Đường tu - Vấn Đáp

nguyenjobvn

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 7 2016
Bài viết
226
Điểm tương tác
79
Điểm
28
nguyenjobvn đã viết:
Thế nào là nương nơi bổn nguyện ?
- Là biết rõ bổn nguyện Phật.
- Là không nghi bổn nguyện Phật.
- Là không quên bổn nguyện Phật.
- Là mong cầu Phật tiếp dẫn.

Đây không phải là Quán hay sao?

Nương Thuyền Bồn Nguyện vượt Ta Bà,
Mái Chèo đây chính "Danh hiệu Ta".
Không Chèo, Thuyền kia đâu sang Bến,
Chẳng Thuyền, Chèo ấy khó vượt qua !

Xưa nay tu hành tự xét tâm,
Có thật muốn hỏi vì Đạo không ?
Hay chỉ vu vơ trôi ngày tháng,
Quán, Niệm pháp môn chẳng khác dòng !

Biện biệt vì người muốn Hành Tâm,
Chẳng phải vì kẻ muốn theo Dòng:
trôi theo Thế tục quên Phật Pháp.
Chẳng Hành, nửa chữ cũng không thông !

Kính đạo hữu ngộkhông,

Chẳng hay theo chỗ thấy biết của đạo hữu, thì thế nào gọi là Quán ?

Nam mô A Di Đà Phật.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

ngokhong

Registered
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2009
Bài viết
826
Điểm tương tác
6
Điểm
18
Nương Thuyền Bồn Nguyện vượt Ta Bà,
Mái Chèo đây chính Danh hiệu Ta.
Không Chèo, Thuyền kia đâu sang Bến,
Chẳng Thuyền, Chèo ấy khó vượt qua !

Xưa nay tu hành tự xét tâm,
Có thật muốn hỏi vì Đạo không ?
Hay chỉ vu vơ trôi ngày tháng,
Quán, Niệm pháp môn chẳng khác dòng !

Biện biệt vì người muốn Hành Tâm,
Chẳng phải vì kẻ muốn theo Dòng:
trôi theo Thế tục quên Phật Pháp.
Chẳng Hành, nửa chữ cũng không thông !

Kính đạo hữu ngộkhông,

Chẳng hay theo chỗ thấy biết của đạo hữu, thì thế nào gọi là Quán ?

Nam mô A Di Đà Phật.

Theo tôi thì Quán là sự tập trung tư tưởng để quan sát,suy nghiệm,phân tích một sự vật hiện tượng nào đó.
 

nguyenjobvn

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 7 2016
Bài viết
226
Điểm tương tác
79
Điểm
28
Theo tôi thì Quán là sự tập trung tư tưởng để quan sát,suy nghiệm,phân tích một sự vật hiện tượng nào đó.

Hiểu như vậy, thì "bốn điểm nương tựa" nói trên chính là pháp Quán. Bổn nguyện là đối tượng của sự Quán, Tín Tâm chính là kết quả của sự Quán, Quyết tâm niệm Phật chính là lực dụng của sự Quán.

Sự quán Bổn nguyện thành tựu, thì người này với Bổn nguyện chẳng còn chút ít mảy may Nghi ngờ nào nữa !

Nam mô A Di Đà Phật.
 

ngokhong

Registered
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2009
Bài viết
826
Điểm tương tác
6
Điểm
18
Hiểu như vậy, thì bốn điểm nương tựa nói trên chính là pháp Quán. Bổn nguyện là đối tượng của sự quán, Tín Tâm chính là kết quả của sự Quán, Quyết tâm niệm Phật chính là lực dụng của sự quán.

Sự quán bổn nguyện thành tựu, thì người này với bổn nguyện chẳng còn chút mảy may Nghi ngờ nào nữa !

Nam mô A Di Đà Phật.

Chẳng lẽ Quán còn có ý nghĩa khác sao ?
 

nguyenjobvn

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 7 2016
Bài viết
226
Điểm tương tác
79
Điểm
28
Câu 8: Hành giả Tịnh độ, giây phút lâm chung có cần người trợ niệm, đồng niệm không ? Nếu không có người trợ niệm, đồng niệm có được vãng sanh không ?

Câu 9: Trợ niệm, đồng niệm là giống hay khác nhau ?

Câu 10: Người thân hành giả Tịnh độ, khi hơi thở mới dứt, có nên động chạm thân thể hành giả không ?
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,716
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Hỏi: Cõi Cực Lạc Tây Phương của Phật A Di Đà có thật không hay chỉ là phương tiện thí dụ, là sản phẩm của văn học và trí tưởng tượng ?

Đáp: Cõi Cực Lạc Tây Phương của Phật A Di Đà là thật có, chân thật như Trái Đất nơi quý vị đang đứng ngồi học Phật Pháp. Cõi Tây Phương Cực Lạc chính xác như Kinh thuyết, 9 phầm 4 cõi đều đầy đủ không thiếu. Cõi Cực Lạc cách đây về phương Tây 10 muôn ức cõi Phật.

Khoảng cách này, đơn vị đo lường vận tốc nhanh nhất là ánh sáng, cũng không thể tính toán được ! Nên nếu dùng sức mạnh của khoa học để kiểm chứng, để đi tới đó là không thể !

Vận tốc ánh sáng, đối với vận tốc của tâm ý thì chẳng thể so bì ! Ví như: ngay đây, một niệm nhớ nghĩ tới sao thổ, liền tới sao thổ ! Còn nếu bằng vận tốc ánh sáng (300.000 km/s) thì phải mất 1.18 giờ (trải qua hơn 1.079.252.848, 800 km. ). Các phương tiện hiện nay sẽ mất bao lâu ?

Việc đi tới Cực Lạc cũng vậy, chỉ trong sát na, niệm khởi niệm diệt liền thấy Thánh cảnh.

Tâm lực chư vị còn yếu kém, chưa thành tựu ý sinh thân, không thể nhất niệm thọ sanh nơi Cực Lạc Tây Phương, phải nhờ Phật lực gia trì.

Tín - Nguyện đầy đủ, đêm ngày nhớ nghĩ tới Phật và cõi Phật mà niệm danh hiệu Phật, nhất định sẽ cảm ứng được Phật lực, tới khi lâm chung, hơi thở vừa dứt, liền sinh về Cực Lạc.

Chư vị tu Tịnh Độ Tông cần ghi nhớ và xác quyết một cách chắc chắn với chính mình, cũng như những người hỏi mình như vậy ! Chớ nghe theo tà luận, kiến giải của: nhị thừa, ngoại đạo, cùng hết thảy Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát - mà bác bỏ, nghi ngờ lời Phật dạy.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,716
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Hỏi: Người tu niệm Phật cầu vãng sanh Tây Phương Cực Lạc, chưa từng thấy Cực Lạc, chỉ nghe trong Kinh, làm sao hoàn toàn tin tưởng mà cầu sinh cho được ?

Đáp: Nay như quý vị hiện giờ đang ở nước Việt Nam, những ai chưa từng được qua nước Mỹ, chỉ nghe người ta kể, xem trên báo đài hình ảnh nước Mỹ và nếu may mắn thì gặp được những người mới từ Mỹ trở về.

Bấy giờ có người hỏi quý vị rằng, có nước Mỹ chăng ? Mặc dù chưa tới nước Mỹ, quý vị vẫn liền đáp ngày rằng là có. Chữ Có này do đâu mà đáp được ? Tại sao chưa từng tự mình thấy mà lại dễ dàng đáp có ?

Là tại vì hằng ngày quý vị đã nghe nói về nước Mỹ, nghe kể về nước Mỹ, gặp người từ Mỹ về nói về nước Mỹ, nhìn thấy hình ảnh nước Mỹ mỗi ngày ! Do sự huân tập đó mỗi ngày mà thành tựu được lòng tin này vậy !

Nếu ngay bây giờ, cũng câu hỏi đó, quý vị lại đem hỏi một đứa nhỏ chưa từng nghe, chưa từng thấy nước Mỹ thì câu trả lời nhận được sẽ là gì ? Không biết có hay không !

Tại sao ? Vì chưa huân tập đủ, nên còn nghi ngờ.

Người tu niệm Phật, cầu sinh Tịnh Độ cũng phải huân tập lòng tin như vậy ! Từng ngày, từng giờ tiếp nối không ngừng; chớ cho rằng mới nghe đã thành tựu được tín tâm ! Mới nghe mà đã thành tựu được, chỉ là vì quá khứ kiếp xưa đã huân tập rồi đó thôi !
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,716
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Câu 8: Hành giả Tịnh độ, giây phút lâm chung có cần người trợ niệm, đồng niệm không ? Nếu không có người trợ niệm, đồng niệm có được vãng sanh không ?

Câu 9: Trợ niệm, đồng niệm là giống hay khác nhau ?

Câu 10: Người thân hành giả Tịnh độ, khi hơi thở mới dứt, có nên động chạm thân thể hành giả không ?

Câu 8:

8.1: Hành giả Tịnh Độ giây phút lâm chung, nếu chưa niệm Phật đạt nhất tâm bất loạn, thì nên cần người trợ niệm, đồng niệm ! Tại sao ?
Vì:
- Giúp dễ nhiếp tâm, dễ nhất tâm niệm Phật. Nếu như ai đã từng tập thể hình thể thao, tất đã trải qua những khoảnh khắc thân thể đau nhức - mệt mỏi muốn từ bỏ, khi ấy nếu có người huấn luyện viên bên cạnh thúc để, khuyến khích thì liền tự nhiên có thêm sức mạnh để cố gắng ! Đây là trợ tăng ích, bởi vậy nếu có thể thì nên có người trợ niệm, đồng niệm.

- Giúp không sợ hãi. Sợ hãi là trạng thái tinh thần xảy ra khi lâm vào tình cảnh cô độc, lo lắng, tuyệt vọng, nếu hành già niệm Phật do hiện tiền quá khứ nghiệp, khiến giây phút lâm chung thân thể đau đớn, việc chỉ có một mình đơn độc niệm Phật, rất dễ tán tâm, rất dễ hoảng loạn; đánh mất trí nguyện, phan duyên theo cảnh, khiến chẳng thể cảm ứng được Phật lực gia trì ! Vì vậy nếu có thể nên có người trợ niệm, đồng niệm.

- Giúp vượt nghiệp chướng. Người niệm Phật, tuy vẫn mang nghiệp báo, mà nhờ Tín - Nguyện đầy đủ, niệm Phật thiết tha mà cảm ứng được Phật lực, vãng sanh về cõi Phật, vĩnh thoát luân hồi sinh tử, tam gác nợ báo nghiệp xưa. Do đây mà khi tới giây phút lâm chung, tất cả oan gia trái chủ biết được liền tới quấy phá gây cản trở, khiến tâm thần điên đảo. Nếu có được sự trợ niệm từ bên ngoài, từ quang Phật cảm ứng chiêu soi nơi chốn hành giả sắp tử biệt, làm cho hết thảy chúng sanh oan gia được từ lực của Ngài nhiếp thọ, khiến thân tâm an vui, từ tâm phát khởi, buông bỏ oán tâm; Ngay đó hành giả niệm Phật, phát nguyện đại bi, thệ độ tất cả chúng sanh, bao gồm tất thảy oan gia trái chủ của mình; Hứa nguyện vãng sanh, thành tựu sẽ tùy duyên độ thoát cho họ, lấy đây làm sự đền trả nghiệp báo.

Tâm niệm vừa khởi, tất thảy hoan hỷ, từ quang chiếu rọi, tất thảy an lạc. Tâm Phật, tâm hành giả, đồng trí đồng nguyện, cảm ức tức thì, Phật liền hiện tướng, tiếp dẫn về Tây Phương Cực Lạc. Đây là thắng duyên tuyệt vời, do đây mà nếu có thể nên thỉnh người trợ niệm, đồng niệm.

8.2: Nếu không có người trợ niệm, đồng niệm có được vãng sanh không ?

Tín - Nguyện đầy đủ, dù chỉ 10 niệm, chắc chắn nhất định sẽ được vãng sanh !

Câu 9:

Thế nào là trợ niệm ?
Là nhắc nhở giúp người:

1. Giữ vững tín tâm, tăng trưởng tín tâm, thành tựu tín tâm.

2. Giữ vững trí nguyện, tăng trưởng nguyện lực, cảm ứng tha lực.

3. Nhớ Phật niệm Phật, nhớ cõi nước Phật, như mình đang dần sinh về nước Phật.

4. Khiến người hoan hỷ, buông bỏ vạn sự, chẳng còn luyến lưu, nhất tâm cầu sanh Tây Phương Tịnh Độ A Di Đà Phật.

Làm 4 sự này, gọi là trợ niệm.

Thế nào là đồng niệm ?

1. Tùy theo sức lực , nhịp điệu hơi thở, mà cùng niệm Phật có nhanh có chậm, chẳng trái chẳng chướng sự niệm của hành giả sắp lâm chung.

2. Phối hợp dừng nghỉ sao cho danh Phật vang vọng chẳng ngừng, tiếp mãi như thế cho tới khi hành giả ngừng thở, nếu có thể thì thầm niệm bên người thêm 8 giờ nữa, rồi mới chấm dứt.

3. Phóng sinh, bố thí, trai giới phước lành; vì sự vãng sanh của người mà làm, vì muốn thành tựu sự vãng sanh của người mà niệm Phật.

Làm 3 sự này gọi là đồng niệm.

Câu 10:

Không cho bất cứ ai động chạm thân thể hành giả sau khi hơi thở vừa dứt, giữ cho an tịnh thân thể trải qua 8 tiếng tiếp theo, thì mới được động chạm thân thể.

Vì sao ?

- Nếu chưa đầy đủ Tín - Nguyên, khi hơi thở mới dứt, cảm giác vẫn còn chưa mất, nếu hành giả niệm Phật tâm lực yếu kém; động chạm vào thân sẽ sinh cảm giác đau nhức, tâm sân nổi dậy, liền đọa cảnh giới bất thiện. Bởi thế chớ nên vội vã đụng chạm thân thể hành giả khi mới lâm chung !

- Còn nếu đã đầy đủ Tín - Nguyện thì tất nhiên sự vãng sanh đã thành tựu rồi, việc động chạm chẳng chướng ngại sự vãng sanh được nữa ! Nhưng vì người thân và người trợ niệm đồng niệm, không thể tự rõ biết được, nên cần phải cẩn trọng vậy !

 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên