Linhthoai

Hồng Minh - dị ký (Q3)

Linhthoai

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Phật tử
Tham gia
21/4/12
Bài viết
337
Điểm tương tác
168
Điểm
43
Thu diệp phong tiền lạc,

xuân hoa vũ hậu hồng,

bóng phù du thấp thoảng có rồi không,

hồn hồ điệp mơ màng mê lại tỉnh,

tiền lộ mang mang vô tích trượng,

kim thời Pháp hội hữu văn tri,

cảnh thăng trầm hiệp hiệp ly ly,

mảnh huyễn mộng sanh sanh diệt diệt,

biển khổ ví chẳng nhờ bảo phiệt,

kiếp trần khó khỏi thoát u luân,


thanquy.jpg
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Linhthoai

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Phật tử
Tham gia
21/4/12
Bài viết
337
Điểm tương tác
168
Điểm
43
Chương 5

* Bóng ma trong kho báu:

Nhắc lại. Thỉnh thoảng mỗi khi xã thiền; nhất là những lúc chập choạng tối,thì tôi lại thấy trong hang đá ở khu chứa báu vật lại có những hiện tượng lạ kỳ.

Khi thì có những hòn lửa giống như quả bóng .Chúng lăn tròn từ góc khuất này chạy về góc khuất kia và mất dạng.

Khi thì có những quả bóng bằng lửa, nhiều màu lừng lững bay lên không trung.

Khi thì có những tiếng động kỳ hoặc bất ngờ.

Khi lại có bóng người thấp thoáng vào ra .v.v...

1296186464anhmacauvong1.jpg
 

Linhthoai

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Phật tử
Tham gia
21/4/12
Bài viết
337
Điểm tương tác
168
Điểm
43
Chương 5

* Quái quỷ:

Để tìm hiểu về việc ma quái trên. Tôi đã tìm những tài liệu của Sư Ông về vấn đề trên . Cuối cùng tìm được tài liệu này :


"Lại nữa, A-nan, các chúng-sinh đó, nếu không phải gây tội chê-phá luật-nghi, phạm Bồ-tát-giới, hủy-báng Niết-bàn của Phật, mà chỉ phạm những nghiệp phức-tạp khác nhau, thì sau khi bị đốt cháy nhiều kiếp, đền tội hết rồi, thì chịu những hình quỷ.
Nếu nơi bản-nhân, do tham vật mà làm ra tội, thì người ấy đền tội hết rồi, gặp vật thành-hình gọi là Quái-quỷ

(Kinh thủ lăng nghiêm)


Và xin mượn chuyện kể này tạm thuyết minh :

Tiếng đồn về đàn lợn vàng, rắn hổ mang khổng lồ và cóc kỳ dị ở vùng Trà Trâu Núi thuộc xã Thanh Tâm (Thanh Liêm, Hà Nam) khiến những người hiếu kỳ đứng ngồi không yên vì muốn tận mắt chứng kiến.

Về hai thôn Thong và Chè Núi, ai cũng được nghe câu chuyện ly kỳ về đàn lợn vàng.

Vào những đêm trăng sáng, người dân nơi này khẳng định, vẫn nhìn tận mắt thấy đàn lợn vàng hàng chục con đùa giỡn nhau trên đường làng. Tuy nhiên, có nhiều người cố gắng đuổi theo nhưng không ai có thể bắt được bởi cứ đến đoạn hầm ngầm ở dãy Trà Trâu Núi, xã Thanh Tâm (Thanh Liêm, Hà Nam), đàn lợn vàng lại mất dạng....


images
 

Linhthoai

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Phật tử
Tham gia
21/4/12
Bài viết
337
Điểm tương tác
168
Điểm
43
Chương 5

* Quái quỷ:(tt)

Nhiều người còn cho rằng, trong đàn lợn vàng ấy, có một con bị què. Con này rất chậm chạp và thường lặng lẽ theo sau đàn. Họ bảo, đàn lợn này là “lộc trời” và có liên hệ tới hầm ngầm hay còn gọi là "hầm thần của" ở vùng đất cổ bí ẩn này.
Chưa biết thực hư đàn lợn vàng thế nào nhưng chuyện một “hầm giữ của” có tồn tại ở đây là thực bởi mới đây, nhiều hộ dân trong xã Thanh Tâm, trong quá trình hạ cốt nền làm nhà đã phát hiện ra những cửa hầm bí mật, ăn thông vào chân đồi, ngay trong phần đất nhà mình. Hầm ngầm nay không biết được xây dựng chính xác từ bao giờ, chỉ biết đã có từ lâu lắm rồi.
Các cửa hầm đều được xây bằng gạch cuốn tò vò. Càng đào, càng thấy cửa hầm cao và rộng, một người lớn có thể thoải mái đi vào, phía trên vòm được cuốn gạch đều và bằng phẳng. Đặc biệt, hầm ăn sâu vào mãi bên trong khu đồi.
Theo những già trong thôn, tương truyền, "hầm thần của" là nơi chôn giấu vàng và kho báu của của người phương Bắc. Để không ai có thể xâm phạm khu vực này, những chủ nhân của kho báu này đã yểm bùa rất kỹ.
Hỏi những người già trong thôn về hầm ngầm này, các câu trả lời đều giống nhau đó là, đây là hầm thần của rất thiêng và không thể đụng vào. Tuy nhiên, lời cảnh báo này không phải khiến ai cũng khiếp sợ. Nhiều người đã lên đây đào bới, thử tìm kiếm cơ may của mình. Song, chỉ cần đào vào đến độ sâu chừng 3m, nhiều người chọt cảm thấy ớn lạnh và khó thở. Cảm giác này càng gia tăng khi vào sâu nữa vì thế mà chưa một ai dám theo đến tận cùng hầm ngầm.
Cho đến khoảng những năm 1984, ở thôn Thong đã có hẳn một phong trào vác xẻng, vác cuốc lên đồi tìm... vàng. Rốt cuộc thì chưa người dân nào trong làng phất lên nhờ tìm thấy vàng, hay các món đồ gì quý giá khác. Đào mãi mà không thấy, rồi ngay cả những người kiên nhẫn nhất cũng nản, câu chuyện tưởng như chìm vào quên lãng...
Những bí ẩn chưa có lời giải
Trước "hầm thần của" hiện vẫn còn một bụi tre um tùm gai góc mà chính các cao niên trong làng cũng không biết nó có từ bao giờ. Người ta thường bảo nhau, đây là một bụi tre thiêng, cứ đến giữa trưa là cuốn xuống, hễ ai bước qua là tự bật lên như để bảo vệ cho hầm mộ... và đàn lợn vàng cũng từ đó mà đi ra.

Trưởng thôn Chè Núi - ông Bùi Ngọc Ký cho hay, chuyện về đàn lợn vàng là có nhiều người nhìn thấy. Tuy nhiên, đó có phải là "lộc trời" hay không thì bản thân ông không dám chắc. Chỉ biết rằng, đàn lợn thường xuyên xuất hiện tại khu vực "hầm thần của". Nhiều tay săn đồ cổ, có cả đội săn lùng kho báu ở xa đến hỏi thăm dùng bẫy bắt nhưng không thành.

Những năm 1984 ở thôn Thong đã có hẳn một phong trào vác xẻng, vác cuốc lên đồi tìm... lợn vàng. Rốt cuộc thì chưa người dân nào trong làng phất lên nhờ tìm thấy vàng, hay các món đồ gì quý giá khác. Đào mãi mà không thấy, rồi ngay cả những người kiên nhẫn nhất cũng nản, câu chuyện tưởng như chìm vào quên lãng....

Không chỉ có lợn vàng, người ta còn đồn đại chuyện đôi rắn hổ mang to như thân cây, đầu có mào rất dữ tợn nằm vo tròn canh hai bên cổng hầm làm nhiều kẻ chuyên đi đào bới đồ cổ phải khiếp sợ. Đôi rắn nhìn thấy người thì bành mang phì phì đe dọa. Nó cũng từng cắn chết một con trâu được chăn thả xâm phạm đến "thần của"; chuyện cử hầm lúc nào cũng thấy hàng trăm con cóc hình thù kỳ lạ đứng ngoài miệng hang càng bị đổ đi lại mò về càng lúc càng nhiều…

Những bí ẩn chưa có lời giải nên hàng loạt giai thoại vừa hư vừa thực cứ thế lan truyền ở xã Thanh Tâm. Vì thế, chuyện xuất hiện đàn lợn vàng, rắn hổ mang khổng lồ, đàn cóc kỳ dị hàng trăm con, cho đến nay vẫn như chuyện cổ tích có thật.

m.baodatviet.vn

Vâng đây là một trong những bí ẩn về Quái quỷ.


images
 

Linhthoai

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Phật tử
Tham gia
21/4/12
Bài viết
337
Điểm tương tác
168
Điểm
43
Chương 5

* Bạt quỷ :

Chuyện kể :

.....Bẵng đi một tuần không có chuyện gì xảy ra. Cơn ác mộng tưởng như đã buông tha gia đình ông, nhưng không. Bốn giờ sáng thứ bảy, ông chạy bộ tập thể dục trong công viên. Vẫn còn tối, hơn nữa đây chỉ là một công viên nhỏ nên những con đường ông chạy qua đều vắng vẻ.

Bất chợt, ông liếc thấy một cô gái ngồi trên xích đu. Một cô gái còn trẻ và rất đẹp, nhưng lại tạo cảm giác sợ hãi. Khuôn mặt cô ta trắng xanh như không còn chút máu, đến cái váy cô ta mặc cũng trắng toát. Đôi mắt, nét mặt cô đượm vẻ thê lương. Cô ta nhìn ông Đình trân trân. Lấy làm lạ, ông dừng bước, hỏi:

- Cô gái, cô làm sao thế? Mặt cô quen quá, hình như chúng ta có biết nhau?

Im lặng một lúc, cô gái nói:

- Chúng ta đâu chỉ biết nhau suông. Anh quên em rồi sao?

Ông Đình ngạc nhiên không nói nên lời. Ông có khúc mắc gì với cô gái trẻ này sao? Cô ta đứng lên, bước đến gần ông, gió thối váy cô phất phới, tóc cô lòa xòa trước mặt. Bỗng ông Đình cảm thấy một mối nguy hiểm mơ hồ. Cô ta chậm rãi nói tiếp, thanh âm dần dần trở nên đáng sợ :

- Giờ anh có vợ đẹp con ngoan rồi, chắc cô gái qua đường là em anh cũng không nhớ. Hai mươi năm trước, hai mươi năm trước anh đã hứa gì với em, đã thề thốt những gì với em? Anh đã chẳng bảo hai ta đời này kiếp này là của nhau sao? Anh đã chẳng bảo hai ta sống cùng sống, chết cùng chết đó sao?

Ngước mặt lên nhìn thẳng vào mắt ông Đình, cô ta gằn từng tiếng :

- Em nghĩ đã đến lúc anh thực hiện lời thề ấy rồi.

Rồi khuôn mặt cô bỗng dúm dó lại, cô ta đưa hai tay lên ôm mặt, vặn vẹo một lúc, cô ta đứng yên, và bỏ hai tay ra. Khuôn mặt cô bây giờ không còn lạ gì với ông nữa. Đó chính là khuôn mặt con ma nữ ấy.

Ông Đình chợt hiểu tại sao ông cảm thấy nguy hiểm kề cận, vì lúc cô ta bước đi, mái tóc cô rũ ra lòa xòa... hệt như mái tóc con ma nữ...con ma nữ đã hiện lên trong USB, con ma nữ đã ám ảnh từng giấc ngủ của ông. Cánh tay cô ta không còn trắng trẻo mịn màng nữa, mà đã rữa gần hết thịt, xương xẩu lộ ra trắng nhởn. Thét lên một tiếng phẫn hận, cô ta luồn bàn tay nát rữa, bầy nhầy máu lên cổ ông, siết thật chặt, thật chặt.

Ông Đình nhắm chặt hai mắt lại để khỏi phải thấy bộ dạng đáng hãi hùng của cô ta, tay chân quơ quào hất cô ta ra. Hai người vật lộn cả mười mấy phút. Rốt lại ông Đình cũng xô cô ta ra được. Ông lồm cồm bò dậy, lùi ra xa khỏi cô ta đang nằm dưới đất. Cô gái nhìn vào mặt ông, rít lên cay độc :

- Chuyện tôi với anh còn chưa xong đâu. Tôi sẽ còn tìm anh tính sổ. Đừng hòng thoát khỏi tay của tôôôôôôôôôi !!!

Một cơn gió thổi qua, cô ta biến đi mất, cũng là vừa lúc tia nắng đầu tiên chiếu xuống...


wap.590M590.jpg

nguồn:m.socbay.com
Kinh thủ lăng nghiêm dạy:

do tham sắc mà làm ra tội, thì người ấy đền tội hết rồi, gặp gió thành-hình, gọi là Bạt-quỷ;
 
Last edited by a moderator:

Linhthoai

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Phật tử
Tham gia
21/4/12
Bài viết
337
Điểm tương tác
168
Điểm
43
Chương 5

* Mỵ quỷ :

kinh thủ lăng nghiêm dạy :

do tham dối-trá mà làm ra tội, thì người ấy đền tội hết rồi, gặp giống súc thành-hình, gọi là Mỵ-quỷ;

Chuyện kể :

Ðời đường bên Trung Hoa, ở vùng Mân Trung có một xử sĩ tên là Mã Thừa. Mã Sinh tánh thanh thoát nhàn tĩnh, ưa ngao du ở nơi danh lam thắng cảnh, dù trèo non vượt suối cũng không nài sự gian lao. Trong niên hiệu Trường Khánh, Mã sắm sửa hành trang đem theo một đứa tớ, đến du ngoạn các cảnh đẹp ở Hoành Sơn. Nghe nói nơi ngọn Chúc Dung có một ngôi chùa cỗ, khi xưa vốn là Ðạo Tràng của Phục Hổ Thiền sư, cảnh trí bốn bề rất nên u nhã, Mã liền lần hỏi sơn dân tìm đường đến thăm viếng.

Một buổi xế ngọ, Mã cùng đứa tớ đã để bước đến đạo tràng ngọn Chúc Dung, tuy lộ trình khó nhọc, nhưng nhờ gió non phất phơ, thanh khí mát mẻ, xung quanh cổ thụ xum xuê, nhìn xa xa núi đồi thấp cao trùng điệp, chim hót véo von dường chào hỏi, hoa tươi muôn sắc tợ đón cười, thầy tớ cơ hồ như quên cả mệt mỏi. Ði lần vào trong, thấy ngôi chùa xưa đã hư đổ gần phân nửa, một vị lão Tăng tướng mạo khôi vĩ, tóc mày đều bạc, mừng rỡ bước ra đón chào lên viếng Ðại Hùng Bảo điện, Mã sinh thấy nơi bàn Phật có ba chiếc hốt bằng bạc. Hành lễ xong, thầy trò được lão Tăng đưa xuống nhà hậu uống trà. Giải lao giây lát, vị Tăng bảo: "Ở đây duy có một mình tôi đơn chiếc, xin ông tạm nghỉ nơi liêu sau và cho tôi nhờ đứa tớ xuống chỗ quán gần Huyện đây mua chút ít tương muối". Mã Sinh vui lòng chấp thuận, đứa tớ cầm tiền ra đi, vị lão Tăng cũng có việc bên ngoài vắng mặt. Nằm nghỉ độ nửa giờ, Mã Thừa bước ra ngoài định đi dạo quanh, thì vừa gặp sơn dân tên Mã Chiểu cũng một mình lên non viếng cảnh. Cả hai cùng mừng rỡ hỏi han. Chiểu bảo Thừa rằng: "Tôi lên đến lưng chừng núi bỗng thấy con cọp đi rồi mới vội vã lên đây". Thừa gạn hỏi cách phục sức của người đó, nghe Chiểu tả lại hình dạng, biết là đứa tớ của mình, trong lòng bỗng nhiên thê thảm. Chiểu lại nói: "Từ xa tôi thấy cọp trắng sau khi ăn thịt người, liền trút bỏ lớp da ngoài, hoàn lại hình người mặc chiếc áo nhà Thiền, nghiễm nhiên là một vị lão Tăng". Mã Thừa nghe nói lại càng kinh khủng.

Ðang khi nhỏ to trò chuyện, vị lão Tăng ở bên ngoài về đến Mã Chiểu cả sợ bảo: "Thôi đúng là lão này rồi!". Mã Thừa bấm tay bạn, ngầm bảo nên trấn tĩnh. Ðợi lúc vị lão Tăng đến gần, Thừa liền lựa lời dò hỏi rằng: "Anh bạn tôi vừa thuật lại có người ở lưng chừng núi bị cọp ăn thịt, việc ấy Sư có biết chăng?". Vị Tăng lộ nét giận bảo: "Ở cảnh của bần đạo đây, núi chẳng cọp beo thú dữ, cỏ không rắn rết trùng độc, cho đến rừng cũng vắng bóng ác điểu như loài chim cú, chim mèo. Ðó là lời đồn đãi của những kẻ nông nổi mà thôi!". Thừa lặng lẽ quan sát, thấy nơi khoé miệng vị lão Tăng còn ứa máu tươi, lòng đã tin chắc, liền thác cớ nói rằng: "Bây giờ trời đã hoàng hôn, chúng tôi đi đường xa mệt mỏi, xin phép vào nhà sau an nghỉ, rạng ngày sẽ hầu chuyện".

Ðoạn hai người đem hành trang vào hậu trường, nhìn quanh thấy đây là nhà trai. Nơi bàn giữa có thờ cốt tượng một vị Tăng mày trắng rủ dài, nơi vách trên đề câu: "Nam mô Giám Trai sứ giả Tân Ðầu Lô Phả La Ðọa Xà Tôn Giả". Cả hai liền gài đóng cửa chắc chắn, khiêng bàn tấn chặt thêm cửa sau trước, đốt ngọn nến sáng để ở chỗ thờ Tân Ðầu Lô A La Hán. Xong, mới lấy lương khô ra ăn, rồi cùng thì thầm bàn luận: "Ðây tất con cọp bạch lâu năm đã thành tinh. Chắc mấy vị Tăng khi trước ở chùa này đều bị nó ăn thịt cả, sau nó mới hóa thành hình sa môn để gạt người. Những du khách lên viếng cảnh, có thể đã nhiều kẻ bị mất mạng vì nó. Cái chết đã đến gần, chúng ta chớ nên ngủ, phải cùng nhau bàn định để thoát qua tai nạn này".

Lẩn bẩn đã gần nửa đêm, cả hai tính chưa ra kế, bỗng nghe từ phía trước rồi đến sau, có tiếng va vào cửa rầm rầm. Biết là cọp tinh muốn phá cửa vào ăn thịt, hai người kinh hoảng vội chạy đến đốt hương nơi bàn thờ, cùng quỳ xuống chắp tay niệm danh hiệu Ðức Tân Ðầu Lô Tôn Giả cầu xin cứu độ.


1299950796_AnhMinhHoaBai_ThapBatViLaHanOchuaLongQuang_1j_LahanPHUC-HO.jpg
 

Linhthoai

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Phật tử
Tham gia
21/4/12
Bài viết
337
Điểm tương tác
168
Điểm
43
Chương 5

* Mỵ quỷ :(tt)

Chí thành niệm được một lúc lâu bỗng nghe từ pho tượng có tiếng ngâm chậm rãi nho nhỏ rằng:

"Người Dần sẽ đắm trong thành nước

Gã Ngọ nên chia hướng cấn Kim

Nếu như đặc Tiến thêm giương ná

Tướng dữ đi sau bị tổn tim".

Vì cửa rất chắc cọp tinh không vào được, nên tạm thối lui. Trong khi đó hai người duy để hết tâm cầu nguyện, quên cả ngoại duyên. Ðến chừng nghe rõ bài kệ, dò lắng bên ngoài thấy yên, mới cùng nhau bàn giải rằng: "Người Dần - Dần thuộc về hành chi Hổ, tức chỉ cọp tinh hoá thành người. Thành nước - nước có thành quách xung quanh, đó là nước giếng. Gã Ngọ - Ngọ là ngựa, tức chỉ cho chúng ta vì đều là họ Mã. Hướng Cấn Kim - chữ Cấn đứng bên chữ Kim, thành chữ Ngân. Ðó là ý bảo chúng ta phải chia thứ gì bằng bạc. Còn hai câu sau, hai người không thể giải thích được.

Sáng ra gần đến trưa, có tiếng vị lão Tăng gọi đi ăn cháo. Không còn lòng dạ nào để ăn uống, mà ở mãi trong nhà khách cũng bị chết đói, bất đắc dĩ cả hai phải mở cửa ra ngoài. Mã Chiểu than thở: "Tình thế này chúng ta không thể liều lĩnh xuống núi, vì sợ nó hoàn hình đón đường vật chết!". Mã Thừa nhìn quanh thấy cái giếng bên nhà trai, chợt động tâm cơ bảo: "Thôi đúng rồi, Tôn Giả mách bảo chúng ta như vầy...".

Liền đó hai người tới giếng, gọi to lên rằng: "Sư lại đây xem dưới giếng có cái chi lạ lắm". Lão Tăng đến nơi nhìn xuống, bất ngờ bị hai người xô xuống giếng, rồi cả hai cùng khuân tảng đá lớn liệng bồi thêm. Kết cuộc lão Tăng chết đắm dưới giếng hoàn thành hình con cọp bạch nổi lên. Hai người rảnh mối bận tâm, vào chùa tìm thức ăn thấy ba cái hốt bằng bạc nơi bàn Phật, nhớ lại lời kệ, liền thâu lấy rồi cùng xuống núi.

Ði đến nửa đường, trời đã sẩm tối. Cả hai gặp một người thợ săn đón lại bảo: "Ðêm đã đến, đường xuống núi e có nhiều thú dữ. Phía trước tôi đã đặt bẫy, xin hai ông tạm lên chòi gác ở với tôi cho qua đêm nay". Hai người kinh sợ, vội theo thợ săn leo lên cây, ngủ trên chòi gác. Giây lát trăng non mọc lên. Trong sáng ánh sáng mơ màng, bỗng có một đoàn độ năm mươi người, Tăng, Ni, Ðạo sĩ, đàn ông, đàn bà từ trên núi đi xuống. Ðoàn người có kẻ trầm lặng, có người ca ngâm hoặc nhẩy múa. Khi đến chỗ đặt bẫy, cả bọn nổi giận bảo: "Hồi trưa có hai tên giặc giết chết vị sư già của chúng ta. Nay bọn ta theo dấu mà tìm bắt, lại có kẻ cả gan dám đặt bẫy muốn giết tướng quân của chúng ta nữa". Nói xong gỡ tháo chốt ná rồi bỏ đi. Mã Chiểu gạn hỏi: "Bọn đó là chi, Tướng quân là ai". Thợ săn đáp: "Ðó là những người bị cọp giết chết thành ma tràng, gọi là hổ trành. Bọn ma này tiền đạo đi trước dọn đường. Tướng quân, có lẽ là chỉ cho con cọp đi sau". Mã Thừa nhớ lại lời kệ liền hỏi thợ săn: "Anh tên họ là chi?". Thợ săn đáp: "Tôi họ Ngưu tên Tiến".Hai người cả mừng bảo: "Nếu thế, lời kệ có ứng nghiệm rồi. Hai câu "Nếu như Ðặc Tiến thêm giương ná, tướng dữ đi sau bị tổn tim". Chữ Ðặc có chữ Ngưu ở một bên, Ðặc Tiến tức là ám chỉ cho Ngưu Tiến. Còn tướng dữ đi sau chỉ cho tướng quân mà họ nói. Ðây chắc là một con cọp thành tinh nữa, nên mới gọi là "dữ". Có lẽ cọp kia là chánh tướng, cọp này là phó tướng".

Không kịp giải thích câu chuyện hai người vội thôi thúc nên giương ná lại. Anh thợ săn y lời, xuống giương bẫy ná rồi leo trở lên. Vừa ngồi yên, bỗng thấy từ xa có con cọp xám rất to lần lần tiến đến. Vì thờ ơ, chân trước cọp đạp nhằm chốt nỏ, mũi tên phát ra xuyên trúng vào tim, nó gào rống một lúc rồi tắt thở. Bọn ma trành nghe tiếng chạy trở lại, phục xuống bên xác hổ than khóc rằng: "Ai lại nỡ giết hại tướng quân của chúng ta như thế này?".

Ở trên cây Mã Chiểu nghe khóc bỗng tức giận quát lớn: "Chúng bay thật là lũ ma khờ dại! Lúc sống đã bị cọp giết một cách thê thảm nay ta vì chúng bây báo thù, sao không cảm tạ lại còn than khóc? Ma quỷ gì mà không linh hiển chi cả vậy!". Tiếng quát vừa dứt bốn bề yên lặng, bỗng có con ma đáp rằng: "Chúng tôi bị thế lực của nó ám, nên không biết tướng quân là cọp tinh. Nay nghe ông nói mới bàng hoàng tỉnh ngộ!". Nói xong cả bọn đạp xác cọp rủa mắng, tạ ơn ba người rồi tản đi mất. Mã Thừa lần lượt thuật lại trước sau câu chuyện cho anh thợ săn nghe. Ðoạn lấy ra ba chiếc hốt bạc, chia nhau ba người mỗi người một cái. Thợ săn than thở bảo: "Những con cọp tinh đều có tánh linh thông, nếu không nhờ sức ám trợ của Tôn Giả Tân Ðầu Lô, tất chẳng dễ gì giết hại được chúng nó!".

Sáng lại, hai họ Mã từ biệt người thợ săn, xuống núi trở về...


1321325280.img.jpg
 
Last edited by a moderator:

Linhthoai

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Phật tử
Tham gia
21/4/12
Bài viết
337
Điểm tương tác
168
Điểm
43
Chương 5

* Yếm quỷ :

(Hoặc) Áp quỉ: Loài quỉ nhờ vào những việc hư đản, mờ ám để làm cho tâm trí người bị mê hoặc. Vì nguyên nhân đời trước có nhiều mưu gian, giả hiện người có đức để gạt gẫm người khác, nên phải chịu quả báo này.

Yếm quỷ .- Nói chung là các loại bùa chú tà ma ngoại đạo.Thường có tác hại rất lớn,người thực hành chưa chắc đã có kết quả như ý muốn ,mà lại phạm vào pháp luật nghiêm trọng, như chuyện kể sau đây :

* Môn Hái Tùa (bùa tàng hình) còn có tên là Lục Loọt, người Việt gọi là Thiên Linh Cái. Đây là loại bùa mà sự tạo tác đòi hỏi nhiều quyết tâm và dã tánh đến mức phi nhân. Lục Loọt có nghĩa là thai nhi. Khi người vợ đang có mang một hai tháng, người chồng có chủ ý muốn luyện Lục Lọot sẽ xin vợ đứa con còn là thai nhi trong bụng vợ. Nếu người vợ đồng ý hoặc vô tình đồng ý, ông ta sẽ dùng mọi cách để lấy thai nhi ra, đôi khi phải hy sinh cả mạng vợ, trường hợp nầy theo truyền thuyết thai nhi phải được lấy ra trước khi người mẹ tắt thở.

Được thai nhi rồi người cha đem hơ nó trên lửa cho khô và teo lại đủ để bỏ vào trong một cái lọt (ống) và đeo vào người, khi hữu sự thai nhi sẽ bảo vệ cha bằng cách làm cho cha tàng hình được !

Dĩ nhiên khi dùng con ruột của mình để làm bùa tàng hình người cha phải giữ nhiều giới cấm, chẳng hạn trong mọi trường hợp không được cưới vợ khác và vĩnh viễn ưu tiên thương quí, cưng chiều thai nhi nhất trong gia đình, vì hồn thai nhi luôn luôn ở bên cạnh cha.

Ở Lào hẳn ai cũng từng nghe qua giai thoại về ông hoàng Boun Oum Nachampassak, vua vương triều Champassak, Nam Lào, trước 02/12/1975. Giai thoại kể rằng, dưới thời Pháp thuộc, ông Boun Oum liên minh với Pháp chống Phát Xít Nhật và trong một cuộc bố ráp, hiến binh Nhật bao vây và muốn bắt sống ông Boun Oum, thế nhưng bỗng dưng ông biến mất, an toàn trở về bản doanh kháng chiến. Người ta bảo ông Boun Oum có bùa Lục Loọt.



images
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Kính chị Linh-Thoại!
Em đọc câu chuyện hai con cọp tinh là " nhị vị Tướng Quân", xong rồi em đọc chuyện "Lục Loọt", khiến cho em suy nghĩ về cái tâm "tham lam"
thật là không thể tưởng. Nhưng thưa chị Linh-Thoại! có phải chị kể những chuyện nầy để chị dẫn chứng về Sắc, thọ, Tưởng, hành, thức không hả chị ? Xin chị thương mà dạy cho em biết với nhe !
Em xin cám ơn chị nhiều.

Kính
bangtam
 

Linhthoai

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Phật tử
Tham gia
21/4/12
Bài viết
337
Điểm tương tác
168
Điểm
43
Trả lời ĐH bangtam

Xin cảm ơn bangtam đã có lời tham vấn .

Kính thưa ĐH bangtam và quý ĐH .

Chương này linhthoai ý muốn giới thiệu một đoạn trong kinh THỦ LĂNG NGHIÊM .-ĐOẠN VI
KHAI-THỊ CÁC DƯ-BÁO.

Ở đây triển khai về QUỶ THẦN ĐẠO .(một trong Tứ ác thú - 4 cõi khổ )

linhthoai sẽ giới thiệu những tìm hiểu về một số loại Quỷ thần trong cõi U minh.

Xin cảm ơn .
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Chị Linh-Thoại kính!
Hoan hô chị Linh-Thoại, em thích quá! Nhưng mà em không hiểu
Ở đây triển khai về QUỶ THẦN ĐẠO .(một trong Tứ ác thú - 4 cõi khổ )
Là tại sao đã gọi là " ác thú" rồi, mà chị còn gọi là Thần nữa? Chẳng lẽ con ác thú " là đồ cái thứ thú vật ác độc" thí dụ như con .... chồn thành tinh đi! Thì mình đâu có gọi nó là Thần được đâu! phải không chị ? mà phải nói nó là Hồ Ly Tinh mà!
Xin chị dạy cho em được biết với nhe!

Kính
bangtam
 

Linhthoai

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Phật tử
Tham gia
21/4/12
Bài viết
337
Điểm tương tác
168
Điểm
43
Trả lời ĐH bangtam

Xin cảm ơn bangtam đã có lời tham vấn .

Kính thưa ĐH bangtam và quý ĐH .

* Ở đây .- Tứ ác thú là chỉ cho Tam ác thú Địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh thêm A tu la mà thành Tứ ác thú.

Theo Phật Quang tự điển giải thích :

Thú: (趣) Phạm,Pàli:Gati. Hán dịch: Đạo. Chỉ cho sự sinh tồn hoặc thế giới sinh tồn mà chúng sinh sẽ sinh đến tùy theo những hành vi(nghiệp) do chính họ đã tạo tác. Đại khái, Thú được chia ra mấy loại sau đây:

1. Lục thú(cũng gọi Lục đạo): chỉ cho địa ngục, ngã quỉ, súc sinh (bàng sinh) A tu la, người và trời.

2. Ngũ thú(cũng gọi Ngũ đạo): Lục thú nếu bỏ A tu la thì thành Ngũ thú. Đại thừa phần nhiều nói Lục thú, Thuyết nhất thiết hữu bộ thì nói Ngũ thú. Khi nói Ngũ thú thì A tu la được thu nhiếp vào các thú ngã quỉ, trời... Ngũ thú cũng gọi là Ngũ ác thú, đối lại với Tịnh độ vô lậu, tức uế độ hữu lậu, cũng chính là thế giới mê lầm.

3. Lục thú trên đây được chia làm hai loại Thiện thú và Ác thú:

a. Thiện thú: Chỉ cho 3 thú trời, người và A tu la, đều do nghiệp thiện sinh ra, cho nên gọi là Tam thiện thú, cũng gọi là Tam thiện đạo.

b. Ác thú: Chỉ cho 3 thú địa ngục, ngã quỉ và súc sinh, đều do nghiệp ác sinh ra, cho nên gọi là Tam ác thú, cũng gọi là Tam ác đạo. Tam ác thú cũng gọi là Tam đồ(Đồ nghĩa là đường, cũng có nghĩa là cực kì khổ sở, lầm than), chỉ cho hỏa đồ(con đường lửa đốt), đao đồ(con đường dao đâm) và huyết đồ(con đường uống máu), thông thường, theo thứ tự, tương đương với địa ngục, ngã quỉ và súc sinh. Tam ác thú nếu thêm A tu la thì thành Tứ ác thú.

Ngoài ra, về nghĩa Thú, các sách vở đều giải thích khác nhau.

Luận Câu xá quyển 8 giải nghĩa là nơi đi tới. Đại thừa nghĩa chương quyển 8, phần cuối giải thích Thú là do đối lại với Nhân mà nói, nhân thường hướng tới quả, mà quả thì do nhân thú mới có, vì thế gọi là Thú. Còn nhiếp đại thừa luận thích(Vô tính) quyển 4 thì giải thích chữ Thú trong 62 kiến thú là chỉ cho nghĩa phẩm loại. (xt. Lục Đạo).



* QUỶ THẦN ĐẠO :
là chia theo Mật Tông gồm có :

+ LIÊN HOA BỘ .- Là các bộ chú của Chư Phật, Bồ tát .

+ KIM CANG BỘ .- Là các bộ chú của Chư Thiện Thần Hộ Pháp .

+ QUỶ THẦN BỘ .- Là các bộ chú của các vị quỷ thần và tà ma ngoại đạo .(nói thêm : Quỷ tức là Thần , Ví như người ta gọi Mỵ Quỷ ,hay ma trành là Thần Hổ )

Kính mến .
 

Linhthoai

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Phật tử
Tham gia
21/4/12
Bài viết
337
Điểm tương tác
168
Điểm
43
Chương 5

* Cổ độc quỷ:

Cổ-quỷ theo sâu, sâu diệt báo hết, sinh nơi thế-gian, phần nhiều làm loài có độc

KinhTLN
.

Cổ .- Là tên của một loài sâu do người Dân tộc thiểu số Có nguồn gốc từ người Miêu ,sinh sống nơi vùng đất hoang tàn, hiểm trở, nhiều rắn độc và mãnh thú,

Ngũ Độc giáo là môn phái thần bí và tà ác. Tương truyền rằng, Ngũ Độc tổ sư học được thuật cổ hợp nhất, rất giỏi trong bí thuật bỏ độc, truyền lại cho con cháu cách thức chế tạo các loại độc dược cực kỳ lợi hại.
Ngũ Độc giáo có tín ngưỡng riêng biệt, xung đột với các môn phái lẫn địa phương khác. Giáo phái không thuận hòa, trong ngoài nghi kỵ lẫn nhau, ai cũng cố luyện ra loại độc dược tinh vi nhất. Họ lấy thuốc độc làm thứ vũ khí lợi hại để trước bảo vệ mình, sau tấn công kẻ khác.

Theo truyền thuyết.Người Miêu sau khi giết được Hổ, họ nhổ lấy râu hổ, chế luyện với một số dược vật và nghi lễ đặc biệt. Sau đó họ vào rừng sâu tìm một bụi tre gai lớn, ghim những cái râu hổ ấy vào.

Một thời gian sau, những mục măng ấy sanh ra một thứ sâu, sâu ấy có những ký sinh trùng màu trắng, nhuyễn như một loại bột màu trắng. Và họ thu lấy những chất bột trắng đó gọi là CỔ TRÙNG.

Người đã bị trúng cổ độc rồi; thì dầu ở cách xa ngàn dặm, Cổ độc sư vẫn có thể tác động cổ trùng để hoành hành.

Họ dùng Cổ trùng này để làm những việc bá đạo.

Đó là Cổ Độc Quỷ.

images
 

Linhthoai

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Phật tử
Tham gia
21/4/12
Bài viết
337
Điểm tương tác
168
Điểm
43
chương 5

* Vọng lượng Quỷ :

Kinh Thủ Lăng nghiêm dạy:do tham ác-kiến mà làm ra tội, thì người ấy đền tội hết rồi, gặp tinh-hoa thành-hình, gọi là Vọng-lượng-quỷ;

Phật Quang tự Điển giải thích : 8. Vọng lượng quỉ: Loài quỉ nương gá vào núi sông, là tinh quái của cây, đá. Vì nguyên nhân đời trước tà kiến, vọng sinh chấp trước, tự cho là sáng suốt, nên chịu quả báo này.

* Loài tinh quái của Cây tức là các loại ngải .

như tài liệu sau:

Ngải là gì?
Ngải là một loại thảo dược, hầu hết đều thuộc họ gừng (Zingibecaceae), dân gian truyền tụng ngải dùng làm "bùa yêu, thuốc lú", làm thuốc mê tín... có câu: "Không sơn mà gắn với hèo, không bùa, không ngải mà theo mới tình".
Ngải mà dân đi rừng ở miền Trung nước ta thường dùng, có tên gọi nôm na là ngải mọi (hoặc ngải rừng), tên khoa học là Curuma Aromatica Salisb, loại thân thảo, cao khoảng một mét, có mùi thơm như long não. Người ta mài lấy tinh bột ngâm rượu xoa, trị đau nhức, tê thấp, nhất là sốt rét rừng...
Một loại ngải khác có tên khá kinh dị là Huyết nhân ngải. Loại ngải này mọc trong các khu rừng có thú dữ. Muốn tìm được loại Huyết nhân ngải phải đợi vào đêm, khi ngải ửng lên màu đỏ như máu mới có thể nhìn thấy và nhổ được vì ban ngày lá cây màu xanh như bình thường. Hoa của loài ngải này nhỏ ly ti và có màu đỏ như những giọt máu.
Tương truyền rằng loài hổ báo sau khi ăn thịt những người tuổi Dần sẽ bỏ lại quả tim của nạn nhân, từ quả tim bỏ lại đó sẽ mọc lên loài Huyết nhân ngải. Khi nhổ loài ngải này cũng phải đọc thần chú, luyện để loài Huyết nhân ngải hội đủ khí âm dương phải mất hàng năm trời. Củ của Huyết nhân ngải nếu đem ngậm một lát nhỏ sẽ có đủ sức lực để nhịn đói 1 tuần mà sức lực không suy giảm. Ngải này giúp người dùng có thần giao cách cảm, đoán biết được những sự kiện nghìn trùng xa cách.

Cây có ai nhập vào hay -0- thì không thể nói được. Vì là cây ngải chỉ sống trong những nơi tâm tối của thiêng nhai (núi sâu). Vì theo thiên lý của càn khôn vũ trụ, thì hễ nếu sinh linh nào thọ bẫm phần âm nhiều thì tàn bạo lạnh nhạt, còn như thọ cả chân dương nhiều thì là thiện tâm. Bản tánh của cây ngải kia vốn không có hấp thụ được mặt trời, nên chỉ thọ khí sương lạnh của tăm tối nên bản thân nó có một cảm giác như là con ngườị (tựa như là nhân sâm, nhưng không lớn hơn. Và Nhân Sâm không có kịch độc như nó)!
Theo sách ghi chép thì cây ngải này vốn là thọ bẫm phần âm khí nên vốn là ma, mà đã là ma thì rễ của nó biết hút máu tươi hay tinh huyết của con người để mà tăng cường cái ma tánh của nó lên. Nên hễ gặp người sống thì hút máu, còn gần xác chết thì nó hút đi hết tinh lực của tử thi. Các phù thũy muốn nuôi ngải để dùng cho nhiều việc như giết người đoạt của v..v.!!
.....

cd274ngai3.jpg
 

Linhthoai

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Phật tử
Tham gia
21/4/12
Bài viết
337
Điểm tương tác
168
Điểm
43
Chương 5

* Vọng lượng Quỷ :(tt)

Có 1 quyển sách xưa của Thái Lan có cho biết là cây ngải không phải lấy được dễ. Vì thứ nhất nó vốn có ma pháp, biết biến hình và tàn hình! Thứ hai là, hễ nhổ khỏi mặt đất âm u của nó thì phải ngâm vào máu tươi ngay, ngâm bao nhiêu thì nó hút bấy nhiêu, nếu không thì cây nó héo, còn gặp gió thì cứng, gặp mặt trời thì khô, còn gặp nước thì thúi..v..v.

Các pháp sư luyện ngải qua 2 cách sau đây:
Ngải chậu và ngải khô:

1) Ngải chậu là cây ngải tươi hay bụi ngải tươi được bứng từ rừng về, hoặc được gây giống ra mà trồng ở trong chậu để luyện.

2) Ngải khô là củ ngải đã đào lên từ bụi ngải trong rừng, trên núi hay trong chậu trồng của thầy mà đem phơi sương, nắng cho thọ khí âm, dương sau 3 ngày thì đem vô nhà cúng và luyện.

Luyện ngải chậu cách hay nhất là kiếm 7 cái đầu ông táo (miếng trên của cái lò đất) bỏ hoang nơi chùa, miểu, đình thần v.v... đem về bầm nhuyễn trộn với đất thiên nhiên, tuyệt đối không dùng phân (bất cứ phân gì) sau đó lấy 1 miếng chì vẽ khắc chữ bùa tom (cột) để dưới đít chậu, lấy 1 cái trứng gà sống dùng mực đỏ vẽ thêm chữ bùa chủ dụng mà mình muốn luyện cho chậu ngải đó,

ví dụ như : ngải thương, ngải ăn nói ngoại giao, ngải cầu tài, ngải quan tư tất thắng (ra toà thưa kiện) v.v...Lễ vật để cúng khởi đầu cuộc luyện rất đơn giản chỉ gồm: 3 cái trứng gà sống, 1 dĩa gạo muối, 1 ly nước lạnh, 3 chung rượu trắng, 1 dĩa nổ (nếp rang hay bắp rang bong vỏ) đốt 2 cây đèn cầy bên cạnh, còn lại 3 cây nhang đốt thì cắm vô chậu ngải, khởi sự luyện luôn luôn vào lúc chiều chạng vạng (lối giờ dậu) đầu tiên pháp sư niệm chú hội ngải 3 lần, chú thỉnh 36 mẹ tổ ngải 3 lần rồi chú nguyện, van vái tên họ tuổi của mình (người luyện) ngày, giờ, năm, tháng này v.v....tôi muốn luyện chậu này gồm loại ngải gì... nói ra (có thể luyện 2, 3 thứ chung 1 chậu cũng được) sau khi tác bạch xong thì định thần, bắt ấn niệm chú sên (đọc thổi) vô chậu ngải, thông thường luyện khoảng 15 phút là được, với cây ngải đã cao lối 2 tấc thì tinh luyện khoảng 21 ngày liên tục thì ngải đã biết chào thầy, chào là khi thầy niệm 1 câu chú hỏi thăm, thì lá ngải sẽ đong đưa qua lại về hướng thầy mặc dù lúc ấy trời không có gió... và cứ thế tiếp tục luyện cho đến khi thấy như có bóng trắng thoáng ẩn, hiện là ngải đã có thần, trong thời gian luyện ngải ông thầy tuyệt đối không được ăn tỏi sống, vì thực ra ngải là loại mang khí rất thanh, khác với tỏi nặng về trược được nhà Phật liệt vào ngũ vị tân (tỏi, hành, hẹ, nén, kiệu) mà các vị xuất gia đều phải kiêng cữ... và cứ tiếp tục luyện đều đặn như vậy, càng lâu thì ngải càng mạnh, và mỗi tháng cúng ngải 2 lần vào ngày mùng 2 và 16 âm lịch như bên bùa cúng binh, tướng vậy. Đến 1 thời gian nào đó đã đủ thì pháp sư chọn ngày thâu ngải, cũng nhang đèn trứng, nổ v.v... khấn vái đợi khi tàn nhang thì đào gốc lấy củ đem vô nhà, việc đầu tiên sau khi rửa sạch là pháp sư phải cắn 1 củ nhai nuốt liền, vì theo thầy truyền là có như vậy ngải nó mới mến và phục tùng thầy lâu dài...!’

Sau khi để lên dĩa đặt ngay bàn thờ binh, tướng đối diện bàn tổ, (bàn binh thấp dưới rún, bàn tổ phải cao trên ngực) pháp sư bắt đầu đọc chú kêu ngải ở với mình, các loài ngải thực là linh lắm, tính ý họ như các cô gái e dè, dịu dàng nhưng dấu kín những phong ba, khi luyện các thầy phải dổ ngọt vuốt ve, thủ thỉ... nói chuyện với ngải như những cô tình nhân, thế cho nên từ trước đến nay các ngải sư cao tay, vang tiếng đều là cô độc không vợ không con, vì nếu các nàng ngải biết thầy lấy vợ là hè nhau vật hoặc phá vợ thầy đau bệnh nặng hay rề rề không hết khó làm ăn lắm, các loại ngải ở Việt Nam ta và Miên, Thái, Lào hay dùng đều cùng loại nhưng khác thổ âm địa phương đôi chút thôi, người mình hay gọi : nàng thâm, nàng mun, nàng xoài, nàng gù, nàng trăng, nàng hồng v.v...

Chú hội ngải:

Án thầy rừng đại tướng thầy rừng phi tà án bộ, hởi chúng quỷ tà tinh, âm binh rừng ở đâu sao ta chưa thấy tới ? ớ... ma ru ma ru ven rừng 3 chu, thời thừa chi quy tu lục, phất tức phất xạ lu cha tha. năm tơ-rây hào đây huê kiểng ràng ràng thâm thâm ắ rặc. ớ... ma ru ma ru... (3 lần)

Nam mô tam vị thánh tổ, 36 mẹ tổ ngải, 12 nàng ngải, 12 mụ ngải, mẹ lục mẹ lèo, chú cậu các đẳng nhang vàng, thần ngải lộc ngải, ma ngải ma lai ngải, thiên linh ngải, thâm thanh, hồng hạnh, hùm hổ, nhâm sư chúa tướng, đuôi mọi rợ đợ gồng hổ cảm ứng chứng minh cho......... tên họ tuổi........ cầu việc gì nói ra............ (bình an giải nạn, kiện tụng đắc thắng, thương mãi đại lợi, giao tế viên mãn v.v...) (3 lần)
Theo : ( tài liệu sưu tầm .xin miễn dẫn đường link )

Câu chú sai ngải :
À hơi, tơi lơi, vương ma nương, vương ma tró. Cà ná ma phong hâu ma nương.Nhiêm ma lăc, hâu ma na.Uýt lăsc chim vang he.


th_ngi.jpg


Lưu ý : các loại ngải này thực tế là loài quỷ thú . Chỉ hại người hại mình. cuối cùng đưa đến đoạ lạc đau khổ .
 

Linhthoai

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Phật tử
Tham gia
21/4/12
Bài viết
337
Điểm tương tác
168
Điểm
43
Chương 5

* Dịch sử quỷ :

kinh thủ lăng nghiêm :do tham vu-vạ mà làm ra tội, thì người ấy đền tội hết rồi, gặp linh-hiển thành-hình, gọi là Dịch-sử-quỷ.

PQTĐ giải thích: Dịch sử quỉ: Loài quỉ nương gá vào các cảnh rõ ràng mà thành hình tướng cụ thể và bị sai khiến làm các việc nặng nhọc như gánh cát, vác đá... Vì nguyên nhân đời trước làm các việc trái phép, bất chính, nhiễu hại người vô tội... nên phải chịu quả báo này.
truyền thuyết :( Một loại dịch sử quỷ)

Cương thi (hay ma cà tưng) có nguồn gốc từ đời nhà thanh, khởi đầu tại Sơn Tây, Trung Quốc, khởi đầu chỉ là thuật dẫn thây ma của 1 số thuật sĩ, nhưng sau này biến tướng thành thuật dẫn xác, chuyên hại dân lành , kĩ năng này được phát triển bởi phái Mao Sơn

images



ngày xưa thường xảy ra tại những vùng cao nguyên như Vân Quý , Khang Tạng , và giửa hai khu núi Nam Lỉnh và Kiềm Tương bên Tàu .

Dân gian tại đây thường nghe truyền kỳ về dị thuật Tá Thi Hoàn Hồn ( là mượn xác sống lại ) và Hành Thi Tẩu Nhục ( là xác chết biết đi và chạy ) .

Người biết được phương pháp Hành Thi , họ lấy xác chết từ mộ lên và làm phép cho xác chết nầy đi được như người sống dậy .........

Một trong số sách xưa là sách CỔ KIM KỲ DỊ TẬP THÀNH có ghi chép lại rằng :

Tại Kiềm Tương có thuật Tống Thi , xác chết sau khi được người làm phép có thể đi, chạy và duy trì hoạt động trong vòng vài tháng trời ròng rã mà không bị thối rữa .....

Ngày xưa , những người đi làm ăn buôn bán xa , lở bị bệnh chết , nên phải nhờ pháp sư mang xác chết trở về quê quán để chôn cất .

Trong lúc đi , thì người đi trước tay cầm chén nước đã được vẽ bùa và làm phép trong đó , không được làm đổ chén nước , vì nước bị đổ , thì xác chết sẽ ngã xuống , như vậy xác chết sau khi làm phép sẽ đi theo sau , người trước ngừng lại thì xác chết sẽ ngừng lại , người trước bước đi , thì xác chết bước theo , nhưng xác chết không nói chuyện được . Khi đến một địa phương nào , thì pháp sư sẽ ngủ trong nhà trọ , và xác chết sẽ được đưa vào nhà riêng dành cho cương thi , và xác chết không nằm, mà cứ đứng như vậy qua đêm ; và sau đó xác chết được pháp sư đưa về nguyên quán để chôn cất cho yên mồ yên mả .

Hành Thi và Cương Thi không phải chỉ xảy ra tại nước Tàu , mà nó cũng có xuất hiện xảy ra tại các quần đảo phía tây Ấn Độ , và phía nam Mỷ Châu , nơi có nhiều người da đen . Tà thuật cương thi tại đây được du nhập từ tà thuật VOODOO của vùng Tây Phi Châu , sau khi các người da đen bị chủ nghĩa thực dân mang đi làm lao động khổ sai đến các vùng nầy , rồi từ đó thuật VOODOO cương thi nầy được xuất hiện từ đó , do các công nhân lao động nầy mang đến .

Nghĩa của VOODOO là Tinh Linh , Đạo VOODOO sùng bái Phù Thủy và Tinh Linh và họ sùng bái nhất là Thần Rắn , nên trong lúc làm nghi lễ , họ thường có những vũ điệu múa của rắn , và điều mê tín nhất của họ là kính sợ quyền năng sai khiến cương thi , làm cho người chết sống lại và đứng dậy đi của phù thủy pháp sư .

Trong quyển sách ĐẠO VOODO Ở HAITI của một nhà Nhân Loại Học tên Metrau có ghi chép : Xác chết được hoàn hồn là người đang ở giửa sự sống và sự chết ; nạn nhân có thể đi đứng , ăn uống và nghe người khác nói chuyện , thậm chí nạn nhân có thể nói chuyện , nhưng hoàn toàn không có ký ức và không ý thức được mình đang làm gì và đang ở đâu ...........

Cách thức luyện cương thi :

Đại khái, pháp sư dùng mật cá nóc biển, trộn với một số dược vật ,làm thành chất kịch độc.

Sau đó họ lấy thuốc độc này đầu độc vào người sắp chết.

một số ít thuốc độc ,họ đổ vào một cái trống bỏi .- gọi là "trống đồ độc".

images



và dùng cái trống này mượn sức cảm ứng của thuốc phổ vào tiếng trống để điều khiển cương thi.


images
 

Linhthoai

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Phật tử
Tham gia
21/4/12
Bài viết
337
Điểm tương tác
168
Điểm
43
Chương 5

* Truyền tống quỉ:

kinh thủ lăng nghiêm :Truyền-tống-quỷ theo người, người chết báo hết, sinh nơi thế-gian, phần nhiều làm các loài quấn-quít bên người.

PQTĐ giải thích :Truyền tống quỉ: Loài quỉ này thường nhập vào người để truyền nói các việc lành dữ, họa phúc... Vì nguyên nhân đời trước kiện tụng, che giấu tội của mình, bị người tố cáo, cho nên chịu quả báo này.

Trong dân gian, có những loại đồng cốt, v.v... là một dạng truyền tống quỷ .

viettems.com

Lên đồng hay còn gọi là hầu đồng, hầu bóng, đồng bóng là một nghi thức trong hoạt động tín ngưỡng dân gian (dòng Saman giáo) của nhiều dân tộc, trong đó có tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Về bản chất, đây là nghi thức giao tiếp với thần linh thông qua các tín đồ Saman giáo (ông đồng, bà đồng).

Người ta tin rằng các vị thần linh có thể nhập hồn vào thân xác các ông đồng, bà đồng nhằm phán truyền, diệt trừ tà ma, chữa bệnh, ban phúc, ban lộc cho các con nhang, đệ tử.

Khi thần linh nhập vào đồng thì lúc đó các ông đồng, bà đồng không còn là mình nữa mà là hiện thân của vị thần nhập vào họ.

Ở Việt Nam, lên đồng là nghi thức không thể thiếu trong các thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ, tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần, (Được gọi là Thanh Đồng)...

Về hình thức, nghi thức lên đồng hầu về Hội Đồng Thánh Trần mang tính saman nặng hơn khi lên đồng hầu về Tứ Phủ bởi hầu về Hội Đồng Thánh Trần có các hành động trực tiếp lên thể xác Thanh Đồng (người ở ngoài nhìn đôi khi thấy sợ)như đi trên than hồng, xiên đình, phun lửa, lên đai (một hình thức thắt cổ, có người được gọi là sát căn,có khi lên 3 đai)...

Người đứng giá hầu đồng gọi chung là Thanh Đồng , Thanh Đồng là nam giới và được gọi là "cậu", nữ giới được gọi là "Cô hoặc Bà Đồng". "Cậu" thường mặc bộ quần áo lụa, mặt tô son điểm phấn (tóc có thể để dài như con gái). Thường có hai hoặc bốn phụ đồng (được gọi là nhị trụ hoặc tứ trụ hầu dâng ) đi theo Thanh Đồng để chuẩn bị trang phục, lễ lạt...

Trong một buổi lên đồng thì có rất nhiều "giá". Mỗi lần thay giá, người ta lại phủ lên "cậu" một tấm khăn lụa đỏ, sau đó bỏ ra và lúc này Thanh Đồng đang ở một "giá" mới và phải thay bộ trang phục xống áo, khăn chầu, cờ quạt, đồ hầu dâng... sao cho tương xứng với "giá" này. Khi thì Thanh Đồng hóa thân thành một vị tướng, khi thì là một quan lớn uy nghiêm oai vệ, lúc lại hóa thân thành một cô gái đang tung tăng nhảy múa..

Điệu múa của Thanh Đồng cũng được thay đổi theo đặc điểm của "giá". "Giá" quan thường múa cờ, múa kiếm, long đao, kích; giá các chầu bà thì múa quạt, múa mồi, múa tay không; giá ông hoàng thì có múa khăn tấu, múa tay không,múa cờ; giá các cô múa quạt, múa hoa, chèo đò, múa thêu thùa , múa khăn lụa , múa đàn , múa tay không; giá các cậu thường múa hèo, múa lân ...


L%C3%AAn_%C4%91%E1%BB%93ng.jpg
 

Linhthoai

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Phật tử
Tham gia
21/4/12
Bài viết
337
Điểm tương tác
168
Điểm
43
Chương 5

* Truyền tống quỉ: (tt)

+ Phương pháp truyền thần (nhập đồng) của Nghĩa Hòa Đoàn -Thần quyền .

Thần Quyền là một loại võ công, dùng sự giao tiếp Quỷ thần để luyện tập.

images


Người đệ tử nhập môn, sau khi đã được Sư phụ chấp thuận, sẽ chọn ngày lành .

Đến ngày hẹn, Ông Thầy thiết lập bàn Tổ.

Vật phẩm cúng Tổ gồm nhang đèn ,hoa vạn thọ,đĩa ngủ quả, ly rượu, ly nước và 36 đồng tiền Tổ.

Hai Thầy trò sau khi khấn vái trước bàn Tổ. Thầy bảo người đệ tử chọn hái một nụ hoa vạn thọ.

Nụ hoa này được Ông Thầy xem xét cẩn thận, (đây là quẻ ứng tiền đồ của người đệ tử ).

Sau đó nụ hoa được thả vào ly nước để làm phép. Ông Thầy thư bùa ,họa ấn vào ly nước có hoa vạn thọ, và ly rượu trắng .

Sau đó người để tử, nhai nhỏ nụ hoa và chiêu hết ly nước trước bàn Tổ .

images


Kế đến, người đệ tử đứng ngay ngắn trước bàn Tổ và nhắm mắt lại.hai tay chấp lại cầm một cây nhang đang cháy.

Ông Thầy, thư phù niệm chú từ đầu đến chân người đệ tử. và ngậm rượ̣u phun từ đầu đến chân 3 lần.

Sau đó truyền câu chú cho người đệ tử lẩm nhẫm đọc liên tục :

Ề hế. Mê bờ rây cô ma văng mắc mắc .

images


Sau khoảng thợ̀i gian (dài ngắn tùy theo người) sẽ có hiện tượng uống người và xoay vòng như chong chóng. Sau đó người đệ tử đi vào trạng thái nhập đồng và đi vào cảnh giới Quỷ thần ( võ thuật Nghĩa Hòa Đoàn)
 
Last edited by a moderator:

Linhthoai

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Phật tử
Tham gia
21/4/12
Bài viết
337
Điểm tương tác
168
Điểm
43
Chương 5

* Truyền tống quỉ: (tt)

+ Bí ẩn của thuật lên đồng:

Như lời Đức Thế Tôn đã dạy .- " Tất cả Pháp Vô Ngã và 5 Uẩn là Không ."

Như vậy Cái gì đã nhập vào người lên Đồng Cốt ? Linh Hồn chăng ? Quỷ thần chăng ?

Trong kinh Thủ Lăng Nghiêm Đức Phật dạy :

A-nan, những người đó đều vì thuần-tình phải đọa-lạc, khi lửa-nghiệp đốt-sạch rồi, thì lên làm quỷ; như thế đều do cái nghiệp vọng-tưởng tự mình chuốc lấy]; nếu ngộ được tính Bồ-đề, thì nơi tính Diệu-viên-minh, vốn không có gì.

Thật vậy. Trải qua kinh nghiệm tự thân đã đi vào cảnh giới quỷ thần. Và qua tìm tòi nghiêng cứu nhiều kinh điển PG ,học hỏi với nhiều bậc tiền bối cao túc, với nhiều sách vở nghiêng cứu chuyên khoa .Nay xin đưa ra một số đại khái thô sơ nhận xét và phân tích về thuật lên đồng như sau : (nếu muốn rộng đường nghiêng cứu các bạn có thể tìm đọc TỔNG TẬP VĂN HÓA THẦN BÍ TRUNG HOA - tập : VU THUẬT THẦN BÍ .)
8-xien-linh.jpg

 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Linh-Thoại kính!
nếu ngộ được tính Bồ-đề, thì nơi tính Diệu-viên-minh, vốn không có gì
Thưa chị Linh-Thoại! bangtam đọc câu này bangtam thấy có phần giống với sự tu tập của mình- nên kính xin trình bày chỗ còn hoài nghi- hầu mong bậc Thầy Tổ cùng các bậc Tiền Bối chỉ dạy thêm.
Thưa! như câu " Ngủ uẩn giai không, trong Bát-Nhã-Tâm Kinh " mà bangtam quán xét thấy bao nhiêu thứ cảm thọ: buồn, vui, thương, ghét v.v...đều thông qua ý thức của nơi mình mà có. Và ý thức nầy do trở lại chấp chặc vào các "tướng buồn, vui, thương, ghét vào trong ý thức" rồi lại lưu lộ trở ra ngoài thành một sợi dây chuyền không kết thúc! bangtam thường quán xét như vậy, thì thấy những cảm thọ v.v... và ý thức nầy rõ ràng không phải là " mình", dầu chúng nó từ ý thức mà có. Nhưng mình vốn không phải là ...Ý-Thức nầy, và tất cả các Cảm thọ, buồn, vui, thương, ghét kia ...
Kính thưa! ngây [tại đây] là một sự rổng lặng, chẳng phải thấy , chẳng phải nghe. Thì có thể nào để ví như câu trên là: " Vốn không có gì". Và
bangtang gọi cái rỗng lặng nhưng "một sợi tơ cũng không sót trong ấy" là "tính Bồ-Đề" có được không?
Kính xin chị Linh-Thoại chỉ dạy cho bangtam, bangtam xin chăm chú đọc kỷ để cầu mong bớt vô minh mà tu tiến.
Nam-Mô A-Di-Đà Phật !

Kính
bangtam
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

TOP 5 Tài Thí

Bên trên