Q

Hý luận có bị phạm giới?

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

quang4311

Registered
Phật tử
Tham gia
5/10/09
Bài viết
2
Điểm tương tác
2
Điểm
3
Xin được hỏi, khi nói chuyện chơi vui (hý luận), có bị phạm giới ỷ ngữ không? Ví dụ như thảo luận về đề tài thể thao, phim ảnh, giải trí, hoặc sinh hoặc đoàn viên trong Gia Đình Phật Tử ... theo Phần trích dẫn ở dưới trong CƯƠNG YẾU GIỚI LUẬT của Hoà Thượng Thánh Nghiêm có vẻ cho rằng những việc như vậy là phạm giới? Nếu như vậy, thì những việc có tánh chất vô bổ như coi truyền hình, nghe nhạc, đọc tin tức... với mục đích giải trí, xem ra cũng tương tự, nhưng sao lại không bị phạm giới?

Khi tìm "ỹ ngữ" thì đa phần giải thích rằng là lời nói thêu dệt. Tuy nhiên, lại có những giải thích khác cho rằng ỹ ngữ là lời nói nhảm nhí, vô ích. Như vậy rõ ràng là hý luận?

Điều nữa, là khi quy y, mình không biết về điều này, không biết có sao không? Kiểu này phải xả giới thôi, vì nếu như hý luận là phạm giới thì mình sẽ chắc phạm thường xuyên.

Trích CƯƠNG YẾU GIỚI LUẬT www.thuvienhoasen.org
4. GIỚI VỌNG NGỮ
...
Trong vọng ngữ còn gồm có lưỡng thiệt, ác khẩu, ỷ ngữ; khi phạm, tuy chẳng mất giới thể nhưng phạm tội khả hối. Lưỡng thiệt là khiêu khích ly gián, đến người này nói người kia, đến người kia nói người này. Ác khẩu là nói những lời chê bai bươi móc, chửi rủa, nói mát, châm biếm, khắc nghiệt. Ỷ ngữ là những lời trau chuốt khiến người sa vào vòng trụy lạc, lời ca tình tứ, văn chương trữ tình, chuyện tiếu lâm, nói chuyện vô bổ, lời chẳng đúng nghĩa. Người thọ ngũ giới phải luôn luôn kiểm điểm, bằng không, phạm lỗi còn tự chẳng biết.

Trong giới vọng ngữ, trừ người chẳng biết hổ thẹn, chẳng hiểu nhân quả mới phạm đại vọng ngữ, thường thường dễ phạm nhất là tiểu vọng ngữ, khó ngăn nhất là ỷ ngữ, còn cơ hội phạm lưỡng thiệt và ác khẩu không nhiều lắm. Như có bốn người bạn họp lại một chỗ cao hứng cười nói, chắc chắn là họ có phạm tội ỷ ngữ (nếu như họ đã thọ ngũ giới). Vì thế, người tu hành phải nên “thủ khẩu như bình”.

Trích Con Đường Hoằng Pháp minhhanhdp.brinkster.net
4 Khẩu ác nghiệp cần tránh:

1. Nói dối
2. Nói đâm thọc (lưỡng thiệt)
3. Dùng ác ngữ (lời dữ dằn, tục tĩu)
4. Dùng ỷ ngữ (nói nhảm nhí, lời vô ích)

Trích Bồ Đề Chánh Đạo Bồ Tát Giới Luận www.bodetam.org
Lại như, Bồ tát thấy các chúng sinh ưa thích những việc diễn xướng, ngâm vịnh, ca hát, hoặc thích đàm luận những chuyện thời sự chính trị, ăn uống, du hí, mách lẻo, vân vân. Bồ tát đối với những việc như vậy, phải nên rất khéo léo, đối với chúng sinh như vậy nên khởi lòng thương xót, muốn làm lợi ích cho họ, bèn tùy thuận hiện tướng ưa thích những việc diễn xướng, ngâm vịnh, ca hát, hoặc đàm luận những chuyện thời sự chính trị, ăn uống, du hí, mách lẻo, vân vân, dùng phương tiện này để nhiếp phục, dẫn dắt họ ra khỏi sự ưa thích những chuyện thị phi vô ích này, quay về đường lành. Bồ tát tuy hiện tướng ỷ ngữ như vậy, nhưng không vi phạm học xứ Bồ tát, mà còn được nhiều công đức.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chúng sinh sợ Quả

Registered
Phật tử
Tham gia
12/3/12
Bài viết
293
Điểm tương tác
104
Điểm
43
Kính chào tất cả mọi người!
Kính chào quang 4311! Câu hỏi của bạn rất hay! Mà trong đạo Phật có công đức của việc hỏi Pháp! ( có công đức mà không thấy có công đức mới thật là khó!)
Con kính mong Quý Thầy, Quý Thiện tri thức giảng giải để mọi người cùng được lợi ích!
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28/2/12
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Bạn chungsinhsoqua có thừa khả năng giải vấn nạn này, vì sao lại không trả lời cho bạn Quang luôn đi còn hỏi ai nữa ?

Bạn Quang thông cảm vì vừa qua, t/v caudaidao "giả nai" vào D/Đ hỏi lung tung _ nhưng không phải nai, mà là "cáo già"_ khiến cho người trả lời cảm thấy mình bị gạt.

Theo Ngọc Quế thì :

_ Những người thọ 8 Giới thì Giới thứ 7 là "Không được đờn ca múa hát, xem phim, nghe ca nhạc, (T.V, Radio, .......) Nếu ai có thọ thì phải ráng giữ.

_ Hý luận là nói những chuyện không có ích lợi thiết thực cho việc tu hành, nói "ba lơn", "tám" chuyện thiên hạ.

_ Nếu người thực tâm cầu đạo thì không riêng gì những Giới ngày xưa Phật đã Kiết Giới (250 hoặc 348) mà kể cả những gì tuy không có trong bản Giới Luật _ như chơi Games hoặc "chat chit" _ mà làm cho ta xao lảng chuyện tu hành, cũng đều phải nên tự giác mà chừa.

Kính góp ý !
 

kimcang

Registered
Phật tử
Tham gia
26/9/06
Bài viết
511
Điểm tương tác
69
Điểm
28
Hý Luận cũng là phạm giới theo trong Bồ Tát Giới và Thanh Văn Giới vì là làm tăng trưởng tham sân si.

Nói chuyện thế gian nhiều thì tham sân si nhiều.

Tại Gia cư sĩ thì hý luận cũng nên bớt lại.

Thảo Luận Phật Pháp mà Chẳng Thật Tu Hành mà chỉ là để khoe khoang kiến thức hay là nạn vấn để thỏa mãn hiểu biết cũng là Hý Luận.

Lấy thí dụ người không Hành Thiền mà lại ham bàn luận về Thiền đây là Hý Luận vì chỉ là Nói Suông trên danh từ rỗng.
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8/8/08
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
TB Kim Cang
Chữ "hý luận" như cách tb trình bày có hai nghĩa :
1/ Hý luận là bàn luận vui chơi việc đời , bàn luận này có tính cách nói lời nhảm nhí vô nghĩa không có ích .
2/ Hý luận là bàn luận vui chơi việc đạo

Nếu là bàn luận vui chơi việc đời mà việc có tính cách nhảm nhí nhố nhăng , thì hý luận là phạm giới ( ỷ ngữ ) , một trong 10 giới Thập Thiện:
1- không sát sanh
2-không trộm cắp
3-không tà dâm
4- không nói dối
5-không nói 2 chiều
6- không nói ác khẩu
7-không nói ỷ ngữ : không thêu dệt , bịa đặt, phóng đại , không nói vô nghĩa mà nói lời có ích
8-không tham
9-không sân
10-không si

Còn theo nghĩa 2/ thì chúng ta cần phân biệt "hý luận" và "thảo luận"
_Nếu luận ( về Phật pháp) để làm sáng tỏ nghĩa giúp cho ( mình hoặc người khác )hiểu đúng và rõ giáo lý , thì đó là "thảo luận", đây không phải là việc phạm giới.
_ Nếu luận ( về Phật pháp )mà không để đem ra làm lợi ích cho việc tu hành đại đạo , mà với mục đích hay tính cách khác ( như tb đã viện dẫn ở trên ) thì gọi là "hý luận " , đây là phạm giới ( vì làm tăng trưởng tham sân si )

Như vậy LUẬN về đạo , cũng như mọi vấn đề khác , đều có hai mặt , mặt thật và mặt trái , cũng là con dao hai lưỡi.
Nhưng chúng ta cũng thật khó biết VỀ ĐẠO khi nào thì một người "thảo luận" và khi nào thì người ấy "hý luận"

ptd xin góp lời bằng sự hiểu biết nông cạn của mình
Muốn được biết về sự khác nhau về cơ bản của "Bồ Tát Giới" và "Thanh Văn Giới"

KÍNH
ptd
 

kimcang

Registered
Phật tử
Tham gia
26/9/06
Bài viết
511
Điểm tương tác
69
Điểm
28
Bồ Tát Giới là nói trên Thể Tánh cho nên rất vi tế.

Thanh Văn Giới là nói trên Sự Tướng.

Như là một người khi thấy một
món vật cho là đẹp quý rồi chỉ Khởi Niệm Tham về món vật mà chưa có hành động thì chưa gọi là Phạm Giới Trộm Cắp theo Thanh Văn Giới nhưng theo Bồ Tát Giới là Phạm Giới Trộm Cắp rồi.

5 Giới Tại Gia mà giảng theo Bồ Tát Giới thì cực kỳ vi tế.

Lấy thí dụ một người thấy nghe sắc tướng
âm thanh nam nữ rồi Khởi Vọng Niệm Chấp Là Đẹp, Là Hay thì đó là Phạm Giới Dâm.

Lại còn vi tế hơn nữa đó là tu thiền đắc các thiền trong sắc giới tham đắm nơi thiền cũng Phạm Giới Dâm đây là vì Sắc Giới còn có hìng dạng sắc chất.

Tham Sắc Tướng Vi Tế cho nên nói là Phạm Dâm.

Đây là sự vi tế của Bồ Tát Giới cho nên Tu Hạnh Bồ Tát rất là vi tế.


 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8/8/08
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
TB KC
sao có vẻ khó hiểu quá vậy há
ptd chỉ biết như vầy
"Bồ Tát giới có tất cả 58 điều giới, trong số này có 10 điều trọng, và 48 điều khinh. Trọng là nặng nếu phạm thì có lỗi nặng. Khinh là nhẹ, nếu phạm thì mắc lỗi nhẹ.
Ở đây chỉ liệt kê sơ 10 điều trọng là: 1. Giết hại; 2. Trộm cắp; 3. Dâm dục; 4. Nói dối; 5. Say rượu; 6. Nói điều lỗi của bốn chúng (là Tỷ kheo, Tỷ kheo ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di); 7. Khen mình chê người; 8. Keo kiệt lại hay chê bai; 9. Hờn giận không nguôi; 10. Gièm pha Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng)."
Người ta có phạm giới là do có tham sân si. Giữ giới là giữ cho mình khỏi tham, sân si
ptd đã tưởng là ::
Tu Bồ tát vào đời là đi độ cho người khác , mà giữ giời nhiều thì khó gần người
Suy nghĩ này của ptd một chúng sinh còn mê
Xin tb đừng chấp nhé
Kính
Cảm ơn tb nhiều
 

kimcang

Registered
Phật tử
Tham gia
26/9/06
Bài viết
511
Điểm tương tác
69
Điểm
28
Muốn Tu Bồ Tát Hạnh độ chúng sanh thì trước phải Tự Độ chưa thể Tự Độ mà muốn độ chúng sanh như là mù chử mà muốn làm thầy dạy học.

Giới Bồ Tát trong Kinh Luận giảng ra rất vi tế.

Giữ giới là giữ cho mình khỏi tham, sân si


Đây là Giữ Giới Tướng là Giữ Giới theo Thanh Văn Thừa.

Bồ Giữ Giới thì khác vì Chẳng Khởi Tham Sân Si nên là Giữ Giới.

Giữ Giới Thanh Văn dễ hơn Giữ Giới Bồ Tát.

Không phải thọ giới Bồ Tát mà gọi là Bồ Tát mà là Thực Hành Hạnh Bồ Tát mới gọi là Bồ Tát.

Những điều DH nói là các Giới chưa phải là ý nghĩa của Giới.

Giới cực vi tế nhưng gốc là nơi Tâm hễ Không Dấy Niệm Vọng Tưởng Duyên Theo 6 Trần Tức Là Giữ Giới.
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8/8/08
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
TB KC

Muốn Tu Bồ Tát Hạnh độ chúng sanh thì trước phải Tự Độ chưa thể Tự Độ mà muốn độ chúng sanh như là mù chử mà muốn làm thầy dạy học.

Theo TB "độ chúng sinh" có nghĩa hẹp là đem trí tuệ và từ bi ra vận dụng một cách khéo léo để giúp cho người đắc đạo hay chứng Thánh quả?
Nếu độ chúng sinh có nghĩa như vậy thì đương nhiên người đi độ phải là Thánh hay đã đắc đạo

Còn ptd chỉ dám nói độ theo nghĩa rộng.Thấy người vô minh hoàn toàn , nếu dùng phương tiện bước đầu và các bước tiếp theo khai thị cho họ biết và tin theo về Tứ Diệu Đế và đạo giải thoát , đó là ĐỘ người rồi đó . Tiếp theo là hướng dẫn họ tu , theo trình độ giác của mình , biết được đến đâu chỉ cho họ đến đó ... đó là nghĩa rộng của Độ rồi. Điều này không cần mình phải là bậc Đại giác ngộ hay Đại Bồ Tát mới có thể làm được.

PTD không nghĩ là người thọ giới Bồ Tát và tu theo Bồ Tát Đạo phải chờ đến khi trở thành Đại Bồ Tát rồi , thì mới sẽ đi độ (giúp )người tức làm hạnh Bồ Tát. Nhưng làm hạnh Bồ Tát ( từ những việc đời như tứ nhiếp pháp... )thì phải trì theo Giới và phải có trí tuệ đi cùng với từ bi , thì sẽ không bị sụp đổ . Thể hiện từ , bi, hỷ, xả , Bát Chánh Đạo , Tứ chánh Cần , Lục Ba La Mật là pháp tu của người thọ giới Bồ Tát.

Không phải thọ giới Bồ Tát mà gọi là Bồ Tát mà là Thực Hành Hạnh Bồ Tát mới gọi là Bồ Tát.

Vâng , có thực hành hạnh Bồ Tát thì mới có thể trở thành Bồ Tát và mới có thể chứng Đạo (Bồ Tát). Điều này thì ptd hoàn toàn đồng ý với TB

KÍNH
ptd
 

kimcang

Registered
Phật tử
Tham gia
26/9/06
Bài viết
511
Điểm tương tác
69
Điểm
28
Nơi mình có vô lượng chúng sanh tham sân si vì mỗi niệm khởi là một chúng sanh nếu chưa thể chuyển hóa chúng sanh nơi mình mà muốn độ chúng sanh khác thì độ không được chúng sanh mà bị chúng sanh độ lại.

Không cần phải Chứng Thánh mới có thể độ sanh nhưng ít nhất cũng phải có Đạo Lực Tu Hành.

Cho nên trong Kinh dạy Sơ Tâm Bồ Tát phải xa lìa thế gian mà gần thiện tri thức tu hành có Đạo Lực rồi mới có thể độ sanh.

Như muốn giảng Từ Bi Hỷ Xả mà mình chưa làm được chút ít thì người ta chỉ thấy mình là đầy Tham Sân Si.

Thực Hành Hạnh Bồ Tát mới gọi là Bồ Tát chứ không phải tự nhiên mà thành Bồ Tát nhưng Thực Hành Hạnh Bồ Tát thì trước phải tự tu tự độ chúng sanh nơi mình.

Nhiều người thường nghĩ độ sinh là chúng sanh bên ngoài mà quên bản thân cũng là Chúng Sanh.



 

Thiện Nhẫn

Registered
Phật tử
Tham gia
18/2/12
Bài viết
52
Điểm tương tác
21
Điểm
8
Nơi mình có vô lượng chúng sanh tham sân si vì mỗi niệm khởi là một chúng sanh nếu chưa thể chuyển hóa chúng sanh nơi mình mà muốn độ chúng sanh khác thì độ không được chúng sanh mà bị chúng sanh độ lại.

Không cần phải Chứng Thánh mới có thể độ sanh nhưng ít nhất cũng phải có Đạo Lực Tu Hành.

Cho nên trong Kinh dạy Sơ Tâm Bồ Tát phải xa lìa thế gian mà gần thiện tri thức tu hành có Đạo Lực rồi mới có thể độ sanh.

Như muốn giảng Từ Bi Hỷ Xả mà mình chưa làm được chút ít thì người ta chỉ thấy mình là đầy Tham Sân Si.

Thực Hành Hạnh Bồ Tát mới gọi là Bồ Tát chứ không phải tự nhiên mà thành Bồ Tát nhưng Thực Hành Hạnh Bồ Tát thì trước phải tự tu tự độ chúng sanh nơi mình.

Nhiều người thường nghĩ độ sinh là chúng sanh bên ngoài mà quên bản thân cũng là Chúng Sanh.
Thực Hành Hạnh Bồ Tát mới gọi là Bồ Tát chứ không phải tự nhiên mà thành Bồ Tát nhưng Thực Hành Hạnh Bồ Tát thì trước phải tự tu tự độ chúng sanh nơi mình.

Nhiều người thường nghĩ độ sinh là chúng sanh bên ngoài mà quên bản thân cũng là Chúng Sanh.

Hôm nay, tôi rất vui gặp được một Thiện Tri Thức dạy đúng tinh thần trong kinh Kim Cang. Đúng vậy, và còn thực hành hạnh Bồ Tát phải đúng với Khế lý và khế cơ.

Cảm ơn Huynh Kim Cang.
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8/8/08
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Nơi mình có vô lượng chúng sanh tham sân si vì mỗi niệm khởi là một chúng sanh nếu chưa thể chuyển hóa chúng sanh nơi mình mà muốn độ chúng sanh khác thì độ không được chúng sanh mà bị chúng sanh độ lại.

Không cần phải Chứng Thánh mới có thể độ sanh nhưng ít nhất cũng phải có Đạo Lực Tu Hành.

Cho nên trong Kinh dạy Sơ Tâm Bồ Tát phải xa lìa thế gian mà gần thiện tri thức tu hành có Đạo Lực rồi mới có thể độ sanh.

Như muốn giảng Từ Bi Hỷ Xả mà mình chưa làm được chút ít thì người ta chỉ thấy mình là đầy Tham Sân Si.

Thực Hành Hạnh Bồ Tát mới gọi là Bồ Tát chứ không phải tự nhiên mà thành Bồ Tát nhưng Thực Hành Hạnh Bồ Tát thì trước phải tự tu tự độ chúng sanh nơi mình.

Nhiều người thường nghĩ độ sinh là chúng sanh bên ngoài mà quên bản thân cũng là Chúng Sanh.

TB KC


Độ cho chúng sanh nơi mình trước
Giác rồi độ cho Tha Nhân chúng sanh
Thật ra , nói độ cho Tha Nhân Chúng Sanh , là : tùy duyên mà độ chúng sanh. Chứ ĐẠO thì không ép buộc người ta theo, việc tu cũng không bắt buộc ai được , khi người ta không muốn tu đạo lớn là đạo giải thoát
Nói là độ cho chúng sanh (Tha nhân ) nhưng thật ra là lợi ích cho mình, .Độ cho người tức là độ cho mình , vì tha nhân chính là Vị nhân ( người ta là mình) .Nếu cứ thấy người khác và mình còn phân biệt , còn thấy ngã , pháp , là còn tham sân si . Chính như TB nói

<I>Nhiều người thường nghĩ độ sinh là chúng sanh bên ngoài mà quên bản thân cũng là Chúng Sanh.<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com<img src=" /><o:p></o:p></I>

Vì vậy độ chúng sinh là độ cho mình
Nói tóm lại chỉ cần có suy nghĩ , độ cho chúng sinh , là mình đã có công đức, tự độ mình một bước( và sẽ có duyên độ tha nhân sau khi nhân chín muồi )/ Còn nếu có suy nghĩ , ta chỉ độ cho ta trước , còn chúng sinh thì tính sau, thì cái quả tương ứng sẽ khác với cái quả trước , khác nhau như thế nào chúng ta tư duy và sẽ tự tìm được câu trả lời


<o:p></o:p>

<I>Nơi mình có vô lượng chúng sanh tham sân si vì mỗi niệm khởi là một chúng sanh nếu chưa thể chuyển hóa chúng sanh nơi mình mà muốn độ chúng sanh khác thì độ không được chúng sanh mà bị chúng sanh độ lại<o:p></o:p></I>


Chúng sanh độ lại mình là chúng sanh bên ngoài hay chúng sanh bên trong mình đây ?
Dù là nói bị độ lại bởi chúng sanh bên ngoài hay chúng sanh bên trong thì:
PTD hơi nghi ngờ câu đó bởi lẽ ,một người có trí huệ sao lại có thể bị sức lôi cuốn cám dỗ của những gì quá tầm thường như sòng bài , tiếng nhạc kích thích , sự ăn chơi ...hay bị lừa gạt bởi những kẻ xấu một cách dễ dàng.Biết không độ được người đó thì thôi


<o:p></o:p>
<I>Cho nên trong Kinh dạy Sơ Tâm Bồ Tát phải xa lìa thế gian mà gần thiện tri thức tu hành có Đạo Lực rồi mới có thể độ sanh. <o:p></o:p></I>

Thiện Tri Thức thật sự , cũng không dễ gì gặp
Trong trường hợp này chính chúng ta làm thiện tri thức cho chúng ta . Nương ở lời Phật dạy trong kinh làm Thiện Tri Thức cho chính chúng ta.

Cám ơn tb , đây là những lời ngô nghê xin đừng chấp
KÍNH
 

quang4311

Registered
Phật tử
Tham gia
5/10/09
Bài viết
2
Điểm tương tác
2
Điểm
3
Xin phép hỏi quý vị, nếu như nói những lời vô ích mà không có hại cho ai thì tại sao bị phạm giới? Nếu như vì tính chất vô ích, thì những việc làm vô ích như xem phim ảnh, kịch nghệ thì cũng như vậy, nhưng sao lại không bị phạm giới (ngũ giới tại gia) ?
 

kimcang

Registered
Phật tử
Tham gia
26/9/06
Bài viết
511
Điểm tương tác
69
Điểm
28
Xin phép hỏi quý vị, nếu như nói những lời vô ích mà không có hại cho ai thì tại sao bị phạm giới? Nếu như vì tính chất vô ích, thì những việc làm vô ích như xem phim ảnh, kịch nghệ thì cũng như vậy, nhưng sao lại không bị phạm giới (ngũ giới tại gia) ?
nói những lời vô ích
có hại cho chính mình vì thay vì để dành thì giờ Niệm Phật Tu Thiền Trì Chú thì lợi phí thì giờ nói nhảm nhí.

Tại Gia 5 Giới mà Ham Hý Luận thì dễ tăng thêm Tham Sân Si.

Hý Luận nằm trong Giới Nói Dối nhưng mà Tại Gia thì không phải vi tế như Xuất Gia.

Như xem phim ảnh bàn luận tranh cãi vào những chuyện giả tạo thì cũng là tăng thêm Tham Sân Si.

Xuất Gia thì tuyệt Không Được Hý Luận vì tu hành mà không để thì giờ tu tập lại nói chuyện nhảm nhí thì làm tâm tán loạn tăng trưởng Tham Sân Si như vậy thì lấy đức hạnh gì mà làm Thầy dạy cư sĩ.

Các Tổ xưa không bao giờ Hý Luận cả.


 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8/8/08
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Kính Chào các tiền bối
Nói những lời vô ích mà không có hại cho ai , nhưng nói đó cũng không phải là không có hại cho người nói
Giả tỷ như trong một lớp học , nếu các em học sinh cứ không thôi chuyện phiếm với nhau trong giờ học , thì làm sao tập trung nghe lời thầy giảng được ? nên người thầy phải gõ thước lên bàn luôn đế khiến các học sinh thôi hẳn nói chuyện ... hay trong giờ thuyết pháp của quý thầy mà các Phật Tử hý luận riêng thì hậu quả ...?
Mình hay nghe nói ,Nói nhiều "những lời vô ích" sẽ dẫn đến vọng tâm nhiều
Xem phim ảnh bàn luận nếu xem những phim có nội dung xấu như khêu gợi các tính xấu như bạo động , tham lam ... thì bàn luận nếu không muốn là hý luận thì phải nêu rõ phim ảnh đó là xấu
Nên những phim ảnh , kịch nghệ ... ngày xưa đều là những cốt chuyện có hậu
Có những phim ảnh hay kịch nghệ cũng cần xem để hiểu biết
Thí dụ như có xem phim Titanic thì ta mới thấy những cảnh khổ của những người bị nạn trước khi tử nạn. Có xem phim sóng thần( quay bởi vệ tinh nhân tạo ) mới thấy tác hại ghê gớm của sóng thần ở Nhật Bản, có xem phim Sự Tích Đức Phật Tổ mới có ấn tượng về cuộc đời đức Phật ...Tuy các việc này đều là giả có trên Lý tánh, nhưng chẳng phái là không có
KÍNH
ptd
 

kimcang

Registered
Phật tử
Tham gia
26/9/06
Bài viết
511
Điểm tương tác
69
Điểm
28
Đi Nghe Thuyết Pháp mà nói chuyện riêng khiến người khác tán tâm thì đây là bất kính với Tam Bảo, Pháp Sư và Đại Chúng như vậy sẽ mắc vô lượng quả báo ác.

Có nhiều người không hiểu lúc đi nghe Thuyết Pháp lại nói chuyện riêng nghĩ là chỉ là lỗi nhỏ thật ra là tạo nghiệp ác sẽ đọa trong 3 ác đạo.

Chư Phật trải vô lượng vô biên a tăng kỳ kiếp hải tu hành thực hành Bồ Tát bố thí thân mạng để cầu nghe pháp quí Pháp hơn tánh mạng mà chúng ta hiện nay nghe pháp không biết quí thì đời sau sẽ mắc quả báo ngu si sanh nơi không có Phật Pháp.

Khiến người khác nghe pháp tán tâm thì mỗi một niệm đọa một kiếp trong ác đạo.
 

hotboycc11

Registered
Phật tử
Tham gia
1/5/12
Bài viết
7
Điểm tương tác
1
Điểm
3
Xin phép hỏi quý vị, nếu như nói những lời vô ích mà không có hại cho ai thì tại sao bị phạm giới? Nếu như vì tính chất vô ích, thì những việc làm vô ích như xem phim ảnh, kịch nghệ thì cũng như vậy, nhưng sao lại không bị phạm giới (ngũ giới tại gia) ?

Người phạm điều giới nói lời vô ích cần phải hợp đủ 2 chi pháp:
1- Tác ý bất thiện nói lời vô ích.
2- Nói lời vô ích.
Nếu hội đủ 2 chi pháp này, thì gọi là phạm điều giới nói lời vô ích, nếu thiếu 1 trong 2 chi, thì không thể gọi là phạm điều giới nói lời vô ích.



Như vậy, vấn đề ở đây là tác ý bất thiện của bạn chứ không phải tác động của lời nói có hại hay có lợi đến người khác. Một lời nói có thể có hại đến người này, nhưng lại có lợi cho người kia nên việc xác định lời nói có lợi hay có hại đến người nghe là điều rất khó (Chỉ có Đức Phật mới đủ khả năng).



VD một người cha ra sức dạy dỗ, khuyên bảo cho đứa con của mình, nhưng đứa con càng nghe lại càng sinh tâm sân hận, bực mình trong câu truyện của người cha, mặc dù vậy, người cha không phạm giới nói lời vô ích. VD một người kể những câu truyện cười, chuyện thế gian vô ích với tác ý bất thiện cho một vị hành giả nghe, càng nói thì pháp hành nhẫn nại, pháp hành tâm từ, pháp hành tâm xả của hành giả lại càng tăng trưởng, thiện pháp càng tăng trưởng, mặc dù vậy, người đó đã phạm giới nói lời vô ích.



Khi bạn xem phim ảnh, kịch nghệ, bạn không có tác ý bất thiện đến người khác, vậy nên bạn không phạm giới. Điều này cũng tương tự như trường hợp 1 người tự tử, vì người đó không có tác ý bất thiện với chúng sinh khác, nên người tự tử không phạm giới sát sanh.





 

kimcang

Registered
Phật tử
Tham gia
26/9/06
Bài viết
511
Điểm tương tác
69
Điểm
28
. Điều này cũng tương tự như trường hợp 1 người tự tử, vì người đó không có tác ý bất thiện với chúng sinh khác, nên người tự tử không phạm giới sát sanh.


Lời Này Là Lời Ác.

Tự Thân Chính Là Chúng Sanh Khởi Niệm Tự Tử Là Hại Chúng Sanh.

Thọ Giới Bồ Tát mà vì do Tham Sân Si mà tự tử thì cũng như là phạm vào tương tợ ngũ nghịch vì là giết Bồ Tát.

Thân người mất đi trăm ngàn kiếp khó được cho nên c
hỉ trừ trường xả bỏ thân mạng vì cứu chúng sanh thì đây là Hạnh Bồ Tát còn như vì Si Mê mà mà Tự Tử là Cực Ngu Si đây là tạo nghiệp sát sanh sẽ đọa ác đạo.

Người Tự Tử sẽ khó mà được sanh vào cảnh giới lành.



 

choconxauxi

Registered
Phật tử
Tham gia
9/12/11
Bài viết
1,025
Điểm tương tác
371
Điểm
83
Điều này cũng tương tự như trường hợp 1 người tự tử, vì người đó không có tác ý bất thiện với chúng sinh khác, nên người tự tử không phạm giới sát sanh.

Bạn hotboy hãy cẫn thận lời nói.

Ngày xưa có một Tỳ khưu vì "mơ tưởng tà dâm" thường xuyên cho nên phiền não, bèn nghĩ ra cách diệt trừ phiền não CỰC ĐOAN : Dùng dao bén cắt phăng "của nợ" (đoạn dương vật)

Phật hay tin kêu đến rầy la : "Dục sanh từ ý Ông......." rồi Phật cấm chư Tỳ kheo không được hủy hoại thân thể, hủy hoại thân thể là phạm Giới.

Câu phát ngôn của bạn "người tự tử không phạm giới sát sanh." khiến chocon phân vân "không biết bạn là Phật tử hay phần tử Ngoại đạo trà trộn vào trong hàng ngủ Phật tử" ?
 

hotboycc11

Registered
Phật tử
Tham gia
1/5/12
Bài viết
7
Điểm tương tác
1
Điểm
3
Bạn có thể giải thích điều này cho mình?

Trường hợp Tỳ khưu Channa dùng dao cắt cổ tự sát, trước khi chết Ngài thực hành thiền tuệ dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo, 4 Thánh Quả và Niết Bàn; khi đắc Arahán Thánh Quả đồng thời tịch diệt Niết Bàn, gọi là bậc Thánh Arahán Jīvitasamasīsi (Arahán Thánh Quả đồng thời tịch diệt Niết Bàn, chấm dứt tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài).
Như trong bài kinh Channasuttatrungtamhotong.org, được tóm lược như sau:
Một thuở nọ, Đức Thế Tôn đang ngự tại ngôi chùa Veḷuvana gần kinh thành Rājagaha. Khi ấy, Ngài Đại đức Channa bị lâm bệnh nặng trầm trọng, đau đớn không thể kham nhẫn nổi.
Vào buổi chiều, Ngài Đại đức Sāriputta và Ngài Đại đức Mahācunda đến thăm hỏi bệnh tình của Ngài Đại đức Channa.
Ngài Đại đức Sāriputta hỏi rằng:
- Này hiền đệ Channa, hiền đệ có kham nhẫn nổi thọ khổ không?
Tứ đại của hiền đệ có điều hòa được không?
Thọ khổ của hiền đệ giảm bớt, chứ không tăng có phải không?
Bệnh tình giảm rõ ràng, chứ không tăng có phải không?

Ngài Đại đức Channa thưa rằng:
- Kính thưa Ngài Đại đức Sāriputta, đệ không thể kham nhẫn nổi thọ khổ.
Tứ đại của đệ không điều hòa được.
Thọ khổ của bệnh không thuyên giảm, mà lại tăng lên.
Bệnh tình tăng lên rõ ràng, mà không giảm bớt. Thưa Ngài.
Kính thưa Ngài Sāriputta:
* Ví như một người đàn ông mạnh mẽ dùng cây sắt nhọn bén đâm vào đầu như thế nào, bệnh phong (gió) cực kỳ khủng khiếp đâm xoáy vào đầu của đệ cũng như thế ấy.
* Ví như một người đàn ông lực lưỡng dùng sợi dây bằng da dẻo dai, bền chắc, siết chặt cái đầu như thế nào, bệnh phong cực kỳ khủng khiếp siết chặt cái đầu của đệ cũng như thế ấy.
* Ví như người giết bò hoặc người phụ của người giết bò, dùng con dao mổ bụng con bò như thế nào, bệnh phong cực kỳ khủng khiếp đâm xoáy vào bụng của đệ cũng như thế ấy.
* Ví như hai người đàn ông lực lưỡng, mỗi người một bên nắm tay chân của người ốm yếu đặt lên hầm lửa đang cháy, nướng người ấy nóng bỏng như thế nào, sự nóng trong thân của đệ còn hơn thế ấy.
- Kính thưa Ngài Đại đức Sāriputta, đệ không thể kham nhẫn nổi thọ khổ.
Tứ đại của đệ không điều hòa được.
Thọ khổ của bệnh không thuyên giảm mà lại tăng lên.
Bệnh tình tăng lên rõ ràng, mà không giảm bớt. Thưa Ngài.
Ngài Đại đức Channa thưa tiếp rằng:
- Kính thưa Ngài Sāriputta, đệ sẽ đem con dao để tự cắt cổ giết hại mình, đệ không còn muốn sống để phải chịu nỗi đau đớn khủng khiếp như thế này nữa.
Ngài Đại đức Sāriputta khuyên rằng:
- Này hiền đệ Channa, hiền đệ nên dùng thuốc chữa trị. Hiền đệ dùng thuốc chữa trị để duy trì sinh mạng, chúng tôi muốn hiền đệ dùng thuốc chữa trị để duy trì sinh mạng. Nếu vật thực không thích hợp với hiền đệ thì tôi sẽ tìm vật thực thích hợp. Nếu thuốc trị bệnh không thích hợp với hiền đệ thì tôi sẽ tìm thứ thuốc thích hợp. Nếu người nuôi bệnh không thích hợp với hiền đệ thì tôi sẽ làm người nuôi bệnh lo săn sóc hiền đệ. Xin hiền đệ chớ nên dùng dao tự sát.
Tiếp theo Ngài Đại đức Sāriputta nhắc nhở Ngài Đại đức Channa về các pháp như 6 thức tâm với 6 đối tượng và liên quan đến các pháp: Tham ái, ngã mạn, tà kiến chấp thủ và không chấp thủ do bởi tham ái, ngã mạn, tà kiến. Và Ngài Đại đức Mahācunda cũng nhắc nhở Ngài Đại đức Channa rằng:
“Đối với người không còn có tham ái, ngã mạn, tà kiến, thì tâm của những bậc ấy không bao giờ bị lay chuyển...”.
Sau khi nhắc nhở khuyên dạy Ngài Đại đức Channa xong, Ngài Đại đức Sāriputta và Ngài Mahācunda trở về chỗ ở của quý Ngài.
Khi ấy, Ngài Đại đức Channa vẫn còn là hạng phàm nhân không thể kham nhẫn nổi sự đau đớn khủng khiếp của bệnh phong ấy, nên Ngài dùng con dao tự cắt cổ giết chết mình để giải thoát khỏi nỗi thọ khổ ấy.
Vốn Ngài là người có giới trong sạch và trọn vẹn, trước khi chết, Ngài thực hành thiền tuệ liền dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo, 4 Thánh Quả và Niết Bàn. Cho nên, khi chứng đắc đến Arahán Thánh Quả đồng thời tịch diệt Niết Bàn gọi là “Bậc Thánh Arahán Jīvitasamasīsi” (nghĩa là khi chứng đắc Arahán Thánh Quả đồng thời cùng một lúc tịch diệt Niết Bàn, chấm dứt tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài).
Khi Ngài Đại đức Channa đã tự mình cắt cổ chết, Ngài Đại đức Sāriputta đến hầu Đức Thế Tôn tại ngôi chùa Veḷuvana bạch hỏi về hậu quả kiếp sau của Ngài Đại đức Channa như thế nào?
Đức Phật dạy:
Tỳ khưu Channa đã chứng đắc Arahán Thánh Quả đồng thời tịch diệt Niết Bàn, chấm dứt tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài”.
Tích Ngài Đại đức Channa đã chứng minh rằng: “Tự sát không phạm điều giới sát sinh”.
Nếu tự sát là phạm điều giới sát sinh, thì Ngài Đại đức Channa không thể chứng đắc thành bậc Thánh Arahán. Sự thật, Ngài Đại đức Channa đã chứng đắc Arahán, thì chắc chắn Ngài phải có giới trong sạch và trọn vẹn.
Người tự sát không phạm điều giới sát sinh, bởi vì thiếu chi pháp thứ nhì “pāṇasaññitā: Biết rõ chúng sinh có sinh mạng (nghĩa là chính mình biết rõ chúng sinh khác có sinh mạng). Như vậy, chi pháp này không ám chỉ mình, mà ám chỉ chúng sinh khác.
Cho nên, người tự tử không phạm điều giới sát sinh. Tuy người tự tử không phạm điều giới sát sinh, nhưng nếu người tự sát do tâm sân chán đời, tuyệt vọng không muốn sống trên đời này nữa, thì sau khi người ấy chết, ác nghiệp do tâm sân ấy cho quả,thì khó có thể tránh khỏi tái sinh trong cõi ác giới (địa ngục, atula, ngạ quỷ, súc sinh).
Như Đức Phật dạy:
“Evameva kho bhikkhave citte saṅkiliṭṭhe duggatiṃ paṭikaṅkhā”trungtamhotong.org.
“Này chư Tỳ khưu, như vậy, khi lâm chung tâm ác phát sinh do phiền não ô nhiễm, sẽ tái sinh trong cõi ác giới (địa ngục, atula, ngạ quỷ, súc sinh)”.






Cho nên ý bạn nói là tự tử vì tham sân si thì sẽ không tránh khỏi đọa ác đạo là có phần đúng. Tuy nhiên, đại đức Channa tự tử vì tứ đại không kham nhẫn nổi bệnh tật, chứ không thể nói đại đức tự tử vì tham sân si được.



Mình có đọc và hiều như thế này.



* Tự Sát
Người tự sát có phạm điều giới sát sinh hay không?
Người phạm điều giới sát sinh hay không phạm điều giới sát sinh cần phải xét theo 5 chi pháp phạm điều giới sát sinh.
1- Pāṇo: Chúng sinh có sinh mạng (chính mình).
2- Paṇasaññitā: Biết rõ chúng sinh ấy có sinh mạng (chi pháp này ám chỉ đến chúng sinh khác, không phải chính mình).
3- Vadhakacittaṃ: Tâm ác nghĩ sát hại chúng sinh ấy.
4- Payogo: Cố gắng sát hại chúng sinh ấy (cố gắng tự sát, tự giết mình).
5- Tena maraṇaṃ: Chúng sinh ấy chết do sự cố gắng (mình chết do sự cố gắng của mình).
Xét trong 5 chi pháp phạm điều giới sát sinh này, chi pháp thứ nhì “Paṇasaññitā”: “Biết rõ chúng sinh ấy có sinh mạng” này ám chỉ đến chúng sinh khác, không phải chính mình. Do đó, trong trường hợp người tự giết mình (tự sát) thì thiếu chi pháp paṇasaññitā này. Cho nên, người tự giết mình (tự sát) không đủ 5 chi pháp phạm điều giới sát sinh.
Như vậy, người tự sát không phạm điều giới sát sinh.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

TOP 5 Tài Thí

Bên trên