Giới sát sanh, hiểu sao cho đúng...?

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28 Thg 4 2014
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
Trước nhất Từ Từ xin được đưa thắc mắc này ở mục này, vì không rõ mục nào là phù hợp, nếu không đúng, xin nhờ Mod di chuyển giùm nha.
Từ Từ nghe được 1 câu chuyện rằng có 2 người A và B có quan điểm về sát sanh khác nhau và cách lý giải của 2 người này cũng có cái lý riêng. Nay xin nhờ các đạo hữu ở đây phân ưu giùm, câu chuyện xoay quanh việc giết con vật cứu con người như sau:

A cho rằng: Con vật nào cũng có quyền sống cho nên giết con muỗi để cứu con người cũng là có tội. Vì cho rằng Phật dạy chúng sanh bình đẳng, là động vật hữu tình.

B cho rằng: con muỗi tuổi thọ ngắn, truyền bệnh, gây chết người, đau khổ nên giết nó là chuyện bình thường. Vì giữa con muỗi và người thì cứu con người như cứu 1 vị Bồ Tát thì phước đức này to lớn vô cùng.

Sau đó 2 người này đưa ra hàng loạt lập luận bảo vệ quan điểm của họ. Cuối cùng thì.......... Từ Từ xin được nói ra sau, khi đã được các đạo hữu ở đây cho ý kiến về sự việc trên.

Xin lắng nghe các đạo hữu !
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính chào bạn Từ Từ !

Vấn đề bạn nêu không phải là Thắc mắc Chuyên Đề, mà là Thắc mắc chuyện Phổ Thông, nên nay Vô Học xin phép được kính chuyển.

Kính !
 

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28 Thg 4 2014
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
Có lẻ thắc mắc trên có phần gì đó ngại ngùng chăng? Chẳng nhận được sự góp ý tư vấn của ai cả....

Từ Từ vẫn chờ đợi...
 

Quay lại

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2013
Bài viết
100
Điểm tương tác
76
Điểm
28
Trước nhất Từ Từ xin được đưa thắc mắc này ở mục này, vì không rõ mục nào là phù hợp, nếu không đúng, xin nhờ Mod di chuyển giùm nha.
Từ Từ nghe được 1 câu chuyện rằng có 2 người A và B có quan điểm về sát sanh khác nhau và cách lý giải của 2 người này cũng có cái lý riêng. Nay xin nhờ các đạo hữu ở đây phân ưu giùm, câu chuyện xoay quanh việc giết con vật cứu con người như sau:

A cho rằng: Con vật nào cũng có quyền sống cho nên giết con muỗi để cứu con người cũng là có tội. Vì cho rằng Phật dạy chúng sanh bình đẳng, là động vật hữu tình.

B cho rằng: con muỗi tuổi thọ ngắn, truyền bệnh, gây chết người, đau khổ nên giết nó là chuyện bình thường. Vì giữa con muỗi và người thì cứu con người như cứu 1 vị Bồ Tát thì phước đức này to lớn vô cùng.

Sau đó 2 người này đưa ra hàng loạt lập luận bảo vệ quan điểm của họ. Cuối cùng thì.......... Từ Từ xin được nói ra sau, khi đã được các đạo hữu ở đây cho ý kiến về sự việc trên.

Xin lắng nghe các đạo hữu !

Kính thưa "Từ Từ"!
Hiều cho đúng là "Giới không sát sanh".
Không sát sanh vì trưởng dưởng chủng tử "Từ Bi" sẳn có trong mổi chúng ta.
Không sát sanh để chủng tử "Trí Huệ" không bị che mờ do lục căn duyên với lục trần.
Vậy, khi bị muổi chích thì ...ta phủi.
Chuyện Thiền "kỳ đặc" kể rằng : Có một vị Sư khi đã ngộ, thường ở trần trùn trục, lầy lá làm quạt, đi lang thang khắp phố chợ, gặp gì ăn nấy, ai cho gì ăn nấy, cho thịt cũng nhậm, cho rượu cũng nhậm, tối mình trần tay quạt liên tục đuổi muỗi. Đúng là "Kỳ Đặc" (phàm phu không hiểu nỗi).
 

hungcom

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 8 2009
Bài viết
726
Điểm tương tác
342
Điểm
63
Trước nhất Từ Từ xin được đưa thắc mắc này ở mục này, vì không rõ mục nào là phù hợp, nếu không đúng, xin nhờ Mod di chuyển giùm nha.
Từ Từ nghe được 1 câu chuyện rằng có 2 người A và B có quan điểm về sát sanh khác nhau và cách lý giải của 2 người này cũng có cái lý riêng. Nay xin nhờ các đạo hữu ở đây phân ưu giùm, câu chuyện xoay quanh việc giết con vật cứu con người như sau:

A cho rằng: Con vật nào cũng có quyền sống cho nên giết con muỗi để cứu con người cũng là có tội. Vì cho rằng Phật dạy chúng sanh bình đẳng, là động vật hữu tình.

B cho rằng: con muỗi tuổi thọ ngắn, truyền bệnh, gây chết người, đau khổ nên giết nó là chuyện bình thường. Vì giữa con muỗi và người thì cứu con người như cứu 1 vị Bồ Tát thì phước đức này to lớn vô cùng.

Sau đó 2 người này đưa ra hàng loạt lập luận bảo vệ quan điểm của họ. Cuối cùng thì.......... Từ Từ xin được nói ra sau, khi đã được các đạo hữu ở đây cho ý kiến về sự việc trên.

Xin lắng nghe các đạo hữu !

Kính chào đạo hữu Từ Từ !

Theo Giáo Lý Phật pháp thì mọi chuyện xảy ra trên cái cõi mộng huyễn này đều là chuyện "ruồi bu" cả. Những Bậc Đại Giác Ngộ vì biết tất cả chỉ là chuyện "ruồi bu" cho nên không hý luận.

Cho nên h/c xin phép chỉ giới hạn vấn đề sát sanh này trong giới Phật tử chúng ta. (Không bao gồm các vị Đại Giác Ngộ)

Chúng ta _ những con ruồi đang bu quanh một bãi thức ăn thừa _ nghiệm và đưa ra những lời bình phẫm, liệu những lời bình của chúng ta có giá trị được bao nhiêu ?

____________

Chúng ta thử dộng đầu vào tường xem có đau điếng hay không ? Thưa có, mà có khi còn sưng vù lên, chảy máu nữa kìa. Chúng ta bị dính chặt, bị nhốt trong vô minh sinh tử luân hồi. Lạ lùng làm sao, cái vô minh sanh tử luân hồi đó lại là cái phóng ảnh từ tâm thức của chúng ta (như con tằm nhả tơ để quấn lấy mình).

Vì biết chúng ta thiệt tội nghiệp, không thể tự giải thoát ra khỏi "màng vô minh tự ngã" cho nên Bậc Đại Giác Ngộ đã phương tiện đặt ra Giới Luật, để chúng ta tạm sống an ổn, có tạm an ổn mới có một chút khoảng trống trong tâm hồn cho Giáo Lý Phật pháp "nhỏ giọt" vào.

Với chúng ta thì Nhân nào Quả nấy, tuyệt đối không sai chạy, bạn tước mạng sống (sự sống) của kẻ khác, con vật khác thì vô tình bạn đã "vất ra bớt" sự sống của mình, vì người hay vật quanh ta đều là một phần "thân thể" của ta đó.

Cho nên đạo Phật cấm Phật tử SÁT SANH, chúng ta không được sát sanh _ sanh tức là sự sống _ mọi sự sống quanh ta đều là sự sống của ta đó. Chẳng những mạng người, mà dầu là mạng thú vật, côn trùng muỗi mòng, thậm chí cây cỏ, là Phật tử ai cũng đều phải tôn trọng những sự sống khác tất cả.

KHÔNG ĐƯỢC GIẾT NGƯỜI HAY CỐ Ý GIẾT VẬT.

KHÔNG ĐƯỢC TỰ MÌNH GIẾT HAY XÚI BẢO NGƯỜI KHÁC GIẾT.

Ý KHÔNG ĐƯỢC NGHĨ ĐẾN SỰ GIẾT.

NẾU ĂN MẶN THÌ KHÔNG NÊN ĂN NHỮNG THỨC ĂN NGƯỜI TA VÌ MÌNH MÀ GIẾT, PHẢI NIỆM PHẬT CẦU NGUYỆN CHO NẠN NHÂN ĐƯỢC SIÊU SINH (SANH LÊN CÕI TRÊN).

Nếu giữ được những điều này chúng ta sẽ tránh được những đau khổ, oan trái trong tương lai.

Những điều hungcom kê ở trên chỉ là vài "cương lĩnh hành xử" đối với vấn đề sát sanh, quan trọng là tâm từ bi của chúng ta, không nên vô cảm đối với "niềm đau nỗi khổ" của sinh linh khác.

Kính góp ý !
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chào bạn Từ Từ,
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->
Nếu chúng ta căn cứ theo lời đức Phật Thích Ca giảng trong kinh Đại Bát Niết Bàn - phẩm Sư Tử Hống Bồ Tát :

Chúng sanh cũng như vậy tất cả đều có tâm. Phàm người có tâm sẽ được thành vô thượng Bồ Đề. Do nghĩa đây nên Phật thường tuyên nói : Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh.

http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-58_4-79_5-50_6-2_17-210_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark
Thì chỉ có con vật nào có tâm mới được gọi chúng sanh. Và vì trong kinh Thủ Lăng Nghiêm - đức Phật Thích Ca giải thích :

Nếu ông quyết-chấp cái tính hay-biết suy-xét phân-biệt là tâm của ông thì cái tâm ấy phải rời sự-nghiệp các trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc, riêng có toàn-tính; chứ như hiện nay ông vâng nghe pháp-âm của tôi, đó là nhân cái tiếng mà có phân-biệt: dầu cho diệt hết tất-cả cái thấy, nghe, hay, biết, bên trong nắm-giữ cái u-nhàn, không biết, không nghĩ thì đó cũng còn là sự phân-biệt bóng-dáng pháp-trần mà thôi.

Chẳng phải tôi bảo ông chấp cái ấy không phải là tâm, nhưng ông phải, chính nơi tâm ông, suy-xét chín-chắn, nếu rời tiền-trần có tính phân-biệt, thì đó mới thật là tâm của ông.

http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-58_4-748_5-50_6-4_17-210_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark
Cho nên, con vật có tâm là con vật _ có sự hay biết, suy xét, phân biệt. Trong khi con muỗi hoàn toàn không có sự suy xét, phân biệt. Do đó, con muỗi chỉ là động vật vô tình chứ không phải chúng sanh. Vì vậy, giữa con người và con muỗi không thể lập thành sự bình đẳng hay không bình đẳng.

Nếu căn cứ theo hai lời giảng này của đức Phật Thích Ca - thì diệt trừ muỗi hay sâu rầy phá hại mùa màng - không phạm giới sát sanh.

Thật ra, nếu chúng ta cho rằng - diệt muỗi hay trừ sâu rầy mà mang tội sát sanh - thì thân mạng chúng ta được khỏe mạnh để tu học - là do từ sự chịu quả báo của biết bao người. Cho nên, quả chúng ta tu đạt được là quả của tâm ác - chứ không phải là quả của tâm Vô thượng Bồ đề. Vì nếu không có người chịu quả báo - thì thân mạng của chúng ta có thể bị muỗi truyền bệnh mà chết, hoặc là không có lúa gạo để nuôi thân. Do đó, chúng ta cũng sẽ không thể tu học để đạt được quả.


Còn nếu cho rằng con muỗi cũng là chúng sanh - cứu con người như cứu vị Bồ tát - có được phước đức to lớn - mà giết con muỗi - thì lại có nghĩa là vì muốn được phước mà giết hại chúng sanh khác. Như vậy, thì là tu tập tâm ác - chứ không phải tu tập tâm lành

Và theo d/đ hiểu - thì Phật dạy chúng ta giữ giới không sát sanh là để nuôi dưỡng tâm lành - tìm về tự tánh. Vì khi chúng ta sát sanh thì phải chứng kiến sự giẩy chết của con vật. Điều này, sẽ khiến chúng ta mất dần tâm lành, xa rời tự tánh. Trong khi giết con muỗi hay sâu rầy chúng ta không có chứng kiến cảnh giẩy chết của con vật - nên sẽ không làm tổn hại tâm từ bi.

d/đ chỉ hiểu đơn giản như vậy… nên rất mong được nghe lời chia sẻ khác của các Bạn.
Thân
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 

hoailinh

Registered
Phật tử
Tham gia
11 Thg 10 2013
Bài viết
133
Điểm tương tác
50
Điểm
28
mời mọi người đọc


Nhận Ra Thân Hữu
(02/06/2012) (Xem: 84938)
Tác giả : Đạt Lai Lạt Ma Jeffrey Hopkins Tuệ Uyển

NHẬN RA THÂN HỮU
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Anh dịch: Jeffrey Hopkins, Ph. D.
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển - 22/10/2011

Trong khi con thấy rằng những ai thân cận với con
đang chìm đắm trong đại dương luân hồi
Và giống như rơi vào cơn bảo lửa
Không có gì ghê sợ hơn để hành động
cho sự giải thoát của riêng con,
Quên lãng những ai con không
nhận ra qua tiến trình sinh tử.
-CHANDRANGOMIN, Lá thư cho một học trò


Đã tạo nên một thái độ bình đẳng đối với bạn hữu, kẻ thù, và người trung tính, chúng ta có một nền tảng để nhìn mỗi con người như người bạn thân nhất của chúng ta. Khuynh hướng bây giờ là để phát triển một cảm giác chân thật về sự mật thiết với mọi người. Vì sự mến chuộng được phát sinh một cách dễ dàng cho bạn hữu, chúng ta cần một kỷ năng cho việc trau dồi việc nhận thức tất cả chúng sinh như bạn hữu, sử dụng chính những mối quan hệ thân hữu nhất của chính chúng ta như kiểu mẫu. Ai là người bạn thân nhất của chúng ta?

Một sự phương pháp khác là sử dụng lòng yêu thương vô điều kiện của bà mẹ của chính mỗi chúng người như một kiểu mẫu. Bởi vì tôi được xác nhận như sự tái sinh của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ mười ba nên tôi đã không sống tại nhà cho đến ba hay bốn tuổi. Như một đứa trẻ, tôi đã thăm mẹ tôi thực tế mỗi ngày, hay bà sẽ đến để gặp tôi, vì gia đình tôi sống gần nơi cư trú của tôi ở Lhasa, thù đô của Tây Tạng. Bà luôn luôn có một trái tim hiền lương, rất tử bi, ân cần trong một sự cư xử rộng rãi đối với người khác, những người nghèo túng. Bà tử tế đến mọi người. Bà không bao giờ gắt gỏng đối với tôi, mặc dù sau này bà nói với tôi rằng tôi sẽ khó chịu nếu không vừa ý, và tôi sẽ giật mạnh lỗ tai của bà khi bà đang bồng tôi. Bà đã nói rằng, một ngày nọ tôi đã đã kéo rất mạnh và làm tổn thương vành tai của bà.

Từ lúc tôi bốn tuổi, người đem thức ăn cho tôi mỗi ngày ở Lhasa là một ông già hói đầu, râu quay nón tên là Ponpo. Tôi rất gần gũi với ông; ông giống như một bà mẹ. Khi tôi ở tại cung điện Mùa Hè học thuộc lòng những bài kinh luận, ông luôn luôn ở gần bên; tôi sẽ khóc nếu ông không làm thế. Tối thiểu tôi phải thấy vạt áo của ông trong khi ông ngồi phía bên kia bình phong khoảng gần một thước từ cửa ra vào. Ông phải ở đấy; bằng nếu không, tôi sẽ khóc. Ponpo, là người đã từng nấu ăn cho Đức Đạt Lai Lạt Ma tiền nhiệm, không biết kể chuyện như thế nào, không biết đùa giờn như thế nào, và không được học hỏi trong hình thức hoặc là tôn giáo hay những chủ đề khác. Tôi rất quý trọng ông vì ông đã cung cấp thức ăn và săn sóc tôi.

Đối với tôi dường như chúng ta, giống như những động có vú như chó và mèo, thương mến nhất những ai nuôi nấng chúng ta. Chúng ta thương mến bà mẹ của chúng ta không phải bởi vì các bà đã sinh ra chúng ta nhưng bởi vì các bà đã cho chúng ta sửa và săn sóc chúng ta. Khi tôi bệnh, Ponpo cỏng tôi đi xung quanh hay để tôi trong lòng ông. Khi chúng ta ôm một con mèo trong lòng, con mèo con sẽ rên ư ư thích thú; cũng giống với những đứa trẻ. Tôi rất thích ông ta.

Mọi người, cho dù có tín ngưỡng hay không, có thể thấu hiểu từ kinh nghiệm tự nhiên và ý nghĩa thông thường rằng tình cảm quan trọng một cách thật sự từ ngày được sinh ra; đấy là căn bản của đời sống. Chính sự sống còn thân thể của chúng ta đòi hỏi tình cảm của người khác, đến điều mà chúng ta cũng đáp ứng bằng tình cảm. Mặc dù điều này hòa lẩn với luyến ái hay dính mắc, nhưng tình cảm này không căn cứ trên sự hấp dẫn của thân thể hay tình dục. Loại tình cảm này, mặc dù không phải không thiên kiến, nhưng có thể được mở rộng để bao trùm tất cả chúng sinh, làm nó không định kiến. Đây là những gì gọi là mở rộng tình thương cùng khắp hay mở rộng từ ái.

Đối với những thiền quán theo sau, nếu mối quan hệ đối với mẹ của hành giả phức tạp, thay vì thế chúng ta có thể quan tâm đến mối quan hệ tình mẹ lý tưởng, hay chúng ta có thể sử dụng bất cứ người thân, người bạn, hay bất cứ thành viên nào của gia đình.

THIỀN QUÁN

Trước nhất, chúng ta hãy quan tâm đến nền tảng của loại thiền quán này. Sự sắp xếp được xây dựng trên giả định của tái sinh, là điều chúng ta có một ý niệm mơ hồ có thể là đúng, chúng ta có thể sử dụng để khảo sát kỷ lưỡng mối quan hệ mật thiết của vô thỉ tái sinh cho những mối quan hệ với những người khác. Tuy nhiên, nếu chúng ta không hoài nghi rằng tái sinh là thật, vẫn có thể sử dụng những bước này như một sự thực tập quán tưởng thuần khiết để giúp tháo gở những gút mắc trong những mối quan hệ của chúng ta.

1- Quán chiếu rằng nếu có tái sinh, vòng luân hồi, có nghĩa rằng những sự sinh của chinh chúng ta là không có bắt đầu (vô thỉ).

2- Quan tâm rằng khi chúng ta sinh ra từ một bào thai như một con thú, hay một con nhền nhện, chúng ta đòi hỏi một bà mẹ. Và bởi vì sự sinh của chúng ta là vô số, chúng ta phải có vô số bà mẹ trải qua nhiều kiếp sống. Điều này ngụ ý rằng mỗi chúng sinh đã từng là mẹ của chúng ta vào một kiếp sống nào đấy. Nếu quý vị có rắc rối đến với kết luận ấy, thế thì hãy thấy quý vị có thể đi theo sự tương tục của những đời sống hay không và khám phá ra rằng có bất cứ chúng sinh nào không từng là bà mẹ của chúng ta hay không, một kết luận như thế là không thể được.

3- Quán chiếu rằng những lúc chúng ta được sinh ra từ một bào thai hay một cái trứng là vô hạn, và vì thế các bà mẹ của chúng ta cũng là vô số.

4- Phản chiếu trên những điểm này, hãy thấu hiểu rằng mỗi chúng siinh trong kiếp sống hiện tại của chúng ta đã là bà mẹ của chúng ta trong nhiều lần. Đừng vội vả qua những bước này; khuynh hướng ở đây là không chấp nhận một sự hợp lý (logic) nông cạn, mà thấm nhuần tâm thức và thái độ của chúng ta với tác động của nhận thức về tái sinh. Hãy cố gắng trên điều này, ví dụ như thế, và xem nó có hữu dụng hay không.

* Hãy nghĩ về một người bạn thân nhất của hành giả và xác định rằng người bạn này, qua tương tục của những kiếp sống, đã là một người bạn nuôi nấng [ta]. Hãy giữ người này trong tâm cho đến khi ta cảm thấy một sự thay đổi nhận thức.

* Sau đó dần dần xem người khác, không quá gần gũi, những người bạn, từng người một trong cùng một cách như thế, xác nhận và cảm nhận rằng qua sự tương tục của những kiếp sống, họ là rất gần gũi với ta. Điều này có thể cần nhiều ngày để thực hành - ngay cả hàng tuần.

* Rồi thì đem đến tâm một người trung tính - người nào đấy không từng giúp đở cũng không từng làm tổn hại ta trong kiếp sống này. Hãy xem rằng người này qua những kiếp sống cũng có những lúc nào đấy là một người gần gũi và nuôi nấng như người bạn thân thiết nhất của chúng ta.

* Dần dần mở rộng sự nhận thức này đến những người trung tính - những người đã thấy trong một trạm xe điện ngầm, đi ngang qua trên đường, hay thấy trong một cửa hàng.

* Khi chúng ta trở nên thành thạo thế nào ấy với việc nhận ra những người bạn và những người trung tính đã từng nuôi nấng ta, và có thể cảm thấy nhận thức của chúng ta thay đổi như thế nào, xem xét một người nào đấy đã từng làm gây hại một ít đến ta hay người thân chúng ta. Hãy bắt đầu với một kẻ thù thứ yếu, như một người đã nói điều gì đấy bình phẩm ta, vì thế chúng ta có thể phát triển một kinh nghiệm với việc tạm thời để qua một bên những cảm giác tiêu cực trong thiện ý của việc thực chứng rằng tại một thời điểm nào đấy chúng ta đã là từng là những người bạn thân. Nếu chúng ta nhảy quá nhanh trong việc lưu tâm đến những người mà chúng ta thật là không thích, thì ý tưởng tiêu cực sẽ có thể làm lưỡng lự tiến trình của chúng ta.

* Khi chúng ta cảm thấy quan điểm của chúng ta đã thay đổi đối với kẻ thù không quan trọng, trụ lại với thái độ mới ấy trong một lúc, rồi thì quan tâm một cách chậm rãi đến trình độ tiếp theo của kẻ thù (kẻ thù nặng cân hơn).

Qua sự thực tập, có thể xem mỗi chúng sinh như một người thân hữu. Nói thì dễ, nhưng làm thì khó. Đừng trở nên thối chí; hãy duy trì sự diễn tập những bước này hết lần này đến lần khác. Tích tập kinh nghiệm một cách từ từ.

Đối với tôi, do tôi mang trách nhiệm vì quyền lợi của Tây Tạng, những người khó khăn nhất để nhận thức như những thân hữu là những ai đang làm tổn hại đến đồng bào Tây Tạng một cách chủ tâm. Tuy thế, từ kinh nghiệm với những thân hữu, người trung tính, và những kẻ thù ít quan trọng, tôi có thể thấy rằng một cách căn bản họ không có khác biệt.

Điều gì đã làm tôi khỏi bị chán nản mặc dù hơn năm mươi năm hành động cho Tây Tạng không có nhiều thành công trước nhất vì nguyên nhân là công bằng, chân thật, và lợi ích cho người khác. Nguyên nhân chân thật chưa đủ; nó phải ích lợi. Việc làm của tôi cho Tây Tạng không gia tăng hoặc là tiếng tăm của tôi, ảnh hưởng của tôi, năng lực của tôi, hay lợi ích của tôi trong bất cứ cách nào; đấy là cho đồng bào Tây Tạng, những người có quyền để được tự do và để bảo tồn giáo huấn Đạo Phật lợi ích đến tất cả chúng sinh. Vì vậy, cho dù chúng tôi có đạt được mục tiêu trong kiếp sống này của chúng tôi hay không, thì nó đáng giá để duy trì cuộc đấu tranh. Chúng tôi đang ở vào một thời điểm cấp bách qua việc người Hoa đổ nhanh chóng vào Tây Tạng; giống như Mãn Châu và Nội Mông, là những nơi đã hoàn toàn trở thành bị đồng hóa với văn hóa Hán tộc. Văn hóa Tây Tạng có thể bị biến mất nếu xu hướng hiện tại tiếp diễn. Một dấu hiệu hy vọng là bây giờ mọi người trên thế giới kể cả chính nhiều người Hoa, đang ý thức hơn về những gì đang xảy ra - khả năng mất mát có thể có đối với thế giới về một nền văn hóa quý giá và do vậy có sự quan tâm đạo đức hơn. Vấn đề sẽ tiếp tục từ thế hệ này sang thế hệ khác không giống như một nhiệm kỳ chính trị ở văn phòng, nó không có giới hạn bởi một sự phân ranh giới nào đó cua thời gian. Đây là những lý do của tôi cho việc duy trì lòng nhiệt huyết.

KỶ NĂNG HỔ TRỢ

Giữa những sự thiền quán, thảng hoặc xác định bất cứ ai mà chúng ta chạm trán như là một thân hữu giúp cho sự trưởng thành. Thí dụ, khi đi ngang qua một người trung tính (không thân cũng không thù) trong một đám đông, hãy nghĩ: Con người này dường như không có bất cứ liên hệ nào đối với tôi trong kiếp sống này, nhưng qua sự tương tục của những kiếp sống chắc chắn đã từng là cha, mẹ, con, hay bạn thân của tôi. Trong cách này, chúng ta sẽ từ từ phát triển một cảm nhận rằng tất cả chúng sinh là những thân hữu của chúng ta.

LƯỢNG ĐỊNH THÀNH CÔNG

Với nhiều thực tập sẽ đi đến điều: ngay cả khi chúng ta thấy một bọ, chúng ta sẽ nghĩ, Ô, con vật này đã được sinh ra trong một điều kiện khổ sở như vậy! Mặc dù tôi là một con người, và tạo vật này là một con bọ, trong quá khứ đã là mẹ tôi, và tôi là con của bà. Vào lúc ấy, sự sống của tôi tùy thuộc vào bà, và bà đã yêu thương tôi hơn cả đời sống của chính bà. Sau sự thiền quán đầy đủ, loại suy nghĩ này sẽ sinh khởi một cách tự phát. Dấu hiệu của việc có nhận thức hoàn toàn thành công về vấn đề tất cả chúng sinh như những thân hữu giúp cho sự trưởng thành là khi chúng ta nhìn vào thế giới chung quanh chúng ta và nghĩ, những chúng sinh từ thú vật trở lên đã từng chăm sóc tôi trong những thời quá khứ không chỉ chăm sóc tôi một lần mà là nhiều lần.

Nguyên tác: The First Step: Recognizing Friends trích từ quyển How to Expand Love
Ẩn Tâm Lộ ngày 22/12/2011
 

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28 Thg 4 2014
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
Từ Từ rất cám ơn sự chia sẽ trên của các vị, với đạo hữu QuayLai và Hungcom thì Từ Từ cũng đồng quan điểm chung là Không Giết.

- Còn đạo hữu dieuduc có cách nhìn là Giết Con Muỗi Cũng Không Có Gì, nhưng có được cái ý :

Còn nếu cho rằng con muỗi cũng là chúng sanh - cứu con người như cứu vị Bồ tát - có được phước đức to lớn - mà giết con muỗi - thì lại có nghĩa là vì muốn được phước mà giết hại chúng sanh khác. Như vậy, thì là tu tập tâm ác - chứ không phải tu tập tâm lành
- Ý trên thật tốt nhưng ý dưới lại nói ngược

Vì khi chúng ta sát sanh thì phải chứng kiến sự giẩy chết của con vật. Điều này, sẽ khiến chúng ta mất dần tâm lành, xa rời tự tánh. Trong khi giết con muỗi hay sâu rầy chúng ta không có chứng kiến cảnh giẩy chết của con vật - nên sẽ không làm tổn hại tâm từ bi.

Và Từ Từ xin có ý này cùng đạo hữu DieuDuc: Nếu như nói không có sự giẩy chết thì khi giết nó không tổn hại tâm từ bi. Đạo hữu DieuDuc có nghĩ qua Ý dẫn đầu các Pháp hay không? Vì khi ta giết hay làm hành động nào đó thì Tâm Ý đi trước, hành động theo sau, còn chuyện nếu muỗi chích thì đập cái bộp là thói quen thì tu tập để làm gì khi không chuyển được thói quen giết hại chúng sanh này ?

Với lại nếu xét trên Thân Tướng chúng sanh để kết luận Tâm Từ Bi của Con người không bị tổn hại thì lại chỉ xét Tướng mà không xét Hình. Như một con cá chết bị làm thịt thì nó làm sao mà giẫy nữa, lẻ nào lúc này tâm từ không tổn hại có thể ăn thịt nó ?

Với ý nghĩ dựa trên hành động Thân mạng của một chúng sanh để xét Tâm Từ không bị tổn hại thì có lẻ không hợp với những gì đức Thế Tôn đã dạy. Vì Tâm ta thì ta tự quán xét chuyển đổi nó, lại lấy ngoại cảnh bên ngoài để quán tâm thì Tâm chạy theo cảnh trần, mãi bị chi phối, phải không đạo hữu DieuDuc ?

Đó là ý kiến của Từ Từ...
 

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28 Thg 4 2014
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
Đạo hữu Hoailinh mến, bài viết dài quá do copy từ chổ khác qua thì Từ Từ rất ít khi đọc vì đó không phải ý của đạo hữu. Từ Từ trân trọng những câu từ ý của tự thân các vị hơn, vì bài viết được copy chỉ đơn thuần là CTRL + C rồi qua đây CTRL + V mà cuối cùng đạo hữu cũng không đưa ra quan điểm của mình nên nếu được xin đưa ra quan điểm của chính đạo hữu hoặc ít ra cũng tóm ý bài viết được copy trên....
 

hoailinh

Registered
Phật tử
Tham gia
11 Thg 10 2013
Bài viết
133
Điểm tương tác
50
Điểm
28
chào chậm chạp

Đạo hữu Hoailinh mến, bài viết dài quá do copy từ chổ khác qua thì Từ Từ rất ít khi đọc vì đó không phải ý của đạo hữu. Từ Từ trân trọng những câu từ ý của tự thân các vị hơn, vì bài viết được copy chỉ đơn thuần là CTRL + C rồi qua đây CTRL + V mà cuối cùng đạo hữu cũng không đưa ra quan điểm của mình nên nếu được xin đưa ra quan điểm của chính đạo hữu hoặc ít ra cũng tóm ý bài viết được copy trên....

Đã đứng trước dòng sông mà cứ luôn mồm kêukhát nước. lại còn đòi người khác đào cho mình một cái giếng khác , thì quả là tham lam và ngu dốt. thật đáng thương xót cho cái hạng người này. nếu không tự biết mình giơ bẩn chỗ nào mà tự mình kỳ cọ. lại nhờ người khác kỳ cọ e rằng dễ tróc da chảy máu lắm. hoailinh tôi chỉ toàn bào với đục, không có xà phòng thơm và khăn bông mềm mại đâu
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chào bạn Từ Từ,
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->Trước khi giải thích - d/đ muốn xác định với Bạn là chúng ta chỉ chia sẻ chỗ hiểu của mình chứ không có tranh luận đúng sai.

Sở dĩ d/đ nói : khi chúng ta sát sanh thì phải chứng kiến sự giẩy chết của con vật. Điều này, sẽ khiến chúng ta mất dần tâm lành, xa rời tự tánh. Trong khi giết con muỗi hay sâu rầy chúng ta không có chứng kiến cảnh giẩy chết của con vật - nên sẽ không làm tổn hại tâm từ bi.

Là trả lời theo chủ đề Bạn hỏi : Giới sát sanh, hiểu sao cho đúng…?

Trong khi, đạo Phật là đạo tâm. Mà thuyết của đạo Phật thì thân ví như hoa đốm - không thật có. Và chỗ hiểu đúng là chỗ hiểu không còn có sự vướng mắc. Cho nên, d/đ hiểu pháp tu thân chỉ là phương tiện để tu giữ tâm. Do đó, d/đ mới dẫn chứng lời Phật giảng về tâm để giải đáp câu Bạn hỏi : hiểu sao cho đúng…


Cũng như việc bị muỗi chích - mà chúng ta không giết hại - thì theo d/đ chỉ là cách giúp chúng ta tu giữ tâm lành - chứ chưa hẳn là chúng ta đã làm điều thiện. Vì nếu con muỗi đó khiến người khác bị chết thì trong trường hợp này - nếu chúng ta giết con muỗi - nhận quả báo về mình để cứu người mới là việc làm thiện.

Vả lại, nếu chúng ta cho rằng giết muỗi là mang tội sát sanh thì người giết muỗi phải bị quả báo. Mà chúng ta có được thân mạng khỏe mạnh để tu học đạo là nhờ có những người diệt muỗi. Cho nên, quả chúng ta đạt được là do từ nổi khổ của người khác. Vì những người này mới là những người có ý tâm giết hại con muỗi. Còn khi chúng ta bị muỗi chích mà đập thì chỉ là thói quen chứ không phải do tâm ý muốn giết hại. Do đó, d/đ không thể nói - chỗ hiểu như vậy là không có sự vướng mắc.

Còn d/đ hiểu con muỗi không phải chúng sanh nên chúng ta dầu có giết cũng không mang tội. Và vì giết con muỗi không có mang tội nên người diệt muỗi không bị quả báo. Cho nên, không có ai chịu khổ khi chúng ta tu đạt quả. Tuy nhiên, bị muỗi chích mà không đập cũng là cách tu tập diệt trừ thói quen sát hại… Vì vậy, d/đ tuy không coi việc giết con muỗi là mang tội - nhưng d/đ cũng vẫn xem việc không đập muỗi là một phương pháp tu của đạo Phật.


Còn Bạn nói : nếu xét trên Thân Tướng chúng sanh để kết luận Tâm Từ Bi của Con người không bị tổn hại thì lại chỉ xét Tướng mà không xét Hình. Như một con cá chết bị làm thịt thì nó làm sao mà giẫy nữa, lẻ nào lúc này tâm từ không tổn hại có thể ăn thịt nó ?

Thì vì chúng ta gọi con cá là chúng sanh. Cho nên, ăn thịt cá tức là ăn thịt chúng sanh - đồng loại với chúng ta. Mà đồng loại thì không thể ăn thịt lẫn nhau.

Thật ra, chúng ta ăn thịt con cá - là vì miệng chúng ta tuy nói _ con cá là chúng sanh. Nhưng trong thâm tâm chúng ta không xem con cá là đồng loại. Vì nếu chúng ta xem con cá là đồng loại - cùng hàng với con người - thì chúng đã không ăn thịt con cá. Và đức Phật cũng không cần đặt ra giới luật… Cho nên, không ăn thịt cá cũng là cách để tu giữ tâm từ.


Còn Bạn nói : Tâm ta thì ta tự quán xét chuyển đổi nó, lại lấy ngoại cảnh bên ngoài để quán tâm thì Tâm chạy theo cảnh trần, nên d/đ mãi bị chi phối,

Thì vì khi chưa tu học Phật Pháp thì tâm chúng ta đang trong tình trạng mê lầm. Cho nên, trước khi chúng ta có thể tự quán xét sự chuyển đổi của tâm mình thì chúng ta phải lấy ngoại cảnh làm phương tiện. Và khi chúng ta không còn cần dùng đến ngoại cảnh làm phương tiện thì cũng đâu có còn gì để hỏi : “hiểu sao cho đúng…?”

Trong khi, chủ đề của Bạn lại hỏi : “hiểu sao cho đúng… ?” nên đã ngoài chỗ hiểu của d/đ rồi.
Mong được nghe lời chia sẻ của Bạn…
Thân
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28 Thg 4 2014
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
Đã đứng trước dòng sông mà cứ luôn mồm kêukhát nước. lại còn đòi người khác đào cho mình một cái giếng khác , thì quả là tham lam và ngu dốt. thật đáng thương xót cho cái hạng người này. nếu không tự biết mình giơ bẩn chỗ nào mà tự mình kỳ cọ. lại nhờ người khác kỳ cọ e rằng dễ tróc da chảy máu lắm. hoailinh tôi chỉ toàn bào với đục, không có xà phòng thơm và khăn bông mềm mại đâu

Nếu đã vậy thì cũng cám ơn công bạn copy bài. Từ Từ cũng không dám nhận sự chia sẽ với lời lẻ mĩa mai, chê trách nặng nề như vậy.
 

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28 Thg 4 2014
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
Thưa với đạo hữu D/Đ, chúng ta không bàn đúng sai của mỗi cá nhân mà chỉ muốn tìm ra được lý lẻ thoả đáng. Từ Từ cũng biết rằng chẳng có cái gì đúng cái gì sai cả, chỉ do mỗi cách hiểu mà thôi.

Xin được trích dẫn lời D/Đ để nói cho rõ ràng:
D/Đ nói rằng: Vì nếu con muỗi đó khiến người khác bị chết thì trong trường hợp này - nếu chúng ta giết con muỗi - nhận quả báo về mình để cứu người mới là việc làm thiện.
Từ Từ đáp lại: Với ý này có lẻ Chúng Sanh là Bình Đẳng trong nhà Phật không được D/Đ thừa nhận, phải vậy không ?
Xin kể ngắn câu chuyện thời đức Phật (chuyện rất ý nghĩa, có lẻ ai cũng biết):
- Có 2 vị sa môn từ xa đến gặp Phật tu học. Đường đi thì xa, đói khát nhiều ngày, thì gặp 1 vũng nước trong đó có nhiều côn trùng li ti có thể thấy được bằng mắt sinh sống trong đó. Sa môn A cho rằng phải uống nước này để duy trì mạng sống đến gặp Thế Tôn học Pháp. Sa môn B nói không nên uống vì có con vật sống trong đó, theo Thê Tôn từng dạy tôi biết như vậy. Cuối cùng Sa môn A uống nước, Sa môn B không uống và kiệt sức chết đi.
- Sa môn A tiếp tục lên đường đến gặp Thế Tôn thì thấy Sa môn B đã ngồi bên Thế Tôn. Sa môn A làm lạ và đảnh lễ hỏi đức Thế Tôn tại sao lại như vậy. Thế Tôn đáp: Ai nghe lời ta dạy, hiểu ta thì như đã ở gần bên ta vậy.

Theo câu chuyện trên, thà là thân hoại mạng chung cũng quyết giữ gìn lời Phật dạy không sát sanh. D/Đ có được nghe câu chuyện trên và hiểu chưa ?

D/Đ nói: Vả lại, nếu chúng ta cho rằng giết muỗi là mang tội sát sanh thì người giết muỗi phải bị quả báo. Mà chúng ta có được thân mạng khỏe mạnh để tu học đạo là nhờ có những người diệt muỗi. Cho nên, quả chúng ta đạt được là do từ nổi khổ của người khác. Vì những người này mới là những người có ý tâm giết hại con muỗi. Còn khi chúng ta bị muỗi chích mà đập thì chỉ là thói quen chứ không phải do tâm ý muốn giết hại.

Từ Từ đáp lại:
- Thứ nhất, việc ta tu học không liên quan đến việc con muỗi đốt ta là ta không tu được nên phải cần người giết muỗi giúp ta tu học trọn vẹn. Ở sạch vệ sinh thì không nhất thiết muỗi xuất hiện. Hoặc khoa học thì trồng cây đuổi muỗi, hoặc mua máy phát ra tần số đập cánh của muỗi đực là muỗi cái không thể đến và đốt chích ta.
- Thứ 2 Khi nói Quả ta đạt được từ nỗi khổ của người khác, và những người giết muỗi giúp ta tu học như D/Đ đã nói là họ có tâm giết hại. Nghe có vẻ phủ phàng một chút.
- Nói thói quen giết muỗi là rất đời, vì khi tu đạo là phải khác chứ. Chẳng lẻ cứ theo thói quen giết hại này mà tiếp tục hay sao. Cũng như hiện nay giết muỗi có Vợt Giết Muỗi. Một vợt là mấy chục con chết đi, lẻ nào không có từ bi ở đây ?
Chung lại: Từ Từ đưa ra các ý trên để D/Đ xét lại chứ chẳng tranh đúng sai nha, vì mỗi sự hiểu mức độ khác nhau mà thôi.

D/Đ nói: Còn d/đ hiểu con muỗi không phải chúng sanh nên chúng ta dầu có giết cũng không mang tội. Và vì giết con muỗi không có mang tội nên người diệt muỗi không bị quả báo. Cho nên, không có ai chịu khổ khi chúng ta tu đạt quả. Tuy nhiên, bị muỗi chích mà không đập cũng là cách tu tập diệt trừ thói quen sát hại… Vì vậy, d/đ tuy không coi việc giết con muỗi là mang tội - nhưng d/đ cũng vẫn xem việc không đập muỗi là một phương pháp tu của đạo Phật.

Từ Từ xin thưa:
- Ở đây Từ Từ rất ngạc nhiên, có lẻ D/Đ định nghĩa chúng sanh là con người . Con vật không phải là chúng sanh nói chung, con muỗi nói riêng phải không ? Từ Từ thì hiểu chúng sanh là một sinh mạng có sự sống, có cảm thọ. Vì nếu D/Đ có định nghĩa chúng sanh chỉ là con người thì ở đây Từ Từ không biết chia sẽ gì thêm. Từ Từ chỉ đồng quan điểm với D/Đ ý cuối là không đập muỗi là một phương pháp tu của đạo Phật.

D/Đ nói: Thì vì chúng ta gọi con cá là chúng sanh. Cho nên, ăn thịt cá tức là ăn thịt chúng sanh - đồng loại với chúng ta. Mà đồng loại thì không thể ăn
thịt lẫn nhau.


Từ Từ xin được nói: Có lẻ câu này đã rõ ràng là D/Đ định nghĩa Chúng Sanh chỉ là CON NGƯỜI, con vật không là chúng sanh. Sự hiểu biết này không biết D/Đ học hiểu từ đâu hay kinh điển hoặc câu chuyện của thời Thế Tôn tại thế nào ghi lại ? Từ Từ thật sự ngạc nhiên với định nghĩa của một người Phật tử như thế này.
Nhân tiện ở sự hiểu Chúng Sanh này, Từ Từ xin được hỏi có phải D/Đ chưa ăn chay trường phải không ? Và mỗi tháng có ăn chay kỳ theo phong tục hay không ?


Với câu hỏi HIỂU SAO CHO ĐÚNG...? Từ Từ có ý là biết rõ ràng nhất. Vì ở đây đang nói về giới sát sanh, quan trọng trên đường tu học. Cho nên đúng là mỗi người mỗi ý, không tranh luận đúng sai NHƯNG thật lòng Từ Từ chỉ muốn biết rõ ràng để không phải tạo nghiệp mà lại không hay.

Đó là ý kiến của Từ Từ, xin được lắng nghe thêm...
 

Quay lại

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2013
Bài viết
100
Điểm tương tác
76
Điểm
28
Kính Diệu Đức.

Trong khi con muỗi hoàn toàn không có sự suy xét, phân biệt. Do đó, con muỗi chỉ là động vật vô tình chứ không phải chúng sanh. Vì vậy, giữa con người và con muỗi không thể lập thành sự bình đẳng hay không bình đẳng.

Lời như vậy là không đúng,
1/ Không có cái gọi là "động vật vô tình", nếu vô tình thì không là động vật, vô tình như là cát, đá, sỏi, nước, kim loại, gổ, vàng, bạc, sắt, đồng, chì....
Hửu tình là loài vật, động vật và thực vật, các loài đơn bào, đa bào, các loài vi trùng, siêu vi trùng, vi khuẩn, siêu vi khuẩn,..., lớn hơn thì có loài rầy, loài muổi, bọ chét, chấy, rận, rệp,... lớn hơn nữa là trùn, dế, chấu chấu,..., con người, voi, khủng long,...,...
Nói tóm lại loài hửu tình là loài có sự trao đỗi chất với môi trường bên ngoài so với tự thân.
Đây nói thêm là gỗ và thực vật sao lại phân biệt, đó là nói cây còn sống và cây đã chết. Và sao lại nói đơn bào (sinh vật chỉ một tế bào) là loài hửu tình vì đơn bào là khởi đầu cũa cả sự sống trên hành tinh nầy. Các nhà Khoa học cố tìm ra sự hiện diện của đơn bào trên mặt trăng, trên sao Hỏa đễ tìm sự sống có tồn tại hay không tồn tai trên những hành tinh nầy.

2/ Muổi cũng có sự phân biệt suy xét, bằng cớ là hắn bay không đụng vào cây nào hết, cột nhà, tủ giường, bàn ghế,..., và hắn chích là ngay chổ hắn ưng ý, chổ nào không ưng ý liền bỏ tìm chổ khác. Da non chứ da dầy thì thôi.

Ngày xưa, Đức Phật bằng Phật Nhản của mình đã thấy 84.000 loài vi khuẩn vi trùng trong chén nước trong múc từ suối, bởi vậy Ngài mới dạy rằng uống một chén nước phải khởi, phải gởi tâm Từ Bi mình vào trong nước. Ngày nay bằng kính hiển vi khoa học đã minh chứng điều Phật đã nói.

Nếu căn cứ theo hai lời giảng này của đức Phật Thích Ca - thì diệt trừ muỗi hay sâu rầy phá hại mùa màng - không phạm giới sát sanh.

Đức Phật chưa bao giờ dạy như vậy, thậm chí Ngài dạy phải khởi, phải gởi Tâm Từ Tâm Bi của mình trong mọi hành động hàng ngày cho đến khi Giác Ngộ hoàn toàn như Phật.
Bồ Tát, Thanh Văn, Duyên Giác, còn phải khởi tâm Từ tâm Bi trong từng niệm huống là chúng sanh.
Thân chúng sanh của mình đây là thân nhơ uế, tạm bợ và đầy vi khuẩn vi trùng sống cộng sinh trong thân này, mỗi động tác có khi giết biết bao sinh linh, vì vậy phải khởi tâm Từ tâm Bi liên tục, phát nguyện rằng khi xã bỏ báo thân nầy sẻ sanh trong Hoa Sen thọ thân lưu ly trong suốt nơi thế giới Cực Lạc A Di Đà Phật Quốc.
Nói lời sai sẻ ành hưởng đến mình hiện tại và về sau, nên khéo nói.

Kính
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chào bạn Từ Từ,
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->d/đ rất vui được trao đổi với Bạn.

Bạn hỏi : Chúng sanh là bình đẳng trong nhà Phật d/đ có thừa nhận hay không ?

Thì d/đ xin giải thích : Phật đã giảng nói thì sao lại có việc d/đ có thừa nhận hay không ? Nếu có thì chỉ là chỗ hiểu của d/đ khác với Bạn mà thôi. Chỗ hiểu của d/đ - là nếu người trí - thì phải xem chúng sanh bình đẳng. Nhưng nếu là người còn đang trong tình trạng mê lầm - thì phải có sự phân biệt cao thấp. Cho nên, chúng sanh bình đẳng hay không _ là điều không thể khẳng định. Ngoài ra, sự nhận định về người trí cũng là điều mà có thể Bạn và d/đ không có chỗ hiểu giống nhau. Do đó, d/đ không có tranh luận ai đúng ai sai - mà chỉ nói ra và giải thích chỗ hiểu của riêng d/đ - cùng lắng nghe lời chia sẻ của Bạn.


Còn câu chuyện Bạn kể thì vì đây là câu chuyện kể về hai vị Sa môn - tức là người còn đang trong tình trạng mê lầm _ phát nguyện tu theo lời Phật dạy. Cho nên, đối với d/đ thì lời Phật dạy trong câu chuyện này là lời dạy tùy duyên - chưa phải lời giảng về pháp rốt ráo. Vì dầu hai vị Sa môn này có thực hành đúng theo lời Phật dạy thì khi đạt được quả A la hán cũng vẫn còn phải chuyển đổi tâm hướng về pháp Đại thừa. Do đó, d/đ không có giữ chặt lời giảng này.


Còn Bạn nói : việc ta tu học không liên quan đến việc con muỗi đốt ta là ta không tu được nên phải cần người giết muỗi giúp ta tu học trọn vẹn. Ở sạch vệ sinh thì không nhất thiết muỗi xuất hiện. Hoặc khoa học thì trồng cây đuổi muỗi, hoặc mua máy phát ra tần số đập cánh của muỗi đực là muỗi cái không thể đến và đốt chích ta.


Thì những điều Bạn nói là chỉ để tránh muỗi đừng đến gần chích - để chúng ta không gây tạo nghiệp ác -chứ không phải là cách tu giữ tâm từ. Trong khi, chúng ta vì lợi ích của mình mà giữ giới - thì đó là chúng ta tu thân, chứ không phải tu tâm. Nhơn đây, d/đ cũng muốn chia sẻ thêm với Bạn là tuy Phật Pháp cũng có pháp tu thân. Nhưng pháp tu thân vẫn còn đồng với ngoại đạo. Chỉ khi nào chúng ta có thể chuyển đổi pháp tu thân thành tu tâm thì mới thật sự đi vào Phật Pháp.


Riêng về việc Bạn nói : những người giết muỗi mà d/đ cho là đã giúp chúng ta trong việc tu học - là vì họ có tâm giết hại. Nghe có vẻ phủ phàng một chút.

Thì có phải ý Bạn muốn nói : “vì họ có tâm giết hại thì họ phải chịu quả báo thôi”. Nếu quả thật Bạn nghĩ như vậy thì d/đ xin gợi ý. Nếu Bạn là người tỉnh trí mà Bạn thấy có người mất trí muốn nhảy lầu Bạn có nói tại họ mất trí thì chết cũng đáng chăng !? Và nếu Bạn nghe một người nào đó nói lời này - Bạn có cho rằng người này có tâm từ bi chăng !?

Chúng ta là người may mắn, còn nhận biết được điều đúng điều sai. Chúng ta có nên nói lời phủ phàng đó với những người kém may mắn, không có được sự nhận biết thế nào đúng - thế nào sai _ chăng !? Vì mất trí, mê lầm không phải là tội. Nếu Phật và Bồ tát cũng cho rằng sự mê lầm của chúng ta là đáng tội - thì Phật và Bồ tát đã không phát nguyện cứu độ chúng ta.

Thật ra, trong Phật Pháp chỉ có hai hạng người - đó là hạng cứu giúp người và hạng đợi người cứu giúp. Không ai là bị “bỏ mặt” cả. d/đ nghĩ - là Phật tử chúng ta nên hiểu rõ điều này. Và d/đ hiểu “chúng sanh bình đẳng” của nhà Phật - theo nghĩa này.


Còn Bạn hỏi : có phải d/đ định nghĩa chúng sanh là con người. Con vật không phải chúng sanh nói chung, con muỗi nói riêng _ không ?

Thì như 2 tài liệu d/đ trích dẫn trong kinh Đại Bát Niết Bàn và Thủ Lăng Nghiêm

Chúng sanh cũng như vậy tất cả đều có tâm. Phàm người có tâm sẽ được thành vô thượng Bồ Đề. Do nghĩa đây nên Phật thường tuyên nói : Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh.

http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-58_4-79_5-50_6-2_17-210_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark

Nếu ông quyết-chấp cái tính hay-biết suy-xét phân-biệt là tâm của ông thì cái tâm ấy phải rời sự-nghiệp các trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc, riêng có toàn-tính; chứ như hiện nay ông vâng nghe pháp-âm của tôi, đó là nhân cái tiếng mà có phân-biệt: dầu cho diệt hết tất-cả cái thấy, nghe, hay, biết, bên trong nắm-giữ cái u-nhàn, không biết, không nghĩ thì đó cũng còn là sự phân-biệt bóng-dáng pháp-trần mà thôi.

Chẳng phải tôi bảo ông chấp cái ấy không phải là tâm, nhưng ông phải, chính nơi tâm ông, suy-xét chín-chắn, nếu rời tiền-trần có tính phân-biệt, thì đó mới thật là tâm của ông.

http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-58_4-748_5-50_6-4_17-210_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark
Cho nên, d/đ hiểu chúng sanh là con vật có tâm. Còn nếu con vật không có tâm thì d/đ không gọi là chúng sanh. Và có tâm tức là có sự hay biết, suy xét, phân biệt. Nhưng vì để nuôi dưỡng tâm lành nên nếu không thấy cần thì dầu là con vật không phải chúng sanh d/đ cũng không sát hại. Còn đối với con vật có tâm thì tuyệt đối - không vì bất cứ lý do gì mà d/đ sát hại con vật đó.



Nhưng thế nào là con vật có tâm thì chúng ta đã có chỗ hiểu sai khác nhau rồi. Cho nên, chúng ta hãy theo chỗ hiểu của mình mà tu tập. Vì quan trọng là tâm chúng ta hiểu như thế nào - thì nó là thế đó. Còn d/đ giải thích là để nếu có Bạn nào vì lý do nào đó mà phải giết hại con rầy, con muỗi v.v… thì đừng ray rức. Vì sự ray rức sẽ làm cho tâm chẳng đặng yên. Mà tâm chẳng yên thì trí huệ sẽ bị lu mờ - bịnh mê lầm lại càng nặng hơn. Vì việc giết con muỗi thì còn dễ tránh chứ việc không giết hại không rầy - không phải là điều ai cũng có thể tránh.


Và cũng vì giới sát sanh là giới có thể khiến tâm của nhiều người tu học Phật đạo ray rức nên d/đ mới phải nói lời không muốn nói. Vì không giết hại con muỗi, con rầy… cũng là cách tu giữ tâm từ - nên không phải _ là việc không nên giữ. Nhưng d/đ tin với lời giải thích này của d/đ sẽ đem lại sự thanh thản cho nhiều Phật tử tại gia. Vì cuộc sống mà phải giết hại sâu rầy.


Còn Bạn hỏi d/đ có phải chưa ăn chay trường phải không ? Và mỗi tháng có ăn chay kỳ theo phong tục không ?

Thì có phải để qua đó Bạn đánh giá chỗ hiểu đạo của d/đ !?
Nếu đúng như vậy, thì d/đ xin gợi ý - Bạn đã có từng nghe nói : tâm tịnh thì trí sáng chăng !?
Riêng d/đ thì chưa có thọ tam quy nên không có giữ giới nào cả. Và cũng không có việc nguyện ăn chay hay không ăn chay. Gặp gì ăn đó. Nếu món nào tâm cảm thấy không muốn ăn thì d/đ không ăn. Chỉ đơn giản vậy thôi.

Hy vọng lời giải thích này của d/đ làm Bạn hài lòng.
Thân
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chào bạn Quay lại,
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->
Để giải thích lời d/đ nói d/đ xin Bạn đọc lại hai tài liệu đức Phật giảng nói trong kinh Đậi Bát Niết Bàn và Thủ Lăng Nghiêm nhe :

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->
Chúng sanh cũng như vậy tất cả đều có tâm. Phàm người có tâm sẽ được thành vô thượng Bồ Đề. Do nghĩa đây nên Phật thường tuyên nói : Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh.

http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-58_4-79_5-50_6-2_17-210_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->
Nếu ông quyết-chấp cái tính hay-biết suy-xét phân-biệt là tâm của ông thì cái tâm ấy phải rời sự-nghiệp các trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc, riêng có toàn-tính; chứ như hiện nay ông vâng nghe pháp-âm của tôi, đó là nhân cái tiếng mà có phân-biệt: dầu cho diệt hết tất-cả cái thấy, nghe, hay, biết, bên trong nắm-giữ cái u-nhàn, không biết, không nghĩ thì đó cũng còn là sự phân-biệt bóng-dáng pháp-trần mà thôi.

Chẳng phải tôi bảo ông chấp cái ấy không phải là tâm, nhưng ông phải, chính nơi tâm ông, suy-xét chín-chắn, nếu rời tiền-trần có tính phân-biệt, thì đó mới thật là tâm của ông.


http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-58_4-748_5-50_6-4_17-210_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark
Nếu với hai tài liệu này mà chỗ hiểu của Bạn không giống với d/đ - thì chỗ hiểu của Bạn và của d/đ đã sai khác nhau từ điểm này - nên chúng ta đừng luận bàn thêm nữa. Bạn hãy chia sẻ chỗ hiểu của Bạn - d/đ sẽ lắng nghe. Còn d/đ thì cũng chỉ giải thích những về những điều d/đ chia sẻ - để tìm người cùng duyên.


Và d/đ cũng muốn mời Bạn nghe thêm lời Phật giảng về lời ma, lời Phật trong phẩm Tà Chánh - kinh Đại Bát Niết Bàn :

Nếu có chỗ nào nói rằng cho mặc ma-ha-lăng-già, đều cho chứa cất tất cả hột giống, loài cỏ cây đều có thọ mạng, Như-Lai nói lời nầy rồi bèn vào Niết-bàn. Phải biết trên đây là lời của ma nói.

http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-58_4-65_5-50_6-2_17-210_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark
Theo Bạn thì đoạn kinh này là lời của Phật nói hay là của ma nói ?

Thân
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 

cunconmocoi

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7 Tháng 5 2009
Bài viết
467
Điểm tương tác
106
Điểm
43
Địa chỉ
vn
Kính cô Diệu Đức !

dieuduc đã viết:
Còn d/đ hiểu con muỗi không phải chúng sanh nên chúng ta dầu có giết cũng không mang tội.

Đáng ra cuncon không nói, nhưng vì câu phát ngôn "hơi quá đáng" của cô nên cunconmocoi phải lên tiếng, để tránh ảnh hưởng xấu đến những Phật tử khác.

Theo Giáo Lý đạo Phật, chúng sanh gồm 4 loại :

1. Noãn sanh : tức là loài sanh ra từ trứng bao gồm các loại chim cò, các loài bò sát và côn trùng (bao gồm ruồi muỗi, gián, chí, giun sán, ....v...v....).

2. Thai sanh : loài sanh ra từ bào thai như người, lừa, ngựa trâu bò, chó heo mèo, ....v...v...

3. Thấp sinh : loài sanh ra từ ẫm ướt như : con vòi (xác chết quấn "ny long" thật kỹ, một thời gian sau dưới lớp nylon ấy, vòi bò lúc nhúc), những vi sinh vật mặc dầu có sự di truyền, nhưng vì nhỏ nhiệm không thấy được bằng mắt thường, cho nên đức Phật vẫn thuận theo cái thấy biết (trình độ nhận thức) của chúng ta mà xếp chúng vào loại thấp sinh ...v...v.....

4. Hóa sinh : những loài không có cha mẹ hay bất cứ sự truyền giống nào, chỉ do nghiệp lực chiêu cảm mà nên, bao gồm:

_ Thân Địa ngục, thân Ngạ quỷ, thân Thần, thân Trời.

Trong Kinh Kim Cang có nói :

Phật cáo Tu Bồ Ðề: Chư Bồ Tát ma ha tát ưng như thị hàng phục kỳ tâm. Sở hữu nhất thiết chúng sanh chi loại, nhược noãn sanh, nhược thai sanh, nhược thấp sanh, nhược hóa sanh, nhược hữu sắc, nhược vô sắc, nhược hữu tưởng, nhược vô tưởng, nhược phi hữu tưởng, phi vô tưởng, ngã giai linh nhập Vô dư Niết Bàn nhi diệt độ chi. Như thị diệt độ vô lượng vô số vô biên chúng sanh, thực vô chúng sanh đắc diệt độ giả.

Dịch :

Phật bảo Tu-bồ-đề: Các vị Bồ-tát Ma-ha-tát, nên như thế mà hàng phục tâm.
hết thảy các loài chúng sanh, hoặc từ trứng sanh, hoặc từ thai sanh, hoặc từ ẩm thấp sanh, hoặc từ hóa sanh, hoặc có sắc, hoặc không có sắc, hoặc có tư tưởng, hoặc không có tư tưởng, hoặc chẳng phải có tư tưởng, cũng chẳng phải không có tư tưởng, ta đều khiến vào Vô-dư Niết-bàn mà được diệt độ.

Thưa quý đạo hữu, đoạn văn bản đã tô đỏ trên đều là hóa sinh cả, đó là các loài Ly, Mỵ, Vọng, Lượng hoặc là những vị Trời ở tầng Vô Sắc Giới.

KẾT LUẬN :

Con muỗi là loài sanh từ trứng (một trong 4 loại chúng sanh), trứng nở ra loăng quăng, loăng quăng lột xác thành muỗi. Con muỗi vẫn có thọ mạng, cũng từng lên xuống ba nẽo sáu đường, vì nghiệp chướng cho nên mới phải thọ thân muỗi, (chỉ có muỗi cái hút máu, muỗi đực không hút máu). Thường thì những chúng sinh nặng nghiệp phải thọ thân muỗi mòng rất nhiều kiếp số, trải qua thời gian, ác nghiệp đã được bào mòn thì mới đầu thai lên làm kiếp súc sinh.

Cho nên là Phật tử thì không được phép đoạt mạng sống của bất kỳ sinh vật nào hết, vì dầu lớn hay nhỏ, con nào cũng muốn sống không có con nào thích chết cả. Vậy người Phật tử phải mở rộng lòng bố thí cho nó một chút xíu máu để nó nghe thỏa mãn, tiếc một chút xíu máu mà đoạt mạng muỗi mòng là ích kỹ, là bất công.

Nếu có ai đó nói : "con muỗi nó sẽ truyền bệnh sốt rét cho 1 vị Bồ tát, ta giết con muỗi để cứu vị Bồ tát" là người đó đã nói TẦM BẬY.

Ngay như chúng ta đây _ không phải là Bồ tát _ mà bệnh vẫn không thể xâm nhập, nếu chúng ta không tích tụ Ác nghiệp.
Ác nghiệp "chín" thì mới chiêu cảm bệnh tật, tai nạn; Thiện nghiệp dư như một "trường sinh học" bao quanh cơ thể chúng ta, có khả năng đẩy lùi những tác nhân xấu.


Như thế, một vị Bồ tát _ phước đức bạt ngàn _ há có thể bị một con muỗi cắn chết hay sao ?! (Người nói câu này, một là quá dốt Phật pháp, hai là ngụy biện).

Xin cô Diệu Đức ngẫm lại lời cunconmocoi nói, cám ơn !

Kính !
 

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28 Thg 4 2014
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
Kính chào D/Đ, Từ Từ xin lại cùng trò chuyện và chỉ góp các ý sau:
- D/Đ hiểu chúng sanh là gì do 2 đoạn trích dẫn trên từ kinh, và tin theo là như vậy, vậy là D/Đ tự hiểu hay được sự chỉ bảo từ các vị nào đó ? Dù sao đi nữa thì học tập từ kinh là tốt nhưng nếu không có tham gia học giáo lý được các vị sư đi học rồi truyền lại thì sẽ tạo nên sự thiếu sót khi chỉ biết có nhiều đó và tin chặt vào như vậy là không nên .

- Đúng là mỗi người mỗi cách hiểu, nên sinh ra nhiều lý giải, nhưng sự thật thì chỉ có một, chủ yếu là ta có đủ duyên để hiểu hay chưa, hay chỉ chấp vào cái ta đang hiểu và không nghe sự trình bày của người khác. Vậy làm sao để có thểm hiểu được cái ý người khác chia sẽ, có phải là từ những nghi vấn đặt ra trong bài viết của họ hay không ? Từ Từ thì cho là vậy, vì khi nghe giảng, hay đọc kinh nào đó mà có sự thắc mắc sẽ đi học hỏi để rõ ràng hơn bằng những câu hỏi, câu thắc mắc.

- Riêng về việc Bạn nói : những người giết muỗi mà d/đ cho là đã giúp chúng ta trong việc tu học - là vì họ có tâm giết hại. Nghe có vẻ phủ phàng một chút.
* Từ Từ chỉ nói câu tô đỏ, còn ý trên là của D/Đ mà...

Còn câu chuyện Bạn kể thì vì đây là câu chuyện kể về hai vị Sa môn - tức là người còn đang trong tình trạng mê lầm _ phát nguyện tu theo lời Phật dạy. Cho nên, đối với d/đ thì lời Phật dạy trong câu chuyện này là lời dạy tùy duyên - chưa phải lời giảng về pháp rốt ráo. Vì dầu hai vị Sa môn này có thực hành đúng theo lời Phật dạy thì khi đạt được quả A la hán cũng vẫn còn phải chuyển đổi tâm hướng về pháp Đại thừa. Do đó, d/đ không có giữ chặt lời giảng này.
- Ở đoạn này, Từ Từ thấy rằng D/Đ có sự phân biết Phật giáo Đại và Tiểu thừa. Riêng Từ Từ thì không phân biệt cả về phương diện Tông phái chỉ cần lời dạy hay và khi hiểu để hành được an lạc thì đó là điều đáng học. Cho nên với câu chuyện 2 vị sa môn đó chỉ được D/Đ cho rằng Tuỳ Duyên trong hoàn cảnh đó thì có lẻ D/Đ không hiểu được cái ý trong đó là Làm Theo Lời Phật Dạy Thì Như Là Đã Gần Phật Rồi. Ai không nghe thì mãi chẳng thấy Phật đâu.

Nhơn đây, d/đ cũng muốn chia sẻ thêm với Bạn là tuy Phật Pháp cũng có pháp tu thân. Nhưng pháp tu thân vẫn còn đồng với ngoại đạo. Chỉ khi nào chúng ta có thể chuyển đổi pháp tu thân thành tu tâm thì mới thật sự đi vào Phật Pháp.
- Từ Từ cho rằng D/Đ nói đúng nhưng phân tích vậy là chưa hợp lý vì:
1 . Như việc ăn chay, nhiều người cho rằng ăn chay là ăn tại tâm cho nên không nhất thiết phải từ bỏ ăn thịt cá cho nên có gì ăn đó nhưng hẳn có sự lựa chọn khi ăn
2. Nếu cho là ăn tại tâm thì tâm này khi thân ăn thịt thì tâm có ăn thịt hay không ? Biết rằng: Tâm dẫn đầu các pháp. Cho nên có phải Thân ăn là Tâm ăn hay không ?
3. Đã qua rồi thời kỳ đí hoá duyên Cho Gì Ăn Đó. Ngay nay đã đủ đầy, và tuy không là người Phật Từ thì họ cũng chỉ biết Đã Tu Mà Còn Ăn Mặn. Họ chẳng cần biết Phật pháp là gì nhưng họ biết 5 giới luật, Không Sát Sanh đứng đầu thì thấy người xuất gia ăn chay là họ đã thấy nãn lòng.
4. D/Đ có biết hình tướng của Thân là do Tâm sanh hay không ? Khi nóng giận, khuôn mặt chẳng tươi nỗi, khi tâm vui ,khuôn mặt thật có duyên.

Cho nên nếu cho rằng Pháp Tu Tâm là chính mà quên đi việc Thân hành theo thì có lẻ chỉ là Tu Thuyết chứ không Tu Hành.

Từ Từ hỏi câu này: có phải chưa ăn chay trường phải không ? Và mỗi tháng có ăn chay kỳ theo phong tục không ?
là vị sự định nghĩa chúng sanh của D/Đ, và sau khi được D/Đ trả lời thì sự suy đoán của Từ Từ là đúng vì với sự định nghĩa chúng sanh kỳ lạ trên thì việc ăn chay không bào giờ xảy ra với D/Đ. Mong D/Đ suy nghĩ lại điều này...

Riêng d/đ thì chưa có thọ tam quy nên không có giữ giới nào cả. Và cũng không có việc nguyện ăn chay hay không ăn chay. Gặp gì ăn đó. Nếu món nào tâm cảm thấy không muốn ăn thì d/đ không ăn. Chỉ đơn giản vậy thôi.

Với ý này Từ Từ xin có ví dụ: Như các con vật nuôi cho gì ăn đó, nó ăn theo bản năng vì trí tuệ không có. Riêng chúng ta thuộc cõi Người, sự suy nghĩ là có thì tại sao chúng ta lại ăn như vậy ? Câu nói Có Gì Ăn Đó có lẻ xuất phát từ hạnh khuất thực nhưng ngay nay đâu còn như ngày xưa, đã nêu như trên. Cho nên sự ăn của chúng ta, là người có học Phật pháp mà còn dùng câu trên để làm lý do ăn mặn thì có phần không rõ ràng...


Xin nhắc lại để lưu ý: Từ Từ không phân đúng sai ở đây, chỉ muốn nói lên cái suy nghĩ của mình và nhận xét quan điểm của người khác. Khi thấy trong quan điểm của người cùng trò chuyện có chổ lạ, có thể sẽ nguy hại trên đường tu tập thì Từ Từ sẽ đưa ra quan điểm của mình để người trò chuyện có thêm ý để tham khảo. Xin hãy hiểu và đừng bao giờ cho rằng Từ Từ tranh đúng sai nhé. Vì thật ra tranh hơn thua đúng sai để được cái gì, có lẻ chỉ được cái kiêu ngạo, tự tôn mà thôi. Cái này nguy hiểm không thể nói hết đó. Từ Từ rất hiểu điều này.

Cho nên tâm sự, trò chuyện để giúp nhau cùng tiến bộ là điều khiến cho Từ Từ xuất hiện nơi đây.
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chào bạn Từ Từ,
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->
d/đ hoàn toàn đồng ý với Bạn. Chúng ta trao đổi là để giúp nhau cùng tiến bộ. Còn d/đ giải thích chỗ hiểu của mình là chỉ để các Bạn thấy được những điều d/đ chia sẻ tuy không cùng chỗ hiểu với các Bạn, nhưng đó là những điều d/đ đã hiểu rất cặn kẻ.

d/đ có Thầy và Thầy d/đ chỉ _ dạy cho d/đ cách định tâm để có đủ trí huệ nghe hiểu lời Phật Thích Ca giảng trong các kinh. Và d/đ nguyện với Thầy - là d/đ sẽ chia sẻ với mọi người về điều d/đ biết.

Thật ra, nếu chỗ hiểu của d/đ cũng giống như chỗ hiểu của mọi người thì d/đ đã không phát nguyện. Nhưng vì những điều d/đ nhận biết là những điều đã bị bỏ quên nên d/đ mới phát nguyện chia sẻ với mọi người.


Điều d/đ được dạy là cách nhận ra căn duyên của các vị tham dự pháp hội. Vì khi đức Phật giảng cho vị nào là tùy theo căn duyên của vị đó. Cho nên, Phật giảng cho ai thì tùy theo căn duyên của người đó mà d/đ biết được lời giảng đó giảng cho căn duyên nào.
Khi giảng _ Phật dùng thế ngữ hay xuất thế ngữ.
Điều này giúp d/đ biết lời giảng nào cần phải giải. Lời giảng nào thì nghe sao hiểu vậy.


Ngoài ra d/đ còn được dạy cách nhận ra - pháp hội nào là diễn tả những gì đã xảy ra trong quá khứ. Pháp hội nào _ diễn nói những điều sẽ xảy ra trong đời vị lai. Thầy d/đ cũng có viết cho d/d một số bài kệ giải về Phật Pháp căn cứ theo lời kệ trong các kinh để giảng cho d/đ hiểu về Phật Pháp


d/đ trình bày như vậy là để Bạn và các Bạn khác biết - d/đ tuy không thể nói mình tu theo pháp môn nào. Vì d/đ chỉ đọc hiểu kinh tới đâu thì thực hành đến đó. Nhưng thật ra d/đ được dạy rất kỹ. Và những tài liệu d/đ học cách định tâm là tài liệu riêng của Thầy d/đ dạy d/đ. Thầy d/đ chỉ dạy d/đ cách định tâm rồi sau đó thì Thầy d/đ bảo d/đ theo y lời Phật Thích Ca mà thực hành. Lúc đó là đầu năm 1999 - đến nay đã 15 năm rồi d/đ chưa gặp lại được Thầy của d/đ.


Có lẽ Bạn đã hiểu lầm ý của d/đ. Vì d/đ nói : Vả lại, nếu chúng ta cho rằng giết muỗi là mang tội sát sanh thì người giết muỗi phải bị quả báo. Mà chúng ta có được thân mạng khỏe mạnh để tu học đạo là nhờ có những người diệt muỗi. Cho nên, quả chúng ta đạt được là do từ nổi khổ của người khác. Vì những người này mới là những người có ý tâm giết hại con muỗi. Còn khi chúng ta bị muỗi chích mà đập thì chỉ là thói quen chứ không phải do tâm ý muốn giết hại.

Là mục đích d/đ giải thích cho Bạn thấy - nếu việc đập muỗi mà có tội thì sau cái thiện của việc không giết hại con muỗi _ là quả ác. Vì quả mà chúng ta hưởng là đánh đổi bằng sự trả nghiệp của người khác. Vì những người đi diệt muỗi, diệt sâu rầy để bảo vệ môi trường, bảo vệ mùa màng là những người có chủ ý - chứ không phải là theo thói quen như khi chúng ta đập muỗi khi bị chích - không có suy nghĩ gì cả. Cho nên, nếu cho rằng giết muỗi mà bị tội - thì những người diệt muỗi, diệt sâu rầy để bảo vệ môi trường, bảo vệ mùa màng để giúp chúng ta tu đạt quả là những người có tội nặng. Cho nên, quả chúng ta đạt được là quả ác chứ không phải quả thiện.

Nhưng Bạn lại hiểu lầm ý của d/đ nên trách d/đ. Và d/đ vì không nhận biết lời đó là Bạn trách d/đ nên đã trách lại Bạn. d/đ thành thật xin lỗi Bạn.


Còn việc d/đ nói “gặp gì ăn đó” là ý d/đ nói d/đ gặp chay thì ăn chay gặp mặn thì ăn mặn. Vì thật ra gia đình của d/đ chỉ có ăn chay ngày mồng 1 tết. Cho nên, d/đ cũng có hỏi Thầy d/đ về việc ăn chay - thì Thầy d/đ nói : d/đ có thể ăn được thịt, cá - là do tâm của d/đ chưa đạt. Khi nào tâm của d/đ đã đạt thì d/đ sẽ tự động không ăn. Cho nên, Thầy d/đ không có đặt vấn đề ăn chay hay ăn mặn.

Thật ra, thời gian sau này lời của Thầy d/đ nói _ đã xảy ra. Cho nên, d/đ cũng đã có nghĩ là sẽ ăn chay. Nhưng vì d/đ không thường ở nhà. Mà những nơi d/đ đến thì không có ăn chay - nên d/đ chưa ăn.

Còn Bạn cho rằng ăn mặn có hại cho đường tu tập - thì điều này đúng với người tu về phần thân. Tu về phần thân là tu hạnh. Khi hạnh đạt thì tâm tịnh. Còn d/đ thì tu về phần tâm. Khi tâm tịnh thì đạt hạnh.

Thân
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 

cunconmocoi

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7 Tháng 5 2009
Bài viết
467
Điểm tương tác
106
Điểm
43
Địa chỉ
vn
Cũng rất có thể :

Thầy của cô Diệu Đức "dùng xuất thế ngữ" mà cô không hiểu, dẫn đến suy luận xằng bậy. Cuncon nghĩ giả sử bây giờ Thầy của Cô Diệu Đức mà được đọc những suy diễn "trật đường rầy" này của cô, chắc "sư phụ" cô sẽ vô cùng ân hận vì đã truyền pháp cho một đệ tử không được thông minh lắm.

Kính !
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên