Chiếu Thanh nói:
[si
ze=18][/size]
phật tại tâm ? lời thâỳ thường dạy
tâm ở đâu ?tìm hoài không gặp
mựơn dòng chử? nhờ thầy khai ngộ
viết dòng thư ?ai biết chĩ dùm
tambaos[/b]
------------------------------------
Đáp
"HOA NỞ TRÊN CÀNH "
Mến,
Cứ như là truyền tâm ấn.???
Kính thưa qúy ông, quý bà, quý anh, quý chị... cư sỉ Phật tử.
Làm như vậy không có ích gì đâu ? thậm chí buồn cười nửa là khác !
Tâm tui tui biết, tâm anh anh giử, bây giờ hiện đại, qua mạng viển thông người ta có thể truyền tâm ấn qua đường truyền ADSL nửa đó. Qúy vị có thể tin nổi không ??? còn tui ... !!!!
Sao lại buồn cười???
Đành rằng truyền tâm ấn không thể đại trà mà đều ngộ nhập, nhưng
Phật pháp không có pháp bí mật truyền riêng, nếu có thảy đồng ngoại đạo!
Phật pháp nói "Mật" chỉ vì tinh mật khó có kẻ hội, chẳng phải nói không được lưu truyền cho đời!
Đời xưa Tổ Tổ tuy đương cơ đối trị, một cơ một cảnh hiển lộ uy phong mở mắt cho người thành tri âm đồng bước, nhưng nào có cấm lưu truyền Thánh âm trực chỉ?
Đời nay, dẫu phương tiện dễ dàng hơn, gõ cộc cộc mấy cái là cả thế giới đồng nhận nhưng có khác gì chuyện lưu truyền ngữ lục khi xưa?
Nếu đối với bàng dân đại chúng thì lời lời trực chỉ tuy không thể ngay đó ngộ Tâm thì cũng là kết duyên sâu với Chánh pháp,
chỉ trừ hạng ma chủng tự thân thì nương đó mà hiểu bậy thành tà, đó là tự lỗi của kẻ đọc, can chi đến người nói người viết?Mà, căn cơ chủng tánh đã nói sai biệt dẫy đầy, có hàng hạ hạ cũng có người thượng thượng thượng, biết đâu qua vài dòng chữ nhỏ đối đáp của những
bậc THẬT SỰ LÀ TÁC GIA HAY CHÍ ÍT CŨNG HIỂU THIỀN CƠ thì có thể ngộ nhập Tự tánh, sánh vai cùng Phật, Tổ và người viết cùng bước trên đường xưa Tự tánh Thiên chân thì sao???
Thế nên,
Dẫu biết chẳng phải hễ nói ra liền có kẻ thật nhận hay nhận cho đến tột mà người hiểu vẫn phải nói, vì còn có cửa ngộ cho 1 số tới cơ duyên thời khắc, vì còn để đuốc Tuệ lưu truyền, vì còn để chấn hưng Chánh pháp, vì còn để gieo nhân thù thắng cho chúng sanh.
Ai há dám nói lời đối đáp Thiền cơ là không nên lưu truyền rộng khắp?
Dẫu người hỏi kẻ đáp đều chỉ nương kiến giải mà trình thì cũng không mất phần vào cho đại chúng.
Nếu cả 2 đều do chẳng thấy mà giả cơ phong thì sai đúng rồi cũng bộc lộ, người sáng mắt luôn có sẽ tự chỉnh lại cho mọi người cùng thấy rõ, thì xét ra cũng chẳng nguy hại gì!
Chỉ hiềm khi thời mạt pháp lún quá sâu, tà ma yêu đạo dẫy đầy, lũ tà đạo chấp Không phá Có, phỉ báng Thánh ngôn đầy rẫy thì ma chủng đã sâu, Thánh đạo xa vời, căn cơ lậu liệt quá nhiều, sợ e có khi có kẻ nói sai mà không có người chỉnh nên di họa về sau khi mầm tà được nuôi dưỡng, nên cũng phải luận thời tiết nhân duyên.
Còn theo thiển ý thì thời nay tuy ít có nhưng bậc sáng mắt vẫn không phải quá hiếm, nói ra cũng không phải tuyệt đường của người, thì cũng nên để lưu truyền vậy!
Dẫu là đời sau có đầy rẫy ma chướng, chẳng biện biệt giả chân nổi thì Thánh Ngôn đời xưa như bản Luận Đốn Ngộ Nhập Đạo này cũng vẫn nên thường được tuyên lưu, vì đã rõ là chẳng sai vậy, vì dù sao cũng gieo nhân Chánh pháp Thù thắng cho người vậy!
Đương cơ đối trị, kẻ sáng mắt mở mắt cho người đối diện, gượng nói là "mật truyền Tâm ấn Tâm" nhưng nào thật có chuyện phải thật "mật", phải thật có cái mà "truyền"?
Nên người xưa mới nói:
"Con đường hướng thượng ngàn Thánh chẳng truyền".
Nhưng cũng
chẳng trái với ý "truyền tâm ấn, đắc pháp,..." vậy.
Người hiểu rõ mới biết vì sao chẳng trái!
Và, cũng do chẳng trái nên mặc dầu truyền rộng khắp, không mặt đối mặt mà vẫn có người trực nhận, vẫn là "truyền", có khác gì?
Lời người xưa vì đối trước một người mà nói, nhưng do lưu truyền mà từ đó bao kẻ tinh anh nhận được mặt xưa, chẳng phải đã rõ ư? Sao có thể nói chỉ có thể dùng trong 1 lúc ứng cơ, rồi thì không được truyền bá?
Tuy thời này cặn bã thật, ma đạo hoành hành thật nhưng thấy có người còn hy vọng nhận tâm, thấy chút hy vọng Chánh Pháp có thể chấn hưng thì cũng nên chẳng để đoạn dứt ánh đuốc người xưa, lại nếu đã thật sáng thì cũng chẳng ngại gì vì người mà nói phá, tháo đinh gỡ chốt trong khả năng và cơ duyên vậy.
Nếu có thể qua chút việc nhỏ mà giúp người đồng hội, cùng mỉm một nụ cười Ca Diếp, cùng sáng mắt xưa, nếu đã đồng hội thì hầm cùng nhau chấn hưng Chánh pháp, thầm cùng nhau gặp ngay trước mặt bất chấp không gian thời gian, há chẳng phải tốt ư?
Vài dòng thô giải, kính mong tất cả đồng soi xét.
Trân trọng!