P

học thiền 2

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15/6/06
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Chúng ta ai cũng có những cuộc hành trình trong quá khứ, hiện tại và trong tương lai .

Cuộc hành trình quan trọng nhất là cuộc hành trình của mỗi người trong cõi ta bà này .

Khởi đầu là tập đi và cuối cùng cũng là tập đi .
Khởi đầu có những cái thú vị, đáng yêu và bất ngờ lý thú .
Cuối hành trình cũng có những cái đáng yêu mà nhiều khi chúng ta không hề nghĩ đến .

Tôi có một người bạn già, tuổi cũng đã ngoài 70 . Một hôm người bạn ấy rủ tôi đi shop . Sau khi đã đậu xe vào chỗ an toàn, tôi ra khỏi xe và đứng đợi người bạn khoá cửa xe cho kỹ . Đứng đợi hơi lâu, ngó lại, tôi vẫn thấy người bạn đứng lay hoay bên cạnh cửa xe chỗ người lái .
Thấy hơi lạ, tôi lại gần và hỏi xem có chuyện gì xảy ra không !
Người bạn nói :" Tôi đang tìm chìa khóa xe ."
Tôi nói:" Có làm rơi chìa khóa không ?"
Người bạn đáp:" Không ! "
Tôi nói: " Tìm trong xe chưa ?"
Đáp :"Rồi ."
Tôi nói : "Tìm trong các túi chưa ?"
Đáp:"Rồi ."
Tôi nhìn lại bàn tay của bạn tôi, thấy bạn tôi như nắm cái gì ở trong lòng bàn tay !
Tôi nói: " Thế đang nắm cái gì trong lòng bàn tay vậy !"
Bạn tôi bèn xoè lòng bàn tay ra, thì ra đó chính là chìa khoá xe .

Chúng tôi bật cười thoải mái . Nắm chìa khóa trong lòng bàn tay mà cứ đi tìm chìa khóa !

Mến,
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

nhukhong

Registered
Phật tử
Tham gia
24/9/07
Bài viết
281
Điểm tương tác
89
Điểm
28
phivan đã viết:
Chúng ta ai cũng có những cuộc hành trình trong quá khứ, hiện tại và trong tương lai .

Cuộc hành trình quan trọng nhất là cuộc hành trình của mỗi người trong cõi ta bà này .

Khởi đầu là tập đi và cuối cùng cũng là tập đi .
Khởi đầu có những cái thú vị, đáng yêu và bất ngờ lý thú .
Cuối hành trình cũng có những cái đáng yêu mà nhiều khi chúng ta không hề nghĩ đến .

Tôi có một người bạn già, tuổi cũng đã ngoài 70 . Một hôm người bạn ấy rủ tôi đi shop . Sau khi đã đậu xe vào chỗ an toàn, tôi ra khỏi xe và đứng đợi người bạn khoá cửa xe cho kỹ . Đứng đợi hơi lâu, ngó lại, tôi vẫn thấy người bạn đứng lay hoay bên cạnh cửa xe chỗ người lái .
Thấy hơi lạ, tôi lại gần và hỏi xem có chuyện gì xảy ra không !
Người bạn nói :" Tôi đang tìm chìa khóa xe ."
Tôi nói:" Có làm rơi chìa khóa không ?"
Người bạn đáp:" Không ! "
Tôi nói: " Tìm trong xe chưa ?"
Đáp :"Rồi ."
Tôi nói : "Tìm trong các túi chưa ?"
Đáp:"Rồi ."
Tôi nhìn lại bàn tay của bạn tôi, thấy bạn tôi như nắm cái gì ở trong lòng bàn tay !
Tôi nói: " Thế đang nắm cái gì trong lòng bàn tay vậy !"
Bạn tôi bèn xoè lòng bàn tay ra, thì ra đó chính là chìa khoá xe .

Chúng tôi bật cười thoải mái . Nắm chìa khóa trong lòng bàn tay mà cứ đi tìm chìa khóa !

Mến,

Cảm ơn ngài Phi Vân đã viết .Chúng ta đa phần là vậy! . Vì không chịu " buông xuống ! " ?. Nên: "không định tâm ?"
Trong phật pháp củng vậy ,có nhiều người rất có thiện chí ,nhưng vẫn bị trì huỡn !.Điều này có phải là " nghiệp" không thưa ngài?
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15/6/06
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
ĐH Như Không thân mến,

Nếu ta không "nắm giữ" cái gì, ta đâu cần phải "buông bỏ" .


Thiện nghiệp đem đến Hạnh Phúc, ta chấp nhận nhưng ta không nắm giữ nó .
Ác nghiệp đem đến đau khổ, ta chấp nhận nhưng ta không nắm giữ nó .

Mến,
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15/6/06
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Tuy nhiên ta nên nhớ Tứ Chánh Cần .

Mến,
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15/6/06
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
ĐH nào đã có Tứ Chánh Cần là hơi thở cũng như các pháp khác thì chẳng cần nhớ, tự nó hiện ra trong hành động và suy tư của mình .

Mến,
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15/6/06
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
TỨ-CHÁNH-CẦN LÀ GÌ ? HÌNH TƯỚNG VÀ CÔNG DỤNG CỦA CÁC PHÁP ẤY RA SAO ?

Trong 37 pháp giúp cho việc thực hành Phật giáo được hoàn bị mà 4 pháp môn quan trọng chánh đáng rất cần thiết nên gọi là Chánh-Cần.

Bốn pháp Chánh-Cần là : Điều thiện chưa sanh cần làm cho phát sanh, việc thiện đã sanh phải làm cho nó tăng trưởng mãi, điều ác chưa sanh phải cố ngăn chặn không cho phát sanh và việc ác đã sanh phải tìm cách diệt trừ. Đó là 4 pháp tu chánh đáng mà bất cứ hành giả nào muốn đạt được đạo không thể không thực hành.

Đã gọi là pháp Chánh-Cần thì bất cứ lúc nào người tu hành cũng có thể nhớ nghĩ và thực hành được cả. Tuy nhiên, để cho công việc tu tập đạt tới kết quả tốt, thì giờ thích hợp và thuận tiện nhất để nghĩ tới 4 pháp Chánh-Cần là lúc ngồi thiền, quan sát và tập trung tư tưởng hoặc lúc nào ta cảm thấy tâm trí nhẹ nhàng, không bị chi phối bởi hoàn cảnh phức tạp chung quanh.

Điều ác và việc thiện vốn không có hình tướng nên khó có thể diễn tả cho đúng hoàn toàn được. Ở đây có thể lấy một vài ví dụ để làm cho vấn đề được sáng tỏ hơn như : Tánh tị hiềm, lòng tham muốn, ý ganh ghét v.v... là những việc xấu, điều ác cần nên tránh, còn việc thiện là những điều mà ai cũng thích như lòng tha thứ, yêu thương rộng khắp, tánh rộng rãi v.v... Nhưng, còn những việc xấu ác chưa sanh thì làm sao mà biết được để ngăn chặn cho nó đừng sanh ? Việc ác dù nhỏ nhoi đi nữa cũng là hạt mầm của bao nhiêu sự sai lầm tai hại, cho nên dù một sự móng tâm nào có tính cách bất chính và có phương hại tới mọi người và mọi vật chung quanh cũng đều phải tức thời tìm cách dập tắt ngay từ lúc nó mới nhen nhúm phát khởi.

Tập trung được mọi ý tưởng tốt cho tới khi nào ta nghĩ tới điều thiện thắng được điều ác như người đãi lọc vàng trong đất cát thì việc tu tập mới gọi là thuần thục vậy.

---------------------------
Thích Bảo Lạc
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15/6/06
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
THỊ PHI

Thị Phi

Có một nhà Hoạ Sĩ siêu việt, suốt đời chỉ nhận một Đệ Tử .

Khi nhận thấy đã đến lúc Đệt Tử đã tinh thông nghề nghiệp, vị Thầy đề nghị Đệ Tử vẽ một bức tranh với tài nghệ của mình .

Khi hoàn tất bức tranh, Đệ Tử hỏi thầy xem đã đạt chưa, thầy trả lời :

-"Con đem bức tranh ra trưng bày nơi công cộng, để giấy bút bên cạnh với yết thị :"Xin Phê Bình, chỉ dùm chỗ sai sót ."

Cuối ngày, vị đệ tử mang về cho thầy coi tập giấy ý kiến . Thầy đưa cho trò xem những trang giấy đầy những lời chê bai, chỉ trích .
Vị Đệ tử buồn lắm và nghĩ rằng mình chưa thành tài .

Vị Thầy lại nói với Đệ Tử :
-"Con vẽ một bức tranh khác, cũng làm như vậy nhưng lần này thay vì để giấy bút, con để màu, dụng cụ vẽ bên cạnh và trong bản yết thị con viết :" Nếu ai phát hiện sai sót và có thể sửa được, xin sửa dùm " .

Cuối ngày vị Đệ tử mang về mang bức tranh và tập ý kiến . Bức tranh còn nguyên vẹn không hề có dấu vết sửa chữa .

Vị Đệ Tử vui mừng vì nghĩ rằng mình đã thành tài , nhưng vẫn còn thắc mắc tại sao cũng mình vẽ mà hôm qua lại bị phê bình mọi thứ, bèn nhờ thầy giải thích .

Vị Thầy nói:
-" Không phải hôm qua con vẽ dở, hôm nay con vẽ giỏi mà con có thực tài . Vấn đề là hôm qua họ chỉ viết phê bình mà thôi dù cho họ không hiểu gì về nghệ thuật mà chỉ theo quan niệm cá nhân của họ . Hôm nay con để màu, giá bút vẽ, bắt họ phải vẽ nếu họ có thực tài và phê bình đúng, họ không có thực tài làm sao họ có thể tìm ra sai sót và sửa được bức tranh của con .

Mến,
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15/6/06
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
..............
"TÂM NHƯ NGƯỜI HỌA SĨ
VẼ VỜI CẢNH THẾ GIAN
...................................."

Ý trong kinh Hoa Nghiêm .

Mến,
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15/6/06
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
THAM THIỀN NHẬN LẦM BA THỨ PHÁP MÔN DỤNG CÔNG CỦA GIÁO MÔN LÀ THIỀN TÔNG.

Ba thứ pháp môn của giáo môn tức là Thiền quán Sa Ma Tha, Tam Ma Bát Đề và Thiền Na. Sa Ma Tha dịch là tịch tịnh, Tam Ma Bát Đề dịch là nhiếp niệm, Thiền Na dịch là tịnh lự. Ba thứ thiền quán này ở trong Kinh Viên Giác, Phật đã có giải thích rất kỹ càng, dù trong Kinh Viên Giác có nói: “Ba pháp môn này mười phương Như Lai do đó thành Phật, mười phương Bồ Tát đủ thứ phương tiện, tất cả đồng dị, đều nương theo ba thứ sự nghiệp này, nếu được viên chứng tức thành viên giác”, ấy chỉ là nói cách tu trong phạm vi giáo môn, nên chính trong kinh này có nói: “Chỉ trừ người đốn ngộ, và Xiển đề chẳng tin”, nói chỉ trừ người đốn ngộ tức là chỉ trừ Thiền Tông đốn ngộ, chẳng phải giáo môn, nên xưng giáo ngoại biệt truyền.

Phương pháp dụng công của Đại thừa tên gọi rất nhiều mà ý nghĩa chẳng khác, nhưng đều chẳng phải Thiền Tông. Thiền Tông tham thoại đầu, công án, cần nhất là NGHI TÌNH. (Tức là dùng cái tâm không biết để chấm dứt tất cả biết), cho đến hoát nhiên đốn ngộ, dứt hẳn nghi căn, kiến tánh thành Phật. Khi đã minh tâm kiến tánh, nếu có Thiện tri thức mắt sáng thì tìm đến cầu Thiện tri thức ấy ấn chứng, nếu chẳng có người mắt sáng thì lấy Truyền Đăng Lục, Ngũ Đăng Hội Nguyên, Chỉ Nguyệt Lục hoặc các Kinh như Lăng Già, Hoa Nghiêm, Duy Ma Cật v.v... xem kỹ để làm ấn chứng cũng được.
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15/6/06
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
DỤNG CÔNG LẦM NHẬN TAM CHỈ TAM QUÁN LÀ THIỀN TÔNG.

Vân Cốc Thiền Sư Truyện trong Mộng Du Tập của Ngài Hàm Sơn có nói: “Vân Cốc Thiền Sư 19 tuổi bỗng quyết chí đi tham học bốn phương, nghe nói pháp môn Tiểu chỉ quán của Thiên Thai, bèn chuyên tâm tu tập, khi gặp Pháp Châu Tế Thiền Sư đang nhập thất tại Thiên Ninh, Sư bèn đi tham vấn, trình sở tu của mình. Châu nói: “Pháp yếu của Chỉ quan chẳng nương thân tâm hơi thở, trong ngoài đều bặt cách tu của người là lạc nơi hạ thừa, chẳng đúng ý của Tổ Đạt Ma, người học đạo nên lấy tâm ngộ làm chủ”. Vân Cốc kích động chảy nước mắt, lại xin chỉ giáo, Châu dạy tham thoại đầu chơn thật, bảo ngay bây giờ hạ thủ công phu phát khởi nghi tình. Vân Cốc vâng lời ngày đêm tham cứu, cho đến ăn ngủ đều quên, một hôm dùng cơm, cơm hết cũng chẳng tự biết, chén bỗng rơi xuống đất, hoát nhiên đốn ngộ như trong mộng được thức tỉnh, lại thưa với Pháp Châu, được Ngài ấn khả “Xem qua nhân duyên ngộ đạo của Vân Cốc Thiền Sư, có thể làm mô phạm cho chúng ta dụng công tham thiền”.

Có Tăng hỏi Tử Hồ Thiền Sư thế nào là nhất tâm tam quán? Sư nói: “Ta còn chẳng thấy có nhất tâm, ngươi gọi cái gì là tam quán?”.

Xưa kia có một Pháp sư chỉ quán hỏi Huệ Hải Thiền Sư nhất niệm tam quán là nghĩa thế nào. Sư đáp: “Tâm quá khứ đã qua, tâm vị lai chưa đến, tâm hiện tại chẳng trụ, trong đó lại dùng tâm nào để khởi quán?” Pháp Sư đáp: “Thiền Sư chẳng hiểu chỉ quán”. Sư nói: “Tọa chủ hiểu chăng?”. Pháp Sư nói: “hiểu”. Sư nói: “Như Trí Giả Đại Sư nói chỉ phá chỉ, nói quán phá quán, trụ chỉ thì chìm nơi sanh tử, trụ quán thì tâm rối loạn. Vậy nên lấy tâm chỉ tâm hay là khởi tâm để quán quán? Nếu có tâm quán là pháp thường kiến, nếu chẳng tâm quán là pháp đoạn kiến, nếu cũng có cũng không thì thành pháp nhị kiến, xin Tọa chủ nói kỹ xem!”. Pháp Sư nói: “Nếu hỏi như thế thì đều nói chẳng được". Sư nói: “Vậy đâu từng chỉ quán!”.
------------------------------
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15/6/06
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
CHẤP THẬT “PHÂN BIỆT LÀ THỨC CHẲNG PHÂN BIỆT LÀ TRÍ” THÀNH BỆNH:

Hám Sơn Đại Sư nói: “Phân biệt là thức, chẳng phân biệt là trí”, hai câu này hình như mơ hồ, vì thức với trí một là bộ não, một là Phật tánh, lúc chưa chuyển thức thành trí, thì phân biệt tất nhiên là thức, chẳng phân biệt cũng là thức, khi đã chuyển thức thành trí thì chẳng phân biệt là trí, phân biệt cũng là trí. Phân biệt với chẳng phân biệt không thể dùng để phán đoán Thánh hay phàm.
-------------------------------------
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15/6/06
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
CHẤP THẬT “NHIỄM VỚI TỊNH” THÀNH BỆNH.

Nhiễm với tịnh là pháp tương đối, vì có nhiễm mới có tịnh, Kinh Lăng Già nói: “Đại Huệ! Sanh diệt là thức, chẳng sanh diệt là trí, lại nữa đọa tướng, vô tướng và hữu vô mỗi mỗi làm nhân với nhau là thức, siêu việt tướng hữu vô là trí. Lại nữa, tướng vô ngại là trí, đủ thứ cảnh giới do tướng ngại trí là thức. Lại nữa, ba việc căn, trần thức hòa hợp sanh tướng phương tiện là thức, chẳng có việc phương tiện của tướng tự tánh là trí. Lại nữa, đắc tướng là thức, chẳng đắc tướng là trí”.

Theo lời kinh kể trên thì được rõ, vừa nói có tịnh thì phải có nhiễm, đồng như sự sanh diệt, vì có sanh mới nói có diệt, nhiễm tịnh sanh diệt, đều là tác dụng của kiến, văn, giác, tri. Có một số người cho “chẳng khởi niệm là tịnh, tức là Phật tánh, khởi niệm là nhiễm, tức là vọng tưởng” thế là sai lầm. Chẳng khởi niệm là tịnh duyên của vô thỉ vô minh, chẳng phải Phật tánh, Phật tánh bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm, ấy là tuyệt đối, chẳng dính dáng với nhiễm tịnh. Hám Sơn Đại Sư nói “Nhiễm là thức, tịnh là trí” ấy là lầm nhận. Kinh Pháp Bảo Đàn nói: ‘Tịnh chẳng hình tướng mà lại lập tướng tịnh, nói là công phu, có kiến giải này tự chướng bản tánh, lại bị tịnh trói”.

Tăng hỏi Huệ Trung Quốc Sư “Tọa Thiền khán tịnh là thế nào?”. Sư nói: “Bất cấu bất tịnh đâu cần khởi tâm mà khán tướng tịnh!”.
-------------------------------------
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15/6/06
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
CHẤP THẬT “NHƯ NHƯ BẤT ĐỘNG LÀ PHẬT TÁNH” THÀNH BỆNH.

Nói “Như như bất động” là hình dung từ để diễn tả chơn như Phật tánh. Ý nói chơn như Phật tánh vốn sẵn sàng, chẳng có thêm bớt, cũng chẳng động tịnh, thêm bớt động tịnh là tác dụng của bộ não, chẳng dính dáng với bản thể chơn như.

Có một số người tu hành, suốt ngày ngồi không như cây khô, miễn cưỡng đè nén suy nghĩ cho dừng lại, giống như nước biển sóng lặng, cho làm như thế tức là như như bất động của Phật tánh, ấy là sai lầm lớn. Sự suy nghĩ của con người chẳng thể dừng nghĩ mãi mãi, muốn vĩnh viễn dừng nghĩ chỉ có người chết mới làm được. Nếu người sống miễn cưỡng đè nén suy nghĩ, chỉ có thể dừng lại trong vòng mấy mươi phút hoặc mấy tiếng, nhiều nữa là mấy ngày, cuối cùng sẽ có một hôm tái khởi. Nếu cùng trong một ngày khi suy nghĩ dừng là Phật, qua một hồi suy nghĩ khởi dậy lại thành chúng sanh, vậy trong một ngày bỗng thành Phật bỗng thành chúng sanh, mỗi ngày đều ở trong luân hồi, như thế làm Phật có ích lợi gì? Nếu người thật đã minh tâm kiến tánh thì dẫu cho cầm dao ra trận vẫn là như như bất động.
----------------------------------------------
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15/6/06
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
CHẤP THẬT “NGŨ UẨN GIAI KHÔNG” THÀNH BỆNH.

“Ngũ uẩn giai không" là nói sau khi kiến tánh, ngũ uẩn đều biến thành Phật tánh, đầy khắp hư không, vạn tượng sum la đều là Phật tánh, nên Kinh nói “SẮC chẳng khác với KHÔNG, KHÔNG chẳng khác với SẮC; SẮC tức là KHÔNG, KHÔNG tức là SẮC, THỌ, TƯỞNG, HÀNH, THỨC, đều cũng như thế".

Một số người tu hành cho là chẳng chấp trước tất cả tướng, chẳng trụ tất cả tướng, đối cảnh vô tâm, tất cả vô ngại gọi là ngũ uẩn giai không, ấy là sai lầm lớn. Chẳng chấp chấp trước tất cả tướng, chẳng trụ tất cả tướng, đối cảnh vô tâm, tất cả vô ngại là mặc kệ cho ngũ uẩn khởi hay diệt, chẳng màng đến nó, nhưng ngũ uẩn vẫn là ngũ uẩn, chưa biến thành Phật tánh, nó vẫn hay làm việc xấu. Nếu ông suốt ngày phải giữ cái niệm “chẳng màng đến nó” không buông, há chẳng tự làm cho tâm mình lao nhọc, đâu thể vô tâm vô ngại mà được ngũ uẩn giai không ư!
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15/6/06
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
CHẤP THẬT “CHƠN NHƯ DUYÊN KHỞI” THÀNH BỆNH.

Một số người nói: “Chơn như vốn, chẳng động, vì chẳng giữ bản tánh, nên nhất niệm bất giác bèn khởi vọng niệm, tạo tội làm phước, luân hồi sanh tử, nếu nhất niệm giác ngộ chơn tâm, trở lại thường giữ gìn chẳng biến đổi thì chẳng bị luân hồi, gọi là thành Phật. Ấy là kiến giải của ngoại đạo.

Bản thể chơn như vốn viên mãn sẵn sàng, chẳng biến đổi. Kinh Hoa Nghiêm nói: “Ví như chơn như, thường giữ bản tánh, chẳng có biến đổi”, nếu chơn như mà có biến đổi tức là pháp sanh diệt. Đại Thừa Khởi Tín Luận nói “Chơn như duyên khởi”, chỉ bốn chữ này có thể phán đoán rằng luận này là do ngoại đạo ngụy tác, gán tên Ngài Mã Minh để truyền bá. Tại sao? Vì chơn như chẳng có duyên khởi, chẳng bị huân nhiễm, nếu có duyên khởi thì phải có sanh diệt, pháp sanh diệt nhất định chẳng phải Phật pháp vậy.
--------------------------------------
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15/6/06
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
.- CHẤP THẬT “TÁNH LÀ KHÔNG, TÂM LÀ VỌNG” THÀNH BỆNH.

“Tánh là không, tâm là vọng” là nói Phật tánh đầy khắp hư không, chẳng thể dùng bộ não để nhận biết, những gì có thể nhận biết đều là vọng tưởng . Một số người hiểu lầm ý này, cho có tư tưởng đều là vọng tâm, đem vọng tâm dứt sạch thành không, tức là kiến tánh thành Phật. Nếu dạy người như thế này là lọt vào đoạn kiến của ngoại đạo, tội lỗi chẳng phải nhỏ.

-----------------------------------------------------------
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15/6/06
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
CHẤP THẬT “ĐÃ SANH LÀ VỌNG, CHƯA SANH LÀ TÂM” THÀNH BỆNH.

Có người truyền khẩu quyết Thiền rằng: “Đã sanh là vọng, chưa sanh là tâm”, cho rõ được hai này thì được ngộ đạo thành Phật, ấy là lời yêu quái, quyết chẳng thể tin. “Đã sanh” là nhất niệm vô minh, tất nhiên là vọng, “chưa sanh” là vô thỉ vô minh, cũng chưa lìa vọng, đều chẳng phải chơn Tâm.
---------------------------------------------------------------------
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15/6/06
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
CHẤP THẬT “CHUYỂN THỨC THÀNH TRÍ” THÀNH BỆNH.

Người tu Pháp môn Duy Thức, điều cần nhất là tìm ra chủng tử vô thỉ vô minh đã tiềm ẩn nơi A Lại Da thức (tức Bạch tịnh thức) đập cho tan nát thì Bát thức được Bát giải thoát, Tam tánh biến thành Tam vô tánh, Bát thức biến thành tứ trí, sau khi chuyển thức thành trí, chẳng trở lại làm thức.

Khi chưa chuyển thức thành trí thì bị A Lại Da làm chủ, khi đã chuyển thức thành trí thì chơn như Phật tánh làm chủ, chơn như Phật tánh chẳng biến đổi nên thành Phật rồi chẳng trở lại thành chúng sanh, chẳng bị luân hồi. Một số người tu hành lầm nhận cho một niệm mê là thức, một niệm ngộ là trí, chuyển thức thành trí là đem cái niệm mê chuyển thành cái niệm ngộ, ấy là sai lầm lớn, cái tâm niệm biến đổi chẳng định, nếu suốt ngày bỗng mê bỗng ngộ, bỗng trí bỗng thức, có lúc là Phật, có lúc lại là chúng sanh, vậy thành Phật có giá trị gì?
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15/6/06
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
CHẤP THẬT “TỰA HỮU PHI HỮU, TỰA KHÔNG PHI KHÔNG” THÀNH BỆNH.

Có một số người tu hành buông bỏ vạn duyên tĩnh tọa quán tâm, quán đến cảnh giới “tựa hữu phi hữu, tựa không phi không", như thế cho là chẳng lọt nhị biên, chẳng trụ hữu vô, là cảnh giới Phật tánh, ấy là sai lầm lớn. “Tựa hữu phi hữu, tựa không phi không" là tác dụng của bộ não, chẳng phải Phật tánh, bản thể Phật tánh dùng bộ não suy lường thì chẳng thể đến. Lục Tổ nói: “Dẫu cho tận sức đo lường, lại càng xa xôi”, người tu hành chớ nên dùng bộ não để đo lường Phật tánh, chỉ có thể dùng bộ não tìm ra vô thỉ vô minh rồi một búa đập nát, thì Phật tánh tự nhiên hiển hiện.
-----------------------------------------
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15/6/06
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
CHẤP THẬT “CHẲNG CẦU CHƠN, CHẲNG DỨT VỌNG” THÀNH BỆNH.

Chứng Đạo Ca nói: “Chẳng cầu chơn, chẳng dứt vọng, liễu tri hai pháp vốn chẳng tướng”. Một số người tu hành cho là chẳng cầu chơn tâm, cũng chẳng dứt vọng niệm, chơn vọng mặc nó tức là công phu đến mức, ấy là sai lầm lớn. “Chẳng cầu chơn” là nói Phật tánh chẳng thể cưỡng cầu, chơn với vọng là tương đối, vì có vọng mới nói có chơn, bản thể Phật tánh vốn chẳng chơn vọng, nên chơn chẳng thể cầu, vọng cũng chẳng cần dứt, hai tướng chơn vọng vốn không. Nếu cho chơn niệm, vọng niệm đều chẳng màng đến, ấy là lọt vào bệnh nhậm (bệnh mặc kệ), càng mặc kệ thì càng mơ hồ, dụng công như thế này giống như nấu cát làm cơm, đâu thể thành tựu!.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

TOP 5 Tài Thí

Bên trên