hoatihon

Đức Lục Tổ không "soạn luận"

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1/4/12
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
Kính Admin và Ban Điều Hành !
Kính thành viên 123456789 !
Hôm nay hoatihon có đọc :



[NEN="http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/Chudesai_zps0a8f3edc.jpg"].


























.[/NEN]

http://www.diendanphatphap.com/diendan/showthread.php?21472-Linh-Ứng-Kinh-Kim-Cang-Bát-Nhã/page8

Xét thấy :

1. Theo sử chép Đức Lục Tổ Huệ Năng ngay cả 4 câu kệ cũng phải nhờ người khác viết thì làm sao "soạn luận" ?

2. Theo sử chép Đức Lục Tổ Huệ Năng (638-713) sinh sau Ngài Cưu Ma La Thập (sinh năm 344 và mất năm 413) thì làm sao lại có chuyện "Tam tạng pháp sư Cưu-ma-la-thập Hán dịch" ?.
Giả sử Đức Lục Tổ có tác phẫm nào thì tác phẫm đó phải là chữ Hán chớ không thể là chữ Phạn (để phải cần tới người nào "Hán dịch").

3. Theo sử chép Đức Lục Tổ Huệ Năng chỉ có lưu lại hậu thế một tác phẫm duy nhất là Kinh Pháp Bảo Đàn do chúng đệ tử ghi chép lại, chứ Ngài không hề chấp bút.

Chúng ta xử trí ra sao với tiêu đề này đây ? Liệu có thể giữ nguyên văn như vậy được hay không ?

Kính xin Ban Tổng Quản và các bậc trưởng bối minh xác.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Kính Ban Tổng Quản và các bậc trưởng bối !
bangtam là kẻ sinh sau, học ít, lại nhiều ngu-độn và kém trí-nhớ, nên kính xin bậc trên trước cho phép bangtam cũng được góp-ý một chút xíu trong chuyện này.
Thưa , bangtam nhận thấy lời nhận xét của Hoatihon như trên là đúng. Cho nên về phần tiêu-đề thì có lẽ đây là sự nhầm-lẫn giữa Lục Tổ Huệ-Năng và vị Tổ Đại-Giám Chân-Không Phổ-Giác cho nên mới đánh máy lộn như vậy. Và phần nguyên-văn thì riêng bangtam chỉ có yêu-cầu thành-viên đánh máy cũng phải cẩn-thận về chánh-tả như : Tỳ-Kheo , chớ không phải Tì-kheo.
Kính thưa ! và như đoạn kinh văn đã được dịch ra Hán-Văn hãy còn thiếu sót như: “mà diệt độ chúng".....
“Diệt độ vô lượng vô số chúng sinh như vậy đó, mà thật không thấy có chúng sinh nào được diệt độ.”
Phần chấm chấm là phần thiếu rất nhiều, nên bangtam xin được dẩn-chứng :
Phật cáo Tu-Bồ-Đề : Chư Bồ-Tát ma ha tát ưng như thị hàng phục kỳ tâm. Sở hữu nhất thiết chúng-sanh chi loại, nhược noãn sanh, nhược thai sanh, nhược thấp sanh, nhược hoá sanh, nhược hữu sắc, nhược vô sắc, nhược hữu tưởng, nhược vô tưởng, nhược phi hữu tưởng, phi vô tưởng, ngã giai linh nhập. Vô dư Niết-Bàn nhi diệt độ chi. Như thị diệt độ vô lượng, vô số, vô biên chúng-sanh, thực vô chúng-sanh đắc diệt độ giả.
Thưa bangtam thấy thiếu như vậy, cho nên xin 123456789 cũng phải coi lại về phần hơi thiếu này.

Kính
bangtam
 

hoangtri

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27/3/12
Bài viết
1,216
Điểm tương tác
403
Điểm
83
Kính hoatihon và bangtam !

Quả thật ở đây đã có sự nhầm lẫn, không chính xác trên tiêu đề, xin tán thán nhị vị. Là Phật tử, ai cũng có bổn phận giữ gìn tính đúng đắn của đạo Phật, tự mình không gây sai trái, và phản ánh (xây dựng) những sai trái trong đạo Phật.

Theo hoangtri :

Nội dung văn bản này tuy mang tính "học giả" (trong khi Lục Tổ không phải là "học giả") nhưng chưa có gì sai trái nghiêm trọng, cho nên tạm thời được giữ lại với điều kiện phải sửa lại tiêu đề và một vài chi tiết trong nội dung.

_ Chữ "Tỳ kheo" hay "Tì kheo" không quan trọng (cũng có chỗ ghi là "Tì khưu") không có gì sai.

_ Về danh hiệu "Lục Tổ Đại Giám Chân Không Phổ Giác Thiền sư" đúng là thụy hiệu được mấy đời vua truy tặng cho đức Lục Tổ Huệ Năng :

Đời Đường Hiến Tông (806 - 821), vua ban thụy hiệu Huệ Năng là Đại Giám Thiền Sư, đề tên tháp nhục thân là Nguyên Hòa Linh Chiếu. Đời Tống Thái Tông (976 - 983) gia tặng thụy hiệu là Đại Giám Chân Không Thiền Sư, cho sửa sang lại tháp và đặt tên là Thái Bình Hưng Quốc Chi Tháp. Năm 1033, Vua Tống Nhân Tông (1023 - 1064) rước nhục thân, Y Bát của Lục Tổ vào đại nội cúng dường lại gia tặng thụy hiệu là Đại Giám Chân Không Phổ Giác Thiền Sư. Vua Tống Thần Tông (1068 - 1086) gia tặng thụy hiệu là Đại Giám Chân Không Phổ Giác Viên Minh Thiền Sư.

www.giacngo.vn

___________

Xin hỏi thành viên 123456789, theo bạn chúng ta sẽ điều chỉnh tiêu đề như thế nào đây ?
(Nếu không sửa sai thì bài này không thể tồn tại ở diễn đàn này.)

Kính báo !
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18/1/13
Bài viết
1,018
Điểm tương tác
290
Điểm
83
Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật Đa đúng là do Pháp sư Cưu Ma La Thập dịch từ chữ Phạn sang Hán văn trong Bộ kinh Đại Bát Nhã gồm 600 quyển, do đức Phật Thích Ca thuyết tại bốn nơi trong mười sáu kỳ hội, thời gian hai mươi hai năm. Pháp sư Huyền Trang đúc kết lại thành 260 chữ chính là bài kinh Tâm Kinh mà chúng ta hiện đang tụng. Mấy việc khác thì tôi không biết, vì bác hoangtri đã nói ra rồi. Còn việc dịch có sai khác là do kiến thức của người dịch.

Trong kinh Pháp Bảo Đàn, phẩm thứ hai: Bát Nhã (Trí Huệ) do chính Lục Tổ Huệ Năng thuyết giảng.
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Kính Tồng-Quản cùng các bậc Tiền-bối !
Thưa ! Kinh-Văn là mạch-sống của tất cả, là Pháp-Thân chư Phật, nên bangtam kính xin được bậc trên trước cho phép bangtam được góp ý thêm một lần nữa.
1. Theo sử chép Đức Lục Tổ Huệ Năng ngay cả 4 câu kệ cũng phải nhờ người khác viết thì làm sao "soạn luận" ?
Thưa ! đâu đợi cầm viết, mà 4 câu kệ của Ngài vẫn tồn-tại đến bây giờ, vậy thì việc "soạn-luận" hay thuyết-pháp của Ngài cũng có thể do người khác ghi chép lại. Cũng như đức Phật Thích-Ca , chưa hề cầm viết, Ngài chỉ thuyết-pháp, và kinh-văn được các vị đệ-tử ghi chép lại.
Thưa ! như bangtam đã từng được nghe dạy : "y nghĩa, bất y ngử ", thì ngày nay bất-luận là ai dịch, hay soạn-luận. Nếu bài văn-kinh nói đúng với Trí-Huệ Giải-Thoát của Phật dạy, thì phải nên giữ-gìn và truyền-bá rộng-rãi .
2. Theo sử chép Đức Lục Tổ Huệ Năng (638-713) sinh sau Ngài Cưu Ma La Thập (sinh năm 344 và mất năm 413) thì làm sao lại có chuyện "Tam tạng pháp sư Cưu-ma-la-thập Hán dịch" ?.
Giả sử Đức Lục Tổ có tác phẫm nào thì tác phẫm đó phải là chữ Hán chớ không thể là chữ Phạn (để phải cần tới người nào "Hán dịch").
Thưa ! Câu nầy hoatihon phân-tích hoàn-toàn hợp lý với thời-gian, vậy theo ngu ý của bangtam thì người trước đánh máy sai vị-trí, thì mình có thể đổi lại là :"Ngài Tam tạng pháp sư Cưu-ma-la-thập Hán dịch" Đức Lục Tổ Huệ-Năng thuyết-giảng.
* (Và đương nhiên là mình cũng phải đọc hết bài này để nhận-xét xem hết như thế nào, xong rồi thì mới sữa phần tiêu-đề.)
3. Theo sử chép Đức Lục Tổ Huệ Năng chỉ có lưu lại hậu thế một tác phẫm duy nhất là Kinh Pháp Bảo Đàn do chúng đệ tử ghi chép lại, chứ Ngài không hề chấp bút.
Thưa ! mạch huyết của chư Phật, Tổ để lại, không thể nào dựa theo nguồn sử-liệu được mà tin một cách hoàn-toàn được, Vì như câu thứ nhất của Hoatihon thì :1. Theo sử chép Đức Lục Tổ Huệ Năng ngay cả 4 câu kệ cũng phải nhờ người khác viết thì làm sao "soạn luận" ?
Nó có sự mâu-thuẩn phản ngược lại câu thứ 3 rồi . Bốn câu kệ mà còn phải nhờ người khác viết, huống chi một quyển Kinh Pháp-Bảo-Đàn ?


Chúng ta xử trí ra sao với tiêu đề này đây ? Liệu có thể giữ nguyên văn như vậy được hay không ?
Thưa ! theo bangtam thì hãy để coi hết rồi mới có thể quyết-định được.

bangtam xin hết lời.

Kính
bangtam
 

hoangtri

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27/3/12
Bài viết
1,216
Điểm tương tác
403
Điểm
83
Chào bangtam !

Diễn đàn có giá trị hay không, không phải do số lượng bài viết mà do chất lượng bài viết.
Phật pháp TỒN hay VONG là do mỗi chúng ta góp phần đó !

Nếu chúng ta chừa một giọt mực thì trang giấy trắng ấy sẽ mất giá trị, nếu chúng ta chừa những bài viết sai thì Diễn Đàn Phật pháp Online này sẽ bị đánh giá như thế nào ?
Mặc dầu chúng ta không thể trọn vẹn 100% được, nhưng ít nhất ĐÃ THẤY SAI THÌ PHẢI SỬA.
Cho nên nhất thiết phải giải quyết "giọt mực" này.

Đức Lục Tổ Huệ Năng chỉ có đăng đàn thuyết giảng chứ chưa bao giờ làm LUẬN SƯ, chưa bao giờ VIẾT LUẬN, cho nên không thể ghi là "SOẠN LUẬN".

Kính !
 

123456789

Registered
Phật tử
Tham gia
14/6/09
Bài viết
491
Điểm tương tác
76
Điểm
28
Kính Admin và Ban Điều Hành !
Kính thành viên 123456789 !
Hôm nay hoatihon có đọc :



[NEN="http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/Chudesai_zps0a8f3edc.jpg"].


























.[/NEN]

http://www.diendanphatphap.com/diendan/showthread.php?21472-Linh-%E1%BB%A8ng-Kinh-Kim-Cang-B%C3%A1t-Nh%C3%A3/page8

Xét thấy :

1. Theo sử chép Đức Lục Tổ Huệ Năng ngay cả 4 câu kệ cũng phải nhờ người khác viết thì làm sao "soạn luận" ?

2. Theo sử chép Đức Lục Tổ Huệ Năng (638-713) sinh sau Ngài Cưu Ma La Thập (sinh năm 344 và mất năm 413) thì làm sao lại có chuyện "Tam tạng pháp sư Cưu-ma-la-thập Hán dịch" ?.
Giả sử Đức Lục Tổ có tác phẫm nào thì tác phẫm đó phải là chữ Hán chớ không thể là chữ Phạn (để phải cần tới người nào "Hán dịch").

3. Theo sử chép Đức Lục Tổ Huệ Năng chỉ có lưu lại hậu thế một tác phẫm duy nhất là Kinh Pháp Bảo Đàn do chúng đệ tử ghi chép lại, chứ Ngài không hề chấp bút.

Chúng ta xử trí ra sao với tiêu đề này đây ? Liệu có thể giữ nguyên văn như vậy được hay không ?

Kính xin Ban Tổng Quản và các bậc trưởng bối minh xác.
Kính Điều Hành Viên hoatihon,

Ngài Lục Tổ Huệ Năng ngoại trừ lưu lại hậu thế Kinh Pháp Bảo Đàn ra, thì còn nhiều tác phẩm khác nữa mà chưa được dịch sang tiếng Việt.

Còn về phần "Theo sử chép Đức Lục Tổ Huệ Năng (638-713) sinh sau Ngài Cưu Ma La Thập (sinh năm 344 và mất năm 413) thì làm sao lại có chuyện "Tam tạng pháp sư Cưu-ma-la-thập Hán dịch" ?." mà Điều Hành Viên nói, thì Điều Hành Viên đã hiểu lầm rồi.

Vì ở đây:

Tam tạng pháp sư Cưu-ma-la-thập Hán dịch
Thái tử Chiêu Minh phân mục
Lục tổ Đại Giám Chân Không Phổ Giác thiền sư giải nghĩa
Nguyên Hiển Việt dịch

Có nghĩa là Kinh thì dịch từ phạn sang hán do Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập. Còn phần phân mục này theo thái tử Chiêu Minh. Lục Tổ Đại Giám Chân Không Phổ Giác Thiên Sư theo Kinh của bản dịch của Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập dịch từ Hán sang Phạn, mà y theo đó mà giảng giải.



Kính Ban Tổng Quản và các bậc trưởng bối !
bangtam là kẻ sinh sau, học ít, lại nhiều ngu-độn và kém trí-nhớ, nên kính xin bậc trên trước cho phép bangtam cũng được góp-ý một chút xíu trong chuyện này.
Thưa , bangtam nhận thấy lời nhận xét của Hoatihon như trên là đúng. Cho nên về phần tiêu-đề thì có lẽ đây là sự nhầm-lẫn giữa Lục Tổ Huệ-Năng và vị Tổ Đại-Giám Chân-Không Phổ-Giác cho nên mới đánh máy lộn như vậy. Và phần nguyên-văn thì riêng bangtam chỉ có yêu-cầu thành-viên đánh máy cũng phải cẩn-thận về chánh-tả như : Tỳ-Kheo , chớ không phải Tì-kheo.
Kính thưa ! và như đoạn kinh văn đã được dịch ra Hán-Văn hãy còn thiếu sót như: “mà diệt độ chúng".....
“Diệt độ vô lượng vô số chúng sinh như vậy đó, mà thật không thấy có chúng sinh nào được diệt độ.”
Phần chấm chấm là phần thiếu rất nhiều, nên bangtam xin được dẩn-chứng :
Phật cáo Tu-Bồ-Đề : Chư Bồ-Tát ma ha tát ưng như thị hàng phục kỳ tâm. Sở hữu nhất thiết chúng-sanh chi loại, nhược noãn sanh, nhược thai sanh, nhược thấp sanh, nhược hoá sanh, nhược hữu sắc, nhược vô sắc, nhược hữu tưởng, nhược vô tưởng, nhược phi hữu tưởng, phi vô tưởng, ngã giai linh nhập. Vô dư Niết-Bàn nhi diệt độ chi. Như thị diệt độ vô lượng, vô số, vô biên chúng-sanh, thực vô chúng-sanh đắc diệt độ giả.
Thưa bangtam thấy thiếu như vậy, cho nên xin 123456789 cũng phải coi lại về phần hơi thiếu này.

Kính
bangtam
Kính Ban Đại Biểu bangtam,

Phần trên thì đã có Quản Trị Viên hoangtri đã trả lời rồi.

Còn về phần thiếu xót trong văn Kinh, thì chủ yếu ở đây, ngài Huệ Năng giảng giải, làm sao cho ngắn gọn dễ hiểu Kinh thôi, tất cả chỉ là phương tiện, tại sao Ban Đại Biểu phải chấp vào văn tự làm gì. Ngài Huệ Năng cũng có giảng giải:

"Tất cả văn tự chương cú đều như bảng dấu hiệu, như ngón tay. Dựa vào bảng dấu hiệu mà lấy được vật, từ ngón tay chỉ mà thấy mặt trăng. Mặt trăng không phải ngón tay, bảng dấu hiệu không phải đồ vật.

Chỉ nhờ kinh mà lĩnh thụ được pháp, kinh không phải là pháp. Văn kinh mắt thường có thể đọc, còn pháp nghĩa thì mắt tuệ mới thấy được. Nếu không có mắt tuệ chỉ thấy văn kinh không thấy pháp nghĩa. Không thấy pháp nghĩa thì không hiểu ý Phật. Không hiểu ý Phật thì tụng kinh cũng chẳng thành tựu Phật đạo."

Xin hỏi thành viên 123456789, theo bạn chúng ta sẽ điều chỉnh tiêu đề như thế nào đây ?
(Nếu không sửa sai thì bài này không thể tồn tại ở diễn đàn này.)

Kính báo !
Kính Thưa Quản Trị Viên hoangtri,

Theo 123456789 thấy, thì nên giữ nguyên, bản dịch chính văn này của Kinh Kim Cang Bát-nhã thì ngài Huệ Năng đã theo bản Hán dịch từ tiếng Phạn của Tam tạng pháp sư Cưu-ma-la-thập mà giảng giải ý nghĩa. Vì vậy tựa đề đã được để y như vậy thì đâu có gì sai trái mà phải sửa?

Kinh Kim Cang là bộ Kinh Trí Tuệ của chư Phật, công đức rộng lớn. 123456789 chỉ mong khi đăng bài này + thêm phần các truyện linh ứng, để cho các Phật tử điều tin tưởng và đọc bài giảng giải Kinh Kim Cang của Lục Tổ Huệ Năng để sớm được tỏ ngộ.

Đức Phật cũng có dạy, Giả sử có người đem bảy báu trong ba ngàn đại thiên thế giới ra dùng làm bố thí thì không bằng lưu truyền công đức thù thắng của kinh nầy, chư Phật và pháp A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề của chư Phật đều từ kinh này sinh ra.

Vì vậy 123456789 rất hy vọng mọi người có thể tùy hỷ để nhằm sau này sẽ được quả báo lớn. :)

Thanks
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7/9/10
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
Kính 123456789 !

Lạ quá, cái tiêu đề "Tào Khê Lục Tổ Huệ Năng soạn luận" là sai hoàn toàn mà tại sao bạn lại cố tình không hiểu, viết như vậy Phật tử mới sẽ hiểu lầm lịch sử, còn Phật tử có trình độ họ sẽ cười diễn đàn chúng ta "đui cả đám hết rồi !".

Hắc phong rất cám ơn một vị Thiền sư (hoặc là cư sĩ) nào đó đã mượn danh nghĩa đức Lục Tổ để soạn bài luận giải này, vì cho đến thời điểm hiện tại bài giảng giải tương đối giống như ý của Tổ, nhưng văn phong thì của một nhà học giả, xin nhắc lại lời của những học giả vẫn là lời của kẻ mê, không phải lời của bậc chứng ngộ, cho nên chúng ta không thể để cho hậu thế vin vào lời của một kẻ mê mà cho là lời của Tổ.

H/p tán thành ý kiến "NHẤT THIẾT PHẢI SỬA TIÊU ĐỀ", nếu bài luận sâu sắc, có giá trị thì dù là của bangtam hay bác Lục An chúng ta vẫn tôn trọng, không cần thiết phải tá danh Lục Tổ.

Không ai phản đối Kinh Kim Cang, nếu giảng giải chú thích đúng không ai không cám ơn, nhưng xin hãy trả lại đúng vị trí của tác giả, học Phật chúng ta không thể gian dối với mọi người để gọi là "gieo bòn công đức".

Vì vậy 123456789 rất hy vọng mọi người có thể tùy hỷ để nhằm sau này sẽ được quả báo lớn.

Tùy hỷ điều gian dối này thì QUẢ BÁO sẽ như thế nào ?

Phật có dạy bất luận là ai, hể giảng Kinh Kim Cang mà giảng đúng như ý Kinh thì chúng ta phải mời ngồi tòa cao, hết lòng cung kính cúng dường, đức Phật không hề bảo vị Giảng sư phải mượn "oai hùm".

-----------

Vì tiếc một bài luận khá công phu, đến thời điểm này chưa thấy câu nào sai trái, H/p không đề nghị xóa, chỉ đề nghị sửa lại cái tiêu đề KHÔNG CHÍNH XÁC

Về tiêu đề hiện tại, H/p đề nghị xóa bớt câu trên, sửa lại câu dưới _ phần đã tô màu:

[NEN="http://i1298.photobucket.com/albums/ag54/Hac_phong/Chudesai_zps25be8357.jpg"].


















.[/NEN]

Trở thành như thế này :

[NEN="http://i1298.photobucket.com/albums/ag54/Hac_phong/Chudesai2_zps66f32a30.jpg"].



















.[/NEN]

Kính góp ý !
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Kính các bậc tiền-bối và 123456789 !
Thưa tiền-bối 123456789, bangtam rất lấy làm cảm-xúc vì tiền-bối đã xem trọng kẽ hậu học, nên trả lời đầy từ-ái. Nhưng thưa tiền-bối, nơi đâu có kinh-văn của đức Phật thuyết, cũng đồng như Phật hiện-diện. Vậy thì có lý nào bậc Pháp-Tử dám tự ý ngắc đoạn bỏ qua ư ?
"Tất cả văn tự chương cú đều như bảng dấu hiệu, như ngón tay. Dựa vào bảng dấu hiệu mà lấy được vật, từ ngón tay chỉ mà thấy mặt trăng. Mặt trăng không phải ngón tay, bảng dấu hiệu không phải đồ vật
Thưa ! bản dấu hiệu hay bản-đồ nếu bị rách mất đoạn chính giửa, thì lấy gì để gọi là giá trị nữa ?

Chỉ nhờ kinh mà lĩnh thụ được pháp, kinh không phải là pháp. Văn kinh mắt thường có thể đọc, còn pháp nghĩa thì mắt tuệ mới thấy được. Nếu không có mắt tuệ chỉ thấy văn kinh không thấy pháp nghĩa. Không thấy pháp nghĩa thì không hiểu ý Phật. Không hiểu ý Phật thì tụng kinh cũng chẳng thành tựu Phật đạo."
Thưa , vậy thì bài của tiền-bối đăng, bị mất một đoạn kinh Phật thuyết khá dài, thì làm sao lĩnh-thụ được pháp ? Ngoài ra, trình-độ căn-cơ mỗi người mỗi khác, nên vô-số phương-tiện Phật, Tổ để lại không có chỗ nào là vô-dụng, nên xin tiền-bối đừng nói vậy.

Kính
bangtam

<!-- BEGIN TEMPLATE: bbcode_quote -->
 

123456789

Registered
Phật tử
Tham gia
14/6/09
Bài viết
491
Điểm tương tác
76
Điểm
28
Hắc phong rất cám ơn một vị Thiền sư (hoặc là cư sĩ) nào đó đã mượn danh nghĩa đức Lục Tổ để soạn bài luận giải này, vì cho đến thời điểm hiện tại bài giảng giải tương đối giống như ý của Tổ, nhưng văn phong thì của một nhà học giả, xin nhắc lại lời của những học giả vẫn là lời của kẻ mê, không phải lời của bậc chứng ngộ, cho nên chúng ta không thể để cho hậu thế vin vào lời của một kẻ mê mà cho là lời của Tổ.

H/p tán thành ý kiến "NHẤT THIẾT PHẢI SỬA TIÊU ĐỀ", nếu bài luận sâu sắc, có giá trị thì dù là của bangtam hay bác Lục An chúng ta vẫn tôn trọng, không cần thiết phải tá danh Lục Tổ.
Kính Quản Trị Viên Hắc Phong,

Trước khi bạn tìm hiểu kỹ càng, bạn không nên phán quyết bừa bãi có mà nói không có, không có mà nói có, kẽo mang nghiệp bạn nhé.

Bài này do chính tác giả Nguyên Hiển dịch từ Đại Tục Tạng Kinh Chữ Vạn Trung Hoa số 459 A, có ghi rõ ràng là Đường Huệ Năng giải nghĩa. Hiện nay bản dịch này đã có Anh Ngữ của Thomas Cleary cho quốc tế, vì vậy bạn nên cân xét lại nhé.

attachment.php



Tùy hỷ điều gian dối này thì QUẢ BÁO sẽ như thế nào ?
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT!

Hy vọng bạn sớm tìm hiểu thật hư, và sớm sám hối.
 

Đính kèm

  • sutra-of-hui-neng-grand-master-of-zen.webp
    sutra-of-hui-neng-grand-master-of-zen.webp
    12.2 KB · Xem: 28

hoangtri

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27/3/12
Bài viết
1,216
Điểm tương tác
403
Điểm
83
Kính quý trưởng bối, quý thành viên !

Xét câu :

"TÀO KHÊ LỤC TỔ HUỆ NĂNG SOẠN LUẬN KINH KIM CƯƠNG BÁT NHÃ BA LA MẬT."

được đặt trên câu :

"
Tam tạng pháp sư Cưu-ma-la-thập Hán dịch"

sẽ gây hiểu lầm là pháp sư dịch bản luận, cho nên nhất thiết phải bỏ 8 chữ :

"
TÀO KHÊ LỤC TỔ HUỆ NĂNG SOẠN LUẬN"

chỉ chừa lại :

"
KINH KIM CƯƠNG BÁT NHÃ BA LA MẬT."

đây là lỗi cú pháp, bạn 123456789 phải đồng ý cho h/t sửa !

-------------

Còn về câu :

"Lục tổ Đại Giám Chân Không Phổ Giác thiền sư giải nghĩa"

diễn đàn sẽ tạm thời bảo lưu, cho đến khi đăng xong quyển này. Lúc bấy giờ nếu thành viên nào không đồng thuận thì chúng ta sẽ tiếp tục thảo luận TẠI ĐÂY.
Còn bây giờ thì tạm khóa chủ đề này, và mở khóa "bên kia" cho bạn 123456789 đăng tiếp.

Kính báo !
 

hoangtri

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27/3/12
Bài viết
1,216
Điểm tương tác
403
Điểm
83
Kính quý thành viên !

Hôm nay thành viên 123456789 đã đăng xong bài luận giải nói trên.
Giữ lời hứa, h/t "mở khóa" chủ đề này để các bạn tiếp tục thảo luận.

Kính !
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1/4/12
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
Kính các bậc trưởng bối !

Hoatihon là kẻ hậu học "vô danh tiểu tốt", được đọc bài luận giải này cũng mở mang đôi phần, thành thật cám ơn tác giả đã làm việc công đức mà không xưng tên.

Tuy nhiên, mạo danh đức Lục Tổ là điều sẽ gây hiểu lầm cho hậu thế, cho nên hoatihon không ngại lời thô ý cạn, mạo muội viết bài phân tích chỉ rõ đây có thể là tác phẫm của một Thiền sư nào khác, hoặc giả là của một nhà nghiên cứu Phật học, một học giả, chứ tuyệt đối không thể là lời của Tổ.

Xin lỗi, vì phải lấy lại sự đúng đắn của Phật pháp mà nay hoatihon đành phải làm cái việc "trích diệp tầm chi"


Bài tựa Kinh Kim Cương Bát-nhã Ba-la-mật giảng nghĩa
Nguyên tác : Lục tổ Huệ Năng
Việt dịch : Nguyên Hiển

Kinh Kim Cương lấy vô tướng làm tông, vô trụ làm thể, diệu hữu làm dụng. Từ khi Bồ-đề Đạt-ma đến từ Tây Trúc truyền trao ý chỉ kinh này khiến người đời ngộ lý đạo, thấy tính. Chỉ vì người đời không thấy tự tính nên lập pháp môn kiến tính, nếu thấy được bản thể chân như thì chẳng cần lập pháp môn.

Kinh Kim Cương Bát-nhã này được vô số người đọc tụng, vô biên người xưng tán, có hơn tám trăm nhà luận giải. Sự tạo luận tùy theo cái thấy của mỗi người. Năng lực thấy đạo dầu không đồng, nhưng chân lý thì không hai.

http://www.diendanphatphap.com/dien...h-Ứng-Kinh-Kim-Cang-Bát-Nhã&p=77086#post77086

Mọi người đều biết đức Lục Tổ Huệ Năng bản thân không bề biết chữ (phải nhờ người đọc kệ của T.T Thần Tú, phải nhờ người viết kệ cho Ngài), nhân nghe người khác tụng Kinh Kim Cang mà mở mang tâm địa. Đêm được đức Ngũ Tổ truyền y bát, Ngài được Tổ giảng Kinh Kim Cang chỉ đến câu : "Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm" thì liền Ngộ đạo, vốn liếng của Ngài chỉ là 2 canh giờ HỌC PHÁP, sau đó Ngài trốn trong rừng ở chung với bọn thợ săn 16 năm thì làm gì có Kinh với Kệ, làm gì có học chữ.

Sau này khi thượng đường giảng đạo, đức Lục Tổ cũng chỉ nói những lời chân chất, chính xác về Phật nghĩa, được chúng đệ tử ghi chép lại thành duy nhất một quyển Pháp Bảo Đàn Kinh mà thôi.

Thế mà nay lại có một quyển "Lục Tổ Huệ Năng soạn luận", hoatihon thấy vô lý rất nhiều.

Như câu "hơn tám trăm nhà luận giải" trên, rõ ràng là câu của những nhà học giả nói, chứ Tổ tuyệt đối không nói, giả dụ như Ngài có nhập định mà biết cũng không nói như thế, một vị đã đắc đạo đâu có vì những chi tiết tủn mủn này mà dùng tới thần thông.
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18/1/13
Bài viết
1,018
Điểm tương tác
290
Điểm
83
Bài tựa Kinh Kim Cương Bát-nhã Ba-la-mật giảng nghĩa
Nguyên tác : Lục tổ Huệ Năng
Việt dịch : Nguyên Hiển

Tôi nghĩ có lẽ nên hỏi người dịch tác phẩm này là Nguyên Hiển. Vì bạn 123456789 đã có trưng bằng cớ cuốn sách Anh Ngữ.
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7/9/10
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
Tôi nghĩ có lẽ nên hỏi người dịch tác phẩm này là Nguyên Hiển. Vì bạn 123456789 đã có trưng bằng cớ cuốn sách Anh Ngữ.

Kính huynh Tuấn Tú !

Trong điều kiện hiện tại hỏi dịch giả là điều bất khả, vả lại dịch giả vì tin chắc là Lục Tổ viết (soạn luận) nên không hề nêu thắc mắc, nên giữ nguyên văn. Giả sử Nguyên Hiễn có ở diễn đàn này cũng khẳng định điều đó.

Còn chuyện có được dịch sang Anh ngữ cũng không phải là bằng chứng chứng minh rằng "quyển này do đức Lục Tổ soạn ra", vì các nhà dịch giả phương Tây vẫn có sơ ý "thấy hay liền dịch".

Chuyện có tên trong Đại Tạng Kinh cũng thế, ngày xưa mạnh ai nấy sao lưu vì lẻ đó quyển này có mặt trong một số tủ Kinh, rồi một số nhà nghiên cứu Phật học cùng với một số Thiền sư Trung Hoa xúm nhau lại kết tập thành Đại Tạng Kinh; vì số lượng Kinh Sách quá đồ sộ như thế thì chuyện sơ sót vẫn là chuyện "có thể xảy ra".

Bây giờ xin mời các trưởng bối, các huynh đệ hãy nghe tiếp về những phát hiện dấu vết chứng tỏ đây là "hàng giả" nhé !



Bài tựa Kinh Kim Cương Bát-nhã Ba-la-mật giảng nghĩa
Nguyên tác : Lục tổ Huệ Năng
Việt dịch : Nguyên Hiển


Kinh Kim Cương lấy vô tướng làm tông, vô trụ làm thể, diệu hữu làm dụng. Từ khi Bồ-đề Đạt-ma đến từ Tây Trúc truyền trao ý chỉ kinh này khiến người đời ngộ lý đạo, thấy tính. Chỉ vì người đời không thấy tự tính nên lập pháp môn kiến tính, nếu thấy được bản thể chân như thì chẳng cần lập pháp môn.

Kinh Kim Cương Bát-nhã này được vô số người đọc tụng, vô biên người xưng tán, có hơn tám trăm nhà luận giải. Sự tạo luận tùy theo cái thấy của mỗi người. Năng lực thấy đạo dầu không đồng, nhưng chân lý thì không hai.

Những người thượng căn một lần nghe liền liễu ngộ. Những người độn căn dầu đọc tụng nhiều nhưng không thông đạt Phật ý. Đó là lý do cần giải thích nghĩa lý của Thánh nhân để đoạn trừ nghi lầm. Nếu hiểu được ý chỉ của kinh, không còn nghi lầm, thì không cần giải thích.

Như Lai từ ngàn xưa thuyết giảng thiện pháp là để diệt trừ tâm xấu ác của phàm phu. Kinh là lời dạy của Thánh nhân để người đời nghe lĩnh hội mà vượt qua thân phận phàm phu , thấy thánh đạo, vĩnh viễn diệt trừ mê tâm.

Một quyển kinh văn này, tự tính chúng sinh đều có mà không thấy bởi chỉ đọc tụng lời văn. Nếu ngộ được bản tâm thì biết ngay rằng kinh chẳng ở nơi văn tự. Có khả năng thấy rõ tự tính mới có thể tin rằng tất cả chư Phật đều từ kinh này mà ra.

Nay sợ người đời tìm Phật ngoài thân, hướng ra ngoài mà kiếm kinh, không khai phát nội tâm, không gìn giữ cái ý nghĩa kinh trong tâm của mình, vì vậy mới phải tạo luận, giải quyết nghi lầm để người tu học biết giữ lấy kinh trong tâm của mình, thấu rõ Phật tâm thanh tịnh vô lượng vô biên không thể nghĩ bàn.

Nếu kẻ hậu học đọc kinh còn nghi ngờ, đọc lời giải thích này các nghi vấn sẽ tan dứt. Mong người tu học biết có vàng trong quặng và dùng lửa trí tuệ nấu chảy quặng để được vàng.

Đức Bản sư Thích-ca nói Kinh Kim Cương tại nước Xá-vệ là do Tu-bồ-đề thưa thỉnh. Phật từ bi tuyên thuyết, Tu-bồ-đề nghe pháp tỏ ngộ xin Phật đặt tên kinh để người sau theo đó mà thụ trì. Vì vậy trong kinh có nói : “Phật bảo Tu-bồ-đề kinh này tên là Kim Cương Bát-nhã Ba-la-mật, ông nên phụng trì như vậy !”

Như Lai nói Kinh Kim Cương Bát-nhã Ba-la-mật là ẩn dụ cho chân lý. Nghĩa ấy thế nào ? Kim cương là báu vật của thế giới, tính cứng sắc bén có thể làm vỡ nát các vật.

Kim loại tuy rất cứng, sừng linh dương có thể phá hoại. Kim cương dụ Phật tính, sừng linh dương dụ phiền não. Kim loại tuy cứng, sừng linh dương vẫn có thể phá hoại. Phật tính tuy kiên cố, phiền não vẩn có thể não loạn. Phiền não tuy cứng chắc, trí Bát-nhã vẫn phá được. Sừng linh dương tuy cứng chắc nhưng sắt thép có thể cắt được.

http://www.diendanphatphap.com/dien...h-Ứng-Kinh-Kim-Cang-Bát-Nhã&p=77086#post77086
Cái câu mà H/p đã tô đỏ chỉ rõ cái NGU của người tạo luận.

Khi đức Phật dùng từ Kim Cang để đặt tên cho Kinh này là muốn nói đến đặc tính "cứng nhất" mà người đương thời suy tôn cho Kim Cương "năng cắt bất năng hoại". Quyển Kinh Bát Nhã như lưỡi gươm Kim Cương chặt tất cả sắt thép, xóa sạch mọi mê lầm phiền não.
Chữ Kim Cang mang ý nghĩa "bất khả chiến bại" mà nay tác giả lại nói đến chuyện sừng linh dương năng cắt Kim cương để làm chi, chỉ làm giảm giá trị tên Kim Cang mà Phật đặt cho Kinh này (giả sử có thật chuyện sừng linh dương cắt được Kim Cương luận sư cũng nên bỏ qua, không nên nói ở đây, vì không nêu bật được tính kiên cố của Kim Cang).

Khi lập luận rằng : "Kim cương dụ Phật tính, sừng linh dương dụ phiền não. Kim (loại) cương tuy cứng, sừng linh dương vẫn có thể phá hoại. Phật tính tuy kiên cố, phiền não vẩn có thể não loạn". Nói như vầy chứng tỏ tác giả không phải là đức Lục Tổ, vì ngay từ đầu (trong giai đoạn làm công quả) Tổ đã phát biểu :

Bổn lai vô nhất vật,
Hà xứ nhạ trần ai.


Cho nên lập luận "phiền não, não loạn được Phật tính" là NÓI NGHỊCH với Ý TỔ HUỆ NĂNG

Tuy tác giả lập luận có 9 phần giống ý Tổ vẫn còn "ló cái đuôi chồn" một chút ở một vài chi tiết, để chúng ta nếu tinh mắt thì nhận ra chồn ngay.

"Phiền não tuy cứng chắc, trí Bát-nhã vẫn phá được.".

Lý luận như vầy mà gọi là giảng Kinh Kim Cang hay sao ?

Giảng Kinh Kim Cang phải an trở ch"Tất cả các pháp hữu vi _trong đó có phiền não _ đều như mộng, huyễn, bọt nước, ảo ảnh......." cớ sao lại nói "Phiền não tuy cứng chắc" ?

"Sừng linh dương tuy cứng chắc nhưng sắt thép có thể cắt được"
Tổ sao lại nói chuyện "ăn trét" như thế ? (Nói không mục đích)
 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26/10/12
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Kính huynh Tuấn Tú !

Trong điều kiện hiện tại hỏi dịch giả là điều bất khả, vả lại dịch giả vì tin chắc là Lục Tổ viết (soạn luận) nên không hề nêu thắc mắc, nên giữ nguyên văn. Giả sử Nguyên Hiễn có ở diễn đàn này cũng khẳng định điều đó.

Còn chuyện có được dịch sang Anh ngữ cũng không phải là bằng chứng chứng minh rằng "quyển này do đức Lục Tổ soạn ra", vì các nhà dịch giả phương Tây vẫn có sơ ý "thấy hay liền dịch".

Chuyện có tên trong Đại Tạng Kinh cũng thế, ngày xưa mạnh ai nấy sao lưu vì lẻ đó quyển này có mặt trong một số tủ Kinh, rồi một số nhà nghiên cứu Phật học cùng với một số Thiền sư Trung Hoa xúm nhau lại kết tập thành Đại Tạng Kinh; vì số lượng Kinh Sách quá đồ sộ như thế thì chuyện sơ sót vẫn là chuyện "có thể xảy ra".

Bây giờ xin mời các trưởng bối, các huynh đệ hãy nghe tiếp về những phát hiện dấu vết chứng tỏ đây là "hàng giả" nhé !

Cái câu mà H/p đã tô đỏ chỉ rõ cái NGU của người tạo luận.

Khi đức Phật dùng từ Kim Cang để đặt tên cho Kinh này là muốn nói đến đặc tính "cứng nhất" mà người đương thời suy tôn cho Kim Cương "năng cắt bất năng hoại". Quyển Kinh Bát Nhã như lưỡi gươm Kim Cương chặt tất cả sắt thép, xóa sạch mọi mê lầm phiền não.
Chữ Kim Cang mang ý nghĩa "bất khả chiến bại" mà nay tác giả lại nói đến chuyện sừng linh dương năng cắt Kim cương để làm chi, chỉ làm giảm giá trị tên Kim Cang mà Phật đặt cho Kinh này (giả sử có thật chuyện sừng linh dương cắt được Kim Cương luận sư cũng nên bỏ qua, không nên nói ở đây, vì không nêu bật được tính kiên cố của Kim Cang).

Khi lập luận rằng : "Kim cương dụ Phật tính, sừng linh dương dụ phiền não. Kim (loại) cương tuy cứng, sừng linh dương vẫn có thể phá hoại. Phật tính tuy kiên cố, phiền não vẩn có thể não loạn". Nói như vầy chứng tỏ tác giả không phải là đức Lục Tổ, vì ngay từ đầu (trong giai đoạn làm công quả) Tổ đã phát biểu :

Bổn lai vô nhất vật,
Hà xứ nhạ trần ai.
Cho nên lập luận "phiền não, não loạn được Phật tính" là NÓI NGHỊCH với Ý TỔ HUỆ NĂNG

Tuy tác giả lập luận có 9 phần giống ý Tổ vẫn còn "ló cái đuôi chồn" một chút ở một vài chi tiết, để chúng ta nếu tinh mắt thì nhận ra chồn ngay.

"Phiền não tuy cứng chắc, trí Bát-nhã vẫn phá được.".

Lý luận như vầy mà gọi là giảng Kinh Kim Cang hay sao ?

Giảng Kinh Kim Cang phải an trụ ở chỗ "Tất cả các pháp hữu vi _trong đó có phiền não _ đều như mộng, huyễn, bọt nước, ảo ảnh......." cớ sao lại nói "Phiền não tuy cứng chắc" ?

"Sừng linh dương tuy cứng chắc nhưng sắt thép có thể cắt được"
Tổ sao lại nói chuyện "ăn trét" như thế ? (Nói không mục đích)

Đ/h Hắc Phong trích dẫn bài viết trên đó là tựa đề riêng của Dịch giả: Nguyên Hiển. Chớ không phải Tác giả viết.
Mình đang lục tìm nguồn gốc thì thấy nới đây: Kinh Kim Cương Bát Nhã Giảng Nghĩa - Đại Tạng Việt Nam file PDF. Và những loại kinh sách như vậy từ một nguồn links này xuất khẩu www.daitangvietnam.com chuyên dịch thuật bằng máy vi tính. Hiện đã xâm nhập tràng lang vào các thư viện online Phật Giáo: như Đạo Phật Ngày Nay, Mật Tông, Quảng Đức, Thư Viện Hoa Sen.


Cầu Pháp xin hỏi 4 cầu dưới đây:


1. Xin hỏi quí vị về nguồn link http://www.daitangvietnam.com/ này có chấp nhận của GHPGVN hay GHPGVNTN ???


2. Câu hỏi thứ hai: Dịch giả Nguyên hiển chỉ dịch Kinh Kim Cương Bát Nhã Giảng Nghĩa - Đại Tạng Việt Nam chớ không có dịch Linh Ứng Kinh Kim Cang Bát Nhã của @12345... Các bạn xem lại một lần nửa. Coi chừng đánh tráo con đen? Hiện @1234..đăng tràng lang vào hết tất cả diễn đàn Phật Giáo.


3. Câu hỏi thứ ba: Mục đích của @12345... Đăng những điều linh ứng để làm gì? - Nếu là người chơn chánh thì dù có học Mật chú hay Mật Tông cũng phải qua giai đoạn Giới Định Huệ. Tu Thập thiện, ăn ngay nói thẳng.v.v. (Các bạn xem lại các bài cũ của @12344.. này. Ví dụ như chùa Dơi... Heo đi khất thực.v.v. Có phải là gián tiếp để chế ngạo hệ Nam Tông.)


4. Câu hỏi thứ tư: Kinh Kim Cang Bát Nhã là Pháp Không Tánh, tức là trên pháp sự thế gian một mức rồi (thần quyền, mê tín, v.v..) thì làm gì có chèn vào sự linh nghiệm đọc kinh Kim Cang tai qua nạn khỏi. Xuống âm phủ, hay lên thiên đàng.v.v. (Đây cũng là cách gián tiếp tráo lận con đen. Nếu có trong Đại Tạng Kinh?- thì gần 50 năm trong GHPGVN hay GHPGVNTN sẽ đưa tin rồi...? )


Điều này:

Tôi chỉ dựa vào thông tin trên Internet, dựa vào báo cộng đồng Phật Giáo, dựa vào sự giảng dạy của các danh tăng VN. T.Thanh Từ; Thích Nhất Hạnh, T.Chân Tính... Và dựa vào sự tư duy trong kinh điển của Nam Tông và Bắc Tông.
**************************
Trích dẫn thêm những chuyện đã qua:

Chuyện Bà La Môn giáo, Ngoại Đạo, và gần đây nhứt là Bà Thanh Hải, ông Duy Tuệ, Phái Pháp Luân Công. Họ cũng mượn lời kinh để thành lập giáo phái riêng rẽ.
Nếu một Phật tử lở không đọc được Kinh tạng PG hay không đi chùa nghe Sư giảng thì dể lọt vào mật ngọt của các Tông Phái này...!? có hay không thì ít nhiều đã xảy ra thường ngày, nhất là các vùng nông thôn, xa chùa chiền.

Ví dụ sách của ông Duy Tuệ sau dài trăm năm xuất hiện lại, thì thế hệ sau sẽ nhận xét như thế nào...?



Trở lại vấn đề các kinh Sách Hán Tạng không có sự tư duy, kỷ lưởng thì cũng dể bị đánh tráo của Tà sư.

Các bạn còn nhớ một thời gian họ Phá hoại làm nội gián trong Tịnh Độ ?

Họ tung tin Niệm PHật Vãng Sanh khỏi cần tu, khỏi cần đọc kinh nào khác, Niệm Phật trị bá bệnh, trị ung thư. Giảng Sư Tịnh Không nói ngày Tận thế.v.v.
Rồi dùng photo shop ghép hình két vãng sanh lưu sá lợi, chuột vãng sanh, chó có phật tánh...Mới đây lại thêm tin dựt gân. Chuột đứng lên hai tay xá lạy Phật ở chùa...viết trên các Facebook?


Tóm lại họ mượn sự Tín Hạnh Nguyện của Phật tử rồi họ luồng vào những tin mê tín thần quyền vào để từ sự tin Phật để trở thành một kẻ sùng tín Đạo. Kế tiếp sẽ bỏ đạo theo họ...
Như vậy Kinh Kim Cang thuộc về thể Tánh thì làm gì có dụ:Linh Ứng Kinh Kim Cang Bát Nhã ?

================

Ghi chú: Cộng đồng Diễn đàn hiện nay đã khám phá rất nhiều luồng tin của Ngoại đạo trá hình mượn giáo lý Phật để làm giáo lý thần quyền như.
Di lac huấn thưhttp://nhandienthanhduc.com/item/53-thu-tam-linh-dac-biet
Đại Phong Thần Quán Thế Âm www.thegioivohinh.com

Cho tới bộ Vi Diệu Pháp của Nam Tông hiện có một nhóm ở Hà Nội đã làm rồi, nhưng cp tìm lại không biết ở đâu.

Hy vọng các bạn đọc xong, hoặc thấy luồng tin khả nghi nên đăng vào đây và có thể sẽ gửi đến các cộng đồng Diễn đàn khác. Hiện ngoại đạo trá hình có rất nhiều.

Thân kính CP.
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1/4/12
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
Đ/h Hắc Phong trích dẫn bài viết trên đó là tựa đề riêng của Dịch giả: Nguyên Hiển. Chớ không phải Tác giả viết.
Mình đang lục tìm nguồn gốc thì thấy nới đây: Kinh Kim Cương Bát Nhã Giảng Nghĩa - Đại Tạng Việt Nam file PDF. Và những loại kinh sách như vậy từ một nguồn links này xuất khẩu www.daitangvietnam.com chuyên dịch thuật bằng máy vi tính. Hiện đã xâm nhập tràng lang vào các thư viện online Phật Giáo: như Đạo Phật Ngày Nay, Mật Tông, Quảng Đức, Thư Viện Hoa Sen.


........
Thân kính CP.
Kính hiền huynh Cầu Pháp, hoatihon đã download file Kinh Kim Cương Bát Nhã Giảng Nghĩa để xem văn bản gốc, thì thấy đoạn trích dẫn BÀI TỰA không phải do Nguyên Hiển viết, vì ở bài "Lời nói đầu" do N/H viết thì khi kết thúc dịch giả đã không quên ghi :

California, mùa Vesak 2008
Nguyên Hiển



còn ở bài Tựa thì cuối bài không có ghi N/H, mà đầu bài có ghi :

Nguyên tác : Lục tổ Huệ Năng


Việt dịch : Nguyên Hiển





như thế không thể nói bài tựa này do Nguyên Hiển viết.​

Còn về các câu hỏi của huynh, hoatihon không có ý kiến (đau đầu "lém").​



 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26/10/12
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Kính hiền huynh Cầu Pháp, hoatihon đã download file Kinh Kim Cương Bát Nhã Giảng Nghĩa để xem văn bản gốc, thì thấy đoạn trích dẫn BÀI TỰA không phải do Nguyên Hiển viết, vì ở bài "Lời nói đầu" do N/H viết thì khi kết thúc dịch giả đã không quên ghi :



còn ở bài Tựa thì cuối bài không có ghi N/H, mà đầu bài có ghi :



như thế không thể nói bài tựa này do Nguyên Hiển viết.


Còn về các câu hỏi của huynh, hoatihon không có ý kiến (đau đầu "lém").


Chào Tiểu Sư muội, Tổng Quảng, Phó Tổng Quảng và các bạn trong Ban Đại Biểu Thầy ViênQuang6.​


Có nghĩa là...? Dịch Giả không xác định rõ ràng, và cũng không phải là một danh sư, giảng sư. Mà chỉ dựa vào máy vi tính dịch ra?​



Linh Ứng Kinh Kim Cang Bát Nhã của @12345 Từ đầu trang cho tới trang 7 ở Diễn Đàn này thì Ai là tác giả, xuất xứ từ đâu ?



Tại sao lại ghép với Bài Kinh Kim Cương Bát Nhã Giảng Nghĩa ?

==========
Nhân đây, Quí vị xác nhận luôn 2 bài này của @123456789.

Văn thù sư lợi pháp bảo tàng thần chú

Chuyện ở Chùa Dơi, Heo đi Khất thực... (Đường links cp kiếm không gặp, nhờ Quí vị tìm hộ).

Thật hay giả đây ?
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7/9/10
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
14- VẮNG LẶNG LÌA BỎ CÁC TƯỚNG

“Lúc bấy giờ Tu-bồ-đề nghe Phật nói kinh này, hiểu ý nghĩa sâu xa, buồn tủi, khóc mà bạch Phật rằng : –Hiếm có thay Thế Tôn ! Phật nói kinh điển rất sâu xa như thế này. Con từ xưa đã được con mắt tuệ nhưng chưa từng nghe kinh như vậy.

Thưa Thế Tôn ! Nếu lại có người nghe được kinh này, tín tâm thanh tịnh liền sinh thật tướng, tức biết người này thành tựu công đức hiếm có bậc nhất.”


Tự tính không si mê là người có con mắt tuệ, nghe pháp tự ngộ là người có con mắt pháp. Tu-bồ-đề là một A-la-hán. Trong 500 (?) đệ tử của Phật, Tu-bồ-đề là người hiểu rõ lý không bậc nhất, là người đã từng phụng thờ nhiều Phật trong quá khứ, lẽ nào chưa được nghe pháp sâu xa như thế này, lẽ nào nói mới nghe nơi Phật Thích-ca Mâu-ni ? Song có thể là Tu-bồ-đề chứng đắc thuở xa xưa là tuệ nhãn của Thanh văn, đến nay mới ngộ Phật ý. Nên mới nghe kinh pháp sâu xa này thì buồn khóc vì xưa kia chưa ngộ. Nghe kinh suy ngẫm chân lý của kinh, đó là thanh tịnh. Từ trong cái thể thanh tịnh phát xuất ra pháp Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa. Phải biết rằng như vậy chắc chắn sẽ thành tựu công đức của chư Phật.

“–Thưa Thế Tôn ! Thật tướng ấy là phi tướng, cho nên Như Lai nói là thật tướng.”
......

http://www.diendanphatphap.com/diendan/showthread.php?21472-Linh-Ứng-Kinh-Kim-Cang-Bát-Nhã/page12
Kính thưa quý đạo hữu !
Từ vô đầu bài thứ 22 đến chỗ này _ bài thứ 35 _ tuy vẫn là sự "nhại lại" văn kinh nhưng nghĩa lý làng nhàng, không có gì sâu sắc hay độc đáo (là "nét" riêng của một vị Tổ đã được truyền tâm ấn), phải nói là Thầy Thanh Từ, Thầy Duy Lực giảng còn hay hơn, thậm chí cụm từ "như thị ngã văn" thầy Viên Quang viết còn hay hơn.

Ở đây H/p chỉ xin nhấn mạnh ở đoạn này, vì sự "chỏi tông màu" nhìn thấy quá rõ.
Các bạn đọc hết lại Kinh Pháp Bảo Đàn xem, có chỗ nào Tổ nói "có lẻ" hay "có thể" không ? Lời Tổ nói như "đinh đóng cột" không hế có "có lẻ" hay "có thể" gì cả.

Bởi từ trước đức Phật chỉ dạy cho chư Tăng nhìn các pháp là KHỔ, KHÔNG, VÔ THƯỜNG VÔ NGÃ; chứ chưa dạy đến Giáo lý Bát Nhã THẬT TƯỚNG PHI TƯỚNG này, cho nên khi Ngài Tu Bồ Đề "thấm" nghĩa Kinh mà khóc là chuyện tự nhiên. Tâm lý của Ngài Tu Bồ Đề như thế nào, đức Lục Tổ _ vốn là một vị Đại Bồ tát _ tu chứng cao hơn Ngài Tu Bồ Đề rất nhiều, Tổ hiểu rất rõ tâm lý này, không mơ hồ gì để mà dùng từ "có thể".

Giọng văn này cho ta thấy tác giả hãy còn "lù mù" lắm !

Kính !
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1/4/12
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
Kính quý trưởng bối và các bạn !

Cũng ở bài 35 này, hoatihon đọc thấy :

Kinh Tịnh Danh nói :Cầu nhất thiết trí, không lúc nào
không cầu.
Kinh Đại Bát-nhã nói : Bồ-tát Ma-ha-tát ngày đêm siêng năng tinh tiến, thường trụ nơi pháp Bát-nhã Ba-la-mật, giống như tâm tương ưng không lúc nào rời bỏ.
Chúng ta đều biết Đức Lục Tổ khi giảng đạo, Ngài nói bằng sự tâm chứng, cái biết của Trí Bát Nhã, nó tự nhiên như "mây trôi nước chảy" thấy biết ra sao thì nói như vậy, "lời Ngài là vàng ròng" (tán thán của Ngài Ấn Tông pháp sư _người xuống tóc cho Tổ) Ngài không cần phải dẫn chứng một đoạn Kinh văn nào cả, mà bản thân Ngài có đọc Kinh bao giờ đâu (mà biết, mà dẫn chứng).

Kinh Hoa Nghiêm nói : Hàng Thanh văn trong pháp hội của Như Lai, nghe pháp mà như đui như điếc. Đó là vì còn trụ nơi pháp tướng.
....
Ở bài 38 hoatihon thấy câu này :
Kinh Bồ-tát Anh Lạc nói : Không động tâm trước sự khen chê là hạnh của Như Lai.

Kinh Nhập Phật Cảnh Giới nói : Không nhiễm các dục nên kính lễ, quán niệm các pháp là vô sở đắc.
Ở bài 42 chúng ta lại gặp :
Kinh Duy-ma nói : Thật sự thuyết pháp là không giảng nói, không chỉ bày, nghe pháp là không nghe không nhận được.
Thiệt tình, hoatihon không biết Đức Lục Tổ "biến" thành nhà nghiên cứu Phật học từ hồi nào ???

Kính !
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Bên trên