Hiểu thế nào về sát sanh.

vodanhladanh

Registered
Phật tử
Tham gia
24 Thg 1 2015
Bài viết
317
Điểm tương tác
274
Điểm
43
Với ánh nắng vàng nhạt của mùa xuân, trong tiết trời mát mẻ và dịu dàng đó nhưng vẫn không làm cho khí hậu vùng đất cát ven biển dịu mát bởi tính chất đặc biệt của nó.

Cây Cau ! đã lâu lắm rồi, nó chưa được tưới nước, cành lá trông yếu ớt , nó rất thèm những giọt nước, thèm như con nhỏ khát sữa mẹ, nó cần nước để duy trì sự sống, nếu hôm nay nó không được thỏa mãn cơn tham lam được uống nước thì sự sống của nó sẽ bị ảnh hưởng, vì vậy nó rất cần nước .

Cầm trên tay một xô nước, định tưới vào cho nó sau bao ngày khát nước, nhưng khi đến gần ……thì một sự thật khó xử đã xảy ra trước mắt, dưới gốc cây, hôm nay sao mà nhiều kiến quá, trên tay cầm xô nước mà trong lòng phân vân, nữa khóc nữa cười, dẫu biết rằng nếu ta tưới thì ít nhất vài trăm con Kiến sẽ bị chết, nếu như không tưới thì cây Cau đó cũng sẽ chết……… Vì sao lại không tưới ?

Vì :Cây Cau ! nó cũng có sự sống ? Con Kiến ! nó cũng có sự sống ?

Vì Đức Phật dạy rằng, mọi chúng sanh đều tham sống sợ chết, nên hãy tôn trọng sự sống của chúng sanh. Nên sau đó đành đem xô nước đi vào………chọn phương pháp là không sát sanh đàn Kiến cho dù cây Cau cũng có sự sống và cây Cau đó đang cần nước để sống. Lựa chọn như vậy có phải đã phạm giới sát không ?

Có nhiều ý kiến cho rằng, tất cả chúng sanh đều có sự sống, tại sao phải cắt đứt sự sống của cây cỏ mà không chọn đàn Kiến, làm như vậy có công bằng không, có từ bi không ?

Nhưng theo giáo lý đạo Phật chúng sinh được phân chia làm hai loại:

1) Chúng sinh hữu tình là các loài có tình thức, có hệ thần kinh, biết cử động, biết đi, biết bò, biết bay, biết lội, nói chung là tất cả động vật có sinh mạng, bao gồm cả con người.

2) Chúng sinh vô tình là những sinh vật không nằm trong các loài chúng sinh hữu tình như đất đá, cỏ cây. Cỏ, cây là sinh vật sống nhưng không được xếp vào hàng chúng sinh hữu tình vì chúng không có giác quan, không có hệ thần kinh, không có biểu hiện của ngũ ấm, không có cảm xúc, tư tưởng, hành, nghiệp.

Vì vậy, chúng ta là một người cư sĩ tại gia thì chúng ta hãy học và hành cho đúng tam quy, ngũ giới cộng với thiền định và chỉ khi nào chúng ta đạt đến mức độ của bậc cao hơn như Chư Phật, Bồ Tát thì chúng ta mới bàn luận về sự sát sanh của chúng sanh vô tình, chứ đừng bao giờ thảo luận những điều gì khi ta chưa trãi nghiệm và chứng đắc.

Trong kinh Lăng Nghiêm Đức Phật dạy rằng: "Người tu thiền định, khi hành ấm hết, tướng sanh diệt đã diệt, chơn tâm tịch diệt chưa hiện bày, lúc bấy giờ thấy thức ấm biến khắp tất cả, rồi sanh tâm chấp: "Mười phương cây cỏ cũng đều là hữu tình, cùng với người không khác. Cỏ cây chết làm người, người chết trở lại làm cỏ cây". Vì mê mờ tánh Bồ Đề, mất chánh kiến, nên sẽ làm bè bạn với hai chúng ngoại đạo Bà Tra và Tán Ni, chấp tất cả vạn vật đều có tri giác (biết)."

Trích (Phật Học Phổ Thông Khóa thứ 6-7, Đại Cương Kinh Lăng Nghiêm, Hòa Thương Thiện Hoa, Phật Học Viện Quốc Tế tái xuất bản năm 1987, Bài thứ 16: Mười Món Ma Về Thức Ấm, phân đoạn 4, chấp cỏ cây cũng đều biết, trang 252).

Tùy bút, Nguyên Chiếu.

Kính đạo hữu Nguyến Chiều!
Nếu đặt sinh vật vô tình như cây cau cạnh sinh vật hữu tình như con kiến, vodanh sẽ xem cây cau là không có tri giác, thật rõ ràng.
Tuy nhiên vấn đề tưới nước hay không tưới nước cho cây cau chẳng liên quan cây cau có tình cảm hay không, mà liên quan việc tưới hay không tưới sẽ liên quan những sinh vật khác ngoài con kiến.
Vodanh khởi đầu hơi ngoài lề một chút.
-Nếu trong sân ta dưỡng 1 sinh vật khác (có thể nuôi nuôi hoặc chỉ là không diệt, để nó tự sinh tự diệt không can thiệp) như con tê tê. Vậy khi con tê tê ăn con kiến (ta không cố ý, không mong cầu như thế) thì ta có gánh chịu nghiệp sát này hay không?
-Ở khía cạnh khác, khi ta không tưới nước, ta vì từ bi không muốn sát hại con kiến, và ta chẳng mong cầu con kiến sẽ ăn thịt các con trùng khác trong sân. Vậy khi con kiến tấn công ăn thịt con sâu thì ta có gánh chịu nghiệp sát này hay không?
-Lại ví dụ cây cau được thế bằng cây khác như cây mãn cầu, người tưới nước không phải là ta. Vậy khi ta nhờ con cháu chăm sóc cây mãn cầu, người đó sẽ phải tưới nước và kiến chết (mặc dù ta không hề mong muốn kiến chết) thì ta có phải gánh lấy nghiệp sát này không? Khi thọ dụng quả mãn cầu ta có phải gánh chịu nghiệp sát không?
-Lại mở rộng ra, ta ăn bát cơm, để có cơm này người nông dân phải một nắng hai sương chăm sóc, họ phải xịt thuốc sâu. Vậy khi ta thọ dụng bát cơm này, ta có phải gánh nghiệp sát mà người nông dân trực tiếp gây ra không? Nếu nói có cầu mới có cung?
Tóm lại, vodanh muốn nói rằng khi ta thọ dụng dù là rau củ hay thịt cá có đủ tam tịnh không nghe không thấy, không biết, không muốn thì không chịp nghiệp sát. Nếu ăn rau củ mà không đủ tam tịnh thì cũng chẳng thể cho là thanh sạch. Vậy vấn đề là tam tịnh.

Đoạn kinh Lăng Nghiêm đạo hữu nhắc đến theo vodanh là mô tả trực tiếp về 1 lổi nhận thức khi hành thiền, nó giống như khi chúng ta suy luận sai dẩn đến nhận thức sai. Ở đây nhấn mạnh cách suy luận sai chứ không nhấn mạnh các sự vật có trong suy luận.
Vì khi hành thiền bị lổi thì đến cục đá cũng cho là có linh hồn chứ đâu cần đến có sự sống như cây cỏ.
Kính!

Chào đ/h Vodanhladanh.Đây là chuyên mục không dành cho thảo luận, Nguyên Chiếu xin di chuyển đến mục thảo luận tổng quan về Phật học. Kính báo.
 
Last edited by a moderator:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Thượng toạ
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
5 Tháng 5 2014
Bài viết
987
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Kính đạo hữu Nguyến Chiều!
Nếu đặt sinh vật vô tình như cây cau cạnh sinh vật hữu tình như con kiến, vodanh sẽ xem cây cau là không có tri giác, thật rõ ràng.
Tuy nhiên vấn đề tưới nước hay không tưới nước cho cây cau chẳng liên quan cây cau có tình cảm hay không, mà liên quan việc tưới hay không tưới sẽ liên quan những sinh vật khác ngoài con kiến.
Vodanh khởi đầu hơi ngoài lề một chút.
-Nếu trong sân ta dưỡng 1 sinh vật khác (có thể nuôi nuôi hoặc chỉ là không diệt, để nó tự sinh tự diệt không can thiệp) như con tê tê. Vậy khi con tê tê ăn con kiến (ta không cố ý, không mong cầu như thế) thì ta có gánh chịu nghiệp sát này hay không?
-Ở khía cạnh khác, khi ta không tưới nước, ta vì từ bi không muốn sát hại con kiến, và ta chẳng mong cầu con kiến sẽ ăn thịt các con trùng khác trong sân. Vậy khi con kiến tấn công ăn thịt con sâu thì ta có gánh chịu nghiệp sát này hay không?
-Lại ví dụ cây cau được thế bằng cây khác như cây mãn cầu, người tưới nước không phải là ta. Vậy khi ta nhờ con cháu chăm sóc cây mãn cầu, người đó sẽ phải tưới nước và kiến chết (mặc dù ta không hề mong muốn kiến chết) thì ta có phải gánh lấy nghiệp sát này không? Khi thọ dụng quả mãn cầu ta có phải gánh chịu nghiệp sát không?
-Lại mở rộng ra, ta ăn bát cơm, để có cơm này người nông dân phải một nắng hai sương chăm sóc, họ phải xịt thuốc sâu. Vậy khi ta thọ dụng bát cơm này, ta có phải gánh nghiệp sát mà người nông dân trực tiếp gây ra không? Nếu nói có cầu mới có cung?
Tóm lại, vodanh muốn nói rằng khi ta thọ dụng dù là rau củ hay thịt cá có đủ tam tịnh không nghe không thấy, không biết, không muốn thì không chịp nghiệp sát. Nếu ăn rau củ mà không đủ tam tịnh thì cũng chẳng thể cho là thanh sạch. Vậy vấn đề là tam tịnh.

Cám ơn đạo hữu Vodanhladanh đã góp ý.

Đạo hữu có ý kiến rất đúng & hay về sát sanh, nhưng theo Ng-Chiếu tôi nghĩ nó chưa thực tế, chưa sát với cuộc sống. Không biết đạo hữu công phu tu học như thế nào, nếu đạo hữu viết lên những dòng chữ này thì khả năng tu học của đạo hữu rất cao và nếu đạo hữu thực hành tốt như lời nói thì Ng-Chiếu thật ngưỡng mộ và khâm phục.

Nhưng đ/h có biết không, chúng ta là những người Cư sĩ sơ cơ, đang học hành theo lời Phật, trong cuộc sống này nó nhiều chông gai, thử thách........liệu chúng ta có thoát vòng Tham Sân Si, cái Ngã đâu đó vẫn còn, thì liệu những phân tích của đạo hữu sẽ làm cho không ít những người, nhất là mới vào đạo họ sẽ phân vân, không biết phải sống ra sao, như thế nào khi mà những việc làm của mình sẽ dẫn đến tội lỗi, nghiệp báo.

Những lời của đạo hữu nói rất đúng, nhưng nó chỉ đúng khi trình độ công phu tu tập cao, kiềm chế được tam độc, diệt bản ngả, còn đối với cư sĩ , nhất là cư sĩ mới vào đạo thì e rằng nó hơi quá sức, cũng giống như đang học lớp 1 mà làm toán lớp 5 vậy đó đạo hữu.

Chúc đạo hữu thân tâm thường an lac, và có cái nhìn thực tế một chút.

Kính


p/s : ( Và cũng chính nhưng suy luận như vậy Ng-Chiếu đoán rằng đạo hữu chưa trường chay)
 

lavinhcuong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
30 Thg 7 2010
Bài viết
803
Điểm tương tác
677
Điểm
93
Chào các bạn, chào đạo hữu Nguyên Chiếu !

Theo Cường thì chủ đề này nên di chuyển về Phật học Phổ thông.

Riêng về chuyện "muốn tưới cây cau nhưng sợ chết kiến" thì Cường có kinh nghiệm này :

_ Trước nhà Cường, "nhà nước" trồng một cây xanh trên khoảnh đất khoảng 1 mét vuông. Nhà nước trồng nhưng nhà nước không tưới, thế là Cường hầu như ngày nào cũng "bố thí" cho nó một ít nước.

Dưới gốc cây có một ổ kiến lửa, và cả ba chúng tôi đã chung sống với nhau rất tốt (nhìn những hạt đất nhỏ li ti được khiêng lên đổ đống trên mặt đất, Cường biết rằng lủ kiến lửa đang kiến tạo "chỉnh trang đô thị Kiến" dưới lòng đất). Cây xanh và ổ kiến lửa đều phát triễn tốt, không có con kiến lửa nào chết cả. Chỉ phải luôn nhắc nhở trẻ em đừng đến gần vị trí đó mà thôi.

Thực ra kiến cũng cần có nước, độ ẫm để xây tổ và phát triễn đàn ! Chuyện này là thực 100% đấy.

Chỉ một ý nhỏ thôi.

Kính !
 

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28 Thg 4 2014
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
Cho phép Trí Từ mạn phép xen vào bài của các vị nhé để nói lên cái quan điểm của Trí Từ, và Trí Từ cũng xin phép nói thẳng nói mạnh dạn để tự ý đưa ra ý của Trí Từ về cách hiểu của các vị, có lẻ tranh cãi sẽ xảy ra, nhưng xin trong ôn hoà câu từ nhé...

Đối với Vodanhladanh, nói diễn giải nhiều cho nên vấn đề được đưa ra vấn đề khác rồi gán ghép lại sẽ là mầm móng phát sinh tranh cãi, cũng như đoạn sau đây, nói sai mà cứ tưởng là đúng...
Tóm lại, vodanh muốn nói rằng khi ta thọ dụng dù là rau củ hay thịt cá có đủ tam tịnh không nghe không thấy, không biết, không muốn thì không chịp nghiệp sát. Nếu ăn rau củ mà không đủ tam tịnh thì cũng chẳng thể cho là thanh sạch. Vậy vấn đề là tam tịnh.

Tam tịnh nhục là Không Nghe, Không Thấy, Không Nghi. Ở đâu ra cái Không Biết thế ? Cho nên có lẻ vodanhladanh cũng chưa hiểu lắm về tam tịnh nhục là gì...

- Nếu vodanhladanh đã biết ăn thì đúng là ăn tam tịnh nhục thì không có tội lỗi gì, nói hay đó vậy vodanhladanh có dùng thịt chúng sanh thông qua con đường tam tịnh nhục này không ? Đừng quá cố gắng phản ứng với người ăn chay để rồi đưa ra nhiều lý do cũng hay đó nhưng để bảo vệ việc chưa thể ăn chay của mình vẫn còn thói quen dùng thịt chúng sanh thì thật là nên cẩn trọng... Ta chưa ăn được thì cũng không nên sa đà vào việc phủ nhận trường chay là điều không nên hay nói cách khác là việc cứ thọ dụng thịt chúng sanh cũng không có gì to tát...

Với các ví dụ trên đưa ra thì dĩ nhiên hợp lý, là vì nó được nằm ở vấn đề khác, khía cạnh khác.

Để Trí Từ mở một chủ đề này, hi vọng sẽ phần nào giúp các vị !!!
 

hoailinh

Registered
Phật tử
Tham gia
11 Thg 10 2013
Bài viết
133
Điểm tương tác
50
Điểm
28
...

Cho phép Trí Từ mạn phép xen vào bài của các vị nhé để nói lên cái quan điểm của Trí Từ, và Trí Từ cũng xin phép nói thẳng nói mạnh dạn để tự ý đưa ra ý của Trí Từ về cách hiểu của các vị, có lẻ tranh cãi sẽ xảy ra, nhưng xin trong ôn hoà câu từ nhé...

Đối với Vodanhladanh, nói diễn giải nhiều cho nên vấn đề được đưa ra vấn đề khác rồi gán ghép lại sẽ là mầm móng phát sinh tranh cãi, cũng như đoạn sau đây, nói sai mà cứ tưởng là đúng...


Tam tịnh nhục là Không Nghe, Không Thấy, Không Nghi. Ở đâu ra cái Không Biết thế ? Cho nên có lẻ vodanhladanh cũng chưa hiểu lắm về tam tịnh nhục là gì...

- Nếu vodanhladanh đã biết ăn thì đúng là ăn tam tịnh nhục thì không có tội lỗi gì, nói hay đó vậy vodanhladanh có dùng thịt chúng sanh thông qua con đường tam tịnh nhục này không ? Đừng quá cố gắng phản ứng với người ăn chay để rồi đưa ra nhiều lý do cũng hay đó nhưng để bảo vệ việc chưa thể ăn chay của mình vẫn còn thói quen dùng thịt chúng sanh thì thật là nên cẩn trọng... Ta chưa ăn được thì cũng không nên sa đà vào việc phủ nhận trường chay là điều không nên hay nói cách khác là việc cứ thọ dụng thịt chúng sanh cũng không có gì to tát...

Với các ví dụ trên đưa ra thì dĩ nhiên hợp lý, là vì nó được nằm ở vấn đề khác, khía cạnh khác.

Để Trí Từ mở một chủ đề này, hi vọng sẽ phần nào giúp các vị !!!
Chính trí từ hay đuổi theo câu chữ mà không hiểu thực của nghĩa mà VODANHLADANH nói. nếu ăn chay mà trong lòng đã khởi lên là mình đang thực hành ăn chay thì đã là không còn chay nữa rồi. Chính TríTừ chưa từng thực hành một pháp nào của Đức Phật với lòng kiên trì miên mật.. thì không thể hiểu đúng vấn đề này.
Trên đời này , nếu nói cho tận cùng theo cách hiểu trên hình tướng mà chỉ nhận biết qua con mắt thịt , thì kể cả bậc giác ngộ cũng gọi là sát sanh. Bạn hãy thực hành cái mà mình cho là hợp với mình đi. đừng có chấp vào cái mà mình tin và theo đuổi theo ý mình, để rồi muốn mọi người phải đồng thuận .
Người thực sự thực hành Phật Pháp, hiểu Phật Pháp, sẽ đến lúc họ tự hiểu phải làm gì , làm như thế nào....
Ví dụ bạn cứ cho là phải ăn chay mới đúng là người học đạo . vậy tôi xin đưa ra điều kiện . bạn phải đoạn ái dục mới là người học đạo. vậy bạn đã thực hành được chưa. nếu rồi , xin chia sẻ cho mọi người thử xem.
Trí Từ thân mến! con đường vào đạo có nhiều đạo lộ cho người học Phật chọn lựa. nhưng đã nhất quyết thực hành thì phải chọn con đường lớn mà đi . bỏ con đường bé. Phải tin rằng tự thân mình đã là sơn hà đại địa. Như Phật nói rằng Đất , Nước , Gió ,Lửa là tự thân của ta. Vậy trong thân bạn có thiếu gì nữa. Đây chính là Thân Phật mà chẳng chịu ( thừa Đương ) dám nhận mà thôi.
Lại trong kinh có nói : chỉ có ông Thuận Đà là người biết Phật chưa bao giờ thọ thực. Vậy nghĩa này bạn có hiểu ?
Hãy thâm nhập một lối vào cho sâu và chắc chắn , bạn sẽ tự nhận điều kỳ diệu nơi Pháp Phật

 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Trí Từ đã viết:
Đừng quá cố gắng phản ứng với người ăn chay để rồi đưa ra nhiều lý do cũng hay đó nhưng để bảo vệ việc chưa thể ăn chay của mình vẫn còn thói quen dùng thịt chúng sanh thì thật là nên cẩn trọng... Ta chưa ăn được thì cũng không nên sa đà vào việc phủ nhận trường chay là điều không nên hay nói cách khác là việc cứ thọ dụng thịt chúng sanh cũng không có gì to tát...
Hảy tự hỏi mình : "Ai ăn? Miệng ăn?, dạ dày ăn?, hay thân tứ đại này ăn?, hay sắc, thọ, tưởng, hành, thức cùng ăn?, hay vọng tâm ăn? "

"Ăn để làm gì?".

"Ăn chay để được gì?

Ăn mà không vì dục nhiễm, không sinh dục nhiễm thì ăn thịt Phật cũng không tội gì !
 

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28 Thg 4 2014
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
Nói vậy có phải vui không, nay Trí Từ tiếp lời nhé hoailinh,
Chính trí từ hay đuổi theo câu chữ mà không hiểu thực của nghĩa mà VODANHLADANH nói.

Có lẻ cái này do chính vodanh nói sẽ hay hơn, sẽ có thể giúp Trí Từ hiểu cái ý vodanh muốn nói hơn vì hoailinh không phải vodanh kia mà.
nếu ăn chay mà trong lòng đã khởi lên là mình đang thực hành ăn chay thì đã là không còn chay nữa rồi.
Trí Từ bây giờ chỉ hiểu Ăn Để Sống. Nhưng là con người có tri giác, thì ăn có khởi cái biết chứ không phải bạ đâu ăn đó.
Chính TríTừ chưa từng thực hành một pháp nào của Đức Phật với lòng kiên trì miên mật.. thì không thể hiểu đúng vấn đề này.
Này hoailinh, gắn camera ở sau lưng Trí Từ sao mà biết Trí Từ không kiên trì miên mật pháp nào hay vậy ? Mà nếu cho rằng phải theo 1 cái pháp nào đó để hiểu cái vấn đề Chay này thì Trí Từ thấy không liên quan gì cả, thà rằng hoailinh cứ nói cho Trí Từ biết phải thực hành pháp nào mới tỏ tường việc ăn chay ?
Trên đời này , nếu nói cho tận cùng theo cách hiểu trên hình tướng mà chỉ nhận biết qua con mắt thịt , thì kể cả bậc giác ngộ cũng gọi là sát sanh. Bạn hãy thực hành cái mà mình cho là hợp với mình đi. đừng có chấp vào cái mà mình tin và theo đuổi theo ý mình, để rồi muốn mọi người phải đồng thuận .
Có thực hành đó, không nói hoailinh nghe thôi. Lại nếu cho rằng Trí Từ chấp cái mình tin thì khác nào lại phá đi việc Đúng Sai chỉ Do Nhận Thức Của Chính Mình ? Nói Trí Từ chấp, xin chỉ ra giúp, thật cám ơn nhe, mà nói Trí Từ không đúng, Trí Từ phản bác tiếp đấy (nếu có xin mở chủ đề mới nhe...)
Người thực sự thực hành Phật Pháp, hiểu Phật Pháp, sẽ đến lúc họ tự hiểu phải làm gì , làm như thế nào....
Đúng vô cùng luôn, vậy cho nên Trí Từ chỉ luôn ở góc độ khuyên người, mà người có nghe, có đồng thuận gì đó hay không thì nào có liên quan gì đến Trí Từ, đúng ha?

Ví dụ bạn cứ cho là phải ăn chay mới đúng là người học đạo . vậy tôi xin đưa ra điều kiện . bạn phải đoạn ái dục mới là người học đạo. vậy bạn đã thực hành được chưa. nếu rồi , xin chia sẻ cho mọi người thử xem.
Không nên đưa ra điều kiện gì cho người ta cả, chỉ nên ở góc độ KHUYÊN thôi, chúng ta như nhau mà, chứng đắc gì đâu mà lại dám bắt người theo ta...
Trí Từ thân mến! con đường vào đạo có nhiều đạo lộ cho người học Phật chọn lựa. nhưng đã nhất quyết thực hành thì phải chọn con đường lớn mà đi . bỏ con đường bé. Phải tin rằng tự thân mình đã là sơn hà đại địa. Như Phật nói rằng Đất , Nước , Gió ,Lửa là tự thân của ta. Vậy trong thân bạn có thiếu gì nữa. Đây chính là Thân Phật mà chẳng chịu ( thừa Đương ) dám nhận mà thôi.
Vô vàng con đường đưa đến xứ Phật, ai đi đường nào là do họ quyết, đi lạc đường, đi đúng đường do chính họ chọn. Trí Từ cảm thấy con đường Trí Từ đang đi được lợi lạc thì KHUYÊN mọi người, nói ra cho mọi người biết để có thêm sự lựa chọn. Và chọn ra sao tuỳ họ, nào có bắt ép ai! Thừa Đương, không hiểu 2 từ này, Trí Từ không thích Hán Văn lắm đâu, đọc không hiểu nỗi.
Lại trong kinh có nói : chỉ có ông Thuận Đà là người biết Phật chưa bao giờ thọ thực. Vậy nghĩa này bạn có hiểu ?
Hãy thâm nhập một lối vào cho sâu và chắc chắn , bạn sẽ tự nhận điều kỳ diệu nơi Pháp Phật
Không hiểu nghĩa này, chưa nghe về ông Thuận Đà gì đó, tiện thể kể nghe với đi !
[/QUOTE]
Xin cứ giữ mãi thái độ này mà chỉ bảo nhau, cám ơn !
 

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Thượng toạ
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
5 Tháng 5 2014
Bài viết
987
Điểm tương tác
377
Điểm
83

"Ăn để làm gì?".

"Ăn chay để được gì?

Ăn mà không vì dục nhiễm, không sinh dục nhiễm thì ăn thịt Phật cũng không tội gì !

Chào đ/h Chiếu Thanh, chào các đạo hữu.

Với câu trả lời của đ/h thì Ng-Chiếu nghĩ đạo hữu và các Cư sĩ khác chỉ là nói lý suông thôi, nói cho có nói .Câu nói này chỉ dành cho những vị đoạn Tham Sân Si, diệt Ngả thì mới đúng.

Chúng ta hạng Cư sĩ, tham sân si vẫn còn thì không thể nào đem Tam Tịnh nhục ra mà nói đựợc, muốn đề cập đến Tam Tịnh nhục thì chỉ có những người hành thâm giáo Pháp, tu học khiêm nhường, đoạn Tham sân si,....

Cho Nguyên Chiếu hỏi câu này nhé : Có khi nào các đạo hữu thấy đói trong bụng kiếm gì ăn mà trong tâm nghĩ rằng không ăn không ?


Kính
 
P

phapchieumt

Guest
A di đà Phật!
Mặc dù thấy rõ cái đích đến, biết được rõ cái đích đến, khi về đích thì nó sẽ đẹp như thế nào. Nhưng không chịu cất bước đi thì sẽ không bao giờ về tới đích và sẽ không biết được những chông gai thử thách trên đường đi. Một người đang ở phía chân núi và thử thách trèo lên đỉnh núi, khi ở ngay vị trí của mình thì chỉ thấy có 1 con đường lên đỉnh núi. Khi lên đỉnh núi rồi sẽ thấy ah thì ra có rất nhiều con đường để lên đến đỉnh núi, sẽ thấy tường tận mỗi con đường đến đều có những chướng ngại riêng của nó. Con đường thấy rộng rãi bằng phẳng dễ đi lại có nhiều cọp beo thu dữ đang rình rập chờ sẵn. Con đường khúc khuỷu gập gềnh khó đi lại có ít chướng ngại hơn. Vậy thì hãy quyết tâm chọn con đường thích hợp với mình để đi nhất, không nên nhìn vào con đường của người khác rồi so sánh làm gì? Bởi vì ai cũng leo núi nhưng chưa chắc ai cũng về đích hết cả. Cái mình quan tâm là tìm cách khắc phục mọi trở ngại trên con đường mình đi, chứ không nên quan tâm đến sự trở ngại của con đường người khác đi. Nếu có ý giúp đỡ cùng nhau về núi thì quá tốt, nên chia sẻ những trở ngại trên con đường mình đi cho bạn đồng hành học hỏi kinh nghiệm là quá tốt. Còn có ý xem thường chê bai con đường người khác đi, xem con đường minh đi là đẹp nhất, là hay nhất, là an toàn nhất rồi xem thường bạn đồng hành đi con đường khác. Điều này quả thật quá nguy hiểm tự mình đưa mình vào thế cô lập, khi có chướng ngại quá lớn thì mình không biết xoay sở làm sao và không ai biết đến mình mà cứu. A di đà Phật!

 

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28 Thg 4 2014
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
Hảy tự hỏi mình : "Ai ăn? Miệng ăn?, dạ dày ăn?, hay thân tứ đại này ăn?, hay sắc, thọ, tưởng, hành, thức cùng ăn?, hay vọng tâm ăn? "

"Ăn để làm gì?".

"Ăn chay để được gì?

Ăn mà không vì dục nhiễm, không sinh dục nhiễm thì ăn thịt Phật cũng không tội gì !

Chẳng biết có phải các câu hỏi trên cần có sự hồi đáp không thì Trí Từ xin được phép đáp lại luôn vậy nhe Chiếu Thanh.

Trí Từ ăn, ăn bằng miệng vào dạ dày chuyển đổi thành các chất đi nuôi cơ thế. Trước đây Trí Từ ăn bằng Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân, Ý luôn đó. Nhưng giờ đang ráng bớt từ từ để chuyển sang nghĩa Ăn Để Sống mà Nuôi Thân.

"Ăn để làm gì?".
- Ăn Để Sống

Ăn Chay để được:
1. Không tạo nghiệp sát
2. Phát triển lòng từ
3. Không nợ mạng chúng sanh
Có 3 cái chính và trăm cái phụ nói ra lại dài dòng nên nhiêu đây trước vậy.

Ăn mà không vì dục nhiễm, không sinh dục nhiễm thì ăn thịt Phật cũng không tội gì ![/COLOR]

Câu này Chiếu Thanh nên cẩn trọng, xin hỏi có phải câu này được sánh với câu Ăn Bằng Tâm Chứ Không Bằng Miệng đúng không ? Nếu vậy tại sao cứ nhắm thịt chúng sanh mà ăn, lại không thể bỏ chấp vào thói quen ăn thịt ?.

Và câu nói Ăn Thịt Phật Cũng Không Có Tội Gì thì thật là đáng phải suy nghĩ về cách học Phật của Chiếu Thanh, một ví dụ thật đáng lo lắng.
 

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28 Thg 4 2014
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63

Cho Nguyên Chiếu hỏi câu này nhé : Có khi nào các đạo hữu thấy đói trong bụng kiếm gì ăn mà trong tâm nghĩ rằng không ăn không ?


Kính

Trí Từ đáp nè: cảm giác đói khởi lên là đi kiếm đồ ăn ngay. Tâm tư lúc này là phải đi kiếm đồ ăn vì không ăn sẽ đau bao tử, sinh bệnh thì tạo thêm 1 phần khó trên đường tu tập.
 
P

phapchieumt

Guest
Hảy tự hỏi mình : "Ai ăn? Miệng ăn?, dạ dày ăn?, hay thân tứ đại này ăn?, hay sắc, thọ, tưởng, hành, thức cùng ăn?, hay vọng tâm ăn? "

"Ăn để làm gì?".

"Ăn chay để được gì?

Ăn mà không vì dục nhiễm, không sinh dục nhiễm thì ăn thịt Phật cũng không tội gì !

A di đà Phật!
Thật tán thán trình độ thâm sâu của Bác về Phật pháp. A di đà Phật
 

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Thượng toạ
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
5 Tháng 5 2014
Bài viết
987
Điểm tương tác
377
Điểm
83
A di đà Phật!
Thật tán thán trình độ thâm sâu của Bác về Phật pháp. A di đà Phật

Chào đ/h Phapchieumt,

Trình độ thâm sâu viết về giáo Pháp khác với trình độ thực hành giáo Pháp. :eusa_naughty:

Kính.
 

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Thượng toạ
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
5 Tháng 5 2014
Bài viết
987
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Trí Từ đáp nè: cảm giác đói khởi lên là đi kiếm đồ ăn ngay. Tâm tư lúc này là phải đi kiếm đồ ăn vì không ăn sẽ đau bao tử, sinh bệnh thì tạo thêm 1 phần khó trên đường tu tập.

Cám ơn câu trả lời của Trí Từ, với câu trả lời này thì khi ăn chúng ta có chủ đích, ăn làm gì, ăn ra sao.

Nên khi ăn một cái gì thì chúng ta có chủ ý, có mục đích.......nên khó có nhục tịnh( trừ trường hợp ngoại lệ nhưng không phải là chúng ta)
 

hoailinh

Registered
Phật tử
Tham gia
11 Thg 10 2013
Bài viết
133
Điểm tương tác
50
Điểm
28
Trí Từ thân mến! tôi thực lòng không có suy nghĩ chống trái việc ăn chay của Trí Từ. nhưng thực trạng bạn chưa hiểu về thế nào là chay. cho nên bạn đã bị luẩn quản trong cái gọi là chay hay không , sát sinh hay không sát sinh. và nói thẳng hôm nay cho bạn biết. bạn không hiểu Phật Pháp, nhất là giáo liễu nghĩa. chỉ bám chặt vào giáo bất liễu nghĩa, là dành cho người hạ căn ( lời trong giáo pháp ). tôi đã cố gắng rât nhiều và là đã quá đủ, cũng như các đạo hữu đã chia sẻ. nhưng bạn chẳng nhận biết được điều gì hơn ngoài quan điểm ăn chay theo cách nghĩ của bạn.
thực tế thấy bạn nói nhiều câu mà tôi phải chạy đi nơi khác ( ra khỏi máy tinh) cười cho chán rồi mới trở lại.
Từ nay tôi sẽ thẳng thừng với quan điểm về việc thảo luận cùng bạn. sẽ không cần biết có chịu được hay không chịu được. vì lợi ích chung cho người tu học. tôi sẽ nói đúng những điều mà Phật Pháp vốn đã hiện hành mấy ngàn năm nay.
nếu không đồng ý thì cứ kiện như tôi kiện bạn đó. đã kiện thì phải kiện cho tận cùng, mà phải chịu trách nhiệm về việc mình kiện.
Cái kiểu trả lời mà phân tích , bẻ gãy văn cú chia ra làm phần đoạn là tâm của người chấp nhặt, ích kỷ, chạy theo câu chữ mà bỏ rơi cái nghĩa bất khả nói ở đằng sau ngôn từ thì lấy gì là sáng suốt...
Tôi hỏi bạn : Ăn chay mà làm gì, khi vẫn còn thực hành ái dục.
Ăn chay mà làm gì khi đầu óc còn u mê không hiểu đúng sai chánh tà
Ăn chay mà làm gì khi vẫn còn thích nằm giường êm gối ấm...
Ăn chay mà làm gì.... ôi nhiều lắm.
Bạn còn may mắn hơn nhiều khi được đọc những bản dich ra tiếng Việt. còn muốn hiểu thuần Việt về Phật Pháp thì tự mình chứng ngộ đi
Hiện tại thì có cách gì hơn đâu. đến những học giả Phật giáo còn phải để nguyên những câu bất khả dịch.
Còn học Phật Pháp mà kêu không hiểu bởi ngôn ngữ là do mình kém , không chịu học hỏi, nghiên cứu , sưu tầm.. chứ đừng cho người khác là thế này thế nọ...
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Chuyện về ăn
Ăn là chủ yếu để nuôi dưỡng xác phàm này mà thôi, trong sự ăn này thì thọ, tưởng, hành, và thức, đóng vai trò thứ yếu, thí dụ như cơm cũng được, bánh mì cũng được, bột luộc cũng được, bo bo nấu cũng được, cháo lỏng cũng được, cháo đặc cũng được, khoai lang nấu, khoai mì nấu cũng được... . Và vì sao nuôi dưỡng xác phàm này ? ví như một người rơi xuống biển, vì nguyên do nào đó, vớ được một khúc cây(thậm chí mù lòa, điếc, tật nguyền, đực hay cái) thì ôm khúc cây đặng vào bờ "giải thoát", cũng như vậy "ta" phải "ôm" phải "duy trì" thọ mạng đặng đến bờ Giải Thoát.
Thọ, Tưởng, Hành, Thức chỉ đóng vai trò thứ yếu.
Có một vị Thầy đã đến bờ kia, học trò theo tu học ngày càng nhiều, nhưng Thầy thì đụng gì ăn nấy, uống rượu ăn thịt là chuyện thường, học trò bắt chước Thấy, rồi đến một ngày, Thầy vào nghĩa địa thêu xác, lượm phần xác thêu đã chín nhưng chưa cháy, làm thành bửa ăn thịnh soạn mời học trò cùng thưởng thức, thế là học trò lớp nôn ói, lớp ghê tởm, lớp chạy dài.
Đó là tại vì "Ăn" mà mời cả "Thọ, Tưởng, Hành, Thức" cùng ăn.
Vì sao nên ăn chay !
Trên biển đóng một lớp băng mỏng, người có thể đi nhưng cẩn trọng. Trên lưng đèo có một lối đi nhưng nhỏ vừa bằng bàn chân, người có thể đi nhưng cẩn trọng. người ăn thọ mạng chúng sinh cũng như vậy.
Tu đạo là lấy mình làm tấm gương, lấy Từ Bi và Trí Tuệ làm đầu, không thể lấy máu huyết thịt chúng sinh nuôi thọ mạng mình.
 

vodanhladanh

Registered
Phật tử
Tham gia
24 Thg 1 2015
Bài viết
317
Điểm tương tác
274
Điểm
43
Cám ơn đạo hữu Vodanhladanh đã góp ý.

Đạo hữu có ý kiến rất đúng & hay về sát sanh, nhưng theo Ng-Chiếu tôi nghĩ nó chưa thực tế, chưa sát với cuộc sống. Không biết đạo hữu công phu tu học như thế nào, nếu đạo hữu viết lên những dòng chữ này thì khả năng tu học của đạo hữu rất cao và nếu đạo hữu thực hành tốt như lời nói thì Ng-Chiếu thật ngưỡng mộ và khâm phục.

Nhưng đ/h có biết không, chúng ta là những người Cư sĩ sơ cơ, đang học hành theo lời Phật, trong cuộc sống này nó nhiều chông gai, thử thách........liệu chúng ta có thoát vòng Tham Sân Si, cái Ngã đâu đó vẫn còn, thì liệu những phân tích của đạo hữu sẽ làm cho không ít những người, nhất là mới vào đạo họ sẽ phân vân, không biết phải sống ra sao, như thế nào khi mà những việc làm của mình sẽ dẫn đến tội lỗi, nghiệp báo.

Những lời của đạo hữu nói rất đúng, nhưng nó chỉ đúng khi trình độ công phu tu tập cao, kiềm chế được tam độc, diệt bản ngả, còn đối với cư sĩ , nhất là cư sĩ mới vào đạo thì e rằng nó hơi quá sức, cũng giống như đang học lớp 1 mà làm toán lớp 5 vậy đó đạo hữu.

Chúc đạo hữu thân tâm thường an lac, và có cái nhìn thực tế một chút.

Kính


p/s : ( Và cũng chính nhưng suy luận như vậy Ng-Chiếu đoán rằng đạo hữu chưa trường chay)

Kính chào đạo hữu Nguyên Chiếu!
Cảm ơn đạo hữu chuyển đề tài đến nơi có thể thảo luận.
vodanh khi viết những quan điểm của mình thật sự là rất đắn đo, vì nó có thể làm loãng tinh thần Tránh Sát Nghiệp, giảm sát Nghiệp. Tuy nhiên việc đẩy vấn đề ăn chay đến mức cắt đứt sát nghiệp như vài đạo hữu phát biểu quả là cực đoan.
Nếu bắt mọi người phải gánh cái sát nghiệp mà mình hoàn toàn không thích, hay hoàn toàn không mong muốn nó xảy ra thì đến quét cái nhà cũng không làm được.
Những người nông dân làm sao mà sống đây, những người nông dân cũng có thể là cư sĩ. Làm sao trồng lúa mà không xịt thuốc rầy thuốc sâu? Họ không biết xịt thuốc thì sâu bọ sẽ chết chăng?
Họ xịt thuốc là để sâu bọ chết, nhưng họ hoàn toàn không có chút vui thú trong cái chết của sâu bọ, nếu có thể không xịt thuốc họ liền không xịt thuốc, nếu có thể giảm 1 lần xịt thuốc họ liền giảm 1 lần xịt thuốc.
Vài đạo hữu vì điều kiện của mình, vì nghề nghiệp của mình mà có thể tránh né Nghiệp sát, nhưng còn đại chúng thì sao? Con đường nào dành cho họ? Hãy gỡ gánh nặng trên vai những người cày cuốc vì cuộc sống, hãy mở cho họ một lối đi.
-Tuy nhiên có thể giả thiết rằng: nếu chấp nhận con người không chịu nghiệp sát khi không muốn điều đó xảy ra thì nhiều kẻ nương vào đó rồi tự dối mình mà làm việc ác. Nhưng những kẻ thích làm điều ác và có thể tự dối mình thì họ vẩn có thể nương vào lí thuyết mạng lớn mạng nhỏ để làm, họ có thể lí giải mạng người này quan trọng hơn mạng người kia để làm.
-Mặt khác khi công nhận phun thuốc diệt côn trùng là nghiệp sát nhưng vì mạng nó nhỏ nên có thể làm, thì chẳng khác nào luyện cho họ thấy sai nhưng là sai nhỏ nên có thể làm. Việc này làm hỏng cả những người thành thật đến với đạo.
-Nhưng nói Phật pháp không dành cho những người tự dối mình thì cũng sai, vì những người đó thì cần Phật pháp hơn những người khác.
Nói một lời thật khó lắm thay, quay ngang thì đụng ngang, quay dọc thì đụng dọc, không thể toàn vẹn.

Về việc chay trường vodanh chưa làm, nhưng rất thực tế, ăn vừa phải nhưng chẳng để sót hạt cơm nào trong chén. Bởi lẽ vodanh không gọi là trân quí mà gọi là tôn trọng miếng ăn, bởi trong miến ăn được sinh ra đó có nhiều thứ đã phải mất đi, không thể để cái mất đi đó bị kém giá trị chỉ vì cách sử dụng miếng ăn không hợp lí. Đối với vodanh, nếu ai đó quản lí hàng cứu trợ người nghèo mà cắt xén cho vợ con cũng không đáng giận bằng việc để hàng cứu trợ hư mốc trong kho.
vodanh đang ngụp lặn trong cơm áo gạo tiền nên rất thực tế!
Kính chúc đạo hữu Nguyên Chiếu luôn mạnh khỏe!
 

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Thượng toạ
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
5 Tháng 5 2014
Bài viết
987
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Kính chào đạo hữu Nguyên Chiếu!
Cảm ơn đạo hữu chuyển đề tài đến nơi có thể thảo luận.
vodanh khi viết những quan điểm của mình thật sự là rất đắn đo, vì nó có thể làm loãng tinh thần Tránh Sát Nghiệp, giảm sát Nghiệp. Tuy nhiên việc đẩy vấn đề ăn chay đến mức cắt đứt sát nghiệp như vài đạo hữu phát biểu quả là cực đoan.
Nếu bắt mọi người phải gánh cái sát nghiệp mà mình hoàn toàn không thích, hay hoàn toàn không mong muốn nó xảy ra thì đến quét cái nhà cũng không làm được.
Những người nông dân làm sao mà sống đây, những người nông dân cũng có thể là cư sĩ. Làm sao trồng lúa mà không xịt thuốc rầy thuốc sâu? Họ không biết xịt thuốc thì sâu bọ sẽ chết chăng?
Họ xịt thuốc là để sâu bọ chết, nhưng họ hoàn toàn không có chút vui thú trong cái chết của sâu bọ, nếu có thể không xịt thuốc họ liền không xịt thuốc, nếu có thể giảm 1 lần xịt thuốc họ liền giảm 1 lần xịt thuốc.
Vài đạo hữu vì điều kiện của mình, vì nghề nghiệp của mình mà có thể tránh né Nghiệp sát, nhưng còn đại chúng thì sao? Con đường nào dành cho họ? Hãy gỡ gánh nặng trên vai những người cày cuốc vì cuộc sống, hãy mở cho họ một lối đi.
-Tuy nhiên có thể giả thiết rằng: nếu chấp nhận con người không chịu nghiệp sát khi không muốn điều đó xảy ra thì nhiều kẻ nương vào đó rồi tự dối mình mà làm việc ác. Nhưng những kẻ thích làm điều ác và có thể tự dối mình thì họ vẩn có thể nương vào lí thuyết mạng lớn mạng nhỏ để làm, họ có thể lí giải mạng người này quan trọng hơn mạng người kia để làm.
-Mặt khác khi công nhận phun thuốc diệt côn trùng là nghiệp sát nhưng vì mạng nó nhỏ nên có thể làm, thì chẳng khác nào luyện cho họ thấy sai nhưng là sai nhỏ nên có thể làm. Việc này làm hỏng cả những người thành thật đến với đạo.
-Nhưng nói Phật pháp không dành cho những người tự dối mình thì cũng sai, vì những người đó thì cần Phật pháp hơn những người khác.
Nói một lời thật khó lắm thay, quay ngang thì đụng ngang, quay dọc thì đụng dọc, không thể toàn vẹn.

Về việc chay trường vodanh chưa làm, nhưng rất thực tế, ăn vừa phải nhưng chẳng để sót hạt cơm nào trong chén. Bởi lẽ vodanh không gọi là trân quí mà gọi là tôn trọng miếng ăn, bởi trong miến ăn được sinh ra đó có nhiều thứ đã phải mất đi, không thể để cái mất đi đó bị kém giá trị chỉ vì cách sử dụng miếng ăn không hợp lí. Đối với vodanh, nếu ai đó quản lí hàng cứu trợ người nghèo mà cắt xén cho vợ con cũng không đáng giận bằng việc để hàng cứu trợ hư mốc trong kho.
vodanh đang ngụp lặn trong cơm áo gạo tiền nên rất thực tế!
Kính chúc đạo hữu Nguyên Chiếu luôn mạnh khỏe!

Ng-Chiếu xin chào đ/h Vodanh

Thật ra những gì đạo hữu nói hoàn toàn đúng, Ng-Chiếu không có ý kiến gì. Đạo Phật là đạo xuất phát từ tâm, vạn pháp đều do tâm tạo, mọi hành động của mình đều do tâm, nên có sát sanh hay không sát sanh thì cũng do tâm của mình.

Có câu chuyện này chắc đạo hữu cũng nghe rồi : Là khi đức Phật cùng đệ tử của Ngài đi qua một vùng đất khô hạn, một người trong đoàn khát nước , thấy một con suối có nước định uống, nhưng người đó có khả năng Thiên Nhãn, nhìn thấy trong nước có nhiều sinh vật, uống vào sợ sát sanh liền bạch với Phật. Phật nói , ông hãy nhìn ly nước đó bằng đôi mắt bình thường, đừng nhìn bằng đôi mắt Thiên Nhãn.

Đạo hữu Vo danh biết không, câu chuyện này nó rất đúng với tâm tư và suy nghĩ của đạo hữu. Nhưng đó là câu chuyện dành cho những người tu học công phu, hay ít nhất cũng có sự tu học và hiểu biết như đạo hữu.

Ngày nay, tuy Phật Tử nhiều, tu học cũng nhiều, nhưng lại ít có kết quả hơn ngày trước là vì do những việc suy luận và diễn giải như lời đạo hữu. Họ luôn luôn nói là Tâm, nhưng chẳng hiểu biết như thế nào là Tâm, Tâm là gì , làm do Tâm là làm như thế nào ?

Chúng ta cũng không nên Chấp quá vào một pháp môn, hay chấp quá vào một hành động, nhưng với cuộc sống đầy cám dỗ, thử thách này thì mọi người tu học phải bắt đầu từ những việc nhỏ như: ăn chay, thường niệm Phật, lạy sám hối…..để huân tập dần dần cho Thân Tâm.

Bây giờ tiến bộ, kinh tế phát triển, nhu cầu cao, sự rèn luyện về Thân Tâm hình như là rất ít, nếu những người đó nghe được những lời đạo hữu nói về cách ăn chay, hay sát sanh nhưng họ không hiểu Tâm là gì, rồi họ đem con Gà ra giết và nói rằng Tâm họ không giết, hay bảo một ai đó làm thịt con gà mà mình không giết là được.

Nguyên Chiếu nghĩ các đạo hữu ở đây là Thiện Tri Thức hết . Nguyên chiếu nghĩ khi chúng ta giao lưu hay bàn luận việc gì ngoài nhằm giúp cho các đạo hữu rõ vấn đề ra thì bên cạnh đó nhằm truyền bá tư tưởng, giáo Pháp của đạo Phật cho mọi người trên internet, khách tham quan,………hiểu về đạo Phật một cách thực tế và đúng đắn nhất.

Vì vậy, việc thảo luận hay viết bài của Ng-Chiếu luôn nhắm đến cái đích là : Chúng ta học hỏi và khách tham quan cũng học hỏi.

Vài lời tâm sự với đạo hữu.

Kính.
 

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28 Thg 4 2014
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
- Trí Từ cũng xin thẳng thắn nói ra hết nha, đừng có nỗi sân lên nữa đấy, cứ chạy xa bàn phím cười đùa, lên cơn rồi vào phản bác nhé.... Đối với Trí Từ đang là trò chuyện cùng nhau, trong cả 1 lời thoại dài thì nếu như có lời đúng, lời sai ta đều bỏ qua để nhìn cái chung thì đừng nên diễn tả, dùng phương tiện quá nhiều để tránh người nghe thấy cái sai trong đó lại không cho người ta lên tiếng phản đối rồi cho rằng chấp vào từng câu từng chữ thì tốt nhất không nên nói làm gì.
- Vì Trí Từ rất tôn trọng bài viết của các vị mới đọc từng câu, từng từ để lắng nghe và cảm nhận, còn nếu làm vậy mà cho rằng chấp thì có lẻ Trí Từ nín luôn cho rồi.
- Cho nên Trí Từ vẫn cứ dùng cách giao tiếp này cùng các vị, cho nên các vị hãy cẩn trọng lời nói của mình vì không phải muốn nói gì thì nói. Như Quy định của diễn đàn yêu cầu chỉ nói về Phật pháp, có nhiều vị chen cả ngoại pháp vào trong lời văn thì lẻ nào không được chỉ ra để nhắc nhở ?

Trí Từ thân mến! tôi thực lòng không có suy nghĩ chống trái việc ăn chay của Trí Từ. nhưng thực trạng bạn chưa hiểu về thế nào là chay. cho nên bạn đã bị luẩn quản trong cái gọi là chay hay không , sát sinh hay không sát sinh. và nói thẳng hôm nay cho bạn biết. bạn không hiểu Phật Pháp, nhất là giáo liễu nghĩa. chỉ bám chặt vào giáo bất liễu nghĩa, là dành cho người hạ căn ( lời trong giáo pháp ).

- Liễu nghĩa có phải là Hiểu Rõ Nghĩa đúng không? dốt hán văn khổ thế đấy, cái gì Trí Từ không tin chắc hiểu đúng nghĩa sẽ nói ra luôn, có sai xin nhắc giùm nhé.
- Sau nhiều bài của Trí Từ nói về ăn chay, hoailinh cho rằng Trí Từ không hiểu ăn chay là gì, vậy xin hoailinh nói cái hiểu của hoailinh về ăn chay cho Trí Từ biết đi, được không ?

tôi đã cố gắng rât nhiều và là đã quá đủ, cũng như các đạo hữu đã chia sẻ. nhưng bạn chẳng nhận biết được điều gì hơn ngoài quan điểm ăn chay theo cách nghĩ của bạn.
- Chắc cố gắng chưa đủ lắm đâu, cho nên muốn "độ" Trí Từ thì có lòng thì thêm chút nữa đi hoailinh, mỗi người có 1 quan điểm nhận thức riêng, nếu đã cho rằng Trí Từ hiểu vậy không đúng thì dùng cái đúng của mình để phản bác cái đúng của Trí Từ đi, làm được điều này không ?


thực tế thấy bạn nói nhiều câu mà tôi phải chạy đi nơi khác ( ra khỏi máy tinh) cười cho chán rồi mới trở lại.
Từ nay tôi sẽ thẳng thừng với quan điểm về việc thảo luận cùng bạn. sẽ không cần biết có chịu được hay không chịu được. vì lợi ích chung cho người tu học. tôi sẽ nói đúng những điều mà Phật Pháp vốn đã hiện hành mấy ngàn năm nay.
nếu không đồng ý thì cứ kiện như tôi kiện bạn đó. đã kiện thì phải kiện cho tận cùng, mà phải chịu trách nhiệm về việc mình kiện.
- Trao đổi với nhau là tốt mà, nhưng đừng có dùng "ngôn ngữ chợ búa" nhe thì mọi lời chia sẽ Trí Từ đều nhận được cả.
- Sẽ kiện hoailinh chứ, nhưng sẽ làm điều đó nếu hoailinh dùng cơn sân si của mình để thả ra trên diễn đàn này.
- Trí Từ nói câu nào, làm gì ở đây đều có trách nhiệm với chính nó, cho nên các vị cũng phải vậy vì chúng ta không phải nói cho chính ta nghe mà cho người khác nghe.


Cái kiểu trả lời mà phân tích , bẻ gãy văn cú chia ra làm phần đoạn là tâm của người chấp nhặt, ích kỷ, chạy theo câu chữ mà bỏ rơi cái nghĩa bất khả nói ở đằng sau ngôn từ thì lấy gì là sáng suốt...
Bạn còn may mắn hơn nhiều khi được đọc những bản dich ra tiếng Việt. còn muốn hiểu thuần Việt về Phật Pháp thì tự mình chứng ngộ đi
- Nói 1 loạt vấn đề từ trên xuống dưới, dùng nhiều ví dụ, phương tiện để nói cho người khác nghe, người nghe đâu phải không có não suy nghĩ đâu mà không cho người ta phản ứng với những câu từ mà người ta cho rằng điều đó chưa hợp lý.
- Ích kỷ dùng sai chổ rồi, nói không có trách nhiệm với những gì mình nói để rồi người ta phản bác lại thì bảo rằng bẻ câu từ ra chỉ trích. Ích kỷ là gì vậy, là không cần biết mình nói cái gì, muốn nói gì thì nói, nói cho đã miệng rồi mặc kệ tất cả thì gọi là ích kỷ trong cách tiếp nhận ý kiến cũng như cách nói đấy.
- "Chạy theo câu chữ, bỏ rơi cái nghĩa bất khả" nói hay thiệt, nếu vậy thì chỉ nên nói cái nghĩa bất khả gì đó đừng nói quá nhiều rồi phạm sai lầm để người ta thấy không hợp lý phản bác thì cho rằng chấp câu từ.

Tôi hỏi bạn : Ăn chay mà làm gì, khi vẫn còn thực hành ái dục.
Ăn chay mà làm gì khi đầu óc còn u mê không hiểu đúng sai chánh tà
Ăn chay mà làm gì khi vẫn còn thích nằm giường êm gối ấm...
Ăn chay mà làm gì.... ôi nhiều lắm.
Với cách nói này về ăn chay của hoailinh thì cho phép Trí Từ nhận định về hoailinh như sau:
1. Chưa ăn chay trường thậm chí chưa ăn chay kỳ hoặc ăn chay 1 bữa.
2. Không hiểu gì về ăn chay mà lại cho rằng Trí Từ không hiểu ăn chay là gì

Với lập luận chống đối trên thì hoailinh chỉ làm Trí Từ nhớ lại rất nhiều người không ăn chay trường, hoặc ăn chay vài ngày cho qua ngày đó để tiếp tục ra chợ mua thịt chúng sanh thọ dụng.

Nghe phản bác nè:
- Ăn chay thì liên quan gì đến thực hành Ái Dục ? Câu này giống như người chẳng biết gì về ăn chay hay nói: "Ăn Chay Sao Còn Ngũ Mặn" Hoailinh chính thuộc hạng này.
- Ăn chay thì liên quan gì đến Đầu Óc U Mê Hiểu Đúng Sai gì ở đây ? Lẻ nào cho rằng ăn chay là được Trí Tuệ gì đó hả ? Nói câu này chỉ làm cho Trí Từ thấy rõ hoailinh thực sự chưa biết ăn chay là gì cả.
- Ăn chay thì liên quan gì đến việc ngũ nghĩ, sử dụng vật chất thế gian ?
- Không nhớ các chỉ trích về ăn chay thì Trí Từ nói thêm cho nè, vì nghe nhiều lắm như: ăn chay sao còn chửi thể, ăn chay mà bụng có chay không, ăn chay gì mà hở ra chút là sân vậy, ăn chay mà sao kén chọn vậy, ăn chay gì mà mặt thấy ghê vậy... Những người nói các điều này thì Trí Từ tin chắc họ chưa biết gì về ăn chay và bản thân cũng chưa thực hành trường chay bao giờ.
- Trí Từ còn biết được nhiều vị ăn chay 55 năm rồi mà chỉ cần 1 câu nói của bác sĩ thôi là bỏ ngay ăn chay và ăn thịt chúng sanh, câu chuyện đó ngắn gọn như sau:
" Có một phụ nữ bệnh quá, đi khám bác sĩ bảo rằng: bà mà ăn chay nữa là chết đó, ăn thịt đi cho cơ thể khoẻ mạnh. Thế là bà ta không còn tha thiết gì ăn chay như 55 năm qua đã làm."
Trí Từ nhận xét bà này như sau: bà ta không biết ăn chay là do nguyên nhân gì, không biết có phải do từ sự phát nguyện nào đó hay không cho nên khi nghe đến chết là bỏ ngay. Vậy rõ ràng bà ta không ăn theo sự hiểu của Phật dạy. Thử hỏi ăn lại thịt chúng sanh thì sống được thêm bao lâu? rồi có chết không, chết cũng phải chết thôi nhưng chết lại mang theo cái nghiệp hại mạng chúng sanh.
Và ăn để bệnh vậy thì rõ ràng bà ta tuy là ăn chay nhưng không chịu nghiên cứu về cái ăn của mình như khi nghiên cứu món này món nọ từ thịt chúng sanh.
Và bà ta cũng quên rằng: Được Cái Này Phải Chấp Nhận Mất Cái Khác.

Và hoailinh này, xin hãy giải thích các điều về ăn chay mà hoailinh cho rằng liên quan đi, nói được như trên vậy giải thích được không?

Vì đối với Trí Từ ĂN ĐỂ SỐNG chứ chẳng liên quan gì để các yếu tố khác.

Hiện tại thì có cách gì hơn đâu. đến những học giả Phật giáo còn phải để nguyên những câu bất khả dịch.
Còn học Phật Pháp mà kêu không hiểu bởi ngôn ngữ là do mình kém , không chịu học hỏi, nghiên cứu , sưu tầm.. chứ đừng cho người khác là thế này thế nọ...
- Xin thưa rằng ai thích dùng hán văn cứ dùng, Trí Từ là người Việt Nam muốn thoát khỏi sự nô lệ 1000 năm đã qua của ông bà ta bị TQ đô hộ. Kể câu chuyện ngắn: bữa đi đến chùa Đại Tòng Lâm, thấy ở giữa chánh điện có 4 chữ Trung Quốc, hỏi mấy người Phật tử xung quanh chẳng ai dịch nỗi, ra gặp 1 vị sư thì vị này nhìn 1 lúc mới trả lời là Đại Tòng Lâm Tự. Trí Từ nghi nghi liền: ở giữa chánh điện ngay trên chổ thờ các vị Phật lại để 4 chữ này e rằng không hợp... mà thôi, cũng không liên quan gì lắm, chỉ để cho các vị biết Không Phải Tăng Ni nào cũng biết các chữ ấy, ở Việt nam sao cứ phải dùng tiếng Trung làm gì. Trí Từ có biết hiện nay trong Giáo hội Phật giáo sắp tới sẽ chuyển thể hết về văn từ tiếng Việt, nhưng nghe các vị trong Giáo hội nói điều này làm lâu lắm.

Ta quay về cái chính nhé, đừng đi lang man ra ngoài lại sinh mâu thuẩn cái phụ trong khi đang nói về cái chính...
 

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28 Thg 4 2014
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
Ng-Chiếu xin chào đ/h Vodanh

Thật ra những gì đạo hữu nói hoàn toàn đúng, Ng-Chiếu không có ý kiến gì. Đạo Phật là đạo xuất phát từ tâm, vạn pháp đều do tâm tạo, mọi hành động của mình đều do tâm, nên có sát sanh hay không sát sanh thì cũng do tâm của mình.

Có câu chuyện này chắc đạo hữu cũng nghe rồi : Là khi đức Phật cùng đệ tử của Ngài đi qua một vùng đất khô hạn, một người trong đoàn khát nước , thấy một con suối có nước định uống, nhưng người đó có khả năng Thiên Nhãn, nhìn thấy trong nước có nhiều sinh vật, uống vào sợ sát sanh liền bạch với Phật. Phật nói , ông hãy nhìn ly nước đó bằng đôi mắt bình thường, đừng nhìn bằng đôi mắt Thiên Nhãn.

Đạo hữu Vo danh biết không, câu chuyện này nó rất đúng với tâm tư và suy nghĩ của đạo hữu. Nhưng đó là câu chuyện dành cho những người tu học công phu, hay ít nhất cũng có sự tu học và hiểu biết như đạo hữu.

Ngày nay, tuy Phật Tử nhiều, tu học cũng nhiều, nhưng lại ít có kết quả hơn ngày trước là vì do những việc suy luận và diễn giải như lời đạo hữu. Họ luôn luôn nói là Tâm, nhưng chẳng hiểu biết như thế nào là Tâm, Tâm là gì , làm do Tâm là làm như thế nào ?

Chúng ta cũng không nên Chấp quá vào một pháp môn, hay chấp quá vào một hành động, nhưng với cuộc sống đầy cám dỗ, thử thách này thì mọi người tu học phải bắt đầu từ những việc nhỏ như: ăn chay, thường niệm Phật, lạy sám hối…..để huân tập dần dần cho Thân Tâm.

Bây giờ tiến bộ, kinh tế phát triển, nhu cầu cao, sự rèn luyện về Thân Tâm hình như là rất ít, nếu những người đó nghe được những lời đạo hữu nói về cách ăn chay, hay sát sanh nhưng họ không hiểu Tâm là gì, rồi họ đem con Gà ra giết và nói rằng Tâm họ không giết, hay bảo một ai đó làm thịt con gà mà mình không giết là được.

Nguyên Chiếu nghĩ các đạo hữu ở đây là Thiện Tri Thức hết . Nguyên chiếu nghĩ khi chúng ta giao lưu hay bàn luận việc gì ngoài nhằm giúp cho các đạo hữu rõ vấn đề ra thì bên cạnh đó nhằm truyền bá tư tưởng, giáo Pháp của đạo Phật cho mọi người trên internet, khách tham quan,………hiểu về đạo Phật một cách thực tế và đúng đắn nhất.

Vì vậy, việc thảo luận hay viết bài của Ng-Chiếu luôn nhắm đến cái đích là : Chúng ta học hỏi và khách tham quan cũng học hỏi.

Vài lời tâm sự với đạo hữu.

Kính.

- Nếu đăng lên Facebook, Trí Từ click 1000 Like :khi24: cho sự hiểu biết mà Trí Từ thấy rằng trí tuệ đang hình thành ở đây.
- Vodanh chỉ đi tìm cái gốc rễ như trên thì nếu làm đúng vậy thì không ăn, không uống, không đi, không đứng, không nằm, không ngồi, không làm bất cứ thứ gì cả, ngay cả tâm cũng không được khởi lên bất cứ suy nghĩ gì vì nếu làm thì chắc chắn bị nghiệp xấu ngay.
- Vodanh quên rằng mọi việc đều có góc độ nặng nhẹ, khác biệt rất xa vời. Chính vì sự phân tích "chuyên môn" này thể hiện vodanh chưa bắt đầu đã sợ cái đích đến quá xa vời.
- Để chứng thực lời nhận định trên của Trí Từ thì xin vô danh không có gì phiền thì cho Trí Từ biết THEO VODANH thì Biết Và Không Biết cái nào có tội hơn ?

Bàn luận để hiểu nhau và chia sẽ cái biết của mình cho nhau chứ không gì hơn cả, xin chú ý điểm này để tránh mâu thuẩn lên cao !!!
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên