Cùng nhau tìm học kinh Thủ Lăng Nghiêm _ 4 : cách cởi nút 6 căn

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chào các bạn,
Trong phần này d/đ sẽ trích dẫn - những đoạn kinh đức Phật Thích Ca -
hướng dẫn các hàng hữu học _ cách cởi nút sáu căn.
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]--> Và lời hướng dẫn này - cũng giúp chúng sanh khổ não vị lai _ được khỏi luân hồi, không sa vào ba cõi.

KINH THỦ LĂNG NGHIÊM

QUYỂN NĂM

CHƯƠNG II -- MỤC I
ĐOẠN I

XIN KHAI-THỊ CÁCH CỞI NÚT

Ông A-nan bạch Phật rằng : "Thưa Thế-tôn, tuy Như-lai đã dạy nghĩa quyết-định thứ hai, song tôi xem trong thế-gian, những người cởi nút, nếu không biết đầu nút ở đâu, thì chắc không thể cởi được.
Bạch Thế-tôn, tôi và các hàng hữu-học Thanh-văn trong Hội nầy cũng giống như vậy. Từ vô-thủy đến nay, chúng tôi cùng sinh, cùng diệt với các thứ vô-minh,
tuy được thiện-căn nghe nhiều Phật-pháp thế nầy, nhưng tiếng là xuất-gia mà cũng như người sốt-rét cách nhật;
xin nguyện đức Đại-từ thương-xót kẻ chìm-đắm, chính nơi thân tâm hiện nay,
chỉ cho chúng tôi thế nào là nút, do đâu mà cởi, cũng khiến cho chúng-sinh khổ-não vị-lai được khỏi luân-hồi, không sa vào ba cõi."

Nói lời ấy rồi, ông A-nan và cả đại-chúng, năm vóc gieo xuống đất, khóc-lóc thành-khẩn, trông-mong lời khai-thị vô-thượng của đức Như-lai.

http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-58_4-752_5-50_6-2_17-96_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark
Nhưng vì nút mà ông A Nan nói trong đoạn kinh này là chỉ - sáu căn của thân (_ người...) nơi thế gian.
Cho nên ý của ông A Nan - là xin với Phật chỉ cho ông và các hàng hữu học - trong pháp hội chúng sanh khổ não vị lai _ chính nơi thân (huyễn hóa) và tâm (chạy theo vọng tưởng) của người còn đang mê lầm ; biết đầu nút của sáu căn ở đâu _ để cởi.

Và theo lời của ông A Nan thì khi chúng ta cởi được sáu nút căn : nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân và ý _ xong ; thì chúng ta sẽ thoát khỏi luân hồi, không sa vào ba cõi.

Còn riêng về phần chúng ta – thì qua lời đức Phật giảng – chúng ta phải biết căn đầu nút là căn nào.


Và d/đ hy vọng với những đoạn kinh _ d/đ trích dẫn trong chủ đề này - sẽ giúp các bạn nhận biết căn đầu nút là căn nào.

CHƯƠNG II -- MỤC II

ĐOẠN II

CẦU KHAI-THỊ THỨ LỚP CỞI NÚT

Ông A-nan chấp tay đỉnh-lễ bạch Phật: "Nay tôi nghe Phật mở lòng vô-giá đại-từ dạy cho những câu pháp chân-thật thanh-tịnh diệu-thường,
nhưng tâm còn chưa rõ thứ lớp cởi nút, đi đến _ cởi cả sáu, thì một cũng không còn,
xin Phật rủ lòng đại-bi thương-xót trong Hội nầy và những kẻ tương-lai, bố-thí cho pháp-âm, rửa-sạch những cấu-nhiễm trầm-trọng của chúng tôi.
Ý ông A Nan là tuy ông có nghe Phật giảng – nhưng ông vẫn còn chưa hiểu rõ _ về thứ lớp cởi nút ; và cũng không hiểu vì sao Pht nói _ cởi cả sáu, thì một cũng không còn.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
ĐOẠN III

CỘT NÚT CHO XEM VÀ GẠN HỎI ĐẦU NÚT


<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
ĐOẠN III

CỘT NÚT CHO XEM VÀ GẠN HỎI ĐẦU NÚT


<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
Liền khi ấy đức Như-lai, nơi sư-tử-tọa, sửa áo niết-bàn-tăng, vén áo tăng-già-lê, dựa ghế thất-bảo, đưa tay nơi ghế, lấy cái khăn-hoa của cõi trời Kiếp-ba-la đã cúng cho ngài, rồi ở trước đại-chúng, ct thành một nút,
đưa cho ông A-nan xem và bảo rằng: "Cái nầy gọi là gì?"

Ông A-nan và đại-chúng đều bạch Phật rằng: "Cái nầy gọi là nút".

Lúc ấy đức Như-lai lại cột khăn-hoa thành một nút nữa và hỏi ông A-nan: "Cái nầy gọi là gì?".

Ông A-nan và đại-chúng lại bạch Phật rằng: "Cái ấy cũng gọi là nút".

Phật tuần-tự cột khăn-hoa như vậy, tổng-cộng thành sáu nút, mỗi khi cột xong một nút, đều lấy cái nút vừa cột xong trong tay, đưa hỏi ông A-nan: "Cái nầy gọi là gì?"

Ông A-nan và đại-chúng cũng tuần-tự đáp lại Phật: "Cái ấy gọi là nút".

Phật bảo ông A-nan: "Khi tôi mới cột khăn thì ông gọi là nút, cái khăn-hoa này, trước kia chỉ có một cái,
cớ sao lần thứ hai, lần thứ ba, các ông cũng gọi là nút?"

Ông A-nan bạch Phật rằng: "Thưa Thế-tôn, cái khăn-hoa thêu-dệt quý-báu nầy vốn chỉ một thể, song theo ý tôi suy-nghĩ, Như-lai ct mt lần, thì được gọi là mt nút, nếu cột một trăm lần, thì rốt-cuộc phải gọi là trăm nút,
huống chi,
khăn nầy chỉ có sáu nút, không lên đến bảy, cũng không đứng ở số năm,

sao đức Như-lai chỉ cho cái đầu là nút,
còn cái thứ hai, thứ ba, thì không gọi là nút?"

Phật bảo ông A-nan: "Cái khăn-hoa báu nầy, ông biết nó vốn chỉ có một cái, đến khi tôi cột sáu lần, thì ông gọi là sáu nút;
ông hãy xem-xét bản-thể cái khăn nầy là đồng, nhân vì các nút mà hóa ra khác.
Ý ông nghĩ sao, khi mới cột nút ban-đầu, thì gọi là nút thứ nhất, như thế, cho đến cột lần thứ sáu, thì gọi là nút thứ sáu.
Nay, tôi muốn gọi nút thứ sáunút thứ nhất, có được không?"


Bạch Thế-tôn, không; nếu còn sáu nút, thì cái gọi là _ thứ sáu, rốt-cuc không phải là _ cái thứ nhất;
dầu cho tôi cố-gắng biện-bạch suốt đời, cũng không thể làm cho sáu nút đổi tên được".

Phật dạy: "Đúng thế, sáu nút không đồng nhau; tuy xét về bản-thân, vẫn do một cái khăn tạo ra,
nhưng rốt-cuc không thể làm cho sáu nút xáo-ln lẫn nhau. Sáu căn của ông thì _ cũng như vậy (=> nghĩa là không thể _ làm cho sáu căn xáo trộn lẫn nhau)

http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-58_4-752_5-50_6-2_17-96_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark
Và điều mà d/đ muốn chia sẻ cùng các bạn là : thứ tự của sáu căn không thể _ xáo trộn lẫn nhau. Do đó,

"chỉ có mt căn đầu nút duy nhất _ để cởi nút các căn".
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
CHƯƠNG II -- MỤC III

ĐOẠN I

Phật bảo ông A Nan :"Chắc hẳn ông không muốn thành ra sáu nút và trông mong chỉ thành một thể, thì ông phải làm thế nào?".
Ông A-nan bạch: "Nếu còn những nút đó, thì thị phi sôi-nổi, trong đó, tự sinh ra nút nầy không phải nút kia, nút kia không phải nút nầy.
Nếu ngày nay, đức Như-lai cởi-bỏ tất-cả, không sinh nút nữa thì, không có bỉ thử,
còn không gọi là một, làm sao mà thành sáu được".

Phật dạy: "Cái nghĩa cởi cả sáu, một cũng không còn, thì cũng như thế (=> sở dĩ Phật nói “cởi cả sáu, một cũng không còn” là vì khi cởi bỏ được tất cả các nút căn, thì sẽ không sinh nút căn nào khác nữa cả).

Do từ vô-thủy, tâm ông điên-loạn, tri-kiến vng-phát ra,
vọng-phát mãi không thôi, làm cho tri-kiến sinh bệnh, phát ra trần-tướng (=> do tri kiến sinh bệnh _ nên mới phát ra trần tướng);

như_trông con mắt mỏi-mệt, thì có hoa-đốm lăng-xăng;
tất-cả những tướng thế-gian, núi sông, đất liền, sống chết, Niết-bàn, không nhân gì rối-rít khởi lên,
trong _ tính sáng-suốt yên-lặng, đều là những tướng hoa-đốm điên-đảo ; do bệnh mê-lầm phát-ra". (=> bệnh mê lầm phát ra - là do - tri kiến bị bệnh => muốn hết mê lầm thì phải - trị bệnh của tri kiến)

http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-58_4-752_5-50_6-2_17-96_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark


ĐOẠN II

Ông A-nan bạch: "Cái bệnh mê-lầm giống như cái nút kia, làm sao cởi-bỏ cho được?"

Đức Như-lai, lấy tay cầm cái khăn có nút, kéo riêng mối bên trái, rồi hỏi ông A-nan rằng: "Thế nầy có cởi được chăng?"

Thưa Thế-tôn, không.

Phật liền lấy tay kéo riêng mối bên phải, rồi lại hỏi ông A-nan: "Thế nầy có cởi được chăng?"

Thưa Thế-tôn, không.

Phật bảo ông A-nan: "Nay tôi lấy tay kéo mối bên phải, bên trái mà rốt-cuc không cởi được, vậy ông dùng phương-tin thế nào mà cởi cho được".


ĐOẠN III

Ông A-nan bạch Phật rằng: "Thưa Thế-tôn, nên mở nơi trung-tâm cái nút thì tan-rã ngay".

Phật bảo ông A-nan: "Đúng thế, đúng thế, muốn trừ cái nút thì phải cởi nơi trung-tâm.

A-nan, tôi nói Phật-pháp do nhân-duyên sinh, không phải lấy những tướng hòa-hợp thô-phù của thế-gian.

Như-lai phát-minh các pháp thế-gian và xuất-thế-gian, đều biết rõ bản-nhân của nó theo những duyên gì mà phát ra, cho đến một giọt mưa ở ngoài hằng-sa thế-giới cũng biết số-mục, hiện-tiền các thứ cây tùng thẳng, cây gai cong, chim hộc trắng, chim quạ đen, đều rõ nguyên-do.

Vậy _ nên A-nan, tùy tâm ông lựa-chọn nơi sáu căn;
nếu trừ được cái nút nơi căn ấy (tức là - trừ đưc cái “căn đầu nút”…) rồi, thì trần-tướng tự tiêu-diệt;
các vọng đã tiêu-mất, thì chả phải chân là gì”.

 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
ĐOẠN IV

"A-nan, nay tôi lại hỏi ông: "Cái khăn-hoa nầy hiện có sáu nút, nếu đồng một thời cởi ra, thì có thể đồng một thời trừ hết được chăng?"
-Thưa Thế-tôn, không. Những cái nút nầy, khi cột lại, vốn có thứ lớp, thì ngày nay cũng theo thứ lớp _ mà cởi; sáu cái nút tuy đồng một thể,
nhưng cột lại không đồng một thời, thì khi cởi nút, làm sao đồng một thời, mà trừ hết được?

Phật dạy: "Việc cởi-trừ cái nút nơi sáu căncũng giống như vậy.
Căn ấy (tức là “căn đầu nút”)
khi bắt đầu cởi ra, thì trước hết _ được nhân-không (=> nghĩa là - khi chúng ta cởi được căn đầu nút ; thì sẽ được _ nhân không),

đến khi tính-không viên-mãn sáng-suốt,
thì giải-thoát pháp-chấp (=> muốn ra khỏi “pháp chấp” chúng ta phải _ nhận racởi được “căn đầu nút”. Và khi…).

Pháp-chấp được giải-thoát rồi,
cả cái nhân-không và pháp-không cũng không còn;
thế thì gọi là Bồ-tát do Tam-ma-đề mà chứng được vô-sinh-nhẫn".

http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-58_4-752_5-50_6-2_17-96_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark
Tóm lại, sở dĩ đức Phật dạy chúng ta nhận ra “căn đầu nút” là để chúng ta có được “nhân không”.
Rồi từ “nhân không” đó _ chúng ta _ chứng được “vô sinh pháp nhẫn”.

Và qua ý của lời giảng - đức Phật gián tiếp cho chúng ta biết ; khi chúng ta “cởi nút sáu căn” gọi là _ tu pháp Tam-ma-đề. Và mục đích đức Phật dạy chúng ta - tu pháp Tam-ma-đề _ là _ để chứng “vô sinh pháp nhẫn”.

Và điều mà d/đ muốn lưu ý các bạn _ là nghĩa của
"để chứng" thì khác với "để thấy chứng"
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
CHƯƠNG II -- MỤC IV

ĐOẠN II

Lời kinh ghi :

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
Khi bấy giờ, đức Thế-tôn bảo khắp các vị Đại-bồ-tát và các vị lậu-tận Đại-a-la-hán trong chúng rằng:

"Các ông là những vị Bồ-tát và A-la-hán sinh-trưởng trong Phật-Pháp, đã chứng-quả vô-học, nay tôi hỏi các ông:
Trong lúc ban-đầu mới phát-tâm, trong thập-bát-giới, ngộ được viên-thônggiới nào và do phương-tiện gì _ được Tam-ma-đề?"

http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-58_4-752_5-50_6-2_17-96_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark
Nhưng _ sau khi nghe :

_ Bọn ông Kiều Trần Na đáp : tôi do âm thanh mà được quả A-la-hán. Phật hỏi về viên thông, như chỗ chứng của tôi, thì do âm thanh là hơn cả.

_ Ông Ưu Ba Ni Sa Đà : tôi do sắc tướng mà chứng quả A-la-hán. Phật hỏi về viên thông, như chỗ chứng của tôi, thì do sắc tướng là hơn cả.

_ Ông Hương Nghiêm : tôi do hương nghiêm mà chứng quả A-la-hán. Phật hỏi về viên thông, như chỗ chứng của tôi, thì do hương trần là hơn cả.

_ Hai vị Pháp vương tử Dược Vương, Dược Thượng : chúng tôi do sắc tướng mà chứng quả A-la-hán. Phật hỏi về viên thông, như chỗ chứng của chúng tôi, thì do vị trần là hơn cả.

_ Ông Bạt Đà Bà La cho rằng : do phát minh diệu tính của xúc trần, thành được bậc Phật tử trụ. Phật hỏi về viên thông, như chỗ chứng của tôi, thì do xúc trần là hơn cả.

_ Ông Ma Ha Ca Diếp và bà Tử Kim Quang Tỷ Khưu Ny : tôi do quán được các pháp là rỗng không, mà thành quả A-la-hán. Phật hỏi về viên thông, như chỗ chứng của tôi, thì do pháp trần là hơn cả.

_ Ông A Na Luật Đà : tôi không do con mắt, xem thấy mười phương rỗng suốt, tinh tường _ như cái quả trong bàn tay ; đức Như Lai ấn chứng cho tôi thành quả A-la-hán. Phật hỏi về viên thông, như chỗ chứng của tôi, thì xoay cái thấy trở về bản tính đó là thứ nhất.

_ Ông Chu Lỵ Bàn Đặc Ca : Tôi quán hơi-thở, cùng-tột các tướng sinh, trụ, dị, diệt nhỏ-nhiệm, đến từng sát-na; tâm tôi rỗng-suốt, được đại-vô-ngại, cho đến hết các lậu, thành quả A-la-hán, trước pháp-tọa của Phật, được ấn-chứng thành quả vô-học. Phật hỏi về viên-thông, như chỗ chứng của tôi, thì xoay hơi-thở về tính rỗng không, đó là thứ nhất.

_ Ông Kiều Phạm Bát Đề : tôi quán tính-biết-vị, không phải thân-thể, không phải ngoại-vật, liền đó vượt khỏi các lậu thế-gian, bên trong giải-thoát thân tâm, bên ngoài rời-bỏ thế-giới, xa-rời ba cỏi như chim sổ lồng, rời hết cấu-nhiễm, tiêu-diệt trần-tướng, nên pháp-nhãn được thanh-tịnh, thành quả A-la-hán. Đức Như-lai ấn-chứng cho tôi lên bậc vô-học. Phật hỏi về viên-thông, như chỗ chứng của tôi, trả các vị về phân-biệt, xoay cái biết về tự-tính, đó là thứ nhất.

_ Ông Tất Lăng Già Bà Ta : tâm-niệm tôi có biết cái đau-đớn ấy; tuy biết đau-đớn nhưng đồng-thời giác-biết nơi tâm thanh-tịnh, không có cái đau và cái biết đau.
Tôi lại suy-nghĩ: Một thân-thể này, lẽ đâu có hai tính-biết; nhiếp-niệm chưa bao lâu, thì thân tâm bỗng-nhiên rỗng-không; trong ba lần bảy ngày, các lậu đều tiêu hết, thành quả A-la-hán; được Phật ấn-chứng lên bậc vô-học.
Phật hỏi về viên-thông, như chỗ chứng của tôi, thì thuần một giác-tính, rời-bỏ thân-thể, đó là thứ nhất.

_ Ông Tu Bồ Đề : Phật hỏi về viên-thông, như chỗ chứng của tôi: Các tướng đều xoay vào phi-tướng, năng-phi và sở-phi đều hết, xoay các pháp trở về chỗ không có gì, đó là thứ nhất."

_ Ông Xá Lỵ Phất : Phật hỏi về viên-thông, như chỗ chứng của tôi, thì tính-thấy của tâm-thể phát ra sáng-suốt, cùng-tột các tri-kiến, đó là thứ nhất.

_ Ngài Phổ Hiền Bồ tát : Phật hỏi về viên-thông, tôi nói chỗ bản-nhân của tôi là phát-minh tính-nghe của tâm-thể,phân-biệt được tự-tại _ đó là thứ nhất.

_ Ông Tôn Đà La Nan Đà : Phật hỏi về viên-thông, tôi dùng phép nhiếp-thu ý-niệm nơi hơi-thở, yên-lặng lâu ngày, phát ra sáng-suốt,sáng-suốt viên-mãn, diệt hết các lậu, đó là thứ nhất.

_ Ông Phú Lâu Na Di Đa La Ni Tử : Phật hỏi về viên-thông, tôi dùng pháp-âm hàng-phục tà-ma ngoại-đạo, tiêu-diệt các lậu, đó là thứ nhất.

_ Ông Ưu Ba Ly : Phật hỏi viên-thông, tôi do chấp-trì cái thân mà thân được tự-tại, lần đến chấp-trì cái tâm mà tâm được thông-suốt, về sau cả thân và tâm tất-cả đều viên-thông, tự-tại, đó là thứ nhất.

_ Ông Đại Mục Kiền Liên : Phật hỏi về viên-thông, tôido xoay ý-niệm trở về tính viên-trạm nên tâm-trí mở-bày, như lắng nước đục, lâu thành trong-sáng,đó là thứ nhất.

_ Ông Ô Sô Sắt Ma : Phật hỏi về viên-thông, tôi dùng pháp quán các hơi-ấm nơi thân tâm đều lưu-thông không ngăn-ngại; các lậu đã tiêu, sinh ra ngọn lửa đại-trí quý-báu, lên bậc vô-thượng-giác, đó là thứ nhất.

_ Ngài Trì Địa Bồ tát : Phật hỏi về viên-thông, do tôi quán-kỹ hai thứ trần nơi căn-thân và khí-giới đều bình-đẳng không sai khác, vốn là Như-lai-tạng giả-dối phát ra trần-tướng; trần-tướng đã tiêu-diệt, thì trí-tuệ được viên-mãn, thành-đạo vô-thượng, đó là thứ nhất.

_ Ngài Nguyệt Quang đồng tử : Phật hỏi về viên-thông, tôi do quán tính nước một mực lưu-thông, được phép vô-sinh-nhẫn, viên-mãn đạo Bồ-đề, đó là thứ nhất.

_ Ngài Lưu Ly Quang - Pháp vương tử : Phật hỏi về viên-thông, tôi do quan-sát sức lay-động không nương vào đâu, ngộ được tâm Bồ-đề, vào được Tam-ma-địa, hợp với nhất-diệu-tâm mà thập phương Phật truyền-dạy, đó là thứ nhất

_ Ngài Hư Không Tạng Bồ tát : Phật hỏi về viên-thông, tôi quán hư-không không bờ-bến; vào Tam-ma-đề, diệu-lực viên-mãn sáng-suốt, đó là thứ nhất.

_ Ngài Di Lặc Bồ tát : Phật hỏi về viên-thông, tôi dùng phép quán mười phương đều duy-thức, thức-tâm được tròn-sáng, chứng-nhập tính viên-thành-thật, xa-rời tính y-tha-khởi và tính biến-kế-chấp, được pháp vô-sinh-nhẫn, đó là thứ nhất

_ Ngài Đại Thế Chí - Pháp vương tử : Phật hỏi về viên-thông, tôi thu-nhiếp tất-cả sáu căn, không có lựa-chọn, tịnh-niệm kế-tiếp, được vào Tam-ma-đề, đó là thứ nhất.

_ Ngài Quán Thế Âm Bồ tát : tôi do văn chiếu tam muội nơi nhĩ căn mà duyên tâm được tự tại ; nhân tướng nhập lưu, được Tam ma đề, thành tựu quả Bồ đề, đó là thứ nhất.

http://old.thuvienhoasen.org/kinhthulangnghiem-tamminh-05.htm
đức Phật lại bảo ngài Văn Thù ....

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->

QUYỂN SÁU

CHƯƠNG II -- MỤC V


ĐOẠN II

"Ông hãy xét trong 25 vị vô-học Đại-bồ-tát và A-la-hán,
mỗi mỗi đều trình-bày phương-tiện hành-đạo lúc đầu, đều nói tu-tập tính viên-thông chân-thật;
chỗ tu-hành của các vị kia, thật không có _ hơn, kém, trước, sau _ gì khác nhau.

Nay tôi muốn khiến cho ông A-nan khai-ngộ, thì trong 25 phép tu, phép nào hợp với căn-cơ của ông ấy;
lại, sau khi tôi diệt-độ rồi, chúng-sinh trong cõi nầy vào thừa Bồ-tát, cầu đạo vô-thượng,
thì do pháp-môn phương-tiện gì, được dễ thành-tựu hơn?"

http://old.thuvienhoasen.org/kinhthulangnghiem-tamminh-06.htm
Nghĩa là _ đức Phật Thích Ca đã gián tiếp cho chúng ta biết tuy 25 vị vô học Đại Bồ tát và A-la-hán - đều cho rằng các phương tiện các Ngài tu tập lúc ban đầu _ là tính viên thông chân thật.
Nhưng thật ra, chỗ tu hành của các Ngài không có gì là _ hơn, kém, trước, sau _ cả.

Cho nên, chỗ tu hành của 25 vị Đại Bồ tát và A-la-hán vừa kể - đều không phải là căn trung tâm _ dùng để cởi sáu nút căn _ chữa trị “cái bệnh mê lầm” của người thế gian.


Sở dĩ d/đ hiểu như vậy - là căn cứ theo lời giảng vừa rồi của đức Phật Thích Ca :

Ông A-nan bạch Phật rằng :"Thưa Thế-tôn, tuy Như-lai đã dạy nghĩa quyết-định thứ hai, song tôi xem trong thế-gian, những người cởi nút, nếu không biết đầu nút ở đâu, thì chắc không thể cởi được.

Bạch Thế-tôn, tôi và các hàng hữu-học Thanh-văn trong Hội nầy cũng giống như vậy.

http://old.thuvienhoasen.org/kinhthulangnghiem-tamminh-05.htm
Nghĩa là đức Phật cho chúng ta biết - nếu chúng ta thuộc hàng hữu học thì cần phải biết đầu nút ở đâu _ mới có thể cởi được.

Phật bảo ông A-nan: "Cái khăn-hoa báu nầy, ông biết nó vốn chỉ có một cái,
đến khi tôi cột sáu lần, thì ông gọi là sáu nút;
ông hãy xem-xét bản-thể cái khăn nầy là đồng, nhân vì các nút mà hóa ra khác.

Ý ông nghĩ sao, khi mới cột nút ban-đầu, thì gọi là nút thứ nhất,
như thế, cho đến cột lần thứ sáu, thì gọi là nút thứ sáu.
Nay, tôi muốn gọi nút thứ sáu là nút thứ nhất, có được không?"

Bạch Thế-tôn, không; nếu còn sáu nút, thì cái gọi là thứ sáu, rốt-cuộc không phải là cái thứ nhất;
dầu cho tôi cố-gắng biện-bạch suốt đời, cũng không thể làm cho sáu nút đổi tên được".

Phật dạy:"Đúng thế, sáu nút không đồng nhau;
tuy xét về bản-thân _ vẫn do một cái khăn tạo ra,
nhưng rốt-cuộc _ không thể làm cho sáu nút xáo-lộn lẫn nhau.

Sáu căn của ông thì cũng như vậy;
trong thể ráo-rốt đồng nhau _ sinh ra rốt-ráo khác nhau".

http://old.thuvienhoasen.org/kinhthulangnghiem-tamminh-05.htm
Nghĩa là đức Phật đã xác định với chúng ta _ cởi nút tức là cởi sáu căn.
Và nếu bạn thuộc hàng hữu học _ thì cần phải biết căn đầu nút là căn nào _ bạn mới có thể cởi được sáu căn.

Ông A-nan bạch: "Cái bệnh mê-lầm giống như cái nút kia, làm sao cởi-bỏ cho được?"

http://old.thuvienhoasen.org/kinhthulangnghiem-tamminh-05.htm
Như vậy, thì việc cởi nút sáu căn _ là để chữa trị bệnh mê lầm.
Do đó, nếu chúng ta muốn diệt mê lầm thì cần phải biết căn nào là căn đầu nút _ để cởi sáu căn.
Và vì các căn không thể xáo trộn lẫn nhau – cho nên chỉ có duy nhất một căn đầu nút.

Trong khi, chỗ tu hành ban đầu của các vị Đại Bồ tát và A-la-hán lại không có gì là _ hơn, kém, trước, sau.

Cho nên, d/đ mới nói : chỗ tu hành ban đầu mà 25 vị Đại Bồ tát và A-la-hán vừa kể ; đều không phải là căn trung tâm _ dùng để cởi sáu nút căn _ chữa trị “cái bệnh mê lầm” của người thế gian.

Do đó, đức Phật mới bảo ngài Văn Thù : “Nay tôi muốn khiến cho ông A-nan khai-ngộ, thì trong 25 phép tu, phép nào hợp với căn-cơ của ông ấy;
lại, sau khi tôi diệt-độ rồi, chúng-sinh trong cõi nầy vào thừa Bồ-tát, cầu đạo vô-thượng,
thì do pháp-môn phương-tiện gì, được dễ thành-tựu hơn?"

Và qua lời đức Phật nói với ngài Văn Thù cho chúng ta biết : đối với chúng ta (những người sanh ra _ sau khi đức Phật Thích Ca diệt độ) muốn vào thừa Bồ tát, cầu đạo vô thượng
thì pháp môn phương tiện (dùng căn nào làm căn trung tâm) theo sự hướng dẫn của ngài Văn Thù (trong phần sau)
sẽ được dễ thành tựu hơn.

Còn sở dĩ chỗ tu hành ban đầu của 25 vị Đại Bồ tát và A-la-hán tuy không phải là căn đầu nút - mà các Ngài cũng được viên thông ; thì qua lời đức Phật nói với các thầy Tỳ Kheo (đều là bậc A-la-hán) trong kinh Đại Bát Niết Bàn - phẩm Ai Thán :

Nầy các thầy Tỳ-kheo ! Nay Như-Lai bảo thiệt các thầy, hiện nay Như-Lai đại chúng hòa hiệp pháp tánh chơn thiệt chẳng điên đảo. Vì thế các thầy phải nhiếp tâm dõng mãnh tinh tấn xô dẹp các kiết sử. Khi mặt trời Phật huệ lặn mất rồi, các thầy sẽ bị vô minh trùm đậy.

http://old.thuvienhoasen.org/kinh-dbnb-03.htm
cho nên d/đ biết _ khi đức Phật còn tại thế thì các thầy Tỳ Kheo - được sự trợ giúp của Phật nên _ không bị vô minh trùm đậy.
Còn sau khi đức Phật Thích Ca nhập Niết Bàn - thì ngay cả các vị A-la-hán cũng không nhận được _ sự trợ giúp của Phật.

Điều này, cũng cho chúng ta biết : Sau khi đức Phật Thích Ca nhập Niết Bàn thì người tu học Phật Pháp không thể nương vào sự trợ giúp của Phật _ để phá vô minh.

 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Tóm lại, do từ việc đức Phật Thích Ca - khi giảng nói về cách cởi trừ cái nút nơi sáu căn - mà lại nói với ngài Văn Thù :

"Ông hãy xét trong 25 vị vô-học Đại-bồ-tát và A-la-hán, mỗi mỗi đều trình-bày phương-tiện hành-đạo lúc đầu,
đều nói _ tu-tập tính viên-thông chân-thật;

chỗ tu-hành của các vị kia, thật không có hơn, kém, trước, sau gì khác nhau.

Nay tôi muốn khiến cho ông A-nan khai-ngộ,
thì _ trong 25 phép tu, phép nào hợp với căn-cơ của ông ấy;

lại, sau khi tôi diệt-độ rồi, chúng-sinh trong cõi nầy vào thừa Bồ-tát _ cầu đạo vô-thượng, thì do pháp-môn phương-tiện gì, được dễ thành-tựu hơn?"

http://old.thuvienhoasen.org/kinhthulangnghiem-tamminh-06.htm
Cho nên, d/đ biết - 25 pháp môn phương tiện mà các vị Đại Bồ tát và Đại A-la-hán tu tập lúc ban đầu _ giảng nói trong kinh Thủ Lăng Nghiêm ; không phải là pháp môn giúp chúng ta (_ những chúng sanh cõi người - sanh trong thời kỳ - đức Phật Thích Ca đã nhập Niết Bàn…) được viên thông.

Nghĩa là dầu bạn có tu học - một trong 25 pháp môn phương tiện _ của các vị Đại Bồ tát và Đại A-la-hán - giảng nói trong kinh Thủ Lăng Nghiêm _ mà được viên thông ; thì cũng không nên khuyên mọi người _ tu theo.

Vả lại, không phải chỉ có người đã viên thông _ mới biết _ mình viên thông ;
mà cả người còn đang bị mê lầm _ cũng lầm nhận mình đã viên thông.

Và pháp môn ngài Văn Thù chọn sau đây sẽ _ hợp với căn cơ của tất cả chúng sanh cõi người.
Nghĩa là, nếu ngay lúc ban đầu - bạn tu tập theo pháp môn ngài Văn Thù chọn trong kinh Thủ Lăng Nghiêm - thì bạn sẽ được viên thông.

Hoặc là bạn muốn vào thừa Bồ tát _ cầu đạo vô thượng ; thì pháp môn ngài Văn Thù chọn _ sẽ giúp bạn mau đạt thành ý nguyện.

Và đây là lời ngài Văn Thù thưa cùng đức Phật :

"Tôi nay xin bạch đức Thế-tôn,
Phật ra đời trong cõi Sa-bà,
Trong cõi nầy,
lối dạy chân-thật,
Thanh-tịnh, do chỗ nói và nghe;
Nay _ muốn tu-chứngTam-ma-đề,
Thật _ nên do cái nghe mà vào."
Nghĩa là ngài Văn Thù dạy chúng ta - nếu muốn tu chứng Tam-ma-đề - thì nên dùng cái nghe làm phương tiện.
Vì qua ý của đoạn kệ này – ngài Văn Thù đã cho chúng ta biết - khi còn ở trong cõi Sa-bà - thì cách tu chơn thật để giữ tâm thanh tịnh là do từ _ chỗ nói và nghe

Ngoài ra, ngài Văn Thù _ cũng có những đoạn giảng nói về pháp môn ban đầu Ngài chọn cho chúng ta :

Hiện nay, trong cõi Sa-bà nầy,
Các thứ thanh-luận được truyền-bá,
Do chúng-sinh _ bỏ mất tính-nghe,
Theo thanh-trần, nên bị lưu-chuyển;


A-nan, tuy có tính nhớ dai,
Vẫn không khỏi mắc các tà-niệm;
Há không phải tùy chỗ chìm-đắm,
(=> nên mới không khỏi mắc các tà niệm)

Xoay ngược dòng, thoát khỏi hư-vọng.
nghĩa là muốn thoát khỏi hư vọng thì chúng ta phải xoay ngưc dòng.
dòng mà ngài Văn Thù dạy chúng ta cần phải xoay ngược ; chính là các thanh luận được truyền bá trong cõi Sa-bà.

Vì khi chúng ta xoay ngược các thanh luận - được truyền bá trong cõi Sa-bà ; thì cũng tức là chúng ta _ đã không chạy theo thanh trần.

Rồi ngài Văn Thù nói :

A-nan, ông hãy nghe cho chín,
Nay _ tôi nương uy-lực của Phật,
Tuyên-nói phép Tam-muội chân-thật,
Nghĩa là ngài Văn Thù đã cho chúng ta biết Ngài đang nương uy lực của Phật _ tuyên nói phép Tam muội chân thật.
Do đó, đoạn kệ này cũng cho biết - pháp môn ngài Văn Thù chọn cho chúng ta – chính là phép tu Tam muội chân thật

Và ngài Văn Thù nói rõ :

Hỡi đại chúng và ông A-nan,
Hãy xoay lại _ cái nghe điên-đảo,
Xoay _ cái nghe _ về nghe tự tính,
Nhận tự tính, thành đạo vô-thượng;
Thật _ tính viên-thông là như thế

http://old.thuvienhoasen.org/kinhthulangnghiem-tamminh-06.htm
Nghĩa là pháp môn ban đầu - ngài Văn Thù chọn cho chúng ta - chính là dùng cái nghe làm phương tiện - chớ không phải dùng âm thanh _ tiếng nói làm phương tiện.
Nhưng nếu là như vậy - thì nguyện cầu hay trì chú cũng không phải là phương tiện giúp chúng ta được viên thông .


Trong phần kế chúng ta sẽ tìm hiểu - làm cách nào để có thể xoay cái nghe điên đảo trở thành cái nghe tự tính.
 
T

tinhquangthongtri

Guest
Kinh này dể học nhưng khó tu
Lý thuyết thì rất hay nhưng không có pháp thực hành

Mong các hạ thương tình giảng rõ thêm
 

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 7 2011
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63
tinhquangthongtri;
Kinh này dể học nhưng khó tu
Lý thuyết thì rất hay nhưng không có pháp thực hành

Mong các hạ thương tình giảng rõ thêm

Chia sẽ với bạn ý sau:


Trộm vào nhà khi nào bạn biết mà? Khi bạn quên đóng cửa nhà ( cửa lớn, lẫn cửa nhỏ). Hay khi trộm cạy cửa mà cửa yếu hay đóng không chắt. Đó là những nguyên nhân trộm đột nhập nhà bạn

Cũng thế, duyên theo cảnh trần ( tức trộm ) nhảy vào tâm (nhà bạn ) theo các căn ( các cửa ). Nên chủ nhà bị mất trộm ( mất đi sự vắng lặng nơi tâm ), rồi chủ nhà bị trộm dắt đi khỏi nhà mà không hay biết có trộm ( vì lúc này đồng lỏa với trộm mất rồi -> căn theo trần cảnh quên mất chính mình!). Khi đã quên mất tâm vắng lặng nhẹ nhàng của mình thì tâm của bạn lúc này duyên theo cảnh mà dính mắc -> sinh ra các niệm ( tâm theo duyên điên đảo mà khởi niệm )-> ưu bi khổ não, ái chấp từ đó mà phát khởi-> khổ từ đó mà thành!

Tâm vắng lặng bạn có thể hiểu như thế này : nhà vắng không bị trộm, chủ nhà ngồi đó nhìn thấy tất cả các tên trộm vào ra mà không hề để mất một món đồ nào. Trộm đến cũng biết, trộm đi cũng biết , chủ nhà vẫn ngồi yên đó không mất. Ngay đó biết mọi thứ, nghe mọi thứ mà không hề dính mắc.

Kinh Này Đức Phật dạy Ngài A Nan quay lại tánh nghe của mình, bằng cách dùng tiếng chuông để Ngài A Nan nhận được tánh nghe của mình. Các căn còn lại cũng như thế mà tu hành. Bạn hãy đọc lại kinh này và tìm hiểu lại thêm nữa sẽ rõ.


Quán Thế Âm Bồ Tát cũng y theo pháp này mà tu, đạt đạo giải thoát nên có tên gọi là Quán Thế Âm. ( Quán thấy tự tánh thanh tịnh của âm thanh).
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Vâng, chào tinhquangthongtri

d/đ xin được chia sẻ tiếp...


QUYỂN SÁU

CHƯƠNG II -- MỤC V -- ĐOẠN III

Chi 6. - Đỉnh-lễ cầu gia-bị.

Và ngài Văn Thù nguyện :

"Xin đỉnh-lễ _ tính Như-lai-tạng,
Vô-lậu _ không còn sự nghĩ-bàn,


Nguyện gia-bị cho đời vị-lai,
Nơi pháp-môn nầy, không lầm-lẫn.


Đây _ là
phương-tiện dễ thành-tựu,
Nên _ đem dạy cho ông A-nan
Cùng _
những kẻ trầm-luân _ mạt-kiếp,


Chỉ dùng nhĩ-căn _ mà tu-tập,
Thì _ viên-thông chóng hơn pháp khác;
Tâm-tính chân-thật _
là như thế."


http://old.thuvienhoasen.org/kinhthulangnghiem-tamminh-06.htm
Nhưng vì ngài Văn Thù dạy chúng ta dùng nhĩ căn làm _ phương tiện tu tập. Cho nên, tính Như Lai tạng mà ngài Văn Thù đảnh lễ là _ tính nghe của tự tính.

Và ngài Văn Thù đã chọn chúng ta (_những kẻ trầm luân _ mạt kiếp…) chỉ dùng nhĩ căn làm phương tiện _ tu tập tính viên thông ; thì sẽ dễ thành tựu hơn _ các pháp khác.

Nhưng cách dùng nhĩ căn ngài Văn Thù dạy chúng ta không phải để thấy nghe _ thấu suốt mười phương _ như lời ngài Quán Thế Âm _ thuật lại chỗ tu chứng của Ngài với Phật :

Bạch Thế-tôn, đức Phật Như-lai kia, khen tôi khéo được pháp-môn viên-thông, ở trong Đại-hội, thụ-ký cho tôi cái hiệu là Quan-thế-âm; do tôi thấy-nghe _ thấu-suốt mười phương,
nên danh-tiếng Quán-âm _ cùng khắp thập phương thế-giới

http://old.thuvienhoasen.org/kinhthulangnghiem-tamminh-06.htm
mà là ngài Văn Thù dạy chúng ta : xoay cái nghe điên đảo _ về nghe tự tính ; để xoay ngược các thanh trần - được truyền bá trong cõi Sa-bà ; hầu thoát khỏi hư vọng _ như lời ngài Văn Thù đã nói :

Hiện nay, trong cõi Sa-bà nầy,
Các thứ thanh-luận được truyền-bá,

Do chúng-sinh _ bỏ mất tính-nghe,
Theo thanh-trần, nên bị lưu-chuyển;

…………

Xoay ngược dòng, thoát khỏi hư-vọng.

http://old.thuvienhoasen.org/kinhthulangnghiem-tamminh-06.htm
Và d/đ hiểu ý ngài Văn Thù muốn nói :

Do chúng sanh _ bỏ mất tính nghe ; nên chúng sanh mới chạy theo thanh trần (_ẩn chỉ các thanh trần được truyền bá trong cõi Sa-bà…)

Và vì chúng sanh chạy theo các thanh trần _ được truyền bá trong cõi Sa-bà ; cho nên chúng sanh - mới bị lưu chuyển trong lục đạo luân hồi.

Do đó, chỉ cần xoay ngược “dòng tư tưởng” ; thì sẽ thoát khỏi hư vọng _ chấm dứt luân hồi _ thôi !
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Sở dĩ d/đ hiểu lời ngài Văn Thù nói : “Vì chúng sanh chạy theo các thanh luận _ được truyền bá trong cõi Sa-bà ; nên mới bị lưu chuyển trong lục đạo luân hồi”.
Là vì thuyết của đạo Phật - chúng sanh cõi người - thuộc về cõi Dục.

Và vị trời đứng đầu cai quản cõi Dục _ là ma vương Ba Tuần.

Trong khi ma vương Ba Tuần lúc nào - cũng tìm cách _ làm hư hại chánh pháp của Như Lai.
Nghĩa là, ma vương Ba Tuần - không muốn mọi người thoát vòng sanh tử _ chấm dứt luân hồi.
Do đó, các thanh luận _ được truyền bá trong cõi Sa-bà ; không giúp mọi người “thoát khỏi hư vọng” _ là điều hợp lý.


Còn làm thế nào để xoay cái nghe điên đảo (_chạy theo các thanh trần - được truyền bá trong cõi Sa-bà…) về nghe tự tính.
Thì d/đ cũng không thấy trong kinh Thủ Lăng Nghiêm – có giảng.

Tuy nhiên, d/đ thấy trong kinh Viên Giác – đức Thế Tôn có giảng nói _ thoáng qua về cách xoay này _ với ngài Phổ Hiền Bồ tát :

Này thiện nam, tất cả Bồ-tát và chúng sanh đời sau phải xa lìa tất cả cảnh giới huyễn hóa hư vọng.
Do chấp cứng cái tâm xa lìa, tâm (_xa lìa…) ấy _ là huyễn - cũng phải xa lìa,
lìa cái - lìa huyễn _ cũng lại xa lìa,
được _ không chỗ lìa - tức là trừ các huyễn.

Ví như dùi lửa, hai thanh gỗ _ làm nhân cho nhau,
lửa phát ra _ hai thanh gỗ cháy _ hết tro - bay khói mất.

Lấy huyễn _ tu huyễn cũng như vậy. (_tức là dùng hai cái huyễn giống nhau _ làm nhân cho nhau ; để trừ các huyễn…)
Các huyễn tuy hết _ mà chẳng rơi vào đoạn diệt.

http://www.quangduc.com/kinhdien-2/301kinhviengiac02.html
Trong khi ngài Văn Thù dạy chúng ta :

Chỉ dùng nhĩ-căn _ mà tu-tập,
Thì _ viên-thông chóng hơn pháp khác;
Tâm-tính chân-thật _
là như thế."
Cho nên d/đ hiểu – hai thanh gỗ đức Thế Tôn nói trong kinh Viên Giác _ là ẩn chỉ hai cái biết _ do nhĩ căn chạy theo thanh trần.

Sở dĩ d/đ hiểu như vậy – là vì theo lời của ngài Văn Thù – hiện nay chúng ta đang có một cái biết _ do nhĩ căn chạy theo các thanh luận ; được truyền bá trong cõi Sa-bà _ mà bỏ mất tính nghe.
Nay _ trong kinh Viên Giác - đức Thế Tôn lại dạy chúng ta ; dùng hai thanh gỗ (_cùng một chất liệu…) _ làm nhân cho nhau

Trong khi, ngài Văn Thù cho biết – do chúng ta chạy theo các thanh luận _ được truyền bá trong cõi Sa-bà ; mà chúng ta bị lưu chuyển trong lục đạo luân hồi.
Trái lại, Phật Pháp lại dạy chúng ta cách thoát sanh tử _ chấm dứt luân hồi.

Cho nên, lời đức Phật Thích Ca giảng về Phật Pháp sẽ hoàn toàn trái với các thanh luận _ được truyền bá trong cõi Sa-bà.
Vì vậy, khi chúng ta dùng nhĩ căn để nghe lời Phật Thích Ca giảng về Phật Pháp ; thì sẽ tạo cho chúng ta thêm một cái biết _ do nhĩ căn chạy theo thanh trần.

Cả hai cái biết này đều do nhĩ căn chạy theo thanh trần ; cho nên có thể ví như hai thanh gỗ _ làm nhân cho nhau _ để trừ các huyễn (_ tức là dùng hai cái biết hư vọng – do nhĩ căn duyên với thanh trần _ làm nhân cho nhau _ để diệt trừ vọng tưởng)

Và cách chúng ta dùng hai cái biết trái ngược nhau - để diệt trừ nhau ; là chúng ta phải tư duy _ về hai cái biết hư vọng đó.
Vì trong lúc tư duy _ tâm của chúng ta sẽ lắng xuống.



Đến đây, thì chúng ta lại nghe ẩn dụ đức Phật kể trong phẩm Ai Thán – kinh Đại Bát Niết Bàn :

Các thầy nên biết rằng chỗ tu pháp khỗ vô thường trước kia chẳng phải là chơn thật.
Ví như mùa xuân, có một nhóm người chơi thuyền trong hồ lớn làm rớt chìm ngọc lưu ly. Nhóm người ấy ,liền cùng nhau hụp lặn tìm ngọc, bóc nhằm hòn sõi viên đá, bụng mừng cho là ngọc, đến lúc đem ra khỏi nước mới rõ là không phải. Lúc ấy ngọc lưu ly vẫn ở dưới nước, do thế lực của ngọc mà nước hồ đều đứng trong.
Bấy giờ _ nhóm người ấy mới nhìn thấy viên ngọc. Có một người trí tìm cách khéo chẫm rãi lặn xuống tìm vớt được ngọc.

Các thầy chớ nên cho sự tu tập pháp quán vô thường, khổ, vô ngã, bất tịnh như vậy là thật nghĩa
.
Như nhóm người kia lặn xuống nước
bốc nhằm sạn đá mà cho là ngọc.

Các thầy phải khôn khéo nơi nơi chỗ chỗ .luôn tu pháp quán ngã, thường, lạc, tịnh. Lại cần nên biết tướng mạo tu tập bốn pháp trước kia đều là điên đảo.
Muốn được chơn thiệt tu các pháp quán, tức là quán ngã, thường, lạc, tịnh _ thời phải như người trí khéo vớt được ngọc kia.

http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-58_4-59_5-50_6-1_17-106_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark
Như vậy, thì qua ý của ẩn dụ - đức Phật đã cho chúng ta biết – tính nghe mà chúng đã bỏ mất _ quý như ngọc lưu ly. Và ngọc lưu ly này (_tự tính của tính nghe…) tự nó đã có thế lực _làm nước hồ đứng trong.
Nghĩa là chỉ cần chúng ta lắng tâm (_không khuấy động…) thì chúng ta sẽ _ có lại được, thấy được, biết được _ tự tính của tính nghe.

Vì vậy, khi chúng ta tư duy, tâm lắng xuống – là chúng ta đã có lại được tự tính của tính nghe _ mà trước đây chúng ta đã bỏ mất _ vì mãi lo chạy theo sự hư vọng của thanh trần.


Như vậy, thì các bạn thấy – tuy trong kinh Thủ Lăng Nghiêm không có giảng về cách - xoay cái nghe điên đảo _ do nhĩ căn duyên với thanh trần _ về nghe tự tính

Nhưng qua đặc tính của tính nghe - đức Phật Thích Ca kể nói - trong kinh Đại Bát Niết Bàn ; chúng ta
có thể chỉ cần dùng nhĩ căn làm phương tiện (_đúng như lời ngài Văn Thù dạy)

Rồi lại dùng hai cái biết hư vọng _ do nhĩ căn duyên với thanh trần _ để diệt nhau ( _tức là dùng hai thanh gỗ _ làm nhân diệt nhau…) ; đúng như lời đức Thế Tôn dạy về cách “lấy huyễn _ tu huyễn” trong kinh Viên Giác.

Nghĩa là _ chúng ta đã xoay được cái nghe điên đảo _ về nghe tự tính.


Nhơn đây d/đ cũng muốn tâm sự cùng các bạn một chút.
Đó là, vì do d/đ hiểu như vậy – cho nên thời gian qua có nhiều bạn hiểu lầm d/đ chỉ thích nghiên cứu kinh mà không có thực hành.
Trong khi d/đ vì nghe theo lời hướng dẫn của ngài Văn Thù – nên d/đ chỉ lắng tâm nghe lời Phật Thích Ca giảng về pháp xuất thế của Như Lai.
Và cũng do vì d/đ nghe theo lời dạy của ngài Văn Thù - nên khi nghe một lời giảng d/đ đều dùng trí phàm để suy xét - phân biệt ; chớ không căn cứ vào chỗ hiểu - về Phật Pháp của mình _ để giải lời Phật giảng.
Do đó, d/đ đã nhận được rất nhiều lời khuyên.
Nhưng vì không tiện giải bày nên d/đ im lặng - mặc dầu trong thâm tâm của d/đ rất cảm kích những lời khuyên của các bạn.

Nhơn dịp này - d/đ xin gởi lời chân thành cảm ơn các bạn đã theo dõi những bài viết của d/đ - nhất là các bạn đã có lời góp ý với d/đ - dầu là gay gắt hay nhẹ nhàng _ thì cũng đều phát xuất từ tấm lòng muốn d/đ tiến bộ.
Một lần nữa d/đ xin chân thành cảm tạ _ tất cả…

Kính mến
 
D

dieungo

Guest
Chào bạn dieuduc làm sao để nước hồ không khuấy động để thấy được tánh nghe.
Nếu tự tính của tính nghe nó đã có thế lực thì khi nào nó phát huy tác dụng.
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chào bạn dieuduc làm sao để nước hồ không khuấy động để thấy được tánh nghe.
Nếu tự tính của tính nghe nó đã có thế lực thì khi nào nó phát huy tác dụng.


Chào bạn dieungo,
d/đ chào mừng Bạn cùng tham gia diễn đàn.

Bạn hỏi d/đ : “làm sao để nước hồ không khuấy động để thấy được tánh nghe”.

Thì vì nếu chúng ta “không nghe” thì sẽ không có cái biết. Ví dụ như những gì chúng ta nghe biết về Phật đạo cũng đều do nghe mà biết.

Nhưng chắc Bạn có biết - những gì chúng ta biết - do nhĩ căn duyên với thanh trần - thì cái biết đó là của tâm vọng. Cho nên, những gì chúng ta nghe biết về Phật Pháp đều là cái biết của tâm vọng.

Và vì trước khi tu học Phật đạo để hiểu biết về Phật Pháp. Chúng ta lại trong tình trạng mê lầm. Do đó, nếu chúng ta dùng cái biết mê lầm sẵn có của mình - hợp cùng cái biết về Phật Pháp của tâm vọng – thì chổ biết của chúng ta về Phật Pháp cũng không thể thoát khỏi sự nhầm lẫn.

Tuy là vậy.
Nhưng nếu chúng ta lại nghe thêm lời giảng về Phật Pháp trái với điều chúng ta hiểu về Phật Pháp – mà chúng ta không chấp vào chỗ hiểu của mình về Phật Pháp – thì chúng ta tất sẽ thắc mắc và tìm hiểu. Sự tìm hiểu này chính là dùng hai thanh gỗ cọ vào nhau để phát ra lửa đốt cháy hai thanh gỗ - gọi là dùng huyễn diệt huyễn – hay là xoay hai cái nghe điên đảo về nghe tự tính.

Ví dụ như trong phẩm Phạm Hạnh – kinh Đại Bát Niết Bàn – Ca Diếp Bồ tát bạch Phật :

Bạch Thế Tôn ! Phật pháp vô thượng thời gian bao lâu sẽ diệt ?

Pht đáp : Nầy Thiện nam tử ! Nếu đệ tử ta còn có người thọ trì đọc tụng biên chép diễn thuyết nghĩa của kinh Đại Niết Bàn, nhẫn đến năm hạnh : Thánh hạnh, Phạm hạnh, Thiên hạnh, Bệnh hạnh, Anh nhi hạnh, được chúng sanh cung kính tôn trọng tán thán cúng dàng, nên biết đó là thời kỳ Phật pháp chưa diệt.

Nầy Thiện nam tử ! Nếu
kinh Đại Niết Bàn lúc lưu hành đầy đủ, hàng đệ tử của ta phần nhiều phạm giới cấm tạo nghiệp ác, không kính tin kinh điển nầy, vì không tin nên chẳng thọ trì đọc tụng biên chép, giải thuyết ý nghĩa của kinh nầy, chẳng được mọi người cung kính cúng dường, lúc thấy người thọ trì lại khinh chê, nên biết đó là thời kỳ Phật pháp sắp diệt chẳng còn lâu.


http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-58_4-76_5-50_6-1_17-118_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark
d/đ hy vọng đoạn kinh này sẽ giúp Bạn “phát huy tác dụng thế lực - tự tính của tính nghe”.
Và cách d/đ làm cho nước hồ không khuấy động - là phát huy tác dụng thế lực - tự tính của tính nghe.
Còn chúng ta phát huy tác dụng thế lực - tự tính của tính nghe là để có thể nghe hiểu lời đức Phật Thích Ca giảng về Phật Pháp.


Thân
 
D

dieungo

Guest
"Nhưng chắc Bạn có biết - những gì chúng ta biết - do nhĩ căn duyên với thanh trần - thì cái biết đó là của tâm vọng. Cho nên, những gì chúng ta nghe biết về Phật Pháp đều là cái biết của tâm vọng.

Và vì trước khi tu học Phật đạo để hiểu biết về Phật Pháp. Chúng ta lại trong tình trạng mê lầm. Do đó, nếu chúng ta dùng cái biết mê lầm sẵn có của mình - hợp cùng cái biết về Phật Pháp của tâm vọng – thì chổ biết của chúng ta về Phật Pháp cũng không thể thoát khỏi sự nhầm lẫn.

Tuy là vậy.
Nhưng nếu chúng ta lại nghe thêm lời giảng về Phật Pháp trái với điều chúng ta hiểu về Phật Pháp – mà chúng ta không chấp vào chỗ hiểu của mình về Phật Pháp – thì chúng ta tất sẽ thắc mắc và tìm hiểu. Sự tìm hiểu này chính là dùng hai thanh gỗ cọ vào nhau để phát ra lửa đốt cháy hai thanh gỗ - gọi là dùng huyễn diệt huyễn – hay là xoay hai cái nghe điên đảo về nghe tự tính. "
Chào bạn dieuduc lối nghĩ như trên khác gì ngài Ana đa văn đâu bởi vì lúc đó ngài vẫn chưa thấy được cái thấy như thật vẫn dùng cái tâm vọng tưởng để hiểu, như vậy đã huyễn lại càng thêm huyễn. nếu có gì sai xin bạn bỏ quá cho. Chung ta bàn luận để đi đến đích mong bạn cho thêm ý kiến
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chào bạn dieungo,
d/đ cũng có biết - lúc đó ngài Anan vẫn chưa thấy được cái thấy như thật – vẫn còn dùng cái tâm vọng tưởng để hiểu. Và ngài A Nan cũng nhận biết điều này - nên Ngài mới thưa cùng đức Phật :


thương-xót kẻ chìm-đắm, chính nơi thân tâm hiện nay (=> tức là chính nơi thân huyễn hóa và tâm vọng tưởng chạy theo cái biết do thân căn huyễn hóa duyên với các trần), chỉ cho chúng tôi thế nào là nút, do đâu mà cởi, cũng khiến cho chúng-sinh khổ-não vị-lai được khỏi luân-hồi, không sa vào ba cõi.

http://www.diendanphatphap.com/diendan/showthread.php?16434-C%C3%B9ng-nhau-t%C3%ACm-h%E1%BB%8Dc-kinh-Th%E1%BB%A7-L%C4%83ng-Nghi%C3%AAm-_-4-c%C3%A1ch-c%E1%BB%9Fi-n%C3%BAt-6-c%C4%83n
Và theo lời nguyện xin này của ngài A Nan – đức Phật mới nói với ngài Văn Thù :

Nay tôi muốn khiến cho ông A-nan khai-ngộ, thì trong 25 phép tu, phép nào hợp với căn-cơ của ông ấy (=> tức là hợp với căn cơ của người chưa thấy được cái thấy như thật – và đang còn dùng cái biết của tâm vọng tưởng);
li,
sau khi tôi diệt-độ rồi (=> tức là lúc đức Phật Thích Ca đã nhập Niết Bàn – không còn tại thế), chúng-sinh trong cõi nầy (=> tức là cõi người của chúng ta - muốn) vào thừa Bồ-tát, cầu đạo vô-thượng,
thì do pháp-môn phương-tiện gì,
được dễ thành-tựu hơn?


http://www.diendanphatphap.com/dien...-Thủ-Lăng-Nghiêm-_-4-cách-cởi-nút-6-căn/page2
Do đó, lời ngài Văn Thù thưa cùng đức Phật :

Tôi nay xin bạch đức Thế-tôn,
Phật ra đời trong cõi Sa-bà,
Trong cõi nầy,
lối dạy chân-thật,
Thanh-tịnh, do chỗ nói và nghe;
Nay _ muốn tu-chứngTam-ma-đề,
Thật _ nên do cái nghe mà vào""


Hiện nay, trong cõi Sa-bà nầy,
Các thứ thanh-luận được truyền-bá,
Do chúng-sinh _ bỏ mất tính-nghe,
Theo thanh-trần, nên bị lưu-chuyển;


A-nan, tuy có tính nhớ dai,
Vẫn không khỏi mắc các tà-niệm;
Há không phải tùy chỗ chìm-đắm,

Xoay ngược dòng, thoát khỏi hư-vọng.


A-nan, ông hãy nghe cho chín,
Nay _ tôi nương uy-lực của Phật,
Tuyên-nói phép Tam-muội chân-thật,


Hỡi đại chúng và ông A-nan,

Hãy xoay lại _ cái nghe điên-đảo,

Xoay _ cái nghe _ về nghe tự tính,

Nhận tự tính, thành đạo vô-thượng;

Thật _ tính viên-thông là như thế


http://www.diendanphatphap.com/dien...-Thủ-Lăng-Nghiêm-_-4-cách-cởi-nút-6-căn/page3
chính là giáo pháp phương tiện hợp với người thế gian - sanh sau khi đức Phật Thích Ca nhập Niết Bàn – mà chưa thấy được cái thấy như thật – và đang còn dùng cái biết của tâm vọng tưởng ; lại muốn tu pháp Bồ tát - cầu đạo Vô thượng - chấm dứt luân hồi.


Còn Bạn nói : “dùng cái tâm vọng tưởng để hiểu, như vậy đã huyễn lại càng thêm huyễn”.
Thì d/đ không hiểu như vậy. Vì nếu không thể dùng cái biết của tâm vọng tưởng - để xoay cái biết của tâm vọng tưởng về nghe tự tính. Thì ngài Văn Thù đã không nói :

Hãy xoay lại _ cái nghe điên-đảo,
Xoay _ cái nghe
(=> tức là xoay cái nghe điên đảo) _ về nghe tự tính,


Vì muốn xoay cái nghe điên đảo - về nghe tự tánh. Thì tất phải dùng cái nghe điên đảo làm phương tiện.
Và cách tu này là do ngài Văn Thù chọn cho chúng ta – theo lời căn dặn của đức Phật Thích Ca.

Thân
 

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 7 2011
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63
Chào bạn dieuduc làm sao để nước hồ không khuấy động để thấy được tánh nghe.
Nếu tự tính của tính nghe nó đã có thế lực thì khi nào nó phát huy tác dụng.



chào bạn!

Làm sao để nước hồ không khoáy động để thấy được tánh nghe?

Bạn ạ, mặt hồ vốn không động, mà do duyên bên ngoài gây nên mặt hồ động. Khi hết động thì mặt hồ lại yên lắng trở lại. Vì vốn dĩ bản chất mặt hồ trước nay vẫn vậy mà! duyên đến rồi duyên lại đi. Mặt hồ động rồi lại tĩnh tở lại. Vốn dĩ như vậy là do bản chất xưa nay của mắt hồ không động, chỉ do duyên tác động vào nên mặt hồ TẠM động. Dù có động bao nhiêu lần thì vẫn không thay đổi được bản chất của mặt hồ- TỈNH LẶNG.
Các căn của bạn theo duyên trần mà bị dính mắc. Ngũ căn kết duyên với ngũ trần, TÂM nương theo đó mà vọng động. Chứ thiệt TÂM có động đâu. Động là do nương theo ngũ căn dính với ngũ trần mà động. chứ thiệt không có gì vọng động cả. Dính cái nào thì vọng động cái đó, lần lượt nương theo ngũ căn mà vọng động. Khi vọng động qua rồi thì tâm lại yên ắng trở lại. Nhưng do vì TÂM nương theo ngũ căn mà dính mắc liên tục nên ta thấy dường như Tâm là một chuỗi liên tục không ngừng nghĩ. Chứ thật ra là nó vọng động liên tục như một dòng chảy bất diệt-> chúng sanh cảm nhận TÂM vọng động liên tục đó là thật nên nhận Tâm đó là chính mình, nếu ngoài Tâm đó ra thì mình ở đâu, là ai? ngay đó ngơ ngác như rơi vào cái KHÔNG, mất phương hướng. ( Ngay đây mà có tổ BÁ TRƯỢNG đập cho một gậy thì sẽ biết!!!). Kỳ thật không phải vậy, không phải mất phương hướng mà do quen chạy theo duyên bên ngoài nên mới ra cớ sự! Ngay khi ngũ căn dính với ngũ trần mà TÂM không chạy theo thì của báo trong nhà vẫn rực sáng. Chủ nhà vẫn ngồi đó, khách đến rồi khách lại đi ( chén trà của thiền sư Mãn Giác vẫn thơm lừng mùi sen sớm! ). Nếu mặtt hồ bản chất là động thì mãi mãi sẽ không bao giờ được yên lặng. Nhưng do bản chất nó là LẶNG, nên dù có làm động bao nhiêu lần thì mặt hồ kia vẫn trở về bản chất cũ của nó- Yên lặng cho bóng trăng soi qua mặt hồ!

Hãy nhớ TÂM dù có động bao lần, dù cái động đó có to lớn cỡ nào thì cũng là cái động của ngũ căn nương theo ngũ trần mà động. Thực tánh thì vẫn yên lặng như xưa nay vẫn vậy. Sáng suốt tinh nguyên, nhìn nhận mọi việc đúng như bản thể của nó, không sai khác, không lỗi lầm. Từ Tâm sáng suốt đó hành giả dụng công, hoạt động sinh sống mà không tạo nghiệp. Mặt hồ yên ả thì in rõ hình dáng cây cỏ, hoa lá, in rõ bóng trăng đêm soi sáng. Tâm yên lặng mới thấy rõ muôn pháp đúng với thực tánh của nó. Từ đó mới có chổ ánh sáng của trí tuệ Bát Nhã soi đường. Mỗi bước đi không dính mắc sai lầm, không lạc đường lỡ bước. Từ đó phát khởi lòng yêu thương muôn loại, tinh thần bát nhã rực sáng. Mỗi bước đi là mỗi lúc một gần về nhà.

" PHẬT bảo người đánh chuông rồi quay qua ông A Nan hỏi:
- Ông nghe thấy gì?
- Dạ, tiếng chuông! A nan thưa với Phật.
khi tiếng chuông lặng không còn, PHẬT lại hỏi ông A Nan:
- Ông nghe thấy gì?
- Dạ, con không nghe thấy gì ạ thưa Thế Tôn.
PHẬT bảo:

- Ông đã đánh mất chính mình, ông vẫn nghe đấy chứ. Do nghe thấy nên mới biết không có tiếng chuông. Sao bảo là không nghe. Tánh nghe biết luôn hiện tiền, do ông theo cảnh quên mình, quên đi tánh nghe luôn hiền tiền của mình mà đánh mất chính mình. Khi có âm thanh thì bảo là nghe, mất âm thanh thì bảo là không còn nghe thấy. Chứ thật thì cái nghe thấy đó có mất đâu? Nó vẫn hiện tiền đấy chứ. Chỉ vì ông quên mình mà chạy theo âm thanh, đánh mất chính mình!"


Ngũ căn chúng ta chỉ là phương tiện của Tâm thức mà thôi. Tâm nương theo ngũ căn mà kết duyên với ngũ trần tạo thành nghiệp thức--> luân hồi. Hãy trở lại làm ông chủ nhà khôn ngoan, khách đến khách lại đi, chén trà thơm ngát tiển khách...Ta ngồi đó cùng chén trà dưới ánh trăng.
 
D

dieungo

Guest
Chào bạn TấnHạnh bình thường không có gió thì mặt hồ không động, nhưng khi có gió mặt hồ có động không?
Ông chủ cũng vậy khi không có chộm vào nhà ông chủ có động không?
 

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 7 2011
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63
Chào bạn TấnHạnh bình thường không có gió thì mặt hồ không động, nhưng khi có gió mặt hồ có động không?
Ông chủ cũng vậy khi không có chộm vào nhà ông chủ có động không?


Hehe, Chào Bạn!

Đã nói rồi mà, động hay tĩnh chỉ là trạng thái của mặt hồ khi có gió hay không gió. Ông chủ có động hay yên cũng chỉ là trạng thái của có trộm hay không trộm. Dù động hay tĩnh thì mặt hồ vẫn là mặt hồ. không biến thành cái gì khác. Ông chủ vẫn là ông chủ, không biến thành người khác, không đồng lõa cùng trộm, không theo trộm đi mà quên của báo trong nhà. Chỉ là những trạng thái nương theo duyên trần mà có chứ thực thể đâu có trạng thái cố định, ĐỘNG hay TĨNH? Chỉ muốn mời bạn dùng trà Mãn Giác thôi !

Sóng kia có lớn hay nhỏ cũng từ biển mà ra, không đến từ nơi khác. Muôn sự từ tâm mà ra, không đến từ nơi khác. Động hay tĩnh cũng đừng cố tìm cầu. Tĩnh rồi động, động rồi tĩnh, chỉ là duyên trần theo gió mà thôi. Nước vẫn trong khi mặt hồ yên lặng. Tâm vẫn sáng khi không gì dính mắc.

Người mê như mặt hồ lúc nào cũng có sóng.
Người giác như mặt hồ lặng yên.

Mặt hồ lặng yên rồi thì gió vẫn sẽ cứ thổi. Mặt hồ lại gợn sóng. Nhưng bây giờ trên sóng ấy ta vẫn thấy được ánh trăng vàng soi xuống. Nên dù ông chủ của bạn có động như thế nào khi khách đến, thì khi khách đi rồi ổng sẽ vẫn về nhà, vẫn ở nhà, và ngồi đó uống trà. Chỉ mong là ông chủ nhà kia đừng quá động, quá ham vui , nghe trộm vào nhà rủ rê là chạy theo chơi, bị trộm dụ đi mất một lúc trong trần ai vui buồn, rồi sau đó tỉnh chạy về nhà. Chạy về rồi lại bị dụ chạy ra, rồi lại chạy về. Cứ thế mà lẫn quẫn chạy ra chạy vào. Quên chung trà nóng, khói vẫn bay trong làng hương sen thơm ngát....
 
D

dieungo

Guest
cảm ơn tách trà Mãn Giác rất ngon của bạn.
Tất cả các điều bạn nói không sai chút nào.
Nhưng bạn đã thấy mặt hồ không động khi có gió chưa?
còn Ông chủ vẫn động kể cả khi ko có tên chộm nào
 

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 7 2011
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63
cảm ơn tách trà Mãn Giác rất ngon của bạn.
Tất cả các điều bạn nói không sai chút nào.
Nhưng bạn đã thấy mặt hồ không động khi có gió chưa?
còn Ông chủ vẫn động kể cả khi ko có tên chộm nào




Thân,

Vậy là bạn vẫn chưa đọc kỹ bài viết trên hay có thể chưa hiểu hết những ý mình muốn nói rồi!!!

Động tĩnh chỉ là hình thức của mặt hồ khi có gió hay không gió. Chuyện có gió mà mặt hồ vẫn không động thì vẫn là trạng thái của động và tĩnh. Có gió thì động, không gió thì tĩnh. Có gió không động, không gió vẫn động...cũng chỉ là trạng thái mô tả mặt hồ. Có dính gì tới mặt hồ đâu bạn, theo duyên mà động hay tĩnh thôi. Mặt hồ vẫn đấy mà, có mất đâu? Động vẫn có ánh trăng sáng, tĩnh vẫn trăng chiếu sáng. Đâu phải vì động tĩnh mà không còn là mặt hồ,? Ông chủ vẫn vậy, không có khách ông chủ vẫn động mà, vẫn ngồi nấu trà, uống trà, ánh sáng trong nhà vẫn đầy đủ, chiếu sáng khắp nhà từ hóc nhỏ đến hóc lớn. Và ông chủ nhà biết rằng ánh sáng từ các cửa kia chiếu ra thì cũng từ nhà ông mà ra cả. Cửa nhà ông luôn mở, khách đến rồi khách lại đi. ông chủ vẫn ngồi uống trà và mời trà với khách...
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên