Danh Sư. Thiền Vị

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Vô Niệm là gì ? Vô niệm là phép thực tập tu thiền hay là trạng thái tu chứng. Xin đạo hữu chỉ dạy

Có thể là cả hai, khi thiền giả đã đạt được trạng thái vô niệm thì gọi là tu chứng, đi đứng nằm ngôi. Như như, sống trong chánh niệm. Còn vô niệm trong thời gian huân tập thì mình đoán là còn nằm trong Pháp Môn Vô Niệm, còn như đ/h muốn bàn thêm chúng ta click vào đây.

Riêng mình mới bắt đầu học thì hiểu nghĩa "vô niệm" là "Không nghĩ nhớ".
Biết được chút đỉnh thì "vô niệm" là ngăn chặn các giác quan sanh khởi...
Đến chừng biết thêm được một chút thì "vô niệm" không nghĩ thiện, nghĩ ác.v.v.. Nhưng ai đụng tới "cái tôi" thì biết...ha ha? - Vì chỉ hiểu trên lý thuyết.

Tới khi đọc kinh Kim Cang thì "vô niệm" lại cao thêm một lĩnh vực khác nữa. Vô niệm chẳng phải không niệm chẳng phải có niệm, mới thật là vô niệm.

Nhưng vô niệm đối với mình là còn xa xỉ phẩm... Vi sao đ/h biết không...!?

===== Mở một topic khác ========

643994_312138772234142_708854366_n.jpg Quán Âm vào cửa.

Có một lần Bách Trượng dẫn chúng tăng làm ruộng trên núi. Đúng ngọ, tiếng trống chùa vang lên báo giờ cơm đã đến. Vì Bách Trượng chưa ra lệnh nghỉ nên chư tăng vẫn làm việc. Có một ông tăng nghe tiếng trống bèn vác cuốc lên vai, cười ha hả đi về chùa.

Bách Trượng trông thấy, khen ngợi :
-Hay quá ! đúng là Quán Âm vào cửa.
Khi về tới chùa Bách Trượng kêu ông tăng đó lại hỏi :
-Hôm nay ông thấy đạo lý gì mà có cử chỉ ấy ?

-Chẳng có đạo lý gì cả. Buổi sáng nay con chưa ăn cơm, cảm thấy đói bụng, nghe tiếng trống báo giờ ăn nên chạy về chùa ăn.

Bách Trượng nghe xong ha hả cười lớn.
(Tứ Lý Thiền)

Cầu Pháp 28 :eusa_dance:"Chẳng có đạo lý gì cả. Buổi sáng nay con chưa ăn cơm, cảm thấy đói bụng, nghe tiếng trống báo giờ ăn nên chạy về chùa ăn."" Như vậy, có phải là bình thường là đạo...!?

 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

suongphale

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 12 2011
Bài viết
241
Điểm tương tác
81
Điểm
28
Kính cô Nhuận Tâm , đạo hữu Cầu Pháp và Các Đạo Hữu

Trong kinh Pháp Bảo Đàn phẩm Định Huệ
Lục tổ giảng về pháp môn của ngài :
_ Tông là Không Niệm ( Vô Niệm )
_Gốc là Không Trụ ( Vô Trụ )
_ Thể là Không Tướng ( Vô Tướng )
Về Không Niệm hay Vô Niệm , Lục tổ có giảng rõ ràng

KÍNH

Cám ơn đạo hữu Cầu Pháp đã hướng dẫn đường link đến Pháp Môn Vô Niệm
Nhưng vì 3G của spl không truy cập được Quangduc ,Hoa sen ....vì đã vượt qua bức tường lửa
Xin copy về đây dùm , được không ạ ?
KÍNH

 

suongphale

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 12 2011
Bài viết
241
Điểm tương tác
81
Điểm
28
Ngài Triệu Châu nói với nhà tu thiền Nghiêm Dương :" Ông hãy bỏ niệm đầu "không một vật xuống đi " là ý gì ?"
Trong khi Thiền sư Nghiêm Dương đã đạt đựoc Vô Niệm <!-- END TEMPLATE: bbcode_quote -->


Vì sao TS Nghiêm Dương đã đạt được Vô Niệmcòn có vọng tưởng về Pháp Không mà sư phụ bảo phải bỏ niệm ấy ?

Kính
 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Vì sao TS Nghiêm Dương đã đạt được Vô Niệmcòn có vọng tưởng về Pháp Không mà sư phụ bảo phải bỏ niệm ấy ?


Câu hỏi của đ/h làm mình khó trả lời, vì không biết, phải cầu quí Thầy Tổng quản, phó tổng quán và các mod ưu tú ở diễn đàn này rồi, hi hi. Đầu hàng.

Về hình thức để hiểu "Vô niệm hay pháp không...gì gì đó". Cầu Pháp đã lập một topic khác ở nơi đây... Forum: Pháp môn vô niệm

 

suongphale

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 12 2011
Bài viết
241
Điểm tương tác
81
Điểm
28
Kính đạo hữu Cầu Pháp

Riêng mình mới bắt đầu học thì hiểu nghĩa "vô niệm" là "Không nghĩ nhớ".
Biết được chút đỉnh thì "vô niệm" là ngăn chặn các giác quan sanh khởi...
Đến chừng biết thêm được một chút thì "vô niệm" không nghĩ thiện, nghĩ ác.v.v.. Nhưng ai đụng tới "cái tôi" thì biết...ha ha? - Vì chỉ hiểu trên lý thuyết.
Vì pháp môn Thiền của Lục Tổ thì spl thường biết
Nay còn được gọi là pháp môn Vô Niệm ,là tên khác .
Tóm lại bây giờ biết :
Pháp môn Vô Niệm = Pháp môn Thiền của Lục tổ
Còn Vô Niệm thì pha lê hiểu là cái niệm của chân như tánh , còn đạo hữu Cầu Pháp hiểu là "không nghĩ nhớ"
Nếu theo cái hiểu của ĐH về vô niệm thì trong câu chuyện của Thiền Sư Nghiêm Dương ,( lúc còn theo học với Ngài Triệu Châu , thì còn là thiền sinh), còn vướng vào vọng tưởng thấy các pháp Không khi đã đạt vô niệm là điều có thể có . Cũng vậy với chấp có.
Khi thực tập vô niệm Như khi nhìn một con bò . Chỉ thấy con bò với toàn hình dáng của nó thôi , không cần biết thêm một điều gì nữa , thì có khi lại chấp thấy không có con bò nào cả .là vọng thấy về pháp không Hoặc chấp con bò là có thật ... thì lại thêm vọng tưởng về có , tức có ý trụ vào thân con bò và hình tướng con bò ,ngược với Vô Trụ , Vô Tướng

Nhưng theo cái hiểu của pha lê về Vô niệm , thì Nghiêm Dương khi đã đạt vô niệm mà còn vọng tưởng về pháp không là điều không thể có .Cũng vậy với chấp có .Nói theo ngôn ngữ phàm tình
Làm phiền đạo hữu Cầu Pháp cũng đã nhiều

Kính đạo hữu Cầu Pháp
Đã cuối tháng 11 và chỉ còn vài tuần nữa là đến Noel , bước sang Tết Tây.Nhân đây xin kính chúc đạo hữu
Cầu Pháp ,chị và các cháu, một Noel vui vẻ ,năm mới vui vẻ hạnh phúc , an khang .

Kính thầy Kim Cang
Nhân có đạo hữu CP ở canada xin chúc luôn thầy Kim Cang và gia quyến Noel vui vẻ ,một năm an khang ,và hy vọng được gặp lại thầy Kim Cang trên Diễn Đàn sau một thời gian dài vắng mặt ?Thầy Kim Cang có khỏe không ?

Kính chúc tất cả noel vui
 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Cảm ơn Đạo hữu Pha Lê chia sẽ sự hiểu biết về "vô niệm".
Và cũng chúc thân quyến và gia đình của đạo hữu hưởng trọn vẹn một năm mới tới đầy vui vẽ.

Cái hiểu biết ''vô niệm'' của mình thật là nhỏ như cọng chỉ.
Cầu Pháp đã nói rồi mà "Vô niệm lý tánh của thiền sư"...
Đối với mình là hàng xa xỉ phẩm.

Để tìm niềm vui khác, @Cầu Pháp xin trích dẫn lại đoạn này...

Phật, pháp đều là bụi.

Thiền sư Hương Nghiêm Nghĩa Đoan là học trò Nam Tuyền Phổ Nguyện có lần bảo đại chúng :
-Huynh đệ, các ông trong khi tu hành nên biết Phật là bụi, pháp cũng là bụi, đều là đối tượng của tư duy, không phải là Phật thật, pháp thật. Do đó các ông cả ngày đi tìm chỉ là tốn công, phí sức làm sao có thể chân chánh an tĩnh thành Phật, chân chánh hiểu pháp ?

Tôi bảo cho các ông biết phương pháp khi làm bất cứ một sự việc gì không giữ thiện cũng không bỏ ác. Các ông chớ nên bị hiện tượng này làm mê muội. Đó là chỗ các ông phải tu.
(Tứ Lý Thiền)

Cầu Pháp 30:eusa_dance:" không giữ thiện cũng không bỏ ác." Là ý gì, các bạn cho lời giải, thật cảm ơn.
600250_104651919702917_1483809296_n.jpg
 

suongphale

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 12 2011
Bài viết
241
Điểm tương tác
81
Điểm
28
Cô Nhuận Tâm , đạo hữu Cầu Pháp và
Các đạo hữu kính mến

pha lê xin tóm tắt lời trên của Thiền sư Hương Nghiêm Nghĩa Đoan (học trò của Đại Thiền sư Phổ Nguyện )
Nói Phật là bụi hay nói rằng Phật là bậc giải thoát , đều là vọng tưởng ( cái suy nghĩ của mình )
Phật thật nằm ngoài cái suy nghĩ hay tâm ý thức của chúng sinh
Đi tìm Phật bằng ý thức thì không thấy vì ý thức là vọng tưởng .
(Quả táo trong tâm suy nghĩ của chúng ta và quả táo thật là khác nhau )
Cho nên Thiền là lắng mọi vọng tưởng.

không giữ thiện cũng không bỏ ác." Là ý gì, các bạn cho lời giải, thật cảm ơn.

Vì nghĩ thiện hay nghĩ ác đều là vọng tưởng , nếu làm theo vọng tưởng thì không phải pháp Phật
Xin các đạo hữu chỉ dạy thêm
Kính mến
 

suongphale

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 12 2011
Bài viết
241
Điểm tương tác
81
Điểm
28
Kính Diễn Đàn
pha lê xin cảm ơn đạo hữu Cầu Pháp đã mở forum này
Và pha lê xin kính mời toàn thể diễn đàn tất cả các thầy các cô các mod các thành viên cùng tham gia với đạo hữu Cầu Pháp , cô Nhuận Tâm , và pha lê.
Kính
 

Nhuận Tâm

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
7 Thg 10 2012
Bài viết
271
Điểm tương tác
115
Điểm
43
Địa chỉ
Canada
Cô Nhuận Tâm , Đạo hữu Cầu Pháp và các Đạo hữu kính mến
Vì nghĩ thiện hay nghĩ ác đều là vọng tưởng , nếu làm theo vọng tưởng thì không phải pháp Phật

Xin các Đạo hữu chỉ dạy thêm

Kính mến
Nếu phân biệt thiện-ác, thì còn vướng mắc vào cái nhìn thiển cận, méo mó, sai lạc của nhị biên, còn chưa thấy được cái Không của sự vật... Phải chăng một bên hướng về tục đế, là sự thật tương đối của cuộc đời, liên quan tới cách xử thế giữa những con người và với cả các sinh vật, với thiên nhiên; và một bên hướng về chân đế, là một sự thật không thể nào diễn tả được, một sự thật như như, sự thật trong sự thật ?
Ngay cả hai từ "thiện""ác" cũng không có trong đạo Phật nguồn gốc, mà là những chữ mượn tiếng Trung Hoa để dịch hai từ Pali "kusala" và "akusala". "Kusala" gồm các ý muốn gây nên nghiệp tốt (kamma-cetana), đi cùng với 3 căn tốt là không tham (alobha), không sân (adosa) và không si (amoha). Ngược lại, "akusala" gồm các ý muốn gây nên nghiệp xấu, đi cùng với 3 căn xấu là tham (lobha), sân (dosa) và si (moha). Như vậy thì những điều "thiện" là những nhân tốt đưa tới những quả tốt, lìa phiền não, diệt khổ đau, và những điều "bất thiện" là những nhân xấu đưa tới những quả xấu, phiền não, khổ đau. "Thiện" hay "ác" là tính chất của những gì đưa tới hạnh phúc hay khổ đau. Con người muốn chọn hạnh phúc hay khổ đau, chỉ cần hành thiện hay hành ác. Do đó, một trong những lời kinh quen thuộc nhất đối với người Phật tử là " Không làm các điều ác, Thành tựu mọi việc lành, Giữ tâm ý thanh tịnh, Ấy lời chư Phật dậy " (Kinh Pháp Cú, Dhammapada 183).
Lại nữa, một việc thiện mình làm chắc gì đâu đã là một việc thiện ? Đó có thể là một việc thiện đối với mình, nhưng không phải việc thiện đối với người nhận. Có thể một việc thiện ngày hôm nay sẽ trở thành một điều ác ngày mai, chỉ có thời gian mới cho biết rõ.
Mình cũng phải tự hỏi rằng làm việc thiện đó là cho mình hay cho người ? Nếu là để được tiếng khen, được biết ơn, được mát mẻ trong lòng hay để "lương tâm bớt cù", thì đó còn phải là việc thiện hay không ? Hành thiện đúng ra thì phải theo tinh thần "vô ngã", mà đã "vô ngã" rồi, thì không còn người cho, không còn người nhận, không còn người hành thiện nữa.
[FONT=Times New Roman,Times]Cuối cùng, thiện - ác cũng là ở trong tâm của mình, chứ không ở nơi đâu xa lạ. Trong mình có Phật tính, nhưng cũng có Ma vương. Chừng nào chưa hiểu được điều đó, thì mình vẫn chưa hiểu mình (hãy nhớ câu gnothi seauton của Socrate), vẫn còn vật lộn với chính mình, vẫn còn phân chia ra cái đầu và cái bụng...[/FONT]
KPC-163. Việc ác rất dễ làm,
Nhưng chẳng lợi cho ta,
Việc ân ích từ thiện,
Thật khó làm lắm đa!
 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Phật, pháp đều là bụi.

Thiền sư Hương Nghiêm Nghĩa Đoan là học trò Nam Tuyền Phổ Nguyện có lần bảo đại chúng :
-Huynh đệ, các ông trong khi tu hành nên biết Phật là bụi, pháp cũng là bụi, đều là đối tượng của tư duy, không phải là Phật thật, pháp thật. Do đó các ông cả ngày đi tìm chỉ là tốn công, phí sức làm sao có thể chân chánh an tĩnh thành Phật, chân chánh hiểu pháp ?

Tôi bảo cho các ông biết phương pháp khi làm bất cứ một sự việc gì không giữ thiện cũng không bỏ ác. Các ông chớ nên bị hiện tượng này làm mê muội. Đó là chỗ các ông phải tu.
(Tứ Lý Thiền)
Bài thiền lý này, đã được đạo hữu @Pha Lê và Cô Nhuận Tâm giải thích về " không giữ thiện cũng không bỏ ác" quá rõ ràng, mình không còn thắc mắc nữa, thật cảm ơn.
==================
==================
Đống củi.

Thạch Đầu hỏi một ông tăng mới tới :
-Ông từ đâu đến ?
-Con từ Giang Tây lại.
-Ông có đến tham vấn Mã đại sư không ?
-Dạ có !
Thạch Đầu chỉ đống củi ở sân thiền viện :
-Ông thấy Mã đại sư có giống đống củi này không ?
??? ??? ??? ???

Ông tăng không trả lời được, trở về Giang Tây thuật lại cho Mã Tổ nghe. Mã Tổ hỏi :
-Ông thấy đống củi ấy nặng hay nhẹ ?
-Con không cân nên không biết.
-Ông thật có sức mạnh, vác một đống củi từ Hồ Nam về đến Giang Tây.
(Tứ Lý Thiền)
Bài này, thì Thiền sư Thạch Đầu ám chỉ điều gì?
Sau khi ông tăng thuật lại cho Thiền sư Mã Tổ...Rồi bị quở ?

Cầu Pháp 31:eusa_dance: "Có phải thiền sư Thạch Đầu còn ganh tỵ với Mã Tổ?"
"Sau đó Mã Tổ thiền sư cũng tự ái và quở ông tăng " Là nhiều chuyện...hi hi".
Chú tiểu 6.jpg
Đặt câu hỏi như vầy, không biết có làm khó Hảo tâm nhơn muội hay không?

Thân.
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1 Thg 4 2012
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
Đống củi.

Thạch Đầu hỏi một ông tăng mới tới :
-Ông từ đâu đến ?
-Con từ Giang Tây lại.
-Ông có đến tham vấn Mã đại sư không ?
-Dạ có !
Thạch Đầu chỉ đống củi ở sân thiền viện :
-Ông thấy Mã đại sư có giống đống củi này không ?
??? ??? ??? ???

Ông tăng không trả lời được, trở về Giang Tây thuật lại cho Mã Tổ nghe. Mã Tổ hỏi :
-Ông thấy đống củi ấy nặng hay nhẹ ?
-Con không cân nên không biết.
-Ông thật có sức mạnh, vác một đống củi từ Hồ Nam về đến Giang Tây.
(Tứ Lý Thiền)
Bài này, thì Thiền sư Thạch Đầu ám chỉ điều gì?
Sau khi ông tăng thuật lại cho Thiền sư Mã Tổ...Rồi bị quở ?

Cầu Pháp 31:eusa_dance: "Có phải thiền sư Thạch Đầu còn ganh tỵ với Mã Tổ?"
"Sau đó Mã Tổ thiền sư cũng tự ái và quở ông tăng " Là nhiều chuyện...hi hi".

Đặt câu hỏi như vầy, không biết có làm khó Hảo tâm nhơn muội hay không?

Thân.
Kính hiền huynh Cầu Pháp !

Tiểu muội thì quanh năm chỉ làm bạn với "ông Táo" chứ không được may mắn "đọc nhiều biết rộng" như hiền huynh.
Chuyện này huynh đã biết lời phán _ ý kiến _ của Mã Tổ rồi, lại cũng biết qua những lời phê của các bậc tao nhân tri thức.
Vậy nếu "lịch sử tái hiện" và huynh là vị tăng kia, thì hiền huynh sẽ trả lời _ đối đáp _ ra sao với Thiền sư Thạch Đầu, khi Ngài nói : "-Ông thấy Mã đại sư có giống đống củi này không ? " ???

Kính !
 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Kính hiền huynh Cầu Pháp !

Tiểu muội thì quanh năm chỉ làm bạn với "ông Táo" chứ không được may mắn "đọc nhiều biết rộng" như hiền huynh.
Chuyện này huynh đã biết lời phán _ ý kiến _ của Mã Tổ rồi, lại cũng biết qua những lời phê của các bậc tao nhân tri thức.
Vậy nếu "lịch sử tái hiện" và huynh là vị tăng kia, thì hiền huynh sẽ trả lời _ đối đáp _ ra sao với Thiền sư Thạch Đầu, khi Ngài nói : "-Ông thấy Mã đại sư có giống đống củi này không ? " ???

Kính !
Chào Hảo tâm muội, muội rất hiểu ý người và cũng thật nhạy bén về tuệ giác.

Cầu Pháp 31:eusa_dance: "Có phải thiền sư Thạch Đầu còn ganh tỵ với Mã Tổ?"
"Sau đó Mã Tổ thiền sư cũng tự ái và quở ông tăng " Là nhiều chuyện...hi hi".
Huynh đây chính danh là ông ... đời thường rồi, mới có ý nghĩ về những bậc tôn túc, như vậy... Là để cầu muội sửa cái miệng ông tăng @Cầu Pháp, hi hi.

Còn...!? - Hỏi thiệt thì là dưới đây.

Bài này, thì Thiền sư Thạch Đầu ám chỉ điều gì?
Sau khi ông tăng thuật lại cho Thiền sư Mã Tổ...Rồi bị quở ?
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7 Thg 10 2010
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
Kính hiền huynh Cầu Pháp !

......
Vậy nếu "lịch sử tái hiện" và huynh là vị tăng kia, thì hiền huynh sẽ trả lời _ đối đáp _ ra sao với Thiền sư Thạch Đầu, khi Ngài nói : "-Ông thấy Mã đại sư có giống đống củi này không ? " ???

Kính !
Hão muội muội !
Cái Ông Thạch Đầu lúc đó đang bị "ấm đầu", tốt hơn hết là tặng lão một viên Alaxan.
 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Hão muội muội !
Cái Ông Thạch Đầu lúc đó đang bị "ấm đầu", tốt hơn hết là tặng lão một viên Alaxan.
Có thể ổng bị ấm đầu. Nhưng nếu không phải thì ông tẳng ông tăng quá nhiều chuyện (Biên kiến), đi qua Thiền sư Thạch Đầu thì khen Ngài Mã Tổ, còn khi qua Ngài Mã Tổ thì đem chuyện Thiền sư ra nói... Ha Ha, thực tế ở đời là vậy. Đạo hữu nào còn kiến giải hay hơn nữa...Xin thỉnh giáo.


Chỉ là cái đó.

Thiền sư Ngũ Tiết Linh Mặc mới đầu tham học nơi Mã Tổ, sau lại đến bái phỏng Thạch Đầu Hi Vận. Khi gặp mặt Thạch Đầu, ông hỏi :
-Nếu thầy nói một câu khế hợp con sẽ ở lại theo thầy, nếu nói không khế hợp con sẽ đi nơi khác.
Thạch Đầu ngồi im trên thiền sàng, không thèm để ý đến ông. Linh Mặc quay đầu đi ra. Thạch Đầu bỗng gọi :
-Xà lê !
Linh Mặc bất giác quay đầu lại. Thạch Đầu bảo :
-Ông hãy chú ý ! Một người từ sanh đến tử đều y cứ vào cái đó, đầu ông quay đi, quay lại suy nghĩ lung tung có ích gì ?
Thạch Đầu vừa nói xong, Linh Mặc liền triệt ngộ, bẻ gậy ở lại bái Thạch Đầu làm thầy.
(Tứ Lý Thiền)

Công án này rất tinh xảo. Descartes có nói : “Tôi suy nghĩ, vậy tôi hiện hữu.” Nhưng cái tôi này là gì ? Trăm năm, ba vạn sáu ngàn ngày, cái tôi này ngày ngày theo ta như thế nào, e rằng ít người biết rõ. Không biết có gương báu nào có thể soi thấy cái tôi bản lai diện mục này ? Người nào có hứng thú có thể dùng tiếng gọi của Thạch Đầu quay đầu lại tự phản tỉnh chính mình.
images

****************
****************
Cầu Pháp 32:eusa_dance: Công án này, sách Tứ lý thiền đã giải, mà còn rải rác rất nhiều trong các mẩu truyện thiền lý khác. Nhưng ở đời mà cái tên (Danh dự hay cái tôi) tuy nói rằng "Quán thân bất tịnh, quán pháp vô ngã, quán tâm vô thường, quán thọ thị khổ v.v.

Nhưng ai gọi tới tên mình thì chẳng lẽ không trả lời. Khó khó...
 

suongphale

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 12 2011
Bài viết
241
Điểm tương tác
81
Điểm
28
Kính Hắc Phong
Cái Ông Thạch Đầu lúc đó đang bị "ấm đầu", tốt hơn hết là tặng lão một viên Alaxan.


Đống củi hay đống rơm
Đống lúa hay đống bắp ngô
Điều ấy có chi là quan trọng .Điều quan trọng là :
Thạch Đầu không phải là ganh tỵ với Mã Tổ
Đáp vậy mới được 10 điểm phải không ĐH CP?
kính
 

suongphale

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 12 2011
Bài viết
241
Điểm tương tác
81
Điểm
28
ĐH Cầu Pháp kính
pha lê lúc này ít thì giờ lên diễn đàn.Có vào D Đ cũng vẫn thích được đọc ,hơn là viết.

Rất mong sự chia sẻ của các đạo hữu

Tôi bảo cho các ông biết phương pháp khi làm bất cứ một sự việc gì không giữ thiện cũng không bỏ ác. Các ông chớ nên bị hiện tượng này làm mê muội.Đó là chỗ các ông phải tu


Chỉ xin được hỏi các đạo hữu :Thế nào là không nghĩ thiện , không nghĩ ác . Như nói không nghĩ thiện không nghĩ ác mà sống ở đời thì , có khi vô tình phạm phải điều ác thì sao ?
KÍNH
 

Chỉ Chờ Chết

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2010
Bài viết
293
Điểm tương tác
135
Điểm
43
Địa chỉ
Canada
Kính Hắc Phong
Đống củi hay đống rơm
Đống lúa hay đống bắp ngô
Điều ấy có chi là quan trọng .Điều quan trọng là :
Thạch Đầu không phải là ganh tỵ với Mã Tổ
Đáp vậy mới được 10 điểm phải không ĐH CP?
kính
ĐH suongphale mến! Thạch Đầu là đầu đá làm sao biết ganh tỵ với Mã Tổ ?

Không Chấp Thủ
Ðược hỏi về hạnh tu, vị khất sĩ du phương trả lời:
- Tôi sống hạnh không trụ, không dính mắc, không chấp thủ... nên tôi được tự do, không ràng buộc.
- Ngài có thể cho tôi y bát của Ngài không?
- Không.
- Thế sao gọi là không chấp thủ?
Vị khất sĩ than:
- Oan ba đời Chư Phật!
 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Vị khất sĩ than:
- Oan ba đời Chư Phật!
Về phần nội dung người xin y bát là muốn bắt bẻ lời vị Du Tăng này.

Nhưng Vị Khất sĩ nói "Oan ba đời chư Phật!"

Như vậy là ai bí trong vấn đề này! Có phải là người xin y bát, và tại sao?

Thân.
 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Mã Minh.

Mã Minh là tổ thứ 12 của Thiền tông Ấn Độ. Ông hỏi tổ thứ 11 là Phú Na Dạ Xa :
-Con muốn biết Phật, Phật là thế nào ?
-Ông muốn biết Phật, thì chỗ không biết ấy là Phật.

-Đã chẳng biết Phật, sao biết đó là Phật.
-Ông đã không biết Phật, sao biết đó không phải là Phật.

-Giống như là cưa.
-Giống như là gỗ. Tôi hỏi ông cưa nghĩa là sao ?
-Con và thầy bình phân như răng cưa trên lưỡi cưa, còn gỗ nghĩa là gì ?

-Ông cưa tôi ra.
Nghe rồi Mã Minh đại ngộ.
(Zen Light)

@Cầu Pháp mời các học sĩ giải nghi...

-Con muốn biết Phật, Phật là thế nào ?
-Ông muốn biết Phật, thì chỗ không biết ấy là Phật.

-Đã chẳng biết Phật, sao biết đó là Phật.
-Ông đã không biết Phật, sao biết đó không phải là Phật.
 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Chân, giả.

Có lần Đạo Quang hỏi Đại Châu Huệ Hải :
-Thiền sư bình thường dụng công là dùng tâm nào để tu ?

-Lão tăng không có tâm nào để dùng, đạo nào để tu.
-Vậy sao hàng ngày thiền sư tụ chúng, khuyên người tham thiền tu đạo ?

-Lão tăng trên không có mái ngói, dưới không có tấc đất cắm dùi làm gì có chỗ để tụ chúng ?
-Sự thực thì thiền sư mỗi ngày đều tụ chúng luận đạo, chẳng lẽ không phải là thuyết pháp độ chúng ?


-Ông đừng đổ oan cho tôi, ngay lời nói tôi cũng không biết nói, làm sao luận đạo, một người tôi cũng không gặp làm sao độ chúng ?
-Thiền sư đã vọng ngữ rồi !
-Lão tăng ngay lưỡi cũng không có, làm sao vọng ngữ ?
-Chẳng lẽ khí thế gian, hữu tình thế gian, sự tồn tại của thiền sư và con, còn có tham thiền thuyết pháp đều là giả sao ?

-Đều là thật.
-Nếu là thật sao thiền sư lại phủ định ?
-Giả cũng phủ định, thật cũng phủ định.
Đại Quang cuối cùng đại ngộ.
(Thiền Vị)
**********************************
@Cầu Pháp Hỏi:

Giả cũng phủ định, thật cũng phủ định. Là ý gì?
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên