Đường tu - Vấn Đáp

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
1. Mười phương cõi Phật, thì hạnh tụng trì thần chú Đại Bị sẽ được sanh về cõi Phật nào ?

2. Thứ nữa, đối với người tu hạnh niệm Phật cầu vãng sanh Tây Phương Cực Lạc, chư Tổ Tịnh Độ đều lấy 3 Kinh là Kinh Vô Lượng Thọ, Kinh Quán Vô Lượng Thọ và Kinh A Di Đà , cùng một Luận Vãng Sanh của Ngài Thế Thân Bồ Tát làm chỗ y cứ. Chẳng y cứ Kinh khác !

Muốn sanh cõi Phật nào là tùy hạnh nguyện của chúng sanh đó. A di đà Phật!
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
Công hạnh tới chỗ như thế nào thì có thể tùy nguyện vãng sanh các cõi Phật ?

Vì chưa vãng sanh nên chưa biết hãy hỏi bồ tát quán thế âm đó vì kinh đại bi đà ra ni là lời của ngài mà. A di đà Phật!
 

nguyenjobvn

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 7 2016
Bài viết
226
Điểm tương tác
79
Điểm
28

auduongphong

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
29 Thg 4 2015
Bài viết
698
Điểm tương tác
264
Điểm
63
...

Ngươi nó bô bô là ngươi không thèm làm Phật làm tổ nhưng nói để che lấp ngụy biện thôi. Sẽ có 2 trường hợp xảy ra khi một người vào diễn đàn Phật pháp mà chửi bới mắng nhiếc bạn đạo dùng ngôn ngữ đầu đường xó chợ hàng tôm hàng cá ngoài chợ để đối đãi với bạn đạo của mình:
1) Ngươi là phường vô học thiếu văn hóa vô lại chư biết đến Phật pháp mới chửi bậy như vậy.
2) Ngươi tự huyễn hoặc ngươi là tổ là thầy vì lòng từ bi mới cho phép mình cái quyền chửi bậy nói bậy cắn bậy như vậy.
Vậy ngươi là hạng người nào 1 trong hai hạng người đó vậy?
haaaaaaaaaaaaa. Thật là tội nghiệp chúng sanh thời mạt pháp. A di đà Phật!

Thằng có học và có văn hóa lại không dám trả lời và trả lời loanh quanh khi thằng vô học sờ gáy híc híc...
Chúng sanh thời mạt pháp thì hay cà khịa mấy cái thằng lúc nào cũng nói Bồ Tát đầu mồm mà ngu như....Bồ Cát ha ha ha....
Thôi nhé ta dừng lại kẻo người chê cười. Xin lỗi tất cả , chỉ vui đùa chút cho khuây khỏa thôi . cũng đã đến lúc kết thúc rồi . Thành thật xin lỗi
 

nguyenjobvn

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 7 2016
Bài viết
226
Điểm tương tác
79
Điểm
28
Là như thế này bạn, giả sử bạn thấy có một người nào đó họ phù hợp với pháp Tịnh Độ, bạn sẽ nói về Đức Phật A Di Đà, về danh hiệu và cõi nước của Ngài, đó chính là nghe tiếng tâm về ngài.

Một người chưa biết gì về Tịnh Độ thì không thể nói họ đang thực tập "công phu niệm Phật". Nghe như vậy rồi tùy theo căn duyên trong họ mà họ tin tưởng và thọ trì luôn nhớ nghĩ, luôn huân tập,...

Nếu hỏi công phu tu tập mới nghe được các nguyện 19,20 thì một người chưa tu có công phu tu tập gì cả không thể nghe biết các nguyện này, chẳng khác nào tai bị điếc!

Nếu bạn cho rằng chỗ "nghe danh hiệu" là công hạnh tu tập thì đó là những công hạnh gì? Nếu không có công hạnh đó thì có được vãng sanh?



Nghe giới thiệu, tin nhận, thực hành nghe trong việc niệm danh hiệu đó là công phu. Lần đầu tiên được nghe thì cái nghe đó không gọi là công phu nghe danh hiệu vì ban đầu chưa biết danh hiệu huống chi là công phu nghe danh hiệu, không thể có, rất ngược ngạo vậy. Cái nghe trong các nguyện ấy là lần đầu tiên người đó mới biết đến các nguyện này.

Theo thiển ý,

1.
Nếu bạn cho rằng chỗ "nghe danh hiệu" là công hạnh tu tập thì đó là những công hạnh gì? Nếu không có công hạnh đó thì có được vãng sanh?

- Niệm Phật Nhất Tâm Bất Loạn - thì bất niệm tự niệm, hoặc công phu lâu ngày thuần thục thì có lúc chẳng khởi tác ý niệm mà nghe tiếng niệm Phật trong tâm. Từ "nghe danh" nó thuộc cảnh giới này ! Đây là chỗ hướng tới trong công hạnh niệm Phật, chẳng phải là nhất định như vậy mới đủ điều kiện vãng sanh. Cho nên trong nguyện 18 Ngài mới chỉ rõ:

Khi con thành Phật, chúng sinh trong mười phương nghe danh hiệu con, hết lòng tin tưởng, nếu có điều lành nào, tâm tâm hồi hướng, nguyện sanh về cõi nước con, cho đến mười niệm, nếu không được vãng sanh, thề không thành Chánh giác. Ngoại trừ những kẻ phạm tội ngũ nghịch, phỉ báng chánh pháp.

Chư Tổ Tịnh Độ đều lấy sự nhất tâm bất loạn làm chỗ hướng đến trong công hạnh niệm Phật. Nhưng không có nghĩa là phải đạt nhất tâm bất loạn mới đủ điều kiện vãng sanh Tây Phương ! Nếu Tín, Nguyện đầy đủ thì như nguyện đã phát "nhẫn đến mười niệm" cũng được vãng sanh rồi !

2.
Nghe giới thiệu, tin nhận, thực hành nghe trong việc niệm danh hiệu đó là công phu. Lần đầu tiên được nghe thì cái nghe đó không gọi là công phu nghe danh hiệu vì ban đầu chưa biết danh hiệu huống chi là công phu nghe danh hiệu, không thể có, rất ngược ngạo vậy. Cái nghe trong các nguyện ấy là lần đầu tiên người đó mới biết đến các nguyện này.

Cõi Tây Phương Cực Lạc được kết tinh bởi 48 đại nguyện của Phật A Di Đà. Mỗi đại nguyện đều là công hạnh huân tu nhiều kiếp. Có hạnh nguyện tạo thành chánh báo, có hạnh nguyện tạo thành y báo, có hạnh nguyện tiếp dẫn vãng sanh...
3 nguyện 18,19,20 thuộc hạnh nguyện tiếp dẫn vãng sanh, cho nên chỉ nói tới công hạnh tu tập của chúng sanh mà Ngài sẽ tiếp độ.

Việc giới thiệu về sự thù thắng cõi nước của Ngài tới tất cả chúng sanh đều được chư Phật mười phương giáo hóa, thì đã được công hạnh tu tập trong nguyện thứ 16 nhiếp thủ, vì nguyện hạnh chẳng trùng lặp ý nghĩa - nên mới có sự tuyển trọn nhiều kiếp của Phật, do đo mới biết được một khi đã có nguyện thứ 16:

Khi con thành Phật, vô số chư Phật trong vô lượng cõi ở mười phương thế giới, nếu không khen ngợi tên con, nói công đức quốc độ của con, thề không thành Chánh Giác.

Thì các hạnh nguyện khác đều không mang hàm nghĩa này nữa - chư Phật 10 phương tán thán rồi, thì sự "nghe danh" đâu cần phải phát nguyện với ý nghĩa là giới thiệu, tán thán nữa. Cho nên Ngài Pháp Nhiên gọi nguyện thứ 18 là bổn nguyện niệm Phật. Nếu chỉ là nghe giới thiệu, thì hạnh niệm Phật chưa được xác lập, nay đã xác lập như thế thì biết chỗ nghe danh trong 3 nguyện 18,19,20 là hạnh niệm Phật vậy !

Trong Vô Lượng Thọ Kinh có ba sự tuyển chọn: (1) tuyển chọn bổn nguyện, (2) tuyển chọn tán thán, (3) tuyển chọn lưu lại giáo pháp.
1/ Tuyển chọn bổn nguyện: Niệm Phật là công hạnh vãng sinh do ngài tỳ kheo Pháp Tạng tuyển chọn từ hai trăm mười ức cõi Phật, ý chỉ vi tế đã trình bày ở trên, nên gọi là tuyển chọn bổn nguyện.

2/ Tuyển chọn tán thán: Trong ba bậc thượng phẩm vãng sinh, tuy nêu ra các công hạnh khác như phát Bồ đề tâm, v.v.., thế nhưng Đức Thích Ca không tán thán các công hạnh đó, mà chỉ tán thán Niệm Phật như sau: “Nên biết một niệm niệm Phật là công đức vô thượng”, nên gọi là tuyển chọn tán thán.

3/ Tuyển chọn lưu lại giáo pháp: Lại như phần trên, tuy nêu ra các công hạnh khác, Đức Bổn Sư chỉ lưu lại một pháp Niệm Phật, nên gọi là tuyển chọn lưu lại giáo pháp.
(Tuyển Trạch Bổn Nguyện Niệm Phật tập - Ngài Pháp Nhiên)

3.
Cái nghe trong các nguyện ấy là lần đầu tiên người đó mới biết đến các nguyện này.

Nếu là như vậy thì tại sao Kinh A Di Đà nói:

Xá-Lợi-Phất! Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào nghe nói đức Phật A Di Đà, rồi chấp trì danh hiệu của đức Phật đó, hoặc trong một ngày, hoặc hai ngày, hoặc ba ngày, hoặc bốn ngày, hoặc năm ngày, hoặc sáu ngày, hoặc bẩy ngày, một lòng không tạp loạn. Thời người đó đến lúc lâm chung đức Phật A Di Đà cùng hàng Thánh Chúng hiện thân ở trước người đó. Người đó lúc chết tâm thần không điên đảo, liền được vãng sanh về cõi nước Cực Lạc của đức Phật A Di Đà.

Nếu bổn nguyện tiếp dẫn vãng sanh (18,19,20) của Phật A Di Đà chẳng nói tới sự "chấp trì" thì sao đức Thích Ca lại lấy nó ra làm công hạnh cho sự vãng sanh Tây Phương Cực Lạc được ? Vì chúng sanh nghiệp chướng cõi Ta Bà nếu chẳng nhờ Phật Di Đà tiếp dẫn, thì chẳng thể tự lực vãng sanh. Cho nên công hạnh của chúng sanh phải tương ứng với bổn nguyện của Phật. Đức Thích Ca đã chỉ rõ công hạnh của sự vãng sanh là niệm Phật thì nghĩa là trong bổn nguyện tiếp dẫn chỗ "nghe danh" nên hiểu là hạnh niệm Phật mới cho là có sự khế hợp vậy.

4.
Nếu hỏi công phu tu tập mới nghe được các nguyện 19,20 thì một người chưa tu có công phu tu tập gì cả không thể nghe biết các nguyện này, chẳng khác nào tai bị điếc!

Do nguyện thứ 16 đã thành tựu, cho nên 10 phương chư Phật tuyên dương tán thán danh hiệu, bổn nguyện và y báo chánh báo cõi Cực Lạc Phật A Di Đà nhờ thế mà chúng sanh mới biết tới. Chứ chẳng phải là tự biết các nguyện khác, sau đó tu tập mới biết tới nguyện 19,20. Thực ra khi lâm chung, do công hạnh hơn kém khác nhau, mà hành giả sẽ thấy cảnh giới tiếp dẫn có sai khác. Do công phu tu tập có sai biệt cảnh giới tiếp dẫn có sai biệt nên bổn nguyện tiếp dẫn mới có tới 3 nguyện 18,19,20 vậy !
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Nếu chỉ là nghe giới thiệu, thì hạnh niệm Phật chưa được xác lập, nay đã xác lập như thế thì biết chỗ nghe danh trong 3 nguyện 18,19,20 là hạnh niệm Phật vậy !

Hạnh niệm Phật là hạnh chủ yếu được khuyến tu nhưng đó không phải là hạnh duy nhất vãng sanh. Nếu bảo đó là hạnh duy nhất thì mất đi ý nghĩa rộng độ, đại từ đại bi của Đức Phật A Di Đà.

Nay VNBN buộc phải trích lại 9 phẫm vãng sanh để bạn hiễu rõ hơn. Các bậc tiền bối khuyến tu nhưng không ép buộc người phải theo một hạnh, phải theo chỗ mà người tu cảm thấy dễ thực hành hợp với bản thân họ.

Xin trích dẫn lại 9 phẫm vãng sanh: (3 phẩm đầu và 3 phẩm cuối là công hạnh Bồ Tát, 3 phẩm giữa là công hạnh A LA HÁN), tốt nhất nên đọc thêm toàn bộ các phép quán, nay chỉ trích một đoạn (Nam Mô A Di Đà Phật)!


"14. Quán Tưởng Ba Phẩm ở Thượng Sanh
--------------------------------------------------------------------------------

Phật bảo ngài A-Nan và hoàng hậu Vi-đề-hy:

"Phàm hễ ai sinh về tây phương thì sẽ ở một trong chín phẩm. Ở thượng phẩm thượng sanh, nếu có chúng sanh nào nguyện sinh về cõi nước kia và phát ba thứ tâm thời sẽ vãng sanh ở phẩm trên. Những gì là ba?

1. tâm chí thành
2. tâm tin sâu
3. tâm hồi hướng phát nguyện

Những ai hội đủ ba tâm ấy thời nhất định sẽ sanh ở cõi nước kia. Lại có ba hạng chúng sanh sẽ đắc vãng sanh. Những gì là ba?

1. Lòng từ không giết hại, các giới hạnh trọn đủ.
2. Đọc tụng Đại Thừa Phương Đẳng Kinh điển.
3. Tu hành lục niệm (1), hồi hướng phát nguyện và nguyện sinh về cõi nước kia.

Nếu đầy đủ các công đức đó thì từ một ngày cho đến bảy ngày sẽ liền được vãng sanh. Bởi người ấy dũng mãnh và tinh tấn tu hành nên lúc sắp vãng sanh ở cõi nước kia, Đức A-di-đà Như Lai, Quán Thế Âm, Đại Thế Chí, vô số hóa Phật, trăm ngàn Tỳ-kheo, Thanh Văn đại chúng, vô lượng chư thiên, và cung điện bảy báu hiện ra. Quán Thế Âm Bồ-Tát cầm đài kim cang và Đại Thế Chí Bồ-Tát sẽ đến trước hành giả. Đức Phật A-di-đà phóng đại quang minh chiếu sáng thân hành giả cùng chư Bồ-Tát dang tay tiếp đón. Đức Quán Thế Âm cùng Đại Thế Chí và vô số Bồ-Tát ngợi khen, khuyến tấn hành giả.

Khi hành giả thấy rồi, vui mừng hớn hở và tự thấy thân mình ở trên đài kim cang, rồi theo sau Phật. Như chừng khảy móng tay liền vãng sanh ở nước kia. Lúc đã sinh về cõi nước kia thì liền thấy sắc thân và trọn đủ các tướng của Phật, thấy vẹn đủ các sắc tướng của chư Bồ-Tát, ánh quang minh và cây báu diễn nói diệu Pháp. Nghe xong, liền ngộ Vô Sanh Pháp Nhẫn. Trải qua chừng vụt thoáng thời có thể phụng sự chư Phật khắp mười phương thế giới và lần lượt được thọ ký ở trước chư Phật. Lúc trở về bổn quốc thì chứng đắc vô lượng trăm ngàn Pháp môn đà-la-ni. Đây gọi là Thượng Phẩm Thượng Sanh.

Người sinh ở thượng phẩm trung sanh thì không nhất thiết phải thọ trì đọc tụng Phương Đẳng Kinh điển. Nhưng phải khéo lý giải nghĩa thú và tâm đối với đệ nhất nghĩa chẳng kinh chẳng động, tin sâu nhân quả và không hủy báng Đại Thừa. Rồi đem công đức ấy hồi hướng và nguyện cầu sinh về nước Cực Lạc. Khi người thực hành hạnh như vậy sắp mạng chung, Đức Phật A Di đà, Quán Thế Âm, Đại Thế Chí và vô lượng đại chúng quyến thuộc vây quanh, tay nâng kim đài vàng tím đến trước hành giả và khen rằng:

'Này Pháp tử! Ông tu hành Pháp Đại Thừa và liễu giải Đệ Nhất Nghĩa. Vì thế Ta nay đến tiếp dẫn ông.'

Bấy giờ có 1.000 hóa Phật đồng thời cầm tay tiếp dẫn. Hành giả sẽ tự thấy mình ngồi trên kim đài vàng tím và chắp tay tán thán chư Phật. Như chừng một niệm khoảnh, liền sanh trong ao thất bảo ở cõi nước kia. Kim đài vàng tím này như hoa báu lớn và trải qua một đêm thì sẽ nở.

Bấy giờ thân hành giả có màu vàng tím. Ở dưới chân cũng có hoa sen bảy báu. Phật cùng Bồ-Tát đồng thời phóng quang chiếu nơi thân hành giả, mắt liền mở sáng. Do nhân tu tập ở đời trước nên nghe khắp âm thanh đều nói toàn Đệ Nhất Nghĩa Đế sâu xa. Sau đó, liền bước xuống kim đài, chắp tay đảnh lễ Phật và tán thán Thế Tôn. Trải qua bảy ngày thì lập tức đắc quả vị bất thối chuyển nơi Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Ngay tức khắc có thể phi hành phụng sự chư Phật khắp mười phương và ở Đạo Tràng của chư Phật tu hành tam-muội. Trải qua một tiểu kiếp thời sẽ đắc Vô Sanh Pháp Nhẫn và hiện tiền được thọ ký. Đây gọi là Thượng Phẩm Trung Sanh.

Người sinh ở thượng phẩm hạ sanh cũng tin nhân quả và không hủy báng Đại Thừa. Duy nhờ phát Vô Thượng Đạo tâm, rồi đem công đức ấy hồi hướng và nguyện cầu sinh về nước Cực Lạc. Lúc hành giả sắp mạng chung, Đức Phật A-di-đà cùng Quán Thế Âm, Đại Thế Chí cùng chư Bồ-Tát, tay cầm hoa sen vàng và hiện ra 500 hóa Phật nghênh đón người ấy. 500 hóa Phật đồng một lúc nhấc cánh tay ra và khen rằng:

'Này Pháp tử! Nay lòng ông thanh tịnh và phát Vô Thượng Đạo tâm. Ta nay đến tiếp dẫn ông.'

Khi thấy việc ấy rồi, tức sẽ tự thấy thân mình ngồi trên hoa sen vàng. Tọa xong, hoa khép lại, theo sau Thế Tôn và lập tức đắc vãng sanh trong ao thất bảo. Trải qua một ngày một đêm thì hoa sen mới nở và trong vòng bảy ngày sẽ thấy được Phật. Tuy thấy thân của Phật song tâm chẳng thấy rõ các tướng tốt. Phải đợi đến 21 ngày sau thời mới thấy rõ ràng và nghe được các âm thanh đều diễn nói diệu Pháp. Sau đó, họ du hành cúng dường mười phương chư Phật và nghe các Pháp thậm thâm ở trước chư Phật. Trải qua ba tiểu kiếp thì sẽ đắc Bách Pháp Minh Môn và trụ ở Hoan Hỷ Địa. Đây gọi là Thượng Phẩm Hạ Sanh.

Trên đây gọi là Thượng Bối Sanh Tưởng, là Pháp quán thứ mười bốn. Quán như thế là chánh quán; nếu quán khác đi là tà quán."

--------------------------------------------------------------------------------
15. Quán Tưởng Ba Phẩm ở Trung Sanh
--------------------------------------------------------------------------------

Phật bảo ngài A-Nan và hoàng hậu Vi-đề-hy:

"Ở trung phẩm thượng sanh, nếu có chúng sanh nào thọ trì Ngũ Giới, thọ Bát Quan Trai, tu trì giữ các giới luật, không tạo năm tội ngỗ nghịch và không làm điều xấu ác. Sau đó, đem thiện căn ấy hồi hướng và nguyện cầu sinh về Thế Giới Cực Lạc ở phương tây. Lúc gần mạng chung, Đức Phật A-di-đà cùng chư Tỳ-kheo quyến thuộc vây quanh, phóng ánh sáng sắc vàng đến thân người đó và diễn nói: khổ, không, vô thường, vô ngã, ngợi khen xuất gia, xa lìa các khổ. Hành giả thấy xong, tâm sanh đại hoan hỷ. Rồi tự thấy thân mình ngồi trên đài liên hoa, hai gối quỳ, chắp tay đảnh lễ Phật và còn chưa kịp ngẩng đầu lên thì đã vãng sanh tới Thế Giới Cực Lạc. Hoa sen liền nở ra. Đương lúc hoa nở thì hành giả nghe các âm thanh ngợi khen Pháp Tứ Đế và lập tức đắc Đạo A-la-hán, đầy đủ Tam Minh, Lục Thông, và Bát Giải Thoát. Đây gọi là Trung Phẩm Thượng Sanh.

Ở trung phẩm trung sanh, nếu có chúng sanh nào thọ trì Bát Quan Trai chừng một ngày một đêm, thọ trì giới Sa-di chừng một ngày một đêm hoặc giới Cụ Túc chừng một ngày một đêm và uy nghi chẳng khiếm khuyết. Rồi đem công đức của giới hương huân tu đó hồi hướng và nguyện cầu sinh về nước Cực Lạc. Lúc hành giả như thế sắp mạng chung, họ sẽ thấy Đức Phật A-di-đà cùng các quyến thuộc phóng hào quang sắc vàng, tay cầm thất bảo liên hoa đến trước hành giả. Khi ấy, hành giả sẽ tự nghe trên không trung có tiếng khen rằng:

'Này thiện nam tử! Người hiền lương như ông, do tùy thuận lời dạy của tam thế chư Phật nên Ta đến tiếp dẫn ông.'

Lúc đó, hành giả tự thấy mình ngồi trên hoa sen, hoa sen khép lại và liền vãng sanh trong ao báu của Thế Giới Cực Lạc ở phương tây. Qua bảy ngày sau hoa sen mới nở. Khi hoa nở, hành giả mở đôi mắt, chắp tay và tán thán Thế Tôn. Sau khi nghe Pháp, tâm sanh hoan hỷ và đắc quả Tu-đà-hoàn. Trải qua nửa kiếp sẽ thành A-la-hán. Đây gọi là Trung Phẩm Trung Sanh.

Ở trung phẩm hạ sanh, nếu có thiện nam tử thiện nữ nhân nào hiếu dưỡng cha mẹ, xử thế nhân từ. Lúc người này sắp mạng chung mà gặp được bậc Thiện Tri Thức và vì họ rộng nói các sự an vui nơi cõi nước của Đức Phật A-di-đà cùng 48 lời nguyện của Tỳ-kheo Pháp Tạng. Khi nghe việc ấy rồi, liền bỗng mạng chung. Trong khoảnh khoắc ví như vị tráng sĩ co duỗi cánh tay, tức khắc vãng sanh đến Thế Giới Cực Lạc ở phương tây. Qua bảy ngày sau thì sẽ gặp Đức Quán Thế Âm và Đại Thế Chí. Sau khi nghe Pháp, tâm sanh hoan hỷ và đắc quả Tu-đà-hoàn. Trải qua một tiểu kiếp sẽ thành A-la-hán. Đây gọi là Trung Phẩm Hạ Sanh.

Trên đây gọi là Trung Bối Sanh Tưởng, là Pháp quán thứ mười lăm. Quán như thế là chánh quán; nếu quán khác đi là tà quán."

--------------------------------------------------------------------------------
16. Quán Tưởng Ba Phẩm ở Hạ Sanh
--------------------------------------------------------------------------------

Phật bảo ngài A-Nan và hoàng hậu Vi-đề-hy:

"Ở hạ phẩm thượng sanh, nếu có chúng sanh nào tạo các nghiệp ác, tuy không phỉ báng Phương Đẳng Kinh điển nhưng người ngu này tạo nhiều việc xấu, lòng chẳng biết hổ thẹn. Khi sắp mạng chung mà gặp được bậc Thiện Tri Thức và vì họ nói tên Kinh Đại Thừa trong 12 Bộ Kinh. Bởi nghe được các tên Kinh nên diệt trừ 1.000 kiếp cực trọng ác nghiệp. Bậc trí giả lại dạy chắp tay xưng niệm Nam-mô A-di-đà Phật. Do xưng niệm hồng danh của Phật nên diệt trừ 50 ức kiếp nghiệp tội sanh tử. Lúc bấy giờ, Đức Phật kia liền sai hóa Phật, hóa Quán Thế Âm, hóa Đại Thế Chí đến trước hành giả và khen rằng:

'Này thiện nam tử! Ông do xưng niệm danh hiệu của Phật nên các tội tiêu trừ. Ta đến tiếp dẫn ông.'

Nói lời ấy xong, hành giả liền thấy hào quang của hóa Phật tràn khắp tịnh thất của mình. Khi thấy rồi, lòng vui mừng và liền đó mạng chung, ngồi trên bảo liên hoa, theo sau hóa Phật và sanh trong ao báu. Trải qua 49 chín ngày, hoa sen mới nở. Đương lúc hoa nở, Đại Bi Quán Thế Âm Bồ-Tát và Đại Thế Chí Bồ-Tát phóng đại quang minh và ở trước người đó thuyết giảng 12 Bộ Kinh thậm thâm. Khi nghe xong thì liền tín giải và phát Vô Thượng Đạo tâm. Trải qua mười tiểu kiếp sẽ đầy đủ Bách Pháp Minh Môn và được vào Sơ Địa. Đây gọi là Hạ Phẩm Thượng Sanh."

Phật bảo ngài A-Nan và hoàng hậu Vi-đề-hy:

"Ở hạ phẩm trung sanh, nếu có chúng sanh nào hủy phạm Năm Giới, Tám Giới, hoặc giới Cụ Túc. Những người ngu này lấy trộm đồ vật của chư Tăng, ăn cắp đồ vật của hiện tiền Tăng, bất tịnh thuyết Pháp, lòng không biết tàm quý và dùng các nghiệp ác để trang nghiêm bản thân. Do gây tạo nghiệp ác nên những người tội như thế đáng lẽ phải bị đọa vào địa ngục và khi sắp mạng chung thì các ngọn lửa của địa ngục cũng đồng thời kéo đến. Nhưng nhờ gặp bậc Thiện Tri Thức với lòng đại từ bi, ngài khen nói Thập Lực uy đức của Phật A-di-đà, rộng tán dương hào quang và sức uy thần của Đức Phật kia, cũng như ngợi khen giới, định, tuệ, giải thoát, giải thoát tri kiến. Khi người ấy nghe qua thì nghiệp tội sanh tử trong 80 ức kiếp của họ sẽ được diệt trừ. Lửa hừng hực của địa ngục sẽ hóa thành làn gió mát và thổi ra các thiên hoa. Trên hoa đều có hóa Phật và hóa Bồ-Tát đến tiếp dẫn người đó.

Như chừng một niệm khoảnh thì họ liền đắc vãng sanh ở trong hoa sen của ao thất bảo. Trải qua sáu kiếp thì hoa sen mới nở. Đức Quán Thế Âm và Đại Thế Chí sẽ dùng tiếng Phạm âm để an ủi người kia và thuyết các Kinh điển Đại Thừa thâm diệu. Sau khi nghe Pháp xong, họ liền phát Vô Thượng Đạo tâm. Đây gọi là Hạ Phẩm Trung Sanh."

Phật bảo ngài A-Nan và hoàng hậu Vi-đề-hy:

"Ở hạ phẩm hạ sanh, nếu có chúng sanh nào làm các nghiệp chẳng lành, nào là tạo năm tội ngỗ nghịch, làm mười điều ác, và làm toàn việc bất thiện. Do gây tạo nghiệp xấu nên những người ngu như thế, lẽ ra phải bị đọa vào ác đạo và trải qua nhiều số kiếp để chịu khổ vô cùng tận. Song những người ngu này lúc sắp mạng chung, nhờ gặp bậc Thiện Tri Thức ân cần an ủi, thuyết diệu Pháp và chỉ dạy niệm Phật. Tuy nhiên, do người kia bị khổ bức nên chẳng kịp niệm Phật. Khi ấy, bậc thiện hữu lại bảo:

'Nếu ông không thể thường niệm Đức Phật kia thời nên xưng danh hiệu của Đức Phật Vô Lượng Thọ. Hãy chí tâm xưng Nam-mô A-di-đà Phật và làm cho mỗi tiếng niệm không bị đứt đoạn và đầy đủ mười niệm như thế.'

Do xưng hồng danh của Phật nên trong mỗi niệm diệt trừ 80 ức kiếp nghiệp tội sanh tử. Lúc mạng chung, người đó thấy hoa sen vàng giống như mặt trời hiện ra trước mặt. Như chừng một niệm khoảnh, họ liền đắc vãng sanh về Thế Giới Cực Lạc. Họ ở trong hoa sen và khi mãn 12 đại kiếp thì hoa sen mới nở. Lúc ấy, Đức Quán Thế Âm và Đại Thế Chí sẽ dùng âm thanh đại bi và vì người đó rộng nói thật tướng các pháp và Pháp diệt trừ tội chướng. Sau khi nghe Pháp, họ sanh tâm hoan hỷ và liền phát Bồ-đề tâm. Đây gọi là Hạ Phẩm Hạ Sanh.

Trên đây gọi là Hạ Bối Sanh Tưởng, là Pháp quán thứ mười sáu."
 

nguyenjobvn

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 7 2016
Bài viết
226
Điểm tương tác
79
Điểm
28
nguyenjobvn đã viết:
1. Các hạnh tu trì khác vẫn có thể hồi hướng vãng sanh xong nếu không niệm Phật thì Phật chẳng lai nghinh tiếp dẫn. Nếu chỉ chuyên tâm niệm Phật, mà không tu trì các hạnh khác, thì lâm chung Phật vẫn lai nghinh tiếp dẫn.

Nhờ bạn VO-NHAT-BAT-NHI chỉ điểm, mình đã thấy có sự nhầm lẫn trong lời này. Nay y cứ vào 3 Kinh Tịnh Độ và lời dạy của Ngài Pháp Nhiên mà điều chỉnh lại:

Quán Vô Lượng Thọ Kinh nói: Đức Phật Vô Lượng Thọ có tám vạn bốn ngàn tướng, mỗi tướng có tám vạn bốn ngàn vẻ đẹp, trong mỗi vẻ đẹp có tám vạn bốn ngàn tia sáng, mỗi tia sáng đều chiếu khắp mười phương thế giới, thâu nhiếp tất cả chúng sinh Niệm Phật.

Hỏi: Tu đầy đủ các công hạnh, chỉ cần hồi hướng đều được vãng sinh, tại sao ánh sáng của Phật chiếu khắp, lại chỉ thâu nhiếp những người niệm Phật, nghĩa này như thế nào?
Đáp: Ở đây có ba nghĩa:
a/ Duyên thân thiết: chúng sinh khởi tâm tu hành, miệng thường niệm Phật, Phật ắt nghe thấy, thân thường lạy Phật, Phật ắt nhìn thấy, tâm thường nhớ Phật, Phật ắt biết rõ; chúng sinh nhớ Phật,
niệm Phật, Phật cũng nhớ chúng sinh, niệm chúng sinh. Ba nghiệp của đôi bên thường không xa lìa nhau, cho nên gọi là duyên thân thiết.

b/ Duyên gần: chúng sinh xưng niệm danh hiệu Phật, Phật tức thời cảm ứng, hiện ra trước mắt họ, cho nên gọi là duyên gần.

c/ Duyên tăng thượng: chúng sinh xưng niệm danh hiệu Phật, tức là có thể trừ diệt nhiều kiếp tội chướng, đến lúc lâm chung, Phật và thánh chúng, tự nhiên đến nghinh tiếp, những tà nghiệp trói buộc không thể làm chướng ngại sự vãng sinh, cho nên gọi là duyên tăng thượng.

Các công hạnh khác, tuy cũng gọi là thiện, nhưng nếu so với Niệm Phật, thì hoàn toàn không so sánh được, cho nên trong các kinh điển, chỗ nào cũng tán thán công đức Niệm Phật
(Tuyên Trạch Bổn Nguyện Niệm Phật tập - Ngài Pháp Nhiên)

Kinh Vô Lượng Thọ, nguyện 13:
Khi con thành Phật, có quan minh vô lượng chiếu khắp mười phương chư Phật, gấp ngàn vạn ức lần ánh sáng nhật nguyệt. Nếu có chúng sinh nào thấy hay chạm được ánh sáng của con thì được an lạc, khởi từ tâm làm điều lành, sau sanh về nước con. Nếu không được như vậy, thề không thành Chánh Giác.

Như vậy, người tu các công hạnh khác nếu không niệm danh hiệu đức Phật A Di Đà, thì chẳng được hào quang của Ngài thâu nhiếp (chứ chẳng phải Ngài không lai nghinh tiếp dẫn), cho nên không được sự lợi ích của bổn nguyện thứ 16. Nhờ đây mà có thể hiểu được vì sao: chúng sanh niệm Phật dù chưa nhất tâm bất loạn, nếu Tín Nguyện đầy đủ cũng có thể vãng sanh Tây Phương Cực Lạc (không đòi hỏi sự viên mãn như các công hạnh khác) là nhờ có hào quang đức Phật A Di Đà thâu nhiếp vậy.

Xá-Lợi-Phất! Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào nghe nói đức Phật A Di Đà, rồi chấp trì danh hiệu của đức Phật đó, hoặc trong một ngày, hoặc hai ngày, hoặc ba ngày, hoặc bốn ngày, hoặc năm ngày, hoặc sáu ngày, hoặc bẩy ngày, một lòng không tạp loạn. Thời người đó đến lúc lâm chung đức Phật A Di Đà cùng hàng Thánh Chúng hiện thân ở trước người đó. Người đó lúc chết tâm thần không điên đảo (đây là nhờ hào quang của Phật nhiệp thọ), liền được vãng sanh về cõi nước Cực Lạc của đức Phật A Di Đà.
 

nguyenjobvn

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 7 2016
Bài viết
226
Điểm tương tác
79
Điểm
28
Câu 3: Người tu niệm Phật, cầu vãng sanh Tây Phương Tịnh Độ của đức Phật A Di Đà, có chắc chắn có bảo đảm vãng sanh không ?

Câu 4: Theo Tông Tịnh Độ, thế nào là một người có Tín Nguyện đầy đủ ?
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Câu 3: Người tu niệm Phật, cầu vãng sanh Tây Phương Tịnh Độ của đức Phật A Di Đà, có chắc chắn có bảo đảm vãng sanh không ?

Câu 4: Theo Tông Tịnh Độ, thế nào là một người có Tín Nguyện đầy đủ ?

3. Người chắc chắn biết mình sẽ vãng sanh thì sẽ nhận được sự thông báo của Đức Phật A Di Đà. Đó là những người biết trước ngày mình vãng sanh do miên mật tu tập niệm Phật rất tinh tấn.

Tất cả những người giữ được Tín Nguyện kiên cố trong mọi tình huống như cây đã ngã về một hướng thì đều chắc chắn vãng sanh. Vãng sanh vào thời điểm nào? Về tổng quan chung mọi pháp môn, ngoại trừ những bậc giải thoát khỏi sự ràng buộc của ngũ uẩn , họ muốn dứt duyên nghiệp của thân hiện tại lúc nào cũng được hoặc nhờ sự gia trì của chư Phật mà sớm dứt duyên; số còn lại phải trãi qua cái chết ngũ uẩn tan rã và tái hợp lại thân xác mới

Người tinh tấn niệm Phật, duyên nghiệp nhẹ hoặc dũng mãnh hiếm có thì mau dứt duyên nghiệp của thân hiện tại và được thông báo vãng sanh.

Do nghiệp nặng, hoặc sự tinh tấn chưa đủ thì phải tới lúc lâm chung mới dứt duyên nghiệp thân hiện tại vì ngũ ẩn tan rã theo luật vô thường. Những người tín nguyện kiên cố nhưng chưa đủ sức phá duyên nghiệp hiện tại thì sẽ vãng sanh vào thời điểm lâm chung này.

4. Tín Nguyện đầy đủ là lòng tin và ước muốn vãng sanh không bị lung lay trong mọi tình huống, tức là cái lý trong lòng tin và ước muốn đó phải phù hợp cái lý nhân quả luân hồi thì ước nguyện sanh sang Cực Lạc mới duy trì được lúc lâm chung. Có người tự tin là tin rất sâu nhưng khi nghịch duyên đuối lý liền chẳng muốn vãng sanh vì thấy chẳng đủ tư cách, tin như vậy là chưa sâu. Phải biết rằng càng ngu, càng nghiệp nhiều, ác nhiều .. thì càng phải vãng sanh. Tại sao vậy? Vì pháp nhãn chúng ta chưa được khai mở liễu thoát sanh tử thì cái nhân tạo tội vẫn còn đó, ở lại ta bà này lại tạo ra những nghiệp mới, gây ra cái hại khác cho chúng sanh gần ta. Vãng sanh sang Cực Lạc thì chắc chắn sẽ được tẩy trừ cái gốc rễ tội lỗi ấy, rồi trở lại luân hồi này mới thật sự tạo được lợi lạc cho chúng sanh thiên hạ, chứ không phải trốn chạy.
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
Lục Tổ Huệ Năng KINH PHÁP BẢO ĐÀN Tỳ Kheo Thích Duy Lực Dịch và Lược Gỉai Từ Ân Thiền Đường, Santa Ana Xuất Bản1992 Phẩm Nghi Vấn Thứ Ba

1. Mười phương cõi Phật, thì hạnh tụng trì thần chú Đại Bị sẽ được sanh về cõi Phật nào ?

2. Thứ nữa, đối với người tu hạnh niệm Phật cầu vãng sanh Tây Phương Cực Lạc, chư Tổ Tịnh Độ đều lấy 3 Kinh là Kinh Vô Lượng Thọ, Kinh Quán Vô Lượng Thọ và Kinh A Di Đà , cùng một Luận Vãng Sanh của Ngài Thế Thân Bồ Tát làm chỗ y cứ. Chẳng y cứ Kinh khác !

Sử Quân lại hỏi : Đệ tử thường thấy Tăng tục niệm Phật A Di Đà, nguyện sanh Tây Phương, được vãng sanh chăng ? Xin Hoà Thượng chỉ thị để phá nghiế. Sư nói : Sử Quân hãy nghe đây : Lúc Thế Tôn ở trong thành Xá Vệ thuyết Kinh Dẫn Hoá Tây Phương, rõ ràng từ đây đến đó chẳng xa. Nếu nói theo tướng thuyết, tính theo số dặm thì có mười vạn tám ngàn, tức thập ác tám tà nơi thân; đó là nói xa. Nói xa là vì kẻ hạ căn, nói gần là vì người thượng trí, người có hai loại, pháp chẳng hai thứ, do mê ngộ có khác nên thấy có nhanh chậm. Kẻ mê niệm Phật cầu sanh nơi khác, người ngộ tự tin nơi tâm. Cho nên Phật nói : Tùy nơi tâm tịnh (trong sạch) tức Phật độ tịnh. Sử Quân là người Đông Phương, hễ tâm tịnh thì chẳng tạo tội, người Tây Phương tâm nếu chẳng tịnh cũng có lỗi. Người Đông Phương tạo tội, niệm Phật cầu sanh Tây Phương, người Tây Phương tạo tội cầu sanh phương nào ? Kẻ mê chẳng rõ tự tánh, chẳng biết tịnh độ trong thân, cầu nguyện nơi Đông nơi Tây, người ngộ thì ở đâu cũng vậy. Cho nên Phật nói : Ở bất cứ nơi nào cũng đều an lạc vậy. Sử Quân nếu chẳng khởi ác niệm thì Tây Phương cách đây chẳng xa, nếu tâm thường khởi ác thì dẫu cho niệm Phật cũng khó mà vãng sanh. Nay khuyên thiện tri thức, trước nhất phải trừ thập ác, tức đã đi được mười vạn dặm, sau dứt tám tà, tức đã qua tám ngàn dặm vậy. Niệm niệm thấy tánh, thực hành bình đẳng và ngay thẳng, đến Tây Phương như búng ngón tay, liền thấy Di Đà. Sử Quân chỉ cần tu thập thiện, đâu còn phải nguyện vãng sanh ! Nếu chẳng dứt thập ác tâm, Phật nào mà đến rước ? Nếu ngộ được pháp vốn VÔ SANH, thấy Tây Phương chỉ trong chốc lát, chẳng ngộ tự tâm mà niệm Phật thì con đường vãng sanh xa xôi, làm sao đến được ! Nay Huệ Năng dời Tây Phương đến với các ngươi, chỉ cần trong sát na liền thấy trước mắt, các ngươi có muốn thấy chăng ? Đại chúng đảnh lễ rằng : Nếu được thấy tại nơi đây, đâu cần cầu nguyện vãng sanh nữa, xin Hoà Thượng từ bi hiện cõi Tây Phương cho cả thảy đều thấy.

Sư nói : Đại chúng, cơ thể của các ngươi là thành, nhãn nhĩ tỷ thiệt thân là cửa, ngoài có năm cửa, trong có cửa ý (ý căn), tâm là địa, tánh là vua. Vua ngụ nơi tâm địa, tánh còn tức vua còn, tánh đi vua chẳng còn, tánh còn thân tâm còn, tánh đi thân tâm hoại. Tìm Phật ở nơi tâm, chớ nên cầu bên ngoài. Tự tâm mê tức chúng sanh, tự tâm giác ngộ tức Phật, từ bi tức Quán Âm, hỉ xả tức Thế Chí, thanh tịnh tức Thích Ca, bình đẳng ngay thẳng tức Di Đà, nhơn ngã là núi Tu Di, tà tâm là nước biển, phiền não là làn sóng, độc hại là rồng ác, hư vọng là quỷ thần, trần lao là cá trạch, tham sân là địa ngục, ngu si là súc sanh. Thiện tri thức, thường hành thập thiện, thiên đàng liền đến, trừ được nhơn ngã, núi Tu Di sụp, phá được tà tâm thì nước biển cạn, chẳng sanh phiền não thì làn sóng lặn, quên bỏ độc hại thì cá rồng tuyệt. Tự tánh Như Lai trong tâm địa phóng đại quang minh, ngoài chiếu sáu cửa thanh tịnh, phá hết lục dục chư thiên, tự tánh chiếu soi, bên trong liền trừ tam độc, các tội địa ngục nhất thời tan rã, trong ngoài sáng tỏ, chẳng khác Tây Phương, nếu chẳng tu như vậy, Tây Phương làm sao đến được ?

Đại chúng nghe nói, đều tự tin sẽ được kiến tánh, thảy đều lễ bái tán thán rằng : Lành thay, nguyện khắp pháp giới chúng sanh, nghe được pháp này sẽ được từ NGHI đến NGỘ.
 

hungmq

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Tháng 5 2014
Bài viết
503
Điểm tương tác
258
Điểm
43
Câu 3: Người tu niệm Phật, cầu vãng sanh Tây Phương Tịnh Độ của đức Phật A Di Đà, có chắc chắn có bảo đảm vãng sanh không ?

Câu 4: Theo Tông Tịnh Độ, thế nào là một người có Tín Nguyện đầy đủ ?

Hề hề lâu lắm không trả lời diễn đàn, nay trả lời nhỉ.

3.> Người tu niệm Phật cầu Vãng Sinh Tây Phương Tịnh Độ, có chắc chắn đảm bảo vãng sinh không ư ?
Chắc chắn không, tôi sẽ trích một đoạn kinh điển trong kinh niệm Phật ba la mật ra để thấy rõ, mặc dù tôi rất ngại trích kinh.
Kinh niệm Phật ba la mật:
- Bạch đức Thế-Tôn, phải niệm Phật như thế nào mới gọi là đắc pháp ? Phải dấy khởi những tâm thái nào mà tu tập mới được vãng sanh Cực-Lạc ?"

Đức Phật dạy rằng:

"Nầy Diệu-Nguyệt cư sĩ, thế nòa là niệm Phật Chân Chánh ? Muốn niệm Phật đúng pháp và tự biết mình chắc chắn vãng sanh, thì người niệm Phật phải phát khởi Mười Thứ Tâm Thù Thắng sau đây:

1. Tín Tâm
2. Thâm Trọng Tâm
3. Hồi Hướng Phát Nguyện Tâm
4. Xả Ly Tâm
5. An Ồn Tâm
6. Đà Ra Ni Tâm
7. Hộ Giới Tâm
8. Ba La Mật Tâm
9. Bình Đẳng Tâm
10. Phổ Hiền Tâm

Theo kinh Quán Vô lượng thọ Phật
Nầy Vi Đề Hi ! Người muốn sang nước Cực Lạc ấy nên tu ba phước:

Một là hiếu nuôi cha mẹ, kính thờ bực Sư trưởng, có tâm nhơn từ chẳng giết hại và tu tập mười nghiệp lành.

Hai là thọ trì tam quy y đầy đủ các cấm giới và chẳng phạm oai nghi.

Ba là phát tâm Bồ đề sâu kín nhơn quả, đọc tụng kinh điển Đại thừa và khuyên dạy sách tiến người tu hành.

Ba sự như vậy gọi là tịnh nghiệp.

Như vậy mới đảm bảo được Vãng sinh chứ.
Tuy nhiên, thì để khởi những thứ tâm trên thì rất là khó vẹn toàn. Nhưng câu niệm Nam Mô A Di Đà Phật nếu như ai tin tưởng tuyệt đối, Tin rằng pháp niệm Phật vãng sanh là môn tu duy nhất cho hết thảy mọi người, vì rời môn tu này thì mọi người, mọi loài không thể giải thoát, nếu phế bỏ môn tu này thì chư Phật cũng không thể dùng một pháp nào khác để tế độ hết thảy hữu tình đúng như bản thệ, đúng như bản nguyện. Khởi tâm như thế mà niệm thì dần dần cũng được mười thứ tâm nói trên.

4. Tín nguyên đầy đủ:
Tín : Lòng tin chân thật tha thiết, tin nhân quả, tin kiếp sống là vô thường, tin rằng luân hồi là đau khổ, tin rằng đạo Phật là đạo giải thoát an vui, từ bi và trí tuệ, tin rằng các pháp là do Tâm thể tạo ra. Tin rằng cõi Cực Lạc là do tâm thể thanh tịnh của chúng sinh tạo ra (Điều này giống như ngài Huệ Năng nói với Sử Quân về Tây Phương vậy). và Đức A Di Đà cũng thế.
Tin rằng các chúng sinh dù bất kỳ hạng nào cũng có thể tho nhận giáo pháp Như Lai
Tin rằng bản nguyện của Phật A-Di-Đà là chân thật, rốt ráo, là tối thắng. Và Ngài không hề bỏ sót một chúng sanh nào cả, dù kẻ ấy phạm vào ngũ nghịch, thập ác v.v...
Tin rằng pháp niệm Phật vãng sanh là môn tu duy nhất cho hết thảy mọi người, vì rời môn tu này thì mọi người, mọi loài không thể giải thoát, nếu phế bỏ môn tu này thì chư Phật cũng không thể dùng một pháp nào khác để tế độ hết thảy hữu tình đúng như bản thệ, đúng như bản nguyện..

Nguyện: Trí tâm trí thành cầu vãng sinh, tin tưởng tuyệt đối vào bản nguyện của Đức A Di Đà.

Lời bàn thêm:
Khi tôi viết lời trên (có sự trích dẫn của kinh điển). Đối tượng tôi nói tới là những người chuyên tu niệm Phật, các bạn phải hiểu và thông cảm rằng. Niệm Phật là pháp môn khế hợp cho tất cả mọi người hạng người, ở vào thời kỳ mạt pháp mà DIệu Nguyệt Cự sĩ đã lao tâm hỏi han Đức Từ Phụ. Việc tuân theo bản nguyện của A Di Đà Như Lai.
Các pháp môn khác như Đại Bi Chú, hay Lục Tự... tuy cũng có thể vãng sinh Tây Phương nhưng không khế hợp với tất cả.
Các bạn đừng phá kiến mê hoặc của những người cho rằng chỉ có tu niệm Phật là pháp môn duy nhất đi đến vãng sinh Tây Phương và hoàn thành địa vị Phật đà. Bởi lẽ khi Thế Tôn Như Lai thuyết pháp điều này Ngài hiểu, Tâm chúng sinh đang chạy lăng xăng, vào thời mạt pháp thì không biết thế nào. Và để buộc Tâm chúng sinh vào nơi các pháp lành thì không gì bằng buộc tâm chúng sinh vào Danh hiệu Phật và dạy chúng sinh chấp trì danh hiệu Phật đó. Bởi Danh hiệu Phật đã chứa đủ vô lượng công đức, các hạnh nguyện vô lượng rồi.
Các bạn đã thực sự hết mê chưa ? Tại sao tâm họ đang vui vẻ ở với danh hiệu Phật các bạn cứ bắt tâm họ chạy lăng xăng, bắt họ rời xa suy nghĩ chỉ có niệm danh hiệu Phật là vãng sinh. ? Họ đang làm đúng đó chứ:

" Tin rằng pháp niệm Phật vãng sanh là môn tu duy nhất cho hết thảy mọi người, vì rời môn tu này thì mọi người, mọi loài không thể giải thoát, nếu phế bỏ môn tu này thì chư Phật cũng không thể dùng một pháp nào khác để tế độ hết thảy hữu tình đúng như bản thệ, đúng như bản nguyện. "

Tưởng rằng phá chấp phá mê nhưng thực ra phản tác dụng. Họ có niềm tin vậy, họ hoan hỷ nói ra nên vui vẻ.
Căn cơ các bạn niệm chú vãng sinh nếu cảm thấy được cứ việc.
Căn cơ các bạn tu thiền tự thấy tánh để vãng sinh cứ việc
Căn cơ các bạn tu niệm Phật, đọc tụng kinh điển để vãng sinh cứ việc.

Lời bàn thêm:
Niệm Phật để chắc chắn vãng sinh thì khởi 10 thứ tâm thù thắng, và Một là hiếu nuôi cha mẹ, kính thờ bực Sư trưởng, có tâm nhơn từ chẳng giết hại và tu tập mười nghiệp lành. Hai là thọ trì tam quy y đầy đủ các cấm giới và chẳng phạm oai nghi. Ba là phát tâm Bồ đề sâu kín nhơn quả, đọc tụng kinh điển Đại thừa và khuyên dạy sách tiến người tu hành.
Tuy nhiên do nghiệp nhân quả và bởi sự thừa hành nên không ai giống ai nên có sự khác nhau giữa các phẩm vi từ Hạ sinh đến Thượng Sinh.
Nên trong 10 thứ tâm đó thì Tín tâm là quan trọng nhất, là mẹ đẻ của công đức vô lượng
 

GiangQuynh

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2016
Bài viết
8
Điểm tương tác
0
Điểm
1
Em xin hỏi một câu: Thường được nghe một vài người tu tập bảo rằng Cõi Ta Bà chính là Tây Phương Cực Lạc.
Nên hiểu điều này như thế nào ạ
 

tapchoi82

Registered
Phật tử
Tham gia
22 Tháng 5 2016
Bài viết
1,242
Điểm tương tác
148
Điểm
63
Em xin hỏi một câu: Thường được nghe một vài người tu tập bảo rằng Cõi Ta Bà chính là Tây Phương Cực Lạc.
Nên hiểu điều này như thế nào ạ


Chào GiangQuynh xin được hỏi là bạn đang tu học theo pháp môn nào? Ý là Thiền hay Tịnh?
 

GiangQuynh

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2016
Bài viết
8
Điểm tương tác
0
Điểm
1
Chào GiangQuynh xin được hỏi là bạn đang tu học theo pháp môn nào? Ý là Thiền hay Tịnh?

Chào anh, em đang tập Yoga/Gym thôi và cũng hay nghe về Phật pháp nên vào tìm hiểu đã. Em chưa biết nên chọn gì
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Em xin hỏi một câu: Thường được nghe một vài người tu tập bảo rằng Cõi Ta Bà chính là Tây Phương Cực Lạc.
Nên hiểu điều này như thế nào ạ

Đó là đường lối của người tu Thiền, gọi là Tịnh Độ Hiện Tiền cũng là chỗ của những người Kiến Tánh đồng thấy. Nghĩa là họ liễu ngộ về bản chất của mọi thế giới hay mọi sự vật hiện tượng, họ dù sống ở thế giới nào cũng như nhau trong nhãn quan nơi họ, cũng chẳng cần phân biệt ta bà hay Cực Lạc. Họ rất giỏi vậy.

Tây Phương Cực Lạc và Ta Bà là hai thế giới đồng hiện hữu, chỉ là một bên trong nó tồn tại khổ đau, một bên thì không có. Một bên thì luân hồi, một bên thì một đời giải thoát. Bản chất thật sự của chúng vốn là một, nhưng trên sự tương đối mà hiện hữu làm hai, một bên do nghiệp của chúng sanh góp phần làm nên, một bên do 48 đại nguyện làm nên.

Người tu Tịnh Độ cảm thấy đời này chưa giải thoát luân hồi được nên ước nguyện sang Thế Giới Cực Lạc tận dụng "một đời giải thoát" mà chắc chắn được giải thoát.
 

GiangQuynh

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2016
Bài viết
8
Điểm tương tác
0
Điểm
1
Đó là đường lối của người tu Thiền, gọi là Tịnh Độ Hiện Tiền cũng là chỗ của những người Kiến Tánh đồng thấy. Nghĩa là họ liễu ngộ về bản chất của mọi thế giới hay mọi sự vật hiện tượng, họ dù sống ở thế giới nào cũng như nhau trong nhãn quan nơi họ, cũng chẳng cần phân biệt ta bà hay Cực Lạc. Họ rất giỏi vậy.

Tây Phương Cực Lạc và Ta Bà là hai thế giới đồng hiện hữu, chỉ là một bên trong nó tồn tại khổ đau, một bên thì không có. Một bên thì luân hồi, một bên thì một đời giải thoát. Bản chất thật sự của chúng vốn là một, nhưng trên sự tương đối mà hiện hữu làm hai, một bên do nghiệp của chúng sanh góp phần làm nên, một bên do 48 đại nguyện làm nên.

Người tu Tịnh Độ cảm thấy đời này chưa giải thoát luân hồi được nên ước nguyện sang Thế Giới Cực Lạc tận dụng "một đời giải thoát" mà chắc chắn được giải thoát.

Em đọc xong không hiểu lắm. Vì em chưa biết gì cả
Mong được anh và mọi người dẫn dắt từ đầu để em có thể chọn cho mình pháp tu phù hợp
Em cảm ơn ạ
 

nguyenjobvn

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 7 2016
Bài viết
226
Điểm tương tác
79
Điểm
28
Câu 3: Người tu niệm Phật, cầu vãng sanh Tây Phương Tịnh Độ của đức Phật A Di Đà, có chắc chắn có bảo đảm vãng sanh không ?

Câu 4: Theo Tông Tịnh Độ, thế nào là một người có Tín Nguyện đầy đủ ?

Theo thiển ý của mình,

Câu 1: Người tu niệm Phật nếu như được hỏi rằng:

Anh tu niệm Phật, cầu vãng sanh về Tây Phương như vậy có chắc chắn, có bảo đảm vãng sanh không ?
- Nếu người này nói:
+ "Tôi cũng không biết được nữa, chẳng biết có vãng sanh hay không": Thì người này không vãng sanh. Vì sao biết được ? Vì còn nghi hoặc vậy ! Do còn nghi hoặc về khả năng vãng sanh của mình nên Tín chưa đủ, tín chưa đủ nên không được vãng sanh.

+"Tôi chắc chắn được vãng sanh": Nói như vậy, nghĩa là người này có niềm Tin đầy đủ vào sự vãng sanh của mình. Tin đầy đủ thì chắc chắn được vãng sanh !

Nhưng nếu không vãng sanh thì sao ? Sự không vãng sanh nguyên do chính là bởi:

Nói mà không làm, tuy nói tôi chắc chẵn sẽ vãng sanh, tôi mong cầu vãng sanh mà trong hiện đời biếng trễ sự công phu, lúc có lúc không, lúc nhiều lúc ít, thời khóa chẳng nhất định, sự hướng tâm chẳng chuyên nhất. Đây là nói dối, giả tín, cho nên lâm chung khó được vãng sanh !

Câu 2: Bàn về Tín Nguyện ,nếu y cứ nơi 3 Kinh Tịnh Độ mà luận thì về lý rất sáng tỏ, song về sự thì thật khó hành. Do chỗ khó hành, nên làm cho niềm Tin bị xoay chuyển. Do niềm Tin bị xoay chuyển nên sự vãng sanh không chắc chắc !

Nay y cứ nơi lời dạy của Tổ Ngẫu Ích mà bàn về Tín Nguyện vậy.

Thế nào là Tín?
- Một là tin vào nguyện lực của Phật A Di Ðà.
- Hai là tin vào lời dạy của đức Thích Ca Văn Phật.
- Ba là tin vào lời khen ngợi của sáu phương chư Phật.
Phàm là bậc chánh nhân quân tử trong thế gian còn chẳng nói dối, huống hồ là Di Ðà, Thích Ca, sáu phương chư Phật há lại vọng ngữ sao? Chẳng tin điều này thì thật chẳng còn cách nào cứu được nữa. Vì thế, trước hết phải sanh lòng tin sâu xa.

Thế nào là Nguyện?
- Trong hết thảy thời, chán ghét nỗi khổ sanh tử cõi Sa Bà, ưa thích, hâm mộ niềm vui Bồ Ðề cõi Cực Lạc.
- Làm bất cứ điều gì thiện hay ác, nếu thiện thì hồi hướng cầu vãng sanh, ác thì sám nguyện cầu vãng sanh, không còn chí gì khác. Ðấy gọi là Nguyện.

1. Về phần Tín mình đã có nói tới trong bài trả lời bạn hungmq, nay xin trích dẫn lại:
Kính bạn hungmq,

Sự phân chia này là do Ngài Ngẫu Ích phân định, chẳng phải do tự trí của mình.

Theo thiển ý của mình,

Đúng như bạn nói, Ngài đã y cứ nơi 2 bộ Kinh Tịnh độ là Kinh Vô Lượng Thọ Phật và Kinh A Di Đà.
Chỗ "Tin vào Nguyện lực Phật A Di Đà" được ghi trong Kinh Vô Lượng thọ; còn chỗ tin "vào lời dạy của đức Thích Ca Văn Phật" và tin vào "lời khen ngợi của sáu phương chư Phật" thì được chép nơi Kinh A Di Đà.

Tại sao sự phân định Tín là "đủ" lại quyết định nơi 3 chỗ này ?

1. "nguyện lực của Phật A Di Đà":

(Lưu ý là Ngài dùng từ "nguyện lực" thay vì nói là "bổn nguyện" là bởi bổn nguyện đã thành tựu, sự thành tựu này là nơi công hạnh thật hành huân tu nhiều kiếp chẳng phải nơi phát nguyện "suông".

Vd: nguyện như "tôi sẽ mua cho anh một cái nhà"; thì hạnh là đi kiếm tiền sau khi đủ tiền thì công hạnh viên mãn nên nói "tôi đã có thể mua cho anh một cái nhà". Cho nên do "hạnh" thành tựu mà nguyện có "lực", lực này ám chỉ nơi thật hạnh, thât chứng vậy ! Là khả năng có thật, chẳng phải hư dối ! Là "anh sẽ có nhà", anh cứ tin tôi ! )

Tại sao chẳng Tin thì chẳng thể vãng sanh ? Vì tự lực chúng sanh nghiệp chướng chẳng thể "mua nhà riêng cho mình có nơi cư trú an ổn lâu dài". Nay có người hứa nguyện rằng sẽ "cho ở nhờ miễn phí nơi an ổn lâu dài" lại chẳng tin rằng người ta có nhà. Thì dù rằng người ta có mời mọc, chờ đón để đưa về nhà thật tâm tới đâu đi nữa, người này khi "vô gia cư" quyết chẳng tới nơi đã hẹn, mà theo ý nguyện tín tâm đặt nơi nào mà sẽ chạy về nơi đó cư trú !

Đây là chỗ trong Kinh Lăng Nghiêm nói "sống thì tùy thuận theo tập khí, chết thì biến đổi theo dòng nghiệp". Để cho "dòng nghiệp" lôi dẫn, lỗi chẳng phải do Phật hứa nguyện mà chẳng làm, mà bởi vì thật lòng "chưa tin" Phật sẽ lai nghinh tiếp dẫn về nơi an ổn !

Không tin chỗ này, thì Phật tới rước, cũng chẳng thấy được Phật ! Do không thấy được Phật nên tâm chẳng được chỗ không "điên đảo", vì thế mà trí nguyện vãng sanh không thành tựu được vậy !

2. "lời dạy của đức Thích Ca Văn Phật".

Lời dạy của đức Phật rất nhiều, nay lại nhấn mạnh phải tin lời Phật là muốn ám ý tin vào pháp "chấp trì danh hiệu" Ngài chỉ dạy nơi pháp hội Kinh A Di Đà. Vì sao ? Vì nếu chẳng có pháp hành tương ưng với bổn nguyện của đức Phật A Di Đà, thì chẳng được Ngài tiếp dẫn; Nơi pháp hành để được tiếp dẫn lại nhiều, nay dùng Phật Nhãn quán sát, Phật Trí tuyển chọn, lấy pháp "chấp trì danh hiệu" làm chỗ y cứ, phế bỏ tất cứ các công hạnh khác ! Là muốn chúng sanh chuyên tâm nhất ý nơi Pháp thù thắng nhất, pháp lợi ích nhất, pháp gần gũi phù hợp căn cơ chúng sanh nhất !

Phật đã tự mình tuyển trọn, tự mình răn dạy, tự mình phó chúc, tự vấn tự thuyết là bởi đại nguyện độ tấn hết thảy chúng sanh tới nơi giải thoát rốt ráo. Chúng sanh mê lầm chẳng rõ bổn nguyện, chẳng biết trạch pháp, này nếu chẳng tin sự phó chúc ấy, là y cứ nơi các pháp khác thì là làm trái ý nguyện của đức Thích Ca vậy.

Hơn nữa, sau khi nói về Tín Nguyện, Ngài Ngẫu Ích có bàn tới chỗ công hạnh và sự thù thắng của pháp Trì Danh, nên lấy chỗ phó chúc của Phật dạy pháp này làm chỗ phát khởi tín tâm cho hành giả, để người học pháp biết rằng chẳng phải Ngài ức niệm, ức trí tự mình tuyển trạch mà là Ngài y cứ tuân theo lời phó chúc của Phật mà thôi !

3. "lời khen ngợi của 6 phương chư Phật"

Nơi Kinh A Di Đà, sáu phương chư Phật (thực ra là 10 phương, do có sự lược giản của Ngài Cưu Ma La Thập khi dịch từ phạn văn sang hoa văn) đồng chứng minh
"Chúng sanh các ngươi phải nên tin Kinh: Xưng Tán Bất
Khả Tư Nghị Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Này".
Vãng Sinh Lễ Tán của Ngài cũng dẫn A Di Đà Kinh nói: Hằng sa chư Phật ở phương đông, các phương nam, tây, bắc, cùng phương trên dưới, mỗi phương cũng đều có hằng sa chư Phật, mỗi vị đều ở cõi nước của mình, hiện tướng lưỡi rộng dài, biến khắp tam thiên đại thiên thế giới, nói lời thành thực như sau:

Tất cả chúng sinh, phải nên tin tưởng kinh Tất Cả Chư Phật Hộ Niệm này. Vì sao gọi là Hộ Niệm? Nếu có chúng sinh xưng niệm Phật A Di Đà, hoặc bảy ngày, một ngày, nhẫn đến mười tiếng, một tiếng, hoặc một niệm, v.v.., ắt được vãng sanh, chư Phật chứng thành sự việc này, nên gọi là Hộ Niệm Kinh.
Lại nói:

Sáu phương Phật, tướng lưỡi chứng minh
Chuyên xưng danh hiệu, sinh Tây Phương
Đến đó, hoa nở, nghe diệu pháp
Thập địa hạnh nguyện, tự nhiên thành.

Lại nữa, Quán Kinh Sớ của Ngài cũng dẫn A Di Đà Kinh nói: Thập phương chư Phật, v.v.., e rằng chúng sinh không tin lời dạy của Phật Thích Ca, các Ngài bèn đồng tâm, đồng thời, mỗi vị hiện
tướng lưỡi, biến khắp tam thiên đại thiên thế giới, nói lời thành thực như sau: Này các chúng sinh, phải nên tin nhận lời dạy dỗ, khen ngợi, chứng minh của Đức Phật Thích Ca: Tất cả phàm phu, bất luận tội phước nhiều ít, thời cơ gần xa, chỉ cần, hoặc trọn một đời, hoặc chỉ một ngày, bảy ngày, một lòng chuyên niệm danh hiệu Phật A Di Đà, nhất định sẽ được vãng sinh, chắc chắn không nghi.

(Tuyên Trạch Bổn Nguyện Niệm Phật tập - Ngài Pháp Nhiên)

Cần phải nói tới điểm thứ 3 này là muốn chúng sanh hoàn toàn tin tưởng nơi pháp chấp trì danh hiệu mà đức Phật đã chỉ dạy vậy ! Hễ niệm Phật là nhất định sẽ được vãng sanh !

Tin "nguyện lực" của Phật A Di Đà, tin "pháp môn chấp trì danh hiệu" của đức Thích Ca. Tin mình cũng có khả năng vãng sanh, hễ tha thiết cầu sanh mà niệm Phật là lâm chung Phật sẽ lai nghinh tiếp dẫn. 3 điều này (nguyện, pháp và bản thân) không nghi gọi là Tin đầy đủ !

Nam mô A Di Đà Phật !

2. Về nguyện :

- Trong hết thảy thời, chán ghét nỗi khổ sanh tử cõi Sa Bà, ưa thích, hâm mộ niềm vui Bồ Ðề cõi Cực Lạc.
- Làm bất cứ điều gì thiện hay ác, nếu thiện thì hồi hướng cầu vãng sanh, ác thì sám nguyện cầu vãng sanh, không còn chí gì khác. Ðấy gọi là Nguyện.

Theo thiển ý của mình,

"Trong hết thảy thời", ở đây theo "thời" có 2 nghĩa: trong ngày và lâm chung.

- Trong ngày khi bắt đầu thức dậy, "làm bất cứ việc gì" đều xuất phát từ tâm cầu sanh Cực Lạc. Phải biết vì sao mà phải làm những việc này ? Vì mình còn đang ở Sa Bà, sự làm này dù là việc hưởng lạc đi chăng nữa cũng chỉ là tạm thời, trói buộc. Là gốc nhân của sự lưu chuyển luân hồi. Do chỗ hướng tâm duyên cảnh, mà hiện đời cùng giây phút lâm chung bị cảnh duyên lôi kéo khiến chẳng được tự tại ! Đây là khổ, đáng chán, cho nên chẳng nên tham đắm !

Lại biết cõi Cực Lạc của Phật thật chẳng phải bận tâm 4 sự sinh, lão, bệnh, tử : là gốc của động cơ trong mọi việc mà chúng ta phải làm hàng ngày; Lại có cái lạc an vui thanh tịnh, chẳng tạm bợ ngắn ngủi như lạc thú thế gian. Đem chỗ vui mà ưa, lấy sự khổ mà chán.

Chán Ta Bà, Ưa Cực Lạc trong tâm rõ ràng; Tự tâm quán xét, nghiêng lệch bên nào mỗi hành giả ắt sẽ thấy được ! Trong một ngày, nếu tâm niệm nghiêng về bên ưa Cực Lạc nhiều hơn thì ngày này là ngày Cực Lạc; nếu tâm niệm nghiêng về bên ưa Ta Bà nhiều hơn, thì ngày này là ngày Ta Bà.

Một ngày như vậy, cả đời như vậy đều tự xét mỗi ngày trước lúc nghỉ ngơi. Nếu quả thật từ khi phát khởi tín tâm, phát nguyện vãng sanh mà niệm Phật, tới lúc lâm chung, ngày ngày là ngày Cực Lạc thì lâm chung quyết định Nguyên tâm đầy đủ cảm ứng đức Phật phóng quang tiếp dẫn, vãng sanh Tây Phương.

- Giây phút lâm chung, ngoài tâm nguyện vãng sanh, chẳng còn trí nguyện gì khác, đây là Nguyện đầy đủ ! Muốn cho giây phút lâm chung được nguyện tâm chuyên nhất như thế thì sự thật hành hàng ngày cần phải chuyên cần !

Tuy nhiên có những người cả đời chẳng biết đến danh hiệu Phật, bổn nguyện tiếp dẫn, cõi vui Cực Lạc, chỉ nhờ giấy phút khổ đau sau cùng, cận kề cái chết; chán ưa rõ ràng, cộng thên Tín tâm chắc chắn không còn nghi hoặc, khởi tâm tha thiết niệm Phật liền cảm ứng Đức Phật tiếp dẫn.

Do đó mới biết, pháp môn niệm Phật vãng sanh, nhiếp độ 3 căn, quyết định tại ở nơi Tín Nguyện chân thật, tha thiết vậy.

Tín, Nguyện chẳng tự có
Huân tập mới thành hình.

Tín đủ: chẳng nghi hoặc,
sự vãng sanh của mình.
Hễ niệm Phật tinh tấn,
lâm chung Phật lai nghinh !

Nguyên kia do đâu có ?
Chán sinh tử, khổ đau
Lại tâm tâm mong cầu,
được hưởng vui Cực Lạc.
Đêm ngày cứ như thế,
Thức ngủ thường xét tâm,
Thì tới phút lâm chung,
Cảm ứng Phật tiếp dẫn.

Nam mô A Di Đà Phật.
 

Bình Đẳng Giác

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
4 Thg 10 2015
Bài viết
522
Điểm tương tác
221
Điểm
43
Đó là đường lối của người tu Thiền, gọi là Tịnh Độ Hiện Tiền cũng là chỗ của những người Kiến Tánh đồng thấy. Nghĩa là họ liễu ngộ về bản chất của mọi thế giới hay mọi sự vật hiện tượng, họ dù sống ở thế giới nào cũng như nhau trong nhãn quan nơi họ, cũng chẳng cần phân biệt ta bà hay Cực Lạc. Họ rất giỏi vậy.

Tây Phương Cực Lạc và Ta Bà là hai thế giới đồng hiện hữu, chỉ là một bên trong nó tồn tại khổ đau, một bên thì không có. Một bên thì luân hồi, một bên thì một đời giải thoát. Bản chất thật sự của chúng vốn là một, nhưng trên sự tương đối mà hiện hữu làm hai, một bên do nghiệp của chúng sanh góp phần làm nên, một bên do 48 đại nguyện làm nên.

Người tu Tịnh Độ cảm thấy đời này chưa giải thoát luân hồi được nên ước nguyện sang Thế Giới Cực Lạc tận dụng "một đời giải thoát" mà chắc chắn được giải thoát.

không có luân hồi đâu cần giải thoát,không có khổ thì đến trọn kiếp làm gì có ai phát bồ đề tâm.thế nào là phiền não tức bồ đề,thế nào là Phật pháp tại thế gian bất ly thế gian giác, lìa thế tìm bồ đề cũng như tìm sừng thỏ. mong ngài vô nhất bất nhị vì tôi mà giảng nói
 

nguyenjobvn

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 7 2016
Bài viết
226
Điểm tương tác
79
Điểm
28
Khi tôi viết lời trên (có sự trích dẫn của kinh điển). Đối tượng tôi nói tới là những người chuyên tu niệm Phật, các bạn phải hiểu và thông cảm rằng. Niệm Phật là pháp môn khế hợp cho tất cả mọi người hạng người, ở vào thời kỳ mạt pháp mà DIệu Nguyệt Cự sĩ đã lao tâm hỏi han Đức Từ Phụ. Việc tuân theo bản nguyện của A Di Đà Như Lai.
Các pháp môn khác như Đại Bi Chú, hay Lục Tự... tuy cũng có thể vãng sinh Tây Phương nhưng không khế hợp với tất cả.
Các bạn đừng phá kiến mê hoặc của những người cho rằng chỉ có tu niệm Phật là pháp môn duy nhất đi đến vãng sinh Tây Phương và hoàn thành địa vị Phật đà. Bởi lẽ khi Thế Tôn Như Lai thuyết pháp điều này Ngài hiểu, Tâm chúng sinh đang chạy lăng xăng, vào thời mạt pháp thì không biết thế nào. Và để buộc Tâm chúng sinh vào nơi các pháp lành thì không gì bằng buộc tâm chúng sinh vào Danh hiệu Phật và dạy chúng sinh chấp trì danh hiệu Phật đó. Bởi Danh hiệu Phật đã chứa đủ vô lượng công đức, các hạnh nguyện vô lượng rồi.
Các bạn đã thực sự hết mê chưa ? Tại sao tâm họ đang vui vẻ ở với danh hiệu Phật các bạn cứ bắt tâm họ chạy lăng xăng, bắt họ rời xa suy nghĩ chỉ có niệm danh hiệu Phật là vãng sinh. ? Họ đang làm đúng đó chứ:

" Tin rằng pháp niệm Phật vãng sanh là môn tu duy nhất cho hết thảy mọi người, vì rời môn tu này thì mọi người, mọi loài không thể giải thoát, nếu phế bỏ môn tu này thì chư Phật cũng không thể dùng một pháp nào khác để tế độ hết thảy hữu tình đúng như bản thệ, đúng như bản nguyện. "

Thật là chỗ khổ tâm của chư Phật, lại được đạo hữu phơi bày sáng tỏ ! Kính mong đạo hữu thường ghé thăm chủ đề, chẳng bỏ từ tâm, chắng quản lao nhọc mà dùng chỗ chánh tri, sở đắc của mình cùng mọi người luận bàn, khiến cho cái thấy của chúng ta được đầy đủ toàn vẹn, khiến cho đường tu của chúng ta trọn vẹn viên thành !

Một cây làm chẳng lên non,
Ba cây chụm lại lên hòn núi cao.
Đệ tử Phật, tuyệt làm sao !
Dầu cho tranh luận, chẳng mòn thiện tâm !

Tăng - Chúng hòa hợp,
Phật Pháp trường tồn !
Nhất môn thâm nhập,
Phật quả viên thành !

Luân hồi nhiều kiếp, sinh tử khổ đau, chúng sanh Ta Bà nương pháp môn này mà được giải thoát !
Nam mô Thập phương thường trụ Pháp Thân Tam Bảo
Nam mô A Di Đà Phật.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên