Cùng nhau tìm học kinh Thủ Lăng Nghiêm _ 4 : cách cởi nút 6 căn

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Kính bạn Diệu Đức!

Thảo luận đây không mong cầu việc thị phi với tri kiến.

"Tri" "Ly" "Giác", nói thành ba chử có nghĩa rỏ ràng phân biệt. Thật ra là một đấy, chẳng phải "tri" rồi mới "Ly", "ly' rồi có "Giác", Tri là thấy biết, ly là buông bỏ, giác là tỉnh ra . Ba tên này trong một "sát na", trong một niệm, đồng thời "Có mặt". Cũng có nghĩa là "muốn nói sao cũng được" với bậc giác ngộ.

Việc xuất thế hay không xuất thế, không còn dinh dáng gì. Nói gì tới pháp.

Trong kinh Phật là tùy bịnh mà cho thuốc, thì chớ vì đó mà sanh bịnh lạm thuốc.
Trong Thiền sử có câu chuyện TS Đại Huệ đốt sách Thầy là TS Viên Ngộ, cuốn Bich Nham Lục, chính là vì Tăng lý luận nhiều quá không hành trì, tham thiền. Đó là TS Đại Huệ rất từ bi sợ Tăng đồ "mắc bịnh lạm thuốc" hết thuốc chửa.

Nói bao nhiêu điều siêu việt đi nửa rồi củng quay về:
Chư ác mạc tác.
Chúng thiện phụng hành.
Tự tịnh kỳ ý.
Thị chư Phật giáo.

Đây là liều thuốc không bao "phạm thuốc".
Kính.

Chúc năm mới tinh tấn trong đạo nghiệp.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

D

dieungo

Guest
Nhân bạn TanHanh nói về bánh mình xin hỏi mỗi bạn 1 câu thôi nhé và các bạn chỉ chả lời có hoặc ko thôi nhé!
28.jpg bạn Tânhanh bánh này ăn no bụng ko?

27867929uz4.jpg Bạn Dieduc bánh này ăn no bụng được ko?

white-bread.jpg Bạn ChieuThanh bánh này ăn no bụng được ko?
 

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 7 2011
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63
DieuNgo có mấy loại bánh vậy? Đưa đây Tấn Hạnh ăn hết cho.


Uống trà nhe ! Có trà, bánh nào Tấn Hạnh ăn cũng thấy ngon!
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chào bạn dieungo,
Xin lỗi Bạn. Có lẽ vì d/đ không có tu Thiền nên không hiểu được ý của Bạn đẻ trả lời.
Thân
 

kimcang

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
511
Điểm tương tác
69
Điểm
28
Tánh Nghe Chẳng Bị Thanh Trần Làm Ngại chỉ là Dấy Khởi Vọng Niệm Theo Thức Phân Biệt.

Tánh Nghe Thường Hằng Có Thanh Trần, Không Có Thanh Trần thì vẫn hiện tiền chỉ là Không Nhận Ra mà thôi.

Muốn Nhận Ra Tánh Nghe, Sống Với Tánh Nghe Là Phải Hành Thiền như trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm dạy.

Không Hành Thiền Chỉ Chạy Theo Danh Từ Không Bao Giờ Hiểu.








 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
<object classid="clsid<img src=" http:="" www.diendanphatphap.com="" diendan="" images="" smilies="" biggrin.gif"="" alt="" title="Big Grin" smilieid="3" class="inlineimg" border="0">




<embed src="http://www.youtube.com/v/M1hh3KZDa14&hl=en&fs=1&hd=0&rel=0&autoplay=1&color2=0xCDEFA6&showsearch=0&showinfo=0&iv_load_policy=3" type="application/x-shockwave-flash" allowscriptaccess="never" allownetworking="internal" allowfullscreen="true" wmode="window" width="425" height="344"> </object>Thích Phước Tịnh - Giảng kinh Duy Ma Cật: Siêu việt nhị biên 4
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Tánh Nghe Chẳng Bị Thanh Trần Làm Ngại chỉ là Dấy Khởi Vọng Niệm Theo Thức Phân Biệt.

Tánh Nghe Thường Hằng Có Thanh Trần, Không Có Thanh Trần thì vẫn hiện tiền chỉ là Không Nhận Ra mà thôi.

Muốn Nhận Ra Tánh Nghe, Sống Với Tánh Nghe Là Phải Hành Thiền như trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm dạy.

Không Hành Thiền Chỉ Chạy Theo Danh Từ Không Bao Giờ Hiểu.



Chào thầy Kim Cang,
Có phải Thầy nói :

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
Muốn Nhận Ra Tánh Nghe, Sống Với Tánh Nghe Là Phải Hành Thiền như trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm dạy.
Là Thầy cho rằng trong kinh Thủ Lăng Nghiêm đức Phật Thích Ca dạy “nếu không Hành Thiền thì không thể nhận ra Tánh nghe, sống với Tánh nghe”.
Nếu đúng - thì d/đ xin mời Thầy nghe thêm lời đức Phật Thích Ca – dạy trong kinh Thủ Lăng Nghiêm :

A-nan, mười thứ Thiền-na như thế, giữa đường hóa điên, nhân nương theo sự mê-lầm, trong chỗ chưa đủ, lại nhận là đã chứng đầy-đủ; đều do Thức-ấm và tâm công-dụng giao-xen, nên sinh những vị như thế.

Chúng-sinh mê-mờ, không biết tự xét, gặp cái đó hiện-tiền, mỗi mỗi đều dùng cái tâm mê-lầm, còn ưa-thích những tập-quán cũ, mà tự dừng-nghỉ, cho đó là chỗ quay về rốt-ráo, tự bảo đã đầy-đủ đạo vô-thượng Bồ-đề, thành tội đại-vọng-ngữ. (=>)

Bọn ngoại-đạo tà-ma, khi nghiệp-báo chiêu-cảm hết rồi, thì sa vào ngục Vô-gián;
hàng Thanh-văn, Duyên-giác thì không tiến thêm đưc nữa.

Bọn ông để tâm giữ đạo Như-Lai, sau khi tôi diệt-độ rồi, đem pháp-môn nầy truyền-bày trong đời mạt-pp, khiến cho tất-cả chúng-sinh đều rõ-biết nghĩa nầy, không để cho những ma tà-kiến tự gây ra nạn lớn cho mình, giữ-gìn thương-cứu, tiêu-dứt các tà-duyên, khiến cho thân-tâm vào được tri-kiến của Phật, từ lúc ban-đầu đến khi thành-tựu, không mắc các đường trẽ.

http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-58_4-757_5-50_6-2_17-120_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark

Cho nên, căn cứ theo lời đức Phật dạy trong kinh Thủ Lăng Nghiêm – d/đ hiểu : “không phải hễ Hành Thiền là có thể nhận ra Tánh nghe, sống với Tánh nghe”.


Vì khi Hành Thiền vẫn còn có thể xảy ra trường hợp “giữa đường hoá điên” hoặc không tiến thêm đưc nữa”.

Do đó, Hành Thiền không phải là cách duy nhất để nhận ra Tánh nghe, sống với Tánh nghe.
Và khi Hành Thiền cũng không hẳn là đã có thể nhận ra Tánh nghe, sống với Tánh nghe.

 

Thánh_Tri

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 3 2007
Bài viết
599
Điểm tương tác
65
Điểm
28
Một tri giải, lại thêm một tri giải, tạo thành một nghiệp thức tri giải mênh mang, triền miên, vô tận trong vòng luân hồi, không giúp ích gì được cho việc giác ngộ giải thoát, ngược lại còn làm chướng ngại cho chính mình tiến tu giải thoát.

Chưa bước đi được một bước đã tự mình ngăn rào, dậm chân một chỗ suy tưởng về bờ bên kia, biết bao giờ mới đi tới được.

Đừng lập luận quanh co thêm nhọc nhằn tinh thần mà thôi.

Buông xuống hết đi.
 

kimcang

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
511
Điểm tương tác
69
Điểm
28
Kinh Thủ Lăng Nghiêm nói 50 Ấm Ma chính là nói quá trình tu thiền định.

Thiền Định là một trong 10 Ba La Mật là một trong Tam Vô Lậu Học Giới Định Tuệ.

Kinh Thủ Lăng Nghiêm dạy tu Tam Ma Địa chính là nói nghĩa Thiền Định.

KC sẽ trích dẫn rõ ràng Kinh Thủ Lăng Nghiêm:

- A Nan! Mười thứ cảnh giới thiền định trên, giữa chừng thành điên, là do nương theo mê hoặc, ở nơi chưa cứu cánh chấp cho là đủ, ấy đều do thức ấm với dụng tâm giao tranh lẫn nhau mà hiện ra, chúng sanh ngu mê chẳng tự xét kỹ, gặp nhân duyên này hiện tiền, mỗi mỗi đều dùng tâm mê chấp những tập quán ưa thích cũ của mình, cho là cứu cánh mà ngừng nghỉ tại đó, tự nói đã đầy đủ đạo Vô Thượng Bồ Đề, thành đại vọng ngữ, lạc vào tà ma ngoại đạo, khi hết nghiệp báo chiêu cảm, bị đọa ngục A Tỳ, còn hàng Thanh Văn Duyên Giác thì chẳng cầu tiến thêm. Các ngươi đã phát tâm theo đạo Như Lai, sau khi ta nhập diệt, nơi thời mạt pháp, phải đem pháp môn này truyền dạy cho đời sau, khiến tất cả chúng sanh đều rõ biết nghĩa này, chớ để cho kiến ma, tạo nghiệp chìm đắm, hộ trì cho họ dứt bỏ tà duyên, khiến thân tâm họ nhập tri kiến Phật, từ bắt đầu đến khi thành tựu chẳng bị lạc đường.


Đây là Phật dạy người Tu Thiền Mà Chấp Vào Cảnh Giới Thiền.

Người tu bị lạc là Do Chấp chứ không phải vì Tu Thiền.

Thiền Không Phải Là Ngồi Mà Là Trong Tất Cả Các Thời Trong Tất Cả Các Cảnh.

Không Đức Phật nào chẳng do tu hành Thủ Lăng Nghiêm Định mà thành Phật cả.

Chư Phật trong quá khứ hằng sa kiếp đều nhờ pháp môn này mà khai ngộ, thành đạo Vô Thượng. Nếu dứt được thức ấm rồi thì lục căn của các ngươi hỗ dụng lẫn nhau, do hỗ dụng này được vào cấp bậc Kim Cang Càn Huệ Bồ Tát, ở trong đó phát khởi chơn trí, trong suốt như mặt trăng ở trong ngọc lưu ly, từ đó cho đến siêu việt thập tín, thập trụ, thập hạnh, thập hồi hướng, tứ gia hạnh và Kim Cang thập địa, Đẳng Giác viên minh vào trong biển Diệu Trang Nghiêm của Như Lai, Bồ Đề viên mãn, quy về Vô Sở Đắc.

- Đây là những ma vi tế trong lúc tu tập thiền định mà Chư Phật đã giác ngộ từ đời quá khứ, cảnh ma hiện tiền, các ngươi nhận biết được liền tẩy trừ tâm cấu nhiễm của mình, chẳng lọt vào tà kiến, thì ấm ma tiêu diệt, thiên ma vỡ nát, đại lực quỷ thần hoảng sợ chạy trốn. Các loại yêu tinh ly mî chẳng còn sanh ra, những căn hạ liệt cũng được tinh tấn, tâm chẳng mê lầm nơi Đại Niết Bàn, thẳng đến Bồ Đề, chẳng gì thiếu sót.


Chư Phật từ bi đã chỉ dạy rõ ràng mà DH DD còn nói trái lời Chư Phật như vậy DH DD.

DH DD thường dẫn Kinh Đại Bát Niết Bàn mà lại không nhớ là trong Kinh Đại Bát Niết Bàn nói về Thủ Lăng Nghiêm Định chính là nói Môn Định mà trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng dạy.


 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Một tri giải, lại thêm một tri giải, tạo thành một nghiệp thức tri giải mênh mang, triền miên, vô tận trong vòng luân hồi, không giúp ích gì được cho việc giác ngộ giải thoát, ngược lại còn làm chướng ngại cho chính mình tiến tu giải thoát.

Chưa bước đi được một bước đã tự mình ngăn rào, dậm chân một chỗ suy tưởng về bờ bên kia, biết bao giờ mới đi tới được.

Đừng lập luận quanh co thêm nhọc nhằn tinh thần mà thôi.

Buông xuống hết đi.


Chào Thánh Tri,
Thánh Tri nói :

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
Chưa bước đi được một bước đã tự mình ngăn rào, dậm chân một chỗ suy tưởng về bờ bên kia, biết bao giờ mới đi tới được.
Nhưng d/đ thì lại nghĩ đi đúng hướng hay sai đường là do bước đi đầu tiên quyết định. Vì nếu bước nhanh mà không đúng hướng thì lại càng nguy hại hơn. Cho nên, tìm hiểu kỹ rồi mới bước là điều cần thiết. Vì vậy, không thể nói ngăn rào, dậm chân tại chỗ.
Và vì d/đ chưa bước đi bước đầu tiên. Cho nên d/đ chưa có gì để buông xuống cả.

 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chào thầy Kim Cang,
Có lẽ Thầy đã hiểu lầm ý của d/đ.
Vì d/đ không có nói d/đ không tin lời Phật dạy trong kinh Thủ Lăng Nghiêm

"Chư Phật trong quá khứ hằng sa kiếp đều nhờ pháp môn này mà khai ngộ, thành đạo Vô Thượng".

Mà vì khi tu tập Thiền định vẫn còn có thể bị những ma vi tế khiến người tu Thiền định bị nữa đường hóa điên.

Vì nếu như chỉ do nghe lời đức Phật giảng về những ma vi tế trong kinh Thủ Lăng Nghiêm mà người tu học Phật đạo đều có thể nghe hiểu và tránh được những ma vi tế đó thì sẽ không có trường hợp người tu học Phật đạo tự nói đã đầy đủ đạo Vô Thượng Bồ Đề, thành đại vọng ngữ, lạc vào tà ma ngoại đạo, khi hết nghiệp báo chiêu cảm, bị đọa ngục A Tỳ, còn hàng Thanh Văn Duyên Giác thì chẳng cầu tiến thêm”.

“lạc vào” có nghĩa là “không phải tự ý muốn”. Cho nên, người tự nói đã đầy đủ đạo Vô Thượng Bồ Đề - chính là người tu học Phật đạo ; chớ không phải là người tu theo pháp của ngoại đạo.

Cho nên, d/đ chỉ nói : Hành Thiền không phải là cách duy nhất để nhận ra Tánh nghe, sống với Tánh nghe.
Và khi Hành Thiền cũng không hẳn là đã có thể nhận ra Tánh nghe, sống với Tánh nghe.


Là nói về việc Hành Thiền chứ không phải nói “hiệu quả của Pháp Thiền”

Do đó, d/đ không có nói trái lời chư Phật. Và nhất là tài liệu d/đ trích dẫn cũng được công nhận như tài liệu của Thầy dẫn chứng.
 

kimcang

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
511
Điểm tương tác
69
Điểm
28
Phật dạy rõ ràng mà chẳng y theo Thực Hành Là Lỗi Của Mình Chẳng Phải Tại Pháp Môn.

DH DD thích lý luận cho dù trải kiếp số như cát sông hằng cũng không lợi ích.

d/đ chỉ nói : Hành Thiền không phải là cách duy nhất để nhận ra Tánh nghe, sống với Tánh nghe.
Và khi Hành Thiền cũng không hẳn là đã có thể nhận ra Tánh nghe, sống với Tánh nghe.


DH DD chưa hiểu Nghĩa Hành Thiền và Thiền Định trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm nói.

Niệm Phật, Trì Chú đều là Hành Thiền và Thiền Định.


Phật dạy một đường DH DD lại nói một ngã tức là nói trái lời Phật sao còn cố ngụy biện.
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Phật dạy rõ ràng mà chẳng y theo Thực Hành Là Lỗi Của Mình Chẳng Phải Tại Pháp Môn.

DH DD thích lý luận cho dù trải kiếp số như cát sông hằng cũng không lợi ích.

DH DD chưa hiểu Nghĩa Hành Thiền và Thiền Định trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm nói.

Niệm Phật, Trì Chú đều là Hành Thiền và Thiền Định.


Phật dạy một đường DH DD lại nói một ngã tức là nói trái lời Phật sao còn cố ngụy biện.


Chào thầy Kim Cang,
Thầy lại hiểu lầm ý của d/đ. d/đ chỉ muốn giải thích điều Thầy nói :


Muốn Nhận Ra Tánh Nghe, Sống Với Tánh Nghe Là Phải Hành Thiền như trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm dạy.

Không Hành Thiền Chỉ Chạy Theo Danh Từ Không Bao Giờ Hiểu.
Là không hẳn như vậy. Vì khi Hành Thiền vẫn còn nhiều ma vi tế khiến người Hành Thiền lạc vào tà ma ngoại đạo - hoặc chẳng cầu tiến thêm (theo bản dịch của Thầy trích dẫn) hoặc không tiến thêm được nữa (theo bản dịch của đạo hữu Tâm Minh – d/đ trích dẫn). Và d/đ chỉ nói - lời Phật dạy tuy rõ ràng. Nhưng không phải người tu học Phật đạo nào cũng có thể nghe hiểu và tránh được những ma vi tế đó. Cho nên, không thể nói khẳng định hể Hành Thiền là đạt quả - như lời Thầy nói.

Còn nếu Thầy nói :

Phật dạy rõ ràng mà chẳng y theo Thực Hành Là Lỗi Của Mình Chẳng Phải Tại Pháp Môn.
Thì thử hỏi ai là người tu học Phật đạo mà lại không y theo lời Phật tu hành !?
Còn nếu là người không chọn con đường theo Phật – tu theo ngoại đạo thì Phật có nói những người tu học ngoại đạo đó : “tự nói đã đầy đủ đạo Vô Thượng Bồ Đề, thành đại vọng ngữ,lạc vàotà ma ngoại đạo” chăng ?

Cho nên, d/đ chỉ muốn nói “lời Thầy khẳng định về việc Hành Thiền là quá chủ quan” chớ d/đ không có nói pháp tu Thiền không có hiệu quả.

Còn Thầy nói d/đ chưa hiểu Nghĩa Hành Thiền và Thiền Định trong kinh Thủ Lăng Nghiêm nói – thì d/đ không biết Thầy hiểu thế nào là hiểu - thế nào là không hiểu lời Phật giảng về trong các kinh Đại thừa. Vì nếu d/đ không hiểu sai thì lời Phật giảng về pháp Đại thừa chúng ta có thể hiểu tùy duyên. Mà đã là hiểu theo duyên thì khi khác duyên - chỗ hiểu sẽ khác nhau. Ngoài ra, d/đ cũng không biết Thầy hiểu thế nào về nghĩa “chấp pháp” ?

Riêng d/đ thì d/đ hiểu rõ về phần của con voi mà duyên của d/đ rờ được. Cho nên, d/đ chỉ giải thích điều d/đ nói chớ không có ngụy biện.
Và theo chỗ hiểu của d/đ thì nếu Thầy còn đang trong vòng tu học thì không nên phán người không cùng chỗ hiểu với mình : “cố nguỵ biện”. Vì như vậy thì Thầy vấp phải lỗi “chấp ngã”.
 

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 7 2011
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63
QUẢ TRÒN LÀ QUẢ VIÊN DUNG.
ĂN MỘT PHẦN CỦA QUẢ CŨNG LÀ ĂN ĐƯỢC QUẢ VẬY.


( Hà chấp anh ăn phần này, tôi ăn phần kia. Ăn phần nào rồi khách cũng sẽ no lòng !. Ăn thế nào thì cũng phải trôi qua cổ, cái thơm cái ngọt rồi cũng thắm đến tận tim gan).
 

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 7 2011
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63


Tại một phòng khám đông y, hai người bệnh nhân đang ngồi chờ bác sĩ khám bệnh, bác sĩ vẫn chưa đến. Một người quay qua hỏi người kia.

- Anh bạn cho mình hỏi, anh bị bệnh gì vậy?

- Tôi bị bệnh sạn thận, bác sĩ đã chẩn đoán cho tôi như vậy.

Anh ta nhìn người đang hỏi mình rồi buôn tiếng thở dài.

- Cái bệnh nó hành tôi đau đêm ngày không ngủ được, có khi đau nhứt cả thân thể. Còn anh thì bị bệnh gì mà vào đây khám?

- Tôi cũng bệnh giống như anh, nhưng có điều ít đau hơn, chắc có lẽ không đau nặng bằng anh.

Họ lại buông tiếng thở dài và hỏi thăm gia cảnh nhau trong khi chờ bác sĩ đến...


Tuần sau, họ lại tình cờ tái khám cùng ngày theo chỉ định của bác sĩ. Họ lại gặp nhau. Anh này hỏi anh kia.

- Bệnh anh thế nào rồi? có hết hay giảm đi không?

- Thấy bệnh có giảm đi, đở đau nhứt hơn, nhưng vẫn còn, có lẽ vẫn chưa hết bệnh. Hôm nay tái khám, để biết bác sĩ chuẩn đoán lại xem giảm thế nào.

- Còn tôi không biết có hết không, nhưng không còn thấy đau ở hong nữa. Ăn uống tốt, ngủ được.

Anh kia trố mắt ngạc nhiên khi nghe nói, liền hỏi lại:

- Anh có đem toa thuốc của bác sĩ cho theo không ?

- Có chứ !. Anh này lấy toa thuốc cất trong túi áo cho anh kia xem. Anh kia lại càng ngạc nhiên hơn khi thấy toa thuốc anh này chỉ ghi võn vẹn một hàng chữ " Yêu cầu uống nước mỗi ngày thật nhiều, cách nữa giờ uống nửa lít nước".

Anh ta lập tức lấy trong túi áo toa thuốc của mình cho anh bạn xem, trong toa thuốc không chỉ có một dòng chữ giống vậy mà còn nhiều giồng chữ khác:

" Mỗi ngày, dùng một trái thơm, không gọt vỏ, để nguyên. Dùng dao khoét một lỗ to rồi bỏ 50g phèn chua vào. Tất cả đem nướng trên than đỏ cho cháy hết vỏ. Sau đó đem ép lấy nước để uống. Chia ra làm 3 lần uống, sáng , trưa, chiều.
Dùng 50g Diệp Hạ Châu đã phơi khô, nấu với 5 lít nước, yêu cầu uống mỗi ngày, cách nữa giờ uống một ly đầy.
Còn những thời gian còn lại uống càng nhiều nước càng tốt."

Lúc này cả hai đều ngạc nhiên, vì sao hai toa thuốc lại khác nhau, trong khi cả hai đều có cùng một loại bệnh?

Họ cùng gặp bác sĩ và hỏi ông ta.

- Vì sao chúng tôi cùng bệnh mà bác sĩ lại cho hai toa thuốc khác nhau?

Vị bác sĩ nhìn hai bệnh nhân của mình mĩm cười và trả lời:

- Vì các vị tuy bệnh có giống nhau, nhưng độ nặng nhẹ của bệnh lại khác nhau nên toa thuốc tôi cho cũng sẽ khác nhau.
Người bệnh nhẹ, hạt sạn còn nhỏ, thì tôi trị theo cách đơn giản và duy nhất là uống thật nhiều nước. Chỉ có thế, hạt sạn tự ra khỏi cơ thể bệnh nhân.
Còn người bệnh nặng hơn, hạt sạn lớn hơn, tôi phải trị liệu bằng nhiều phương pháp khác nữa, làm cho hạt sạn mòn từ từ, khị hạt sạn đã mòn nhỏ lại, cho đến khi đủ nhỏ để điều trị bằng phương pháp đơn giản, thì đến khi đó người bệnh chỉ cần uống nước thật nhiều, thì bệnh sẽ hết không cần dùng nhiều phương pháp khác để điều trị. Tuy là bệnh có giống nhau nhưng không thể có chung một phương pháp điều trị, phải có những phương pháp điều trị khác bổ xung thì mới mong khỏi bệnh.




Qua đó ta thấy ông bác sĩ có lỗi trong việc cho toa không? Vì bệnh nhân có độ nặng nhẹ của bệnh khác nhau, mà theo đó toa thuốc cũng có ít hay nhiều phương thức trị bệnh khác nhau. Người bệnh nhân khi đã biết bệnh của mình như thế nào thì theo toa đó mà điều trị. Tự biết áp dụng liều lượng và phương pháp điều trị cho mình. Mục đích bác sĩ là dùng nhiều cách chữa trị để cứu bệnh nhân và bệnh nhân có nhiệm vụ là biểt bệnh của mình và theo bệnh của mình mà điều trị cho đúng cách.




Một câu truyện đã quá cũ!!!




 

suongphale

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 12 2011
Bài viết
241
Điểm tương tác
81
Điểm
28
Mùa Xuân và Chim Nhạn

Mùa xuân chim Nhạn bay cao
Thênh thang trong gió nắng lên thật đầy
Xuân về rồi đến Xuân đi
Miên man bất tận mùa xuân hài hòa
Có con nhạn trắng sau hè
Bay qua sông suối , bóng in nước đầy
Cánh dang đôi cánh thiên thần
Bay không biết mỏi ra ngoài biển xanh
Nhạn ơi nhạn hỡi đi đâu
Bay đi tìm chốn Thiên Đường ( An Bình) đó sao ?
-------------
Kính tặng thầy KC , thầy TH và các ĐH
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên