Hành Thiện cho đúng nghĩa lý.

Quay lại

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2013
Bài viết
100
Điểm tương tác
76
Điểm
28
Nếu xét một cách tinh tường mà nói, thì "Thiện" có chân có giả, có ngay thẳng có khuất khúc, có âm có dương, có phải hay chẳng phải, có lệch hay chính đáng, có đầy có vơi (bán, mãn), có tiểu có đại, có dễ có khó, đều cần bàn luận rõ ràng.
Làm việc thiện mà không hiểu rõ đạo lý, cứ tự cho việc mình làm là hành thiện, ắt không khỏi tạo nghiệp, uổng phí mất tâm tư một cách vô ích.
Xưa có một số nho sinh yết kiến Trung Phong Hòa Thượng (một vị cao tăng triều đại nhà Nguyên) hỏi:
-Nhà Phật bàn thiện ác báo ứng như bóng theo hình, tức làm lành gặp lành, làm ác gặp ác; nay có người nọ thiện mà con cháu lại không được thịnh vượng, mà kẻ kia ác thì gia đình lại phát đạt, như vậy là Phật nói về việc báo ứng thực vô căn cứ sao?
Hòa Thượng nói:
-Người phàm tâm tình chưa được tẩy sạch, chưa được thanh tịnh, tuệ nhãn chưa khai, thường nhận thiện làm ác, cho ác là thiện; người như vậy không phải là hiếm có, đã tự mình lẫn lộn phải trái, cho ác là thiện, cho thiện là ác, điên đảo đảo điên mà không hay lại còn trách oán trời cho báo ứng là sai, là không công bằng ư.
Bọn nho sinh lại hỏi:
-Mọi người thấy thiện thì cho là thiện, thấy ác thì cho là ác, sao lại bảo là lẫn lộn, trái ngược, điên đảo?
Hòa thượng bảo họ thử ví dụ xem sự tình như thế nào là thiện và thế nào là ác. Một người trong bọn họ nói:
-Mắng chửi đánh đập người là ác, tôn kính, lễ phép với người là thiện.
Hòa Thượng nói không nhất định là như vậy.
Một người khác cho là tham lam, lấy của người là ác, gìn giữ sự thanh bạch liêm khiết là thiện.
Hòa thượng cũng bảo không nhất định như vậy.
Mọi người đều lần lượt đưa ra thí dụ về thiện và ác, nhưng Trung Phong Hòa Thượng đều bảo không nhất định như vậy. Nhân thế bọn họ đều thỉnh Hòa Thượng giảng giải cho.

Hòa thượng Trung Phong chỉ dạy rằng: Làm việc có ích cho người là thiện, còn chỉ có lợi cho riêng mình là ác. Có ích cho người thì dù đánh hay mắng chửi họ cũng gọi là thiện, chỉ có ích cho riêng mình dù tôn kính, lễ phép đối với người cũng kể là ác.
Bởi vậy, người làm việc thiện mà có lợi ích cho người là công, chỉ lợi cho mình là tư, công là chân, còn tư là giả.

Lại nữa, làm việc thiện mà phát xuất từ tấm lòng thành là chân thiện, còn hời hợt, chiếu lệ mà làm là giả thiện. Hơn nữa, hành thiện mà không nghĩ tới một sự báo đáp nào cả là chân thiện, trái lại còn hy vọng có sự đền đáp là giả thiện, đó là những điều tự mình cần khảo sát kĩ lưỡng.

Thế nào là ngay thẳng, khuất khúc?
Nay thấy một người cẩn thận dễ bảo mà vội phân loại ra cho là thiện nhân có thể dung nạp. Các vị thánh nhân dùng người thì lại khác, thà dùng một cuồng sỹ cao ngạo, quật cường có tài cán biết mạnh dạn tiến thủ còn hơn. Người cẩn thận dễ bảo, tuy ở đời ai cũng ưu thích cho là tốt, nhưng thánh nhân cho là không có chí khí hướng thượng, chỉ biết vâng dạ không hiểu rõ đạo lý nên có phần không lợi cho nền phong tục đạo đức.
Bởi thế cho nên quan niệm của người phàm về thiện ác, tốt xấu thực rõ ràng khác biệt, tương phản với thánh nhân vậy.
Suy rộng ra thì mọi sự lựa chọn thiện ác, gìn giữ hay buông xả của người đời đều không giống với thánh nhân, còn chỗ thiên địa, quỷ thần coi là phúc, thiện họa, dâm tà, phải trái đều đồng tiêu chuẩn với thánh nhân mà khác biệt hẳn với người phàm tục.

Phàm muốn tích lũy thiện tất phải phát xuất từ chỗ tiềm ẩn của chân tâm đã được thanh lọc hết ý ác, quyết không để nhĩ mục sai khiến hành thiện vì tự tư tự lợi. Một lòng một dạ cứu giúp đời là ngay thẳng, còn nếu có chút lòng mị thế, lấy lòng người để được danh vọng, tiền tài thì là hành động khuất khúc, chỉ một lòng một dạ tôn kính người là ngay thẳng, còn có chút lòng bỡn cợt, coi khinh người là khuất khúc; đều nên bàn luận tường tận.

Thế nào là âm thiện, dương thiện?
Phàm làm việc thiện mà mọi người đều hay biết được thì gọi là dương thiện, hành thiện mà không một ai biết là âm đức, thực ra đã có thiên địa quỷ thần biết rõ, nên có âm đức thì tự nhiên sẽ được cảm ứng quả báo; dương thiện được hưởng danh tiếng ở đời, đã có danh tiếng tức là đã được phúc báo rồi. Xưa nay những người có danh, có tiếng thường bị tạo hóa ganh ghét đố kỵ; vì thế những người có danh tiếng lừng lẫy mà thực sự không có nhiều công đức xứng đáng với danh tiếng đó, thường gặp phải nhiều tai họa bất kì xảy ra. Người không có tội lỗi gì mà bỗng phải chịu mang tiếng xấu một cách oan uổng thì con cháu họ sẽ được đáp đền, mau chóng phát đạt. Chỗ sai biệt của dương thiện và âm thiện cần phải cẩn thận suy xét cho kỹ.

Thế nào là phải và chẳng phải?
Nước Lỗ xưa có luật người Lỗ nào chuộc được người bị bắt làm kẻ hầu hạ ở các nước chư hầu về đều được phủ quan thưởng tiền. Tử Cống (học trò đức Khổng tên là Tứ) chuộc người về mà không nhận tiền thưởng. Đức Khổng nghe biết lấy làm buồn phiền mà bảo rằng: Tứ làm việc thất sách rồi. Ôi, thánh nhân xử sự nhất cử nhất động có thể cải sửa phong tục, thay đổi tập quán, làm gương mẫu cho bách tính noi theo, chẳng phải cứ nhiệm ý làm những việc thích hợp với riêng mình. Nay nước Lỗ, người giàu ít, người nghèo thì nhiều, nếu nhận thưởng cho là tham tiền, là không liêm khiết, còn không lãnh thưởng thì người nghèo sao có tiền tiếp tục chuộc người? Từ nay về sau chắc không ai chuộc người ở các nước chư hầu về nữa.
Tử Lộ (tên Do, học trò đức Khổng) cứu người khỏi chết đuối, được tạ ân một con trâu. Tử Lộ nhận lãnh, đức Khổng hay chuyện hoan hỷ bảo rằng: Từ nay về sau nước Lỗ sẽ có nhiều người lo cấp cứu kẻ chết đuối. Cứ lấy con mắt phàm tục mà xét thì Tử Cống không lãnh tiền thưởng là hay, còn Tử Lộ nhận tặng trâu là kém. Nhưng kiến giải của thánh nhân khác với người phàm nên trái lại đức Khổng lại chọn Do mà truất Tứ.

Vậy nên biết người hành thiện không nên chỉ nghĩ tới lợi ích nhãn tiền mà cần xét xem hành động đó có ảnh hưởng tệ hại gì về sau này hay không, không nên bàn đến lợi ích nhất thời ở đời này mà phải nghĩ tới tương lai xa, mà cũng chẳng nên chỉ nghĩ riêng cho cá nhân mình mà phải nghĩ cho cả thiên hạ đại chúng nữa.

Việc làm hiện nay tuy bề ngoài là thiện nhưng trong tương lai lại để hại cho người, thì thiện mà thực chẳng phải thiện, còn việc làm hiện thời tuy chẳng phải thiện nhưng về sau này lại có lợi ích cứu giúp người thì tuy ngày nay chẳng phải thiện mà chính thực là thiện vậy. Chẳng qua ở đây chỉ lấy một vài sự việc mà bàn thế nào là thiện và không phải thiện mà thôi. Tuy nhiên, ở đời có nhiều sự tình tương tự, chẳng hạn như tưởng là hợp lễ nghĩa, là có trung tín, từ tâm mà thực ra lại trái lễ nghĩa, không phải trung tín hay từ tâm; đều phải quyết đoán chọn lựa kỹ càng.

Thế nào là thiên lệch và chính đáng?
Xưa, ông Lã Văn Ý, lúc mới từ chức tể tướng, cáo lỗi hồi hương, dân chúng bốn phương nghênh đón như Thái sơn, Bắc đẩu. Nhưng có một người say rượu mạ lỵ ông. Lã công điềm nhiên bất động bảo gia nhân: Kẻ say chẳng chấp làm gì, đóng cửa lại mặc kệ hắn. Qua một năm sau, người đó phạm tội tử hình bị giam vào ngục. Lã công hay biết sự tình mới hối hận rằng: giá mà ngày ấy ta bắt hắn đưa quan nha xử phạt thì hắn có thể chỉ bị trừng giới với một tội phạm nhẹ mà tránh khỏi phạm trọng tội về sau. Ta lúc đó chỉ muốn giữ lòng nhân hậu tha thứ cho hắn, không ngờ lại hóa ra nuôi dưỡng tính ngông cuồng của hắn để phạm phải tội tử hình như ngày nay vậy. Đó là một sự việc do lòng thiện mà hóa ra làm ác.

Lại nữa, có khi làm việc thiện với tâm ác, như một nhà đại phú nọ gặp năm mất mùa, dân nghèo hóa cướp, giữa ban ngày cướp bóc thóc gạo ở ngay nơi thị tứ, báo cáo lên huyện thì huyện không xử lý, dân nghèo được thể càng lộng hành. Gia đình nọ bèn tự xử sự cho bắt những kẻ cướp bóc giam giữ trị tội nên ổn định được tình hình, nếu không hành động như vậy cướp sẽ làm loạn.

Sở dĩ ai cũng đều biết làm thiện là chính đáng và làm ác là thiên lệch nhưng tâm tuy thiện là chính, mà việc làm hóa ra ác là thiên lệch nên gọi đó là thiên ở trong chính; còn tâm tuy ác mà việc làm hóa ra thiện, đó là chính ở trong thiên vậy. Sự lý này không thể không hiểu cho thật rõ ràng.

Thế nào là đầy và vơi ( bán và mãn)?
Việc tích thiện cũng như lưu trữ vật dụng, nếu chăm chỉ cất giữ ắt sẽ đầy kho, còn biếng nhác không chịu tích lại thì vơi chứ không đầy. Chuyện làm thiện được đầy hay vơi, bán hay mãn là như vậy.

Xưa có một nữ thí chủ vào chùa lễ Phật, muốn cúng dường nhưng lại không có tiền, trong túi chỉ còn hai đồng bèn đem cả ra để cúng. Vị trụ trì đích thân làm lễ bái sám hồi hướng cho. Sau nữ nhân đó được tuyển vào cung, tiền tài, phú quý có thừa, đến chùa lễ Phật đem cả ngàn lượng bạc cúng dường. Hòa thượng trụ trì sai đồ đệ thay mình làm lễ hồi hướng mà thôi. Nữ thí chủ nọ thấy vậy liền hỏi: Trước đây tôi chỉ cúng dường có hai đồng mà phương trượng đích thân làm lễ bái sám hồi hướng cho, nay cúng dường cả ngàn lượng bạc mà sư lại không tự mình làm lễ là vì sao vậy? Vị hòa thượng đáp: Trước kia tiền bố thí quả là ít ỏi, nhưng phát xuất từ tấm lòng thật chân thành, nếu bần tăng không đích thân bái sám hồi hướng thì không đủ báo đáp được ân đức ấy. Nay tiền cúng dường tuy thật quá hậu, nhưng tâm bố thí không được chân thành như trước, nên bảo đồ đệ thay bần tăng làm lễ cũng đủ. Với lòng chí thành bố thí cúng dường chỉ hai đồng mà việc thiện được viên mãn, còn bố thí cả ngàn lượng bạc mà lòng không được chí thiết thì công đức đó chỉ được bán phần mà thôi.
Trên đây là một thuyết nói về làm thiện được bán và mãn hay vơi và đầy vậy.

Chung Ly Quyền chỉ dạy cho Lã Đồng Tân cách luyện đan điểm sắt thành vàng có thể đem dùng để cứu giúp người đời. Lã Đồng Tân hỏi rằng vàng đó sau có thể biến chất hay không? Chung Ly Quyền bảo năm trăm năm sau vàng ấy sẽ trở lại nguyên bản chất cũ là sắt, thì họ Lã nói: Như vậy là sẽ gia hại cho người đời 500 năm về sau, ta chẳng muốn học phép ấy làm gì. Chung Ly Quyền bảo: Muốn tu tiên cần phải tích công lũy đức 3000 điều, nhưng chỉ một lời của nhà ngươi nói đó cũng đủ mãn 3000 công đức rồi. Đây lại thêm một thuyết nữa về đầy vơi hay bán mãn vậy.

Hơn nữa, làm việc thiện mà tâm không hề chấp trước là mình làm thiện, cứ tùy theo công việc nào mình làm mà được thành tựu thì hành động đó gọi là mãn. Nếu tâm còn chấp việc mình làm là thiện thì dẫu cả đời chăm chỉ hành động cũng chỉ là bán thiện mà thôi. Giả như mang tiền tài cứu giúp người, nội tâm không nghĩ tới mình là người bố thí, ngoài mặt không cần biết người nhận tiền là ai, ở khoảng trung gian cũng không nghĩ tới số tài vật bố thí là bao nhiêu, đó gọi là tam luân thể không, bố thí với tấm lòng thanh tịnh như vậy thì một đấu thóc cũng có thể trồng thành vô lượng vô biên phúc đức, dù một xu cũng có thể tiêu diệt được tội nghiệp của ngàn kiếp trước. Nếu như còn tồn tâm nghĩ tới mình là người làm thiện, số tài vật đem bố thí và người nhận vật là ai, thì dù có vạn lượng bạc đem cho, phúc cũng không được viên mãn.

Thế nào là đại và tiểu?
Nếu có chí nguyện làm việc lợi ích cho quốc gia thiên hạ, cho đại chúng thì tuy việc làm đó có nhỏ mà công đức lại lớn, còn nếu chỉ nghĩ làm lợi riêng cho bản thân mình, cho gia đình mình, cho tôn tộc họ hàng, thì tuy có làm nhiều mà công đức lại nhỏ vậy.

Thế nào là khó và dễ?
Các vị xưa có nói muốn khắc phục mình, muốn thắng được tâm mình thì nên bắt đầu từ chỗ khó khắc phục mà khởi công trước. Bàn về nhân ái cũng nói bắt đầu từ chỗ khó mà thi hành trước, tức là từ chỗ phải thắng được lòng mình vậy, bởi lẽ khó mà làm được thì dễ ắt cũng làm xong.

Phàm những người có tiền tài, có quyền thế mà họ muốn làm phúc thì thực là dễ, dễ mà chẳng làm là tự hủy hoại mình, người nghèo hèn khốn cùng muốn làm phúc thì thật là khó, khó nhưng mà làm được, đó mới thực là đáng quý vậy.

Tùy duyên hết sức tu thập thiện

Tùy lúc gặp duyên lành cứu giúp người, hay tùy hỷ công đức mà hành thiện, nếu phân biệt ra từng loại thì thật rất nhiều, nhưng đại khái có 10 loại như sau:

1/ Trợ giúp người cùng làm thiện;
2/ Giữ lòng kính mến người;
3/ Chu toàn việc thiện của người;
4/ Khuyến khích người làm thiện;
5/ Cứu người gặp nguy khốn;
6/ Kiến thiết, tu bổ có lợi ích lớn;
7/ Xả tài làm phúc;
8/ Giữ gìn bảo hộ Chánh Pháp;
9/ Kính trọng tôn trưởng;
10/ Thương tiếc mạng sống loài vật.


Thế nào là trợ giúp người cùng làm thiện?
Chúng ta chẳng nên thấy mình có chỗ sở trường mà khinh khi chèn ép người; chẳng nên lấy chỗ hay giỏi của mình mà đem so sánh xét người; chẳng nên thấy mình có quyền năng thế lực mà làm khốn khó người; nếu mình có tài có trí cũng chẳng nên khoe khoang biểu lộ ra ngoài mà nên ẩn giấu ở bên trong coi như tài mình còn non, trí còn kém như không thực có gì hết, và thấy người có lỗi lầm thì bao dung ẩn nhẹm cho, tức ẩn ác dương thiện vậy.
Một là để cho người tự hối mà sửa lỗi, hai là để họ tự biết lỗi mà e dè úy kỵ không dám phóng túng làm càn. Nếu thấy người có chỗ hay tốt có thể chấp nhận học hỏi được thì dù là việc thiện nhỏ cũng nên ghi nhớ ngay, không những để tự mình học lấy chỗ hay của người, mà còn tán dương thuật lại cho mọi người cùng hay biết.

Phàm những việc làm thường ngày, một lời nói, một hành động hoàn toàn đều không nên vì lợi cho mình mà làm, nên đặt ra nguyên tắc nghĩ và làm lợi cho thiên hạ, đại chúng. Đây là chỗ độ lượng của người chính nhân quân tử coi thiên hạ là công mà mình là tư.

Thế nào là giữ lòng kính mến người?
Người tốt và người chưa tốt, nếu chỉ xét hình dáng bề ngoài thường có sự lẫn lộn khó phân biệt, duy có một điểm thiện ác khác nhau xa là ở chỗ biết giữ được lòng mình, và do đó mà phán xét thì trắng đen rõ ràng trái hẳn nhau; cho nên nói người tốt sở dĩ khác người là ở chỗ giữ được lòng mình vậy.
Chỗ giữ tâm của người tốt là lòng tôn kính, yêu mến người. Con người ta ở đời có người thân sơ hay sang hèn, có người thông minh trí tuệ hay đần độn ngu si, có người hiền lương đạo đức hay phàm phu tục tử, hàng vạn vạn người chẳng ai giống ai, nhưng đều đồng thể tính như ta, sao lại chẳng yêu kính ?
Thánh nhân, hiền nhân thường luôn kính trọng, thương yêu đại chúng làm lợi cho họ, nếu ta cũng kính yêu mọi người là khế hợp với lòng của các vị thánh hiền, như vậy cũng như ta có lòng kính ái các vị ấy. Nếu như ta thông hiểu được chí nguyện của đại chúng tức là hiểu rõ được tâm ý của thánh hiền. Bởi vì chí nguyện của người đời là mong được lợi lạc an bình, mà tâm ý của thánh hiền vốn dĩ vẫn vì đại chúng mà làm cho họ được như ý muốn, đắc kỳ sở nguyện; lòng chúng ta nếu trùng hợp với lòng kính ái của thánh hiền mà làm cho đại chúng được an lạc tức là chúng ta đã vì thánh nhân và hiền nhân mà làm lợi lạc cho mọi người vậy.

Thế nào là chu toàn việc thiện của người?
Một hòn đá trong có ngọc nếu bị ném bỏ ắt sẽ vỡ tan như hòn ngói, nhưng nếu đem mài dũa, chạm trổ ắt sẽ thành khuê chương, hốt ngọc của vua quan. Cho nên phàm thấy người làm việc thiện, hoặc thấy ý chí và tư chất của họ có thể tiến thủ thành công thì đều nên khuyến dụ, trợ giúp họ; hoặc khen ngợi khích lệ, hoặc gìn giữ bao bọc họ; hoặc biện bạch hộ cho họ hay chia xẻ cùng họ nỗi oan ức bị người ghen tị mà vu họa phỉ báng họ, cốt sao giúp cho họ được thành công mà thôi.
Con người thường không ưa thích những người không giống như mình, chẳng hạn như ác không ưa thiện, tiểu nhân không thích quân tử. Người trong một xóm làng, thiện thì ít mà xấu ác thì nhiều, vì thế người thiện ở đời bị kém thế khó có thể tự lập được vững vàng. Hơn nữa người hào kiệt, thông minh tài cán, tính tình cương trực không trọng bề ngoài, không ưa tiểu tiết nên hay bị người ta hiểu lầm mà chỉ trích phê bình; vì thế cho nên việc thiện thường dễ bị hư hỏng mà người thiện thường bị nhạo báng, cười chê, chỉ duy có người trưởng giả nhân hậu mới hiểu rõ được sự tình mà phù trợ giúp cho họ được thành công. Chu toàn việc thiện của người thì công đức thực là lớn lao vô cùng.

Thế nào là khuyến khích người làm thiện?
Con người ta đã sinh ra làm người, ai mà không có lương tâm. Đường đời mênh mông mù mịt rất dễ bị sa đọa chìm đắm vì lợi danh. Đối với những người còn mải mê tham danh, tham lợi, tạo thành nghiệp ác, ta nên tìm cách để cảnh tỉnh họ cho thoát khỏi sự mê hoặc, cũng giống như họ đang trải qua một giấc mộng lớn trong đêm dài mà làm cho họ được thức tỉnh, hay giống như họ bị hãm vào vòng phiền não tích tụ từ lâu đời mà ta giúp họ trong trắng đoạn trừ, bại trừ hết thì ân huệ đó thật vô biên vô lượng.

Uốn ba tấc lưỡi dùng lời nói mà khuyên người làm việc thiện chỉ là phương pháp nhất thời bởi có thể nghe tai này lọt qua tai khác rồi quên đi, còn muốn có hiệu quả dài lâu đến tận trăm năm về sau thì dùng văn thư sách vở để lại mà khuyên người đời làm lành tránh ác.
Tuy nhiên, dùng lời nói hay sách vở khuyên người cũng giống như gặp bệnh nào thì phát thuốc trị bệnh ấy cho bệnh nhân kể cũng có hiệu lực nhưng còn lưu lại dấu vết, còn như dùng chính bản thân mình hành động làm mẫu mực, làm gương cho người trông thấy để họ tự nhiên tỉnh ngộ biết được lỗi lầm mà sửa đổi thì hiệu quả cũng chẳng kém mà không để lại hình tích gì; cả hai phương tiện này đều chẳng thể bỏ qua.

Muốn giúp người, khuyên người cần phải thông minh sáng suốt, biết tùy thời, tùy người không để mất lời tức phí lời nói của mình mà người không nghe, cũng không để mất người, tức là gặp người có thể khuyên cải được mà mình không hành động để lỡ mất dịp làm lành, như thế là kém hiểu biết, không có trí tuệ vậy.

Thế nào là cứu người lúc nguy cấp?
Người ta ai cũng có lúc gặp phải sự tai ương hoạn nạn xảy ra. Ngẫu nhiên mà ta gặp trường hợp người bị nạn thì coi sự đau khổ của người cũng như là mình đau mà mau mau cứu giúp; hoặc dùng lời nói làm nhẹ nỗi oan uổng uất ức cho họ, hoặc tìm mọi cách giúp họ khỏi sự thống khổ triền miên. "Làm ân không cần để ý tới là nhỏ hay lớn, chỉ cần lúc người gặp nguy khốn mà tới giải cứu, giúp đỡ ngay là được." Đó thực là lời nói của người có lòng nhân hậu, đạo đức vậy.

Thế nào là kiến thiết, tu bổ lợi ích lớn?
Nhỏ như một thôn xóm, lớn như trong một huyện, phàm những công đức kiến thiết có lợi ích công cộng cần phải nên góp công, góp của, như khai cừ dẫn thủy, như tu bổ đê điều phòng lụt lội, như sửa chữa cầu cống tiện việc giao thông đi lại hay bố thí cơm nước để cứu đói cứu khát; tùy duyên và tùy cơ hội khuyến khích người cùng hợp lực xây dựng, chẳng nề gian khổ, chẳng quản bị ganh tị, hiềm nghi, oán trách, cứ tận tâm, tận lực mà hành động.

Thế nào là xả tài làm phúc?
Theo nhà Phật thì việc hành thiện có hàng vạn điều để làm nhưng tựu trung bố thí là điều cần trước mắt, muốn bố thí chỉ cần có một chữ xả mà thôi. Người am hiểu rõ ràng lý lẽ này thì trong xả lục căn (nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân, ý), ngoài xả lục trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp), nhất thiết những gì mình sở hữu không có gì là không xả được. Nếu không đạt tới trình độ có thể xả bỏ hết, thì trước tiên hãy bắt đầu dùng tiền mà bố thí.
Người đời lấy cơm ăn áo mặc làm mạng sống, cho nên rất quý trọng đồng tiền , nay chúng ta có thể xả bỏ được tức là trong lòng bỏ được tính keo kiệt, ngoài mặt thì cứu giúp được người lúc cần gấp; lúc mới bắt đầu thì có vẻ miễn cưỡng mà làm, nhưng rốt cuộc xả bỏ quen rồi thì an nhiên tự tại hành động, có thể rửa sạch được lòng riêng tư, vị kỷ, trừ bỏ được tính biển lận.

Thế nào là giữ gìn bảo hộ chánh pháp?
Pháp là tai mắt có linh tính và sinh động từ ngàn xưa hàng vạn đời truyền lại. Nếu không có chánh pháp thì làm sao có thể tham gia, trợ giúp sự hóa đức của thiên địa, làm sao có thể tài bồi vạn vật, làm sao có thể thoát ly khỏi sự thúc giục của lục trần, làm sao có những kinh điển siêu việt thời gian và không gian để lại chỉ cho ta con đường xuất thế thoát khỏi luân hồi.

Cho nên nếu thấy các đền miếu thờ các vị thánh hiền hay thấy các kinh điển, ta đều nên kính trọng giữ gìn, chỉnh trang, còn nói tới việc suy cử, hoằng dương chánh pháp để đền đáp ân đức của Phật Đà thì ta cần phải khuyến khích và phổ biến.

Thế nào là kính trọng tôn trưởng?
Đối với các vị tôn trưởng, như ở nhà thì có phụ huynh, trong nước thì có vua chúa, ngoài xã hội thì phàm những người tuổi cao, đức cao hay chức vị cao đều nên đặc biệt để ý tôn kính phụng sự. Ở nhà thờ phụng cha mẹ phải cực kỳ hết lòng kính mến thương yêu, thái độ đối xử phải dịu dàng hòa nhã, lời ăn tiếng nói phải nhã nhặn, ôn hòa, tập quen cho thành tính nết tốt, tạo được hòa khí mới là phương pháp căn bản cảm ứng với lòng trời.

Thế nào là tiếc mạng sống loài vật?
Phàm con người sinh ra, được gọi là người duy chỉ ở chỗ có lòng từ tâm bi mà thôi. Muốn cầu có lòng nhân hậu, muốn tích đức, đều phải do ở chỗ có lòng từ tâm bi trước hết.
Không những giữ được giới không sát sinh mà còn coi những vật nhỏ bé động đậy ngu xuẩn hay có linh tính đều là có mạng sống cả mà không giết hại, như việc kéo kén lấy tơ làm lụa, cày bừa đất đai chết trùng bọ, nguyên do cũng vì cơm ăn áo mặc mà hại chúng để nuôi dưỡng mình, há chẳng đáng thương hại hay sao, cho nên hủy hoại những vật tiêu dùng cũng tội như sát sinh vậy; đến như vì vô tình không để ý mà tay đập chân giẫm hại không biết bao sinh vật li ti nhỏ nhoi, tưởng cũng nên tìm cách để phòng tránh khỏi việc ấy.
Thơ cổ có nói mến chuột thường dành cơm cho ăn, thương con thiêu thân thì chẳng đốt đèn, để chúng khỏi chết. Thật là từ bi nhân hậu biết bao!
Hành việc thiện thì thật vô cùng, không sao thuật hết được. Theo mười điều trên mà suy rộng ra ắt có thể hoàn bị được vô lượng công đức.


(Đoạn trên đây trích trong "Liểu Phàm Tử Huấn" , nở lòng nào bị cho là vi phạm và thẳng tay "chém đầu" - banednick)
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Thế Hùng

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 10 2012
Bài viết
422
Điểm tương tác
196
Điểm
43
......
......
Thế nào là thiên lệch và chính đáng?
(1)
Xưa, ông Lã Văn Ý, lúc mới từ chức tể tướng, cáo lỗi hồi hương, dân chúng bốn phương nghênh đón như Thái sơn, Bắc đẩu. Nhưng có một người say rượu mạ lỵ ông. Lã công điềm nhiên bất động bảo gia nhân: Kẻ say chẳng chấp làm gì, đóng cửa lại mặc kệ hắn. Qua một năm sau, người đó phạm tội tử hình bị giam vào ngục. Lã công hay biết sự tình mới hối hận rằng: giá mà ngày ấy ta bắt hắn đưa quan nha xử phạt thì hắn có thể chỉ bị trừng giới với một tội phạm nhẹ mà tránh khỏi phạm trọng tội về sau. Ta lúc đó chỉ muốn giữ lòng nhân hậu tha thứ cho hắn, không ngờ lại hóa ra nuôi dưỡng tính ngông cuồng của hắn để phạm phải tội tử hình như ngày nay vậy. Đó là một sự việc do lòng thiện mà hóa ra làm ác.

(2)
Lại nữa, có khi làm việc thiện với tâm ác, như một nhà đại phú nọ gặp năm mất mùa, dân nghèo hóa cướp, giữa ban ngày cướp bóc thóc gạo ở ngay nơi thị tứ, báo cáo lên huyện thì huyện không xử lý, dân nghèo được thể càng lộng hành. Gia đình nọ bèn tự xử sự cho bắt những kẻ cướp bóc giam giữ trị tội nên ổn định được tình hình, nếu không hành động như vậy cướp sẽ làm loạn.

Kính chú Quay lại !

(1)

Giả sử hôm nay có kẻ say rượu đến trước nhà chú, chưởi mắng chú đủ điều, ......Vậy chú phản ứng như thế nào ?

1. Bước ra đường, chưởi lại, nó chưởi mình 10 câu mình chưởi lại 10 câu.

2. Kêu Công An bắt kẻ đã xúc phạm mình.

3. Sai khiến "đàn em" đập cho nó một trận.

4. Nhẫn nhịn, không thèm chấp nhất chi lời nói của kẻ say xỉn.

Nếu chú chọn cách thứ 4 _ vì mình là Phật tử _ tức là suy nghĩ của Lã công hãy còn nhếch nhác, chưa chuẫn. Văn bài của người nhắc lại chuyện này (là ông Liễu Phàm) không thích hợp cho chúng ta.

(2)

Với câu chuyện (2) này, giả sử chú là vị Đại phú ông kia thì chú sẽ làm sao ?

Phải chăng chú sẽ mở kho phát chẫn cho dân nghèo và tình trạng cướp bóc vì đói cũng sẽ không còn ?!

Như thế, cái suy nghĩ của phú ông kia là cách suy nghĩ của "cường hào ác bá" chứ không nên là suy nghĩ của Phật tử.

Cho nên ........

Kính !
 

Hoàng Mai

Registered
Phật tử
Tham gia
22 Thg 10 2013
Bài viết
370
Điểm tương tác
188
Điểm
43
Quay lại đã viết:
Thế nào là phải và chẳng phải?

Nước Lỗ xưa có luật người Lỗ nào chuộc được người bị bắt làm kẻ hầu hạ ở các nước chư hầu về đều được phủ quan thưởng tiền. Tử Cống (học trò đức Khổng tên là Tứ) chuộc người về mà không nhận tiền thưởng. Đức Khổng nghe biết lấy làm buồn phiền mà bảo rằng: Tứ làm việc thất sách rồi. Ôi, thánh nhân xử sự nhất cử nhất động có thể cải sửa phong tục, thay đổi tập quán, làm gương mẫu cho bách tính noi theo, chẳng phải cứ nhiệm ý làm những việc thích hợp với riêng mình. Nay nước Lỗ, người giàu ít, người nghèo thì nhiều, nếu nhận thưởng cho là tham tiền, là không liêm khiết, còn không lãnh thưởng thì người nghèo sao có tiền tiếp tục chuộc người? Từ nay về sau chắc không ai chuộc người ở các nước chư hầu về nữa.
Tử Lộ (tên Do, học trò đức Khổng) cứu người khỏi chết đuối, được tạ ân một con trâu. Tử Lộ nhận lãnh, đức Khổng hay chuyện hoan hỷ bảo rằng: Từ nay về sau nước Lỗ sẽ có nhiều người lo cấp cứu kẻ chết đuối. Cứ lấy con mắt phàm tục mà xét thì Tử Cống không lãnh tiền thưởng là hay, còn Tử Lộ nhận tặng trâu là kém. Nhưng kiến giải của thánh nhân khác với người phàm nên trái lại đức Khổng lại chọn Do mà truất Tứ.

Kính chú Quay lại !

Chắc chú dư biết Ông Tử Lộ, Tử Cống là hai bậc hủ nho, Ông Khổng Tử là Đại hủ nho. Những khuôn thước mà những vị này viết sách để lại đời sau đã làm nền tảng cho chế độ phong kiến, biết bao nhiêu người lương thiện phải ngậm đắng nuốt cay (thậm chí mất mạng) vì những chấp nhất khắt khe cổ hủ của nho giáo (nào là "quân xử thần tử thần bất tử bất trung" "phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu", nào là "Tam Tòng Tứ đức", .......).

Dĩ nhiên, không phải cái nào mấy ổng nói cũng sai (cũng có đôi điều chấp nhận được), nhưng chú Quay lại cũng thấy đó, đoạn văn bản này đâu có gì hay, chỉ là những quan điểm cá nhân về ứng xử mà thôi. (chuyện đúng sai hãy còn 50 > < 50).

Chúng ta học Phật là học một Giáo pháp xuất trần Giải Thoát, chứ đâu còn thì giờ để học những quan điểm linh tinh (của mấy lão hủ nho) cho "mụ" đầu óc đi.

Kính !

 

Quay lại

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2013
Bài viết
100
Điểm tương tác
76
Điểm
28
Kính Thế Hùng, Kính Hoàng Mai, Đồng Kính tất cã.

Trước xin trích dẫn một câu trong "Liễu Phàm Tử huấn" :
"Muốn giúp người, khuyên người cần phải thông minh sáng suốt, biết tùy thời, tùy người không để mất lời tức phí lời nói của mình mà người không nghe, cũng không để mất người, tức là gặp người có thể khuyên cải được mà mình không hành động để lỡ mất dịp làm lành, như thế là kém hiểu biết, không có trí tuệ vậy."
Nay, giả bộ làm người "có trí tuệ" thử, dù khộng phải là người "gì cũng biết" (nhất thiết trí), cũng chưa là bậc "toàn trí, toàn giác" (nhất thiết chũng trí).

1/ Thế thế thường hành Bồ Tát Đạo, ra đường mà gặp ai đấm mình một cái, thì "Bồ Tát" "đấm" lại 10 cái.
Cái "đấm" của "Bồ Tát" là cú đấm vì người chớ không vì mình bị ăn đấm. Cú đấm Bồ Tát có khi hiện tướng là cú đấm thật sự, có khi hiện tướng là nói nhân quả, quả báo, có khi hiện tướng là im lặng xã bỏ, cũng có khi là "dọt lẹ" tẩu vi thượng sách.
Làm việc gì, bất cứ chuyện gì nếu vì người, cho người là "Chân Thiện", dù đấm, hay nói, hay im lặng hay bỏ chạy mà vì người là thiện. Còn khởi tâm "ta bị đấm" thì dù có quỳ lạy người cũng kể là "Ác".

2/ Ngay thời điễm ấy mở kho phát chuẩn cũng chưa chắc là đũ. chưa chắc là giữ được an bình, nhớ lại chuyện xưa, năm 78, 79, lúc đó Nhà nước phải một mặt cứu đói bằng gạo bo bo, một mặt thành lập Đội "SBC" (săn bắt cướp), nếu không có đội "SBC" chắc chắn Thành Phố sẻ loạn. Xử cũng không cần Tòa Án, nếu có chỉ là bình phong, không có Luật sư như bây giờ nhưng nhờ như vậy mới có ngày hôm nay.

3/ Lục Tổ nói một câu rất hay : "Bất ly Thế Gian Giác". Chúng ta học "Xuất trần giải thoát" nhưng không bỏ thế gian tìm giác ngộ, như vậy là "Chánh Tư Duy".
Ở bất cứ quốc gia nào, ở bất cứ thời nào quá khứ hiện tai và vị vị lai, ở bất cứ thể chế chính trị nào, nói chung là trên toàn cỏi Ta Bà, cả ba thời cũng đều "có" người "Lương thiện" chết thật là oan uổng. Nhưng nhìn bằng con mắt Tuệ Giác, thì đó là do ba độc "Tham, Sân, Si" mà ra , đã là ba độc TSS thì cớ gì cho là oan với ức. Là nghiệp nghiệp tương báo thì chuyện đó là dỉ nhiên

Đồng kính.
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1 Thg 4 2012
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
Quay lại đã viết:

Thế nào là đại và tiểu?
Nếu có chí nguyện làm việc lợi ích cho quốc gia thiên hạ, cho đại chúng thì tuy việc làm đó có nhỏ mà công đức lại lớn, còn nếu chỉ nghĩ làm lợi riêng cho bản thân mình, cho gia đình mình, cho tôn tộc họ hàng, thì tuy có làm nhiều mà công đức lại nhỏ vậy.

Kính chú Quay lại !

Chúng ta thấy trong bài này ông Liểu Phàm dùng từ không đúng theo đạo Phật, trong câu phát biểu trên
: "Nếu có chí nguyện làm việc lợi ích cho quốc gia thiên hạ, cho đại chúng thì tuy việc làm đó có nhỏ mà công đức lại lớn ...."

Theo đạo Phật, chúng ta đầy phàm tình và nghiệp chướng _ phàm càng nhiều > đọa càng lâu _ cho nên Phật dạy chúng ta phải làm công đức để đối trị, để hóa giải phàm tình và nghiệp chướng. Công đức càng lớn thì phàm tâm càng bớt, nghiệp chướng càng mõng đi.

Còn cái người cả đời chỉ lo chuyện quốc gia dân tộc (đây là một loại kiên cố chấp nhất) thì khi thác đi chỉ có 3 con đường :

1. Sát nghiệp nhiều > đi Địa Ngục.
2. Tái sanh lại ở chính nước đó để tiếp tục làm lợi ích cho quốc gia dân tộc ấy.
3. Thành Thần (A Tu La).

Loại người này khó tu theo đạo Phật hơn người bình thường (vì nghiệp sát, nghiệp tranh đấu hơn thua), phải nói là người nặng nghiệp chướng.

Chúng ta nên nhớ Công Đức tỉ lệ nghịch với nghiệp chướng; người nặng nghiệp chướng, sao lại nói là người có công đức lớn ?!

----------

Hai nữa là từ "Thánh nhân", với nho sĩ Trung Hoa và người bình dân Việt Nam gọi người phi phàm một chút (kiên cố chấp nhất một Ý Tưởng) đều là Thánh nhân, Ông Khổng, Ông Lão, Ông Mạnh, Ông Trang, .........tuốt.

Còn trong đạo Phật thỉ chỉ những vị Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm được dự vào hàng Thánh (cũng như đậu dự khuyết vậy), từ những bậc A La Hán trở lên mới chính thiệt là Thánh _ vì đã thực sự Giải Thoát Sinh Tử Luân Hồi _ dẫu Diêm Vương vẫn phải xá bái.

Kính !

 

Thanh Trúc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2013
Bài viết
390
Điểm tương tác
187
Điểm
43
Kính Thế Hùng, Kính Hoàng Mai, Đồng Kính tất cã.

Trước xin trích dẫn một câu trong "Liễu Phàm Tử huấn" :
"Muốn giúp người, khuyên người cần phải thông minh sáng suốt, biết tùy thời, tùy người không để mất lời tức phí lời nói của mình mà người không nghe, cũng không để mất người, tức là gặp người có thể khuyên cải được mà mình không hành động để lỡ mất dịp làm lành, như thế là kém hiểu biết, không có trí tuệ vậy."
Nay, giả bộ làm người "có trí tuệ" thử, dù khộng phải là người "gì cũng biết" (nhất thiết trí), cũng chưa là bậc "toàn trí, toàn giác" (nhất thiết chũng trí).

1/ Thế thế thường hành Bồ Tát Đạo, ra đường mà gặp ai đấm mình một cái, thì "Bồ Tát" "đấm" lại 10 cái.
Cái "đấm" của "Bồ Tát" là cú đấm vì người chớ không vì mình bị ăn đấm. Cú đấm Bồ Tát có khi hiện tướng là cú đấm thật sự, có khi hiện tướng là nói nhân quả, quả báo, có khi hiện tướng là im lặng xã bỏ, cũng có khi là "dọt lẹ" tẩu vi thượng sách.
Làm việc gì, bất cứ chuyện gì nếu vì người, cho người là "Chân Thiện", dù đấm, hay nói, hay im lặng hay bỏ chạy mà vì người là thiện. Còn khởi tâm "ta bị đấm" thì dù có quỳ lạy người cũng kể là "Ác".

2/ Ngay thời điễm ấy mở kho phát chuẩn cũng chưa chắc là đũ. chưa chắc là giữ được an bình, nhớ lại chuyện xưa, năm 78, 79, lúc đó Nhà nước phải một mặt cứu đói bằng gạo bo bo, một mặt thành lập Đội "SBC" (săn bắt cướp), nếu không có đội "SBC" chắc chắn Thành Phố sẻ loạn. Xử cũng không cần Tòa Án, nếu có chỉ là bình phong, không có Luật sư như bây giờ nhưng nhờ như vậy mới có ngày hôm nay.

3/ Lục Tổ nói một câu rất hay : "Bất ly Thế Gian Giác". Chúng ta học "Xuất trần giải thoát" nhưng không bỏ thế gian tìm giác ngộ, như vậy là "Chánh Tư Duy".
Ở bất cứ quốc gia nào, ở bất cứ thời nào quá khứ hiện tai và vị vị lai, ở bất cứ thể chế chính trị nào, nói chung là trên toàn cỏi Ta Bà, cả ba thời cũng đều "có" người "Lương thiện" chết thật là oan uổng. Nhưng nhìn bằng con mắt Tuệ Giác, thì đó là do ba độc "Tham, Sân, Si" mà ra , đã là ba độc TSS thì cớ gì cho là oan với ức. Là nghiệp nghiệp tương báo thì chuyện đó là dỉ nhiên

Đồng kính.

NGỤY BIỆN !

Chú Quay lại không phải là người ít học, cũng như rất nhiều người trí thức khác trên thế giới đã bị nghe, đọc nhiều những luận điệu "đạo nào cũng tốt, cũng dạy làm lành lánh dữ" do những vị Giảng sư rành Ngoại giáo hơn Phật pháp thuyết giảng, làm cho đầu óc bất phân : Đâu là Phật pháp, đâu là phi pháp.


Đây là lý do diễn đàn NÊN CẤM NGOẠI GIÁO.

Kính !
 

minhđịnh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2011
Bài viết
1,036
Điểm tương tác
255
Điểm
63
Kính chú Quay lại !

Chúng ta thấy trong bài này ông Liểu Phàm dùng từ không đúng theo đạo Phật, trong câu phát biểu trên
: "Nếu có chí nguyện làm việc lợi ích cho quốc gia thiên hạ, cho đại chúng thì tuy việc làm đó có nhỏ mà công đức lại lớn ...."

Theo đạo Phật, chúng ta đầy phàm tình và nghiệp chướng _ phàm càng nhiều > đọa càng lâu _ cho nên Phật dạy chúng ta phải làm công đức để đối trị, để hóa giải phàm tình và nghiệp chướng. Công đức càng lớn thì phàm tâm càng bớt, nghiệp chướng càng mõng đi.

Còn cái người cả đời chỉ lo chuyện quốc gia dân tộc (đây là một loại kiên cố chấp nhất) thì khi thác đi chỉ có 3 con đường :

1. Sát nghiệp nhiều > đi Địa Ngục.
2. Tái sanh lại ở chính nước đó để tiếp tục làm lợi ích cho quốc gia dân tộc ấy.
3. Thành Thần (A Tu La).

Loại người này khó tu theo đạo Phật hơn người bình thường (vì nghiệp sát, nghiệp tranh đấu hơn thua), phải nói là người nặng nghiệp chướng.

Chúng ta nên nhớ Công Đức tỉ lệ nghịch với nghiệp chướng; người nặng nghiệp chướng, sao lại nói là người có công đức lớn ?!

----------

Hai nữa là từ "Thánh nhân", với nho sĩ Trung Hoa và người bình dân Việt Nam gọi người phi phàm một chút (kiên cố chấp nhất một Ý Tưởng) đều là Thánh nhân, Ông Khổng, Ông Lão, Ông Mạnh, Ông Trang, .........tuốt.

Còn trong đạo Phật thỉ chỉ những vị Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm được dự vào hàng Thánh (cũng như đậu dự khuyết vậy), từ những bậc A La Hán trở lên mới chính thiệt là Thánh _ vì đã thực sự Giải Thoát Sinh Tử Luân Hồi _ dẫu Diêm Vương vẫn phải xá bái.

Kính !


Chào Hoatihon,


Cho tôi hỏi một câu vậy Bác Hồ có Phước hay Công Đức vậy ?
 

minhđịnh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2011
Bài viết
1,036
Điểm tương tác
255
Điểm
63
NGỤY BIỆN !

Chú Quay lại không phải là người ít học, cũng như rất nhiều người trí thức khác trên thế giới đã bị nghe, đọc nhiều những luận điệu "đạo nào cũng tốt, cũng dạy làm lành lánh dữ" do những vị Giảng sư rành Ngoại giáo hơn Phật pháp thuyết giảng, làm cho đầu óc bất phân : Đâu là Phật pháp, đâu là phi pháp.


Đây là lý do diễn đàn NÊN CẤM NGOẠI GIÁO.

Kính !

Chào bạn Hoàng Mai,

Tôi chưa thấy bạn Quay lại ngụy biện ở chỗ nào,bạn có thể chỉ rõ không ?
 

Hoàng Mai

Registered
Phật tử
Tham gia
22 Thg 10 2013
Bài viết
370
Điểm tương tác
188
Điểm
43
Chào bạn Hoàng Mai,

Tôi chưa thấy bạn Quay lại ngụy biện ở chỗ nào,bạn có thể chỉ rõ không ?

Cám ơn chú minhđịnh đã tín nhiệm Hoàng Mai (trong khi người phát ngôn câu này là chị Thanh Trúc) nên kêu tên hỏi. (Có thể vì lý do này mà chị Thanh Trúc không trả lời chăng ?) Vậy thì cháu xin trả lời thay cho chị Thanh Trúc vậy.

Thưa chú !

Khi một người đã biết mình sai mà vẫn cố cãi thì gọi là gì ?

_ Nếu không gọi là ngụy biện thì gọi là "cãi chày cãi cối", là né tránh sự thật, là trả lời quanh co, là khỏa lấp vấn đề hay là "chơi ăn gian" ?!

Trong khi câu anh Thế Hùng hỏi :



"Kính chú Quay lại !
(1)

Giả sử hôm nay có kẻ say rượu đến trước nhà chú, chưởi mắng chú đủ điều, ......Vậy chú phản ứng như thế nào ?

1. Bước ra đường, chưởi lại, nó chưởi mình 10 câu mình chưởi lại 10 câu.

2. Kêu Công An bắt kẻ đã xúc phạm mình.

3. Sai khiến "đàn em" đập cho nó một trận.

4. Nhẫn nhịn, không thèm chấp nhất chi lời nói của kẻ say xỉn.

Nếu chú chọn cách thứ 4 _ vì mình là Phật tử _ tức là suy nghĩ của Lã công hãy còn nhếch nhác, chưa chuẫn. Văn bài của người nhắc lại chuyện này (là ông Liễu Phàm) không thích hợp cho chúng ta."

Thì chú Quay lại né tránh bằng một chuyện "trên trời dưới đất" (hý luận) :


1/ Thế thế thường hành Bồ Tát Đạo, ra đường mà gặp ai đấm mình một cái, thì "Bồ Tát" "đấm" lại 10 cái.
Cái "đấm" của "Bồ Tát" là cú đấm vì người chớ không vì mình bị ăn đấm. Cú đấm Bồ Tát có khi hiện tướng là cú đấm thật sự, có khi hiện tướng là nói nhân quả, quả báo, có khi hiện tướng là im lặng xã bỏ, cũng có khi là "dọt lẹ" tẩu vi thượng sách.
Làm việc gì, bất cứ chuyện gì nếu vì người, cho người là "Chân Thiện", dù đấm, hay nói, hay im lặng hay bỏ chạy mà vì người là thiện. Còn khởi tâm "ta bị đấm" thì dù có quỳ lạy người cũng kể là "Ác".
Câu thứ nhì anh Thế Hùng hỏi :
(2)

Với câu chuyện (2) này, giả sử chú là vị Đại phú ông kia thì chú sẽ làm sao ?

Phải chăng chú sẽ mở kho phát chẫn cho dân nghèo và tình trạng cướp bóc vì đói cũng sẽ không còn ?!

Như thế, cái suy nghĩ của phú ông kia là cách suy nghĩ của "cường hào ác bá" chứ không nên là suy nghĩ của Phật tử.
Đây là ý anh Thế Hùng muốn hỏi :

"Là một Phật tử chân chính thì chú Quay lại sẽ ứng xử như thế nào trong trường hợp chú là vị Đại phú ông kia ? Chú sẽ mở kho phát chẫn, cứu đói cho nạn dân hay là dùng vũ lực sai đày tớ trấn áp tội phạm ?

Thế mà chú Quay lại không trả lời thẳng vào câu hỏi, mà lại đi nói chuyện "nhà nước phát bo bo" :


2/ Ngay thời điễm ấy mở kho phát chuẩn cũng chưa chắc là đũ. chưa chắc là giữ được an bình, nhớ lại chuyện xưa, năm 78, 79, lúc đó Nhà nước phải một mặt cứu đói bằng gạo bo bo, một mặt thành lập Đội "SBC" (săn bắt cướp), nếu không có đội "SBC" chắc chắn Thành Phố sẻ loạn. Xử cũng không cần Tòa Án, nếu có chỉ là bình phong, không có Luật sư như bây giờ nhưng nhờ như vậy mới có ngày hôm nay.
Câu Hoàng Mai nói :

Hoàng Mai đã viết:
Kính chú Quay lại !

Chắc chú dư biết Ông Tử Lộ, Tử Cống là hai bậc hủ nho, Ông Khổng Tử là Đại hủ nho. Những khuôn thước mà những vị này viết sách để lại đời sau đã làm nền tảng cho chế độ phong kiến, khiến cho biết bao nhiêu người lương thiện phải ngậm đắng nuốt cay (thậm chí mất mạng) vì những chấp nhất khắt khe cổ hủ của nho giáo (nào là "quân xử thần tử thần bất tử bất trung" "phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu", nào là "Tam Tòng Tứ đức", .......).

thì chú Quay lại trả lời :

Quay lại đã viết:
3/ Lục Tổ nói một câu rất hay : "Bất ly Thế Gian Giác". Chúng ta học "Xuất trần giải thoát" nhưng không bỏ thế gian tìm giác ngộ, như vậy là "Chánh Tư Duy".
Ở bất cứ quốc gia nào, ở bất cứ thời nào quá khứ hiện tai và vị vị lai, ở bất cứ thể chế chính trị nào, nói chung là trên toàn cỏi Ta Bà, cả ba thời cũng đều "có" người "Lương thiện" chết thật là oan uổng. Nhưng nhìn bằng con mắt Tuệ Giác, thì đó là do ba độc "Tham, Sân, Si" mà ra , đã là ba độc TSS thì cớ gì cho là oan với ức. Là nghiệp nghiệp tương báo thì chuyện đó là dỉ nhiên


Nói như chú Quay lại "những người do chữ TRUNG mà chết, do chữ TRINH mà chết, ấy là do nghiệp chướng của họ, không phải do những quan điểm cỗ hủ khắt khe ăn sâu vào đầu óc của đám quan lại sĩ phu thời bấy giờ".

Ay da ! Nói như vậy thì đạo Phật đã làm VIỆC DƯ THỪA rồi, đạo Phật không còn cần thiết phải tồn tại lâu dài trên thế gian làm chi nữa. Phật giáo nên biến đi để cho Ngoại đạo Tà giáo tha hồ phát triễn như cỏ dại rừng nguyên sinh.

Kính !
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1 Thg 4 2012
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
Chào Hoatihon,


Cho tôi hỏi một câu vậy Bác Hồ có Phước hay Công Đức vậy ?
Kính chú minhđịnh !

Ở đây hoatihon không nói một cá nhân, mà nói chung : ai có nghiệp duyên với Thần đạo thì khi thác sẽ về cõi Thần (hoặc tái sinh lại vẫn với ước vọng cũ, khí phách cũ).

Người nào một lòng hướng tâm về Phật pháp, về sự Giải Thoát Sinh Tử Luân Hồi cho mình và cho tất cả chúng sinh thì mọi việc làm của người đó sẽ tự nhiên tích tạo Công Đức.

Công đức là gì ? Nó vô hình vô tướng, nhưng chúng ta có thể nhìn thấy tác dụng của nó, khi Phàm tính của ta càng lúc càng giảm, đầu óc càng ngày càng minh mẩn, nghe Kinh liền nhớ, đọc Kinh liền hiểu, thì có nghĩa là Công Đức đang được nhiều lên.
Cũng như dòm một người da dẻ hồng hào thì ta có thể cảm nhận ra rằng người này khỏe mạnh, dòm một người da xanh mướt, mắt trủng sâu, ta liền biết rằng người này sức khỏe kém.

Kính !
 

hoangtri

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 3 2012
Bài viết
1,216
Điểm tương tác
403
Điểm
83
Nếu xét một cách tinh tường mà nói, thì "Thiện" có chân có giả, có ngay thẳng có khuất khúc, có âm có dương, ..........
........
........
Thơ cổ có nói mến chuột thường dành cơm cho ăn, thương con thiêu thân thì chẳng đốt đèn, để chúng khỏi chết. Thật là từ bi nhân hậu biết bao!
Hành việc thiện thì thật vô cùng, không sao thuật hết được. Theo mười điều trên mà suy rộng ra ắt có thể hoàn bị được vô lượng công đức.


(Đoạn trên đây trích trong "Liểu Phàm Tử Huấn" , nở lòng nào bị cho là vi phạm và thẳng tay "chém đầu" - banednick)

Thành viên Quay lại cùng quý đạo hữu thân mến !

Tuy đạo Phật có Nhân Thiên Thừa, vẫn dạy những điều nhân nghĩa, làm phước thiện nhưng những điều ấy chỉ là phương tiện tạm dùng, mục đích của đạo Phật là dạy chúng ta ráng tu học để nhận chân ra tất cả mọi giá trị thế gian _ từ bản thân ta đến vũ trụ vạn hữu _ đều là mộng ảo. Có nhận ra điều này chúng ta mới buông bỏ lợi danh bỉ thái, tâm mới an - lòng mới định; làm tiền đề để dần đến Giải thoát Thực sự.

Cho nên Giáo lý đạo Phật vốn là ngọn lửa thiêu hủy tất cả Kinh sách Ngoại đạo (nhưng ngọn lửa này không hiện hành , khó thấy). Vì nếu chấp nhận những luận điệu của Kinh sách Ngoại đạo thì chúng sinh sẽ không ai giải thoát được hết (mà tất cả sẽ bị kẹt ở các cõi Thần, cõi Trời).

Tất cả Kinh sách Ngoại đạo đều đặt trên nền tảng TA THỰC CÓ, VẠN VẬT DẦU HỮU TÌNH HAY VÔ TRI ĐỀU THỰC CÓ. Từ nền tảng này dẫu cho ta có tu hành nhiều bao nhiêu đi chăng nữa cũng chỉ vun đắp cho MÀNG VÔ MINH THÊM KIÊN CỐ mà thôi.

Tuân thủ nguyên tắc "dọn dẹp, giải trừ những gì không có lợi cho sự tiến tu quý Phật tử" Diendanphatphaponline này nghiêm cấm đăng những tác phẫm của Ngoại đạo.

Liễu Phàm Tứ Huấn là 4 chương sách do ông Liễu Phàm viết để dạy con là Ông Thiên Khải, trong này rất nhiều luận điệu sai trái chấp nhất theo quan điểm cổ xưa, không phải là Kinh sách Phật giáo để cho chúng ta phải phân tâm.

Các giáo phái Phật giáo khác vì nhằm muốn "câu like" nơi đa số Phật tử bình dân nên quảng bá quyển này. Riêng diễn đàn chúng ta vì hoài bảo bảo tồn Chánh pháp Phật nên không chấp nhận kinh sách Ngoại đạo.

Điều này t/v Quay lại đã biết nhưng cố tình vi phạm (bằng chứng là câu phát biểu tô đỏ trên) cho nên không được hưởng sự khoan hồng của Admin.

Nay h/t tuyên bố lập tức khóa nick t/v Quay lại 3 ngày để làm gương.

Kính Thông Báo !
 

minhđịnh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2011
Bài viết
1,036
Điểm tương tác
255
Điểm
63

Cám ơn chú minhđịnh đã tín nhiệm Hoàng Mai (trong khi người phát ngôn câu này là chị Thanh Trúc) nên kêu tên hỏi. (Có thể vì lý do này mà chị Thanh Trúc không trả lời chăng ?) Vậy thì cháu xin trả lời thay cho chị Thanh Trúc vậy.

Thưa chú !

Khi một người đã biết mình sai mà vẫn cố cãi thì gọi là gì ?

_ Nếu không gọi là ngụy biện thì gọi là "cãi chày cãi cối", là né tránh sự thật, là trả lời quanh co, là khỏa lấp vấn đề hay là "chơi ăn gian" ?!

Trong khi câu anh Thế Hùng hỏi :




Thì chú Quay lại né tránh bằng một chuyện "trên trời dưới đất" (hý luận) :


Câu thứ nhì anh Thế Hùng hỏi :
Đây là ý anh Thế Hùng muốn hỏi :

"Là một Phật tử chân chính thì chú Quay lại sẽ ứng xử như thế nào trong trường hợp chú là vị Đại phú ông kia ? Chú sẽ mở kho phát chẫn, cứu đói cho nạn dân hay là dùng vũ lực sai đày tớ trấn áp tội phạm ?

Thế mà chú Quay lại không trả lời thẳng vào câu hỏi, mà lại đi nói chuyện "nhà nước phát bo bo" :


Câu Hoàng Mai nói :



thì chú Quay lại trả lời :



Nói như chú Quay lại "những người do chữ TRUNG mà chết, do chữ TRINH mà chết, ấy là do nghiệp chướng của họ, không phải do những quan điểm cỗ hủ khắt khe ăn sâu vào đầu óc của đám quan lại sĩ phu thời bấy giờ".

Ay da ! Nói như vậy thì đạo Phật đã làm VIỆC DƯ THỪA rồi, đạo Phật không còn cần thiết phải tồn tại lâu dài trên thế gian làm chi nữa. Phật giáo nên biến đi để cho Ngoại đạo Tà giáo tha hồ phát triễn như cỏ dại rừng nguyên sinh.

Kính !

Chào bạn Hoàng Mai,

Cám ơn bạn đã đáp lời dù tôi đã nhầm lẫn.Không hiểu sao tôi lại nhớ lầm 2 bạn như vậy.Nhưng nhờ vậy được nghe lời giải thích rất hay của bạn.Âu cũng là có duyên vậy.

Nhân đây tôi cũng xin biện luận thay cho bạn Quay lại(đang bị khóa nick) vì tôi nghĩ bạn Thanh Trúc dùng từ Ngụy Biện là hơi quá.Xin lấy chuyện Lã Công làm ví dụ

Xưa, ông Lã Văn Ý, lúc mới từ chức tể tướng, cáo lỗi hồi hương, dân chúng bốn phương nghênh đón như Thái sơn, Bắc đẩu. Nhưng có một người say rượu mạ lỵ ông. Lã công điềm nhiên bất động bảo gia nhân: Kẻ say chẳng chấp làm gì, đóng cửa lại mặc kệ hắn. Qua một năm sau, người đó phạm tội tử hình bị giam vào ngục. Lã công hay biết sự tình mới hối hận rằng: giá mà ngày ấy ta bắt hắn đưa quan nha xử phạt thì hắn có thể chỉ bị trừng giới với một tội phạm nhẹ mà tránh khỏi phạm trọng tội về sau. Ta lúc đó chỉ muốn giữ lòng nhân hậu tha thứ cho hắn, không ngờ lại hóa ra nuôi dưỡng tính ngông cuồng của hắn để phạm phải tội tử hình như ngày nay vậy. Đó là một sự việc do lòng thiện mà hóa ra làm ác.

Câu truyện Lã Công tôi thấy cách nghĩ khá tuơng đồng với câu truyện Đức Phật ở tiền kiếp đang tu hành Bồ Tát đạo thì Ngài đã giết 500 tên cướp, trong Huệ Thượng Bồ Tát Vấn Đại Quyền Kinh.Ngài giết 500 tên cướp với mong muốn ngăn 500 tên cướp tạo sát nghiệp và ngăn cho chúng giết hại bao nhiêu kẻ khác.

Qua hai câu truyện này tuy cách nhìn và mức độ trong hành động của Lã Công không thể so sánh với Đức Phật về sự thấu triệt nhân duyên được nhưng trên cơ bản là cùng mục đích : hy sinh mình để ngăn ngừa một cái nhân xấu có thể xảy ra.


 

minhđịnh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2011
Bài viết
1,036
Điểm tương tác
255
Điểm
63
Thành viên Quay lại cùng quý đạo hữu thân mến !

Tuy đạo Phật có Nhân Thiên Thừa, vẫn dạy những điều nhân nghĩa, làm phước thiện nhưng những điều ấy chỉ là phương tiện tạm dùng, mục đích của đạo Phật là dạy chúng ta ráng tu học để nhận chân ra tất cả mọi giá trị thế gian _ từ bản thân ta đến vũ trụ vạn hữu _ đều là mộng ảo. Có nhận ra điều này chúng ta mới buông bỏ lợi danh bỉ thái, tâm mới an - lòng mới định; làm tiền đề để dần đến Giải thoát Thực sự.

Cho nên Giáo lý đạo Phật vốn là ngọn lửa thiêu hủy tất cả Kinh sách Ngoại đạo (nhưng ngọn lửa này không hiện hành , khó thấy). Vì nếu chấp nhận những luận điệu của Kinh sách Ngoại đạo thì chúng sinh sẽ không ai giải thoát được hết (mà tất cả sẽ bị kẹt ở các cõi Thần, cõi Trời).

Tất cả Kinh sách Ngoại đạo đều đặt trên nền tảng TA THỰC CÓ, VẠN VẬT DẦU HỮU TÌNH HAY VÔ TRI ĐỀU THỰC CÓ. Từ nền tảng này dẫu cho ta có tu hành nhiều bao nhiêu đi chăng nữa cũng chỉ vun đắp cho MÀNG VÔ MINH THÊM KIÊN CỐ mà thôi.

Tuân thủ nguyên tắc "dọn dẹp, giải trừ những gì không có lợi cho sự tiến tu quý Phật tử" Diendanphatphaponline này nghiêm cấm đăng những tác phẫm của Ngoại đạo.

Liễu Phàm Tứ Huấn là 4 chương sách do ông Liễu Phàm viết để dạy con là Ông Thiên Khải, trong này rất nhiều luận điệu sai trái chấp nhất theo quan điểm cổ xưa, không phải là Kinh sách Phật giáo để cho chúng ta phải phân tâm.

Các giáo phái Phật giáo khác vì nhằm muốn "câu like" nơi đa số Phật tử bình dân nên quảng bá quyển này. Riêng diễn đàn chúng ta vì hoài bảo bảo tồn Chánh pháp Phật nên không chấp nhận kinh sách Ngoại đạo.

Điều này t/v Quay lại đã biết nhưng cố tình vi phạm (bằng chứng là câu phát biểu tô đỏ trên) cho nên không được hưởng sự khoan hồng của Admin.

Nay h/t tuyên bố lập tức khóa nick t/v Quay lại 3 ngày để làm gương.

Kính Thông Báo !


Chào bạn Hoàng trí,

Minh định không đồng ý với cách nói của bạn trong câu :

Cho nên Giáo lý đạo Phật vốn là ngọn lửa thiêu hủy tất cả Kinh sách Ngoại đạo ....

Câu này của bạn hơi mang tính cưc đoan dù cho bạn nói đúng.Bạn không làm người có thể hoằng pháp được nếu còn những lời nói cực đoan như vậy . Đến ngay Đức Phật cũng chưa nói như vậy.Ngài luôn cho rằng ý nghĩa của Đạo Phật là Trung Đạo.Trung Đạo ở đây có ý nghĩa là tùy duyên,nó như là biển lớn chứa đựng tất cả nước từ trăm sông đổ về vậy.

Bởi vậy người ta mới có câu Đạo cao một thước ma cao một trượng là vậy.Nhiều khi Ma Vuơng Ba Tuần nằm ngay chính nơi tâm mình lúc nào không biết.

Thân.
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7 Thg 10 2010
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
Chào bạn Hoàng trí,

Minh định không đồng ý với cách nói của bạn trong câu :

Cho nên Giáo lý đạo Phật vốn là ngọn lửa thiêu hủy tất cả Kinh sách Ngoại đạo ....

Câu này của bạn hơi mang tính cưc đoan dù cho bạn nói đúng.Bạn không làm người có thể hoằng pháp được nếu còn những lời nói cực đoan như vậy .
.......

Kính chú Minh định ! Chắc chú cũng đã biết :

_ Vì sao Ma Vương hiện lên phá rối đức Phật khi Ngài ngồi Thiền dưới cội Bồ Đề ?

_ Vì Ma Vương rất sợ, không muốn có ai thành Chánh Giác.

_ Vì sao Ma Vương rất sợ, không muốn có ai thành Chánh Giác ?

_ Vì khi có người thành Chánh Giác thì cung điện của Ma Vương sụp đổ.

_ Vì sao khi có người thành Chánh Giác thì cung điện của Ma Vương sụp đổ ?

_ Vì những cung điện ấy hình thành bởi vọng tưởng và mê lầm, một người thành Chánh Giác như mặt trời lên xóa tan sương mù và tăm tối (Nói xóa mà chẳng phải xóa gì, vì sương mù và tăm tối vốn không có thực thể).

Chánh pháp Phật cũng thế, nơi nào có Chánh Pháp Phật thì mọi mê tín dị đoan, mọi Tà Kiến, mê lầm phiền não phải chịu "bốc hơi".

Vì thế T/Q Hoàng Trí đã ví von là ngọn lửa thiêu hủy tất cả Kinh sách Ngoại đạo ....

Nếu diễn đàn của chúng ta còn nhiều Tà kiến, mê lầm, phiền não ấy là vì diễn đàn chúng ta chưa có Chánh Pháp Phật.

Thực ra 3 cái này (Tà kiến, mê lầm, phiền não) đang ngự trị đầy dẫy trong lòng các thành viên của chúng ta, cho nên Kinh sách Ngoại đạo mới có cơ hội len lỏi vào.

T/Q Hoàng Trí nghiêm khắc với Kinh sách Ngoại đạo là muốn gián tiếp "chỉa mủi dùi" vào Tà kiến, mê lầm, phiền não trong lòng thành viên và người truy cập.

Không phải ai cũng dám tuyên chiến với Ma Vương, phần nhiều chúng ta "thỏa hiệp" với TÂM MA để tồn tại. Và như vậy thì NGỌN ĐÈN CHÁNH PHÁP SẼ KHÔNG BAO GIỜ RỰC SÁNG LÊN ĐƯỢC.

Kính !
 

Hoàng Mai

Registered
Phật tử
Tham gia
22 Thg 10 2013
Bài viết
370
Điểm tương tác
188
Điểm
43
Chào bạn Hoàng Mai,
......
......
.....
hy sinh mình để ngăn ngừa một cái nhân xấu có thể xảy ra.



Kính chú minhđịnh !

Chú đã nghĩ được câu rất hay trên, sao chú lại cho là "T/Q Hoàng Trí cực đoan" ?

Kính !

 

hungcom

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 8 2009
Bài viết
726
Điểm tương tác
342
Điểm
63
Chào bạn Hoàng trí,

Minh định không đồng ý với cách nói của bạn trong câu :

Cho nên Giáo lý đạo Phật vốn là ngọn lửa thiêu hủy tất cả Kinh sách Ngoại đạo ....

Câu này của bạn hơi mang tính cưc đoan dù cho bạn nói đúng.Bạn không làm người có thể hoằng pháp được nếu còn những lời nói cực đoan như vậy . Đến ngay Đức Phật cũng chưa nói như vậy.Ngài luôn cho rằng ý nghĩa của Đạo Phật là Trung Đạo.Trung Đạo ở đây có ý nghĩa là tùy duyên,nó như là biển lớn chứa đựng tất cả nước từ trăm sông đổ về vậy.

Bởi vậy người ta mới có câu Đạo cao một thước ma cao một trượng là vậy.Nhiều khi Ma Vuơng Ba Tuần nằm ngay chính nơi tâm mình lúc nào không biết.

Thân.

Anh minhđịnh kính mến !

Hình như anh đã hiểu lầm chữ "Trung Đạo" trong đạo Phật. Trung Đạo không có nghĩa là để mặc cho Phật giáo bị biến tướng thành cái đạo "tùm lum".

Theo hungcom thì Trung Đạo có nghĩa là dẫu biết các pháp đều không tướng (Tri nhất thiết pháp không), nhưng không tùy tiện phá giới, phá phép tắc, không đồng cộng với vô minh, không dung chứa Tà kiến Mê lầm (Bất xả nhất pháp), không bỏ chúng sanh (Nguyện độ sinh bất tuyệt)

Kính !
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Kính tiền-bối minhđịnh !
quote_icon.png
Gửi bởi minhđịnh
Chào bạn Hoàng trí,

Minh định không đồng ý với cách nói của bạn trong câu :

Cho nên Giáo lý đạo Phật vốn là ngọn lửa thiêu hủy tất cả Kinh sách Ngoại đạo ....
*Thưa tiền-bối minhdinh, nếu lời nói của tiền-bối không dựa nơi kinh kệ, cũng không dựa nơi tri kiến, thì khi nói đến "Ngọai đạo" , có phải là rất miễn cưỡng lắm không ?

Câu này của bạn hơi mang tính cưc đoan dù cho bạn nói đúng.Bạn không làm người có thể hoằng pháp được nếu còn những lời nói cực đoan như vậy . Đến ngay Đức Phật cũng chưa nói như vậy.Ngài luôn cho rằng ý nghĩa của Đạo Phật là Trung Đạo.Trung Đạo ở đây có ý nghĩa là tùy duyên,nó như là biển lớn chứa đựng tất cả nước từ trăm sông đổ về vậy.
*Thưa tiền-bối, theo bangtam thì, biển không có thái độ chấp nhận hay không đồng ý, nhưng 100 sông đổ vào biển thì tự nó đều hóa thành 1 vị mặn, cũng vậy mọi giáo lý Ngoại Đạo phải chịu mất đi bản sắc chỉ để thể hiện "vị mặn giải thoát" của Phật giáo, chứ không thể nước biển phải ngọt như nước trăm sông. Con đường Trung-Đạo do Đức Phật dạy cũng vậy, dùng tất cả ngôn ngữ rộng lớn để hoằng pháp, nhưng không câu nệ vướng mắc nơi ngôn ngữ, miễn sao đánh thức được chúng sinh mê mà thôi.

Bởi vậy người ta mới có câu Đạo cao một thước ma cao một trượng là vậy.Nhiều khi Ma Vuơng Ba Tuần nằm ngay chính nơi tâm mình lúc nào không biết.
*Vâng ! Thưa, những lời thì thầm (Ma ngữ) đang nằm ngay chính nơi tâm mình, lẽ nào tiền-bối không hề hay biết.


Kính
bangtam
 

minhđịnh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2011
Bài viết
1,036
Điểm tương tác
255
Điểm
63
<!--[if gte mso 9]><xml><w:WordDocument><w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel><w:DisplayHorizontalDrawingGridEvery>0</w:DisplayHorizontalDrawingGridEvery><w:DisplayVerticalDrawingGridEvery>2</w:DisplayVerticalDrawingGridEvery><w:DocumentKind>DocumentNotSpecified</w:DocumentKind><w:DrawingGridVerticalSpacing>7.8</w:DrawingGridVerticalSpacing><w:View>Normal</w:View><w:Compatibility></w:Compatibility><w:Zoom>0</w:Zoom></w:WordDocument></xml><![endif]-->Chào các bạn,

Hôm trước diễn đàn bị lỗi nên tôi không vào thảo luận tiếp với các bạn được.Hihihi,rất vui khi thấy các bạn đáp lời nhiều như thế.

Hình như các bạn chưa đọc kỹ lời bài viết của tôi thì phải.Ý tôi viết ở đây tôi không hề chỉ trích hay bài bác việc làm của bạn Hoàng Trí.Ngược lại tôi còn ủng hộ việc làm này của bạn Hoàng Trí và diễn đàn nữa là khác.Vì việc giúp cho các Phật tử mới bước chân vào đạo nhận biết rõ đâu là Chánh Pháp là việc làm hoàn toàn đúng đắn,nó giúp cho những người mới tìm hiểu giáo lý Đạo Phật không lạc lối giữa một rừng kinh sách.Bản thân tôi cũng đã học hỏi được rất nhiều từ các bạn và diễn đàn này.


Nhưng điều tôi không đồng ý ở đây chính là tính cực đoan trong câu viết của bạn Hoàng Trí :

Cho nên Giáo lý đạo Phật vốn là ngọn lửa thiêu hủy tất cả Kinh sách Ngoại đạo ....

Nếu vào khoảng 6-7 năm trước,khi tôi mới tìm hiểu Đạo Phật mà đọc được câu viết này của bạn Hoàng Trí thì có lẽ tôi sẽ nhảy dựng lên và xông vào tranh luận với bạn Hoàng Trí rồi(tôi cũng ưa tranh luận lắm).Và cho dù không cãi được thì tôi cũng có thể nói : "Ừ,cho dù giáo lý Đạo Phật có là Chân Lý đi chăng nữa thì cái gì cho phép Đạo Phật có thái độ kiêu căng ngã mạn như vậy,đòi "thiêu hủy" tất cả các kinh sách của tôn giáo khác,không có Đạo Phật thì loài người vẫn sống,vẫn tồn tại,vẫn phát triển đấy thôi ...".Và như vậy là có lẽ Đạo Phật sẽ mất đi một Phật tử là tôi đây:eusa_angel: và ngược lại tôi cũng có thể đánh mất cơ hội tìm hiểu Phật Pháp.

Cho nên,câu nói của bạn Hoàng Trí đối với những người Phật tử lâu năm hay những người hiểu rõ Phật Pháp thì không sao.Nhưng đối với những người mới tìm hiểu Phật Pháp,nhất là những người từ tôn giáo khác muốn chuyển đạo thì có thể gây ra phản cảm,khiến cho tâm của họ nảy sinh sự bài xích với Phật Giáo.Điều này không có lợi cho việc hoằng pháp.





 

minhđịnh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2011
Bài viết
1,036
Điểm tương tác
255
Điểm
63
Anh minhđịnh kính mến !

Hình như anh đã hiểu lầm chữ "Trung Đạo" trong đạo Phật. Trung Đạo không có nghĩa là để mặc cho Phật giáo bị biến tướng thành cái đạo "tùm lum".

Theo hungcom thì Trung Đạo có nghĩa là dẫu biết các pháp đều không tướng (Tri nhất thiết pháp không), nhưng không tùy tiện phá giới, phá phép tắc, không đồng cộng với vô minh, không dung chứa Tà kiến Mê lầm (Bất xả nhất pháp), không bỏ chúng sanh (Nguyện độ sinh bất tuyệt)

Kính !

Chào bạn hungcom,

Hình như bạn hiểu lầm chữ "Tùy Duyên" là bỏ mặc,buông xuôi thì phải.Ngày xưa, khi Đức Phật sau một thời gian tu khổ hạnh Ngài mới phát hiện ra ý nghĩa của Trung Đạo,Ngài liền từ bỏ con đường khổ hạnh vậy có phải Ngài buông xuôi hay bỏ mặc đâu,đó là Ngài Tùy Duyên vậy.
 

minhđịnh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2011
Bài viết
1,036
Điểm tương tác
255
Điểm
63
Kính tiền-bối minhđịnh !
*Thưa tiền-bối minhdinh, nếu lời nói của tiền-bối không dựa nơi kinh kệ, cũng không dựa nơi tri kiến, thì khi nói đến "Ngọai đạo" , có phải là rất miễn cưỡng lắm không ?

*Thưa tiền-bối, theo bangtam thì, biển không có thái độ chấp nhận hay không đồng ý, nhưng 100 sông đổ vào biển thì tự nó đều hóa thành 1 vị mặn, cũng vậy mọi giáo lý Ngoại Đạo phải chịu mất đi bản sắc chỉ để thể hiện "vị mặn giải thoát" của Phật giáo, chứ không thể nước biển phải ngọt như nước trăm sông. Con đường Trung-Đạo do Đức Phật dạy cũng vậy, dùng tất cả ngôn ngữ rộng lớn để hoằng pháp, nhưng không câu nệ vướng mắc nơi ngôn ngữ, miễn sao đánh thức được chúng sinh mê mà thôi.

*Vâng ! Thưa, những lời thì thầm (Ma ngữ) đang nằm ngay chính nơi tâm mình, lẽ nào tiền-bối không hề hay biết.


Kính
bangtam

Chào Băng Tâm,

*Thưa tiền-bối, theo bangtam thì, biển không có thái độ chấp nhận hay không đồng ý, nhưng 100 sông đổ vào biển thì tự nó đều hóa thành 1 vị mặn, cũng vậy mọi giáo lý Ngoại Đạo phải chịu mất đi bản sắc chỉ để thể hiện "vị mặn giải thoát" của Phật giáo, chứ không thể nước biển phải ngọt như nước trăm sông. Con đường Trung-Đạo do Đức Phật dạy cũng vậy, dùng tất cả ngôn ngữ rộng lớn để hoằng pháp, nhưng không câu nệ vướng mắc nơi ngôn ngữ, miễn sao đánh thức được chúng sinh mê mà thôi.

Câu này bạn nói rất đúng.

Giáo lý Đạo Phật là Chân Lý,mà Chân Lý thì không gì có thể tác động được,cho nên nó sẽ như biển lớn dung nạp tất cả và làm cho nước trăm sông nếm được " vị mặn giải thoát".Vậy cho nên dù có hay không có câu nói của bạn Hoàng Trí thì giáo lý Phật Pháp vẫn sẽ là Chân Lý vậy.

Nhưng vì chúng sinh vốn mê mờ nên chấp thủ,sân si còn rất nhiều nên không phải lời nào cũng "thức tỉnh" được họ.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên