- Tham gia
- 7/9/10
- Bài viết
- 2,662
- Điểm tương tác
- 475
- Điểm
- 113
32- ỨNG HÓA CHẲNG PHẢI CHÂN THẬT
“Tu-bồ-đề ! Nếu có người đem bảy báu đầy cả vô lượng vô số thế giới ra bố thí, và nếu có thiện nam thiện nữ phát tâm Bồ-đề thụ trì đọc tụng kinh này, vì người khác giảng nói, dù chỉ bốn câu kệ, phúc của người này hơn người trước.
Sao gọi là vì người diễn nói ? Là diễn nói mà không chấp tướng, y nhiên vững vàng chẳng chút động tâm.”
Phúc bố thí bảy báu tuy nhiều, nhưng không bằng người phát tâm Bồ-đề thụ trì bốn câu kinh này và vì người giảng nói. Phúc này hơn phúc bố thí kia trăm ngàn vạn ức, không thể ví dụ. Khéo léo dùng phương tiện thuyết pháp, quán sát căn cơ, ứng theo tâm lượng tùy trường hợp, đó gọi là vì người diễn nói. Với người nghe pháp, có rất nhiều đối tượng khác nhau, không nên đem tâm phân biệt, chỉ cần hiểu rõ cái tâm y nhiên vắng lặng, tâm không sở đắc, tâm không hơn thua, tâm không trông mong điều gì, tâm không sinh diệt, đó gọi là y nhiên bất động.
“Bởi vì sao ? Vì tất cả pháp hữu vi, như giấc mộng, như ảo hóa, như bọt nước, như bóng hình, như sương mai, như điện chớp. Phải có cái nhìn như vậy.”
Mộng là cái thân dối giả, huyễn là vọng niệm, bọt nước là phiền não, bóng hình là nghiệp chướng. Các nghiệp trên đây là pháp hữu vi. Chân thật thì lìa bỏ danh nghĩa hình thức. Giác ngộ thì không còn các nghiệp.
“Phật nói kinh này xong, trưởng lão Tu-bồ-đề cùng các Tì-kheo, Tì-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di, tất cả trời, người, A-tu-la trong thế gian được nghe những điều Phật nói đều rất vui mừng tin tưởng, lĩnh thụ phụng hành.”
HẾT
Kính các trưởng bối và các bạn !
Bây giờ H/p xin dẫn chứng đoạn này, là đoạn rất "rõ nét" chứng tỏ rằng quyển này không phải đức Lục Tổ giảng hay viết, soạn gì cả.
Mọi người đều biết, "nhị thập nhị niên Bát Nhã đàm" (hai mươi hai năm thuyết giảng Giáo lý Bát Nhã) của đức Phật Thích Ca, tất cả Giáo Lý Đại Thừa đức Phật đã gói gọn trong Kinh Kim Cang, Kinh Kim Cang là "huyết mạch" của Đại Thừa, mà "tứ cú kệ" là tất cả Kinh Kim Cang. Đức Phật đã nhấn mạnh tầm quan trọng của Tứ cú kệ (.....công đức vô cùng to lớn).
Thế mà tại sao đức Lục Tổ Huệ Năng _ người đã nhờ Kinh Kim Cang mà đắc pháp _ lại không giảng rộng chỗ này ? Lại đi nói gọn lỏn có một câu :
Câu này tuy không sai nhưng SAI, nói như vầy chẳng khác nào định nghĩa "Đầu tròn áo vuông là Tăng" (nói đến Tăng không thể chỉ nói cái hình thức bên ngoài, mà bỏ qua giới hạnh)."Mộng là cái thân dối giả, huyễn là vọng niệm, bọt nước là phiền não, bóng hình là nghiệp chướng. Các nghiệp trên đây là pháp hữu vi. Chân thật thì lìa bỏ danh nghĩa hình thức. Giác ngộ thì không còn các nghiệp".
Tứ cú kệ này :
Nhất thiết hữu vi pháp
Như mộng, huyễn, bào, ảnh
Như lộ diệc như điển
Ưng tác như thị quán.
Tất cả các pháp hữu vi
Như là giấc mộng, khác gì sương mai
như chùm bọt nước lắt lay
như tia chớp giật, mất ngay nhất thời.
Ý nói tất cả cuộc hồng trần này, thân xác ta, tình cảm ta, gia đình ta, xã hội ta, cái bàn cái ghế, núi non cây cảnh, tất tần tật đều như MỘNG cả. Khi ta tỉnh mộng thì tất cả TA (vật) và CẢNH đều không còn (dù là cảnh Thiện hay cảnh Địa Ngục Ngạ quỷ, súc sinh). Tất cả đều KHÔNG THẬT CÓ, tất cả đều chỉ là GIẢ ẢNH do TÂM BIẾN HIỆN (kể cả Thiên đường, Địa ngục hay Niết Bàn _ là cái đối đải với Vô Minh).
Chứ không phải chỉ đơn thuần "Mộng là cái thân giả dối", nói như vầy những cái ngoài thân là THẬT hay sao ?
Chứ không phải chỉ đơn thuần "Huyễn là vọng niệm", nói như vầy những cái không phải vọng niệm thì không HUYỄN hay sao ?
....
Câu Phật nói là "HẾT THẢY CÁC PHÁP HỮU VI" kia mà, điều này là CÁI TUYỆT VỜI của Phật pháp (nói chung) của Đại Thừa (nói riêng).
Đã nói "hết thảy các pháp hữu vi" thì vọng niệm hay CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC gì cũng như HUYỄN, như MỘNG hết (không chừa cái nào cả).
Trong cái CHÂN THẬT NGHĨA của ĐẠI THỪA thì Niết Bàn cũng là pháp hữu vi luôn, há có chừa cái CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC ra hay sao ?!.
Ít nhất Tổ Huệ Năng cũng phải nói rõ hơn H/p nói cả trăm lần, chứ không thể nói như "gải ngứa ngoài giày" như thế này.
Kính !