Hãy tìm ẩn nghĩa

connhoemkhong

Registered
Phật tử
Tham gia
16 Thg 7 2014
Bài viết
174
Điểm tương tác
81
Điểm
28

Kính thưa Ngài Viên Quang 6! connhoemkhong xin được có lời .
.....
Kinh kim cang có nói rằng:" người nào thấy tướng mà không phải tướng, người đó thấy như lai."
"................................ Vào vô dư niết bàn". Nghĩa là độ chúng sinh trong tâm mình. cũng chính là thanh tịnh..chứ không phải chạy ra ngoài mà "độ" trong khi chính mình chưa độ được mình..
Như vậy! chính cái nhìn không chánh kiến, thiếu trí tuệ và tư bi mới sinh ra Thiện - ác; nhân - quả báo ứng. vì lòng không thanh tịnh, chấp trước thế gian với đủ sắc , thanh, hương...mới điên đảo trong lòng.
Nếu không có cái nhìn sai lệch thì các pháp vồn bình đẳng, lòng không sinh yêu , ghét.. thì không bao giờ đưa những hình ảnh và Pim (video)như trong: Cẩn thận lời nói và chuyên mục này của các bạn. vì như thế, chính người đăng tải hình ảnh, video đã bị nhiễm ô...
Kính thưa Ngài! connhoemkhoong cực chẳng đã mới dùng một mẹo nhỏ, để cho mấy thành viên tự bộc lộ chân tướng chân thật của mình bằng lời nói , hình ảnh mà không hề ai bịa đặt cả.
Để cho tất cả các thành viên vào diễn đàn tham học, họ có cái nhìn đúng mức khi chọn người , bài giảng để học...
Còn với connhoemkhong thì coi như đã làm tròn một công việc mà mình thấy nên làm. việc đúng sai, hay dở ở mỗi người, xin được Ngài chỉ dạy, không có ý kiến gì cả.
Còn đối với Diệu Đức thì tôi đã nói hết với bạn ở những bài mà Ngài Viên Quang lỡ lầm rồi mà bạn không hiểu. cho nên bạn và tôi chắc không có duyên với nhau.
Còn bạn Từ Từ thì tôi thật khó nói. chỉ nghĩ rằng thời gian mới có thể hóa giải những gì bạn đang mang nặng trong lòng.
Cuối cùng kính chúc Ngài an lạc
Chúc mọi người khỏe mạnh, sớm thành đạo quả, cứu độ chúng sinh
 
Last edited by a moderator:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
...... Người tàn tật trên thế gian, đã có rất nhiều thần đồng, thiên tài trên nhiều lĩnh vực trong khoa học, xã hội, nhân văn, tâm linh...
Họ đã cống hiến rất nhiều cho nhân loại. hãy biết rằng họ không phải là hình tướng bên ngoài. mà là trí tuệ , tấm lòng , nghị lực, tâm linh..
Kinh kim cang có nói rằng:" người nào thấy tướng mà không phải tướng, người đó thấy Như Lai."
"................................ Vào vô dư niết bàn". Nghĩa là độ chúng sinh trong tâm mình. cũng chính là thanh tịnh..chứ không phải chạy ra ngoài mà "độ" trong khi chính mình chưa độ được mình..
Như vậy! chính cái nhìn không chánh kiến, thiếu trí tuệ và tư bi mới sinh ra Thiện - ác; nhân - quả báo ứng. vì lòng không thanh tịnh, chấp trước thế gian với đủ sắc , thanh, hương...mới điên đảo trong lòng.
Nếu không có cái nhìn sai lệch thì các pháp vồn bình đẳng, lòng không sinh yêu , ghét..
........
Chúc mọi người khỏe mạnh, sớm thành đạo quả, cứu độ chúng sinh


Quả thật ĐH connhoemkhong có chiều sâu. Đây là chiều sâu của bạn connhoemkhong.

Xin tặng bạn một bông hoa:


images


Câu:" người nào thấy tướng mà không phải tướng, người đó thấy Như Lai."

* Đây là nhất thật tướng ấn.
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Quả thật ĐH connhoemkhong có chiều sâu. Đây là chiều sâu của bạn connhoemkhong.

Xin tặng bạn một bông hoa:


images


Câu:" người nào thấy tướng mà không phải tướng, người đó thấy Như Lai."

* Đây là nhất thật tướng ấn.


Kính thầy Viên Quang,
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->
Vì d/đ vừa giải thích với bạn connhoemkhong - ngay khi trao đổi với nick phamvandung d/đ đã nhận ra chỗ hiểu của phamvandung về Phật Pháp rất rộng nhưng không có chiều sâu…..

Thì liền bài này Thầy cho rằng bạn connhoemkhong “quả thật có chiều sâu”. Cho nên, d/đ nghĩ nên giải thích thêm một chút về nhận xét của d/đ - mặc dầu lời nhận xét đó d/đ chỉ muốn nói _ riêng mình bạn connhoemkhong _ hiểu.


Đúng thật bài viết vừa rồi của bạn connhoemkhong đã nói chỗ hiểu rất rộng của bạn connhoemkhong về Phật Pháp. Chỗ hiểu này không phải ai cũng có được. Tuy nhiên, điều này không làm d/đ ngạc nhiên. Vì như d/đ nói ngay khi trao đổi với nick phamvandung d/đ đã nhận ra chỗ hiểu rất rộng này của bạn connhoemkhong.

Nhưng bài viết này đã khiến d/đ kính phục bạn connhoemkhong. d/đ kính phục bạn connhoemkhong vì Bạn đã nói lên điều d/đ muốn nói một cách quá dễ dàng - trong khi d/đ thì cứ mãi loanh quanh…


Nhưng vì d/đ hiểu _ chỗ sâu thẩm của Phật Pháp là thuộc về giáo pháp - không phải thuộc về kiến thức. Nên bài viết này của bạn connhoemkhong đối với d/đ chỉ thể hiện được chỗ hiểu rộng - chứ chưa thể hiện được chỗ hiểu sâu _ về Phật Pháp.

Vài lời giải thích về quan điểm - của riêng d/đ. Kính chúc Thầy thân tâm an lạc
Kính chào

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Vua tu lầu bà cầu nghe pháp

Đời xưa có một vị đại Quốc Vương tên là Tu Lầu Bà thống trị rất nhiều nước chư hầu nhỏ. Oai đức của nhà vua rất to, uy tín lan rộng khắp nơi nhưng Ngài cũng còn chưa mãn ý. Một hôm, Ngài nghĩ:
“Ta có một khuyết điểm lớn. Mặc dù ta dùng đức trị dân đem tài lực để giúp người, song đó chỉ là nuôi sống phần vật chất, không được vĩnh cửu. Cần phải có một nền đạo giáo để cho muôn dân tu tỉnh. Ta phải tìm làm sao cho ra “Pháp tài chơn thật” để cho mọi người cũng nhờ đó mà được giải thoát mọi sự khổ não ở đời, được thế ta mới khỏi ân hận.”
Nhà vua liền cho truyền rao khắp trong xứ, ai có phép giải thoát đem truyền trao cho nhà vua, sẽ được trọng thưởng như ý muốn. Qua một thời gian khá lâu, không thấy ai đáp lại lời kêu gọi của nhà vua. Ngài đâm ra lo nghĩ buồn rầu, khổ sở, ăn không ngon, ngủ không yên.
Người ngoài cuộc, ai trông thấy cũng phải cảm động và thương hại cho Ngài. Lúc ấy có một vị Tỳ Sa Môn Thiên Vương rõ được tâm trạng của vua Tu Lầu Bà, bèn hóa hiện làm thân một con quỷ Dạ Xoa, hình sắc ai thấy cũng phải kinh tởm: Mắt lồi to và đỏ như huyết, nanh vuốt nhọn bén, tóc tai bờm xờm, lửa dữ đầy miệng. Quỷ đi đến chỗ nhà vua, hô to lên rằng.
• Ai muốn nghe pháp ta sẽ nói cho.
Nhà vua nghe thế mừng lắm, vội đến tiếp nghinh, mời ngồi tòa cao, làm lễ đúng phép để cầu nghe, quên cả sợ hãi.
• Xin Ngài vui lòng bố thí cho chúng tôi một pháp tài để cứu khổ cho nhân sinh, ơn trọng vô cùng.
• Thân người khó được, chính pháp khó gặp, đâu phải qua những nghi lễ tầm thường kém vẻ tôn trọng như vậy mà có thể nghe được.
• Tôi xin sẵn sàng làm theo ý Ngài muốn, chỉ cốt cầu được nghe Pháp, dù phải tan thân mất mạng cũng không sao.
• Quý lắm, nhà vua hãy đem hoàng hậu và hoàng thái tử đến cho ta ăn, xong rồi ta sẽ nói pháp cho nghe.
• Được tôi xin trân trọng làm theo ý Ngài.
Trong khi ấy, tất cả triều thần đều nhao nhao phản đối:
• Bệ hạ làm thế tàn nhẫn lắm, chúng tôi không tán thành. Xin bệ hạ hãy giết chúng tôi trước, rồi sẽ nghe lời quỷ mà thi hành. Nhà vua vẫn bình tĩnh. Ông thản nhiên, an ủi quần thần:
• Các khanh yên lòng, ta cũng biết hy sinh cả vợ lẫn con như thế là đau xót lắm, nhưng trong đời, hễ có hợp thì có tan, không có gì đáng quý cả. Chỉ có chánh pháp mới là đáng quý, vậy dù đổi tính mạng ta, ta quyết cũng không từ.
Trong khi quỷ dạ xoa ăn thịt hoàng hậu và hoàng thái tử tất cả triều thần và cung phi mỹ nữ trong tam cung lục viện đều gào than khóc vô cùng thảm thiết. Tiếng kêu than náo động cả kinh thành, mong làm chuyển được lòng cương quyết của nhà vua, để Ngài xua bỏ ý định. Nhưng nhà vua vẫn điềm nhiên bình tĩnh như thường, chỉ một mực chăm chờ nghe Pháp.
Quỷ Da Xoa sau khi ăn xong hoàng hậu và hoàng thái tử, liền vì nhà vua mà nói bài kệ rằng:
“Tất cả các hành đều vô thường Có sanh đều có khổ
Nằm ấm không thật tướng Không ngã và ngã sở”
Ý nghĩa của bài kệ nêu lên năm ấm (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) hòa hợp gọi là thân, song năm ấm biến chuyển không thường bên thân con người thoạt còn, thoạt mất không có cái gì là “ta” cũng như không có cái gì là “ta cả”, chẳng qua cũng như những bóng trong màn ảnh, trên sân khấu hay những giả cảnh trong chiêm bao mà thôi. Chư Phật tỏ ngộ do đây, mà phàm phu mê muội cũng do đây. Người phàm phu không nhìn thấy sự thật của sự vật luôn luôn chấp cho là thật cảnh, nên khi được thì vui mừng mà mất lại sinh đau khổ.
Nhà vua nghe xong bài kệ vui mừng không cùng, lòng không chút hối hận, liền truyền thần dân biên chép bài kệ trên ban khắp trong dân gian, bắt phải đọc tụng, nhờ đó mà rất nhiều người được tỏ ngộ.
Lúc ấy vị Tỳ Sa Môn Thiên Vương hiện lại nguyên hình và không tiếc lời khen ngợi:
• Quý hóa thay! Cao cả thay! Tâm trọng pháp của nhà vua không ai sánh bằng! hoàng hậu và thái tử xin hoàn lại vẫn không sao cả, chẳng qua chỉ để thử lòng nhà vua mà thôi. Tôi mong ngày sau ngài sẽ đắc đạo Bồ Đề muôn loài hàm thức.
Vua Tu Lầu Bà (là tiền thân Đức Phật Thích Ca) đã làm một việc đáng cho người đời suy gẫm. Vua đã ngồi trên ngôi cao cả, thành vàng điện ngọc, thế mà vì cầu nghe pháp phải khổ sở ăn không ngon ngủ không yên, thật là một chuyện ít có trong hàng vua chúa. Làm được một việc rất khó như thế mới quý.
Thời xưa các vị Bồ Tát vì cầu pháp mà biến thân mình làm giường ngồi cho giảng sư. Ngài Thường Đề Bồ Tát bán tâm can mình mà cầu nửa bài kệ. Ngài Thần Quang chặt cánh tay mình để cầu pháp với Tổ Đạt Ma. Khoét thân mình thành lỗ để đốt đèn cúng dường cầu pháp thì có hai Ngài Dược Vương, Dược Thượng, những gương trọng pháp khinh thân như trên rất xứng đáng cho muôn đời soi chung vậy.

http://www.chuahuongsondanang.com/thu-vien-kinh-sach/truyen-co-phat-giao-tap-2/



images
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chào các Bạn,
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->
Nhơn câu chuyện thầy Viên Quang kể - d/đ muốn trình bày với các Bạn về cách d/đ nhận xét một câu chuyện hay một lời giảng.

Ví dụ như khi nghe câu chuyện thầy Viên Quang kể - thì điểm d/đ chú ý là con quỷ Dạ Xoa bảo nhà vua đem dâng hoàng hậu và hoàng thái tử cho con quỷ Dạ Xoa đó ăn thịt - là do vị Tỳ Sa Môn Thiên Vương hóa hiện. Cho nên, đó là pháp của vị vua trời chứ không phải pháp của Phật. Và khi quy y Tam Bảo chúng ta cũng đã có nguyện _ không quy y với Thiên Thần. Như vậy, thì ẩn dụ này - không thể ứng dụng cho người tu học Phật đạo.

Còn việc vua Tu Lầu Bà có phải là tiền thân của đức Phật Thích Ca hay không - thì điều này không có gì để xác minh - nên có thể là có mà cũng có thể là không.

Nhưng nếu vua Tu Lầu Bà _ đúng là _ tiền thân của đức Phật Thích Ca. Thì đức Phật Thích Ca đã không dạy chúng ta phải giữ giới _ không sát sanh. Vì giết một con người rất khác xa với việc giết con muỗi - nhất là giết vợ giết con của chính mình.

Nếu việc làm của vua Tu Lầu Bà được ca ngợi - thì không biết những người mới phát tâm tu học Phật đạo - sẽ hiểu như thế nào về sự từ bi của đức Phật !!!
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Hiểu sâu

Nhân bài viết của cô Diệu Đức. V/Q càng quí trọng ĐH connhoemkhong, vì bạn ấy hiểu biết sâu . Bạn ấy nói:

".... Vào vô dư niết bàn". Nghĩa là độ chúng sinh trong tâm mình. cũng chính là thanh tịnh..chứ không phải chạy ra ngoài mà "độ" trong khi chính mình chưa độ được mình..
Như vậy! chính cái nhìn không chánh kiến, thiếu trí tuệ và tư bi mới sinh ra Thiện - ác; nhân - quả báo ứng. vì lòng không thanh tịnh, chấp trước thế gian với đủ sắc , thanh, hương...mới điên đảo trong lòng.
Nếu không có cái nhìn sai lệch thì các pháp vốn bình đẳng,

Đây là người biết quay về tự tâm, khi chiêm nghiệm Phật pháp. Như lời Tổ dạy:

Tổ bá Trượng dạy:Người đọc kinh xem giáo, ngữ ngôn đều phải uyển chuyển quay về tự kỷ, bởi vì tất cả ngôn giáo chỉ đều nói về cái tánh giác chiếu soi, nếu không bị tất cả cảnh có không chuyển ấy là Đạo sư của ông. Cái hay chiếu soi tất cả cảnh có không kia là Kim Cang huệ, tức có phần tự do độc lập. Nếu không hiểu được cái đó thì dẫu cho có tụng được mười hai bộ kinh Phật cũng chỉ là thành kẻ tăng thượng mạn, là kẻ khinh Phật, chẳng phải là kẻ tu hành. Chỉ cần lìa tất cả thanh sắc, cũng không trụ ở lìa, cũng không trụ vào tri giải, đó là người tu hành.

* Vả lại câu chuyện quỷ La sát kể ở trên là trong các kinh Đại Bát niết Bàn, Kinh hiền ngu nhân duyên, Kinh vị tằng hữu v.v... đều có ghi chép.

* Ý nghĩa, hy sinh vợ con cho quỷ ăn thịt, nghĩa là xả bỏ Ái nhiễm, ngã chấp hằng đeo mang theo mình. Vì Ngã chấp ví như con, Ái nhiễm ví như vợ, chúng sanh khó xa lìa được; mà Bồ tát hy sinh được nên mới tiếp cận được chân lý.

Người xưa nói: Bỏ một cái, mới lấy được cái khác. Xả phú cầu bần, xả thân mới cầu được đạo, cái gì cũng ôm đồm thì rốt cuộc không cái gì ra gì cả.

Do vậy mà V/Q nói bạn connhoemkhong có chiều sâu.
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Nhân bài viết của cô Diệu Đức. V/Q càng quí trọng ĐH connhoemkhong, vì bạn ấy hiểu biết sâu . Bạn ấy nói:



Đây là người biết quay về tự tâm, khi chiêm nghiệm Phật pháp. Như lời Tổ dạy:



* Vả lại câu chuyện quỷ La sát kể ở trên là trong các kinh Đại Bát niết Bàn, Kinh hiền ngu nhân duyên, Kinh vị tằng hữu v.v... đều có ghi chép.

* Ý nghĩa, hy sinh vợ con cho quỷ ăn thịt, nghĩa là xả bỏ Ái nhiễm, ngã chấp hằng đeo mang theo mình. Vì Ngã chấp ví như con, Ái nhiễm ví như vợ, chúng sanh khó xa lìa được; mà Bồ tát hy sinh được nên mới tiếp cận được chân lý.

Người xưa nói: Bỏ một cái, mới lấy được cái khác. Xả phú cầu bần, xả thân mới cầu được đạo, cái gì cũng ôm đồm thì rốt cuộc không cái gì ra gì cả.

Do vậy mà V/Q nói bạn connhoemkhong có chiều sâu.


Quả thật d/đ không thể vì muốn cầu đạo mà hy sinh chồng con hay người thân để thể hiện d/đ đã xả bỏ Ái nhiễm. Và d/đ không tin đức Phật khuyến khích hay dạy người tu học Phật đạo làm việc khó làm như vậy để chứng minh mình ngộ Phật Pháp.

Vả lại, trong kinh Đại Bát Niết Bàn - phẩm Tứ Y - đức Phật cũng có cho phép người tu học Phật đạo :

Cho đến đối với lời nói của Như-Lai mà có lòng nghi ngờ còn không nên thọ trì, huống là lời của các hạng người ấy. Vì thế nên phải khéo phân biệt cho rõ là lành hay chẳng lành, nên làm hay chẳng nên làm. Được như vậy mới có kết quả an lạc lâu dài.

http://thuvienhoasen.org/p16a166/2/08-pham-tu-y-thu-tam
Mà d/đ có phân biệt khéo léo cách nào cũng không thấy hy sinh mạng người để cầu đạo là việc làm lành - nên d/đ nghi ngờ… dầu đó là câu chuyện kể trong kinh.

Ngoài ra, trong phẩm Bồ Tát - đức Phật còn khuyến cáo người tu học Phật đạo :

Sau khi ta nhập Niết-Bàn, lúc chánh pháp chưa dứt, còn tám mươi năm, kinh nầy sẽ lưu hành rộng nơi Diêm-Phù-Đề. Lúc bấy giờ sẽ có các ác Tỳ-kheo sao lược kinh nầy chia làm nhiều phần, có thể làm mất mùi vị tốt đẹp của chánh pháp. Những người nầy dầu đọc tụng kinh điển đây, nhưng lại diệt trừ yếu nghĩa thâm mật của Như-Lai, đem lời thế gian vô nghĩa văn sức lẫn lộn, sao phần trước để ở sau, sao phần sau để ở trước, phần trước phần sau để ở giữa, phần giữa để ở phía sau phía trước. Nên biết các Tỳ-kheo nầy là bạn bè của ma. Họ nhận chứa tất cả vật bất tịnh mà nói rằng đức Như-Lai đều cho chúng tôi nhận chứa. Như đứa gái chăn bò pha nhiều nước vào trong sữa. Cũng vậy, các ác Tỳ-kheo nầy đem lời thế tục xen tạp vào kinh nầy. Làm cho đa số chúng sanh chẳng đặng lời nói chơn chánh, biên chép chơn chánh, nhận lấy chơn chánh, để tôn trọng tán thán cúng dường cung kính. Ác Tỳ-kheo đây vì lợi dưỡng nên chẳng thể lưu truyền rộng kinh nầy.

http://thuvienhoasen.org/p16a174/2/16-pham-bo-tat-thu-muoi-sau
Nên d/đ rất cẩn thận… Nhưng vì mỗi người mỗi duyên - cùng duyên thì hiểu giống nhau. Do hiểu như vậy nên d/đ chỉ muốn trình bày cách nhận xét của d/đ về một câu chuyện - một lời giảng để nhận biết giá trị của câu chuyện hay lời giảng đó như thế nào - chứ không phải để được đánh giá… Nhưng có lẽ thầy Viên Quang đã hiểu lầm ý của d/đ rồi !!!
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 

Hoàng Mai

Registered
Phật tử
Tham gia
22 Thg 10 2013
Bài viết
370
Điểm tương tác
188
Điểm
43
Kính lễ Thầy Viên Quang !

C0n xin phép được có ý kiến :

_ Thầy quá từ bi, cho nên Thầy nói lời khuyến tấn, chứ cái em connhoemkhong chỉ biết nói theo mà không có hiểu :

Kinh kim cang có nói rằng:" người nào thấy tướng mà không phải tướng, người đó thấy Như Lai."
"................................ Vào vô dư niết bàn". Nghĩa là độ chúng sinh trong tâm mình. cũng chính là thanh tịnh..chứ không phải chạy ra ngoài mà "độ" trong khi chính mình chưa độ được mình..


Tu Phật là "độ chúng sinh trong tâm", nhưng cũng là độ chúng sinh bên ngoài, vì chúng sinh bên ngoài cũng chính là hiện ảnh vô minh của tâm ta đó. Kinh Duy Ma Cật nói : "Tùy kỳ tâm tịnh tức Phật độ tịnh". Những bậc Hoàn toàn Giác Ngộ thì không còn thấy có chúng sinh vô minh nữa, do vì không còn thấy có chúng sinh vô minh nữa cho nên các Ngài mới an nghỉ (nhập Đại Niết Bàn), chứ nếu còn thấy có một chúng sinh đau khổ thì các Ngài còn làm. Đây gọi là "Diệt tận độ sinh" !

Nếu riêng thấy cứu độ chúng sinh bên ngoài là Ngoại Đạo, nếu riêng thấy chỉ phải độ chúng sinh trong tâm là cái thấy "bất viên" (không tròn đủ) của Tiểu Thừa. Bồ tát đạo là chăm chỉ độ sinh vì chúng sinh là hóa ảnh của ta đó, chứng nào độ hết chúng sinh mới tròn xong hạnh nguyện.

Nói
chính mình chưa độ được mình..là câu nói thấy CÓ HAI, mình và chúng sinh riêng khác.

Hầu hết các vị Bồ tát tuy chưa độ mình xong, vẫn lo việc độ sinh, vì đó chính là đang từng bước độ mình vậy !

Nhiều người nghĩ lầm rằng đợi thành Phật rồi sẽ độ sinh. Đây là cái quan kiến sai lầm, vì thành Phật rồi thì đâu có thấy có chúng sinh mê lầm nữa mà chỉ thấy một Phật Quốc đã hoàn thành "đâu cũng Phật, đâu đâu cũng Phật".

Kính góp ý !


 

connhoemkhong

Registered
Phật tử
Tham gia
16 Thg 7 2014
Bài viết
174
Điểm tương tác
81
Điểm
28
Muốn uống trà thì phải đổ, rửa cốc cho sạch...

Quả thật d/đ không thể vì muốn cầu đạo mà hy sinh chồng con hay người thân để thể hiện d/đ đã xả bỏ Ái nhiễm. Và d/đ không tin đức Phật khuyến khích hay dạy người tu học Phật đạo làm việc khó làm như vậy để chứng minh mình ngộ Phật Pháp.

Vả lại, trong kinh Đại Bát Niết Bàn - phẩm Tứ Y - đức Phật cũng có cho phép người tu học Phật đạo :

Mà d/đ có phân biệt khéo léo cách nào cũng không thấy hy sinh mạng người để cầu đạo là việc làm lành - nên d/đ nghi ngờ… dầu đó là câu chuyện kể trong kinh.

Ngoài ra, trong phẩm Bồ Tát - đức Phật còn khuyến cáo người tu học Phật đạo :

Nên d/đ rất cẩn thận… Nhưng vì mỗi người mỗi duyên - cùng duyên thì hiểu giống nhau. Do hiểu như vậy nên d/đ chỉ muốn trình bày cách nhận xét của d/đ về một câu chuyện - một lời giảng để nhận biết giá trị của câu chuyện hay lời giảng đó như thế nào - chứ không phải để được đánh giá… Nhưng có lẽ thầy Viên Quang đã hiểu lầm ý của d/đ rồi !!!
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->

Có thật bạn là người cầu Pháp ?
Ngài Viên Quang 6 đã cứu bạn nhiều phen mà còn không biết tạ ơn lại còn ....
Hãy trút bỏ những gì bạn đang hiểu và làm lại từ đầu. nếu không thì đạo chẳng thành mà còn mang tội danh phỉ báng Phật.
Trích dẫn kinh Phật theo kiểu của bạn , rồi áp đặt cái nghĩ của mình cho ý kinh thì trên đời này người học Phật không ai dám làm cả. Ôi thật là đáng sợ thay cho người học Phật như bạn.
xin được tặng bạn bài này

HỔ THẸN VỚI CHÚ CHĂN BÒ!
Minh Đức Triều Tâm Ảnh
Hôm ấy, sau mùa an cư, đức Thế Tôn cùng đại chúng tỳ-khưu đang du hành từ Kosambī về Bāraṇāsī vào mùa nước sông đang còn chảy xiết. Dòng sông lúc bấy giờ đang còn hung hăng như một con rồng dữ cuốn trôi trên mình nó nào bùn đất, nào rác rều, nào cây tươi, cây mục, nào gỗ to, gỗ nhỏ về biển cả. Con sông ầm ào cuồn cuộn chảy, gặp những chướng ngại như cầu cống, triền núi, bờ đá, chân các cổ thành, vũng xoáy, qua vực; rồi còn cư dân địa phương mạo hiểm trên những chiếc thuyền con, bè chuối lao ra giữa dòng vớt củi nữa, đã làm phát sanh trong tâm trí đức Thế Tôn rất nhiều ví dụ, rất nhiều ẩn dụ về pháp.

Lúc dừng chân tại một triền đất cao, thoáng đãng, đức Đạo Sư đã cảm hứng, tức cảnh thuyết ngay một bài pháp, như sau:

- Này các thầy tỳ-khưu! Hãy nhìn khúc gỗ đang trôi trên sông kia kìa? Nó đang thuận dòng “bán mạng” vun vút lao đi - nhưng không biết nó có về được biển Đông không đấy?

Một số đông tỳ-khưu đáp:

- Khó có thể về đến biển Đông được, bạch đức Tôn Sư!

- Tại sao?

Rồi từng người đáp:

- Thưa, khúc gỗ ấy có thể bị tấp bờ bên này, bị tấp bờ bên kia...

- Bị người ta vớt...

- Có một số bị mắc cạn trên cồn đất nổi...

- Có thứ chỉ còn trơ lõi rắn thì bị chìm...

- Có thứ thị bị mục ruỗng...

- Có thứ bị vũng nước xoáy quăng đập cho rách nát, tả tơi...

Lắng nghe chư tỳ-khưu đưa ra được những luận cứ xác thực, đức Phật mỉm nụ trăng vàng, đầm ấm và dịu dàng nói:

- Này các thầy tỳ-khưu! Là bậc xuất gia trong giáo pháp của Như Lai, thực hành con đường phạm hạnh thì cũng phải như khúc gỗ kia là không được tấp vào bờ này, không được tấp vào bờ kia, không chìm giữa dòng, không mắc cạn trên cồn đất nổi, không bị người đời nhặt lấy, không bị phi nhân nhặt lấy, không bị lọt vào vùng nước xoáy, không bị mục ruỗng hư nát bên trong thì sẽ xu hướng về Niết-bàn, thông thuận về Niết-bàn.

Khi các vị tỳ-khưu thắc mắc: Bờ này, bờ kia là gì? Tại sao chìm giữa dòng? Thế nào là mắc cạn trên cồn đất nổi? Người và phi nhơn nhặt lấy là sao? Không bị lọt vào vùng nước xoáy, bị chìm hoặc mục ruỗng bên trong là sao nữa?

Đức Phật lại tiếp tục thời pháp:

- Này các thầy tỳ-khưu! Hãy nghe cho kỹ đây:

Bị tấp vào bờ này chính là bị dính, bị đắm, bị nô lệ bởi mắt, tai, mũi, lưỡi và thân (chỉ những ai thân kiến quá sâu dày - chi biết chặm lo cho bản thân mình, chỉ biết tìm kiếm hỷ lạc cho mắt tôi, tai tôi, mũi tôi, lưỡi tôi, thân tôi).

Bị tấp vào bờ kia là bị dính, bị đắm, bị nô lệ bởi sắc, thanh, hương, vị và xúc (chỉ những ai bị nô lệ bởi thế giới ngoại trần, bị thế giới ngoại trần lôi cuốn, chạy theo “ngũ dục công đức” suốt đời mà không có thì giờ nội quán xem thử cái tâm mình ra sao).

Bị người đời nhặt lấy là do vị tỳ-khưu ấy sống quá liên hệ, quá gần gũi với giới cư sĩ tại gia, với người đời; họ thường làm những việc của thế gian, lạc khổ, thương ghét, buồn vui gì cũng như là người của thế gian; bị dính mắc, trói buộc suốt đời vào những việc không phải là của bậc xuất gia! (có một số người đi ngược lộ trình giải thoát, họ đã “hạ hoá chúng sanh, thượng cầu Phật đạo” – thay vì ngược lại. Nói cách khác, tự độ rồi mới độ tha, nhưng có người chưa biết tự độ mà đã đòi độ tha - rồi xông xáo vào giữa cuộc đời).

Bị phi nhơn nhặt lấy là vị tỳ-khưu dầu xuất gia phạm hạnh nhưng không xu hướng đến chánh trí, giác ngộ, giải thoát, Niết-bàn mà chỉ thích mơ ước, tầm cầu các cảnh giới thích khoái của chư thiên.

Bị mắc cạn trên cồn đất nổi là những vị tỳ-khưu kiêu ngạo, hống hách, ngã mạn, cậy quyền, ỷ thế mình học giỏi, đa văn hoặc niên cao, lạp lớn mà không coi ai ra gì! Giống như những kệ ngôn sau đây:

“- Người ngu cuồng vọng tiếng tăm
Muốn ngồi trên trước chư tăng thánh, phàm
Quyền uy tu viện cao sang!
Muốn người đưa đón, kiệu vàng, lọng hoa!” ([1])

Hoặc:

“- Người ngu ‘tự ngã’ phô trương
Cướp công đồng đạo nêu gương mình làm!
Ưu sai, ưa lệnh rắp hàng
Mạn cuồng tăng thượng, ái tham lũ dòng!” (2)

Bị mục ruỗng bên trong là ám chỉ những vị tỳ-khưu có nội tâm xấu xa, ô uế, hủ bại, không có giới, hành ác hạnh, đầy dẫy nhưng ham muốn bất chánh, tà mạng, hèn hạ...

Khi đức Tôn Sư vừa chấm dứt thời pháp thì có một chú chăn bò tên là Nanda đã “bạo gan” từ ngoài bước vào, quỳ năm vóc sát đất rồi cất lên tiếng rống của chú sư tử con:

- Bạch đức Thế Tôn! Con đã chăm chú lắng nghe rất kỹ thời pháp! Đã đặt trọn vẹn tâm, trí vào thời pháp. Con thấm thía, xúc động với thời pháp vi diệu ấy. Cho nên, con sẽ không bị tấp vào bờ này, sẽ không bị tấp vào bờ kia, sẽ không bị chìm giữa dòng, sẽ không bị mắc cạn trên cồn đất nổi, sẽ không bị người đời nhặt lấy, sẽ không bị phi nhân nhặt lấy, sẽ không bị lọt vào vùng nước xoáy, sẽ không bị mục nát bên trong... Vậy thì hãy cho con xuất gia, con sẽ thực hành phạm hạnh, con sẽ xu hướng về Niết-bàn, thông thuận về Niết-bàn, bạch đức Thế Tôn!

Quán nhìn căn cơ của chú chăn bò Nanda, có vẻ thấy là khả thủ, đức Phật đã cho chú thọ đại giới. Và đúng như chú ấy đã tuyên bố là sẽ xu hướng đến Niết-bàn nên chú đã đắc quả A-la-hán không lâu sau đó!

Pháp thoại bất tử, vượt thời gian đã được thuyết xong qua lối trình bày rành rẽ, khúc chiết, mạch lạc của đức Tôn Sư làm cho ai cũng bàng hoàng, cả kinh, nhất là những tỳ-khưu phàm tăng – vì rõ ràng là “khúc gỗ trôi sông” của họ không bị dính mắc chỗ này thì cũng bị dính mắc chỗ khác – khó mà về được biển Đông!

Còn các hàng xuất gia trong thời đại ngày nay, cũng vậy, chúng ta đã nổi gai ốc, rùng mình, lạnh gáy – vì ai cũng có thể bị dính mắc nơi đầu nơi chân, từ trong ra ngoài mà không tự biết!

Ôi! Với cứu cánh rốt ráo phạm hạnh trên đời này, ai là người biết hổ thẹn với chú chăn bò Nanda thì thật là đáng mừng lắm thay!

MINH ĐỨC TRIỀU TÂM ẢNH

Ghi chú:

(1) Pháp cú 73: “Asataṃ bhāvanaṃ iccheyya, purekkhārañca bhikkhusu; avāsesu ca issariyaṃ pūjā parakulesu ca”.

(2) Pháp cú 74: “Maṃ eya kata maññantu gihī pabbajitā ubho; maṃ ev’ativasā assu kiccākiccesu kismici; iti bālassa saṅkappo icchā māno ca vaḍḍhati”.
 

minhđịnh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2011
Bài viết
1,036
Điểm tương tác
255
Điểm
63
Kính lễ Thầy Viên Quang !

C0n xin phép được có ý kiến :

_ Thầy quá từ bi, cho nên Thầy nói lời khuyến tấn, chứ cái em connhoemkhong chỉ biết nói theo mà không có hiểu :



Tu Phật là "độ chúng sinh trong tâm", nhưng cũng là độ chúng sinh bên ngoài, vì chúng sinh bên ngoài cũng chính là hiện ảnh vô minh của tâm ta đó. Kinh Duy Ma Cật nói : "Tùy kỳ tâm tịnh tức Phật độ tịnh". Những bậc Hoàn toàn Giác Ngộ thì không còn thấy có chúng sinh vô minh nữa, do vì không còn thấy có chúng sinh vô minh nữa cho nên các Ngài mới an nghỉ (nhập Đại Niết Bàn), chứ nếu còn thấy có một chúng sinh đau khổ thì các Ngài còn làm. Đây gọi là "Diệt tận độ sinh" !

Nếu riêng thấy cứu độ chúng sinh bên ngoài là Ngoại Đạo, nếu riêng thấy chỉ phải độ chúng sinh trong tâm là cái thấy "bất viên" (không tròn đủ) của Tiểu Thừa. Bồ tát đạo là chăm chỉ độ sinh vì chúng sinh là hóa ảnh của ta đó, chứng nào độ hết chúng sinh mới tròn xong hạnh nguyện.

Nói
chính mình chưa độ được mình..là câu nói thấy CÓ HAI, mình và chúng sinh riêng khác.

Hầu hết các vị Bồ tát tuy chưa độ mình xong, vẫn lo việc độ sinh, vì đó chính là đang từng bước độ mình vậy !

Nhiều người nghĩ lầm rằng đợi thành Phật rồi sẽ độ sinh. Đây là cái quan kiến sai lầm, vì thành Phật rồi thì đâu có thấy có chúng sinh mê lầm nữa mà chỉ thấy một Phật Quốc đã hoàn thành "đâu cũng Phật, đâu đâu cũng Phật".

Kính góp ý !



Chào bạn Hoàng Mai,

Đọc bài viết rất hay của bạn minh định đang gật gù tâm đắc thì tự nhiên cái đoạn cuối này làm minh định chới với,nó làm hỏng bài viết của bạn rồi.Hic

Nhiều người nghĩ lầm rằng đợi thành Phật rồi sẽ độ sinh. Đây là cái quan kiến sai lầm, vì thành Phật rồi thì đâu có thấy có chúng sinh mê lầm nữa mà chỉ thấy một Phật Quốc đã hoàn thành "đâu cũng Phật, đâu đâu cũng Phật".


 

minhđịnh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2011
Bài viết
1,036
Điểm tương tác
255
Điểm
63
Nhân bài viết của cô Diệu Đức. V/Q càng quí trọng ĐH connhoemkhong, vì bạn ấy hiểu biết sâu . Bạn ấy nói:



Đây là người biết quay về tự tâm, khi chiêm nghiệm Phật pháp. Như lời Tổ dạy:



* Vả lại câu chuyện quỷ La sát kể ở trên là trong các kinh Đại Bát niết Bàn, Kinh hiền ngu nhân duyên, Kinh vị tằng hữu v.v... đều có ghi chép.

* Ý nghĩa, hy sinh vợ con cho quỷ ăn thịt, nghĩa là xả bỏ Ái nhiễm, ngã chấp hằng đeo mang theo mình. Vì Ngã chấp ví như con, Ái nhiễm ví như vợ, chúng sanh khó xa lìa được; mà Bồ tát hy sinh được nên mới tiếp cận được chân lý.

Người xưa nói: Bỏ một cái, mới lấy được cái khác. Xả phú cầu bần, xả thân mới cầu được đạo, cái gì cũng ôm đồm thì rốt cuộc không cái gì ra gì cả.

Do vậy mà V/Q nói bạn connhoemkhong có chiều sâu.

Chào Thầy Viên Quang,

Câu chuyện có ý nghĩa rất hay nhưng minh định chỉ thắc mắc : nếu con quỷ nó đòi ăn thịt Đức Vua thì sẽ như thế nào nhỉ ? Một vị vua dám hy sinh vợ con để cầu Đạo liệu có dám hy sinh thân mình không ?

Thực ra các câu chuyện đó chỉ là ví dụ cho sinh động để người tu học dễ hiểu mà thôi chứ trên thực tế thì sẽ không có như vậy.Cô Diệu Đức nói là thực tế,còn Thầy Viên Quang thì nói về sự ẩn dụ ... Cho nên cả hai người đều nói đúng cả.
 

minhđịnh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2011
Bài viết
1,036
Điểm tương tác
255
Điểm
63
Có thật bạn là người cầu Pháp ?
Ngài Viên Quang 6 đã cứu bạn nhiều phen mà còn không biết tạ ơn lại còn ....
Hãy trút bỏ những gì bạn đang hiểu và làm lại từ đầu. nếu không thì đạo chẳng thành mà còn mang tội danh phỉ báng Phật.
Trích dẫn kinh Phật theo kiểu của bạn , rồi áp đặt cái nghĩ của mình cho ý kinh thì trên đời này người học Phật không ai dám làm cả. Ôi thật là đáng sợ thay cho người học Phật như bạn.
xin được tặng bạn bài này


Chào bạn connhoemkhong,

Minh định hiểu ý bạn muốn chê trách cô Diệu Đức là chỉ hiểu theo nghĩa đen của sách vở,hiểu theo kiểu học vẹt,bị chấp vào lời nói câu chữ mà không nhìn ra được ẩn ý của kinh sách ?

Thực ra bạn mới chính là người bị chấp và vướng mắc vào Kinh sách vậy.

Lấy ví dụ câu truyện của Thầy Viên Quang.Ý nghĩa chính mà đa phần chúng ta đều hiểu là nói về sự xả bỏ chấp,ngã.Còn một ý nghĩa ẩn dụ nữa mà đa phần chúng ta bỏ qua : Đó là lòng Từ Bi, thông qua việc vị Tỳ Sa Môn Thiên Vương trả lại vợ con cho đức Vua ... đó là lời trách nhẹ nhàng,cũng là lời cảnh tỉnh cho nhà Vua vậy :

Đừng vì ham muốn cầu Đạo mà sa vào mê lầm,lạc lối dẫn đến trở thành người Vô cảm,đến cả vợ con cũng có thể hy sinh vì cái goi là...Đạo.Đạo không ở nơi cao siêu hay chốn Cực Lạc nào,Đạo ở ngay tình thương giữa con người với nhau...đừng vì khát Đạo mà hóa vô tình.

Đó cũng là ý nghĩa của các Bậc Bồ Tát "thõng tay vào chợ" là vậy.

Cho nên cô Diệu Đức hiểu như vậy cũng là đúng.Cứ nhìn câu chuyện Đức Phật khi dứt áo đi tu thì biết.Phật không ở chốn cao siêu huyền bí nào hết,Phật trước hết là một con người với đầy đủ lòng Từ Bi như ý nghĩa của từ này.

Thân
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
sẽ chuyển về Phật học tổng quan

Xin trân trọng những tư duy và công đức đào sâu ẩn nghĩa trong kinh điển của các Đạo Hữu.

Ước mong rằng chúng ta sẽ bỏ qua những khác biệt về tư kiến, và bất đồng, để cùng nhau tu học như vầy. V/Q nghĩ sẽ được vô cùng lợi ích cho chư Thiên, loài người, trong đó có cả chúng ta.

V/Q sẽ chuyển chủ đề này vào Thảo luận Phật học Tổng quan. Lấy tên mới là"Hãy tìm ẩn nghĩa"

images


Kính cúng dường quý Đạo Hữu, mỗi người một tòa sen để tọa chủ.

Kính chúc quý Đạo Hữu thân tâm an lạc.

V/Q
 
Last edited:

lavinhcuong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
30 Thg 7 2010
Bài viết
803
Điểm tương tác
677
Điểm
93
Kính cám ơn Thầy Viên Quang đã xóa bớt RÁC RẾN trước khi chuyển về đây.

Xin thông báo cùng các thành viên :

Khi thảo luận phải dùng lời lẻ ôn hòa, nhã nhặn, lễ độ, (không được xưng "TA, NGƯƠI", ....V....V......); không được XẢ RÁC trong diễn đàn, gây mất mỹ quan.

Riêng đối với những hậu thân của phamvandung57, nếu XẢ RÁC thì bài sẽ lập tức bị xóa (vì thành viên này đã được nhắc nhở nhiều rồi, nay không có di chuyển hay cảnh cáo nữa).

Sau ba bài bị xóa sẽ bị cấm vào Box Phật Học Tổng Quan này, (bất luận bài viết có lỗi gì hay không cũng sẽ bị xóa).

Nếu ai cố tình quậy phá sẽ "được" di chuyển về V/p Ban Tổng Quản chờ xét.

Kính mong quý đạo hữu thảo luận trong tinh thần ÔN HÒA, NHÃ NHẶN.

Kính Thông Báo !

 

vodanhladanh

Registered
Phật tử
Tham gia
24 Thg 1 2015
Bài viết
317
Điểm tương tác
274
Điểm
43
Chào bạn Hoàng Mai,

Đọc bài viết rất hay của bạn minh định đang gật gù tâm đắc thì tự nhiên cái đoạn cuối này làm minh định chới với,nó làm hỏng bài viết của bạn rồi.Hic

Nhiều người nghĩ lầm rằng đợi thành Phật rồi sẽ độ sinh. Đây là cái quan kiến sai lầm, vì thành Phật rồi thì đâu có thấy có chúng sinh mê lầm nữa mà chỉ thấy một Phật Quốc đã hoàn thành "đâu cũng Phật, đâu đâu cũng Phật".


Chào tất cả các bạn!
Mình muốn đưa ra một quan thuần duy lí.
Nhưng mình nghĩa nó rất hữu ích.
Khi học toán phổ thông, trong bài giải toán có 1 phần nhỏ nhưng rất quan trọng, đó là điều kiện. khi ta có 1 phương trình hay một bất đẳng thức thì ta phải lưu ý điều kiện.
Điều kiện chỉ ra phạm vi để phương trình hay bất đẳng thức đó còn đúng, vượt ra ngoài thì phương trình hay bất đảng thức có thể sai.
Kinh sách cũng vậy, cũng có điều kiện của kinh sách. Ta phải lưu ý kinh sách này viết hay nói trong điều kiện nào, cho ai, mục đích là gì, Kinh sách phải được hiểu trong điều kiện của nó.
Chẳng phải đã khẳng định, Pháp là phương tiện sao?
Đức Phật Thích Ca đã nhắc nhở: trong 40 mươi năm thuyết pháp ta chưa hề nói điều gì để nhấn mạnh điều này.
Người này đọc kinh của người kia và hiểu trong điều kiện của mình, đọc kinh của người tu theo pháp tu của họ và đánh giá theo pháp tu của mình. Nếu pháp tu của người và ta giống nhau thì thấy đúng, nếu pháp tu của người và ta khác nhau thì thấy sai. Đây là lẽ thường, không nên lấy làm bực bội khi gặp phải ý kiến trái lý tưởng của mình.
Nếu chúng ta dành thời gian để hiểu tại sao người khác hiểu như thế mới thực sự là giao lưu tư tưởng. Còn nếu chúng ta dành thời gian để chứng minh mình đúng người sai nhưng trong điều kiện của mình, thì kết quả luôn là ta đúng người sai, bất kể người kia trích dẩn kinh sách ở đâu, cao siêu thế nào, theo tiếng Hán, hay theo tiếng Phạn, hay theo tiếng Anh...
Mong tất cả các bạn hạ nhiệt để thấy nhau rõ hơn.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên