(77)
Ngã mạn là gốc khổ,
Lại tăng trưởng ngã chấp;
Hỏi: “Làm sao trừ mạn?”
Đáp: “Nên tu vô ngã!”
(78)
Bàn chân và bắp chân,
Bắp đùi, mông và bụng,
Lưng, ngực và đôi vai,
Tất cả không phải thân.
(79)
Bàn tay và bắp tay,
Hai nách, đầu, nội tạng,
Tất cả không phải thân,
Trong đây ai là thân?
(80)
Nếu nói thân ở khắp,
Tất cả các bộ phận,
Mỗi bộ là phần riêng,
Thân phải ở chỗ nào?
(81)
Nếu nói một thân này,
Phân ra ở các phần;
Vậy có bao bộ phận,
Là có bấy nhiêu thân!
(82)
Trong, ngoài, nếu không thân,
Tay làm sao có thân?
Ngoài tay không gì khác,
Làm sao mà có thân?
(83)
Không thân, vì ngu mê,
Đối tay nghĩ có thân,
Như do hình dạng đá,
Lầm tưởng là người thật.
(84)
Khi chúng duyên tụ hợp,
Thấy hình đá giống người;
Như vậy đối tay, chân,
Mà thấy thực có thân.
(85)
Bàn tay do ngón hợp,
Đúng lý là vật gì?
Ngón tay do lóng thành,
Lóng lại có thể phân.
(86)
Phần lại phân thành trần,
Trần phân thành phương phần,
Phương trần không bộ phận,
Như không, không vi trần.
(87)
Vì thế người có trí,
Ai tham thân huyễn này?
Như vậy, thân nếu không,
Sao còn tham hình tướng?
(88)
Tính khổ nếu có thực,
Sao không tổn niềm vui?
Sự vui nếu có thực,
Sao không vơi nỗi sầu?
(89)
Nếu nói vì khổ nhiều,
Nên không cảm giác vui;
Nếu đã không cảm giác,
Sao lại gọi là vui?
(90) Như nói có ít khổ,
Há đã chẳng trừ khổ?
Nếu nó là vui thừa,
Ít khổ ắt là vui!
(91)
Nếu do sự nghịch duyên,
Khổ thọ không sinh khởi,
Phải chăng sự khổ, vui,
Đều chỉ là vọng tưởng?
---------------------------------
Ngã mạn là gốc khổ,
Lại tăng trưởng ngã chấp;
Hỏi: “Làm sao trừ mạn?”
Đáp: “Nên tu vô ngã!”
(78)
Bàn chân và bắp chân,
Bắp đùi, mông và bụng,
Lưng, ngực và đôi vai,
Tất cả không phải thân.
(79)
Bàn tay và bắp tay,
Hai nách, đầu, nội tạng,
Tất cả không phải thân,
Trong đây ai là thân?
(80)
Nếu nói thân ở khắp,
Tất cả các bộ phận,
Mỗi bộ là phần riêng,
Thân phải ở chỗ nào?
(81)
Nếu nói một thân này,
Phân ra ở các phần;
Vậy có bao bộ phận,
Là có bấy nhiêu thân!
(82)
Trong, ngoài, nếu không thân,
Tay làm sao có thân?
Ngoài tay không gì khác,
Làm sao mà có thân?
(83)
Không thân, vì ngu mê,
Đối tay nghĩ có thân,
Như do hình dạng đá,
Lầm tưởng là người thật.
(84)
Khi chúng duyên tụ hợp,
Thấy hình đá giống người;
Như vậy đối tay, chân,
Mà thấy thực có thân.
(85)
Bàn tay do ngón hợp,
Đúng lý là vật gì?
Ngón tay do lóng thành,
Lóng lại có thể phân.
(86)
Phần lại phân thành trần,
Trần phân thành phương phần,
Phương trần không bộ phận,
Như không, không vi trần.
(87)
Vì thế người có trí,
Ai tham thân huyễn này?
Như vậy, thân nếu không,
Sao còn tham hình tướng?
(88)
Tính khổ nếu có thực,
Sao không tổn niềm vui?
Sự vui nếu có thực,
Sao không vơi nỗi sầu?
(89)
Nếu nói vì khổ nhiều,
Nên không cảm giác vui;
Nếu đã không cảm giác,
Sao lại gọi là vui?
(90) Như nói có ít khổ,
Há đã chẳng trừ khổ?
Nếu nó là vui thừa,
Ít khổ ắt là vui!
(91)
Nếu do sự nghịch duyên,
Khổ thọ không sinh khởi,
Phải chăng sự khổ, vui,
Đều chỉ là vọng tưởng?
---------------------------------