Danh Sư. Thiền Vị

Chỉ Chờ Chết

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2010
Bài viết
293
Điểm tương tác
135
Điểm
43
Địa chỉ
Canada
Quý Đạo hữu khả kính ! Trong mỗi câu truyện Thiền nào cũng dạy cái học và cái hiểu và khi hiểu tức đã Ngộ . Đáp án có sn là sự hiểu biết của người tu học , với CCC có học nhưng hiểu mơ hồ nên chưa Ngộ nên học mãi từ tóc xanh đến đầu bạc mà tu không tiến có lẻ căn bổn của CCC không có .
Đôi điều chia sẻ gọi là giao lưu chúc tất cả tu học tinh tấn


" LÝ BẢN THƯỜNG "

Sư Nhan hỏi Thiền Sư:
- Thế nào là Lý Bản Thường (Bổn Thường) ?
Thiền sư đáp: - ĐỘNG !!!
Sư Nhan lại hỏi tiếp:
- Thế nào là ĐỘNG ?
Thiền sư đáp: - Không phải Lý Bản Thường !!!
Sư Nhan cúi đầu suy nghĩ vì không hiểu ý Thầy mình .....
Thiền sư bảo: - Nếu Nhận thì con sẽ mãi trôi nổi trong luân hồi - Còn nếu con Không Nhận thì sẽ chìm hoài trong Sanh, Tử !!!
Ngay đây, Sư Nhan hốt nhiên Đại Ngộ !!!
(Người xưa..." Ngộ " sao mà dễ quá, chỉ một phút hay một câu - Mình bây giờ nghe hàng triệu lần nhưng vẫn không "Ngộ" nỗi - Thật buồn và hổ thẹn cho mình quá đi.....!!!)
(Lý Bản Thường là Tự Tánh, Phật Tánh)
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

bitridung

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 12 2011
Bài viết
84
Điểm tương tác
27
Điểm
18
Quý Đạo hữu khả kính !
Đôi điều chia sẻ gọi là giao lưu chúc tất cả tu học tinh tấn


" LÝ BẢN THƯỜNG "

Sư Nhan hỏi Thiền Sư:
- Thế nào là Lý Bản Thường (Bổn Thường) ?
Thiền sư đáp: - ĐỘNG !!!
Sư Nhan lại hỏi tiếp:
- Thế nào là ĐỘNG ?
Thiền sư đáp: - Không phải Lý Bản Thường !!!
Sư Nhan cúi đầu suy nghĩ vì không hiểu ý Thầy mình .....
Thiền sư bảo: - Nếu Nhận thì con sẽ mãi trôi nổi trong luân hồi - Còn nếu con Không Nhận thì sẽ chìm hoài trong Sanh, Tử !!!
Ngay đây, Sư Nhan hốt nhiên Đại Ngộ !!!


Thưa bác CCC
Lý Bản Thường hay Lý về Bản Thể Thường Trụ ( hay Lý Vô Sanh ) còn gọi là Chân Lý Thiền tức Chân Lý đạt được do Thiền. Chân lý Thiền còn gọi là ĐẠO .... và nhiều danh từ khác . Tóm lại là để chỉ quả chứng Phật đạo.
Chân lý Thiền được giải minh qua câu chuyện Thiền sau đây :

Triệu Châu hỏi ngài Nam Tuyền :
_ Thế nào là đạo ?
Nam Tuyền đáp :
_ Bình thường tâm là đạo
Triệu Châu nói :
_Có thể để tâm trí vào nó chăng ?
Nam Tuyền đáp :
_Ngay khi ông có ý hướng về nó lập tức nó sai trái ngay.

Triệu Châu nói : " Không thể mưu toan, sao biết được nó là ĐẠO ?"

Nam Tuyền nói :"Đạo không thuộc về BIẾT, cũng chẳng thuộc về KHÔNG BIẾT. Biết chỉ là VỌNG GIÁC , không biết thì là VÔ KÝ. Nếu thực sự đạt được cái ĐẠO không nghi thì tâm ta như thái hư , rộng rãi thấu suốt , làm thế nào cưỡng cho cái này là đúng cái kia là sai (về ĐẠO )

Triệu Châu nghe tới đó ngộ lập tức .


Thưa bác CCC , con xin lạm bàn rằng tuy bản thân con chưa đạt được cái ĐẠO , nhưng con biết : người đạt được ĐẠO thì tự mình biết, điều này có thể nói tỷ dụ như ,người uống nước tự biết nóng lạnh, hay người ăn cay biết cay ra sao .
Không diễn tả bằng ngôn ngữ cho trọn vẹn .
Cũng không nghe hiểu trọn vẹn
Đến đây bác CCC đã ngộ về Bản Thể Thường Trụ ?
Nếu bác ccc chấp nhận thì btd sẽ tiếp tục thêm.
Kính chúc thân tâm an lạc
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113


" LÝ BẢN THƯỜNG "

Sư Nhan hỏi Thiền Sư:
- Thế nào là Lý Bản Thường (Bổn Thường) ?
Thiền sư đáp: - ĐỘNG !!!
Sư Nhan lại hỏi tiếp:
- Thế nào là ĐỘNG ?
Thiền sư đáp: - Không phải Lý Bản Thường !!!
Sư Nhan cúi đầu suy nghĩ vì không hiểu ý Thầy mình .....
Thiền sư bảo: - Nếu Nhận thì con sẽ mãi trôi nổi trong luân hồi - Còn nếu con Không Nhận thì sẽ chìm hoài trong Sanh, Tử !!!

(Lý Bản Thường là Tự Tánh, Phật Tánh)

Cao siêu, thâm diệu!


Như có lần mình nghe giảng Bài "Đại Trí Độ luận"_Pháp Sư Thích Thiện Trí, có một ý gần giống như vậy là:
Trí tuệ Bát Nhã từ "Thấy nghe hay biết" (Kiến, văn, giác, tri) nhưng Bát Nhã thì vô văn, vô kiến (không đến từ nghe, không đến từ thấy).

Bằng cái tri kiến hay lý giãi của mình, có lúc mình nghĩ "Thằng vừa mù vừa điếc có trí Bát Nhã đây", thế là mình kiếm thử trên trần gian này có "thằng nào" như vậy không, để tới hỏi đạo, học đạo hắn. Trên thế gian này chả còn thằng nào như vậy cả, nếu có thì mình tới củng chả biết làm sao để hỏi.
Điếc thì ra dấu, nhưng lại còn mù thì bó tay.


Hú hồn
 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Tượng Phật và Tượng Hộ Pháp:

Chào đ/h Mục Đồng, đ/h nói rất đúng "Cái tượng nào cũng do nghệ nhân làm bằng đất sét hết". Nhưng với cái nhìn của mỗi người mỗi khác là tại sao? <!-- END TEMPLATE: bbcode_quote -->

Câu hỏi này dễ quá chắc ai cũng trả lời được
Xin đọc lại câu hỏi khó
Câu hỏi rất là dể ợt, nhưng thực hành thì không phải dể đâu đ/h Bitridung. Cũng tương tự thấy người Niệm Phật, lạy Phật, tọa thiền, kinh hành (Thiền Minh Sát) thấy sao mà dể quá. Nhưng người trong cuộc thấy không phải dể.

Chư tổ thiền sư thường nói "Tâm bình thường là đạo" thế nào là tâm bình thường ? Có giống như tượng Phật và tượng Hộ Pháp cùng nghĩa...?

Bình thường còn gọi là bình đẳng: Thế nào mới gọi là bình đẳng?

Mời các bạn xem đoạn trích dẫn dưới đây, thì sẽ thấy rõ hơn một chút.

Trong Kinh Pháp Bảo Ðàn, Lục Tổ Huệ Năng có dạy:
"Muốn học đạo Vô Thượng Bồ Ðề, chẳng nên khinh dể hàng sơ học. Có kẻ dưới bực thấp mà thường phát sinh trí tuệ rất cao,cũng có người trên bực cao mà thường chôn lấp lý trí của mình. Nếu khinh dể người, ắt có tội vô lượng vô biên".

==================

vậy đó:
==================
Nhiều khi ở cộng động không có sự tôn trọng lẩn nhau, mà dùng nhiều danh từ hạ nhục người dưới cơ thật là thậm tệ. Vậy thì có sự bình đẳng hay không...!?

Không thầy đố mày làm nên; Tiên học lễ hậu học văn... Đó là những câu dân gian nhà vườn mỉa mai những kẻ có học thức mà cách nói thì vô thức (mày tao tôi tớ...). Giống như dao búa.

Còn chúng ta là hậu nhân, là hàng tứ chúng đệ tử Phật. Người ngoại đạo sẽ đánh giá như thế nào.

Tóm lại, đừng ham muốn cầu cho mình ngộ đạo, trước học sao cho có sự bình đẳng mình với mình; mình với người xung quanh; và mình với bạn bè, tôi tớ, anh chị, cha mẹ, thầy tổ, Chư Tăng Ni.v.v. Rồi muốn ngộ hay không ngộ hãy tính sao. Ha ha.

Còn nhiều lắm...!?





 

bitridung

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 12 2011
Bài viết
84
Điểm tương tác
27
Điểm
18
Thưa bác CCC
Trước khi tiếp tục btd xin mở một dấu ngoặc nơi đây:
Xin phép góp ý về "bình thường tâm "
Bình thường tâm này có nghĩa là cái tâm bình thường của người đã ngộ ĐẠO và có căn bản trí , không phải là cái tâm của chúng sinh vô minh tham ái .

Thưa bác CCC
Trước khi chọn người làm Tổ tiếp nối , Ngũ Tổ đã mở cuộc thi làm kệ minh chứng cho sự giác ngộ để chọn người .Sư Thần Tú đã viết :
Thân ấy Bồ Đề thọ
Tâm như minh cảnh đài
Giờ giờ cần phải sạch
Chớ để vướng trần ai
Sư Thần Tú thấy Thân , Tâm là những gì thật ,cần phải giữ gìn cho trong sạch như tấm gương đặt trên đài
Lúc ấy Huệ Năng đã sửa thành :
Bồ đề chẳng có thọ
Minh cảnh cũng không đài
Bổn lai không có vật
Nào chỗ vướng trần ai
Nghĩa là :Nếu bạn nói thân như cây Bồ Đề thì ,thật sự là Bồ Đề ( Bản Thường ) chẳng có cây
Nếu bạn nói tâm như đài gương sáng thì thật sự là : gương sáng chẳng có đài
Vì Bổn lai không một vật
Thần Tú đã nhận lầm là Bồ Đề ( Bản Thường ) có cây , nhận lầm Bản Thường là pháp CÓ
Vì vậy Thần Tú không vào được ĐẠO

Trong khi đó , Đức Sơn thấy trong kinh Kim Cang nói :" Tâm quá khứ bất khả đắc, tâm hiện tại bất khả đắc , tâm vị lai bất khả đắc " , thì Đức Sơn nhận lầm là chẳng có tâm.Sau mới hiểu được không phải Tâm không có ,
Nhận lầm Bản Thường là Không có thì không vào được Đạo giải thoát
Nhận lầm tâm chẳng có là đi đến tà kiến đoạn diệt

Như vậy , thế nào là nhận không lầm về Tâm và về Bản Thể Tâm
Trong kinh Kim Cang :"Nếu thấy các tướng không phải là tướng tức là thấy Như Lai "
Bản Thể Tâm ( tâm giải thoát ) thì vô hữu bất không ( không có cũng không không ) Đây là Lý của Bản Thể Thường Trụ.
Đến đây bác CCC đã hiểu về trong câu chuyện giữa Sư Nhan và Thiền Sư , Thiền Sư đã nói :
Nếu nhận thì con sẽ mãi mãi trôi nổi trong luân hồi
Còn nếu con không nhận thì con sẽ chìm hoài trong sanh tử

Nếu có gì cần thảo luận thêm thì xin bác cứ mở lời
Kính chào và chúc an lạc
 

Chỉ Chờ Chết

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2010
Bài viết
293
Điểm tương tác
135
Điểm
43
Địa chỉ
Canada
" Lý Bản Thường "

Đến đây bác CCC đã hiểu về trong câu chuyện giữa Sư Nhan và Thiền Sư , Thiền Sư đã nói :
Nếu nhận thì con sẽ mãi mãi trôi nổi trong luân hồi
Còn nếu con không nhận thì con sẽ chìm hoài trong sanh tử

Nếu có gì cần thảo luận thêm thì xin bác cứ mở lời
Kính chào và chúc an lạc
bitridung thân mến ! Câu chuyện CCC post chỉ nói quanh vấn đề " LÝ BẢN THƯỜNG " một trong những chuyện Thiền giúp chúng ta học hiểu mà ng Lý chơn chớ không phải S việc cần bàn sâu .

1/ Lý bản thường là câu mà các thiền sinh hay hỏi các vị thầy. Có thể thay thế từ nầy bằng nhiều từ khác nhau như : Đạo, Tuyệt đối, Cái không thể nghỉ bàn, Phật tánh, Bất động tâm,
Có những con người mà căn tánh riêng của họ không thỏa mãn với những điều bình thường trong đời. Thay vì như bao chúng nhân khác, mà lòng họ lúc nào cũng cảm thấy thiếu nên cứ mãi rượt đuổi theo danh, lợi, tài sắc thì con người nầy lại nhận ra những cái được của phàm nhân chỉ là ảo vọng, không phải là cái rốt cùng của cuộc sống nầy. Họ đã từ bỏ rất nhiều thứ nhưng cái khát khao lớn nhất là cái tuyệt đối thì vẫn cứ mang nặng trong lòng. Họ đã đi hành cước khắp nơi, gặp các vị thầy khác nhau mong có lời chỉ dẫn. Sư Nhan cũng là một trong các vị ấy.
Tại sao khi Sư Nhan hỏi xong thì Thiền sư Nham Đầu lại đáp :
- Động.
2/ Sóng biển muôn hình vạn trạng nhưng chất ướt thì vẫn thế. Nếu cứ tìm đuổi sóng chẳng những đời ta lặn hụp mà biết đến khi nào cùng. Sóng không thực nhưng không phải là không có chất ướt. Sự sự vật vật vô thường nhưng không phải là không có cái nhận biết vô thường.
Lòng ta vốn an bình nhưng thấy nghe 1 hình ảnh hay tiếng nói trái mắt, trái tai thì lòng liền khởi sân, thấy nghe điều vừa ý thì liền muốn nắm bắt. Ấy là đất bằng nổi sóng rồi.
Muốn vật bày trơ trơ sao lại khởi tâm tìm. Khởi tâm tìm thì đã động rồi.
3/ "Sư thưa: Khi động thì thế nào?
Nham Đầu bảo: Chẳng phải lý bản thường".
Người biết thì thấy đối thoại nầy dễ ợt nhưng nhìn lại xem chính mình và rất nhiều người khi động mà không biết mình động, khi đuổi bắt cái phù du mà cứ hăm hở, năng nổ lại còn khuyến khích nhau nửa. Đúng là cái trò tán tụng chiến tranh, tán thưởng kẻ giết người không biết chán.
Đã không biết mình động, mình tà quấy thì làm sao có cơ hội nhận ra cái lặng, cái chánh?
Còn nếu nói rằng tham, sân, si, xung đột, chiến tranh là cái thường nhiên của cuộc đời nầy thì họ chính là kẻ quá bi quan và chuyên nhận thức và hành xử ngược ngạo !.
4/ "Sư trầm ngâm giây lâu.
Nham Đầu bảo: Chấp nhận tức chưa khỏi căn trần, chẳng chấp nhận tức hằng chìm sanh tử".
Ngộ thì ngay đó liền ngộ, còn trâm ngâm thì vẫn chưa có phần. Nhưng Nham Đầu biết quán cơ nên bồi tiếp 1 câu nữa.
Ở đây có 1 điều lạ là tại sao "nếu chấp nhận tức chưa khỏi căn trần".
Từ "chấp nhận" nên hiểu là không phải chỉ thấy biết qua lý luận đúng logic hay chỉ hiểu bằng khái niệm tri thức suông mà chính ở chổ thực nhận ra bất sinh, bất diệt ngay nơi chính mình.
5/ Căn trần ở đây là gì?
Căn là chủ thể nhận thức, trần là đối tượng được nhận thức. Tuy nhiên sự tiếp xúc giữa căn và trần để phát sinh nhân thức lại tùy thuộc 1 số điều kiện. Mắt muốn thấy được vật thì phải nằm trong 1 giới hạn về không gian, về ánh sáng, về cơ cấu sinh vật lý của mắt…Chúng ta thấy biết được vật qua chính cái thân tâm nầy nên lại phải thông qua bộ nhớ trong nảo, qua tình cảm của ta được ghi dấu trước đó và qua thành kiến, quan điểm đã kết dính trong lòng. Ví như cũng màu cờ đó nhưng người của các phe phái khác nhau lại nhận thức khác nhau
Rỏ ràng là do nghiệp dĩ khác nhau, mỗi người vốn mang trong tâm hồn cái hậu-cảnh-trưởng-thành riêng biệt thì sự nhận thức sự vât không thể giống nhau và càng không thể nhận ra sự vật như là chính nó – 1 sự nhận biết đơn thuần, 1 sơ tâm hồn nhiên, mộc mạc, thuần phác.
6/ Ở đây thiền sư muốn nhắc nhở chúng ta là dù anh có nhận ra cái bất sanh (nói theo kiểu thiền sư Bàn Khuê của Nhật Bản) thì cũng phải tiếp tục tu hành, phải thường thường tuệ tri. Nhận ra không phải là cuối đường, đó chỉ là ánh chớp trong đêm đen giúp ta định hướng mà thôi.
7/ Còn chẳng chấp nhận thì sao? – Hằng chìm trong sinh tử. Đương nhiên rồi!
Qua giai thoại nầy làm tôi nhớ lại trong Kinh tạng Pali, Bài kinh Bộc Lưu [S, I,1] có vị Thiên hỏi : – Thưa Tôn giả, vì sao Ngài vượt khỏi bộc lưu. Bộc lưu là dòng nước chảy mạnh dụ như dòng đời nầy.
Thế Tôn dạy :
- Này Hiền giả, không đứng lại, không bước tới, Ta vượt khỏi bộc lưu.
- Này Hiền giả, khi Ta đứng lại, thời Ta chìm xuống. Này Hiền giả, khi Ta bước tới, thời Ta trôi giạt; do vậy, này Hiền giả, không đứng lại, không bước tới, Ta vượt khỏi bộc lưu.
Bước tới là đồng hóa mình vào tham, sân, phiền nảo, cảnh đời trôi nổi nên phải bị trôi giạt. Đứng lại là biết đời khổ, có khởi tâm thoát khổ mà không kiên trì tu tập Bát Chánh Đạo nên phải chìm xuống.
Theo :Tỉnh Lặng
Chúc bitridung tu học tinh tấn và vạn sự Cát tường
CCC
 

bitridung

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 12 2011
Bài viết
84
Điểm tương tác
27
Điểm
18
Trí tuệ Bát Nhã từ "Thấy nghe hay biết" (Kiến, văn, giác, tri) nhưng Bát Nhã thì vô văn, vô kiến (không đến từ nghe, không đến từ thấy).

Chào ĐH CT

Hay !


Chư tổ thiền sư thường nói "Tâm bình thường là đạo" thế nào là tâm bình thường ? Có giống như tượng Phật và tượng Hộ Pháp cùng nghĩa...?

Bình thường còn gọi là bình đẳng: Thế nào mới gọi là bình đẳng?

Chào bác CP
Nếu bình thường là bình đẳng, thì Phật là bình đẳng khi nói :"Chúng sinh đã là Phật từ lâu rồi"
btd cũng biết tâm chưa xem người khác bình đẳng là một trong những nguyên nhân gây ra bất đồng



4/ "Sư trầm ngâm giây lâu.
Nham Đầu bảo: Chấp nhận tức chưa khỏi căn trần, chẳng chấp nhận tức hằng chìm sanh tử".
Ngộ thì ngay đó liền ngộ, còn trâm ngâm thì vẫn chưa có phần. Nhưng Nham Đầu biết quán cơ nên bồi tiếp 1 câu nữa.
Ở đây có 1 điều lạ là tại sao "nếu chấp nhận tức chưa khỏi căn trần".
Từ "chấp nhận" nên hiểu là không phải chỉ thấy biết qua lý luận đúng logic hay chỉ hiểu bằng khái niệm tri thức suông mà chính ở chổ thực nhận ra bất sinh, bất diệt ngay nơi chính mình
Chào bác CCC
Bác CCC đưa ra điều này btd thấy đúng lắm : nhận ra bất sinh bất diệt nơi chính mình là điều kiện để thoát sinh tử .
Nhưng nhận ra tại sao lại nói là trôi nổi trong sinh tử
btd chỉ trình bày chỗ hiểu của mình
Cám ơn bác CCC đã post câu chuyện thiền Lý Bản Thường để btd có dịp quán xét thêm . Bác CCC hỏi là hỏi cho mọi người thôi.
Chúc bác CCC tương lai sẽ có minh sư xứng đáng.
 

Chỉ Chờ Chết

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2010
Bài viết
293
Điểm tương tác
135
Điểm
43
Địa chỉ
Canada
Cám ơn bác CCC đã post câu chuyện thiền Lý Bản Thường để btd có dịp quán xét thêm . Bác CCC hỏi là hỏi cho mọi người thôi.
Chúc bác CCC tương lai sẽ có minh sư xứng đáng.
Cảm ơn lời chúc tốt đẹp của bitridung , nhưng theo CCC thì phải chúc ngưc lại là "Chúc Bác xứng đáng là học trò của Minh Sư". Hơn đời người rồi tóc đã pha sương còn chờ tương lai tìm Minh sư xứng đáng thì muộn rồi con ạ ! :icon_copyright:
Xưa kia lúc còn tìm đạo, Thái tử Tât Đạt Đa đến học với đạo sĩ Alara Kalama, sau khi chứng được thiền "Vô sở hữu xứ" và không học được gì thêm nữa thì ngài từ giã Thầy. Kế tiếp ngài đến học đạo với Uddaka Ramaputta, sau khi chứng được thiền "Phi tưởng phi phi tưởng xứ" và không học được gì hơn thì ngài cũng kiếu từ ra đi. Nếu thái tử trung thành ở lại với đạo sĩ Kalama hay đạo sĩ Ramaputta thì chắc ngày nay chúng ta không có Đức Phật và Phật Pháp.
Là Phật tử, muốn có được đời sống an lạc, hạnh phúc, tiến bộ, chóng thành đạo quả giác ngộ thì phải hết sức cẩn trọng trong việc chọn Thầy, chọn bạn, chọn Pháp môn tu, chớ để tánh hiếu kỳ dẫn dắt, thì mới khỏi oan uổng công phu tu tập suốt cả một đời.

Chúc bitridung hôm nay là Cao đồ của Minh Sư...
CCC
 

bitridung

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 12 2011
Bài viết
84
Điểm tương tác
27
Điểm
18
Chào bác CCC
Chúc bitridung hôm nay là Cao đồ của Minh Sư...
Bác CCC ơi hiện tại thì con không có ai là minh sư cả
Nếu nói là có minh sư thì chính con là minh sư của mình
Hay Kinh điển lời Phật dạy là minh sư của BTD
Còn bác CCC nói :
"Chúc Bác xứng đáng là học trò của Minh Sư".
Là nghĩa gì btd không hiểu
Bác nói

Hơn đời người rồi tóc đã pha sương còn chờ tương lài tìm Minh sư xứng đáng thì muộn rồi con ạ

Nếu đời này bác thành đạo thì không nói
Còn nếu bác chưa thành đạo trong đời này thì bác có đời sau tu tiếp , chắc cũng có khi cần minh sư
Đây là con nói để hiểu ý thôi chớ con không biết gì về bác CCC đâu , đừng nghĩ là con " đánh giá" bác
Có duyên thì mới gặp minh sư , không có duyên thì tìm cũng không gặp
Các giáo sĩ ngoại đạo không thể làm thầy của Đức Phật , tự nhiên là như vậy

Là Phật tử, muốn có được đời sống an lạc, hạnh phúc, tiến bộ, chóng thành đạo quả giác ngộ thì phải hết sức cẩn trọng trong việc chọn Thầy, chọn bạn, chọn Pháp môn tu, chớ để tánh hiếu kỳ dẫn dắt, thì mới khỏi oan uổng công phu tu tập suốt cả một đời.

Đúng !
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Thiền của Đức Thế Tôn.

Thiền v của Đức Thế Tôn.
Đọc trong Ngũ Đăng Hội Nguyên có câu chuyện Đức Phật dạy A Nan trong giờ khất thực. Một hôm gần tới giờ khất thực Đức Phật gọi:
_A Nan! giờ thọ thực đã đến, ông hãy mang bát theo ta vào thành.
Ngài A Nan:
_Dạ.
Khi A Nan bưng bát lên, Đức Thế Tôn dạy thêm:
_Nếu ôm bát đi thì phải y nghi thức của bảy Đức Phật quá khứ.
A Nan hỏi:
_Bạch Đức Thế Tôn. Nghi thức của bảy Đức Phật quá khứ như thế nào?
Đức Thế Tôn nói:
_A Nan.
A Nan:
_Dạ.
Đức Phật dạy:
_Hãy bưng bát.



Đây là một đoạn khá lý thú, nó gần như một công án thiền. Chúng ta hãy đọc kỹ và chiêm nghiệm để thấy đạo lý Thiền được dấu kín nơi đây.

Từ thời xưa thật là xưa, Đức Phật Thế Tôn đã từng tỏa sáng hương vị thiền, và chẳng phải là chỉ có Bồ Đề Đạt Ma , hay Tổ Sư Huệ Năng .... mà chúng ta thường gọi là Thiền Đông Độ. Có điều là sử sách ít ghi chép và câu chuyện mà chúng ta biết nhiều nhất là "Niêm hoa vi tiếu"
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Bát nhã ban đầu được nói là phương tiện để thành tựu giác ngộ, mục đích tối thượng của pháp môn Phật học. Nhưng càng về sau nó đã được đồng hóa với chính mục đích đó, Bát nhã là Giác ngộ; bởi vì trong kinh nghiệm của Phật giáo, Bát nhã chỉ có thể hành động theo bản tính thanh tịnh nguyên thủy của nó khi nào có giác ngộ.

Chừng nào Bát nhã còn đặt đích nằm ở bên ngoài, nó chưa phải là nó, chưa ở trong trạng thái thuần tịnh của nó.(Kiến văn giác tri).

Chỉ khi nào được đồng nhất với giác ngộ, nó mới trở về nguyên tính của nó.(Vô văn vô kiến)

Bao lâu giác ngộ còn phải được săn đuổi bằng vào Bát nhã (kiến văn giác tri), thì không những giác ngộ còn xa vời với các Ngài mà cả đến Bát nhã vẫn không thể hành động theo tác dụng vốn có của nó.

Bát nhã là Bát nhã thì phải là một với giác ngộ. Do đó, chúng ta có thể nói rằng, Bát nhã tự hiển lộ và nhận ra khuôn mặt chân thực, không tì vết, trong giác ngộ.

Khi sự thực hành Bát nhã ba la mật được khôn khéo thực hiện tới cao độ, sự đồng nhất của Bát nhã và giác ngộ phải hoàn tất, phải trở thành thực tại hiện tiền.

Trên khái niệm, trí tuệ Bát nhã khởi sự những vận động đầu tiên của nó hướng tới thẩm định cái giả thiết (chính cái tuệ tri ấy) làm đối tượng cho nó. Tuy nhiên, khi Bát nhã thực sự nắm được đối tượng, thì sở tri và năng tri trở thành một, tình trạng thiên chấp chấm dứt và bây giờ là tình trạng của đồng nhất vô phân biệt, gọi đó là giác ngộ, và cũng là nhất thiết trí.

Kinh nghiệm này cũng có thể được mô tả như vậy: trước hết Bát nhã tự phân đôi hay tự mâu thuẫn để tự thấy, đó là bắt đầu tình trạng phân đôi như phương tiện và cứu cánh, chủ thể và khách thể, cái này và cái kia, cái thấy và cái bị thấy. Khi tác dụng tự thấy đã hoàn tất, không còn có phân đôi trong Bát nhã, Bát nhã hiện hành trong giác ngộ, và giác ngộ hiện hành trong Bát nhã, Bát nhã thấy đâu cũng mang danh hiệu Bát nhã, chỉ khác trong cách gọi. Bát nhã là một danh hiệu; giác ngộ cũng là một danh hiệu khác Niết bàn là một danh hiệu khác nữa, cứ thế, ...vân vân và vân vân ...
. Thế tức là, tất cả những danh hiệu đó chỉ giả danh, chúng được phân biệt như thế vì tiện ích của tri thức chúng ta. Cái thực và cái chân, là cái một của những danh hiệu đó, và chính là cái đó.

Vậy Bát nhã tức Chánh Giác , hay Giác ngộ. Bát nhã là Nhất thiết trí, Bát nhã là Niết bàn, Bát nhã là Chân như , Bát nhã là Tâm , Bát nhã là Phật tánh; vậy thì tự thân Bát nhã bản lai vốn Bất khảđắc và Bất khả tư nghị .

Bất khả đắc và Bất khả tư nghị đó, là cơ sở của hết thảy mọi thực tại và tư tưởng.


Không phải chỉ nên học hỏi , tụng đọc nhớ nghĩ , và sao chép , nhưng còn được khuyến khích là nên cung kính và cúng dường , bằng các phẩm vật như hoa, tràng hoa, hương, dầu, đèn, cờ, phướn, lọng và y phục. Còn về thiện căn tăng trưởng tứ tín tâm và tín nhiệm với sự nhiệt thành tích cực trong Bát nhã ba la mật, thì không có một ai có thể mong nhận chân nó một cách xác thực. Khía cạnh sùng bái của Bát nhã ba la mật được nối kết kỳ lạ với tính chất siêu hình cao vút cùng tột của nó.



Lược Trích (có sửa chửa) từ sách "Thiền Luận" tác giả Suzuki
 

Mục đồng

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
10 Thg 12 2012
Bài viết
438
Điểm tương tác
298
Điểm
63
Bát nhã ban đầu được nói là phương tiện để thành tựu giác ngộ,
.....
........
.........
Khía cạnh sùng bái của Bát nhã ba la mật được nối kết kỳ lạ với tính chất siêu hình cao vút cùng tột của nó.



Lược Trích (có sửa chửa) từ sách "Thiền Luận" tác giả Suzuki

Là Thiên Nga thì cứ bay theo bản năng, cớ sao lại lẻo đẻo theo sau lưng con vịt, thấy nó kêu "cạp cạp" cũng bắt chước kêu "kháp kháp".

Chiếu Thanh, Chiếu Thanh
Sao lại loanh quanh
theo gót vịt bầu ?

:016::016::016:
 

Chỉ Chờ Chết

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2010
Bài viết
293
Điểm tương tác
135
Điểm
43
Địa chỉ
Canada
Còn bác CCC nói :
"Chúc Bác xứng đáng là học trò của Minh Sư".
Là nghĩa gì btd không hiểu
" CHÚT NỮA .... BỂ ĐẦU "
Có vị Tăng hỏi một Thiền Sư:
Thế nào là ý Tổ Sư Đạt Ma từ Ấn Độ sang?
Sư trả lời: Một TẢNG ĐÁ TRONG KHÔNG !
Vị Tăng cúi lạy.
Sư liền hỏi: Ngươi hiểu chưa (mà cúi lạy vậy) ?
Tăng cúi đầu, nhíu mày suy tư, hồi lâu rồi thưa:
" Dạ, con thiệt ... hỏng hiểu !!! "
Sư bảo: Cũng may là ngươi...hỏng hiểu!!! Nếu ngươi....mà hiểu thì ngươi đã bị....bể đầu rồi !!!
 

bitridung

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 12 2011
Bài viết
84
Điểm tương tác
27
Điểm
18
" CHÚT NỮA .... BỂ ĐẦU "
Có vị Tăng hỏi một Thiền Sư:
Thế nào là ý Tổ Sư Đạt Ma từ Ấn Độ sang?
Sư trả lời: Một TẢNG ĐÁ TRONG KHÔNG !
Vị Tăng cúi lạy.
Sư liền hỏi: Ngươi hiểu chưa (mà cúi lạy vậy) ?
Tăng cúi đầu, nhíu mày suy tư, hồi lâu rồi thưa:
" Dạ, con thiệt ... hỏng hiểu !!! "
Sư bảo: Cũng may là ngươi...hỏng hiểu!!! Nếu ngươi....mà hiểu thì ngươi đã bị....bể đầu rồi !!!


Hu hu ! Bác CCC ơi ! Cho btd hỏi nè ,Thiền sư sao ..... ác với ông Tăng wa dị ?Hiểu mà cũng hõng cho hiểu nữa ??!!Huhu
con mà là ông Tăng đó con khỏi chịu đi, con trốn liền đó !hu hu!
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Bitridung kính !
Hu hu ! Bác CCC ơi ! Cho btd hỏi nè ,Thiền sư sao ..... ác với ông Tăng wa dị ?Hiểu mà cũng hõng cho hiểu nữa ??!!Huhu
Nếu đối trước một bài pháp nào mà ý-nghĩa sâu hơn 1 chút xíu nữa thôi là bangtam bị bí-lù rồi, nhưng mà bài này thì bangtam thấy như vầy nè !
Nếu hiểu là đã chạy theo cảnh rồi, mà đã chạy theo cảnh thì cái đầu tuy là vẫn ăn cơm, vẫn chớp mắt nhưng hết xài rồi hihi! Nếu bangtam nói sai thì xin bitridung dạy lại bangtam nhe ! Xin cám ơn tiền-bối trước .

Kính
bangtam
 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Thiền v của Đức Thế Tôn.
Đọc trong Ngũ Đăng Hội Nguyên có câu chuyện Đức Phật dạy A Nan trong giờ khất thực. Một hôm gần tới giờ khất thực Đức Phật gọi:
_A Nan! giờ thọ thực đã đến, ông hãy mang bát theo ta vào thành.
Ngài A Nan:
_Dạ.
Khi A Nan bưng bát lên, Đức Thế Tôn dạy thêm:
_Nếu ôm bát đi thì phải y nghi thức của bảy Đức Phật quá khứ.
A Nan hỏi:
_Bạch Đức Thế Tôn. Nghi thức của bảy Đức Phật quá khứ như thế nào?
Đức Thế Tôn nói:
_A Nan.
A Nan:
_Dạ.
Đức Phật dạy:
_Hãy bưng bát.



Đây là một đoạn khá lý thú, nó gần như một công án thiền. Chúng ta hãy đọc kỹ và chiêm nghiệm để thấy đạo lý Thiền được dấu kín nơi đây.

Từ thời xưa thật là xưa, Đức Phật Thế Tôn đã từng tỏa sáng hương vị thiền, và chẳng phải là chỉ có Bồ Đề Đạt Ma , hay Tổ Sư Huệ Năng .... mà chúng ta thường gọi là Thiền Đông Độ. Có điều là sử sách ít ghi chép và câu chuyện mà chúng ta biết nhiều nhất là "Niêm hoa vi tiếu"
Từ thời xưa thật là xưa, Đức Phật Thế Tôn đã từng tỏa sáng hương vị thiền, và chẳng phải là chỉ có Bồ Đề Đạt Ma , hay Tổ Sư Huệ Năng .... mà chúng ta thường gọi là Thiền Đông Độ. Có điều là sử sách ít ghi chép và câu chuyện mà chúng ta biết nhiều nhất là "Niêm hoa vi tiếu"
Chúng ta hiện đã đi xa khá nhiều, nắm bắt những mà cái người đời ưa ca tụng nào "Lý Bát Nhã" "Kim Cang" "Viên Giác". Tổ sư thiền, Tối thượng thừa.v.v. Nếu n
hìn lại cội nguồi thì đâu có lạ lẩm gì với kinh điển hệ A-hàm. Thời thị hiện của Đức Thích Ca Mâu Ni Phật. Ví dụ: Ngài dạy cho LA Hầu La, Ưu Ba Ly...rất nhiều. Toàn là lý thiền. Và có Pháp nào hơn "Tam vô lậu học?"

Mod Chiếu Thanh nói rất đúng. @Cầu Pháp rất tán thán bài viết này.

Cầu Pháp xin đãnh lễ mod Chiếu Thanh.
 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Bitridung kính !

Nếu đối trước một bài pháp nào mà ý-nghĩa sâu hơn 1 chút xíu nữa thôi là bangtam bị bí-lù rồi, nhưng mà bài này thì bangtam thấy như vầy nè !
Nếu hiểu là đã chạy theo cảnh rồi, mà đã chạy theo cảnh thì cái đầu tuy là vẫn ăn cơm, vẫn chớp mắt nhưng hết xài rồi hihi! Nếu bangtam nói sai thì xin bitridung dạy lại bangtam nhe ! Xin cám ơn tiền-bối trước .

Kính
bangtam
Do đó! Những bài Thiền lý, những công án của chư Tổ để lại đâu có xài được tới 2 lần.
Nếu sử dụng được tới hai lần thì Phật Pháp còn trong khuôn khổ vật lý, toán học, lý hóa.v.v..

Nếu Cầu Pháp có nói sai, thì xin cho cầu Pháp một chứng minh, hi hi.

Hoặc có ai nói là tôi học hết Kinh Kim Cang tôi sẽ ngộ như Lục Tổ ? Hoặc tôi giảng xong bài "Chứng Đạo Ca của Thiền sư Vĩnh-Gia Huyền-Giác là tôi sẽ Ngộ ...!
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Bitridung kính !
Nếu Cầu Pháp có nói sai, thì xin cho cầu Pháp một chứng minh, hi hi.
Thưa ! hihi! chứng-minh là bangtam đã sai trước ! hihi!
Kính cám ơn Tiền-bối.

Kính
bangtam
 

bitridung

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 12 2011
Bài viết
84
Điểm tương tác
27
Điểm
18
Nếu hiểu là đã chạy theo cảnh rồi, mà đã chạy theo cảnh thì cái đầu tuy là vẫn ăn cơm, vẫn chớp mắt nhưng hết xài rồi

Chào BT
Trời đất ! Chi lạ hè !Cái đầu biết ăn cơm biết chớp mắt mà răng chừ BT nói là hết xài rồi !
Hết xài là nghĩa chi ?
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên