩn nên có người. Ví như sữa do nhân duyên của sắc, hương, vị, xúc cho nên có, nếu sữa thật không thì nhân duyên của sữa cũng phải là không, nay nhân duyên của sữa thật có, nên sữa cũng phải là có. Chẳng phải như cái đầu thứ hai, cánh tay thứ ba của một người, là không có nhân duyên mà chỉ có giả danh. Các tướng (hình thức) như thế nên gọi là Thế giới Tất-đàn.

-Sao gọi là Các các vị nhân Tất-đàn? (Tất đàn trong ý nghĩa cá biệt với từng người). Quán sát tâm hành của từng người mà nói pháp cho họ. Đối trong một việc mà hoặc có người nghe được, có người không nghe được. Như trong Kinh nói: "Do nghiệp tạp báo mà tạp sanh ra trong thế gian, được tạp xúc, tạp thọ". Lại trong kinh Phá-quần-na nói: "Không có người xúc, không có người thọ".

:lol: :lol:
 

hoailinh

Registered
Phật tử
Tham gia
11 Thg 10 2013
Bài viết
133
Điểm tương tác
50
Điểm
28
Hỏi: Như Phật nói: "Ta dùng Thiên nhãn thanh tịnh thấy các chúng sanh chết chỗ này sanh chỗ kia, chịu quả báo tùy theo nghiệp thiện ác. Người có nghiệp thiện thì sanh trong loài trời, người; người có nghiệp ác thì bị đọa vào ba đường ác". Lại nữa, Kinh nói: "Một người ra đời, mà nhiều người được nhờ phúc lạc lợi ích; đó là Phật Thế Tôn vậy". Như trong Pháp Cú nói: "Tự mình cứu lấy mình, người khác làm sao cứu được. Tự mình thực hành thiện trí là tự cứu hay nhất". Như trong kinh Bình Sa Vương Nghinh Phật nói: "Người phàm không nghe pháp, ngươì phàm đắm trước nơi ngã". Lại trong kinh Phật Nhị Dạ nói: "Phật từ đêm Đắc đạo, đến đêm Bát Niết-bàn, những kinh giáo Phật thuyết khoảng thời gian giữa hai đêm ấy, tất cả đều thật, không điên đảo". Nếu thật không có người thì tại sao Phật lại nói người (trong câu: Ta dùng Thiên nhãn thanh tịnh thấy các chúng sanh)!

Đáp: Người v.v… vì theo Thế giới Tất-đàn nên có, vì theo Đệ nhất nghĩa Tất-đàn nên không. Còn như như, pháp tánh , thật tế, vì theo Thế giới Tất-đàn nên không, vì theo Đệ nhất nghĩa Tất-đàn nên có. Người … cũng như thế , vì theo Đệ nhất nghĩa Tất-đàn nên không, vì theo Thế giới Tất-đàn nên có; vì có các nhân duyên năm uẩn nên có người. Ví như sữa do nhân duyên của sắc, hương, vị, xúc cho nên có, nếu sữa thật không thì nhân duyên của sữa cũng phải là không, nay nhân duyên của sữa thật có, nên sữa cũng phải là có. Chẳng phải như cái đầu thứ hai, cánh tay thứ ba của một người, là không có nhân duyên mà chỉ có giả danh. Các tướng (hình thức) như thế nên gọi là Thế giới Tất-đàn.

-Sao gọi là Các các vị nhân Tất-đàn? (Tất đàn trong ý nghĩa cá biệt với từng người). Quán sát tâm hành của từng người mà nói pháp cho họ. Đối trong một việc mà hoặc có người nghe được, có người không nghe được. Như trong Kinh nói: "Do nghiệp tạp báo mà tạp sanh ra trong thế gian, được tạp xúc, tạp thọ". Lại trong kinh Phá-quần-na nói: "Không có người xúc, không có người thọ".

:lol: :lol:
Kính thưa Ngài!
Ngài đưa ra một loạt bao gồm nhiều kinh mà Phật thuyết.
Xin được Ngài nói rõ bằng sự thấu triệt về diệu nghĩa của Phật, mà Ngài đã đạt được?
Nếu như một người mà hiểu cho bằng hết tất cả lời Phật dạy ( toàn bộ kinh điển ) thì hết bao lâu, học thuộc và hiểu được đúng nghĩa lời kinh thì có giác ngộ như Phật được không?
Hoặc giả học bao nhiêu kinh và hiểu bao nhiêu nghĩa, nói tóm lại Ngài có thể đưa ra cụ thể một số kinh điển và cần học cơ bản những gì để có thể giác ngộ giải thoát được như lời Phật dạy?
Cuối cùng Xin được hỏi Ngài một điều :
Là một chúng sanh ( con người ) lấy cái nghĩa gì để gọi là tu hành và như thế nào thì gọi là được giác ngộ giải thoát?
Kính Ngài với lời chân thành nhất.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,411
Điểm tương tác
1,113
Điểm
113
Hỏi: Phật tâm đại từ bi thì chỉ nên nói pháp không tranh cãi, cớ sao lại nói pháp có tranh cãi?

Đáp: Pháp không tranh cãi đều là vô tướng, thường tịch diệt, bất khả thuyết. Nay nói bố thí và các pháp vô thường, khổ, không v.v… đều là vì tịch diệt, không vì hý luận mà thuyết. Những người lợi căn biết ý Phật không khởi lên sự tranh cãi; còn kẻ độn căn không biết ý Phật, chấp lấy tướng, trước lấy tâm, nên khởi lên sự tranh cãi, nên gọi là có tranh cãi. Bát-nhã Ba-la-mật này là "tính tốt ráo không" của các pháp, nên không có chỗ để tranh cãi. Nếu rốt ráo không mà có thể nắm, có thể tranh cãi thời không gọi là rốt ráo không. Vì rốt ráo không thì có và không hai sự đều dứt, thế nên Bát-nhã Ba-la-mật gọi là chỗ không tranh cãi.


:lol: :lol:
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,706
Điểm tương tác
772
Điểm
113
Phật - từ khi mới phát tâm, lấy đại thệ nguyện làm trang nghiêm;

Muốn cứu vớt hết thảy chúng sanh nên thực hành khắp đủ các thiện đạo, nhóm đủ mọi điều thiện, hành đủ mọi hạnh khổ, chứa nhóm hết thảy công đức chư Phật...

Do vô lượng nhân duyên như vậy nên Phật là đệ nhất giữa hết thảy chúng sinh.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,706
Điểm tương tác
772
Điểm
113
Phiền não, nói lược là 3 độc, nói rộng là 98 sử trong ba cõi.

Tập khí phiền não là khí tàng dư của phiền não; ví như người bị xiềng chân lâu ngày bỗng được giải thoát, bước đi tuy không có khóa vẫn còn tập khí chướng ngại.

Hoặc thân nghiệp, khẩu nghiệp không theo trí tuệ, in tuồng từ phiền não khởi lên. Người không biết tâm người khác thấy sự khởi lên đó sanh tâm bất tịnh, nhưng đó chẳng phải phiền não thật mà là tập khí phiền não lâu đời khởi lên nghiệp như vậy.

+ Ví như áo cũ dính bẩn lấy tro giặt sạch, tuy không còn bẩn mà hơi bẩn vẫn còn. Áo như tâm Thánh nhân, bẩn như các phiền não; tuy lấy nước trí tuệ tẩy sạch mà hơi phiền não vẫn còn.

+ Tập khí như vậy, các hiền Thánh khác tuy dứt được phiền não mà chưa thể dứt tập khí. Như:

- Nan Đà vì tập khí dâm dục, tuy đắc A La Hán mà khi ngồi giữa chúng nam nữ, con mắt trước hết nhìn chúng nữ mà cùng họ nói năng thuyết pháp.

- Xá Lợi Phất vì tập khí sân nên khi nghe Phật nói ông ăn đồ bất tịnh, liền mửa đồ ăn ra, rồi sau không chịu nhận lời thỉnh.

- Đại Ca Diếp vì tập khí sân nên sau khi Phật diệt độ kết tập pháp, đã bảo Anan sám hội tội Đột Kiết La, lại tự kéo tay Anan đi ra vì cho ông là người bất tịnh, lậu hoặc chưa sạch không được cùng kết tập Pháp.

- Kiều Phạm Bát Đề vì tập khí nghiệp trâu nên thường nhả thức ăn mà nhai lại...


Các Thánh nhân như vậy, tuy hết lậu hoặc mà còn có tập khí phiền não. Như lửa đốt hết củi vẫn còn tro than, sức lửa mỏng không làm cho tiêu hết được.

Lửa Nhất thiết trí của Phật đốt cháy các phiền não, không còn tàng dư tập khí.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,706
Điểm tương tác
772
Điểm
113
Bồ Tát chứng được Vô sanh pháp nhẫn - xem hết thảy thế gian là Không; tâm không nhiễm trước, ở trong thật tướng các pháp không còn nhiễm thế gian - phiền não đã hết nhưng tập khí chưa trừ; nhân tập khí thọ và pháp tánh sanh thân nên có thể tự tại hóa sanh.

- Có tâm đại từ bi vì chúng sanh, cũng vì mãn bản nguyện nên trở lại thế gian thành tựu đầy đủ những Phật pháp dư tàn.

- Khi mãn mười địa ngồi đạo tràng, dùng lực vô ngại giải thoát chứng được nhất thiết trí, nhất thiết chủng trí - dứt tập khí phiền não.

Người Đại thừa nói: Bồ Tát chứng được vô sanh pháp nhẫn, hết thảy phiền não và tập khí đều dứt sạch là sai lầm ! Nếu dứt hết rồi thì không khác gì Phật, cũng không nên thọ pháp tánh sanh thân. Bởi vậy, Bồ Tát chứng được vô sanh pháp nhẫn, bỏ sanh thân được pháp tánh sanh thân.

Bồ Tát tích tập các công đức thuần tịnh mới được thành Phật, nếu xen lẫn ba độc thì không thể đầy đủ Phật pháp thanh tịnh.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,411
Điểm tương tác
1,113
Điểm
113
Lại nữa, trong các kinh khác thường dùng ba lối để nói các pháp, đó là thiện, bất thiện và vô ký. Nay muốn nói các tướng các pháp chẳng phải thiện, chẳng phải bất thiện, chẳng phải vô ký, cho nên thuyết Kinh Đại Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Pháp học, pháp vô học, pháp phi học phi vô học; pháp do kiến đế đoạn (kiến sở đoạn), pháp do tư duy đoạn (tu sở đoạn), pháp không đoạn (phi sở đoạn); pháp có thể thấy có đối ngại, pháp không thể thấy có đối ngại, pháp không thể thấy không đối ngại; pháp thượng trung hạ; pháp tiểu, đại, vô lượng. Như vậy pháp môn có ba phần cũng thế.

:lol: :lol:
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,706
Điểm tương tác
772
Điểm
113
Nếu không biết thật tướng các pháp, nhiễm trước pháp thế gian hư dối, chịu các thứ thân khổ tâm khổ, như thế chỉ mang danh từ đại bi - không gọi là tu hành.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,706
Điểm tương tác
772
Điểm
113
Nếu Bồ Tát quán hết thảy pháp: chẳng sanh chẳng diệt, chẳng chung chẳng phải không chung, chẳng vì không chẳng vì phi không, một lòng tin nhận thật tướng trí tuệ của mười phương chư Phật sở dụng, không thể hoại không thể động ấy gọi là pháp vô sanh nhẫn.

Pháp vô sanh nhẫn là địa vị bất thối chuyển.

Bồ Tát bất thối chuyển được trí tuệ thật tướng các pháp, đời đời không mất, không bao giờ tạm lìa; đối với thâm Kinh của chư Phật - không bao giờ nghi, cũng không làm trở ngại.

* Lại nữa:

- Nếu các pháp đều Không thời không có chúng sanh thì có thể độ ai - nghĩ như thế Bi tâm liền yếu kém.

- Hoặc thấy chúng sanh đáng thương mà đối với các pháp - trí quán Không còn yếu kém.

---> Nếu được tâm đại bi không ngăn ngại thật tướng các pháp; ngộ được thật tướng các pháp không ngăn ngại tâm đại bi phát sanh; có phương tiện như vậy liền được vào Bồ Tát pháp vị, trụ địa vị bất thối chuyển.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,706
Điểm tương tác
772
Điểm
113
Tâm chúng sanh đều muốn lìa khổ cầu vui.

Trong các thứ vui, vui lậu tận là hơn hết.
 
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên