- Tham gia
- 23/8/10
- Bài viết
- 3,883
- Điểm tương tác
- 774
- Điểm
- 113
Sở dĩ nhiều người không có chung tiếng nói với VNBN là vì đã có sự ngộ nhận về Phật Tánh.
Trong diễn đàn có nhiều người mà VNBN đã từng trao đổi quyết liệt với VNBN:
Một là khuclunglinh, cứ ôm đòm là "Phật Tánh chỉ dành cho loài hữu tình, không có ở loài vô tình không có".
VNBN đã phản biện: "Phật Tánh chỉ trong loài hữu tình" thì là có ở tâm lý, còn "không có ở loài vô tình" thì tức là không có trong tứ đại. Thành ra theo phát ngôn đó của khuclunglinh thì dẫn đến Phật Tánh có ở tâm niệm nhưng lại không có nơi thân tứ đại. Như vậy, tâm không biết thân, thật là phi lý.
Hai là Ngài Ba Tuần, cũng mới phát ngôn gần đây.
Phát ngôn của Ngài ấy như sau: "Tâm thể nó linh động, nó Giác Biết, còn Không thời gian thì nó chết cứng, nó chẳng Tự giác được !" (Ở chủ đề Tự tánh Di Đà)
Và còn có thể nhiều vị nữa. Do đó, làm sao chung quan điểm với VNBN này được!
Đương nhiên VNBN không hề phủ nhận diệu dụng "Biết" của Phật Tánh, (ở đây Phật Tánh = Tâm Thể)
Ở đây, VNBN bác bỏ rằng "biết hay tri giác" có sẵn trong Phật Tánh.
Phát ngôn trên của Ba Tuần cũng đồng nghĩa việc, trong quan niệm của Ngài Ba Tuần: Phật tánh chỉ có ở loài hữu tình, còn như ở đất đá cỏ cây thì không có. Bởi vì Ngài ấy quan niệm nó có "giác biết".
Các vị nên biết rằng: Hữu tình, vô tình đều là tác dụng của Phật tánh.
Bởi vậy, không có chuyện Phật tánh chỉ có ở loài hữu tình, còn loài vô tình không có.
"Sự tác dụng của Phật Tánh" là sự ứng duyên của Phật Tánh. Khi duyên chưa hội thì cái chủng tử thức chưa sanh, và như vậy khi ấy là vô tình, còn khi có chủng tử thức thì gọi là hữu tình.
Bây giờ VNBN sẽ trích Kinh để làm bằng chứng nhé (vì lời của VNBN không đủ trọng lượng với các vị):
Phật Tánh, là Ngã Chân Thật (Kinh Đại Niết Bàn), là Chân Tâm hay Như Lai Tạng (Kinh Thủ Lăng nghiêm), là Tâm Thể (Kinh Niệm Phật Ba La Mật)
Theo lời dạy trên của Phật thì "bản nguyên sáng suốt của Như Lai Tạng" tức là bản thân Như Lai Tạng: không phải là bất kì một hiện tượng nào hữu vi và cả vô vi. Thiền Tông gọi chỗ này là Bản Lai Vô Nhất Vật. Còn "Như Lai tạng diệu minh tâm nguyên" là diệu dụng của Như lai Tạng, diệu dụng ấy ra tất cả vạn pháp từ hữu vi đến vô vi, hữu tình, vô tình đều là tác dụng của Như Lai Tạng.
Bởi vậy: tất cả sự thức "Phật Tánh có cái biết, chỉ có nơi hữu tình" đều là nhận thức còn khiếm khuyết đó vậy!
Một bản dịch khác của Kinh Thủ Lăng Nghiêm:
Như Lai sử dụng bản tánh chân giác diệu minh, không sinh không diệt, hợp với như lai tạng; mà như lai tạng chỉ là cái tâm thanh tịnh trong sáng nhiệm mầu, chiếu soi khắp cùng pháp giới. Vì thế cho nên, ở trong pháp giới ấy, một là vô lượng, vô luợng là một; cái lớn có mặt trong cái nhỏ, cái nhỏ có mặt trong cái lớn. Đạo tràng bất động cùng khắp thế giới mười phương; pháp thân bao trùm mười phương hư không vô tận; nơi đầu một sợi lông mà hiện ra Phật độ toàn cả ba ngàn đại thiên thế giới; ngồi trong một hạt bụi nhỏ mà chuyển đại pháp luân. Như Lai dứt tuyệt trần lao hư vọng mà hợp với tánh giác, nên phát hiện thể tánh chân như thanh tịnh trong sáng nhiệm mầu.
Như lai tạng vốn xưa nay là tâm thanh tịnh viên mãn nhiệm mầu. Nó không phải kiến đại, không phải thức đại, không phải không đại, không phải địa đại, không phải thủy đại, không phải phong đại, không phải hỏa đại; không phải nhãn căn, không phải nhĩ căn, không phải tị căn, không phải thiệt căn, không phải thân căn, không phải ý căn; không phải sắc trần, không phải thanh trần, không phải hương trần, không phải vị trần, không phải xúc trần, không phải pháp trần; không phải nhãn thức giới, cho đến không phải ý thức giới; không phải minh, không phải vô minh, không phải hết minh, không phải hết vô minh, cho đến không phải lão, không phải tử, không phải hết lão tử; không phải khổ đế, không phải tập đế, không phải diệt đế, không phải đạo đế, không phải trí, không phải đắc; không phải bố thí, không phải trì giới, không phải nhẫn nhục, không phải tinh tấn, không phải thiền định, không phải trí tuệ, không phải đáo bỉ ngạn; cho đến không phải Như Lai, không phải Ứng Cúng, không phải Chánh Biến Tri; không phải đại niết bàn, không phải thường, không phải lạc, không phải ngã, không phải tịnh; tất cả đều không phải, vì như lai tạng không phải là pháp thế gian, mà cũng không phải là pháp xuất thế gian.
Nhưng cái thể tánh vốn sáng suốt nhiệm mầu như lai tạng đó cũng tức là kiến đại, tức là không đại, tức là địa đại, tức là thủy đại, tức là phong đại, tức là hỏa đại; tức là nhãn căn, tức là nhĩ căn, tức là tị căn, tức là thiệt căn, tức là thân căn, tức là ý căn; tức là sắc trần, tức là thanh trần, tức là hương trần, tức là vị trần, tức là xúc trần, tức là pháp trần; tức là nhãn thức giới, cho đến tức là ý thức giới; tức là minh, tức là hết minh, tức là vô minh, tức là hết vô minh, cho đến tức là lão, tức là tử, tức là hết lão tử; tức là khổ, tức là tập, tức là diệt, tức là đạo, tức là trí, tức là đắc; tức là bố thí, tức là trì giới, tức là nhẫn nhục, tức là tinh tấn, tức là thiền định, tức là trí tuệ, tức là đáo bỉ ngạn; cho đến tức là Như Lai, tức là Ứng Cúng, tức là Chánh Biến Tri; tức là đại niết bàn, tức là đức thường, tức là đức lạc, tức là đức ngã, tức là đức tịnh; tất cả các pháp thế gian và xuất thế gian đều là biểu hiện của như lai tạng.
Trong diễn đàn có nhiều người mà VNBN đã từng trao đổi quyết liệt với VNBN:
Một là khuclunglinh, cứ ôm đòm là "Phật Tánh chỉ dành cho loài hữu tình, không có ở loài vô tình không có".
VNBN đã phản biện: "Phật Tánh chỉ trong loài hữu tình" thì là có ở tâm lý, còn "không có ở loài vô tình" thì tức là không có trong tứ đại. Thành ra theo phát ngôn đó của khuclunglinh thì dẫn đến Phật Tánh có ở tâm niệm nhưng lại không có nơi thân tứ đại. Như vậy, tâm không biết thân, thật là phi lý.
Hai là Ngài Ba Tuần, cũng mới phát ngôn gần đây.
Phát ngôn của Ngài ấy như sau: "Tâm thể nó linh động, nó Giác Biết, còn Không thời gian thì nó chết cứng, nó chẳng Tự giác được !" (Ở chủ đề Tự tánh Di Đà)
Và còn có thể nhiều vị nữa. Do đó, làm sao chung quan điểm với VNBN này được!
Đương nhiên VNBN không hề phủ nhận diệu dụng "Biết" của Phật Tánh, (ở đây Phật Tánh = Tâm Thể)
Ở đây, VNBN bác bỏ rằng "biết hay tri giác" có sẵn trong Phật Tánh.
Phát ngôn trên của Ba Tuần cũng đồng nghĩa việc, trong quan niệm của Ngài Ba Tuần: Phật tánh chỉ có ở loài hữu tình, còn như ở đất đá cỏ cây thì không có. Bởi vì Ngài ấy quan niệm nó có "giác biết".
Các vị nên biết rằng: Hữu tình, vô tình đều là tác dụng của Phật tánh.
Bởi vậy, không có chuyện Phật tánh chỉ có ở loài hữu tình, còn loài vô tình không có.
"Sự tác dụng của Phật Tánh" là sự ứng duyên của Phật Tánh. Khi duyên chưa hội thì cái chủng tử thức chưa sanh, và như vậy khi ấy là vô tình, còn khi có chủng tử thức thì gọi là hữu tình.
Bây giờ VNBN sẽ trích Kinh để làm bằng chứng nhé (vì lời của VNBN không đủ trọng lượng với các vị):
Phật Tánh, là Ngã Chân Thật (Kinh Đại Niết Bàn), là Chân Tâm hay Như Lai Tạng (Kinh Thủ Lăng nghiêm), là Tâm Thể (Kinh Niệm Phật Ba La Mật)
(KINH THỦ LĂNG NGHIÊM - QUYỂN 4)
Như Lai dùng tánh giác diệu minh bất sinh bất diệt hợp cùng Như Lai tạng thì Như Lai tạng chỉ thuần là tánh giác diệu minh, chiếu khắp cả pháp giới. Cho nên trong ấy, một là vô lượng, vô lượng là một, trong cái nhỏ hiện ra cái lớn, trong cái lớn hiện ra cái nhỏ. Đạo tràng bất động biến khắp thế giới mười phương. Pháp thân bao trùm mười phương hư không vô tận. Ở trên đầu một mảy lông hiện ra cõi Bảo Vương. Ngồi trong vi trần mà chuyển đại pháp luân. Diệt trần tướng, hợp tánh giác nên phát ra tánh giác chân như sáng suốt nhiệm mầu mà Như Lai tạng chính là bổn diệu viên tâm.
Chẳng phải tâm, chẳng phải không. Chẳng phải đất, chẳng phải nước, chẳng phải gió, chẳng phải lửa. Chẳng phải mắt, chẳng phải tai mũi lưỡi thân ý. Chẳng phải sắc, chẳng phải thanh hương vị xúc pháp. Chẳng phải nhãn thức giới, như vậy cho đến chẳng phải ý thức giới. Chẳng phải minh, chẳng phải vô minh; chẳng phải hết minh, chẳng phải hết vô minh. Như vậy cho đến chẳng phải lão tử, chẳng phải hết lão tử. Chẳng phải khổ, chẳng phải tập, chẳng phải diệt, chẳng phải đạo. Không phải trí, cũng không phải đắc. Chẳng phải bố thí, chẳng phải trì giới, chẳng phải tinh tấn, chẳng phải nhẫn nhục, không phải là thiền định, không phải trí tuệ, cũng không phải ba-la-mật-đa. Như thế cho đến chẳng phải Như Lai, chẳng phải A La Hán, Chánh biến tri. Không có đại niết bàn, chẳng có thường lạc ngã tịnh. Do đó đều chẳng phải là các pháp thế gian và xuất thế gian. Ấy chính là bản nguyên vi diệu sáng suốt của Như Lai tạng.
Tức là tâm, là không. Tức là đất, là nước gió lửa. Tức là mắt, là tai mũi lưỡi thân ý. Tức là sắc, là thanh hương vị xúc pháp. Tức là nhãn thức giới, cho đến tức là ý thức giới. Tức là minh, là vô minh, tức là chấm dứt minh và chấm dứt vô minh. Như thế cho đến tức là lão, là tử, tức là hết lão tử; tức là khổ, là tập, là diệt, là đạo. Tức là trí, là đắc. Tức bố thí, tức trì giới, tức tinh tấn, tức nhẫn nhục, tức thiền định, tức trí huệ, tức ba-la-mật- đa. Như thế cho đến tức Như Lai, tức Ứng cúng, tức Chánh biến tri. Tức đại niết bàn, tức thường lạc ngã tịnh. Do vậy nó là các pháp thế gian và xuất thế gian. Tức là Như Lai tạng diệu minh tâm nguyên.
Như Lai dùng tánh giác diệu minh bất sinh bất diệt hợp cùng Như Lai tạng thì Như Lai tạng chỉ thuần là tánh giác diệu minh, chiếu khắp cả pháp giới. Cho nên trong ấy, một là vô lượng, vô lượng là một, trong cái nhỏ hiện ra cái lớn, trong cái lớn hiện ra cái nhỏ. Đạo tràng bất động biến khắp thế giới mười phương. Pháp thân bao trùm mười phương hư không vô tận. Ở trên đầu một mảy lông hiện ra cõi Bảo Vương. Ngồi trong vi trần mà chuyển đại pháp luân. Diệt trần tướng, hợp tánh giác nên phát ra tánh giác chân như sáng suốt nhiệm mầu mà Như Lai tạng chính là bổn diệu viên tâm.
Chẳng phải tâm, chẳng phải không. Chẳng phải đất, chẳng phải nước, chẳng phải gió, chẳng phải lửa. Chẳng phải mắt, chẳng phải tai mũi lưỡi thân ý. Chẳng phải sắc, chẳng phải thanh hương vị xúc pháp. Chẳng phải nhãn thức giới, như vậy cho đến chẳng phải ý thức giới. Chẳng phải minh, chẳng phải vô minh; chẳng phải hết minh, chẳng phải hết vô minh. Như vậy cho đến chẳng phải lão tử, chẳng phải hết lão tử. Chẳng phải khổ, chẳng phải tập, chẳng phải diệt, chẳng phải đạo. Không phải trí, cũng không phải đắc. Chẳng phải bố thí, chẳng phải trì giới, chẳng phải tinh tấn, chẳng phải nhẫn nhục, không phải là thiền định, không phải trí tuệ, cũng không phải ba-la-mật-đa. Như thế cho đến chẳng phải Như Lai, chẳng phải A La Hán, Chánh biến tri. Không có đại niết bàn, chẳng có thường lạc ngã tịnh. Do đó đều chẳng phải là các pháp thế gian và xuất thế gian. Ấy chính là bản nguyên vi diệu sáng suốt của Như Lai tạng.
Tức là tâm, là không. Tức là đất, là nước gió lửa. Tức là mắt, là tai mũi lưỡi thân ý. Tức là sắc, là thanh hương vị xúc pháp. Tức là nhãn thức giới, cho đến tức là ý thức giới. Tức là minh, là vô minh, tức là chấm dứt minh và chấm dứt vô minh. Như thế cho đến tức là lão, là tử, tức là hết lão tử; tức là khổ, là tập, là diệt, là đạo. Tức là trí, là đắc. Tức bố thí, tức trì giới, tức tinh tấn, tức nhẫn nhục, tức thiền định, tức trí huệ, tức ba-la-mật- đa. Như thế cho đến tức Như Lai, tức Ứng cúng, tức Chánh biến tri. Tức đại niết bàn, tức thường lạc ngã tịnh. Do vậy nó là các pháp thế gian và xuất thế gian. Tức là Như Lai tạng diệu minh tâm nguyên.
Theo lời dạy trên của Phật thì "bản nguyên sáng suốt của Như Lai Tạng" tức là bản thân Như Lai Tạng: không phải là bất kì một hiện tượng nào hữu vi và cả vô vi. Thiền Tông gọi chỗ này là Bản Lai Vô Nhất Vật. Còn "Như Lai tạng diệu minh tâm nguyên" là diệu dụng của Như lai Tạng, diệu dụng ấy ra tất cả vạn pháp từ hữu vi đến vô vi, hữu tình, vô tình đều là tác dụng của Như Lai Tạng.
Bởi vậy: tất cả sự thức "Phật Tánh có cái biết, chỉ có nơi hữu tình" đều là nhận thức còn khiếm khuyết đó vậy!
Một bản dịch khác của Kinh Thủ Lăng Nghiêm:
Như Lai sử dụng bản tánh chân giác diệu minh, không sinh không diệt, hợp với như lai tạng; mà như lai tạng chỉ là cái tâm thanh tịnh trong sáng nhiệm mầu, chiếu soi khắp cùng pháp giới. Vì thế cho nên, ở trong pháp giới ấy, một là vô lượng, vô luợng là một; cái lớn có mặt trong cái nhỏ, cái nhỏ có mặt trong cái lớn. Đạo tràng bất động cùng khắp thế giới mười phương; pháp thân bao trùm mười phương hư không vô tận; nơi đầu một sợi lông mà hiện ra Phật độ toàn cả ba ngàn đại thiên thế giới; ngồi trong một hạt bụi nhỏ mà chuyển đại pháp luân. Như Lai dứt tuyệt trần lao hư vọng mà hợp với tánh giác, nên phát hiện thể tánh chân như thanh tịnh trong sáng nhiệm mầu.
Như lai tạng vốn xưa nay là tâm thanh tịnh viên mãn nhiệm mầu. Nó không phải kiến đại, không phải thức đại, không phải không đại, không phải địa đại, không phải thủy đại, không phải phong đại, không phải hỏa đại; không phải nhãn căn, không phải nhĩ căn, không phải tị căn, không phải thiệt căn, không phải thân căn, không phải ý căn; không phải sắc trần, không phải thanh trần, không phải hương trần, không phải vị trần, không phải xúc trần, không phải pháp trần; không phải nhãn thức giới, cho đến không phải ý thức giới; không phải minh, không phải vô minh, không phải hết minh, không phải hết vô minh, cho đến không phải lão, không phải tử, không phải hết lão tử; không phải khổ đế, không phải tập đế, không phải diệt đế, không phải đạo đế, không phải trí, không phải đắc; không phải bố thí, không phải trì giới, không phải nhẫn nhục, không phải tinh tấn, không phải thiền định, không phải trí tuệ, không phải đáo bỉ ngạn; cho đến không phải Như Lai, không phải Ứng Cúng, không phải Chánh Biến Tri; không phải đại niết bàn, không phải thường, không phải lạc, không phải ngã, không phải tịnh; tất cả đều không phải, vì như lai tạng không phải là pháp thế gian, mà cũng không phải là pháp xuất thế gian.
Nhưng cái thể tánh vốn sáng suốt nhiệm mầu như lai tạng đó cũng tức là kiến đại, tức là không đại, tức là địa đại, tức là thủy đại, tức là phong đại, tức là hỏa đại; tức là nhãn căn, tức là nhĩ căn, tức là tị căn, tức là thiệt căn, tức là thân căn, tức là ý căn; tức là sắc trần, tức là thanh trần, tức là hương trần, tức là vị trần, tức là xúc trần, tức là pháp trần; tức là nhãn thức giới, cho đến tức là ý thức giới; tức là minh, tức là hết minh, tức là vô minh, tức là hết vô minh, cho đến tức là lão, tức là tử, tức là hết lão tử; tức là khổ, tức là tập, tức là diệt, tức là đạo, tức là trí, tức là đắc; tức là bố thí, tức là trì giới, tức là nhẫn nhục, tức là tinh tấn, tức là thiền định, tức là trí tuệ, tức là đáo bỉ ngạn; cho đến tức là Như Lai, tức là Ứng Cúng, tức là Chánh Biến Tri; tức là đại niết bàn, tức là đức thường, tức là đức lạc, tức là đức ngã, tức là đức tịnh; tất cả các pháp thế gian và xuất thế gian đều là biểu hiện của như lai tạng.