Cùng nhau tìm học kinh Thủ Lăng Nghiêm _ 4 : cách cởi nút 6 căn

D

dieungo

Guest
tánh nghe và cái biết hoàn toàn khác nhau tại sao lại cứ ngộ nhận là 1 nhỉ?
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 7 2011
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63
Thật lòng TH hiểu những gì Diệu Đức đã viết hết chứ. Nhưng TH thấy có một chổ là Diệu Đức vẫn chưa thấy lúc Diệu Đức sử dụng câu văn và bảo vệ suy nghĩ của mình. Tấm lòng của đạo hữu rất đáng trân trọng! Mỗi từ, mỗi câu văn đều là công khó nhọc, học hỏi, tìm tòi và rồi chia sẽ cho mọi người như mong muốn của mình và của mọi người.
Nếu không câu nệ văn tự và cách suy nghĩ thì dù lá hay hoa cũng từ một cây mà ra. Tặng tất cả những lá và hoa của Pháp Phật đến cho Diệu Đức cũng như mọi người. Mong rằng Cô vẫn giữ son sắc một tấm lòng cho Diễn đàn. Không câu nệ sự phiền hà của người khác đem đến cho mình, và những khó khăn cũng như muộn phiền khi gặp phải trong quá trình thảo luận.

Thật ra có nói như thế nào thì chúng ta cũng đang vẽ đầu thêm đầu cho tất cả. Vốn dĩ trong tâm của người giác ngộ đã có đủ hành trang. Đôi khi hành trang đó còn đẹp hơn những gì chúng ta cố gói cho họ!.

Nhưng chúng ta đành múa rìu qua mắt thợ, cũng để chia sẽ cho người bở ngở mới vào ngưỡng cửa của những trang Kinh.

Thật lòng xin lượng thứ cho tất cả nỗi phiền nếu có đã gây ra cho Diệu Đức!.


p/s: TH chưa có một lúc nào có cảm giác không vui và không hài lòng gì ở Diệu Đức cả. Ngay từ khi vào Diễn đàn đã có duyên đọc những trang của cô ở những buổi đầu rồi ( chắc duyên vậy!) sau đó thì bám riết theo sinh ra đủ chuyện đấy chứ. Thôi thì muôn chữ cũng bằng KHÔNG. Trước cũng không nói, sau cũng không nói. Trà TH mời Diệu Đức vẫn thơm lừng mùi sen đạo vị.


Một lần nữa lại xin lỗi Diệu Đức về câu đề nghị này không biết có đúng như TH đã hiểu không:

Cho nên, nếu chúng ta chỉ có được cái thể sáng suốt của tính nghe – khi không có thanh trần có thể viết lại như vầy
" cho nên, chúng ta luôn có cái thể sáng suốt của tính nghe- khi có hay không có thanh trần"

Kinh trên cũng bắt nguồn từ nạn Ma Đăng Già của ngài A Nan. Phật vì thương A Nan và chúng sanh đời sau mà chỉ ra cái thật tướng của các căn.
Ý nghĩa của Kinh đâu dạy chúng ta phải làm người trí bằng cách bỏ "nghe vọng" để có được tánh nghe mới hiểu được kinh Phật thuyết !

Mà là Phật khéo phương tiện chỉ dạy ngài A Nan qua các ví dụ ( hiện tượng nghe và không nghe thấy ) để nhận lại tánh nghe bất sinh bất diệt của mình xưa nay.
Nghe vọng mà nhận ra được cái như để biết đâu là của báo thật sự . Chứ không phải bỏ vọng mới nghe được cái như !
Đức Phật không bảo người nghe ( lúc đó là bốn chúng và cả ngài A Nan) bỏ nghe vọng để có được tánh nghe mới hiểu lời Phật dạy. Mà ngay đó Đức Phật dùng lời vọng ( lời giảng dạy), dùng hiện tượng vọng ( các ví dụ và việc làm của chúng bằng cách gõ chuông cho ngài A Nan nghe ) để qua những cái vọng đó mà bốn chúng cũng như ngài A Nan nhận lại cái tánh nghe của mình ( các căn khác cũng thế).

Tại TH chỉ sợ cô hiểu chưa rõ ý kinh, và sợ người khác đọc không hiểu được ý của cô muốn nói nên mới nhiều chuyện vậy.
Bỏ qua cho TH!

Chúc cô an lạc!


 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chào bạn Tấn Hạnh,
Đọc bài Bạn viết d/đ thấy lòng mình rất nhẹ nhàng. Nhưng d/đ không hiểu được ý câu Bạn viết : Nhưng TH thấy có một chổ là Diệu Đức vẫn chưa thấy lúc Diệu Đức sử dụng câu văn và bảo vệ suy nghĩ của mình”. Bạn làm dấu ngắt đoạn dùm - để d/đ hiểu được ý Bạn. Vì lời nhận xét này của Bạn sẽ giúp d/đ biết chỗ thiếu sót của d/đ.
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->

d/đ ít khi uống trà nên chỗ hiểu về trà của d/đ rất là giới hạn. Nhưng khi uống trà của Bạn d/đ cảm nhận được mùi sen đạo vị - thật là thích thú…

Còn Bạn tặng d/đ những lá và hoa của Phật Pháp. Thì vì lời Phật giảng là hoa – nên d/đ chỉ mong được làm lá - để khi rụng rồi cũng có thể vun bồi cho hoa nở đẹp.

Từ trước đến giờ chưa bao giờ d/đ cảm thấy phiền não khi thảo luận. Trái lại, sau mỗi lần thảo luận d/đ hiểu thêm được nhiều điều. Nhưng nổi lo lắng của d/đ khi xảy ra tranh luận - là làm cho tâm người tranh luận bị động và người đọc bị rối rắm. Điều này, không có lợi cho người tu học Phật đạo. Do đó, d/đ rất muốn chấm dứt cuộc tranh luận – nhưng làm sao chấm dứt cuộc tranh luận mà bảo vệ được chỗ hiểu của mình – mới là điều làm cho d/đ lúng túng. Vì vậy, đối với Bạn - d/đ không có gì để lượng thứ hay không lượng thứ cả - Bạn đừng để ý cho nặng lòng...


Còn Bạn đề nghị sữa lại câu d/đ viết thành : "cho nên, chúng ta luôn có cái thể sáng suốt của tính nghe- khi có hay không có thanh trần" - thì cũng là một ý d/đ hiểu. Nhưng chưa phải là ý d/đ muốn chia sẻ về lời ngài Văn Thù nói trong trường hợp này.

Vì lời nói này là ngài Văn Thù chọn cho ngài A Nan và chúng sanh đời sau – cái căn phương tiện để cởi nút các căn ; chớ không phải chỉ cho ngài A Nan và chúng sanh đời sau thấy thật tướng của các căn - như khi đức Phật Thích Ca gõ chuông chỉ cho ngài A Nan và bốn chúng thấy - trong cái thân tâm vô thường hư dối này vẫn còn có cái của riêng mình ; tính nghe - thường còn không biến đổi.

Và ngài Văn Thù dạy “xoay cái nghe điên đảo về nghe từ tính” là để chỉ chúng ta cách dùng cái nghe điên đảo chuyển thành cái nghe sáng suốt của tự tính. Điều này cũng ví như - làm sao để sử dụng được thế lực của ngọc lưu ly giúp chúng ta nhìn thấy và vớt được ngọc ly chìm dưới đáy biển khi mặt hồ động.

Vì biết mình có kho báu và lấy được kho báu để sử dụng là hai cái khác nhau. Cũng như, biết mình đang sống trong cảnh huyễn hóa và thoát ra khỏi cảnh huyễn hóa - là hai cái khác nhau – không phải một vậy.

Do hiểu như vậy - nên không bao giờ d/đ nói : Ý nghĩa của Kinh dạy chúng ta phải làm người trí bằng cách bỏ "nghe vọng" để có được tánh nghe mới hiểu được kinh Phật thuyết !

Thân
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Kính tất cả Sư Huynh, Sư Tỷ...
Đọc thấy các Huynh, Tỷ thảo luận rất nhiều ý hay, đáng học hỏi. Thật là hương vị của câu Sư Phụ mình dạy: "Ăn cơm có canh, tu hành (phải) có bạn". Ngu đệ củng nổi máu anh hùng lên góp vào thảo luận.
Cũng như, biết mình đang sống trong cảnh huyễn hóa và thoát ra khỏi cảnh huyễn hóa - là hai cái khác nhau – không phải một vậy.
Thưa rằng là một đấy, như câu Kinh Viên Giác "Tri huyển tức ly, ly huyễn tức Giác".
Tất cả đồng là huyễn. Kể cả "tri" "ly" "giác" .
Xin tham gia thảo luận vấn đề "mở gút" _ Kính.
 

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 7 2011
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63
Chiếu Thanh, Diệu Đức và các đồng hữu kính !

Tâm tình người học đạo xem trí tuệ Phật Pháp quý hơn sinh mạng của mình. Nhiều khi nước mắt rơi khi không thấy đường ra của Pháp tu mình đang hành. Chén cơm bưng trên tay đang ăn mà nước mắt vẫn cứ chảy. Không phải khóc vì bất cứ đau khổ hay sung sướng gì đang xảy đến cho mình. Mà khóc vì mình ngu, chưa thấy được chổ diệu dụng của pháp tu dù đã hiểu trên văn tự. Năm tháng trôi, tuổi đời càng ngắn, đường về càng gần mà đạo vẫn chưa có sở đắc. Nhưng tâm thành một lối, chí cầu đạo không sờn thì ánh sáng của trí tuệ đến một lúc chợt nhận ra rằng ta đã đi quá xa ngôi nhà của mình mà cầu tìm, tất sẽ đau khổ không thể nào dứt....


Chỉ vì cùng chung một ngôi nhà Pháp nên mới nhọc lòng cùng nhau thế này !. Chỉ một điều là tự mỗi người biết nhận lấy của báu có sẳng không cần tìm cầu, thì mới thoát liểu lời Kinh. Chứ vẫn cứ nghĩ rằng phải nương theo phương tiện gì hay cái gì để thấy của báu mình đi tìm, thì MAI BÊN NHÀ ĐÃ NỞ, NGƯỜI VẪN ĐI TÌM XUÂN!

Cô D/Đ viết : "
ngài Văn Thù chọn cho ngài A Nan và chúng sanh đời sau – cái căn phương tiện để cởi nút các căn ; chớ không phải chỉ cho ngài A Nan và chúng sanh đời sau thấy thật tướng của các căn - như khi đức Phật Thích Ca gõ chuông chỉ cho ngài A Nan và bốn chúng thấy - trong cái thân tâm vô thường hư dối này vẫn còn có cái của riêng mình ; tính nghe - thường còn không biến đổi."

Chổ này không phải là lấy phương tiện Vọng để nhận ra cái Chân luôn hiện hữu sao!?. Đâu có khác! Vọng Chân cũng không hai. Vọng chỉ là biến hiện của Chân. Vì có Chân nên có Vọng. Như có Hình thì có Bóng. Đâu phải là hai! Sao phải cố bỏ!
Cởi nút sáu căn, là thấy có buộc nên có cởi. Mà kỳ thực buộc là do mê mà có, chứ sáu căn vẫn sáng ngời có buộc gì vào. Đức Phật dùng phương tiện vọng để bốn chúng thấy ra thật tướng của các căn xưa nay vẫn vậy. Ánh sáng trong ngôi nhà vẫn chiếu ra các cửa sáng rực. Như ngọc lưu ly chìm dưới đáy biển, dù cho mặt biển có gợn sóng bao nhiêu thì ngọc lưu ly vẫn sáng như bản chất của nó. Không vì sóng to hay sóng nhỏ, ngọc lưu ly vẫn sáng không trước cũng không sau những cơn sóng. Ánh sáng ngọc lưu ly chiếu khắp không lúc nào dừng thì đợi gì có sóng hay không sóng, sóng lớn hay sóng nhỏ, sóng sau hay sóng trước mà tìm thấy ngọc lưu ly!!!

Cô D/Đ viết : "Và ngài Văn Thù dạy “xoay cái nghe điên đảo về nghe từ tính” là để chỉ chúng ta cách dùng cái nghe điên đảo chuyển thành cái nghe sáng suốt của tự tính. Điều này cũng ví như - làm sao để sử dụng được thế lực của ngọc lưu ly giúp chúng ta nhìn thấy và vớt được ngọc ly chìm dưới đáy biển khi mặt hồ động."

( Xoay, nghĩa là xoay lại, là nhìn cho đúng hướng, xoay lại nhận lấy tánh nghe của ta lúc nào cũng hiện hữu nhất như không biến đổi, chứ không phải dạy ta chạy ra nhận lấy cái nghe theo duyên trần bên ngoài làm cái nghe! Cũng không dạy ta phải chuyển cái gì thành cái gì cả ! )

Thấy có hai nên có chuyển, có đổi ! Có thấy hai, nên cố ra sức lao chùi! Đức Phật có dạy chúng ta chuyển cái nghe điên đảo thành cái nghe tự tánh sao? !!!
Sao cứ muốn bắt bóng chuyển thành hình, vọng chuyển thành chân, sóng chuyển thành biển!...Bóng, vọng, sóng kia từ đâu mà có....

Có chuyển, ất có cái này và có cái kia, nên mới thấy phải chuyển, phải đổi! Cố tách bóng rời hình, sóng rời biển để có được một HÌNH thật sự? một BIỂN lặng yên không sóng?
Rồi sau đó bóng vẫn bên hình, sóng vẫn trên biển. Không lúc nào mất, không lúc nào dừng. Vậy thì sẽ cứ chuyển dài dài.....Chuyển hoài mà sao bóng vẫn theo hình, sóng vẫn trên biển. Chuyển hoài mà vẫn không được. ( mệt lắm !). Hình như ngày xưa có tích về một ngài tên Thần Tú làm giống vậy!

"sử dụng được thế lực của ngọc lưu ly giúp chúng ta nhìn thấy và vớt được ngọc ly chìm dưới đáy biển khi mặt hồ động." -> Ngọc lưu ly trên biển, dưới biển , dù động hay không động vẫn sáng rạng ngời tỏa chiếu khắp nơi. Nơi đâu ngọc lưu ly vẫn chiếu ánh sáng như nhau cùng khắp. Vớt để làm gì?

Ngọc lưu ly chiếu sáng khắp nơi, cùng một ánh sáng không sai khác. Vớt ngọc lưu ly lên, đem đến nơi khác thì ánh sáng ngọc lưu ly vẫn vậy không tăng giảm. Vậy nhọc công vớt ngọc lưu ly để làm gì. Muốn riêng sở hữu vì thấy ánh sáng quá đẹp của nó nên thích ( có cái sở đắc? ) Nhưng không biết rằng dù đem đi đâu, cất nơi nào. Trên hay dưới, phải hay trái, trong hay ngoài, nhơ hay tịnh, ngọc lưu ly vẫn tỏ sáng rạng ngời không chướng ngại. Vì bản chất của ngọc lưu ly là phá tan bóng tối chiếu sáng không ngần mé, xuyên tất cả không chướng ngại. Mọi vật cũng từ ánh sáng này mà được chiếu rõ hình dáng. Vậy ngọc lưu ly kia vì sợ bị chìm dưới đáy biển sâu, vì sợ bị sóng che lấp ánh sáng mà cần phải vớt lên hay không?!!!

Xin thưa, Không cần! không cần!



Còn câu này thì dành cho các đồng hữu khác luận tiếp:

" Vì biết mình có kho báu và lấy được kho báu để sử dụng là hai cái khác nhau. Cũng như, biết mình đang sống trong cảnh huyễn hóa và thoát ra khỏi cảnh huyễn hóa - là hai cái khác nhau – không phải một vậy. "



 

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 7 2011
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63
Kính tất cả Sư Huynh, Sư Tỷ...
Đọc thấy các Huynh, Tỷ thảo luận rất nhiều ý hay, đáng học hỏi. Thật là hương vị của câu Sư Phụ mình dạy: "Ăn cơm có canh, tu hành (phải) có bạn". Ngu đệ củng nổi máu anh hùng lên góp vào thảo luận.

Thưa rằng là một đấy, như câu Kinh Viên Giác "Tri huyển tức ly, ly huyễn tức Giác".
Tất cả đồng là huyễn. Kể cả "tri" "ly" "giác" .
Xin tham gia thảo luận vấn đề "mở gút" _ Kính.


Cảm ơn ChiếuThanh đã "mở gút" tiếp mình nhe. Gút này to và khỏe quá, mở muốn bở hơi luôn vậy!!!

Trên trời nắng, dưới trời mưa.
Giữa trời mây vẫn lưa thưa bay về.

TH
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chào bạn Chiếu Thanh,

d/đ nói :

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
Cũng như, biết mình đang sống trong cảnh huyễn hóa và thoát ra khỏi cảnh huyễn hóa - là hai cái khác nhau – không phải một vậy.
Là ý nói “biết và thoát ra khỏi” là hai cái (hai thứ) khác nhau.

Do đó, Bạn dùng câu Kinh Viên Giác : “Tri huyễn tức ly, ly tức Giác” để chứng minh “biết và thoát ra khỏi” là một”.
Và nói : tất cả “tri” “ly” “giác” đồng là huyễn.

Thì quả thật d/đ không biết Bạn hiểu câu d/đ như thế nào !?
Vì dầu không luận bàn về nghĩa của hai chữ “Tri và Giác” trong câu kinh Viên Giác.

Thì chỉ việc Bạn cho rằng “tri” “ly” “giác” đều là huyễn.
d/đ cũng đã không hiểu vì sao Bạn lại dùng để chứng minh câu d/đ nói : biết mình đang sống trong cảnh huyễn hóa và thoát ra khỏi cảnh huyễn hóa - là hai cái khác nhau – không phải một.

Rồi lại nghe bạn Tấn Hạnh nói :

Cảm ơn ChiếuThanh đã "mở gút" tiếp mình nhe. Gút này to và khỏe quá, mở muốn bở hơi luôn vậy!!!
Làm cho d/đ hoang mang – không hiểu d/đ nói không rõ hay hai Bạn hiểu quá sâu.
Và chỗ hiểu quá sâu như vậy của hai Bạn - d/đ hiểu không tới. Cho nên, d/đ sẽ lắng nghe các Bạn thảo luận – không dám góp ý.

Riêng d/đ muốn đính chánh với các bạn tham gia thảo luận : lời d/đ nói nói sao thì nghĩa vậy. Còn nghĩa sâu bạn Chiếu Thanh mời thảo luận – d/đ không hiểu tới.

Thân chào
 

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 7 2011
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63
Kính Diệu Đức !

Tấn Hạnh nói :
Cảm ơn ChiếuThanh đã "mở gút" tiếp mình nhe. Gút này to và khỏe quá, mở muốn bở hơi luôn vậy!!!

Là TH cảm ơn Chiếu Thanh đã có lòng tham gia thảo luận cùng vấn đề này ( vì quay đi quay lại chỉ có một ít đạo hữu tham gia thảo luận với Diệu Đức và TH à ). Nên hơi buồn chút, và vui nên mới cảm ơn CT đã tham gia góp ý thêm.

Còn bảo gút này to và khỏe quá, gở muốn bở hơi là vì vấn đề quá sâu rộng khi thảo luận. Nhiều khi thấy khó vì TH và DĐ có hai dòng suy nghĩ khác nhau nên thảo luận nghĩa hoài mà vẫn chưa rốt ráo được.

Đó chỉ là cách dùng từ ngộ nghĩnh và dân dã một chút thôi.

Diệu Đức đừng hiểu sai ý TH là đa tạ rồi.

Lại mời Diệu Đức dùng trà thay lời vậy!
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chảo bạn Tấn Hạnh,
Xin lỗi Bạn - d/đ đã hiểu sai ý của Bạn. Có lẽ vì d/đ còn đang thắc mắc về bài viết của bạn Chiếu Thanh nên khi nghe Bạn cảm ơn Chiếu Thanh. Vì vậy, d/đ đã hiểu sai ý Bạn.

Còn d/đ không tham gia thảo luận (mặc dầu là thảo luận lời d/đ nói) là vì từ câu d/đ nói :
“biết mình đang sống trong cảnh huyễn hóa và thoát ra khỏi cảnh huyễn hóa - là hai cái khác nhau – không phải một vậy”.

mà bạn Chiếu Thanh lại dùng câu trong kinh Viên Giác : "Tri huyển tức ly, ly huyễn tức Giác".
Với lời giải thích : Tất cả đồng là huyễn. Kể cả "tri" "ly" "giác"

để khẳng định lời d/đ sai.

Thì chỗ hiểu của bạn Chiếu Thanh đã quá xa điều d/đ muốn chia sẻ.

Và vì d/đ nghĩ – chúng ta tham khảo là để học hiểu thêm những phần của con voi mà chúng ta chưa rờ được.
Vì theo chỗ biết của d/đ thì mỗi chúng ta - đều mới hiểu được một phần Phật Pháp. Và mục đích chúng ta thảo luận là để trao đổi với nhau về chỗ hiểu của mình để giúp nhau có cái hiểu rộng và đúng về Phật Pháp. Còn hiểu sâu hay cạn là do duyên của mỗi người.

Do đó, d/đ chỉ muốn chia sẻ chỗ hiểu của d/đ và giải thích về chỗ hiểu của mình và chỉ muốn thảo luận khi chỗ hiểu của d/đ bị phạm lỗi ; chớ d/đ không muốn thảo luận để tranh cao thấp – ai đúng ai sai.

Vì vậy, với lời khẳng định của bạn Chiếu Thanh mà d/đ tham gia thảo luận sẽ chóng trở thành tranh luận. Điều d/đ cố tránh.


Giờ d/đ giải thích về những điều d/đ nói.
d/đ cũng có cái biết như Bạn - của báu sẵn có không cần tìm cầu. Nhưng điều d/đ thấy và muốn chia sẻ - là đức Phật còn dạy chúng ta cách sử dụng của báu để dùng vào việc tương lai - như lời Phật nói trong kinh Đại Bát Niết Bàn :

Nầy Thiện nam tử ! Kinh Đại Niết Bàn là tạng bí mật của tất cả Phật. Vì chư Phật dầu có mười một bộ kinh, nhưng chẳng nói Phật tánh, chẳng nói thường, lạc, ngã, tịnh của Như Lai, chẳng nói chư Phật trọn không rốt ráo nhập Niết Bàn. Vì thế nên kinh nầy gọi là tạng bí mật của Như Lai. Trong mười một bộ kinh chẳng nói đến nên gọi là tạng. (=> Phật tánh thuộc về tạng bí mật của Như Lai – và là bảo vật của chúng sanh)

Như thất bảo của người chẳng đem ra ngòai để dùng thời gọi là bảo tạng. Tài vật của người nầy chứa cất để dùng vào việc tương lai.

Nghĩa là dự phòng lúc lúa gạo mắc, giặc đến xâm lăng, chính trị khổ khắc, thời dùng để chuộc mạng, hoặc đường giao thông bế tắc mới đem ra dùng. Cũng vậy, tạng bí mật của Như Lai cũng để dự phòng đời vị lai các Tỳ Kheo ác chứa vật bất tịnh, đối với tứ chúng nói Như Lai rốt ráo nhập Niết Bàn, đọc tụng sách vở thế gian, chẳng kính kinh điển của Phật. Lúc những điều ác như vậy hiện ra nơi đời, đức Như Lai vì muốn dứt các sự ác ấy nên diễn nói kinh nầy, khiến mọi người xa lìa những lợi dưỡng tà mạn. Lúc kinh tạng bí mật nầy dứt diệt, nên biết đó là thời kỳ Phật pháp diệt.

http://old.thuvienhoasen.org/kinh-dbnb-20-5.htm
Nhưng sử dụng của báu như thế nào - thì không thể trích dẫn một vài đoạn kinh mà có thể chứng minh được điều d/đ thấy và hiểu.

Còn cởi nút sáu căn là do Phật nói trong quyển 5 của kinh Thủ Lăng Nghiêm ( http://old.thuvienhoasen.org/kinhthulangnghiem-tamminh-05.htm ).

Cho nên, d/đ nghĩ chúng ta có quyền tin hay không tin, cần hay không cần (vì lời dạy này không hợp với căn cơ của mình) - chớ không nên luận sai đúng.
Còn nếu nói sai thì chúng ta phải chỉ ra được “sai chỗ nào”. Riêng d/đ thì d/đ tin theo lời giảng này.


Còn sở dĩ d/đ nói : ngài Văn Thù dạy “xoay cái nghe điên đảo về nghe từ tính” là để chỉ chúng ta cách dùng cái nghe điên đảo chuyển thành cái nghe sáng suốt của tự tính.
Là do những lời ngài Văn Thù nói trong đoạn kệ - có nói lời này :

"Tôi nay xin bạch đức Thế-tôn,
Phật ra đời trong cõi Sa-bà,

Trong cõi nầy, lối dạy chân-thật,

Thanh-tịnh,
do chỗ nóinghe;
Nay muốn tu-chứngTam-ma-đề,

Thật nên
do cái nghe mà vào." (=> cái nghe mà ngài Văn Thù nói trong trường hợp này là do nhĩ căn duyên với thanh trần)
………..
…………
“Hiện nay, trong cõi Sa-bà nầy,
Các thứ thanh-luận được truyền-bá,

Do chúng-sinh
bỏ mất tính-nghe,
Theo thanh-trần, nên bị lưu-chuyển;

…….

…….
Hỡi đại-chúng và ông A-nan,
Hãy xoay lại
cái nghe điên-đảo,

Xoay cái nghe về, nghe tự-tính,
Nhận tự-tính, thành đạo vô-thượng;

Thật-tính viên-thông là như thế."
(=> dùng cái nghe điên đảo làm phương tiện để xoay).
Ngoài ra, ngài Văn Thù còn nói tiếp :

"Đây thật là một đường thẳng tiến
Vào Niết-bàn của vi-trần Phật;

Các đức Như-lai trong quá-khứ

Đều đã thành-tựu pháp-môn nầy;

Các vị Bồ-tát trong hiện-tại

Điều viên-minh vào pháp-môn ấy;

Những người tu-học đời vị-lai
Đều nên nương theo pháp-môn đó;


http://old.thuvienhoasen.org/kinhthulangnghiem-tamminh-06.htm
Do đó, xoay cái nghe điên đảo về nghe tự tính là pháp tu học. Nghĩa là muốn có được cái nghe tự tính – chúng ta phải tu học cách xoay cái nghe điên đảo ; chớ không phải xoay lại là có được cái nghe tự tính.
Vả lại, ngài Văn Thù cũng có nói rõ - “xoay cái nghe điên đảo về nghe tự tính” - chớ không phải chỉ nói “xoay cái nghe về nghe tự tính”.


Còn Bạn nói :

Ngọc lưu ly trên biển, dưới biển , dù động hay không động vẫn sáng rạng ngời tỏa chiếu khắp nơi. Nơi đâu ngọc lưu ly vẫn chiếu ánh sáng như nhau cùng khắp. Vớt để làm gì?

Thì d/đ mời Bạn đọc đoạn kinh đức Phật giảng trong kinh Đại Bát Niết Bàn :

Các thầy nên biết rằng chỗ tu pháp khỗ vô thường trước kia chẳng phải là chơn thật. Ví như mùa xuân, có một nhóm người chơi thuyền trong hồ lớn làm rớt chìm ngọc lưu ly. Nhóm người ấy ,liền cùng nhau hụp lặn tìm ngọc, bóc nhằm hòn sõi viên đá, bụng mừng cho là ngọc, đến lúc đem ra khỏi nước mới rõ là không phải. Lúc ấy ngọc lưu ly vẫn ở dưới nước, do thế lực của ngọc mà nước hồ đều đứng trong. Bấy giờ nhóm người ấy mới nhìn thấy viên ngọc. Có một người trí tìm cách khéo chẫm rãi lặn xuống tìm vớt được ngọc.

Các thầy chớ nên cho sự tu tập pháp quán vô thường, khổ, vô ngã, bất tịnh như vậy là thật nghĩa
.Như nhóm người kia lặn xuống nước bốc nhằm sạn đá mà cho là ngọc. Các thầy phải khôn khéo nơi nơi chỗ chỗ .luôn tu pháp quán ngã, thường, lạc, tịnh. Lại cần nên biết tướng mạo tu tập bốn pháp trước kia đều là điên đảo. Muốn được chơn thiệt tu các pháp quán, tức là quán ngã, thường, lạc, tịnh thời phải như người trí khéo vớt được ngọc
kia.


http://old.thuvienhoasen.org/kinh-dbnb-03.htm
Do lời giảng này - nên d/đ mới nói đến việc tìm vớt ngọc khi mặt hồ động.

Chỗ hiểu của d/đ là như vậy. Còn Bạn hiểu sao về những lời giảng này của Phật và ngài Văn Thù - xin chia sẻ.

Thân

 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Kính Diệu Đức, Tấn Hạnh, cùng tất cả đồng hửu.

Trong tâm thức CT rất mực kính phục các vị đã công phu nghiền ngẫm, đào sâu nghỉa lý Đại thừa. Mình chỉ là hậu học nên góp vài dòng linh tinh.

Thưa rằng: "Tri huyễn tức ly, ly huyễn tức giác" và tất cả đều là huyễn, cả "Tri" "Ly" Giác".

Nghĩa là thấy biết cái huyễn thì đồng thời phải thấy biết cái "Thấy Biết" cũng là huyễn luôn, tức là cái "sở hữu của Ta" "cái thấy biết của ta" cũng là huyễn luôn, Như vậy mới thật sự là "Tri huyễn".

"Tri huyễn" là "Tri sự huyễn" và "tri tức huyễn". Ngoại quán và nội quán. (Chẳng lẻ anh chơi khôn quá! thấy người ta huyễn còn minh thì không à - xin đùa chút xíu)

"Cái của ta" là huyễn rồi thì "ly" và "giác" củng là huyễn cã! Vì "cái của ta" không thật rồi thì "ta ly" "ta giác" là thật sao?

Hình như trong Thiền Tông không có lời "Ta giác ngộ"!

Bấy nhiêu tham gia cùng Thão luận.
Kính.
 
D

dieungo

Guest
Chào bạn ChieuThanh (tất cả đều là huyễn, cả "Tri" "Ly" Giác")
Không tri, ko ly, ko giác có gọi là giác ngộ ko?
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Chào bạn ChieuThanh (tất cả đều là huyễn, cả "Tri" "Ly" Giác")
Không tri, ko ly, ko giác có gọi là giác ngộ ko?

Kính Diệu Ngộ!

Không Lầm "Tri"!


Hỏi đùa nha! "Diệu" mà có "Ngộ" không?
Và nửa nè : "Ngộ" rồi có "Diệu" không ?
Kính.
 
D

dieungo

Guest
Tất nhiên diệu thì ko ngộ, mà ngộ thì ko diệu vậy
Bạn chieuthanh khi nào không lầm "Tri" và khi nào "Tri" có lầm?
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa

"Tri huyễn tức ly, ly huyễn tức giác" và tất cả đều là huyễn, cả "Tri" "Ly" Giác".

Nghĩa là thấy biết cái huyễn thì đồng thời phải thấy biết cái "Thấy Biết" cũng là huyễn luôn, tức là cái "sở hữu của Ta" "cái thấy biết của ta" cũng là huyễn luôn, Như vậy mới thật sự là "Tri huyễn".

"Tri huyễn" là "Tri sự huyễn" và "tri tức huyễn". Ngoại quán và nội quán. (Chẳng lẻ anh chơi khôn quá! thấy người ta huyễn còn minh thì không à - xin đùa chút xíu)

"Cái của ta" là huyễn rồi thì "ly" và "giác" củng là huyễn cã! Vì "cái của ta" không thật rồi thì "ta ly" "ta giác" là thật sao?



Chào bạn Chiếu Thanh,
Trong câu Bạn viết :
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]--> thấy biết cái huyễn thì đồng thời phải thấy biết cái "Thấy Biết" cũng là huyễn luôn”,
Thì có phải ; thấy biết cái “Thấy Biết” - là - thấy biết cái “Thấy Biết Cái Huyễn”.

Và ý của Bạn là nói : thấy biết - cái thấy biết _ huyễn ; cũng là thấy biết huyễn ?

Nếu đúng - thì d/đ có thấy trong kinh Thủ Lăng Nghiêm đức Phật nói :

nên biết rằng : Sắc thật ở nơi ngọn đèn, cái thấy bị bệnh làm ra có bóng tròn. Cả cái bóng tròn và cái thấy bóng tròn đều là bệnh lòa.

Nhận thấy được bệnh lòa thì cái nhận thấy đó không phải là bệnh;

rốt-cuộc không nên nói rằng bóng tròn là ngọn đèn hay là cái thấy, trong đó còn có bệnh lòa không phải ngọn đèn, không phải cái thấy.

http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-58_4-749_5-50_6-2_17-120_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark
Theo Bạn thì có phải : bệnh lòa - là - cái thấy biết huyễn chăng ?
Còn : nhận thấy được bệnh lòa- là - thấy biết - cái thấy biết _ huyễn chăng ?

Nếu đúng - thì : Nhận thấy được bệnh lòa ; thì cái nhận thấy đó _ không phải là bệnh;
Có phải là : thấy biết được cái thấy biết huyễn ; thì cái thấy biết _ cái thấy biết huyễn đó _ không phải là huyễn chăng ?

Còn câu : trong đó còn có bệnh lòa không phải ngọn đèn, không phải cái thấy.
Thì có phải : trong đó – là - trong cái huyễn
không phải “ngọn đèn” - là - không phải “trần cảnh”,
không phải “cái thấy” - là - không phải “các căn”.

Nếu đúng – thì có phải đức Phật giải thích : trong cái huyễn – còn có bệnh lòa – không phải chỉ có trần cảnh và các căn.

Tóm lại, d/đ thấy trong kinh Thủ Lăng Nghiêm đức Phật giảng :

thấy biết được cái thấy biết huyễn ; thì cái thấy biết _ cái thấy biết huyễn đó _ không phải là huyễn. Vì trong cái huyễn – còn có bệnh lòa – không phải chỉ có trần cảnh và các căn.

Đó là chỗ hiểu theo cách giải của d/đ. Còn Bạn hiểu sao là do duyên của Bạn. d/đ không có ý kiến gì về chỗ hiểu của Bạn.

Xin mời các bạn cùng thảo luận

Thân

 

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 7 2011
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63
Trước khi nói vài lời, cười một cái thật tươi với các đạo hữu cái đã! :)

Cả một vấn đề thảo luận thật dài mà cũng thật hay. Sự bảo vệ quan điểm của Diệu Đức trong thảo luận đã thể hiện quan điểm rõ ràng của bản thân khi tu học, trước sau không thay đổi. Chứng tỏ sự hiểu và ứng dụng trong tu học có sở đắc.

Có hai loại thảo luận đi đến kết quả:

1> Mỗi người mỗi quan điểm riêng theo sự hiểu và tu học của mình. Không đưa đến cái chung của vấn đề cần thảo luận.

( Nếu quan điểm trước sau như một này là đúng với ý nghĩa của chánh Pháp thì nhất định việc tu học trước sau sẽ có kết quả tốt đẹp. Ngược lại là chấp thủ lấy cái hiểu của mình, không tìm thấy sự dung hòa của cả hai và không đúng với chánh pháp thì sẽ trở ngại cho đường tu học và rất nhọc công).

2> Tìm thấy cái chung hay nhất của vấn đề cần thảo luận. Hoặc tôn trọng sự hiểu của người cùng thảo luận với mình, tuy không phải là pháp mình tu, nhưng vẫn thấy được tinh hoa, sự đúng đắn của pháp mà người khác đang tu học. Không chấp thủ ý hiểu của mình.


Ở đây qua những thời thảo luận cùng D/Đ phải nói là TH tìm thấy kết quả như mong muốn ở chọn lựa thứ hai. TH không vì tôn trọng cách hiểu riêng của D/Đ mà thấy được cái hay trong sự học hiểu của D/Đ.

TH biết D/Đ hiểu được tất cả những gì mọi người luận , những gì người khác hiểu !. Nhưng vẫn bảo vệ cách hiểu của mình vì đây là cách mà D/Đ đang ứng dụng tu học cho bản thân. Hiểu rõ lời Phật, từng lớp từ ngoài vào trong thứ tự tu học rõ ràng. Dù người khác bảo rằng như thế là chấp trước văn tự. Nhưng đây là cách tu chắc, tiệm rõ ràng, rồi đốn hoàn toàn sau. Có pháp tu, có chứng đắc. Có phiền não, có ly phiền não. Có giải thoát, có pháp tu giải thoát. ( Không biết hiểu như vậy có sai ý hiểu của D/Đ không, nếu sai có thể chỉnh lại TH sẽ thọ giáo! )

Còn các Đạo Hữu thì lấy giác ngộ của THIỀN mà làm sáng tỏ ý của Kinh Thủ Lăng Nghiêm. Đây là ý rốt ráo của Kinh nếu bàn theo lý Thiền. Ngay một cái nhảy vào đất PHẬT. Nắm ngay tinh hoa của Kinh mà tu học.

Thảo luận thì theo hai cách tu học khác nhau mà thành ra có hai ý tạm gọi là khác nhau. Chứ kỳ thực không có hai đâu!.

Người luận sẽ ra sức làm rõ vấn đề thấy hiểu của mình, giống như có hai ngọn đèn khác nhau. Mỗi ngọn đèn ra sức chiếu sáng cái riêng của nó. Nhưng mục đích đều là chiếu sáng cả. Người đọc sáng thì sẽ tìm ra cách hiểu theo sự tu học của mình. Tuy hai nhưng cũng là một ( nếu không chấp ). Thảo luận là ra sức tìm cho được tinh hoa rốt ráo của lời Kinh. sau đó hiểu và ứng dụng cho việc tu học.

1. Pháp tu học thì từ ngoài mà vào trong.
2. Pháp tu học thì từ trong soi ra ngoài.
Còn một cách khác thì bật tất cả ( khỏi bàn ! ).

Nói gì thì nói, dù đao to búa lớn đến đâu thì việc tu học ngày nay của chúng ta vẫn không vượt qua được sự ứng dụng hai cách tu này để tìm đạo. Vì khi chúng ta ngộ được sự rốt ráo của Kinh ( "hiểu" được rõ ràng ) thì vẫn phải trở lại ứng dụng các pháp tu khác để hổ trợ cho việc tu học được mau viên thành. ( căn tánh chúng ta ngày nay không thể nhạy bén như các Tổ được, nếu nghĩ như vậy là chúng ta đang nuôi dưỡng ngã mạng ! ).

Người trí thì không chấp pháp. Chỉ người mê mới phân biệt. Bệnh thì có nhiều cách để chữa trị. Khéo léo dụng thuốc thì sẽ mau hết bệnh!

TH đã nói về sự hiểu của mình đối với Kinh Thủ lăng Nghiêm. Đã cố múa rìu qua mắt thợ!. Cố gắng đem sự hiểu ( trong cách nhìn
hạn hẹp ) của mình đến với các đạo hữu . Nhưng TH vẫn có dụng cách hiểu mà Diệu Đức đã hiểu trong việc tu học . Làm sợi dây mềm buộc với các Pháp tu, để việc tu học sớm có được hương vị !


Ai trong chúng ta khi tu học cũng nhớ câu truyện giữa Bạch Cư Dị và Thiền sư Ổ Quạ.

Bạch Cư Dị tham đạo với Thiền sư Ổ quạ.

Bạch Cư Dị :

- Thầy có thể cho tôi biết thế nào là đại ý của Phật pháp chăng?

Thiền sư đáp liền:

- Không gì dễ bằng câu hỏi này. Đại quan hãy nghe tôi trả lời đây, đó là:

Vân làm các điều lành
Không làm các điều ác
Giữ tâm ý trong sạch
Đó lời dạy chư Phật

Bạch Cư Dị nghe xong bảo:

- Những điều thầy vừa đáp, con nít lên ba cũng nói được.

Thiền sư mĩm cười:

- Thưa đại quan, con nít lên ba nói được, nhưng ông lão sáu mươi chưa chắc đã làm xong. Ngài có thấy như thế không?


Bao nhiêu đó cũng đủ để chúng ta đem vào trong hành trang tu học của mình rồi!


Mời đạo hữu dùng trà Ổ Quạ ! Trà thơm ! Trà thơm !.




 
H

hoiquangphanchieu

Guest
KÍNH,
đúng là trà thơm trà thơm, năm củ sắp hết năm mới sắp đến, đông qua xuân đến hoa xuân khoe sắc, ôi biết bao nắm mồ lạnh lẽo mới còn mùi đất sét và biết bao hài nhi chào đời...
Cuộc sống như 1 con lốc cuốn đi theo tất cả chỉ còn ta đây! nhưng rồi ta đây cũng không thoát khỏi con lốc kia...đó là cái chết.
......................
Đại đạo ở trước mắt! là câu nói nghe mòn lỗ tai..
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chào bạn Tấn Hạnh,

Đọc bài viết của Bạn - d/đ rất xúc động và an ủi - vì đã có Bạn hiểu d/đ.
Xin được cùng Bạn uống chén trà thơm Ổ Quạ

Thân
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
KÍNH,
đúng là trà thơm trà thơm, năm củ sắp hết năm mới sắp đến, đông qua xuân đến hoa xuân khoe sắc, ôi biết bao nắm mồ lạnh lẽo mới còn mùi đất sét và biết bao hài nhi chào đời...
Cuộc sống như 1 con lốc cuốn đi theo tất cả chỉ còn ta đây! nhưng rồi ta đây cũng không thoát khỏi con lốc kia...đó là cái chết.
......................
Đại đạo ở trước mắt! là câu nói nghe mòn lỗ tai..

Chào bạn Việt Trí,
Lần đầu d/đ bắt gặp được tâm
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]--> tĩnh lặng của Bạn khi viết bài. Và d/đ ước mong khi Bạn đọc bài viết này của d/đ Bạn cũng đọc với tâm tĩnh lặng.

Đọc bài viết này của Bạn - d/đ hiểu được nổi lòng và sự ưu tư của Bạn. Quả thật đại đạo ở trước mắt.
Nhưng muốn thấy được đại đạo thì tâm phải tĩnh lặng. Trong khi tâm của Bạn bị sự “ưu phiền và nôn nóng” - thì làm sao tâm Bạn có thể tĩnh lặng để thấy đại đạo ! Nhơn trong giây phút tâm Bạn tĩnh lặng - d/đ muốn tâm sự cùng Bạn đôi lời.


Chúng ta tu học Phật đạo là để được tâm tĩnh lặng. Nhưng vì đạo Phật có nhiều pháp môn để chúng ta tùy duyên chọn lựa. Cho nên, khi chọn pháp môn tu học mà không hợp với duyên của mình – đôi khi khiến chúng ta càng tu càng động.

Và sự “ưu phiền - nôn nóng” là một trong những nguyên nhân làm cho tâm động.
Do đó, d/đ nghĩ - nếu Bạn chọn pháp tu tập đúng với căn duyên của mình – thì Bạn sẽ thấy đại đạo.

Thân
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chào các Bạn,
Chào bạn Tấn Hạnh, chào bạn Chiếu Thanh,

Chắc các Bạn không có gì để hỏi d/đ. Nhưng nếu cuộc thảo luận này chỉ nhằm bảo vệ chỗ hiểu của mình thì đến đây chấm dứt là đúng. Nhưng nếu để thấy được cái chung hay nhất của vấn đề thì chưa có được sự thống nhất.

Vì nếu d/đ không trình bày chỗ hiểu của d/đ về nghĩa câu “Tri huyễn tức ly, ly huyễn tức giác” – trong kinh Viên ; thì d/đ chưa nói lên được sự đồng nhất của lời đức Phật Thích Ca giảng trong kinh Thủ Lăng Nghiêm và lời Thế Tôn trong kinh Viên Giác.
Đồng thời, cũng chưa chứng minh được d/đ có thật thấy tinh hoa, sự đúng đắn của pháp bạn Chiếu Thanh tu tập – như lời bạn Tấn Hạnh nói về chỗ hiểu của d/đ .


Do đó, d/đ sẽ giải thích để gở cái gút này.

Nhưng vì chỗ hiểu của bạn Chiếu Thanh và d/đ trái nhau – nên muốn mở gút d/đ không thể không nói lời không muốn nói – mà trước đây d/đ đã cố tránh. Do đó, d/đ mong bạn Chiếu Thanh hoan hỷ. Và trước khi nói lời giải thích – d/đ cũng bắt chước bạn Tấn Hạnh mời bạn Chiếu Thanh chén trà HUỀ


Như các Bạn biết lời Phật giảng về pháp Đại thừa thì vô lượng nghĩa. Do đó, chúng ta có thể tùy duyên mà hiểu. Và chúng ta hiểu như thế nào cũng đều không sai cả. Vì nếu hiểu theo nghĩa này thì đúng - hiểu theo nghĩa khác là sai ; thì không gọi là vô lượng nghĩa.

Do đó, bạn Chiếu Thanh hiểu lời Thế Tôn giảng trong kinh Viên Giác theo duyên nào thì khi hiểu lời đức Phật Thích Ca trong kinh Thủ Lăng Nghiêm cũng theo duyên đó.
Và d/đ cũng vậy.
Cho nên, chỗ hiểu của bạn Chiếu Thanh lời Phật Thích Ca giảng trong kinh Thủ Lăng Nghiêm chắc chắn cũng khác với chỗ hiểu của d/đ.

Còn d/đ thì cũng lại hiểu lời Thế Tôn giảng trong kinh Viên Giác “Tri huyễn tức ly, ly huyễn tức giác” – theo nghĩa :
“Tri huyễn” là biết “căn” “trần” và “bịnh lòa” - đều là huyễn.
Và nghĩa của chữ “Tri” là cái biết sau khi đã chữa lành bệnh lòa. Và vì khi chữa lành bệnh lòa thì không còn thấy hoa đốm - tức là đã lìa được “căn huyễn” và “trần huyễn”.

Cho nên, gọi là “ly huyễn”. Và khi ly huyễn như vậy thì gọi là Giác. Giác này là GIÁC XUẤT THẾ.

Còn chỗ hiểu của bạn Chiếu Thanh thì “tri” “ly” “giác” đều là huyễn - tức là vẫn còn trong cảnh mộng HUYỄN HÓA NƠI THẾ GIAN.
Trong khi chúng ta đang thảo luận về pháp giải thoát tức là pháp xuất thế của Như Lai.
Cho nên, chỗ hiểu của bạn Chiếu Thanh tuy không sai – nhưng không thích hợp với đề tài chúng ta đang thảo luận.


Còn bạn Tấn Hạnh nói :

TH biết D/Đ hiểu được tất cả những gì mọi người luận , những gì người khác hiểu !. Nhưng vẫn bảo vệ cách hiểu của mình vì đây là cách mà D/Đ đang ứng dụng tu học cho bản thân. Hiểu rõ lời Phật, từng lớp từ ngoài vào trong thứ tự tu học rõ ràng. Dù người khác bảo rằng như thế là chấp trước văn tự. Nhưng đây là cách tu chắc, tiệm rõ ràng, rồi đốn hoàn toàn sau. Có pháp tu, có chứng đắc. Có phiền não, có ly phiền não. Có giải thoát, có pháp tu giải thoát. ( Không biết hiểu như vậy có sai ý hiểu của D/Đ không, nếu sai có thể chỉnh lại TH sẽ thọ giáo! )
Thì d/đ chỉ thực hành theo lời Phật dạy - không có tu theo pháp phương tiện nào. Và d/đ cũng không biết khi nào chứng đắc - và thế nào được gọi là NGỘ hay GIÁC cả.

Tuy nhiên, điều d/đ biết và muốn chia sẻ là – “Như Lai có pháp tu, có chứng đắc. Có phiền não, có ly phiền não. Có giải thoát, có pháp tu giải thoát” – đúng như lời bạn Tấn Hạnh nói.

Và d/đ thấy trong kinh Pháp Bảo Đàn - Tổ Huệ Năng giảng rẩt rõ và ngắn gọn - về cách tu pháp ĐỐN GIÁO.

Thân
 

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 7 2011
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63
TH đã viết rất rõ trong ý của mình.

Bàn luận theo Thiền Tông đốn ngộ thì là ý của người tu thiền.
Bàn luận theo giải thích rõ ràng ( có giáo môn ) "
“Như Lai có pháp tu, có chứng đắc. Có phiền não, có ly phiền não. Có giải thoát, có pháp tu giải thoát” thì cũng quá rõ rồi.
TH thấy nó đều đúng cả. Nhưng chỉ là hai cách vào nhà khác nhau mà thôi. Mỗi người tu theo mỗi duyên nhiều đời mà mình đã dụng. Đừng cố giải thích ai hiểu đúng, ai hiểu sai. Pháp Phật không có sai, mà người tu sai và chấp có sai thôi. Các đạo hữu không cần phải làm rõ điều gì nữa cả. Hãy để người đọc tham khảo, họ sẽ tự biết cái gì hay cái gì còn dzỡ mà.

Yên tâm đi, không ai chấp chúng ta đâu. Nếu có người bảo chúng ta chưa tốt, chưa thấy gì hay. Thì biết đâu nó đúng ( chúng ta chưa sáng mà, như 5 người mù gờ voi vậy ! ). Nếu bảo chúng ta là những con vẹt biết nói thì chúng ta là những con vẹt, mà là những con vẹt có tấm lòng. Nói chưa giỏi thì sẽ cố học để sau này nói giỏi hơn. Đừng cố tìm ra cái tuyệt đối trong thảo luận, khi mà chúng ta vẫn chưa thấy được cái tuyệt đối kia mà!?.

Cứ có tấm lòng học đạo, duyên đến ta sẽ nhận được lời chỉ bảo của những bậc trí sư. Chỉ sợ khi được dạy ta lại không đủ lực để thọ nhận lấy thôi.

TH thấy cách nhìn của D/Đ cũng là một cách tu mà. Bánh vào miệng, có người bảo ngon, có người bảo không ngon! Không thể hỏi vậy.

Duyên theo Bổn sư của mình mà tu học. Lời của Đức Phật dạy chúng ta là nhận lấy Pháp Phật làm thầy của chính mình. Nhưng đôi khi chúng ta không thể hiểu hết hay đúng theo Pháp mà mình đang ứng dụng tu học. Phải tham kiến lấy ý của Bổn sư ( hoặc vị thầy mà minh tin học ) để việc tu học ít bị sai xót, trở ngại.

Vài lời chia sẽ!
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên