Văn hóa
Giao lưu học hỏi để làm sống dậy tiềm lực Tâm linh của chính mình
Những năm gần đây, người Phật tử Việt Nam có nhiều cơ hội để tiếp xúc, trực tiếp học và tu với các pháp môn, truyền thống Phật giáo khác nhau.
Từ năm 2005, Thiền sư Thích Nhất Hạnh về nước lần đầu tiên sau nhiều năm sống và hoằng pháp ở hải ngoại đã đem lại một nguồn sinh khí, dấy lên phong trào thực tập thiền định trong nhiều giới, đặc biệt là giới trẻ và doanh nhân. Pháp môn ứng dụng thiền theo chủ trương của Thiền sư Nhất Hạnh đã đem đến luồng gió mát cho những người đi tìm một cách sống và phương pháp trị liệu tâm lý, giải tỏa những nội kết tự thân, những căng thẳng giữa các thành viên trong gia đình, cộng đồng, để sống hạnh phúc, thanh thản trong cuộc sống bề bộn học tập và mưu sinh.
Sau đó, ngài Gyalwang Drukpa đời thứ XII, một bậc thầy của Phật giáo theo truyền thống Mật tông từ Bhutan, đã chính thức thăm nước ta theo lời thỉnh cầu của một số cơ sở chùa chiền cũng đem đến một nguồn sinh khí mới, nét hiện đại và linh động, gợi cho chúng ta một cách nhìn mới về truyền thống Mật tông vốn cho là nghiêm mật, bí truyền.
Nhìn lại lịch sử, Phật giáo Việt Nam có thể nói là một tổng hợp của các truyền thống, pháp môn chính: Thiền, Tịnh và Mật. Chúng ta có thể thấy pháp môn đặc thù Mật tông, Tịnh độ được một vị thiền sư hành trì. Những dấu hiệu của Mật tông cũng được tìm thấy qua các cột kinh Phật đỉnh tôn thắng đà la ni có niên đại cả ngàn năm tuổi được giới khảo cổ phát hiện ở cố đô Hoa Lư (Ninh Bình ngày nay)...
Việc các đại diện của Mật tông như ngài Gyalwang Drukpa đời thứ XII sang nước ta đã ít nhiều đem lại nét tươi mới đối với pháp môn hành trì Mật tông cũng như ngược lại. Mật tông không còn là một pháp môn bí mật mà trở nên giản dị qua lời thuyết giảng của ngài, ai cũng có thể ứng dụng để có lợi ích thiết thực ngay trong hiện tại, để có sự hiểu biết sâu xa hơn với đời sống tâm linh và có cách nhìn cuộc đời lạc quan.
Tu tập là chuyển hóa, là điều chỉnh suy nghĩ, lời nói và hành động trong chiều hướng giảm bớt lòng tham lam, sân hận và mê mờ nhằm đem lại lợi ích không chỉ cho bản thân, mà đồng thời cho cả người khác và môi trường sống.
Những năm gần đây, có trào lưu nhiều người Việt xuất ngoại sang các trung tâm Phật giáo ở nhiều nước để nghiên cứu và tu tập. Rõ ràng, nhu cầu tìm hiểu về tâm linh của người Việt ngày càng tăng. Trong nhịp cầu đó, một số bậc thầy của các truyền thống tu tập đã được mời đến nước ta hướng dẫn tu học ngày càng dễ dàng hơn, tạo cơ hội cho số đông được giao lưu, tiếp xúc, học hỏi. Mong tất cả chỉ là phương tiện để những vị thầy có trách nhiệm hướng dẫn Phật tử ở nước ta tự làm mới pháp môn tu tập mà không bị cuốn theo cơn sóng sùng ngoại thường tình.
Bởi lẽ giao lưu, học hỏi theo tinh thần Phật giáo Đại thừa không phải là bê nguyên xi, rập khuôn theo một cách máy móc hay tín ngưỡng thần tượng, mà là cơ hội để đánh thức, làm sống dậy tiềm lực tâm linh của chính mình.
Hoàng Độ
Giao lưu học hỏi để làm sống dậy tiềm lực Tâm linh của chính mình
Những năm gần đây, người Phật tử Việt Nam có nhiều cơ hội để tiếp xúc, trực tiếp học và tu với các pháp môn, truyền thống Phật giáo khác nhau.
Từ năm 2005, Thiền sư Thích Nhất Hạnh về nước lần đầu tiên sau nhiều năm sống và hoằng pháp ở hải ngoại đã đem lại một nguồn sinh khí, dấy lên phong trào thực tập thiền định trong nhiều giới, đặc biệt là giới trẻ và doanh nhân. Pháp môn ứng dụng thiền theo chủ trương của Thiền sư Nhất Hạnh đã đem đến luồng gió mát cho những người đi tìm một cách sống và phương pháp trị liệu tâm lý, giải tỏa những nội kết tự thân, những căng thẳng giữa các thành viên trong gia đình, cộng đồng, để sống hạnh phúc, thanh thản trong cuộc sống bề bộn học tập và mưu sinh.
Sau đó, ngài Gyalwang Drukpa đời thứ XII, một bậc thầy của Phật giáo theo truyền thống Mật tông từ Bhutan, đã chính thức thăm nước ta theo lời thỉnh cầu của một số cơ sở chùa chiền cũng đem đến một nguồn sinh khí mới, nét hiện đại và linh động, gợi cho chúng ta một cách nhìn mới về truyền thống Mật tông vốn cho là nghiêm mật, bí truyền.
Nhìn lại lịch sử, Phật giáo Việt Nam có thể nói là một tổng hợp của các truyền thống, pháp môn chính: Thiền, Tịnh và Mật. Chúng ta có thể thấy pháp môn đặc thù Mật tông, Tịnh độ được một vị thiền sư hành trì. Những dấu hiệu của Mật tông cũng được tìm thấy qua các cột kinh Phật đỉnh tôn thắng đà la ni có niên đại cả ngàn năm tuổi được giới khảo cổ phát hiện ở cố đô Hoa Lư (Ninh Bình ngày nay)...
Việc các đại diện của Mật tông như ngài Gyalwang Drukpa đời thứ XII sang nước ta đã ít nhiều đem lại nét tươi mới đối với pháp môn hành trì Mật tông cũng như ngược lại. Mật tông không còn là một pháp môn bí mật mà trở nên giản dị qua lời thuyết giảng của ngài, ai cũng có thể ứng dụng để có lợi ích thiết thực ngay trong hiện tại, để có sự hiểu biết sâu xa hơn với đời sống tâm linh và có cách nhìn cuộc đời lạc quan.
Tu tập là chuyển hóa, là điều chỉnh suy nghĩ, lời nói và hành động trong chiều hướng giảm bớt lòng tham lam, sân hận và mê mờ nhằm đem lại lợi ích không chỉ cho bản thân, mà đồng thời cho cả người khác và môi trường sống.
Những năm gần đây, có trào lưu nhiều người Việt xuất ngoại sang các trung tâm Phật giáo ở nhiều nước để nghiên cứu và tu tập. Rõ ràng, nhu cầu tìm hiểu về tâm linh của người Việt ngày càng tăng. Trong nhịp cầu đó, một số bậc thầy của các truyền thống tu tập đã được mời đến nước ta hướng dẫn tu học ngày càng dễ dàng hơn, tạo cơ hội cho số đông được giao lưu, tiếp xúc, học hỏi. Mong tất cả chỉ là phương tiện để những vị thầy có trách nhiệm hướng dẫn Phật tử ở nước ta tự làm mới pháp môn tu tập mà không bị cuốn theo cơn sóng sùng ngoại thường tình.
Bởi lẽ giao lưu, học hỏi theo tinh thần Phật giáo Đại thừa không phải là bê nguyên xi, rập khuôn theo một cách máy móc hay tín ngưỡng thần tượng, mà là cơ hội để đánh thức, làm sống dậy tiềm lực tâm linh của chính mình.
Hoàng Độ