Đường tu - Vấn Đáp

nguyenjobvn

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 7 2016
Bài viết
226
Điểm tương tác
79
Điểm
28
Nhiều kiếp luân hồi mới ở đây,
Duyên gặp Chánh Pháp tại chốn này,
Muốn đem chỗ Nghi Hoặc ra hỏi,
Để cho đường tu đỡ sụt lầy !

Ngưỡng bạch chư Đại đức Từ Bi,
Thương xót ngu si mà răn dạy,
Đem chỗ chánh tri, cùng sở đắc,
Đập con mấy gậy thoát ngu si !!!


Nam mô Thường Tinh Tấn Bồ Tát
Nam mô Thường Bất Khinh Bồ Tát
Nam mô Hoan Hỷ Địa Bồ Tát
Nam mô A Di Đà Phật.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

nguyenjobvn

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 7 2016
Bài viết
226
Điểm tương tác
79
Điểm
28
Câu 1: Người tu niệm Phật, cầu vãng sanh Tây Phương Tịnh Độ, còn ăn thịt thì có được vãng sanh chăng ?

Câu 2: "Xả bỏ muôn duyên, chẳng sanh một niệm", câu này nên hiểu nghĩa như thế nào ?
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Câu 1: Người tu niệm Phật, cầu vãng sanh Tây Phương Tịnh Độ, còn ăn thịt thì có được vãng sanh chăng ?

Câu 2: "Xả bỏ muôn duyên, chẳng sanh một niệm", câu này nên hiểu nghĩa như thế nào ?

Đạo hữu hỏi hay là đang trích dẫn ? Nếu đạo hữu hỏi thì nên viết rõ hơn là "Mời tất cả các bạn cùng trao đổi" hay một câu nào đó đại loại như vậy. Đạo hữu viết vậy người ta tưởng đạo hữu đang viết lại lời của Tổ nên chẳng ai thảo luận. Trân trọng!
 

nguyenjobvn

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 7 2016
Bài viết
226
Điểm tương tác
79
Điểm
28
Đạo hữu hỏi hay là đang trích dẫn ? Nếu đạo hữu hỏi thì nên viết rõ hơn là "Mời tất cả các bạn cùng trao đổi" hay một câu nào đó đại loại như vậy. Đạo hữu viết vậy người ta tưởng đạo hữu đang viết lại lời của Tổ nên chẳng ai thảo luận. Trân trọng!

Mô Phật, chủ đề Vấn Đáp này là mọi người cũng nhau thảo luận, chia sẻ, tranh luận - trên cơ sở hiểu biết từ kinh nghiệm và kiến thức của bản thân mỗi người. Mọi người có thể đưa thêm các câu hỏi (của chính bản thân mình hoặc của người khác), những vướng mắc trên đường tu học, cũng như những giáo nghĩa khó hiểu để chúng ta cùng giúp đỡ lẫn nhau vững bước trên đường tu cho tới ngày mãn phần.

Kính mong tất cả các đạo hữu tùy hỷ, mời tất cả bắt đầu cùng trao đổi !

Nam mô A Di Đà Phật.

Mình xin phép nhắc lại hai câu hỏi đầu tiên:

Câu 1: Người tu niệm Phật, cầu vãng sanh Tây Phương Tịnh Độ, còn ăn thịt thì có được vãng sanh chăng ?

Câu 2: "Xả bỏ muôn duyên, chẳng sanh một niệm", câu này nên hiểu nghĩa như thế nào ?
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Câu 1: Người tu niệm Phật, cầu vãng sanh Tây Phương Tịnh Độ, còn ăn thịt thì có được vãng sanh chăng ?

Câu 2: "Xả bỏ muôn duyên, chẳng sanh một niệm", câu này nên hiểu nghĩa như thế nào ?

VNBN chia sẽ trước, có gì chưa đúng mời các đạo hữu chỉ rõ và bổ sung.
1. Chỉ dựa vào dấu hiệu ăn thịt thôi cũng chưa nói lên được rằng người đó có vãng sanh hay không. Đức Phật dạy rằng: Người nào có đủ lòng tin mà muốn vãng sanh, hoặc duy trì 10 câu Phật hiệu lúc lâm chung, hoặc niệm trì danh hiệu đức A DI ĐÀ Phật đến nhất tâm bất loạn, hoặc làm công đức rộng rãi hồi hướng vãng sanh thì sẽ được vãng sanh. Người nào không đủ lòng tin, tất nhiên sẽ bị các chướng duyên ngăn trở và sẽ không còn muốn vãng sanh nữa. Lòng tin này trong mỗi người tu cũng không ai giống ai, có người tin sâu, có người cũng tin nhưng còn cạn cợt. Một người ham thích việc ăn thịt đến chết vẫn chẳng muốn bỏ thì chẳng có phần vãng sanh, vì người này thật ra cầu hưởng ngũ dục chớ đâu cầu thanh tịnh giải thoát, cận tử nghiệp bị các chướng duyên ăn thịt ngăn trở.

2. "Xả bỏ vạn duyên, chẳng sanh một niệm". Xả bỏ vạn duyên trong tu Tịnh Độ là chẳng cầu pháp thế gian, chẳng cầu danh lợi, tiền bạc, gia đình,... một lòng hướng đến giải thoát không cầu việc gì khác. Còn "chẳng sanh một niệm" thì hình như cao siêu quá, người mà chẳng sanh một niệm đã là bậc giải thoát rồi cần chi vãng sanh nữa. Tuy nhiên theo nghĩa hẹp thì chẳng sanh một niệm xem như không chủ động khởi các niệm lăng tăng vọng tưởng, mà chỉ chủ động khởi và duy trì câu Phật hiệu ngoài ra không quan tâm gì khác nữa. Những điều nói trên đây chính là công phu của người miên mật tu trì, chẳng đợi lâm chung.

Chẳng hạn như người niệm Phật trong lúc niệm mà cứ nhớ nghĩ chuyện ở đời thì đó là chưa xả bỏ vạn duyên, là tạp loạn. Tạp loạn cũng có thể vãng sanh nếu như cốt yếu vẫn giữ được tâm niệm Phật làm chủ.
 

nguyenjobvn

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 7 2016
Bài viết
226
Điểm tương tác
79
Điểm
28
Câu 1: Người tu niệm Phật, cầu vãng sanh Tây Phương Tịnh Độ, còn ăn thịt thì có được vãng sanh chăng ?

Câu 2: "Xả bỏ muôn duyên, chẳng sanh một niệm", câu này nên hiểu nghĩa như thế nào ?

Theo thiển ý,

1. Người ăn mặn, niệm Phật cầu vãng sanh Tây Phương; công đức bằng với người ăn chay niệm Phật không khác. Chỉ cần hết lòng cầu sanh Tây Phương mà niệm Phật thì việc ăn chay, ăn mặn chẳng chướng ngại sự vãng sanh. Tại sao ? Vì bổn nguyện của Phật A Di Đà là tiếp dẫn người niệm Phật, chẳng tiếp dẫn người tu các hạnh khác ( như trì giới, bố thí...).

2. "Xả bỏ muôn duyên, chẳng sanh một niệm".
"Xả bỏ muôn duyên", duyên có cảnh, có tâm - tâm này là tâm biết khởi niệm. Do có tâm biết khởi niệm, nên có cái duyên cần xả bỏ. Vì sao ? Vì tự biết, đối cảnh nên mới sinh niệm này vậy. Người mới phát tâm tu, muốn thanh tịnh tâm ý, liền khởi cái niệm xả bỏ - cái ý xa lìa. Đây là do có sự quán chiếu nơi nội tâm mình.

Cái pháp "xả bỏ": chẳng phải ở chỗ tránh duyên, dứt niệm, đổi niệm ác thành niệm thiện, dùng "Thánh Hiệu" đè nén tâm niệm không cho phát khởi niệm khác. Mà hướng vào chỗ "chẳng sanh một niệm" mà quán chiếu, thì tự khắc lâu dần, muôn duyên không xả mà tự xả, muôn niệm không dứt mà tự dứt". Chỗ "chẳng sanh một niệm", Thiền Tông còn gọi là "vô thỉ vô minh", "thoại đầu", "đầu sao trăm thước","đáy thùng sơn đen".

Sao gọi là quán chiếu ? Quán (hay còn gọi là khán) là nhìn, dùng lực dụng của nhãn căn mà nhìn, chẳng phải dùng con mắt. Chiếu là soi rọi, làm cho sáng tỏ, minh bạch. Cái động lực chiếu rọi, muốn sáng tỏ nơi mỗi người đều có. Song lại phân ra có chánh, có tà, có mạnh, có yếu.

- Chỗ phân định chánh tà là ở nơi cảnh mà quán thấy sự vô thường, thấy sự sinh diệt, thấy tạm bợ - huyễn giả, trói buộc, khổ đau khởi tâm muốn minh bạch cội gốc của nó thì gọi là chánh. Ngoài cái này ra, thì gọi là tà. Tà ở đây là lệch lạc, là cái nhìn không đúng với sự thật.

- Sự phân định mạnh yếu là ở nơi tín tâm với Phật, Pháp và bản thân mình. Tín mạnh thì động lực mạnh, tín yếu thì động lực yếu. Lực mạnh thì tới chỗ "chẳng sanh một niệm", nhân duyên chín mùi, liền được sáng tỏ. Lực yếu thì chẳng thể tới chỗ này, hoặc giả có tới thì cũng lầm nhận là nhà, chẳng thể bước thêm bước nữa.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Theo thiển ý,

1. Người ăn mặn, niệm Phật cầu vãng sanh Tây Phương; công đức bằng với người ăn chay niệm Phật không khác. Chỉ cần hết lòng cầu sanh Tây Phương mà niệm Phật thì việc ăn chay, ăn mặn chẳng chướng ngại sự vãng sanh. Tại sao ? Vì bổn nguyện của Phật A Di Đà là tiếp dẫn người niệm Phật, chẳng tiếp dẫn người tu các hạnh khác ( như trì giới, bố thí...).

Chánh hạnh là Niệm Phật, nhưng các hạnh tu trì khác vẫn được vãng sanh. Đạo hữu xem lại 9 phẩm vãng sanh (http://www.diendanphatphap.com/diendan/showthread.php?29880-%C4%91%C3%B4i-n%C3%A9t-v%E1%BB%81-t%E1%BB%8Bnh-%C4%91%E1%BB%99-t%C3%B4ng-th%E1%BB%9Di-hi%E1%BB%87n-%C4%91%E1%BA%A1i/page2). Nguyện thứ 19 và 20 cũng có nói về các hạnh hồi hướng.

2. "Xả bỏ muôn duyên, chẳng sanh một niệm".
"Xả bỏ muôn duyên", duyên có cảnh, có tâm - tâm này là tâm biết khởi niệm. Do có tâm biết khởi niệm, nên có cái duyên cần xả bỏ. Vì sao ? Vì tự biết, đối cảnh nên mới sinh niệm này vậy. Người mới phát tâm tu, muốn thanh tịnh tâm ý, liền khởi cái niệm xả bỏ - cái ý xa lìa. Đây là do có sự quán chiếu nơi nội tâm mình.

Cái pháp "xả bỏ": chẳng phải ở chỗ tránh duyên, dứt niệm, đổi niệm ác thành niệm thiện, dùng "Thánh Hiệu" đè nén tâm niệm không cho phát khởi niệm khác. Mà hướng vào chỗ "chẳng sanh một niệm" mà quán chiếu, thì tự khắc lâu dần, muôn duyên không xả mà tự xả, muôn niệm không dứt mà tự dứt". Chỗ "chẳng sanh một niệm", Thiền Tông còn gọi là "vô thỉ vô minh", "thoại đầu", "đầu sao trăm thước","đáy thùng sơn đen".

Cao siêu quá, ít người được.
 

nguyenjobvn

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 7 2016
Bài viết
226
Điểm tương tác
79
Điểm
28
Chánh hạnh là Niệm Phật, nhưng các hạnh tu trì khác vẫn được vãng sanh.
...
Nguyện thứ 19 và 20 cũng có nói về các hạnh hồi hướng.

1. Các hạnh tu trì khác vẫn có thể hồi hướng vãng sanh, xong nếu không niệm Phật thì Phật chẳng lai nghinh tiếp dẫn. Nếu chỉ chuyên tâm niệm Phật, mà không tu trì các hạnh khác, thì lâm chung Phật vẫn lai nghinh tiếp dẫn.

2. Hai nguyện 19, 20 có nói tới các công hạnh khác, xong nếu chẳng niệm Phật thì Phật chẳng lại nghinh tiếp dẫn. Thứ nữa, các công hạnh khác chẳng phải dễ làm ( vì khi làm không phải phát từ tâm hồi hướng vãng sanh, mà là phát bởi tâm trời người, cho nên hạnh làm lại chẳng phải là hạnh vãng sanh nữa !), duy chỉ có công hạnh niệm Phật là nhiếp đủ 3 căn - thượng, trung, hạ.

Ngoài ra, theo thiển ý, 2 nguyện 19-20 đều nói tới chỗ Phát Bồ Đề Tâm - đây là chỉ người đã liễu ngộ tự tánh và đạt niệm Phật nhất tâm. Do liễu ngộ tự tánh,niệm Phật nhất tâm, nên Phật mới khuyến tấn tu trì các công hạnh khác.

19. Khi con thành Phật, chúng sanh khắp mười phương nghe danh hiệu con, phát tâm Bồ Đề, tu các công hạnh, hành sáu Ba La Mật, kiên cố không lùi, lại đem các căn lành hồi hướng nguyện sanh về cõi nước con, một lòng nghĩ đến con ngày đêm không dứt, đến khi mạng chung, con cùng Thánh chúng Bồ Tát liền đến tiếp đón, khoảnh khắc sanh về cõi con được Bất thối chuyển. Nếu không được như nguyện thề không thành Chánh giác.

Đây là do đã liễu ngộ tự tánh.

20. Khi con thành Phật, chúng sanh trong mười phương nghe danh hiệu con, nhớ nghĩ nước con, phát tâm Bồ Đề, kiên cố không thối lui, trồng các căn lành, hết lòng hồi hướng sanh về, đều được toại ý.
- Nếu có ác nghiệp đời trước, nghe danh hiệu con, hết lòng sám hối, làm các điều lành, lại Trì Kinh giữ Giới, nguyện sanh về nước con, mạng chung không lạc vào ba đường ác, liền sanh về nước con. Nếu không được như vậy thề không thành Chánh giác

Đây là do đã niệm Phật tới nhất tâm bất loạn.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
1. Các hạnh tu trì khác vẫn có thể hồi hướng vãng sanh xong nếu không niệm Phật thì Phật chẳng lai nghinh tiếp dẫn. Nếu chỉ chuyên tâm niệm Phật, mà không tu trì các hạnh khác, thì lâm chung Phật vẫn lai nghinh tiếp dẫn.
Đạo hữu trích dẫn Kinh điển để chứng tỏ "phật không lai nghinh tiếp rước" những vị tu hạnh khác hồi hướng vãng sanh? Tâm Đức Phật nào đâu hạn hẹp phân biệt đối xử: người nào niệm Phật thì ta rước, còn nào tu hạnh khác thì ta bỏ mặc!


2. Hai nguyện 19, 20 có nói tới các công hạnh khác, xong nếu chẳng niệm Phật thì Phật chẳng lại nghinh tiếp dẫn. Thứ nữa, các công hạnh khác chẳng phải dễ làm ( vì khi làm không phải phát từ tâm hồi hướng vãng sanh, mà là phát bởi tâm trời người, cho nên hạnh làm lại chẳng phải là hạnh vãng sanh nữa !), duy chỉ có công hạnh niệm Phật là nhiếp đủ 3 căn - thượng, trung, hạ.

Ngoài ra, theo thiển ý, 2 nguyện cuối đều nói tới chỗ Phát Bồ Đề Tâm - đây là chỉ người đã liễu ngộ tự tánh và đạt niệm Phật nhất tâm. Do liễu ngộ tự tánh,niệm Phật nhất tâm, nên Phật mới khuyến tấn tu trì các công hạnh khác.
Đạo hữu đọc thêm 9 phẩm vãng sanh đi, sẽ rõ, thôi thì để VNBN trích dẫn một ít đạo hữu tham khảo nhé:(Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật)
Ở trung phẩm trung sanh, nếu có chúng sanh nào thọ trì Bát Quan Trai chừng một ngày một đêm, thọ trì giới Sa-di chừng một ngày một đêm hoặc giới Cụ Túc chừng một ngày một đêm và uy nghi chẳng khiếm khuyết. Rồi đem công đức của giới hương huân tu đó hồi hướng và nguyện cầu sinh về nước Cực Lạc. Lúc hành giả như thế sắp mạng chung, họ sẽ thấy Đức Phật A-di-đà cùng các quyến thuộc phóng hào quang sắc vàng, tay cầm thất bảo liên hoa đến trước hành giả. Khi ấy, hành giả sẽ tự nghe trên không trung có tiếng khen rằng:

'Này thiện nam tử! Người hiền lương như ông, do tùy thuận lời dạy của tam thế chư Phật nên Ta đến tiếp dẫn ông.'

=>Trường hợp này, không cần trì danh hiệu, Phật vẫn tiếp rước đó thôi. Vị ấy chứng A LA HÁN, chưa cần ngộ tự tánh.
 

nguyenjobvn

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 7 2016
Bài viết
226
Điểm tương tác
79
Điểm
28
Đạo hữu trích dẫn Kinh điển để chứng tỏ "phật không lai nghinh tiếp rước" những vị tu hạnh khác hồi hướng vãng sanh? Tâm Đức Phật nào đâu hạn hẹp phân biệt đối xử: người nào niệm Phật thì ta rước, còn nào tu hạnh khác thì ta bỏ mặc!

1. Phật không lai nghinh tiếp rước nếu hành giả tu trì các công hạnh khác: không niệm danh hiệu Phật.

Đây là y cứ vào 3 nguyện 18,19,20 trong Kinh Vô Lượng Thọ. Cả ba nguyện này, đều nhắc tới công hạnh niệm Phật đầu tiên. Do đó nên biết, đó là công hạnh trọng yếu, ngoài ra đó cũng là công hạnh nhất định phải có, nếu như hành giả muốn vãng sinh Tây Phương.

18. Khi con thành Phật, chúng sinh trong mười phương nghe danh hiệu con, hết lòng tin tưởng, nếu có điều lành nào, tâm tâm hồi hướng, nguyện sanh về cõi nước con, cho đến mười niệm, nếu không được vãng sanh, thề không thành Chánh giác. Ngoại trừ những kẻ phạm tội ngũ nghịch, phỉ báng chánh pháp.

19. Khi con thành Phật, chúng sanh khắp mười phương nghe danh hiệu con, phát tâm Bồ Đề, tu các công hạnh, hành sáu Ba La Mật, kiên cố không lùi, lại đem các căn lành hồi hướng nguyện sanh về cõi nước con, một lòng nghĩ đến con ngày đêm không dứt, đến khi mạng chung, con cùng Thánh chúng Bồ Tát liền đến tiếp đón, khoảnh khắc sanh về cõi con được Bất thối chuyển. Nếu không được như nguyện thề không thành Chánh giác.

20. Khi con thành Phật, chúng sanh trong mười phương nghe danh hiệu con, nhớ nghĩ nước con, phát tâm Bồ Đề, kiên cố không thối lui, trồng các căn lành, hết lòng hồi hướng sanh về, đều được toại ý.
- Nếu có ác nghiệp đời trước, nghe danh hiệu con, hết lòng sám hối, làm các điều lành, lại Trì Kinh giữ Giới, nguyện sanh về nước con, mạng chung không lạc vào ba đường ác, liền sanh về nước con. Nếu không được như vậy thề không thành Chánh giác.

2. Tâm Phật chẳng hẹp hòi, chỉ là vì bổn nguyện tiếp dẫn chúng sinh vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thuộc về nguyện riêng của Phật A Di Đà:

Mỗi Đức Phật đều có hai loại nguyện là nguyện chung và nguyện riêng. Nguyện chung là bốn hoằng thệ nguyện, còn nguyện riêng, chẳng hạn như Đức Thích Ca có năm trăm nguyện, Đức Dược Sư có mười hai nguyện, v.v... Hiện nay, bốn mươi tám nguyện, tức là nguyện riêng của Đức A Di Đà. (Tuyên Trạch Bổn Nguyện Niệm Phật tập - Ngài Pháp Nhiên)

3. Tuyên Trạch Bổn Nguyện Niệm Phật tập - Ngài Pháp Nhiên có ghi:
Vô Lượng Thọ Kinh đã nói rõ về công hạnh bổn nguyện Niệm Phật, ở đây không cần lập lại. Vả lại, nói về định thiện, tán thiện (trong Quán Kinh Tứ Thiếp sớ của Ngài Thiện Đạo), là muốn nêu rõ công hạnh Niệm Phật vượt hơn các công hạnh khác. Nếu như không nói về định thiện, tán thiện, thì làm sao nêu rõ Niệm Phật là đặc biệt ưu việt. Chẳng hạn như trong kinh Pháp Hoa, ngài Xá Lợi Phất ba lần khải thỉnh, nếu không có ba lần khải thỉnh này, làm sao hiển bày kinh Pháp Hoa là đệ nhất. Bởi thế, hiện nay nêu ra các công hạnh định thiện, tán thiện, là để phế bỏ chúng, còn nêu ra Niệm Phật Tam Muội là để xác lập công hạnh này.

Thế nhưng, các công hạnh định thiện, tán thiện, khó mà trắc lượng, chẳng hạn các công hạnh định thiện, như các pháp quán y báo, chánh báo, nếu như thành tựu, thệ nguyện vãng sinh dễ dàng như trở bàn tay. Hoặc là do uy lực của một pháp quán mà có thể tiêu trừ tội khiên nhiều kiếp, hoặc là do công đức của sự nhớ tưởng đến Phật mà chứng được Quán Phật Tam Muội. Như vậy, người tu Tịnh Độ, phải nên tu hành định quán, mà ở đây pháp quán thứ chín, quán chân thân của Phật, chính là pháp tu Quán Phật Tam Muội. Nếu công hạnh này thành tựu, hành giả sẽ thấy được chân thân của Đức A Di Đà. Thấy được Đức A Di Đà, thì sẽ thấy được chư Phật, và được chư Phật hiện tiền thọ ký, đây là sự lợi ích thâm sâu nhất của sự tu quán. Thế nhưng hiện nay đến phần lưu thông của Quán Kinh, khi Đức Phật phó chúc ngài A Nan pháp tu trọng yếu để vãng sinh, Ngài không đem pháp Quán Phật, mà lại đem pháp Niệm Phật phó chúc. Ngay cả pháp Quán Phật Tam Muội còn không được phó chúc, huống là các pháp quán mặt trời, quán nước, v.v..! Như vậy, cả mười pháp định quán đều không được phó chúc. Nếu như có người ưa tu pháp Quán Phật, mà không tu Niệm Phật, đây không những đi ngược bổn nguyện của Đức Phật A Di Đà, mà còn đi ngược với lời dặn dò của Đức Phật Thích Ca. Hành giả hãy nên tự thẩm xét.


Vãng Sinh Lễ Tán nói: “Hỏi: Tại sao không dạy tu quán mà chỉ dạy chuyên xưng danh hiệu, đây là có ý gì? Đáp: Đây là vì nghiệp chướng của chúng sinh quá sâu nặng, cảnh quán quá vi tế, mà tâm quán lại thô thiển, vọng tưởng phù động, cho nên tu quán khó thành. Bởi thế Đức Như Lai thương xót, chỉ khuyên chúng sinh chuyên xưng danh hiệu, chính vì xưng danh dễ dàng, cho nên niệm Phật tương tục, ắt được vãng sinh!”

Lại nữa, Vãng Sinh Yếu Tập có nói: “Hỏi: Tất cả nghiệp lành đều có lợi ích, đều được vãng sinh, vì sao chỉ khuyên xưng danh hiệu Phật? Đáp: Hiện nay, khuyến khích Niệm Phật, không phải là bài xích các công hạnh khác, mà chỉ là pháp tu niệm Phật, bất luận nam, nữ, sang, hèn, bất luận lúc đi, đứng, nằm, ngồi, bất luận thời gian, nơi chốn, cảnh duyên, tu tập đều dễ dàng; nhẫn đến khi lâm chung, nguyện cầu vãng sinh, không có pháp tu nào tiện lợi hơn
pháp Niệm Phật!
”.

Nay y cứ vào hai Ngài nên biết sự tu quán còn chẳng thành, thì làm sao có thể vãng sanh !

4. Theo thiển ý, khi phát khởi tâm làm các hạnh lành thì chính chỗ khởi tâm ấy quyết định là hạnh lành đó có phải công hạnh hồi hướng vãng sanh được hay không ? Chứ chẳng phải là sau khi công hạnh viên mãn rồi mới phát khởi niệm rằng " Nguyện đem công đức này, hồi hướng vãng sanh Tây Phương Cực Lạc". Và giả như chỗ tâm phát khởi hạnh là cái niệm mong cầu vãng sinh Tây Phương Cực Lạc, chứ chẳng phải niệm khác. Thì bao nhiêu công hạnh như vậy mới đủ để vãng sanh ?? Trong khi đó, bổn nguyện của Phật A Di Đà nói rõ: "ít nhất mười niệm", nếu như hành giả tu trì công hạnh niệm Phật cầu sanh Tây Phương có Tín Nguyện chân thiết, là Phật sẽ lai nghinh tiếp dẫn !

Người Niệm Phật thì biết Tâm niệm Phật là để cầu vãng sanh Tây Phương, nhưng người bố thí, trì giới... xin tự xét tâm, liệu có phải là cái tâm câu sinh Tây Phương hay không ? Hay là tâm thiện lành của Người Trời ? Nếu đó là tâm cầu vãng sanh thì đó là hạnh vãng sanh, nếu đó là tâm thiện lành Người Trời thì hạnh đó là hạnh sinh về Người Trời !
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
kính đạo hữu nguyênjobvn
xin hỏi bạn một người trì 1 câu chú ommani pad me hum nhất tâm bất loạn niệm đến thành khối. có niềm tin mãnh liệt với thế giới tây phương cực lạc và có nguyện thiết vãng sanh cực lạc không.
tương tự một người thiền tâm luôn an lạc đã thấy tự tánh có tin sâu nguyện thiết về tây phui7ng cực lạc. vậy những người kia có được về cõi phật a di đà không
 

nguyenjobvn

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 7 2016
Bài viết
226
Điểm tương tác
79
Điểm
28
kính đạo hữu nguyênjobvn
xin hỏi bạn một người trì 1 câu chú ommani pad me hum nhất tâm bất loạn niệm đến thành khối. có niềm tin mãnh liệt với thế giới tây phương cực lạc và có nguyện thiết vãng sanh cực lạc không.
tương tự một người thiền tâm luôn an lạc đã thấy tự tánh có tin sâu nguyện thiết về tây phương cực lạc. vậy những người kia có được về cõi phật a di đà không

Kính đạo hữu nguoidienhocphat1,

Theo thiển ý,
1. Người trì 1 câu chú đó đến nhất tâm bất loạn, không tương tự như người thiền tâm luôn an lạc đã thấy tự tánh. Cảnh giới đó là nhất niệm, bất niệm tự niệm. So với cảnh giới của bậc kiến tánh còn cách rất xa.

2. Nếu người trì chú đó tin có cõi Tây Phương Cực Lạc, thiết tha mong cầu về Cực Lac. Nhưng không niệm Phật thì không thể tự lực vãng sanh được ! Cũng không cảm ứng Phật A Di Đà tiếp dẫn được ! Vì thế người này lâm chung, chẳng thể vãng sanh Tây Phương Cực Lạc.
 

auduongphong

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
29 Thg 4 2015
Bài viết
698
Điểm tương tác
264
Điểm
63
...

kính đạo hữu nguyênjobvn
xin hỏi bạn một người trì 1 câu chú ommani pad me hum nhất tâm bất loạn niệm đến thành khối. có niềm tin mãnh liệt với thế giới tây phương cực lạc và có nguyện thiết vãng sanh cực lạc không.
tương tự một người thiền tâm luôn an lạc đã thấy tự tánh có tin sâu nguyện thiết về tây phui7ng cực lạc. vậy những người kia có được về cõi phật a di đà không

Từ nay ta rất thích nghe cái thằng điên loạn này nói tầm bậỵ tầm bạ như thế này ha ha ha.
với thằng điên chỉ nghe nó nói rồi cười cho thoải mái thôi , không cần trả lời và giải thích , vì nó có hiểu gì đâu ha ha ha.....
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
Từ nay ta rất thích nghe cái thằng điên loạn này nói tầm bậỵ tầm bạ như thế này ha ha ha.
với thằng điên chỉ nghe nó nói rồi cười cho thoải mái thôi , không cần trả lời và giải thích , vì nó có hiểu gì đâu ha ha ha.....

người điên rất vui vì ngưới điên sẵn sàng làm trò giai trí cho ngươi. nhưng trong cái vui đó man mác nỗi buồn vì cái vui đó là vô thường. người điên này buồn sao một vị tổ như ngươi lại đi tìm cái niềm vui đê hèn như mấy gã đầu đương xó chợ như 1 tên chí phèo vì cuoc đời quá nhiều khổ đau phải tìm vui trong việc rạch mặt người khác. thật đáng thương xót. a di đà phật.
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
Kính đạo hữu nguoidienhocphat1,

Theo thiển ý,
1. Người trì 1 câu chú đó đến nhất tâm bất loạn, không tương tự như người thiền tâm luôn an lạc đã thấy tự tánh. Cảnh giới đó là nhất niệm, bất niệm tự niệm. So với cảnh giới của bậc kiến tánh còn cách rất xa.

2. Nếu người trì chú đó tin có cõi Tây Phương Cực Lạc, thiết tha mong cầu về Cực Lac. Nhưng không niệm Phật thì không thể tự lực vãng sanh được ! Cũng không cảm ứng Phật A Di Đà tiếp dẫn được ! Vì thế người này lâm chung, chẳng thể vãng sanh Tây Phương Cực Lạc.

xin bạn đừng vội khẳng định người điên này mong muốn bạn xem câu hỏi trên như nghi tình. rất cảm bạn vnbn đã nói chư phật chư bồ tát là đại từ đại bi không có phân biệt chúng sanh pháp môn không có chấp pháp. câu sau là gợi ý để bạn tìm ra lời giải đáp nghi tình này. a di đà phật.
 

auduongphong

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
29 Thg 4 2015
Bài viết
698
Điểm tương tác
264
Điểm
63
người điên rất vui vì ngưới điên sẵn sàng làm trò giai trí cho ngươi. nhưng trong cái vui đó man mác nỗi buồn vì cái vui đó là vô thường. người điên này buồn sao một vị tổ như ngươi lại đi tìm cái niềm vui đê hèn như mấy gã đầu đương xó chợ như 1 tên chí phèo vì cuoc đời quá nhiều khổ đau phải tìm vui trong việc rạch mặt người khác. thật đáng thương xót. a di đà phật.

Chỉ có xem các loại giải trí của nguoidien thực hiện mới thú vị, vì nó vô thường, thay đổi kiểu chơi liên tục híc...
Mà lời nói của nguoidien thì lại càng hay, như có con gà trước sân thì nói là con ngỗng trời , mà con chó nằm ngoài hiên nhà nó nói là con cá sấu, hay lắm híc...
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
Chỉ có xem các loại giải trí của nguoidien thực hiện mới thú vị, vì nó vô thường, thay đổi kiểu chơi liên tục híc...
Mà lời nói của nguoidien thì lại càng hay, như có con gà trước sân thì nói là con ngỗng trời , mà con chó nằm ngoài hiên nhà nó nói là con cá sấu, hay lắm híc...

heeeee. ngươi nói chính xác. haaaaaa. vì người điên có mắt như mù mà. ngươi là tổ là rộng phượng mà người điên nhìn ra là con vịt đực tiếng chửi bới của ngươi là tiếng sư tử gầm mà qua bộ não điên của người điên lai thành tiếng chó sủa tấm lòng từ bi của ngươi như phật như bồ tát mà người điên lại nhìn ra là con cá sấu. haaaaaaaaa. ngưoi điên quả là đúng như ngươi nói. haaAa. a di đà phật
 

auduongphong

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
29 Thg 4 2015
Bài viết
698
Điểm tương tác
264
Điểm
63
heeeee. ngươi nói chính xác. haaaaaa. vì người điên có mắt như mù mà. ngươi là tổ là rộng phượng mà người điên nhìn ra là con vịt đực tiếng chửi bới của ngươi là tiếng sư tử gầm mà qua bộ não điên của người điên lai thành tiếng chó sủa tấm lòng từ bi của ngươi như phật như bồ tát mà người điên lại nhìn ra là con cá sấu. haaaaaaaaa. ngưoi điên quả là đúng như ngươi nói. haaAa. a di đà phật

rồi đến lúc ông nội nó đang ngủ miệng há hông hốc nó tưởng cái miệng ông nội nó là ... nên nó mới ị vào đó rồi cười thoải mái ha ha ha....
Ta nói cho ngươi tỉnh một tí, ta như tấm gương theo sát ngươi , ngươi cười thì hình trong gương là cười , ngươi khóc thì hình trong gương là khóc... nhớ lấy
 

tapchoi82

Registered
Phật tử
Tham gia
22 Tháng 5 2016
Bài viết
1,242
Điểm tương tác
148
Điểm
63
Chỉ có xem các loại giải trí của nguoidien thực hiện mới thú vị, vì nó vô thường, thay đổi kiểu chơi liên tục híc...
Mà lời nói của nguoidien thì lại càng hay, như có con gà trước sân thì nói là con ngỗng trời , mà con chó nằm ngoài hiên nhà nó nói là con cá sấu, hay lắm híc...

Thôi đi, dỗ con nít nín khóc thì phải nói thế chứ sao nữa? bị Tổ lừa nhiều mà không học được ít nào hả? ta can 2 ông đấy, để yên cho ta sống híc... :eek:nion54:
 

auduongphong

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
29 Thg 4 2015
Bài viết
698
Điểm tương tác
264
Điểm
63
Thôi đi, dỗ con nít nín khóc thì phải nói thế chứ sao nữa? bị Tổ lừa nhiều mà không học được ít nào hả? ta can 2 ông đấy, để yên cho ta sống híc... :eek:nion54:

ông bảo học cái gì vậy?
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên