- Tham gia
- 28/7/16
- Bài viết
- 1,837
- Điểm tương tác
- 904
- Điểm
- 113
Chừng đó là đủ hay còn gì nữa không ạ?
Giờ hành giả đang dụng tâm như thế nào ?
Mộ Phần.
Chừng đó là đủ hay còn gì nữa không ạ?
Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Ngân hàng Vietcombank
DUONG THANH THAI
0541 000 1985 52
Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)
Giờ hành giả đang dụng tâm như thế nào ?
Mộ Phần.
thấy mọi chuyện không có gì là quan trọng nữa cả, tham dục thì đã loại trừ lâu rồi , nhất là cái đoạn con em xinh gới ấy hề hề. chỉ đôi lúc có chút nổi sân với người thân vì họ đi lầm đường lạc lối, rơi vào quá mê tín mà thôi. đời sống giản dị mà không hề biết mình có giản dị hay không hề hề. chỉ là ngủ thì có chỗ để ngủ , ăn miễn là đừng hốt dưới đất ăn là được , còn bát hay điã hay ngồi chỗ nào ngồi cũng tốt. ăn gì cũng ôk, với lại nghèo kiết xác thì đòi hỏi cái gì hê hề nhưng cái gì cũng rõ ràng lắm nghe.
Đại khái là vậy, nếu còn dại ở chỗ nào xin được chỉ dẫn . Đa tạ nhiều
Hành giả đang kẹt bệnh: " bất trừ vọng tưởng, bất cầu chân ", "bình thường tâm thi đạo", tuy nói dục đã buông, xong tâm duyên cảnh vẫn như người thường không khác.
Cái thấy rõ này là tri kiến biết chưa phải là bát nhã huệ.
Nếu ngay bây giờ nhiếp tâm tại niệm A Di Đà Phật, ngồi yên một chỗ, thì sẽ thấy vọng tưởng tạp niệm ùn ùn chảy ra.
Mộ Phần.
Ồ không! chỉ cần một chút xíu thôi l ví dụ nếu vô tình gặp một người xưa nay mình vốn không ưa mà nổi lên lòng khinh ghét là nó nắm lấy được liền ngay tức khắc. mọi chuyển động trên thân thể hay xung quanh nó rất nhạy bén và kiểm soát rất tốt. nếu khi nghỉ ngơi thì cái nghi tình nhẹ nhàng khởi động, cái chỗ này khó diễn tả...
Đại khái khi nào cái giả ló đầu là biết liền, chậm nhất chỉ là một lát thôi. chỉ cái tội là hay phát hiện cái điều dở nơi người mà lại bị cái tánh nhiệt tình vô tư trong sáng mà bị vướng mắc, biết rất rõ ràng nhưng bỏ cũng được 7 đến 8 phần rồi.
Còn cái " bất trừ vọng tưởng, bất cầu chân " thì rất biết không thể là như vậy đâu. Mong được xét kỹ và nhận được lời huấn thị
Hành giả nói có nghi tình nhè nhè. Vậy hành giả đang tham câu thoại nào?
Mộ Phần.
Là câu của Thầy Duy Lực: Khi chưa có trời đất ta là cái gì?
Đã đến giờ tối rồi mà Người vẫn còn đại tấm chỉ dạy thật là cảm động, xin được kính lễ!
Nhưng xin được hỏi là nếu chỉ tham khi chưa sanh ra thì lại phải một lần nữa để thấu khi mà nó chưa là cái gì cả( kể cả trời đất) thì âu bằng một mạch mà xong là thấu 3 cái cửa của ông Hoàng Long chăng?
Hành giả chớ chạy theo tâm phan duyên, tất cả hiểu biết tri kiến chẳng nên để ý.
Ngay câu hỏi này, tự hỏi tự vấn nơi tâm, giữ nghi tình sao cho miên mật.
Ngay chỗ Không biết lại vấn lại hỏi, ngay chỗ không hiểu lại hỏi lại vấn.
Đi đứng nằm ngồi chớ cho đoạn dứt.
Nhân duyên chín mùi, cảnh quên, tình dứt, ngay nơi nghi này tự khắc bùng vỡ !
Mộ Phần.
Nếu cứ như vậy thì vấn khi nào cho hết thẩy cái nghi trong đầu. như vậy có khác gì đuổi theo vọng tâm mà tham? Nhãn tôi nghe nói chỉ cần thấu một cái thì vạn cái đều thấu. xin được chỉ thêm
Kính xin được chỉ ra cái chỗ thiếu sót ở câu thoại đầu của Nhãn tôi được?
Lý do tại sao phải đổi câu thoại?
Người nắm được căn cơ của Nhãn thì cho thêm biệt dược
kính các ngài thấy các ngài ở đây cũng am tường cái chỗ khán thoại đầu,trò cũng có chỗ nghi vấn muốn hỏi.chẳng là gần 20 năm về trước khi còn rất nhỏ trò cũng có chút nhân duyên trong lúc vô tình nghe được câu muôn pháp là một,một đi về đâu.mối lần niệm câu đó thì chỗ giữa chân mày rất là đau nhức cứ như vậy trải qua gần 20 năm về sau cũng chẳng có câu chả lời,rồi 1 ngày khi đem vấn đề ra hỏi được thiện tri thức dẫn dắt cuối cùng chỉ hiểu ra 1 câu chẳng chấp.từ đó khi niệm lại không còn đau đớn nữa,cũng không muốn niệm nữa nhưng đến hôm nay lại có chút băn khoăn.phải chăng ta nên tiếp tục niệmHành giả vì tri kiến hiểu biết trước đây, nên mới hỏi câu này.
Vọng niệm tuy nhiều nhưng cũng chỉ như khỉ truyền cành vậy, mỗi cành là một niệm khác nhau. Tâm niệm sinh diệt chẳng ngừng.
Nay nơi đa niệm, đa tâm, đề lên câu hỏi: Khi mẹ chưa mang thai ta, thì ta ở đâu ?
Một câu này khiến đa niệm này tan mất, chỉ còn con khỉ "vô minh". Đây là lấy nhất niệm vô minh phá vỡ vô thỉ vô mình.
Câu thoại là nhất niệm, nơi không biết không hiểu là vô thỉ vô minh.
Vì hành giả dụng tâm chưa tới nhất tâm, vẫn còn đa tâm. Nên thấy tạp niệm lăng xăng, cho rằng là mình đuổi theo vọng, kỳ thật nếu vấn hỏi miên mật, thì tự khắc tới chỗ chỉ có niệm này chẳng sanh niệm khác vậy !
Mộ Phần.
kính các ngài thấy các ngài ở đây cũng am tường cái chỗ khán thoại đầu,trò cũng có chỗ nghi vấn muốn hỏi.chẳng là gần 20 năm về trước khi còn rất nhỏ trò cũng có chút nhân duyên trong lúc vô tình nghe được câu muôn pháp là một,một đi về đâu.mối lần niệm câu đó thì chỗ giữa chân mày rất là đau nhức cứ như vậy trải qua gần 20 năm về sau cũng chẳng có câu chả lời,rồi 1 ngày khi đem vấn đề ra hỏi được thiện tri thức dẫn dắt cuối cùng chỉ hiểu ra 1 câu chẳng chấp.từ đó khi niệm lại không còn đau đớn nữa,cũng không muốn niệm nữa nhưng đến hôm nay lại có chút băn khoăn.phải chăng ta nên tiếp tục niệm
kính xin các ngài chỉ dạy thêm ạ
Muôn pháp từ một, một từ đâu tới ?
Bất sinh bất diệt, bất đoạn bất thường, bất nhất bất dị và bất khứ bất lai.
cũng sinh cũng diệt, cũng thường cũng đoạn, cũng nhất cũng dị, cũng khứ cũng lai là cái gì ?
là cái thấy
Chưa phải rồi. Câu muôn pháp về một một về chỗ nào, không phát nghi tình được nữa.
Hành giả nên chuyển câu thoại khác hoặc niệm Phật tới nhất tâm, rồi khán thoại đầu sau !
Mộ Phần.
Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Ngân hàng Vietcombank
DUONG THANH THAI
0541 000 1985 52
Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)
Triệu Luận Lược Giải
|
|
M |
Tín tâm minh tịch nghĩa giải
|
Giai thoại nhà thiền phim hoạt hình
|