đạo và đời

thienvienchontam.com

Registered
Phật tử
Tham gia
12 Thg 11 2015
Bài viết
33
Điểm tương tác
16
Điểm
8
Muốn học đạo để giải thoát giác ngộ thi phải xa lánh đời. Vì đạo và tiền tài, danh vọng không thể cùng đi chung hướng. Quan điểm này có đúng không?
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Muốn học đạo để giải thoát giác ngộ thi phải xa lánh đời. Vì đạo và tiền tài, danh vọng không thể cùng đi chung hướng. Quan điểm này có đúng không?


Chào bạn Thienvienchontam,
Theo d/đ thì do đời có tiền tài, danh vọng và nhiều cám dỗ khác nên chúng ta mới có diều kiện để tu sữa tâm. Còn nếu xa lánh đời thì đâu có biết mình có tham dục hay không để tu sữa.
Thân
 

Ba Phải Thiền Sư

Registered
Phật tử
Tham gia
23 Thg 10 2015
Bài viết
33
Điểm tương tác
23
Điểm
8
Muốn học đạo để giải thoát giác ngộ thi phải xa lánh đời. Vì đạo và tiền tài, danh vọng không thể cùng đi chung hướng. Quan điểm này có đúng không?
Người học Phật hay thắc mắc vậy lắm. Bản thân tôi cũng như thế. Nhưng sau bao lần lên xuống, vùi dập vì tư tưởng "cuồng Pháp" của mình, tôi cũng đang từ từ uốn nắn lại nó.

Quan điểm này là quan điểm của phần đông người xuất gia và tại gia. Nhưng nếu không có Pháp thế gian thì cũng sẽ không có Pháp xuất thế gian; cũng như nếu không có khổ đau thì không cần phải tìm Niết Bàn. Hai cái đó là hai phạm trù tương trợ lẫn nhau, cũng là cái hoạt động của vũ trụ vậy.

Nếu bạn xa lánh đời thì làm sao bạn sống? Đời là gì? Cũng là những người sinh hoạt, ăn uống, tắm rửa như người xuất gia thôi. Chỉ là xuất gia thì hạn chế một số thứ như: xe hơi riêng, quỹ đen, nhà riêng, vợ con... Nói thì nói vậy, muốn giải thoát Giác Ngộ thì chẳng ở đâu xa, ngay trong đời sống hằng ngày cũng có thể làm ta Giác Ngộ.

Như có câu chuyện một vị Tăng (hay Ni gì đó, tôi không nhớ rõ) trong một đêm trăng sáng, vị đó ra giếng gánh nước. Lúc nước đầy gánh rồi thì vị đó xách lên, nhưng vì thùng nước nặng quá nên bị thủng đáy, nước tràn lêng láng trên mặt đất. Lúc đó, nước phản chiếu ánh trăng sáng trên mặt đất. Bỗng vị đó Giác Ngộ.

Chúng ta đừng lầm là tụng kinh, niệm Phật, ngồi Thiền mới Giác Ngộ. KHÔNG BAO GIỜ! Có tụng bộ kinh Pháp Hoa suốt đời cũng vẫn là kẻ cùng tử, có niệm Phật 30 ngàn câu một ngày cũng vẫn là cái máy phát, có ngồi Thiền 6 thời một ngày đi nữa cũng chỉ là khúc gỗ mà thôi. Những thứ đó là PHƯƠNG TIỆN, tôi nhắc lại, PHƯƠNG TIỆN. Dùng chúng để đi thôi. "Phật pháp tại thế gian, bất ly thế gian giác" là như thế.

Nhìn một bông hoa đôi khi cũng Giác Ngộ; nhìn một đàn chim trên trời cũng có thể Giác Ngộ; đang nấu ăn mà làm rơi cái chén, tiếng vỡ của chén cũng có thể làm người ta Giác Ngộ. Bây giờ, chúng ta đã lầm quá rồi! Đi xa Đức Thế Tôn quá rồi! Cho nên Ngài Nam Tuyền mới nhắc ta: "Tâm bình thường là đạo".

Hãy cứ thực tập Thiền, nhưng đừng nghĩ rằng Thiền mang lại Giác Ngộ, đừng chấp trước vào nó. Một ngày 30 phút buổi sáng, 30 phút buổi tối. Thế thôi! Cứ để tâm bình thường mà ngồi, ngồi xong rồi xả. Nếu 30 phút buổi sáng hôm nay của mình vọng động nhiều thì mình biết nhiều, xong cứ thảnh thơi mà làm sinh hoạt bình thường. Đến tối khi 30 phút Thiền xong, thấy tối nay mình ít vọng động thì biết ít vọng động. Vậy là tiến bộ rồi! Hôm sau có tệ hơn hôm nay cũng đừng để tâm làm gì. Cứ bình thường thôi! Như thế, quan trọng là sự kiên trì, không gián đoạn. Rồi tâm bình thường như thế chính là đạo đó thôi.

Đôi lời chia sẻ.
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
Muốn học đạo để giải thoát giác ngộ thi phải xa lánh đời. Vì đạo và tiền tài, danh vọng không thể cùng đi chung hướng. Quan điểm này có đúng không?

http://www.diendanphatphap.com/diendan/showthread.php?26056-Ông-Phật-trong-tâm
Hãy đọc bài viết trên của mình ông phật trong tâm bạn sẽ thấy đời và đạo tuy 2 là 1. Đạo từ thực tiễn của đời mà sinh ra đạo, vì đời đạo sinh ra để phục vụ thực tiện của đời.
Vi thế trong pháp bảo đàn kinh lục tổ có dạy:
Phật pháp tại thế gian
Bất ly thế gian giác
Ly thế mích Bồ đề
Kháp tợ tầm thố giác.
Dịch:
Phật pháp tại thế gian
Chẳng lìa thế gian giác
Lìa thế tìm bồ đề
Giống như tìm sừng thỏ.

Người tu mà lìa thế gian, lìa chúng sanh thì không thể giác ngộ được, như là đi tìm con thỏ mà có sừng vậy.
Nam mô a di đà phật!
 

Bình Đẳng Giác

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
4 Thg 10 2015
Bài viết
522
Điểm tương tác
221
Điểm
43
mô Phật

Muốn học đạo để giải thoát giác ngộ thi phải xa lánh đời. Vì đạo và tiền tài, danh vọng không thể cùng đi chung hướng. Quan điểm này có đúng không?

Chẳng phải đúng.chẳng phải không đúng.....tùy duyên
 

thienvienchontam.com

Registered
Phật tử
Tham gia
12 Thg 11 2015
Bài viết
33
Điểm tương tác
16
Điểm
8
Người học Phật hay thắc mắc vậy lắm. Bản thân tôi cũng như thế. Nhưng sau bao lần lên xuống, vùi dập vì tư tưởng "cuồng Pháp" của mình, tôi cũng đang từ từ uốn nắn lại nó.

Quan điểm này là quan điểm của phần đông người xuất gia và tại gia. Nhưng nếu không có Pháp thế gian thì cũng sẽ không có Pháp xuất thế gian; cũng như nếu không có khổ đau thì không cần phải tìm Niết Bàn. Hai cái đó là hai phạm trù tương trợ lẫn nhau, cũng là cái hoạt động của vũ trụ vậy.

Nếu bạn xa lánh đời thì làm sao bạn sống? Đời là gì? Cũng là những người sinh hoạt, ăn uống, tắm rửa như người xuất gia thôi. Chỉ là xuất gia thì hạn chế một số thứ như: xe hơi riêng, quỹ đen, nhà riêng, vợ con... Nói thì nói vậy, muốn giải thoát Giác Ngộ thì chẳng ở đâu xa, ngay trong đời sống hằng ngày cũng có thể làm ta Giác Ngộ.

Như có câu chuyện một vị Tăng (hay Ni gì đó, tôi không nhớ rõ) trong một đêm trăng sáng, vị đó ra giếng gánh nước. Lúc nước đầy gánh rồi thì vị đó xách lên, nhưng vì thùng nước nặng quá nên bị thủng đáy, nước tràn lêng láng trên mặt đất. Lúc đó, nước phản chiếu ánh trăng sáng trên mặt đất. Bỗng vị đó Giác Ngộ.

Chúng ta đừng lầm là tụng kinh, niệm Phật, ngồi Thiền mới Giác Ngộ. KHÔNG BAO GIỜ! Có tụng bộ kinh Pháp Hoa suốt đời cũng vẫn là kẻ cùng tử, có niệm Phật 30 ngàn câu một ngày cũng vẫn là cái máy phát, có ngồi Thiền 6 thời một ngày đi nữa cũng chỉ là khúc gỗ mà thôi. Những thứ đó là PHƯƠNG TIỆN, tôi nhắc lại, PHƯƠNG TIỆN. Dùng chúng để đi thôi. "Phật pháp tại thế gian, bất ly thế gian giác" là như thế.

Nhìn một bông hoa đôi khi cũng Giác Ngộ; nhìn một đàn chim trên trời cũng có thể Giác Ngộ; đang nấu ăn mà làm rơi cái chén, tiếng vỡ của chén cũng có thể làm người ta Giác Ngộ. Bây giờ, chúng ta đã lầm quá rồi! Đi xa Đức Thế Tôn quá rồi! Cho nên Ngài Nam Tuyền mới nhắc ta: "Tâm bình thường là đạo".

Hãy cứ thực tập Thiền, nhưng đừng nghĩ rằng Thiền mang lại Giác Ngộ, đừng chấp trước vào nó. Một ngày 30 phút buổi sáng, 30 phút buổi tối. Thế thôi! Cứ để tâm bình thường mà ngồi, ngồi xong rồi xả. Nếu 30 phút buổi sáng hôm nay của mình vọng động nhiều thì mình biết nhiều, xong cứ thảnh thơi mà làm sinh hoạt bình thường. Đến tối khi 30 phút Thiền xong, thấy tối nay mình ít vọng động thì biết ít vọng động. Vậy là tiến bộ rồi! Hôm sau có tệ hơn hôm nay cũng đừng để tâm làm gì. Cứ bình thường thôi! Như thế, quan trọng là sự kiên trì, không gián đoạn. Rồi tâm bình thường như thế chính là đạo đó thôi.

Đôi lời chia sẻ.

Rất cảm ơn sự chia sẻ của bạn. Có phải là "lục trần bất ố, thì hoàn đồng chánh giác?"

thienvienchontam.com
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên