P

Đường Vào Bồ Tát Hạnh

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15/6/06
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
(51)
Nếu đem oán báo oán,
Kẻ địch tăng thù hận,
Hạnh Bồ Tát mình tổn,
Sự nhẫn nhục cũng mất.


[Behold] Hỏi: Nếu có kẻ hại mình, điều hay nhất là mình nên trả thù. Chắc chắn họ sẽ được lợi ích, vì lúc đó mình sẽ là đối tượng cho họ tu nhẫn nhục. Đáp: Có nhiều lý do để chứng minh quan niệm trên là sai lầm. Thứ nhất, nếu trả thù, chúng ta sẽ vi phạm Bồ Tát nguyện của mình, làm suy giảm tâm Bồ Đề, và khiến cho hạnh Bồ Tát mình thoái sụt. Thứ hai, không chắc là khi chúng ta trả thù, kẻ địch sẽ nhân đó tu nhẫn nhục. Điều chắc chắn là, vì họ là kẻ khiêu chiến, phản ứng của họ có thể sẽ trở nên táo bạo hơn, mà dù cho họ có tu nhẫn nhục chăng nữa, hạnh Bồ Tát của chúng ta sẽ bị thoái thất.

(52)
Tâm vốn không hình thể,
Không ai tổn hoại được,
Vì tâm chấp thân này,
Nên gặp nhiều khổ nạn.


[Behold] Hỏi: Có lý do chính đáng cho sự giận dữ và trả thù khi người khác dùng vũ khí thương tổn thân thể của mình. Bởi vì tâm thức chấp trước thân thể một cách mạnh mẽ như một phần của nó, nên khi thân thể bị thương tổn, tâm thức trở nên bực dọc và tìm cách trả thù. Đáp: Lối lý luận như vậy thực phi lý. Nếu đúng như thế, tại sao chúng ta lại giận dữ khi kẻ khác nói nặng chúng ta.

(53)
Bị kẻ khác khinh miệt,
Nói lời thô, ác độc,
Không tổn hại đến thân,
Tâm! Sao mi lại sân?


(54)
Nếu nói họ ghét mình,
Nhưng họ đời này, sau,
Không thể tổn hoại mình,
Sao lại ghét hủy báng?


[Behold] Phản đối: Bởi vì người khác nghe đến những lời ác độc và phỉ báng này sẽ không thích mình. Đáp: Sự ghét bỏ của người khác đối với mình, thực sự cũng chẳng đem đến sự tổn hại gì đến mình, dù trong đời này cũng như đời sau. Do đây cũng chẳng có lý do gì mà phải bực dọc.

(55)
Nếu nói ghét kẻ địch,
Vì sợ mất lợi dưỡng,
Lợi này, chết sẽ mất,
Chỉ tội báo là còn!


[Behold] Phản đối: Nếu kẻ khác không thích mình, mình sẽ bị mất danh dự, như thế sẽ không được lợi dưỡng và địa vị. Do đó, muốn tránh sự tổn hại này, mình phải trả đũa lại sự sỉ nhục của họ. Đáp: Nếu ta trả thù sự nhục mạ của đối phương mà phế bỏ sự tu tập nhẫn nhục, chúng ta càng gây thêm chướng ngại cho chính mình trong việc hoạch được lợi dưỡng và danh dự. Sự tu tập nhẫn nhục không bao giờ ngăn chận chúng ta thu hoạch lợi dưỡng. Sự thực, nó còn giúp chúng ta hoạch được sự mong cầu. Nếu chúng ta không trả thù, đương nhiên chúng ta, hoặc trong đời này, hoặc trong đời sau, sẽ được tiếng tốt, địa vị và tài sản. Hơn nữa, trong việc truy cầu vật chất, tuyệt đối không nên sân hận, vì chúng ta có tích tập bao nhiêu tài sản chăng nữa, đến chết cũng vẫn phải bỏ lại tất cả. Vật độc nhất còn sót lại với chúng ta là những vết hằn của sân hận trong tâm thức, và những ác nghiệp đã tạo này sẽ dìu chúng ta vào những tương lai mờ mịt nhất.

(56)
Chẳng thà chết hôm nay,
Quyết không sống tà mệnh!
Dù có được sống lâu,
Chết chỉ gặp thống khổ.


(57)
Dù mộng vui trăm năm,
Kẻ mộng rồi phải tỉnh,
Hoặc mộng vui phút chốc,
Chung cuộc mộng vẫn tàn.


(58)
Hai kẻ mộng tỉnh giấc,
Mộng vui không trở lại,
Cuộc sống tuy ngắn, dài,
Đến chết như mộng tỉnh!


Như hai người nằm mộng, tuy giấc mộng đẹp có ngắn có dài, nhưng tỉnh ra thì cùng giống nhau, nghĩa là không được gì. Giống thế, cuộc đời tuy có buồn vui, chết đi cũng sẽ không còn gì, như tỉnh giấc mộng kê vàng!

(59)
Dù được nhiều lợi dưỡng,
Hưởng an lạc lâu dài,
Lúc chết như bị cướp,
Ra đi bàn tay không!


(60)
Nếu nói lợi nuôi thân,
Làm sạch tội, tu phước;
Nhưng vì lợi mà sân,
Phước hết, tội ác sinh.


[Behold] Hỏi: Hiện tại tích tập tài sản vật chất, nhờ đây mà có thể tự nuôi thân, lại có thể tịnh hóa chính mình cùng tu tập công đức, điều này không phải là quan trọng hay sao?

(61)
Nếu vì lợi mà sống,
Do sân, bị thoái đọa,
Lại chuyên làm tội ác,
Cuộc sống nghĩa lý gì?


[Behold] Đáp: Như đã nói ở trên, nếu trong việc truy cầu vật chất, chúng ta làm cho đức hạnh mình sút giảm, lại tạo nhiều tội ác, không những hiện tại sống một cuộc đời vô nghĩa, hơn nữa lại còn chiêu cảm bao nhiêu ác báo trong vị lai.

(62)
Báng làm người nghi mình,
Nên mình sân người báng,
Như vậy sao không sân,
Kẻ hủy báng người khác?


Báng làm người nghi mình: Sự hủy báng làm người khác giảm lòng tin đối với chúng ta (nghĩa là làm chúng ta mất uy tín).
[Behold] Hỏi: Chúng ta có thể sẽ không trả thù nếu có người ngăn chận lợi dưỡng của mình; nhưng chúng ta sẽ trả thù nếu họ hủy báng danh dự của mình, vì điều này sẽ làm kẻ khác mất sự tin tưởng đối với chúng ta. Đáp: Lối lập luận này rất là yếu ớt. Nếu chúng ta trả thù khi bị người khác hủy nhục, tại sao chúng ta không trả thù khi kẻ khác bị hủy nhục, bởi vì sự hủy nhục này cũng làm người khác mất lòng tin đối với họ (kẻ bị hủy nhục).

(63)
Nếu đó là việc người,
Bởi vậy mình kham nhẫn,
Như vậy sao không nhẫn,
Báng do phiền não sinh?


[Behold] Thật là phi lý nếu chúng ta có thể an nhẫn khi người khác bị làm nhục, mà không an nhẫn khi mình bị nhục. Tất cả sự nhục mạ chỉ là phản ánh của sự sinh khởi của vô minh, do đó không lý do gì mà phải khởi tâm sân hận với nó.

(64)
Đối với kẻ báng Pháp,
Phá hoại tháp, tượng Phật,
Mình cũng không nên sân,
Vì Phật không thọ hại.


[Behold] Nghi: Có lẽ chúng ta nên tu tập an nhẫn nếu có kẻ đến hại mình. Nhưng nếu họ hủy nhục Tam Bảo, chúng ta sẽ phải trả thù. Điều này chắc chắn không sai lầm. Đáp: Bởi vì chư Phật ở ngoài phạm vi của tất cả sự hủy hoại, chúng ta không nên giận dữ đối với kẻ khác, dù họ là kẻ hủy báng Tam Bảo, phá hoại tháp tượng, hoặc ô nhục Chánh Pháp với bất cứ phương pháp nào. Những kẻ mà có thể làm những hành động ngu xuẫn như vậy, chắc chắn đã hoàn toàn bị khống chế bởi vô minh. Đối với những kẻ bất hạnh, yếu đuối như vậy chúng ta nên sinh lòng từ bi thương xót mới đúng.

(65)
Đối kẻ hại sư trưởng,
Cùng thương tổn thân bằng,
Vì biết là duyên sinh,
Thế nên không sân hận.


[Behold] Cho đến những người thân của mình, như sư trưởng, thân quyến, hoặc bạn bè bị người khác hãm hại, mình cũng phải tự kềm hãm, không nên trả thù hoặc sinh sân hận, mà nên hiểu là tất cả đều là quả báo của ác nghiệp đã tạo ra trong đời trước. Dĩ nhiên, mình vẫn có thể trong phạm vi quyền lực của mình, với thái độ ôn tồn, không giận dữ, cố gắng ngăn chận sự tai hại xảy đến cho người khác. Tu tập nhẫn nhục, không có nghĩa là chúng ta để kẻ khác tự do làm ác mà không can thiệp, mà chỉ có nghĩa là chúng ta hoàn toàn tự chủ, không để cho tâm mình bị khống chế bởi vô minh, mà trở nên điên cuồng giận dữ, mất hết lý trí .
--------------------------------
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15/6/06
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
(66)
Vật vô tình, hữu tình,
Đều tổn hại chúng ta,
Sao chỉ sân hữu tình?
Thế nên phải an nhẫn!


(66)
Vật vô tình, hữu tình,
Đều tổn hại chúng ta,
Sao chỉ sân hữu tình?
Thế nên phải an nhẫn!


Nếu chúng ta có thể nhẫn được sự tổn hoại của vô tình, như mưa, gió, nóng, lạnh v.v..., mà không sinh sân hận, thì do sự quán sát về nhân duyên hoà hợp không tự tính, chúng ta cũng có thể an nhẫn được sự tổn hại mà hữu tình đem đến cho chúng ta.

(67)
Kẻ vì ngu làm ác,
Người vì ngu nổi sân,
Trong đây kẻ nào lỗi?
Kẻ nào không có lỗi?



[Behold] Vì do sân hận mà tổn hại người khác, hoặc vì do sân hận mà trả thù, cả hai hành động hồn tồn chỉ là sự nô lệ của vô minh, đều không đáng được khích lệ.

(68)
Vì đâu xưa tạo nghiệp,
Ngày nay bị người hại,
Tất cả đều do nghiệp,
Sao lại sân hận người?



(69)
Đã hiểu rõ như thế,
Nên thương xót lẫn nhau,
Vì thế phải nhất tâm,
Tu hành chư phước thiện!


(70)
Ví như nhà bị cháy,
Lửa lan đến nhà người,
Đúng lý mau chặt, dọn,
Cỏ rơm, vật nhạy lửa.


[Behold] Sự tham luyến đối với người thân (một cách tổng quát, tất cả sự vật) thường là nguyên nhân sinh khởi của sự giận dữ, bởi chúng ta vì bênh vực họ mà sinh tâm thù hận. Tịch Thiên đề cập đến vấn đề này bằng cách đưa ra thí dụ sau đây: Khi một ngơi nhà bị cháy, cỏ khơ chung quanh cĩ thể dẫn lửa cháy lan đến nhà bên cạnh. Nếu cỏ khơng bị cắt, ngọn lửa sẽ cháy lan đến các ngơi nhà hàng xĩm và thiêu hủy tất cả tài sản của họ.

(71)
Vì tâm tham cảnh giới,
Làm lửa sân bừng cháy,
Sợ lửa đốt phước đức,
Phải mau trừ diệt tham!


[Behold] Cũng thế, khi mà những sự vật chúng ta tham luyến bị xâm phạm, cỏ khơ của sự tham luyến sẽ dẫn lửa sân hận đến hại chúng ta, cùng đốt cháy tất cả phước đức mà chúng ta tu tập được. Để phịng ngừa sự khốc hại này, chúng ta phải nhất tâm dứt bỏ sự tham luyến của mình đối với trần cảnh.

(72)
Như người chờ tử hình,
Chặt tay rồi, được tha;
Tu hành giải thốt, chịu,
Chút khổ, chẳng may à?


[Behold] Hỏi: "Nếu như tơi dứt bỏ người thân cùng bè bạn (nĩi tổng quát là khơng tham luyến trần duyên), tơi sẽ tiếp tục nhận chịu sự khổ đau (như biệt ly, cơ đơn chẳng hạn)". Đáp: " Sự nhẫn chịu khổ đau đĩ, như một kẻ tù đang sắp bị tử hình, nay nhờ sự can thiệp của kẻ khác mà bản án giảm khinh thành tội bị chặt tay. Kẻ tử tù đĩ nhất định sẽ vui mừng khơn xiết. Tương tự như vậy, một người nhận chịu khổ đau của sự phải xa rời cảnh giới mình tham luyến, nên cảm thấy may mắn vì sẽ khơng bị cảnh giới đĩ trĩi buộc làm tâm sân hận mà đọa địa ngục".

(73)
Hiện tại chút ít khổ,
Mà cịn khơng nhẫn được;
Sao khơng trừ sân hận,
Gốc của khổ địa ngục?


[Behold] Hỏi: Tơi khơng thể nào chịu đựng nổi sự nhục mạ và phỉ báng. Đáp: Nếu chúng ta khơng nhẫn chịu sự khổ đau nhỏ nhặt này, thì làm sao nhẫn chịu nỗi sự thống khổ ở địa ngục được. Nếu chúng ta khơng nhẫn chịu được sự khổ đau ở địa ngục, tại sao khơng sợ mà vẫn cịn tiếp tục sân hận, gây tạo nguyên nhân cho sự đầu thai vào cõi đĩ.

(74)
Vì dục, mà ngàn lần,
Đọa ngục chịu thiêu đốt,
Nhưng sự lợi mình, người,
Nay vẫn chưa thành tựu.


[Behold] Trong quá khứ, chúng ta vì ngu si, khơng hiểu luật nhân quả, hơn nữa tâm thức của chúng ta lại bị nhiễm ơ bởi sự sân hận và tham luyến, chúng ta đã từng nhận chịu bao nhiêu sự khổ đau thiêu đốt của địa ngục. Điều rất đáng tiếc là, tuy chịu biết bao nhiêu khổ đau như thế, chúng ta vẫn chưa làm được lợi ích gì cho người khác và cho chính mình (trên con đường giải thốt).

(75)
An nhẫn, khổ khơng nhiều,
Lại thành tựu lợi lớn,
Vì chúng sinh trừ hại,
Vui sướng nhận khổ này!


An nhẫn khổ khơng nhiều: Sự khổ do an nhẫn khơng bằng một phần (của sự khổ địa ngục).

(76)
Người khởi tâm hoan hỉ,
Khen ngợi kẻ thù ta,
Tâm! Sao mi khơng khen,
Để lịng mình hoan hỉ?


[Behold] Sự giận dữ thường thường đi đơi với sự ganh ghét, bởi vậy chúng ta phải nên vượt qua cả hai sự chướng ngại này. Vì thế, nếu kẻ thù chúng ta được người khác ca ngợi, thay vì trở nên ghen tị, chúng ta nên vui vẻ và tùy hỉ đối với sự hân hoan của họ.

(77)
Sự hoan hỉ phát sanh,
Là vui, không phải tội,
Chư Phật đều cho phép,
Lại là pháp nhiếp người!


[Behold] Nếu chúng ta cĩ thể tùy hỉ cơng đức của kẻ khác một cách chân thực, chúng ta sẽ được sự vui đời này và đời sau. Khơng những chư Phật đều hài lịng với hành động của chúng ta, mà sự tùy hỉ cơng đức này lại cịn là một phương pháp hay nhất để kết bạn lành với chúng sinh.

(78)
Nếu người được vui, mà,
Mình không muốn người vui,
Thế đừng trả thù lao,
Nay, sau mất an lạc.


[Behold] Nếu mình khơng thích thấy người khác vui, thì cũng giống như là mình khơng trả tiền cơng cho người làm, vì điều này sẽ làm họ vui. Nếu thế người làm sẽ khơng làm việc cho mình, và như vậy, trong hiện tại và tương lai hai bên (chủ tớ) đều sẽ gặp rất nhiều khốn nạn. Tương tự, tùy hỉ cơng đức người khác cũng giống như là trả tiền lương sịng phẳng cho người làm của mình, điều này sẽ làm cho kẻ khác vui, phần mình cũng được nhiều lợi ích an lạc.

(79)
Người khen công đức mình,
Mình muốn họ được vui,
Họ khen công đức người,
Cớ sao mình không vui?

(80)
Xưa muốn hữu tình vui,
Nên phát tâm Bồ Đề,
Nay hữu tình được vui,
Vì sao lại sân hận?


Chúng ta đã phát hạnh nguyện lợi ích chúng sinh, và hơn nữa đã từng phát tâm Bồ Đề để kiên cố hạnh nguyện này. Nếu thế, chúng ta nỡ nào sinh tâm ghen ghét với kẻ khác, khi họ với tất cả nỗ lực của chính mình, thu hoạch được một ít sự vui sướng khơng đáng kể.

(81)
Xưa muốn cho hữu tình,
Thành Phật, thọ cúng dường,
Nay thấy người được lợi,
Sao lại sinh tật đố?


(82)
Người thân, mình phải nuơi,
Bổn phận phải chăm sóc,
Nay thấy họ tự lập,
Không vui, lại sân hận?


[Behold] Thí như cha mẹ cĩ trách nhiệm nuơi dưỡng con cái, nhưng khi thấy chúng đã trưởng thành và cĩ thể tự lập, cha mẹ nên vui mừng. Họ luơn luơn sung sướng với sự thành tựu của con cái mình và khơng bao giờ khởi tâm ghen ghét. Chúng ta đối chúng sinh cũng nên như vậy.

(83)
Không muốn người được lợi,
Há muốn họ thành Phật?
Ghen ghét kẻ phú quí,
Há có Bồ Đề tâm?



[Behold] Nếu chúng ta muốn dẫn dắt chúng sinh đến nơi an lạc, tự do và giải thoát, không có lý do nào mà lại trở nên ghen ghét và sân hận khi chúng sinh tìm được niềm an ủi nhỏ nhặt cho chính họ. Nếu chúng ta có những tâm tưởng nhỏ nhen như vậy, sao lại gọi là kẻ thực hành hạnh Bồ Tát được. Khi tâm chúng ta còn tràn ngập bởi sự ghen ghét và ác cảm, tâm Bồ Đề của chúng ta không bao giờ tăng trưởng được. Nếu tâm ghen ghét, sân hận cùng sự điên đảo tăng gia một phần, thì tâm Bồ Đề bị giảm sút một phần. Vì thế nếu chúng ta thực sự tha thiết thực thi hạnh Bồ Tát của mình, phải cấp tốc quét sạch những cặn bã này ra khỏi tâm thức của chúng ta.

(84)
Kẻ địch đã được lợi,
Hoặc thí chủ chưa cho,
Cả hai, mình không phần,
Việc gì mình phải lo?


[Batchelor] Việc gì đến mình, nếu kẻ thù được hay khơng được lợi dưỡng? Hoặc là họ đã được; hoặc là thí chủ đã hứa, nhưng chưa đưa cho họ. Trong cả hai trường hợp, mình chẳng được phần nào.

(85)
Sân hận mất phước lành,
Tín tâm và đức hạnh,
Tại sao không trách mình,
Tự gây bao chướng ngại?


[Behold] Một mặt khởi tâm ghen ghét, một mặt khác lại mong nhận được lợi dưỡng và hạnh phúc. Đây chính là một sự mâu thuẫn to tát của chính mình. Tại sao? Vì nguyên nhân chính cho sự gặt hái được lợi dưỡng và hạnh phúc chính là đức hạnh của chúng ta. Khi mà lịng ghen tuơng cùng tâm ích kỷ nổi dậy, chúng sẽ đập nát những hạnh phúc của chúng ta, và như thế sẽ hủy diệt những cơ hội cho sự hạnh phúc của chúng ta trong tương lai. Giữa tâm ác và quả lành, chúng ta phải chọn một, khơng thể lưỡng lự được!

(86)
Khi xưa từng làm ác,
Tại sao chưa hổ thẹn?
Nay lại còn ghen ghét,
Kẻ phước đức hơn mình!


(87)
Giả sử người đau khổ,
Thì mình được vui gì?
Chỉ mong người khác khổ,
Chưa chắc họ sẽ khổ!


(88)
Giả sử mình mãn nguyện,
Người khổ, mình vui gì?
Nếu nói mình thỏa mãn,
Không gì tồi hơn đây!


[Behold] Khi kẻ thù chúng ta bị tổn hại, điều này đem đến sự vui sướng gì cho chúng ta? Phản đối: Nếu kẻ thù đau khổ, điều này sẽ làm tôi vô cùng thỏa mãn. Đáp: Những ý tưởng như vậy sẽ không bao giờ được toại nguyện. Ngược lại, không có sự tai hại nào hơn là những ý tưởng hạ tiện và thô bỉ đó đem đến cho chúng ta.

(89)
Nếu lưỡi câu sân hận,
Bén nhọn móc dính mình,
Đưa mình vào địa ngục,
Chắc đọa vạc dầu sôi!


(90)
Khen ngợi và vinh dự,
Không đem phước, tuổi thọ,
Sức lực, hay khoẻ mạnh,
Không làm thân an lạc. [/color][/i][/b]

[Behold] Hỏi: Nếu tôi không trả thù khi bị người hủy nhục, kẻ khác sẽ nghĩ thế nào? Danh vọng, và sự ca ngợi của tôi sẽ bị tổn giảm. Đáp: Để trả lời sự thắc mắc này, trước tiên nên quán sát giá trị của cái gọi là danh vọng, ca ngợi v.v... Chúng đưa đến cho chúng ta sự lợi ích thực tế nào? Dư luận của kẻ khác có thể làm cho tâm linh chúng ta tiến bộ không? Làm cho chúng ta sống lâu không? Làm cho chúng ta thoát khỏi sự bệnh hoạn (và già chết) không? Nếu nó không giúp được gì cho chúng ta, thì những hư danh đó đối với chúng ta chẳng có nghĩa lý gì. Tại sao chúng ta để nó làm xao động tâm hồn mình?

(91)
Nay hiểu rõ tổn, ích,
Danh vọng có ích gì?
Nếu chỉ muốn thỏa lòng,
Chi bằng vui tửu sắc! [/color][/i][/b]

[Batchelor] Nếu đã ý thức được những ý nghĩa đó (tức là sự tổn hại của tâm sân hận, và sự lợi ích của tâm tùy hỉ), thì chúng ta sẽ tìm được giá trị gì trong những sự khen, chê này. Nếu tất cả những điều mà chúng ta mong cầu chỉ là một chút khoái lạc cho tâm hồn, tốt hơn nên đi tìm những thú vui trong cờ bạc, rượu chè v.v...

(92)
Nếu chỉ vì hư danh,
Mất của, táng thân mạng,
Lời khen đem được gì?
Khi chết, ai hưởng lạc?


(93)
Nhà cát bị sụp đổ,
Trẻ con khóc, gào la;
Mất danh, nếu bi thương,
Khác nào lũ con trẻ?


(94)
Thanh(âm) tạm bợ, vô tình,
Khen ngợi nào đủ vui?
Nếu nói người ưa mình,
Người khen là niềm vui.


[Batchelor] Bởi âm thanh tạm bợ là vật vô tình, nó không nghĩ là đã khen ngợi ta, nhưng vì nó làm cho kẻ khen ta vui sướng, lời khen này thật là niềm vui đối với ta.

(95)
Được khen, hoặc người vui,
Đối mình có ích gì?
Vui sướng riêng họ hưởng,
Mình được phần nào đâu?


(96)
Nếu người vui, mình vui,
Đối kẻ khác cũng vậy;
Người vui khen kẻ địch,
Cớ sao mình không vui?


[Behold] Hỏi: Thật là điều hợp lý nếu chúng ta vui khi thấy người khác vui. Trong kinh điển chẳng lẽ chưa nói đến: "Chúng ta nên hoan hỉ khi thấy chúng sinh vui?" Đáp: Điều này rất đúng. Điều quan trọng là chúng ta phải suy tư một cách sâu sắc hơn, cho đến trình độ chúng ta vẫn có thể hoan hỉ khi thấy kẻ thù mình vui sướng. Thật là phi lý nếu chúng ta vẫn còn tâm phân biệt, chỉ vui khi thấy bạn bè mình được khen ngợi, và trở nên ghen tức khi thấy kẻ thù mình vui sướng.

--------------------------------------------------
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15/6/06
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
(97)
Vậy khi mình được khen,
Nếu sinh tâm hoan hỉ,
Sự vui này vô lý,
Hành động như trẻ con!


(98)
Khen ngợi làm tâm loạn,
Tổn hoại tâm xả ly,
Ghen ghét người có đức,
Sẽ hoại thành quả lành.


[Crosby] Sự khen ngợi đưa đến cho ta (giả tưởng của) sự an ninh. Chúng phá hoại ý thức của ta về sự khẩn cấp của việc thoát ly sinh tử. Hơn nữa, chúng tạo nên sự ghen ghét với kẻ có đức hạnh, và giận dữ đối với sự thành công của họ.

(99)
Vì vậy nếu có người,
Tổn hoại danh dự mình,
Há đã chẳng cứu mình,
Khỏi đọa ba đường ác?


(100)
Mình chỉ cầu giải thoát,
Không cần lợi trói buộc,
Tại sao lại sinh sân,
Với người cởi trói mình?


(101)
Như mình sắp bị đọa,
Vì nhờ Phật gia hộ,
Kẻ thù thành vật ngăn,
Tại sao lại ghét họ?


[Behold] (Kệ 99-101) Kẻ thù là bậc thầy quí trọng nhất của chúng ta. Họ dạy chúng ta hạnh nhẫn nhục, giúp chúng ta cắt đứt sự tham mê danh vọng, đoạn trừ cho chúng ta sự trói buộc của sinh tử. Họ ngăn chận chúng ta trong sự tạo thêm nhân duyên cho sự đầu thai vào cõi thống khổ này, và giúp cho chúng ta gây tạo nhân duyên cho sự giải thoát. Nên coi họ như bậc dẫn dắt tâm linh, đang đem đến cho mình bao nhiêu sự lợi lạc. Nếu được như vậy, chúng ta sẽ dẹp trừ được sự giận dữ của chúng ta đối với người bạn cao quí này.
--------------------------------------------------
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15/6/06
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
(102)
Nếu địch ngăn phước mình,
Ghét họ cũng không đúng;
Khó làm, không hơn nhẫn,
Tại sao không chịu nhẫn?


[Behold] Hỏi: Tại sao kẻ tu học Phật Pháp phải nghỉ rằng kẻ thù là người bạn thân nhất của mình? Khi kẻ khác hại mình, họ làm gián đoạn sự tu tập, ngăn trở sự tích tập phước đức, và chướng ngại sự thực hành bố thí và các công đức khác của mình, lúc đó không những họ không phải là bạn mình, mà sự trả thù của mình đối với họ cũng là hợp lý. Đáp: Cơ hội tu tập hạnh nhẫn nhục (một yếu tố quan trọng nhất trên con đường thành Phật), được đem đến cho chúng ta là do "sự tử tế của kẻ thù".

(103)
Nếu vì chính lỗi mình,
Không nhẫn sự tổn hại,
Phải chăng mình tự chướng,
Tu nhẫn, nguồn phước đức?


[Behold] Đem cho chúng ta một cơ hội tu tập nhẫn nhục, kẻ ác ơn đó giúp chúng ta tạo công đức vô lượng. Nhưng nếu chúng ta không nhẫn, cơ hội hiếm có này sẽ mất.

(104)
Không hại, nhẫn không sinh,
Kẻ địch giúp mình nhẫn,
Họ là nguồn tu phước,
Sao gọi là chướng phước?


[Behold] Quả của sự nhẫn nhục chỉ có thể mọc từ nhân của nó, tức là kẻ thù của ta. Không có nhân (kẻ thù), quả (nhẫn nhục) không bao giờ có. Do đó, thật là lầm lẫn nếu nghĩ rằng kẻ thù chướng ngại sự tu hành của mình.

(105)
Kẻ đúng lúc đến xin,
Không ngăn mình bố thí;
Các vị thầy truyền giới,
Không ngăn mình xuất gia.


Chúng ta không thể cho rằng kẻ thù là sự chướng ngại cho sự tu hạnh nhẫn nhục của mình.

(106)
Thế gian nhiều ăn mày,
Kẻ hại mình thì ít,
Nếu mình không kết oán,
Chắc không ai hại mình.


[Behold] Nói một cách tổng quát, hạnh nhẫn nhục cao hơn hạnh bố thí, bởi vì đối tượng của sự nhẫn nhục khó tìm hơn đối tượng cho sự bố thí. Vì sao? Kẻ ăn mày thì nhiều (cơ hội bố thí cũng nhiều), nhưng "có mấy kẻ (thực tình) đến dạy cho chúng ta sự nhẫn nhục"?

(107)
Kẻ thù rất khó gặp,
Như báu hiện nhà nghèo;
Họ giúp mình thành Phật,
Phải mừng khi gặp họ!


[Crosby]
Vì họ (kẻ thù) giúp mình con con đường giải thoát, mình nên có thái độ đối với họ giống như một kẻ nghèo (tỉ dụ mình) không tốn sức lực nào mà tìm được kho tàng (tỉ dụ kẻ địch) trong nhà mình.

(108)
Nhờ địch nên nhẫn thành,
Vì thế thành quả này,
Nên dâng hiến kẻ địch,
Vì họ là nhẫn duyên.


[Behold] Chúng ta phải thường nhớ đến sự từ bi của kẻ thù, kẻ đã làm cho chúng ta sân hận. Phải cảm thấy vui mừng vì tìm được họ. Chính họ là người làm mình có cơ hội tu tập nhẫn nhục. Vì thế, bất cứ công đức hay quả báo lành nào có được, trước nên hồi hướng đến họ.

(109)
Nếu địch không ý giúp,
Không đáng mình cúng dường,
Vậy cũng chẳng nên cúng,
Chánh Pháp, nguồn tu thiện.


[Behold] Hỏi: Tôi không có lý do gì thờ phụng kẻ thù. Họ không có ý giúp tôi tu tập nhẫn nhục. Đáp: Nếu sự phản đối này là đúng, thì chúng ta cũng chẳng nên thờ phụng (Phật) Pháp. Nó (vì vô tâm nên) cũng chẳng có ý muốn đem đến cho chúng ta đức hạnh.

(110)
Vì địch chỉ hại mình,
Nên mình không cúng dường,
Nếu họ như lương y,
Mình làm sao tu nhẫn?


[Behold] Hỏi: Đây là điều không giống nhau. Kẻ thù có ý hại chúng ta, trong khi (Phật) Pháp không có ý đó. Đáp: Chính vì do ý muốn hãm hại của kẻ thù, chúng ta mới có cơ hội tu tập nhẫn nhục. Nếu giống như bậc lương y, chỉ mong làm lợi ích cho bệnh nhân, (và nếu) kẻ thù chỉ đem lại sự an lành, chúng ta không bao giờ có cơ hội tu tập nhẫn nhục.

(111)
Phải nhờ người sân ác,
Mới tu được nhẫn nhục;
Kẻ địch là nguồn nhẫn,
Phải cúng như Chánh Pháp!


[Batchelor] Sự nhẫn nhục (của mình) được sinh ra, tùy thuộc vào tâm sân hận của kẻ thù, (như thế) họ phải đáng được thờ phụng như Chánh Pháp.

(112)
Chúng sinh và chư Phật,
Là phước điền thù thắng,
Kẻ nào kính cả hai,
Sẽ đạt đến bờ Giác!


[Batchelor] Do đó đức Phật dạy rằng phước điền của chúng sinh đồng như phước điền của Phật. Vì những kẻ từng làm họ (chúng sinh) vui lòng, đã đến sự viên mãn (thành Phật).

(113)
Chúng sinh, Phật đều là,
Nhân duyên giúp thành Phật!
Kính Phật, khinh chúng sinh,
Lẽ nào có lý này?


[Crosby] Khi mà sự truyền thọ phẩm hạnh để thành Phật đến với chúng ta từ phước điền của chúng sinh và phước điền của Phật bằng nhau. Lý do gì mà chúng ta không cung kính chúng sinh như cung kính Phật?

(114)
Trên phương diện trí, đức,
Chúng sanh không bằng Phật,
Làm duyên giúp thành Phật,
Chúng sanh, Phật bằng nhau!


[Behold] Ngài Tịch Thiên trình bày lý luận của mình, không có ý muốn nói phẩm hạnh của chúng sinh đồng với phẩm hạnh của bậc Giác Ngộ, mà chỉ muốn nói chúng sinh và Phật giống nhau ở điểm là cả hai đều là nguyên nhân cho sự giác ngộ (của chúng ta), và chỉ trên phương diện này, cả hai đều đáng là đối tượng cho chúng ta tôn thờ.
[Diễn Ý] Nói một cách tổng quát, nếu chúng ta bố thí tài vật, sự an vui (vô úy), và Phật Pháp đến kẻ khác, đây gọi là tu hạnh bố thí. Nhưng Bồ Tát vì thấy được chúng sinh là sự quí báu vô hạn, và cảm ơn những sự lợi ích mà chúng sinh đem đến, do đó các ngài coi hành động bố thí của mình chính là sự cúng dường đến chúng sinh. Các ngài nhận thức rằng chúng sinh là đối tượng để mình tu tập hạnh bố thí, trì giới, nhẫn nhục, v.v...và giúp cho mình gặt hái được quả lành của sự Giác Ngộ. Do đó các ngài thờ phụng họ (chúng sinh) ngang hàng với Tam Bảo.

(115)
Nên cúng bậc tâm từ,
Bởi vì họ tôn quí,
Kính Phật, phước điền lớn,
Bởi vì Phật tôn quí.


[Batchelor] Bất cứ công đức nào sinh ra từ sự tôn thờ một kẻ có tâm từ bi là nhân vì sự tôn quí của họ. Và giống như vậy, công đức sinh ra do sự tin tưởng vào đức Phật là nhân vì sự tôn quí của đức Phật.

(116)
Chúng sanh giúp thành Phật,
Nên nói đồng chư Phật,
Nhưng chúng sinh kém Phật
Biển công đức vô biên.


Họ (chúng sinh) được nói là đồng với chư Phật trên phương diện họ giúp kẻ khác thành tựu đức hạnh của Phật (thành Phật). Nhưng trên phương diện phước đức, họ không thể nào bằng Phật, là bậc có vô biên biển công đức.

(117)
Với bậc được ít phần,
Công đức của chư Phật,
Tuy cúng vật ba cõi,
Cũng chưa gọi là đủ!


[Batchelor] Dù chúng ta đem cả ba cõi cúng dường đến những bậc chỉ có được một phần nhỏ công đức của chư Phật, cũng chưa bày tỏ hết sự tôn thờ của chúng ta đến với họ.

(118)
Hữu tình đủ công đức,
Sinh khởi Pháp thù thắng,
Đức này đồng chư Phật,
Vậy phải cúng hữu tình!


[Behold] Một cách tổng quát, tuy chúng sinh không có những đức hạnh to lớn của chư Phật, họ cũng chia xẻ một phần trong việc làm phước điền cho chúng ta. Bởi vì chúng ta nhờ vào phước điền này trong sự tu hành thành Phật, thế nên chúng ta phải tôn thờ chúng sinh như tôn thờ chư Phật.

(119)
Chư Phật đối hữu tình,
Thành thật làm lợi ích;
Nếu muốn báo ơn Phật,
Xin làm hữu tình vui!


[Crosby] Hơn nữa, đối với chư Phật, bậc Thành Thực, đã đem vô biên hạnh phúc đến cho hữu tình, có cách nào báo ân chư Phật hay hơn là làm cho hữu tình vui.

(120)
Lợi sinh mới đủ báo,
Ơn Phật, bậc vì ta,
Xả thân vào địa ngục,
Vì thế dù bị hại,
Kiên quyết tu pháp lành!


[Behold] Trong quá khứ đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni, vì lợi ích cho chúng sinh mà đã bỏ biết bao nhiêu thân mệnh. Vì thế chúng ta không nên làm hại những kẻ là đối tượng thương yêu của ngài (nghĩa là tất cả chúng sinh). Giả sử mình bị hại, không nên tìm cách trả đũa, mà nên đem sự vui sướng, lợi ích, và tình thương đến cho kẻ thù. Nếu như chúng ta có thể thực hành được điều này, tất cả chư Phật đều sẽ hài lòng.
-------------------------------------------------------
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15/6/06
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
(121)
Chư Phật vì chúng sinh,
Còn không tiếc thân mệnh,
Mình sao còn ngã mạn,
Không phục vụ hữu tình?


(122)
Chư Phật vì chúng sinh,
Còn không tiếc thân mệnh,
Mình sao còn ngã mạn,
Không phục vụ hữu tình?


(123)
Nếu tồn thân bỏng lửa,
Được vui, tâm nào vui?
Nếu thương tổn hữu tình,
Làm sao khiến Phật vui?


(124)
Vì xưa hại chúng sinh,
Làm cho Phật đau buồn,
Nay giập đầu sám hối,
Cầu Phật tha hết tội!


(125)
Muốn làm Như Lai vui,
Nên làm lợi thế gian,
Mặc cho người giẫm đầu,
Thà chết, vui lòng Phật!


(126)
Chư Phật đấng Đại Bi,
Xem chúng sinh như mình;
Chúng sinh, Phật đồng thể,
Sao không kính chúng sinh?


(127)
Làm chúng vui, Phật vui,
Không những lợi chính mình,
Lại trừ thế gian khổ,
Thế nên phải an nhẫn.


(128)
Như bầy tôi của vua,
Tuy tổn hại nhiều người,
Bậc trí tuy đủ sức,
Nhưng vẫn không phục thù,


(129)
Vì bọn họ đông nhiều,
Lại được vua hậu thuẫn;
Sức kẻ địch tuy yếu,
Cũng không coi thường họ!


(130)
Kẻ địch nương tựa vào,
Chư Phật, cùng ngục tốt;
Hãy làm hữu tình vui,
Giống như dân hầu vua!


(131)
Bạo chúa tuy nổi sân,
Không làm đọa địa ngục,
Nếu xúc phạm hữu tình,
Ắt thọ địa ngục khổ!


(132)
Dù làm cho vua vui,
Không giúp ta thành Phật,
Nếu làm chúng sinh vui,
Ắt thành Vô Thượng Giác!


(133)
Tại sao vẫn chưa thấy,
Quả báo làm người vui:
Đời sau được thành Phật,
Đời này hưởng vinh hoa!


(134)
Đời đời tu nhẫn nhục:
Thân đẹp, không bệnh hoạn,
Danh dự, tuổi thọ dài,
Vui đồng Chuyển Luân Vương!

---------------------------------------
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15/6/06
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Phẩm Bảy:

TINH TIẾN


(1)
Nhẫn xong cần tinh tiến,
Tinh tiến chứng Bồ Đề!
Không gió, đèn không động,
Không siêng, phước không sinh.


(2)
Siêng là hay làm thiện,
Nếu không sẽ lười biếng,
Ham những sự thấp hèn,
Tự khinh và chán nản,


(3)
Tham mê sự lười vui,
Biếng nhác, ham ngủ nghỉ,
Không nhàm khổ luân hồi,
Càng lúc càng lười biếng!


(4)
Sao vẫn chưa biết mình,
Đang trong lưới vô minh,
Lăn lộn ngục sinh tử,
Ắt vào miệng tử thần?



--------------------------------------------------
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15/6/06
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
(5)
Có sinh ắt có tử,
Bạn lẽ nào không thấy?
Những kẻ tham ngủ nghỉ,
Như bị thấy đồ tể.


[Padma] Bạn không thấy cái chết đang án dẫn đếntừng người từng
người ra đi hay sao? Vậy mà mà bạn còn ngái ngủ như con bò bên cạnh kẻ
đồ tể.

(6)
Lối thoát bị chận ngăn,
Tử thần nhìn đăm đăm,
Lúc đó nào có thể,
Tham ngủ cùng tham ăn?


------------------------------
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15/6/06
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
(7 )
Sắp chết mới siêng năng,
Cái chết đến nhanh chóng
Kịp thời nên chuẩn bị,
Đã trễ, siêng ích gì?


Kịp thời nên chuẩn bị: Tích tập công đức trước khi giây phút đó (cái chết) đến.

(8)
Sắp làm, mới bắt đầu,
Hoặc làm chưa bao lâu,
Tử thần đột nhiên đến,
Ô hô, đời còn đâu!


[Behold] Cuộc đời chúng ta đầy dẫy những sự việc mà chúng ta
dự định. Có những việc chưa bắt đầu, có những việc vừa mới bắt tay vào,
lại có những việc còn đang dở dang. Tuy thế, không luận tình trạng của
bất cứ công việc nào mà mình đang xúc tiến, cái chết sẽ đến bất ngờ.
Hoàn toàn không có chuẩn bị tư lương, chúng ta cảm thấy kinh sợ. Lúc đó có hối hận cũng đã trễ

(9)
Ưu sầu đôi mắt đỏ,
Giòng lệ tuôn nhạt nhòa,
Họ hàng nhìn tuyệt vọng,
Bóng tử thần hiện ra .


[Padma] Từ sự khổ đau thăm thẳm trong lòng, dòng lệ chảy dài từ đôi mắt đỏ, bạn nhìn người thân trong trăn trối, và thấy bóng tử thần hiện đến.

(10)
Nhớ tội lòng áo não,
Nghe tiếng ngục kêu gào,
Cuồng loạn, thân phẩn uế,
Khi đó phải làm sao?


[Crosby] Hành hạ bởi tội lỗi quá khứ của bạn, và khi nghe những tiếng gào thét, chấn động của địa ngục, trong sợ hãi, phẩn uế ra đầy cả thân thể. Khi đó bạn sẽ làm sao?

(11)
Lúc chết niềm lo sợ,
Như cá nằm trên thớt;
Huống nghiệp xưa dẫn dắt,
Thọ khổ nơi địa ngục?


[Padma] Ngay khi bạn đang còn sống, mà còn cảm thấy sợ hãi như cá đang oằn oại trên mặt đất. Cần gì phải nói đến thống khổ sự không thể nhẫn chịu được nơi địa ngục, tạo ra do những nghiệp ác của bạn khi xưạ

(12)
Như trẻ bỏng nước sôi,
Rát đau, thân thống khổ,
Đã tạo nghiệp địa ngục,
Sao lại còn nhởn nhơ?


[Batchelor] Sao mình còn có thể nhởn nhơ như vầy, khi mà mình đã tạo nghiệp ác (sẽ đưa đến quả báo là) thân thể nhạy cảm như thân trẻ con (của mình) gặp phải nước sôi trong hỏa ngục.

(13)
Lười, mà mong quả lành,
Nhu nhược, hay than van,
Chết đến còn phóng dật,
Ắt chịu khổ thiêu đốt!


[Behold] Chúng ta mong chóng được giác ngộ mà không chịu nỗ lực, mong được vui sướng mà không chịu làm lành. Hơn nữa, vì không muốn nhận chịu nghịch cảnh, dù là một chút khó chịu, chúng ta mong hủy diệt tất cả sự khổ đau. Và trong lúc đang sống trong miệng tử thần, chúng ta lại mong sự sống lâu của cõi trời. Không cần biết chúng ta có mơ ước bao nhiêu, những sự tơ tưởng này sẽ không bao giờ trở thành sự thực.
Nếu chúng ta không chịu nổ lực hàng phục tâm mình , tất cả những sự vui
sướng mà chúng ta mơ ước đều chỉ là mộng ảo.

(14)
Nhờ chiếc bè thân người,
Vượt qua biển khổ lớn,
Bè này khó gặp lại,
Đồ ngu! Chớ tham ngủ!


(15)
Bỏ pháp vui cao thượng,
Nguồn hoan lạc vô biên,
Tham sự vui phù phiếm,
Nguồn gốc của khổ đau.


[Behold] Tại sao những thú vui tầm thường như khiêu vũ, ca hát v.v... lại là nguồn gốc của sự khổ đau? Bởi những thú vui phù phiếm này là chướng ngại cho con đường giải thoát tâm linh của chúng ta.
Nếu chúng ta muốn có được niềm vui vĩnh cửu, chúng ta phải tu tập Phật Pháp;
và nếu chúng ta muốn chấm dứt sự khổ đau, chúng ta phải tức khắc
buông xả những bám víu thế gian. Nói như vậy, không có nghĩa là trong
việc theo đuổi sự giải thoát tâm linh, chúng ta không thể có sự giải khuây
trong âm nhạc, hoặc theo đuổi những công tác (nghề nghiệp) hợp với
Chánh Pháp. Trong quyển luận này, ngài Tịch Thiên thường thường nhấn
mạnh rằng: Sự thiện hay ác của hành động, hoàn toàn do động cơ phát
sinh từ tâm chúng ta. Nếu động cơ là chính đáng, như phục vụ nhân loại
chẳng hạn, thì sẽ có biết bao nhiêu hoạt động trên thế gian này mà chúng
ta có thể tham dự, mà không phải sợ rằng chúng ta sẽ lãng phí thì giờ,
hoặc tự gây tạo sự khổ đau cho chúng ta trong tương lai. Ở đây nói sự
nhàn hạ, lười biếng, là hoàn toàn đề cập đến những động cơ ích kỷ, hoặc
làm tổn hại đến kẻ khác v.v...

(16)
Không sợ, tích phước đức,
Tu định, lòng tự tại,
Quán mình, người bình đẳng,
Siêng tu tự tha hoán!


Tự tha hoán: (hoặc hoán tự tha) là pháp quán về sự trao đổi giữa
mình và người, sẽ được trình bày rõ ràng trong phẩm thứ tám.

[Dịch Chú] Tâm chúng ta phải hoàn toàn không còn sợ hãi, do
dự trong việc tích tập những tư lương phước đức và trí tuệ. Siêng năng tu
tập thiền định, làm cho tâm tưởng càng lúc càng tự tại (với ngoại cảnh).
Quán sát, suy ngẫm về sự bình đẳng vốn có giữa ta và người; và nỗ lực
bố thí sự vui của chúng ta, thay thế người khác chịu khổ.

(17)

Không nên sợ, thoái lui,
Nghĩ mình không thành Phật;
Như Lai, đấng nói thực,
Đã dạy như thế này:


[Dịch Chú]
Chúng ta không nên tự ti mặc cảm, nhút nhát rụt rè,
nghĩ rằng: Mình làm sao mà có thể chứng Vô Thượng Bồ Đề? Bởi vì đức
Phật, bậc nói lời chân thực, trong kinh Diệu Tý Thỉnh Vấn, đã từng dạy
như vầy:

(18)
Như lũ muỗi, mòng, ong,
Tất cả loài côn trùng,
Nếu phát tâm tinh tiến,
Đều chứng Vô Thượng Giác!


(19)
Huống mình sinh làm người
Sáng suốt, rõ thiện ác,
Hành trì nếu không ngừng,
Lẽ nào không thành Phật?


[Batchelor] dẫn một đoạn trong kinh Diệu Tý Thỉnh Vấn (Phạn:
Subahupuriprccha Sutra): "Hơn nữa, Bồ Tát phải viên mãn sự tu tập của
mình như sau: Họ phải suy ngẫm rằng nếu những loài vật hiện tại như sư
tử, cọp, chó, sói, diều hâu, cò, quạ, cú, côn trùng, ong, muỗi, v.v... (trong
đời vị lai) sẽ thành Vô Thượng Bồ Đề, tại sao mình đã sinh làm người, lẽ
nào lại không phấn khởi trong việc truy cầu Vô Thượng Bồ Đề, dù là
phải trả giá bằng cả sinh mệnh của chính mình?"

-------------------------------------------------
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15/6/06
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
(20)
Nếu nói mình sợ rằng
Phải bố thí chân, tay;
Thật chưa rõ trước sau,
Kẻ ngu sợ vớ vẩn!


[Dịch Chú] Nếu như nói, thành Phật phải bố thí tay, chân v.v...
các bộ phận của thân thể, mà đây là điều mà bạn sợ hãi nhất, do đó bạn không dám nguyện thành Phật. Đây là vì bạn ngu xuẩn, không biết rõ lợi, hại, trước sau. Do đó mới sinh ra sự lầm lẫn và khiếp sợ như vậy.

Phụ chú: Lợi, hại, trước, sau cĩ thể hiểu như sau: Lợi, tức là thành Phật; hại, tức là sinh tử luân hồi ; trước, tức là bố thí vật tầm thường; sau, tức là bố thí thân thể.

(21)
Đã qua vô lượng kiếp,
Mà vẫn chưa thành Phật.
Ngàn lần bị chặt, cắt,
Đâm, đốt, bị phanh thây,


(22)
Mình nay tu Bồ Đề,
Chịu khổ chỉ có hạn,
Như trị bệnh ung nhọt,
Bị mổ, tạm thời đau.


(23)
Vì muốn trị lành bệnh
Lương y dùng chút khổ;
Muốn diệt khổ sinh tử,
Phải nhẫn tu hành khổ!


(24)
Y Vương không dùng đến,
Lối trị bệnh tầm thường,
Mà dùng sự ngọt ngào,
Trị cơn bện trầm kha .


[Crosby] Tuy lối trị liệu (tầm thường) đó rất thích đáng, nó
không phải là phương pháp mà bậc Y Vương (Phật) dùng để trị bệnh.
Ngài trị bệnh cho những kẻ mang những cơn bệnh trầm kha nhất bằng
đức hạnh dịu dàng (sweet conduct) của chính mình.
----------------------------------------------------------------------
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15/6/06
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
(25)
Ban đầu, Phật cũng dùng,
Cơm, rau đem bố thí,
Lần lần tâm rộng lớn,
Bố thí thân thể mình.


(26)
Một khi rõ thân mình,
Tầm thường như cây cỏ,
Lúc đó thí xương thịt,
Đâu còn khó khăn gì?


------------------------------------------
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15/6/06
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
(25)
[Behold] Phần trên, ngài Tịch Thiên có nói đến niềm sợ hãi của
những kẻ phàm tục như chúng ta, mỗi khi nghĩ sự hy sinh thân thể
mình cho kẻ khác. Ở đây, Tịch Thiên muốn nhấn mạnh là ngay cả chính
đức Phật cũng không đề thể mình, hay bất cứ vật gì, nếu mà tâm chúng ta chưa được huấn luyện và chuẩn bị sẵn sàng để làm việc này. an tính.Sự tập luyện đó cần phải có thời gian tính . Bắt đầu,
hành giả chỉ cần bố thí những vật tầm thường như cơm, áo v.v... Đợi đến
khi tâm ý của hành giả trở nên rộng lớn, lúc đó hành giả có thể học tập
nguyện hạnh của chư vị Đại Bồ Tát v.v...

(26)
[Dịch Chú]Một khi Bồ Tát đã chứng ng ộ Không Tánh, đối thân
thể mình sinh khởi một cảm giác là nó cũng tầm thường như rau cỏ,
không có gì đáng coi trọng thái quá.

--------------------------------------------
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15/6/06
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
(27)
Ác nghiệp làm thân khổ,
Vọng tưởng khiến tâm sầu,
Đoạn ác, tiêu nỗi khổ!
Có trí, diệt niềm đau!


[Wallace] Nếu dứt bỏ sự ác, sẽ không còn sự khổ đau, nếu cĩ trí tuệ sẽ không còn sầu lo. Bởi vì sự đau khổ tâm hồn là do vọng tưởng, và sự đau đớn của thân xác là do tội lỗi.


(28)
Có phước, thân vui sướng,
Có tuệ, tâm an lạc,
Bồ tát vì chúng sinh,
Trong sinh tử không nhàm!


[Wallace] Vì có phước đức nên thân thể vui sướng, vì có trí tuệ nên tâm thần an lạc. Còn gì mà có thể làm khổ đau cho một vị Bồ Tát với tâm từ bi, kẻ vì chúng sinh mà ở trong sinh tử.

(29)
Tâm Bồ Đề có thể:
Diệt trừ mọi ác nghiệp,
Tích tụ biển phước đức,
Vì thế thắng Thanh văn!


(30)
Thế nên quên nhọc nhằn,
Cưỡi ngựa Bồ Đề Tâm,
Càng lúc càng an lạc,
Người trí há sờn lòng?


--------------------------------------
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15/6/06
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
[Batchelor] Thế nên cưỡi ngựa Bồ Đề Tâm, trừ diệt tất cả sự
chán nản và nhọc nhằn. Kẻ đã biết tâm này là đưa họ từ an lạc vào an lạc,
làm sao có thể trở nên nản lòng?

(31)
Muốn làm lợi hữu tình,
Bốn duyên giúp tinh tiến:
Tin sâu, lòng kiên nghị,
Buông xả, tâm hoan hỉ;
Sợ khổ, nghĩ lợi ích,
Có thể sinh lòng tin.


(32)
Muốn trừ bệnh biếng nhác,
Khéo dùng bốn trợ duyên:
Tín, nghị, xả, hoan hỉ,
Nỗ lực tăng tinh tiến!


(33)
Phát nguyện muốn trừ sạch
Lỗi lầm của mình người,
Muốn trừ một lỗi lầm,
Phải tu vô số kiếp!


[Behold] Ngay lúc mà Bồ Tát bắt đầu phát tâm Bồ Đề, họ phát
nguyện sẽ trừ sạch tất cả ác nghiệp và lỗi lầm của chính mình, cũng như
của tất cả chúng sinh, dù là phải trải qua vô tận thời gian.

(34)
Nếu hành giả chưa từng,
Tinh tiến diệt lỗi lầm,
Trong tâm há khơng sợ,
Vô lượng quả báo khổ?


[Behold] Thế nhưng, khi chúng ta đang tu tập hạnh Bồ Tát, nếu
nhìn vấn đề một cách thẳng thắn, thực tế rất là bi đát. Tịch Thiên đã mô
tả như sau: Hiện nay, con chưa có đủ, dù là một phần nhỏ nhất, năng lực
của các vị Bồ Tát, và vì thế con đang phải chịu biết bao nhiêu thống khổ.
Khi con nhận thức rằng vô lượng ác nghiệp mà con đã tạo, chỉ đem đến
cho con sự khổ đau ác liệt nhất của ba ác đạo, tim con lẽ nào không vở
nát vì sự lo sợ?

(35)
Phát nguyện muốn mau thành,
Công đức cho mình người,
Muốn thành một công đức,
Phải tu vô số kiếp!


[Crosby] Mình phải tích tập công đức, cho mình và cho người.
Muốn tu tập mỗi công đức này, dù phải trải qua vô số kiếp cũng chưa
chắc thành tựu.

(36)
Thế nhưng vẫn chưa từng,
Tu một phần công đức,
Quả là sự lạ lùng,
Phí một đời vô nghĩa!


[Wallace] Con chưa từng tu tập một phần công đức nào cả. Quả
thật là một sự lạ lùng. Cuộc đời này mà con có được, đã bị lãng phí một
cách vô ý nghĩa.
-----------------------------------------
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15/6/06
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
(41)
Do tội xưa, mà nay:
Sinh ra nhiều sợ hãi,
Thống khổ, lòng không vui,
Bao sự cầu không toại!


(42)
Những kẻ vững niềm tin,
Do làm những điều lành,
Bất luận đến nơi nào,
Phước đức đều nảy sanh!


(43)
Kẻ ác tuy cầu vui,
Bất luận đến nơi nào,
Tội báo đều hiện tiền,
Khổ não, nhiều sầu đau!


Đến nơi nào: Trong hai bài kệ (42), (43),chữ "đến nơi nào" là muốn chỉ những nơi tới lui trong hiện đời, hoặc sự đầu thai vào cõi khác trong đời vị lai.

(44)
Do xưa tu nghiệp lành,
Sinh vào hoa sen lớn,
Ngát thơm và mát mẻ,
Thưởng thức lời Pháp hay,
Tâm nhuận, thân sắc diệu,
Ánh sáng Phật, hoa khai,
Sinh ra thành Bồ Tát,
Trước Phật hưởng an lạc!


Tâm nhuận, thân sắc diệu: Thân tâm hoạch được sự tưới mát bằng phước đức và trí tuệ mà phát sinh ra sự óng ánh, sáng ngời.

[Crosby] Quang cảnh ở đây được miêu tả trong kinh Cực Lạc Trang Nghiêm (Phạn: Sukhavativyuha Sutra), là một trong hai quyển kinh nổi tiếng của Đại thừa. Trong đó mô tả những kẻ tin tưởng vào đức A Di Đà đều được bảo đảm sự vãng sinh về cõi Cực Lạc, sinh vào hoa sen và trở thành Bồ Tát. Ở đó, trong hào quang và những lời Pháp vi diệu của Đức A Di Đà, họ sẽ tu hành thành Phật, mà không còn sợ bất cứ sự
trở ngại nào.

--------------------------
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15/6/06
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
(45)
Do xưa nhiều nghiệp ác,
Diêm Vương, lũ ngục tốt,
Lột da làm đau đớn,
Lửa đun thép lỏng sôi,
Tưới vào thân không da,
Kiếm lửa đâm thân thể,
Đống thịt xương nhầy nhụa,
Tung tué trên sàn lửa!


(46)
Bởi thế nên ngưỡng mộ,
Cung kính tu pháp lành,
Theo kinh Kim Cương Tràng,
Làm thiện, tăng lòng tin.


[Crosby] Kinh Kim Cương Tràng (Phạn: Vajradhvaja),bản tiếng Phạn đã thất lạc, trừ những đoạn mà Tịch Thiên đã trích lục và biên vào Học Tập Luận. Phương pháp tu tập mà ngài đề cập đến ở đây, được mô tả theo như lời dạy của kinh.

[Batchelor] trích một đoạn ngắn của kinh này từ quyển Học Tập Luận:
"Này chư thiên tử, ví như khi mặt trời chiếu rọi, không phải vì người mù không thấy, hoặc bị núi cao che chướng, mà làm cho nó sợ hãi, thoái lui không chiếu sáng .
Tương tự như thế, Bồ Tát vì chúng sinh, các ngài tùy cơ giáo hóa làm cho họ giải thoát mà không sợ hãi thối lui khi gặp những chúng sinh khó dạy, khó nghe ."

(47)
Nên tự lượng sức mình,
Có nên làm hay không?
Chưa nên, hãy tạm gác,
Đã làm, không lùi bước!


(48)
Nếu lùi, thì đời sau,
Quen nết, tăng tội khổ,
Nghiệp lành lúc chín muồi,
Yếu ớt không thành quả.


[Batchelor] Nếu mình lùi bước, thì thĩi quen xấu này sẽ tiếp tục trong đời sau . Do đấy tội ác và khổ quả sẽ tăng gia . Hơn nữa, các nghiệp khác, đến lúc muốn thành quả sẽ yếu ớt và không hòan thành được.

(49)
Nên sinh lòng tự tin,
Vào năng lực tu hành,
Đoạn ác và tu thiện;
Nghĩ mình nên tự lực,
Hãnh diện trong việc làm!
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15/6/06
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
(50)
Kẻ phàm bị nghiệp trói,
Không thể tự lợi mình,
Thế nên phải tận lực,
Cứu vớt kẻ phàm ngu!


(51)
Kẻ tục còn siêng làm,
Sao mình lại ngồi không?
Nếu vì kiêu không làm,
Tốt nhất đừng nên kiêu!


(51)
(Dịch theo bản Hán văn:
Kẻ khác siêng làm việc
Sao mình lại đứng không,
Chớ vì mạn tu hành,
Tốt hơn nên trừ mạn!)


(52)
Quạ gặp rắn hoi hóp,
Dũng cảm như đại bàng;
Tín tâm nếu khiếp nhược,
Ắt bị việc nhỏ hại!


Quạ lúc thường sợ rắn, nhưng khi thấy rắn hoi hóp thì trở nên dũng mãnh như Đại Bàng, tấn công rắn .
Tương tự nếu hành giả không kiên cố, một chướng ngại nhỏ cũng có thể khiến hànnh giả bị đọa lạc .

(53)
Khiếp nhược bỏ tinh tiến,
Làm sao tăng phước đức?
Tự tin và quả cảm,
Chướng lớn cũng không ngại!
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15/6/06
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
(57)
Nếu do mạn sinh kiêu
Sẽ đọa vào đường ác,
Làm người: thân hạ tiện,
Nô bộc, ăn đồ thựa


Làm người thân hạ tiện: Giả sử có sinh làm người, cũng sẽ mất
đi niềm hoan lạc của thế gian (nghĩa là không sinh vào nhà quyền quí,
giàu có, mà sinh vào chỗ bần cùng, hạ tiện).

(58)
Ngu, xấu, thân ốm yếu,
Nơi nơi bị người khinh;
Có gì đáng thương bằng,
Kẻ kiêu căng tự phụ!


Có gì ... tự phụ: Những kẻ vì kiêu căng mà tự cho mình là hơn kẻ
khác, làm sao có thể được xem là người tự tin? Còn có sự việc nào đáng
thương xót hơn như vậy!

(59)
Kẻ thù kiêu mạn này,
Vì muốn thắng ngã mạn,
Giữ vững lòng tin mình,
Đây là người thắng lợi,
Bậc anh hào tự tín!
Nếu chân thực diệt hết,
Ắt sẽ thành Phật quả,
Viên mãn chúng sinh nguyện!


[Crosby] Họ là kẻ có niềm tin và là kẻ chiến thắng. Họ thực sự
là kẻ anh hùng, kẻ đã hãnh diện trong sự chiến thắng kẻ địch kiêu mạn.
Họ, kẻ đã tiêu diệt sự kiêu ngạo bằng lòng kiên quyết, sẵn sàng đem
thành quả chiến thắng của họ đến ban bố cho chúng sinh.

(60)
Ở trong chúng phiền não,
(Như) Sư tử trong lũ chồn,
Ngàn lần nên nhẫn nại;
Không bị phiền não hại!


(61)
Như người gặp nguy hiểm,
Lo giữ đôi mắt mình,
Nếu đối diện phiền não,
Giữ tâm đừng bị mê!


(62)
Chẳng thà bị đốt chết,
Thậm chí bị chặt đầu,
Quyết định không nhường bước,
Quỵ lụy giặc phiền não!
(Trong tất cả thời, xứ,
Không làm chuyện vô nghĩa .)


Trong tất cả .... vô nghĩa: theo [Batchelor], hai câu này xuất
hiện trong một số bản in, nhưng không quyết chắc đây là lời của chính
ngài Tịch Thiên viết ra.

(63)
Như kẻ trong đam mê;
Bồ tát đối việc thiện,
Phải khởi lòng ham muốn,
Yêu thích tâm không nhàm!

-------------------------------------
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15/6/06
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
(64)
Kẻ phàm tham cầu vui,
Chưa chắc sẽ được vui!
Hai lợi, đem niềm vui,
Không làm, làm sao vui?


Hai lợi: tức là tự lợi, lợi tha. Khơng làm, làm sao vui: Nếu khơng thực thi công việc tự lợi, lợi tha, thì làm sao có được sự vui hiện đời, cùng những quả báo an lạc trong đời vị lai?

(65)
Dục lạc như chút mật,
Trét trên lưỡi dao bén,
Lại tham mê không nhàm!
Còn như, đối niềm vui,
Tịch diệt của chư Phật,
Tại sao lại sinh nhàm?


Dục lạc cũng giống như chút mật ngọt trét trên lưỡi dao bén. Kẻ liếm nó, tuy được chút ít vị ngọt, nhưng sẽ bị nguy hiểm đứt lưỡi. Cũng thế, kẻ theo đuổi dục lạc thế gian, tuy cũng hương được chút ít khoái lạc, nhưng sẽ bị nguy hiểm đọa lạc ba ác đạo.


(66)
Muốn thành tựu sự lành,
Xông pha lòng vui vẻ,
Như voi, trời oi bức,
Xuống ao, lòng hân hoan!


(67)
Khi thân tâm mệt mỏi,
Tạm nghỉ, sau làm tiếp,
Làm xong liền gác bên,
Kế đến làm việc khác.


Tạm nghỉ sau làm tiếp: Tạm nghỉ ngơi, sau đó lại tiếp tục công việc cho đến khi hoàn tất.

(68)
Kẻ chiến binh kỳ cựu,
Gặp địch tránh làn gươm;
Như thế, né vô minh,
Khéo trói giặc phiền não!


(69)
Đánh trận bị rớt kiếm,
Sợ giết, liền nhặt lên;
Như vậy, mất chánh niệm,
Sợ đọa, liền nhiếp tâm!


[Phi Vân] Đánh trận bị rớt kiếm .... cũng như Tu tập bị mất chánh niệm .

(70)
Như độc theo mạch máu,
Nhanh chóng chảy khắp thân,
Vô minh thừa cơ hội,
Tội ác che lấp tâm.


(71)
Như người, kiếm kề cổ,
Đi cầm bát dầu đầy,
Sợ tràn sẽ bị giết;
Giữ giới cũng như vầy!


[Crosby] Bồ Tát gánh vác lời thệ nguyện của mình, cũng giống như kẻ cầm bát đầy dầu, vì sợ bị giết bởi kẻ đang cầm gươm, phải hoàn toàn chăm chú (không dám cho dầu tràn ra ngoài).

Trong kinh có ke một câu truyện như sau: Có một kẻ được ra lệnh phải bưng một bát đầy dầu đi qua một đám đông đang tụ hợp đe xem một hoa hậu trong vùng nhảy múa và ca hát. Tuy cũng muốn nhìn trộm người đẹp, nhưng gã phải chăm chú vào công việc bưng bát dầu của mình, vì theo sau là một tên lính, có nhiệm vụ là chém đầu gã, nếu gã đe dầu tràn ra ngoài, dù chỉ là một giọt.
----------------------------------------------
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15/6/06
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
(72)
Như rắn chui vào lòng,
Phắt dậy, mau xua đuổi!
Như thế, ma ngủ đến,
Tỉnh táo, mau tiêu trừ!


(73)
Mỗi khi làm điều lỗi,
Phải nên tự trách mình,
Từ nay trở về sau,
Quyết định không tái phạm!


(74)
Nên bất cứ lúc nào,
Tinh tiến tu chánh niệm,
Theo đây cầu thầy lành,
Viên thành chánh đạo nghiệp!


(75)
Vì muốn làm việc lành,
Trước khi bắt tay nên:
Nhớ lời, không phóng dật,
Hăng hái làm vui vẻ!


Nhớ lời không phóng dật: Nhớ lời dạy về tinh tiến. Ở đây, có thể là nhắc lời trong phẩm thứ tư "Không Phóng Dật", hoặc là chỉ lời dạy của đức Phật trước khi ngài nhập Niết Bàn: "Nỗ lực, không phóng dật".

(76)
Như bông vải nhẹ bay,
Theo gió thổi đông tây;
Thân tâm nếu hăng hái,
Quả thiện chóng tròn đầy!
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15/6/06
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Phẩm Tám : Tĩnh Lự

(1)
Đã phát khởi tinh tiến,
Tâm nên trụ thiền định;
Người tâm ý tán loạn,
Ở trong miệng vô minh!


[Diễn Ý] Hỏi: Tâm ý tán loạn có những lỗi lầm nào? Đáp: Kinh Bát Nhã nói: "Người tâm ý tán loạn, rất dễ nghĩ việc xằng bậy. Muốn tu tập thiền định thế gi an còn khó khăn, huống gì tu t aäp Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề." Bởi vậy phải khởi lòng quyết định: “Trước khi con thành tựu Vô Thượng Bồ Đề, quyết định không để tâm mình tán loạn".


(2)
Thân tâm nếu cô tịch,
Tán loạn sẽ không sinh,
Thế nên xa thế gian,
Buông xả lòng tục lụy!


[Diễn Ý] Làm thế nào để đoạn trừ tán loạn? Có the từ hai phương diện hạ thủ: (1)Phải rời xa sự ồn náo của cuộc đời, không cùng người thân tới lui, đe làm cho thân thể trở nên an tĩnh, (2) Sau đó tìm cách diệt trừ tâm tham muốn dục lạc và tâm sân hận v.v ..., làm cho nội tâm trở nên tịch tĩnh.
Đây mới gọi là trừ diệt tán loạn.

(3)
Tham họ hàng tài sản,
Khó mà bỏ thế gian
Vì vậy nên xả hết,
Theo trí tu thiền quán!


[Behold] Nguồn gốc của tất cả sự mê luyến là do sự ngã chấp ngu si của chúng ta. Nhân đây chúng ta có cảm tưởng rằng: Muốn tăng trưởng sự an tĩnh của tâm hồn, trước tiên phải nên đoạn trừ ngã chấp. Sự thực không phải như vậy. Bằng cách quán tưởng về sự lỗi lầm và bất lợi của sự tham luyến gia đình, tài sản v.v ..., chúng ta có the tạm thời xả được sư chấp trước. Như thế cũng đủ cho chúng ta tu tập thiền định. Còn việc đoạn trừ ngã chấp chỉ đến với sự tăng trưởng trí tuệ, và trí tuệ lại tùy thuộc vào sự tu tập thiền quán .
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Top