Xin được lắng nghe
Một câu hỏi rất hay .
Thế nào là biết Đạo và thế nào là thấy Đạo ?
Điều này giống các nghệ sĩ,như họa sĩ chẳng hạn.Một người họa sĩ vẽ thành công 1 bức tranh có nghĩa là bức tranh đó không chỉ đẹp,giống như thật mà còn phải có " hồn ",có "thần " ... ví dụ như Picasso vẽ tranh lập thể là độc nhất vô nhị,rất nhiều người vẽ theo ông nhưng không ai đạt được cái "thần " như ông cả...
Hay giống như học sinh đi học vậy.Học sinh được học các công thức,các định lý,các đẳng thức ... tức các kiến thức.Nhưng học sinh không phải là người nghĩ ra các kiến thức đó,mà học sinh chỉ là người vay mượn các kiến thức của người khác mà thôi.Một học sinh bây giờ kiến thức có thể nhiều hơn cả ông Archimedes nhưng học sinh không thể có được cái khoảnh khắc "eureka" bao giờ.
Thế cho nên mới có câu "chúng ta là những thằng lùn đứng trên vai người khổng lồ".Những kho tàng kiến thức của cha ông tích lũy bao đời nay khiến cho chúng ta được hưởng lợi nhưng đôi khi chúng ta lại không biết trân trọng,thậm chí còn chê bai,dè bỉu quá khứ ... Đó là 1 sự sai lầm,1 sự "vô ơn" mà đôi khi chúng ta không nhận ra.Nói theo Nhân -Quả thì những gì chúng ta có được ở hiện tại chính là nhờ công sức của biết bao lớp người đi trước.
Quay lại chuyện thấy Đạo và biết Đạo cũng tương tự như thế.Chính vì thế Đức Phật mới nói câu "Hãy tự đốt đuốc lên mà đi" là vậy.
Ồ bác này nói có lý lắm , nhưng em có thắc mắc là bác đang nói theo Đạo Phật hay nói theo lý thế gian.
Nếu nói lý thế gian thì em cũng có nghe câu : Bất nhược ư sư. Vậy thì người sau có thể phủ nhận hoặc chê , hoặc phát huy kế thừa cũng là chuyện thường tình.
Còn nói theo Đạo Phật thì ba thời đều bất khả đắc. những khám phá của các bậc được cho là tài trí của thế gian chỉ làm cho loài người bám chấp vào trí tuệ mà nhà Phật gọi là hữu lậu, thì chỉ làm thêm đau khổ .
Bác cứ thử nghĩ xem, khoa học đã phát triển đến tột bậc, có phần giúp cho con người có cảm giác thoải mái. nhưng cái sự hủy diệt của khoa học đang chụp lên đầu nhân loại với tất cả sự độc hại và tàn nhẫn không thương tiếc. về khát vọng điên rồ và ích kỷ đã dẫn loài người bước vào giai đoạn hủy diệt về phẩm giá nhân bản, đặt loài người vào chỗ sắp diệt vong...
Nhưng nếu thử nhìn lại cái cảm giác thoải mái đó là do đâu mà có . phải chăng cái thỏa mái hôm nay nhờ khoa học nó ý nghĩa và thực chất hơn cái thoải mái theo lẽ tự nhiên khi mà khoa học còn hoang sơ?
Còn nói về lịch sử thì nhân loại tưởng chừng như có một sự tiến hóa về mặt xã hội và tâm thức. nhưng thực chất lịch sử nhân loại là những trang thấm đẫm máu và nước mắt. sự chia rẽ về sắc tộc , tôn giáo , quyền lực thống trị .... mà nhân loại đã bị một vài nhóm người khát vọng điên cuồng , dù rằng dưới mọi vẻ bọc được gọi là văn minh, bác ái, tiến bộ...
Nhưng thực chất họ và tất cả đang thay sự cột chặt hoặc trói buộc mà như lời kinh Phật dạy là thay vì dây trói bằng thừng thì họ đeo xích vàng , xích bạc vào cổ làm trang sức .
Còn nói về tài năng của các họa sĩ danh tiếng thế giới như Van Gogh, Michelangelo, Fransisco Goya, Richard Dadd... rất nhiều. song họ sáng tác trong hoàn cảnh mà tâm thần không ổn định , gần như là chìm đắm trong hoang tưởng ảo ảnh...
Song nhân loại lại thấy đó như là những kiệt xuất của sự sáng tạo. theo em bởi lẽ toàn bộ chúng ta cũng đang chìm đắm trong cách mà các họa sĩ thể hiện những ý niệm thông qua những bức vẽ . cho nên có sự đồng điều ... và đương nhiên là thừa nhận.
Có thể bác sẽ vặn hỏi , vậy anh hãy làm như các họa sĩ đi?
Thưa bác ! mỗi một con người sinh ra vốn đã hoàn hảo. nó chỉ có khác nhau về sự huân tập những thói quen, sở thích , niềm đam mê , tham đắm mà có sự khác biệt . ví như nói về một vị tướng trăm trận trăm thắng, bắn mỗi phát tên đều trúng hồng tâm, nhưng lại thua một ông già rót dầu hỏa từ thùng vào một cái chai miệng và cổ rất nhỏ nhưng không hề rơi một giọt nào ra ngoài....
Em chỉ có mấy điều bộc bạch vậy. nếu bác có thấy điều gì thì cứ chỉ dạy để em cùng mọi người học hiểu . Cám ơn bác nhiều