Đường Vào Bồ Tát Hạnh

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
(4)
Các pháp quán có chỉ,
Mới diệt được phiền não,
Đã biết, nên tu chỉ,
Chỉ thành do xả tham.


Các pháp quán có chỉ: Những pháp quán trong đó có (pháp) chỉ.
Chỉ, là sự đình chỉ tâm tán loạn và hôn trầm.

[Behold] Hỏi:Tại sao trước tiên phải đoạn trừ sự tham luyến thế gian?
Đáp: Bởi vì sự đoạn trừ chủng tử cùng tập khí của ba cõi, phải nhờ vào trí tuệ (thắng quán) như thực quán sát chư pháp thực tướng. Thắng quán lại cần có tâm nhất cảnh tính dẫn đến một trạng thái tu chỉ có sự khinh an làm cơ sở mới có thể sinh khởi được. Nhưng điều kiện tất yếu của tâm nhất cảnh tính là phải đoạn trừ hôn trầm và điệu cử. Nhân đây, nếu như chúng ta muốn tu chỉ thành công, trước tiên chúng ta phải đoạn trừ nguyên nhân chính của điệu cử: sự tham ái thế gian cùng với sự sân hận do tham ái sinh ra.
(Tâm nhất cảnh tính, tức là tâm trụ trên một cảnh cố định, là một trong bảy pháp thiền định .)

(5)
Thân mình vốn vô thường,
Lại tham kẻ vô thường,
Trải qua trăm ngàn kiếp,
Không gặp người mình thương.


[Behold] Nếu vì sự tham luyến của chung ta đối với những kẻ(vô thường) khác mà tạo các tội lỗi, chúng ta sẽ thọ nhận sự đầu thai vào những cõi, mà trải qua trăm ngàn đời, chúng không còn gặp lại những đối tượng đáng yêu và khả ái được nữa.

(6)
Chưa gặp, lòng ray rứt,
Không thể nhập thiền định,
Dù gặp, không thỏa mãn
Ray rứt lòng như xưa.


Ray rứt lòng như xưa: Giống như xưa, vì tham ái mà khổ .

(7)
Nếu tham luyến hữu tình,
Ắt chướng thực tính tuệ,
Lại phá tâm yếm ly,
Chung cuộc gặp sầu khổ!


Thực tính tuệ: Trí tuệ thấy được thực tính của các pháp .

[Crosby] Họ không còn thấy được chân tướng của sự vật, và đánh mất sự khẩn cấp (thoát ly sinh tử) của tâm linh . Tâm hồn họ bị gặm nhấm trong phiền muộn, phát sinh từ sự tham luyến những kẻ mà họ yêu thích.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38

(8)
Nếu chỉ tơ tưởng họ,
Qua cuộc đời vô nghĩa,
Người bạn vô thường này,
Sẽ hoại pháp chân thường!


[Behold] Nếu tâm mình chỉ ham thích những việc thế gian và lưu luyến cuộc đời này, chúng ta sẽ đánh mất cơ hội quí báu và hiếm có của đời người hoàn thiện n ày. Tuy đối tượng tham luyến của ta chỉ là giả tạm, nhưng họ lại có năng lưc phá hoại con đường giải thoát của chúng ta. Chỉ vì người bạn tạm bợ này mà chúng ta đánh mất cơ hội tu tập Chánh Pháp và thành tựu sự giác ngộ vĩnh viễn cho chính mình.


(9)
Hành vi giống phàm ngu,
Sẽ đọa ba ác đạo;
Tâm muốn đến cảnh thánh,
Cần gì gần phàm ngu!



(10)
Mới vừa là bạn thân,
Phút chốc biến thành thù,
Việc vui cũng buồn giận,
Khó vừa lòng phàm ngu!



(11)
Nói thực thì giận hờn,
Lại khuyên bỏ điều thiện,
Nếu không nghe lời họ,
Sân nộ, đọa ác thú!


Sân nộ đọa ác thú: Nếu không nghe lời họ, họ sẽ trở nên sân hận, và do đấy họ sẽ bị đọa tam ác đạo.

[Diễn ý]
Kinh Tam Ma Địa Vương nói:


Phàm phu khó thân cận,
Tuy nói Pháp cho họ,
Không tin, mặt nổi sân,
Đây là phép người phàm,


(Diệu Bình - một bản chú giải tiếng Tạng)
------------------------------------------------------------
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
(12)
Cao hơn thì ghen ghét,
Bằng nhau thì cạnh tranh ,
Thấp hơn thì khinh miệt,
Khen ngợi thì giả vờ,
Ngược ý, sinh buồn giận,
Gần kẻ tục ích gì?


[Behold]
Hỏi: Tại sao ngài Tịch Thiên nói một cách trắng trợn như vậy?
Đáp: Vì ngài muốn cho chúng ta biết rõ rằng không có lợi ích gì trong việc tới lui với người đời. Thay vì để cho chính mình bị rối rắm và tán loạn bởi việc đời, chúng ta nên tìm một nơi cô tịch và chuyên tâm vào việc tu tập thiền định, tăng trưởng nhân duyên giải thoát cho chính mình.

(13)
Đánh bạn với người ngu,
Ắt sinh việc bất thiện,
Khen mình, chê lỗi người,
Ham nói chuyện thế gian.


(14)
Vì thế gần người ngu (1),
Chỉ là tự hại mình!
Họ không ích gì mình,
Mình cũng không lợi họ.


Phụ chú: (1) Người ngu ở đây đôi khi bao gồm trong đó có thể có người thân thuộc nào đó.

(15)
Nên rời xa lũ ngu;
Gặp họ, vui vẻ chào,
Không nên quá thân mật,
Bất quá, thuận lễ nghi!


(16)
Giống như ong lấy mật,
Vì pháp mà khất thực,
Xong rồi, như người lạ,
Chưa bao giờ gặp qua.



[Diễn Ý]

Hỏi: Loại người như thế nào bị gọi là phàm ngu?

Đáp: Học Tập Luận dẫn kinh Bảo Vân nói:

"Có mười loại ác tri thức không thu thập lợi ích trong việc tu học Phật Pháp:
(1) kẻ phá giới,
(2) kẻ tà kiến,
(3) kẻ thiếu uy nghi,
(4) kẻ sống tà mệnh,
(5) kẻ ham thích náo động,
(6) kẻ ham biếng nhác,
(7) kẻ ham mê sinh tử,
(8) kẻ đi ngược hạnh Bồ Đề,
(9) kẻ ham mê bạn bè quyến thuộc,
(10) kẻ nhiều phiền não.
Hơn nữa, kinh Bảo Vân có nói: Tuy chúng ta phải xa lánh hạng người nhiều tổn hoại này, nhưng không nên đối với họ sinh khởi ác ý, sân hận, phiền não, hoặc sinh tâm khinh miệt".
-----------------------------------------------------------------------------------------
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
(17)
"Mình giàu, được cung kính,
Kẻ khác đều thích mình.
Nếu kiêu căng như vậy,
Lúc chết nhiều sợ hãi.


[Diễn ý] Nếu mình hoạch được lợi dưỡng và cung kính mà sinh tâm kiêu mạn,
đấy là nhân cho sự đọa vào địa ngục.

(18)
Này tâm! Mi nên biết:
Bất luận tham việc gì,
Ắt sẽ bị khổ báo,
Ngàn lần hơn chỗ tham!


(19)
Người trí chớ nên tham,
Tham sinh lòng lo sợ,
Phải kiên tâm hiểu rõ,
Vật tính vốn là không!


(20)
Dù mình giàu tiền của,
Được nhiều người ca ngợi,
Danh lợi dù bao nhiêu,
Đến chết, không theo mình!


(21)
Nếu có người chê mình,
Khen ngợi nào đáng vui?
Nếu có người khen mình,
Chê bai nào đáng buồn?

---------------------------------------------------
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Phụ chú các đoạn 17, 18

[17]
Kinh Di Lặc Sư Tử Hống nói :
"(1) do vì đa văn (nghe nhiều) sinh khởi kiêu mạn, từ đómà phóng dật, (2) do vì được lợi dưỡng sinh khởi kiêu mạn, từ đó mà phóng dật, (3) do vì ban bè (với kẻ quyền thế) sinh khởi kiêu mạn, từ đó mà phóng dật, (4) do vì học thức cùng của cải sinh khởi kiêu mạn, từ đó mà phóng dật.
Ca Diếp! Đây là chỗ mà người xuất gia vì kiêu mạn mà sinh ra bốn loại phóng dật. Nếu như người xuất gia có đủ bốn loại phóng dật sinh ra từ kiêu mạn, sẽ phải đọa vào địa ngục".

[18]
Ngài Công Đức Quang trong Giới Luật Bản Tụng nói: "Kẻ biếng nhác nếu tiêu dùng bất cứ vật gì đều thành món nợ". Ý muốn nói rằng ngay kẻ giới hạnh thanh tịnh, nếu như không siêng năng tu tập văn tuệ, tư tuệ; hoặc là, tuy tu học những học xứ viên mãn, nhưng lại không chịu truy cầu sự tiến bộ. Những kẻ biếng nhác như thế, chỗ tiêu dùng vật của tín thí đều trở thành những món nợ. Trong tương lai sẽ phải bồi thường thí chủ trăm lần, ngàn lần nhiều hơn, hoặc đầu thai làm nô lệ, hoặc làm người mắc nợ của thí chủ. Giả như kẻ phạm giới mà thọ dụng của tín thí, ác báo càng trở nên nghiêm trọng hơn. Kinh Phật Tạng nói: "Tỳ Kheo phá giới sẽ trong trăm ngàn vạn ức kiếp cắt thịt bồi thường thí chủ. Nếu đầu thai làm súc sinh, sẽ phải kéo, chở vật nặng. Những Tỳ Kheo này, cho đến vật cúng dường nhỏ như sợi tóc chẻ thành ngàn ức phần, còn không thể tiêu được, huống là thức ăn, quần áo, giường chiếu, cùng thuốc men ..."
----------------------------------------
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
[Phụ chú đoạn (19)]

Đối với sự lỗi lầm của lợi dưỡng và cung kính, Học Tập Luận dẫn kinh Tăng Thượng Ý Nhạo Thỉnh Vấn nói:
"Này Di Lặc, Bồ Tát sơ học nên biết rằng lợi dưỡng cung kính có thể sinh ra sự tham dục. Nên phải quán sát rằng chúng có thể phá hoại chánh niệm. Phải nên suy gẫm sự được, mất của lợi dưỡng và cung kính có thể làm cho chúng ta trở nên kiêu mạn hoặc tuyệt vọng ... Sau khi đã quán sát như thế, phải nên giảm thiểu tham dục, không sinh phiền não. Vì sao? Vì sự thiểu dục sẽ không đem đến những sự lỗi lầm".
-------------------------------------
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Phụ chú đoạn (21)

[Behold] Không có lý do gì mà chúng ta phải vui khi được kẻ khác khen ngợi, hoặc phải buồn khi bị chê bai. Vì sao ? Bởi vì không có sự khen ngợi nào mà có đủ sức mạnh làm cho chúng ta thăng tiến, hoặc tăng trưởng đức hạnh cho chúng ta. Tương tự, cũng không có sự chê bai nào có thể làm cho chúng ta sa ngã. Hơn nữa, luôn luôn sẽ có kẻ khen ngợi, và đồng thời cũng có kẻ chê bai chúng ta. Nếu vậy, vui khi được khen, và buồn khi bị chê, có nghĩa lý gì?
---------------------------
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
(22)
Phật còn không thể làm,
Vừa lòng hết chúng sinh,
Huống chi mình phàm tục?
Bởi thế đừng nên lo!


(23)
Khinh thường kẻ bần cùng,
Chê bai kẻ giàu sang,
Bản tính khó làm bạn,
Gần họ có gì vui?


Phụ chú (Phi Vân): Đây là bản tính của những kẻ phàm ngu . Họ quở trách kẻ không nhận cúng dường và khinh miệt những kẻ nhận cúng dường.

(24)
Như Lai từng dạy rằng:
Đừng làm bạn phàm ngu!
Nếu không làm lợi họ,
(Họ)Uất ức lòng không vui.


-----------------------------------------------------------
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
(25 )
Chừng nào mới vào rừng
Sống với cây, chim, thú,
Chúng không nói lời ác,
Ở chung, tâm thường vui.

(26)
Chừng nào ở gốc cây,
Động núi, chùa hoang vắng;
Nguyện không còn quyến luyến,
Dứt lòng tham hồng trần!

(27)
Chừng nào mới đến chốn,
Trời đất rộng thiên nhiên,
Không chấp là của mình,
Tự tại không tham luyến!

(28)
Chừng nào ở không lo,
Bình bát, vài vật nhỏ,
Tấm y chẳng người thèm,
Hoặc chẳng cần che thân

(29)
Chừng nào đến rừng thây,
Thấy cảnh, hiểu được rằng:
Xương người cùng thân mình
Đều là pháp hoại diệt!
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
[Behold] Để tăng trưởng quyết tâm của chúng ta trong việc sống và thiền định trong cảnh cơ tịch, trước tiên chúng ta nên suy tư về vơ thường và sự chết. Điều này sẽ tăng gia sự ham thích của chúng ta trong việc tu tập Chánh Pháp. Nếu chúng ta quán sát về sự đương nhiên của cái chết, về sự bất chợt của no' đến với chúng ta, và về sự kiện là chỉ cĩ sự tu tập Chánh Pháp mới cĩ thể làm lợi ích. Lúc đĩ động lực cho sự tu tập sẽ được tăng gia rất nhiều.

(30)
Thân này sẽ nát rữa,
Mùi thối làm nôn mửa,
Chồn, sói chẳng dám gần,
Cuối cùng chỉ là thế!


[Diễn Ý] Kinh Tứ Niệm Xứ nói: "Giả sử như vị Tỳ Kheo trong bãi tha ma, nhìn thấy thây chết thối rữa chỉ còn thừa lại thịt, xương,gân ..., vị Tỳ Kheo đó nên đem thân mình và thây chết ra so sánh, nói rằng: Thực vậy, thân thể chúng ta cũng có tính chất như thế, kết cục như thế, không thể nào tránh được".

(31)
Lúc sống, tấm thân này,
Xương, thịt gắn liền nhau,
Đến chết, xương tản mác,
Huống gì bạn, người thân?


[Wallace] Nếu những mảnh xương của tấm thân này sẽ phải rời nhau ra, như vậy những kẻ mà mình yêu thích, nào có hơn gì thân phận của những mảnh xương này?

(32)
Sinh ra cũng một mình,
Chết đi cũng một mình,
Khổ, chẳng ai chia sẻ,
Thân quyến nào ích chi?


(33)
Như lữ khách qua đường,
Rời đây đến nơi kia;
Trên đường sinh tử dài,
Bỏ thân này đến kia.


(34)
Nên sớm vào rừng tu,
Đừng đợi đến khi chết,
Tiếng người thân nức nở,
Bốn người khiêng thây ra.


(35)
Không thân cũng không oán,
Một mình ẩn núi rừng,
Thân này như đã mất,
Đến chết chẳng người lo.


(36)
Bốn bề không bóng người,
Khóc la, hoặc làm hại,
Có thể tu niệm Phật,
Mà không người chướng ngại!


[Crosby] Trong truyền thống Phật giáo, trạng thái của tâm thức
khi sắp chết có ảnh hưởng trọng đại đến cuộc sống đời sau. Để được sự đầu thai vào cõi lành, tốt nhất trước khi chết nên tu pháp Lục niệm.

(37)
Thế nên ở một mình,
Ít sự, dễ an lạc,
Trong rừng vắng tịch tĩnh,
Đình chỉ tâm tán loạn!


(38)
Đã bỏ hết lòng tục,
Tâm nay phải chuyên nhất,
Vì muốn nhập đẳng chí,
Siêng hàng phục phiền não!


Đẳng chí: tiếng Phạn gọi là Tam Ma Bát Đề (Samadhi), tức là trong trạng thái định này, thân tâm bình đẳng an hòa nên gọi là đẳng, tu định có thể đem đến trạng thái bình đẳng này nên gọi là đẳng chí.

(39)
Đời này hoặc đời sau,
Tham dục đem tai hại,
Đời này: trói, chém, giết,
Đời sau: đọa địa ngục!


Từ bài kệ (39) này cho đến bài kệ (85) là phần quán tưởng những lỗi lầm của sự tham dục.

[Behold] Trong phần này, ngài Tịch Thiên thảo luận một cách cặn kẽ về những lỗi lầm của sự tham luyến, và cho chúng ta biết rõ sự tham luyến này trói buộc chúng ta vào một cuộc đời đầy truy cầu, bất mãn và khổ đau. Bởi vì sự tham mê sắc dục là hình thức phổ biến nhất của sự tham luyến, nên ngài Tịch Thiên đã nhấn mạnh về sự trói buộc của sự tham dục thái quá. Bởi vì những thính giả đầu tiên của ngài đều là những bậc Tỳ Kheo, thành thử ngài đã tập trung vào đề tài về sự tham luyến của đàn ông đối với đàn bà, và đưa ra món thuốc trị là sự mô tả sự nhớp nhúa của thân thể của người đàn bà, mà mọi người phàm tục đều cho là hấp dẫn. Tuy thế, ngài Tịch Thiên cũng đã nêu rõ, "ở đây không nên hiểu là chỉ có thân thể đàn bà mới là nhớp nhúa, hoặc chỉ có đàn ông mới thèm khát dục vọng (nghĩa là nếu quán ngược lại, thân thể đàn ông cũng là nhớp nhúa, và đàn bà cũng có những thèm muốn dục vọng)". Khi đã hiểu rõ điều này, độc giả nên làm sự cải đổi cần thiết khi đọc đoạn văn sau.

(40)
Vì ai mà khẩn cầu,
Trước ông tơ, bà nguyệt?
Vì ai mà không kị,
Tạo tội và ác danh?


[Crosby] Theo phong tục Ấn Độ, những người làm mai mối,
phần lớn đều là người ở giai cấp hạ tiện. Kẻ mê gái này không còn biết giữ thể diện. Vì muốn được người nữ mà họ mong cầu, họ đã không ngần ngại trong việc khúm núm, van xin những kẻ (mai mối) mà bình thường phải tôn trọng họ, cầu mong những ông tơ bà nguyệt này tới lui, liên lạc với kẻ mà họ đang tơ tưởng đến.

(41)
Dù hiểm vẫn lao vào,
Tiêu hao bao tài sản,
Chỉ cần gái vào lòng,
Đê mê hồn tiêu tán!


(42)
Tấm thân không tự chủ,
Ngoài xương chẳng có gì!
Thay vì khổ tham luyến,
Chi bằng tu Niết Bàn!

-----------------------------------
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
(43)
Mới về, tay nâng cằm,
Kề nhau, nhìn e lệ,
Khi xưa: thấy, chưa thấy,
Màn the che mỹ diện!


(44)
Xưa khuôn mặt yêu kiều,
Nay phô bày trước mắt,
Diều hâu bóc màn che,
Đã thấy, sao sợ chạy?


(45)
Ngày trước người nhìn trộm,
Ghen tuơng lo giữ gìn;
Thây nàng, nay diều ăn,
Đồ kiết! Sao không giữ?


(46)
Nay nhìn đống tử thi,
Diều, thú tranh cấu xé,
Xưa, khổ tưng tiu nàng,
Nay, diều rỉa, thú bươi!


(47)
Nếu thấy đống xương trắng,
Nằm yên vẫn còn sợ!
Sao không sợ gái đẹp,
Di động quỉ nhập thây?


(48)
Xưa che đậy vẫn tham,
Nay lõa lồ sao sợ?
Nếu nói ghét đồ dơ,
Sao tham khi che đậy?


(49)
Phẩn uế cùng nước bọt,
Do thức ăn bài tiết,
Nếu không thích phẩn uế,
Sao lại tham nước bọt?


(50)
Bọn mê gái không thích
Chăn gối nhung mềm mại,
Vì không mùi đàn bà;
Lũ ngu, tham đồ dơ!


(51)
Bọn dâm tiện cho rằng
Gối chăn tuy mềm mại,
Không thành mộng uyên ương;
Đối gối chăn sinh hờn.


(52)
Nếu nói ghét đồ dơ,
Sao lại xiết vào lòng,
Người nữ, lớp da bọc,
Thịt, gân buộc lóng xương?


(53)
Thân vốn nhiều bất tịnh,
Ngày ngày đều thấy biết,
Tham chẳng lẽ chưa đủ,
Còn tham thân của người?

---------------------------
BT Tịch Thiên
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
(54)
Nếu nói tham làn da,
Mắt nhìn, tay vuốt v e,
Nay sao lại không thích,
Vô tâm, chiếc thây ma?


(55)
Nếu nói yêu tâm nàng,
Tâm nào rờ thấy được?
Rờ được không phải tâm,
Xiết ghì thật vô nghĩa!


(56)
Không biết người bất tịnh,
Còn chưa phải kỳ lạ,
Không biết mình bất tịnh,
Điều này mới lạ kỳ!


57)
Tâm tham cấu uế này!
Sao lại bỏ đóa sen
Nắng ban mai nở nhụy,
Ngược lại tham đàn bà?


(58)
Tại sao không dám rờ,
Vùng đất bị trét phân?
Mà lại tham rờ rẫm,
Chỗ dơ, rỉ cấu uế?


(59)
Nói không ưa nhớp nhúa;
Thai nghén trong lầy lụa,
Chỗ cấu uế sinh ra,
Sao cứ ôm vào lòng?


(60)
Phẩn uế sinh giòi trùng,
Dù ít cũng nhờm tởm,
Biết thế sao còn tham,
Phẩn uế sinh thân này?


(61)
Không những không khinh ghét
Thân cấu uế của mình,
Lại vì tham bất tịnh,
Thèm thân dơ của người!


(62)
Thế gian món trân hào,
Thức ăn và rau cải,
Nhai xong nhổ trên đất,
Mặt đất thành cấu nhơ.


(63)
Thân này nhớp như vậy
Nhìn kỹ, nếu còn nghi,
Nên đến rừng thây chết
Mhìn đống thây thối rữa!


(64)
Thây chết bóc làn da,
Kẻ nhìn sinh khủng khiếp,
Biết rồi sao lại còn,
Háo sắc, lòng hoan hỉ?


(65)
Thân thoa mùi chiên đàn
Hương không từ thân ra,
Sao ngu si thèm muốn,
Thân nhớp mượn mùi hương?


(66)
Thân vốn mùi xú uế,
Đúng lý, nên nhờm tởm!
Nên đến rừng thây chết,
Nhìn đống thây thối rữa!


-------------------------
BT Tịch Thiên
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
(67)
Thân tiết ra mùi gì,
Nếu hương thuộc chiên đàn?
Sao vì mùi hương lạ,
Lại tham thân đàn bà!


(68)
Thân vốn là lõa lồ,
Tóc rối, móng dài dơ,
Răng vàng, bựa hơi thối,
Thoạt nhìn thấy nôn ọe!


(69)
Tham dục, vật hại mình,
Sao lại trang sức nó?
Ơ hay, bọn người ngu,
Tự hơn mê điên loạn!


(70)
Nếu lòng sinh nhờm tởm
Đống xương nơi rừng thây,
Sao lại tham xương trắng,
Tới lui chốn thị thành?


(71)
Thân đàn bà dù nhơ,
Muốn được phải trả giá:
Đời này, lăn lóc đau!
Đời sau, xuống địa ngục!


(72)
Trẻ, không làm ra tiền,
Lớn làm sao hưởng dục?
Tích tụ, đến bạc đầu,
Dục lạc nào hưởng được?


(73)
Kẻ tham dâm ti tiện,
Sáng ngày làm việc mỏi,
Tối về khí lực mòn,
Ngủ lăn như thây chết.


(74)
Hoặc phải đi xứ người,
Đường dài lắm gian nan,
Tuy muốn gặp mặt nhau,
Hàng năm không gặp được!


(75)
Hoặc có người mưu lợi,
Vì ngu bán thân mình,
Tuy chưa thấy điều lợi,
Theo gió nghiệp nổi trôi.


(76)
Hoặc có kẻ bán thân,
Tùy người khác sai khiến,
Thê thiếp khi lâm bồn,
Ra đồng dưới gốc cây.


(77)
Kẻ nô lệ dục lạc
Vì tìm kế sinh nhai,
Dấn thân ra chiến trường;
Vì lợi thành nô lệ.


-------------------------------
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
(78)
Vì tham dục: cắt thân,
Hoặc nằm trên chông nhọn,
Hoặc tự đâm thân mình,
Hoặc lấy lửa đốt thân.

(79)
Trải qua khổ tích giữ,
Mới biết của là họa;
Tham làm tâm điên đảo,
Đường giải thoát mịt mùng!

(80)
Tham dục sinh lắm khổ,
Nhiều hại, ít phước lợi,
Như con thú kéo xe,
Chỉ được vài nắm cỏ.

(81)
Lợi này quá nhỏ nhoi,
Súc sinh cũng có được;
Người vì lợi bôn ba,
Hoang phí thân quí này!

(82)
Dục lạc rồi sẽ mất,
Tham, dễ đọa địa ngục,
Vì chút vui sướng tạm,
Chìm cõi khổ lâu dài!

(83)
Chỉ cần ít phần khổ,
Cũng đủ thành Phật đạo!
Kẻ dục so Bồ Tát,
Khổ nhiều, không Bồ Đề!

(84)
Nghĩ đến khổ địa ngục,
Mới biết các khổ khác:
Độc, lửa, binh, kẻ ác,
Không bằng khổ địa ngục!

(85)
Thế nên, nhàm dục lạc,
Vui thích A lan nhã,
Không tranh, không phiền não,
Tịch tĩnh trong núi rừng!

(86)
Thanh khiết ánh trăng trong,
Mát rượi mùi chiên đàn,
Chiếu dài trên mặt đá,
Lòng hân hoan nhè nhẹ,
Gió rừng êm, lặng lẽ
Trong tịch mịch thổi qua,
Người du già hạnh phúc,
Vút bay lòng lợi tha!
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38

(87)
Nhà trống, động, gốc cây,
Tùy ý ở đó đây,
Bỏ hết tâm tham luyến,
Bước chân theo trời mây!

(88)
Tự tại bước vân du,
Không ràng buộc thân thù,
Vương hầu chưa chắc hưởng,
Biết đủ trong nhàn du!

(89)
Nghĩ đến công đức này,
Rời xa những trần duyên,
Dứt hết tâm phân biệt,
Tu quán Bồ Đề tâm.

(90)
Trước hết nên quán sát:
Mình, người vốn bình đẳng,
Đồng tránh khổ cầu vui,
Thương người như thương mình!

(91)
Tay, chân tuy khác nhau,
Xem như thân, ắt đồng;
Chúng sinh tuy khác biệt,
Cầu vui cũng giống mình.

(92)
Tuy sự khổ mình chịu,
Không tổn thương kẻ khác,
Vì mình chấp có ta,
Sự khổ thành của mình,
Nên không nhẫn chịu được!

(93)
Như thế người thọ khổ,
Tuy không hại đến mình,
Vì quán người là ta,
Sự khổ thành của mình,
Nên không nhẫn chịu được!

(94)
Nên trừ khổ cho người,
Người khổ như mình khổ,
Nên làm lợi cho người,
Xem người như chính mình!

(95)
Hai bên, mình và người,
Cầu vui đều như nhau,
Mình, người nào khác biệt,
Sao chỉ cầu mình vui?

(96)
Hai bên, mình và người,
Ghét khổ đều như nhau,
Mình, người nào khác biệt,
Sao chỉ lo lắng mình?

(97)
Nếu nói, khổ của người,
Không tổn hại đến mình,
Thế nên mình không lo,
Nếu thế, khổ tương lai,
Không tổn hại hiện tại,
Cớ sao mình lại lo?

(98)
Nghĩ mình sẽ thọ khổ,
Đây là nghĩ sai lầm!
Kẻ chết là thân này,
Người sinh là thân khác.

(99)
Cho rằng thân mình khổ,
Thế nên tự phòng hộ,
Chân khổ khác tay khổ,
Sao tay che chở chân?

(100)
Lo mình không lo người,
Chấp ngã nên như vậy!
Đây là điều phi lý,
Thế nên quyết đoạn trừ!

(101)
Tâm là sự tương tục,
Như hạt trong xâu chuỗi,
Thân là sự tích tụ,
Như lính trong đội quân,
Vốn không người thọ khổ,
Ai là kẻ trừ khổ?
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
(102)
Đã không người thọ khổ,
Các khổ không khác biệt,
Phải trừ diệt sự khổ,
Cần gì phải phân biệt!

(103)
Không nên tranh luận rằng:
Cần gì đoạn khổ người?
Muốn trừ phải trừ hết,
Nếu không đều không trừ!

(104)
[Phản đối] Tâm Bi đem đến khổ,
Tại sao cưỡng bức sinh?
[Đáp] Nếu thương chúng sinh khổ,
Khổ mình làm sao tăng?

(105)
Khổ mình nếu trừ được
Khổ của nhiều người khác,
Vì lợi lạc mình, người,
Người lành vui nhận khổ!

(106)
Bồ Tát Diệu Hoa Nguyệt,
Tuy biết vua muốn hại,
Nhưng vì lợi tự, tha,
Không tiếc thân mệnh mình!

(107)
Như vậy, tu tâm mình,
Vui diệt khổ cho người,
Địa ngục cũng tìm đến,
Như vịt vào ao sen!

(108)
Thấy hữu tình giải thoát,
Tâm vui như biển lớn!
Vui này há không đủ,
Tại sao chỉ độ mình?

(109)
Tuy làm việc lợi người,
Cũng không nên kiêu ngạo!
Chuyên tâm làm lợi người,
Không mong cầu thiện báo!

(110)
Việc ác tuy nhỏ nhặt,
Cũng nên tự giữ gìn,
Như vậy thấy người khổ,
Tu tập từ bi tâm!

(111)
Tuy tinh cha, huyết mẹ,
Vốn không phải thân mình,
Vì tập khí nên chấp,
Nhận tinh huyết là mình.

(112)
Như vậy đối thân người,
Sao không xem là mình?
Thân mình đổi thân người,
Như thế cũng không khó!

(113)
Thân mình, lỗi lầm nhiều,
Thân người, công đức to,
Biết rồi, nên tu tập,
Thương người, bỏ chấp ta!

(114)
Mọi người đều công nhận,
Tay chân là bộ phận;
Hữu tình là cái ta,
Tại sao không công nhận?

(115)
Do tập khí nên nhận,
Tấm thân này là ta,
Tại sao đối thân người,
Lại cho là xa lạ?

(116)
Vì thế làm lợi người,
Cũng không sinh kiêu ngạo!
Như tự cho mình ăn,
Chưa từng cầu thiện báo.

(117)
Người hại mình việc nhỏ,
Đã lo tự phòng hộ,
Cũng thế, đối người khổ,
Nên khởi lòng cứu độ!
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
(118)
Bồ Tát Quán Thế Âm,
Tuôn trào lòng Đại Bi,
Gia trì danh hiệu mình,
Diệt chúng sinh sợ hãi.

(119)
Thấy khó không lùi bước,
Mọi việc đều do quen;
Như xưa, chỉ nghe tên,
Lòng đã sinh sợ hãi,
Do nhân duyên gần gũi,
Lâu dần thấy quyến luyến,
Nay nếu phải xa nhau,
Lòng cảm thấy muộn phiền.

(120)
Nếu muốn được mau chóng,
Cứu hộ mình và người,
Nên tu “tự tha hoán”,
Bí quyết rất tuyệt vời!

(121)
Vì tham luyến thân mình,
Việc nhỏ cũng sợ hãi;
Ai chẳng ghét thân này,
Như kẻ thù tai hại!

(122)
Ngàn kế muốn trị lành:
Đói, khát, thân bệnh tật;
Bèn giết: thú, cá, chim,
Hoặc làm chuyện cướp giật.

(123)
Hoặc vì cầu lợi, kính,
Đến nỗi giết mẹ cha,
Trộm cắp vật Tam Bảo,
Do đây đọa Vô gián!

(124)
Ai là người có trí,
Lại chăm sóc thân này?
Ai không coi như thù!
Ai chẳng khinh miệt nó!

(125)
“Nếu cho, mình còn gì?
” Tự lợi, đọa ngạ quỉ!
“Mình hưởng, cịn gì cho?”
Lợi tha, sinh trời người!

(126)
Vì mình mà hại người,
Sẽ thọ khổ địa ngục;
Tổn mình làm lợi người,
Tất cả đều thành tựu.

(127)
Muốn cầu quyền thế cao:
Ti tiện, đọa ác đạo;
Nhún mình, tiến cử người:
Được kính, sinh thiện báo!

(128)
Sai người phục vụ mình,
Sau bị làm nô bộc;
Nhọc mình làm lợi người,
Sau thành bậc vương hầu!

(129)
Tất cả vui trên đời,
Đều do lợi người sanh!
Tất cả khổ trên đời,
Đều do tự lợi thành!

(130)
Đâu cần phải dài lời,
Phàm ngu cầu tự lợi,
Mâu Ni chỉ lợi tha,
Khác biệt xa vời vợi!

(131)
Nếu không chân thực đem,
Vui mình thay khổ người,
Không những không thành Phật,
Sinh tử cũng không vui.

(132)
Không cần luận đời sau,
Đời này sẽ thế nào,
Nếu tớ không làm việc,
Chủ không trả thù lao?

(133)
Lợi người, sẽ được vui,
Nếu không, sẽ mất vui;
Hại người làm họ khổ,
Kẻ ngu tự chôn vùi.

(134)
Những thế gian tai hại,
Khổ não và sợ hãi,
Đều do ngã chấp sinh;
Sao vẫn còn tham ái?

(135)
Chưa quét sạch ngã chấp,
Ắt không thể trừ khổ!
Như lửa chưa dập tắt,
Sẽ dễ bị đốt bỏng.

(136)
Nếu muốn: không tự hại,
Và diệt khổ cho người,
Quên mình giúp kẻ khác,
Thương người như thương mình!

(137)
Này tâm! Mi nên biết:
Ta đã thuộc người khác,
Mi phải rải lòng thương,
Đừng nên nghĩ tự lợi!

(138)
Chớ dùng thân kẻ khác,
Để làm lợi cho mình,
Cũng không nên đem chúng,
Làm ác, hại chúng sinh.

(139)
Nên cung kính hữu tình,
Vật gì là của mình,
Có được, đem ra hết,
Làm lợi ích chúng sinh!

(140)
Đem mình đổi chỗ người,
Tùy bậc: thấp, bằng, cao,
Kế đó quán tật đố,
Cạnh tranh và kiêu ngạo.

(141)
Họ được kính, mình không;
Mình của ít, họ giàu;
Họ được khen, mình chẳng;
Họ vui, mình khổ đau.

(142)
Mình làm việc nhọc nhằn,
Họ ngày ngày nhàn nhã;
Họ, mọi người xưng dương,
Mình, tiếng tăm tàn tạ.

(143)
(Mình) Bất tài phải làm sao?
(Họ) Tài học dù thế nào,
Họ vẫn thua một số,
So lại, mình vẫn cao.

(144)
Giới hạnh, kiến giải mình,
Thụt lùi bởi vô minh,
Xin xót thương cứu hộ,
Tuy khổ nên nguyện tình!

(145)
Nhưng họ không giúp mình,
Trái lại còn miệt khinh,
Họ tuy có công đức,
Nào có ích gì mình?

(146)
Không thương xót chúng sinh,
Cửa ác đạo gập ghình,
Lại còn khoe công đức,
Muốn hơn người hiền minh.

(147)
Vì muốn thắng được kẻ,
Lợi có thể bằng mình,
Dù tranh cũng mong được,
Tài lợi và cung kính.

(148)
Tự khen công đức mình,
Làm nổi tiếng thế gian,
Che không cho người biết,
Đức của kẻ đồng hàng.

(149)
Che lỗi, để được cúng,
Còn họ thì không được;
Được danh lợi, cung kính,
Còn họ thì không được

(150)
Lại mong cho họ bị
Long đong, nhiều hoạn nạn,
Bị kẻ khác cười chê,
Xúm nhau mà trách mắng.

(151)
Nghe nói tên quèn đó,
Muốn cùng mình cạnh tranh.
Tài nghệ và học thức,
Dòng dõi há bằng mình?

(152)
Khi nghe người cùng nhau,
Ca tụng công đức mình,
Lòng đê mê, khoái lạc,
Như lên trời trường sinh.

(153)
Dù hắn có tài vật,
Mình tìm cách đoạt hết;
Nếu làm công cho mình,
Chỉ trả lương đủ sống.

(154)
Làm hắn thiếu an lạc,
Thường thường gặp họa hại;
Trong sinh tử, ngã chấp
Bao lần hãm hại mình.

(155)
Tâm! Mi muốn lợi mình,
Nhưng qua bao số kiếp,
Từng chịu bao gian nan,
Chấp ngã chỉ tăng khổ!

(156)
Cho nên phải tận tụy
Siêng làm lợi chúng sanh!
Đức Phật nói: Nếu muốn,
Được ích, phải phụng hành!

(157)
Nếu mi từ xưa xa,
Chỉ làm việc lợi tha,
Nay chắc không gặp khổ,
Mà đã chứng Phật Đà!

(158)
Nếu mi đối tinh-huyết,
Cha mẹ tụ hợp lại,
Có thể chấp là ta,
Vậy cũng nên quán sát
Kẻ khác cũng là ta!

(159)
Nên vì người, dò xét,
Xem vật gì của mình,
Nếu có, đem ra hết,
Làm lợi ích chúng sinh.
---------------------------
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
(28)
[Trung quán]
Không thực nếu nương thực,
Làm sao có tác dụng?
Tâm nếu không trợ duyên,
Ắt thành thể cô độc;

(29)
Nếu tâm rời đối tượng,
Chúng sinh đều thành Phật!
Lập ra nghĩa Duy thức,
Cuối cùng có ích gì?

(30)
[Duy tâm]
Tuy biết pháp như huyễn,
Làm sao trừ phiền não?
Như huyễn sư biến nữ,
Đối huyễn nữ sinh tham.

(31)
[Trung quán]
Huyễn sư đối chỗ biết,
Chưa đoạn phiền não tập,
Quán Không chưa thuần thục,
Thấy cảnh vẫn còn tham.

(32)
Nếu tu tập Không Tánh,
Ắt đoạn chấp thực có!
Lại quán “Không” không thực,
Đoạn trừ sự chấp “Không” !

(33)
[Duy tâm]
Quán pháp không chân thực,
Không được pháp chân thực,
Không thực không chỗ nương,
Làm sao trụ trước tâm?

(34)
[Trung quán]
Nếu pháp “thực”, “không thực”,
Đều không trụ trước tâm,
Lúc đó không tướng khác,
Không duyên, tối tịch diệt.

(35)
[Nghi]
Nếu Phật không tâm thức,
Làm sao độ chúng sinh?

[Trung Quán]
Ma Ni, cây Như ý,
Vô tâm, làm mãn nguyện;
Do phước và túc nguyện,
Phật thị hiện độ sinh.

(36)
Như xây tháp diệt độc,
Xây xong liền mệnh chung,
Tuy chết đã lâu đời,
Sức diệt độc vẫn còn.

(37)
Tu tập hạnh Bồ Đề,
Viên thành tháp Chánh Giác,
Bồ Tát tuy nhập diệt,
Vẫn làm lợi chúng sinh!

(38)
[Nguyên Thuỷ]
Cúng dường vô tâm Phật,
Làm sao được quả báo?

[Trung quán]
Cúng hiện, quá khứ Phật,
Kinh nói phước bằng nhau!

(39)
Cúng, dùng tâm “chân”, “tục”,
Kinh nói đều được phước;
Đem tâm huyễn cúng Phật,
Phước như cúng Phật thật!

(40)
[Nguyên Thuỷ]
Thấy Đế tức giải thoát,
Cần gì thấy Không Tánh?

[Trung quán]
Kinh Bát Nhã có nói:
Nếu không chứng “Không Tuệ”,
Quyết không chứng Bồ Đề!
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
(41)
[Nguyên Thuỷ]
Đại thừa giáo không thành.

[Trung quán]
Nguyên Thuỷ thế nào thành?

[Nguyên Thuỷ]
Hai giáo đều công nhận.

[Trung quán]
Trước khi tin Nguyên Thuỷ
Bạn cũng không công nhận,
Nguyên Thuỷ do Phật nói.

(42)
Nương gì tin Tiểu giáo,
Đại giáo cũng như vậy;
Nếu cả hai công nhận,
Mà giáo thành chân thực,
Phệ Đà cũng chân thực.

(43)
[Nguyên Thuỷ]
Đại giáo nhiều tranh luận,
Cho nên không công nhận.

[Trung Quán]
Tiểu giáo tranh Đại giáo,
Ngoại đạo tranh Tiểu giáo,
Tiểu giáo tranh luận nhau,
Chỗ tranh đều không nhận!
(44)
Nếu biên vào Kinh tạng,
Thì nhận là Phật nói,
Tam tạng Đại thừa giáo,
Sao bạn lại không nhận?
(45)
Nếu bạn vì không hiểu
Một bộ kinh Đại thừa
Mà cực lực phủ nhận
Đại thừa do Phật nói,
Nay nên vì một bộ,
Đại thừa đồng Nguyên Thuỷ,
Mà phải chấp nhận rằng,
Đại thừa do Phật nói!
(46)
Các ngài Đại Ca Diếp, ...
Chưa lường hết lời Phật!
Ai vì bạn không hiểu,
Mà phế bỏ Đại thừa?
(47)
Nếu tăng là giáo bổn,
Tăng cũng khó an trụ!
Kẻ chấp pháp là thực,
Khó mà chứng Niết Bàn!

(48)
[Nguyên Thuỷ]
Nếu quán pháp Tứ Đế,
Như vô thường, vô ngã,
Sẽ chứng đắc giải thoát,
Cần gì chứng Tính Không?

[Trung quán]
Kiến đạo nếu giải thoát,
Đoạn hiện hành cũng thế,
Bọn họ tuy đoạn hoặc,
Nghiệp báo vẫn hiện hành!

(49)
[Nguyên Thuỷ]
Nếu không còn ái thủ,
Quyết định không hậu hữu.

[Trung quán]
Ái không nhiễm ô này,
Như si, làm sao không?
(50)
Do duyên thọ, sinh ái,
La Hán vẫn còn thọ,
Vì tâm còn sở duyên,
Thọ vẫn ở trong tâm.
(51)
Nếu không chứng "Không Tuệ",
Tâm diệt, hoặc lại sinh,
Giống như Vô Tưởng Định,
Vậy phải tu Không Tánh!
(52)
Vì muốn độ kẻ ngu,
Bồ Tát bỏ tham, sợ,
Bi, Trí trụ luân hồi,
Tức là ngộ Không quả!
(53)
Chớ nên khởi vọng động,
Phá trừ lý Không Tánh;
Tâm đừng nên sinh nghi,
Đúng lý tu Không Tánh!
(54)
Không Tánh có thể trị:
Phiền não, sở tri chướng;
Người muốn mau thành Phật,
Sao không tu Không Tánh?
-----------------------------
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
(55)
Chấp thực sẽ sinh khổ,
Nên sợ sự chấp này!
Chứng "Không" sẽ diệt khổ,
Sao lại sợ Không Tánh?

(56)
Thực ngã nếu vẫn còn,
Đối vật sẽ sinh sợ;
Nay đã không thực ngã,
Ai là người sợ hãi?

(57)
Răng, tóc chẳng phải ngã,
Ngã chẳng phải máu, xương,
Chẳng phải đàm, nước bọt,
Cũng chẳng phải mủ, mật,

(58)
Chẳng phải mỡ, mồ hôi,
Cũng chẳng phải phổi, gan,
Ngã chẳng phải nội tạng,
Chẳng phải đại, tiểu tiện,

(59)
Thịt, da không phải ngã,
Mạch máu, khí, hơi ấm,
Trăm khiếu và sáu thức,
Tất cả không phải ngã!

(60)
Thanh Thức nếu là thường,
Mọi thời đều nghe tiếng,
Nếu không có âm thanh,
Lý gì gọi nghe thanh?

(61)
Không thức mà biết được,
Cây cũng có thể biết;
Vì thế nên hiểu rằng,
Không cảnh thì không biết!

(62)
Nếu nói thức biết sắc,
Lúc đó sao không nghe?
Nếu nói thanh không gần,
Ắt thanh thức không có!

(63) Tự tính là nghe thanh,
Làm sao thành nhãn thức?
[Số luận]
Một người làm cha, con.
[Trung quán]
Giả danh không chân thực.
(64) Ba đức Ưu, Hỉ, Ám,
Chẳng phải con hoặc cha;
Nhãn thức không tính nghe,
Vì không thấy tính ấy.
(65)
[Số luận]
Như diễn viên nhiều dạng.
[Trung quán]
Thức đó không thường hằng.
[Số luận]
Tuy dạng khác, thể đồng.
[Trung quán]
Sự đồng chưa từng có!
(66) Hình dạng nếu không thực,
Tự tính sẽ là gì? Nếu nói tức là thức,
Chúng sinh sẽ thành một!
(67) Tâm, không tâm là một,
Đều là thường hiện hữu;
Nếu sai khác là giả,
Sự đồng nương chỗ nào?

(68)
[Trung quán]
Không tâm không phải ngã,
Không tâm như là bình.
[Ni kiền tử] Lúc hợp lại có tâm.
[Trung quán]
Biết thành, không biết diệt.
(69) Nếu ngã không biến đổi,
Tâm đối ngã ích gì?
Vô tri, không tác dụng,
Hư không cũng thành ngã!

(70)
[Hỏi]
Nếu ngã không thực hữu,
Nghiệp báo thực phi lý!
Kẻ làm xong đã diệt,
Ai là kẻ thọ báo?

(71)
[Trung quán]
Người làm, người thọ khác,
Báo đến, kẻ làm mất;
Tôi, bạn đều đồng ý,
Tranh nhau, nghĩa lý gì?
(72) Tạo nhân liền thấy quả,
Điều này không thể có!
Y vào sự tương tục,
Phật nói kẻ làm thọ.
(73) Tâm quá khứ, vị lai,
Đều không, không phải ngã,
Tâm hiện tại nếu là,
Diệt đi, ngã cũng mất!

(74)
Ví như thân cây chuối,
Bóc đi, không còn gì;
Như vậy dùng tuệ quán,
Tìm ngã, thấy không thực!

(75)
[Hỏi]
Hữu tình nếu là không,
Khởi lòng bi với ai?

[Trung quán]
Bồ Tát còn vô minh,
Vẫn thấy có chúng sinh,
Vì muốn cứu vớt họ,
Nên lập nguyện thành Phật.

(76)
Người "không", ai đắc quả?
Nếu nói tâm si đắc,
Vì diệt chúng sinh khổ,
Không nên trừ si này!
---------------------------------------------------------
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên