Dịch chuyển câu hỏi, để người sau rõ biết trả lời.
Nam mô A Di Đà Phật.
Câu 5: Tự lực niệm Phật ? Bạn ơi thực sự khi người niệm Phật nương vào câu niệm Nam Mô A Di Đà Phật, theo bản nguyện của Đức Di Đà mà về thì sao có cái gọi là niệm Phật tự lực nhỉ?
Nếu như có thể thực hành được như lời chư Phật dạy, và gần nhất đây là lời Tổ Huệ Năng mà các bạn đăng thì đó, nếu làm được vậy thì gọi là Tự Lực niệm Phật. Tự do đi lại các cõi Phật. Đó mới gọi là tự lực niệm Phật.
Còn vẫn phải nương theo bản nguyện của Đức Di Đà mà trở về nơi hành giả mong muốn thì vẫn gọi là tha lực. Dù là nhất tâm bất loạn.
Câu 6: Đi đứng nằm ngồi niệm Phật, là bất cứ nơi đâu hành giả cũng có khả năng khởi tâm niệm, niệm này có thể là Nam mô A Di Đà Phật lúc rảnh rỗi, niệm này chính là Chính niệm, luôn quán đến thân khẩu ý, không thấy đúng sai, cao thấp, lớn nhỏ, không có tâm phân biệt, an nhiên tự tại mà chỉ bày phương tiện lực, niệm ác không khởi và luôn lắng nghe tiếng niệm của chính mình. Mở rộng tấm lòng ra dù có trái ý mình hòng nhận được Tri kiến Phật. Đó thực là niệm Phật đi đứng nằm ngồi. Chứ không phải là đi chơi với bạn bè đang nói chuyện với họ cũng niệm Phật.
Hiện nay đa số ta chưa đạt tới hoàn toàn đi đứng nằm ngồi niệm Phật đâu.
Câu 7: Niệm Phật tới nhất tâm bất loạn trải qua các giai đoạn sau:
Giai đoạn đầu hành giả chăm chỉ câu niệm, chú tiếng tiếng niệm của mình cốt là điều phục thân tâm, thấy rằng các cảnh bên ngoài thực sự như vốn có của nó, chẳng thấy đúng sai, xa rời các pháp hữu lậu và vô lậu, vì tất cả đều là phương tiện, đều hư dối, đều đánh lừa Tâm ta, nên giai đoạn đầu chăm chỉ niệm Phật để xa rời tâm phân biệt.
Giai đoạn hai khi thân tâm được điều phục thì sẽ thấy tiếng ta niệm Nam mô A Di Đà hoàn toàn được nghe từ Chân tâm chứ không nghe theo thanh trần hay âm thanh do ta tưởng tưởng ra. Danh hiệu Phật chảy bất tận, trong 1 dòng tâm.
Giai đoạn cuối tính nghe chẳng còn, Phật trí toả rạng đúng như rằng:
Đức Phật Thế-Tôn, Chánh Biến Tri
Tướng hảo đoan nghiêm đều viên mãn,
Rủ lòng đại từ bi vô hạn,
Mở bày đại pháp cứu quần mê.
Niệm Phật hiện tiền đắc Phật tướng,
Thâm nhập cảnh giới bất tư nghị.
Nhân đây Bồ-Tát Sơ phát tâm,
Quyết định một lòng xưng niệm Phật,
Hồng danh chứa nhóm vô lượng nghĩa,
Lợi lạc muôn ức chúng hữu tình.
Đức Phật Thế-Tôn, đấng Vô-thượng
Tri kiến, giác ngộ đều quang minh,
Rắc rải tuệ nhật khắp mười phương,
Rưới trận mưa pháp như Cam lộ.
Niệm Phật vãng sanh cõi Cực-Lạc,
An nhiên chứng đắc Vô-Sanh-Nhẫn.
Nhân đây Bồ-Tát Sơ phát tâm,
Gìn giữ thân tâm bằng Phật hiệu,
Hồng danh tỏ ngộ Chân Như Tánh,
Dẫn dắt chúng sanh vào Tam-muội.
Đức Phật Như-Lai đấng Bất-động
Chẳng đến, chẳng đi, chẳng đoạn thường,
Xa lìa chấp hữu hoặc chấp vô,
Tự tại chỉ bày phương tiện lực.
Niệm Phật an trụ nơi bản giác,
Tùy nghi hòa hợp với tánh Không.
Nhân đây Bồ-Tát Sơ phát tâm,
Trang nghiêm tự thân bằng niệm Phật,
Hồng danh hiển phát Hư-Không-Tạng,
Tức thời thẳng vào Viên-giác-tánh.
Con nay xưng tán Đại Đạo-Sư,
Khen ngợi hồng danh vô lượng lực.
Nguyện đem hồi hướng khắp chúng sanh,
Mong cầu hết thảy cùng niệm Phật.
(Diệu Nguyệt cư sĩ - Kinh niệm Phật ba la mật)
Lúc này gọi là niệm Phật tam muội
Thấy rằng hiện nay chúng ta mới chỉ ở mức chăm chỉ niệm Phật, bằng lời niệm thầm chưa gọi niệm bằng tâm. Tuy nhiên nhờ cần mẫn chăm chỉ, nhờ thấy rõ tin tưởng nơi bổn nguyện Đức Di Đà. Xa rời các pháp hữu vi vô vi, các phân biệt phiền não, khởi tâm tin tưởng tuyệt đối. Tin tưởng duy nhất vào câu niệm Phật. Khi ta không để tâm ta chay theo Sắc THanh Hương Vị Xúc Pháp thì khi đó dần dần ta sẽ nghe tiếng niệm Phật từ Chân Tâm. Và rồi đến lúc vốn dĩ câu niệm Phật là của ta chảy bất tân trọng lòng.
Cảnh giới Nhất Tâm bất loạn là cảnh giới thấy người quấy tâm ta chẳng quấy, vẫn một lòng cứu chúng sinh. Tâm không sợ hãi, tâm đại từ đại bi, tâm không chấp , tâm không ô nhiễm, tâm vô vi, tâm không quán tưởng đấy cũng là cảnh giới nhất tâm bất loạn. Chỉ có 1 Tâm không khác, không có 2 tâm.