T

Khi đi học, thì làm sao biết cái đang học là tốt, là xấu là nên gần hay nên tránh ?

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28/4/14
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
Từ Từ có một vấn đề này vì được nhiều người cùng trao đổi nên đưa ra đây để học hỏi thêm các ý kiến từ các bạn như sau:
- Tông phái bây giờ rất nhiều, mỗi tông phái có cách học hiểu riêng
- Kinh điển bây giờ được viết rất nhiều, từ việc giữ lại bản dịch gốc và các tác giả cư sỉ tại gia và hàng Tăng Ni cũng viết kinh sách.
- Sự hiểu biết về Phật giáo phong phú đa dạng, mỗi người mỗi cách hiểu khác nhau cho nên khi truyền dẫn lại cũng có khác biệt.
- Có nhiều sự lập luận trên một vấn đề nhận xét từ góc độ Phật giáo cũng có sự khác nhau.

Vậy Từ Từ muốn thỉnh ý là: Bản thân đạo hữu đang tu học cái mà đạo hữu đang đeo đuổi thì sẽ dựa trên niềm tin, sự hiểu biết nào để biết rằng cái ta đang học hỏi, hành trì đó sẽ mang lại lợi ích và an lạc thật sự cho ta cũng như ta sẽ chia sẽ với người cũng muốn được an lạc hạnh phúc ?

Chú ý: Khi chia sẽ xin không đề cao tông phái, kinh sách nào vì mỗi người mỗi cách nhìn tránh gây xung đột như trong Quy định diễn đàn cũng đã có. Từ Từ chỉ xin ý kiến của cá nhân các bạn cho biết về vấn đề trên để Từ Từ có thêm kinh nghiệm cũng như kiến thức từ nhiều góc nhìn khác nhau, từ đó hi vọng Từ Từ sẽ có được 1 kho kiến thức vững vàng hơn. Xin cảm ơn !
- Thêm 1 ý: Khi các bạn nói về phương pháp của các bạn, nếu Từ Từ đọc không hiểu có thắc mắc, Từ Từ sẽ hỏi thì xin hoan hỷ chỉ dẫn tận tình.
- Nói với Diệu Đức cùng các đạo hữu khác: Trong mấy bài cùng trò chuyện trước đây, D/Đ hay lập lại 1 ý là những cái D/Đ học là của chính đức Phật thuyết giảng. Cái "Chính" ở đây có lẻ chỉ được hiểu là tại vì trong kinh đó ghi là "Đức Phật giảng rằng" thì ta tin như vậy hoặc cuốn sách cuốn kinh nào đó có in hình Phật hay có câu "Phật dạy rằng" thì chúng ta hay tin đó là của Phật nhưng có phương pháp, cách thức nào nhận biết rõ ràng hay không ?
Từ Từ hỏi vậy là khi tìm hiểu về Phật giáo, có biết 1 đạo phái xuất hiện , Từ Từ đọc vài trang trong cuốn kinh của đạo phái này và thấy được Ý là của Phật dạy nhưng đã được diễn giải khá sai lệch với cái hiểu của Từ Từ khi tham khảo các kinh điển cũng như lời giảng dạy của các vị Tăng Ni hiện nay. Và có Phật tử cũng đã bỏ đạo Phật để qua đạo này....

=== Bắt đầu lắng nghe các đạo hữu ===
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28/4/14
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
Có lẻ vấn đề trên có gì đó không rõ ràng hay sao mà không thấy vị nào góp ý ?

Có lẻ có gì đó....
 

hoailinh

Registered
Phật tử
Tham gia
11/9/13
Bài viết
133
Điểm tương tác
50
Điểm
28
xin được học hỏi

Có lẻ vấn đề trên có gì đó không rõ ràng hay sao mà không thấy vị nào góp ý ?

Có lẻ có gì đó....

Trước hết mời Từ Từ chia sẻ pháp mình tu với mọi người. hơn nữa bạn lên lon nhanh lắm. chắc phải có gì đó diễn đàn mơi trao tặng. chúc mọi điều tốt lành
 

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28/4/14
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
Trước hết mời Từ Từ chia sẻ pháp mình tu với mọi người. hơn nữa bạn lên lon nhanh lắm. chắc phải có gì đó diễn đàn mơi trao tặng. chúc mọi điều tốt lành

Lên lon là lên gì vậy bạn ? Từ Từ được ai tặng gì hả ?

Vậy Từ Từ xin nói trước nha...

Từ Từ học Phật pháp đã lâu, thường thì theo chiều hướng nghe các vị Giảng sư giảng thuyết rồi tự nghiệm, không hiểu sẽ hỏi lại các vị ấy và sau đó khi cảm thấy ý giảng dạy của các vị mà Từ Từ cảm thấy thực hành được an lạc, an vui thì sẽ hành trì với khả năng của mình.

Từ Từ thấy rằng:
- Nhiều vị khi trao đổi với Từ Từ họ có nhiều cách nhìn nhận 1 sự việc của Phật dạy khác nhau như Giới Sát Sanh chúng ta đã vừa trò chuyện xong.
- Nhiều vị cho rằng pháp môn họ theo là tốt nhất, không quan tâm hoặc không tin cũng như không thể mở lòng với các pháp môn khác. Từ Từ không theo pháp môn nào chỉ chuyên về nghe giảng sau đó ráng hiểu và hành thôi.
- Về phần đạo Phật được lưu truyền theo: Kinh (chữ viết), Tăng Ni (truyền miệng, thuyết), vật chứng lịch sử (4 cột mốc ở Ấn Độ). Thì có người cho rằng học Kinh là tốt nhất vì theo đúng lời Phật dạy năm xưa. Từ Từ thì đọc không hiểu kinh văn nên thích nghe giảng là nhiều. Từ đây cũng sinh ra mâu thuẩn nhau khi đề cập 1 vấn đề nào đó.

=== Với các ý vừa nên trên, nên Từ Từ rất muốn tham khảo thêm 1 hội đồng kiến thức ở đây để xem nhận định cũng như ý kiến các vị ở đây ra sao, nhằm giúp cho Từ Từ có thêm những kinh nghiệm đáng quý.

Trân trọng tất cả tấm lòng của các vị !
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18/3/10
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chào bạn Từ Từ,
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->
Bạn hỏi : Bản thân đạo hữu đang tu học cái mà đạo hữu đang đeo đuổi thì sẽ dựa trên niềm tin, sự hiểu biết nào để biết rằng cái ta đang học hỏi, hành trì đó sẽ mang lại lợi ích và an lạc thật sự cho ta cũng như ta sẽ chia sẽ với người cũng muốn được an lạc hạnh phúc ?

Thì vì d/đ chỉ được học cách định tâm để có thể đọc hiểu lời Phật giảng trong các kinh. Rồi d/đ thực hành theo lời Phật giảng. Cho nên, d/đ không có tu theo pháp môn nào cả.

Nhưng theo nhận xét của d/đ thì nếu chúng ta muốn việc tu học có kết quả - chúng ta phải biết cách chọn đúng pháp môn hợp với căn duyên của mình.

Vì như Bạn biết chúng ta không thể tu trong một kiếp mà đạt được quả Phật. Cho nên, kiếp nào chúng ta cũng khởi sự lại từ đầu - thì sẽ không bao giờ đạt được quả Phật.

Đó là đối với người mê lầm ít. Còn đối với người mê lầm nhiều - thì cũng có khi chỉ mới vừa phát tâm tu học - đã muốn tu ngay pháp cao để sớm được thành Phật.

Ngoài ra, chúng ta cũng còn tùy theo bệnh mà uống thuốc. Thường thì pháp tu nào chúng ta ưa thích - thì nó lại hợp với tâm vọng - nên không thể giúp chúng ta diệt trừ phiền não.

Ví dụ như chúng ta bị nặng về sân và si - mà tu pháp bố thí - thì chúng ta thích, vì không phải cố gắng gì cả. Nhưng bịnh si và sân - chúng ta muốn chữa - thì lại không hết.
Còn nếu như chúng ta bị bệnh tham - mà tu pháp bố thí - thì chúng ta sẽ không thích. Nhưng bố thí lại là thuốc chữa bịnh tham.
Trong khi thực tế thì chúng ta đều chọn pháp tu _ mình ưa thích.

d/đ tạm dừng, ngày mai chia sẻ tiếp…
Thân,
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28/4/14
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
Chào D/Đ, với bài chia sẽ trên, Từ Từ có 1 chổ xin được thắc mắc:
D/Đ nói: Vì như Bạn biết chúng ta không thể tu trong một kiếp mà đạt được quả Phật. Cho nên, kiếp nào chúng ta cũng khởi sự lại từ đầu - thì sẽ không bao giờ đạt được quả Phật.

Từ Từ không biết điều này, Từ Từ biết rằng: Nếu chịu Tu thì 1 kiếp cũng thành Phật. Sao lại cho rằng Tu trong 1 kiếp không thành Phật ? Vì Từ Từ nghĩ rằng: Bây giờ Phật dạy bỏ Tam Độc, Giữ Giới Luật, Khai Mở Trí Tuệ, hoặc như đức Phật, nhập được Thiền Định thì khi Trí Tuệ đã mở sẽ được giống như Phật.... Vậy sao bảo trong 1 kiếp tu cũng không thành ?

Xin nghe ý của D/Đ cùng các ý khác trong bài hỏi của chủ đề này...
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18/3/10
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chào bạn Từ Từ,
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->
Nếu Bạn để ý thì sẽ thấy điều d/đ nói là đạt được quả Phật. Còn điều Bạn nói là được giống như Phật.
Trong một kiếp thì chúng ta có thể tu tập để có được tánh giống như Phật. Nhưng muốn đạt được quả Phật thì trong một kiếp không thể.

Vì chỉ cần chúng ta trở về được với tự tánh - thì đã có tánh giống như Phật. Còn muốn đạt được quả Phật - thì từ tánh giống như Phật _ phải tu đến mức đạt được thường trụ. Cũng vì tự tánh của chúng ta và tánh Phật giống nhau - nên Phật mới gọi tánh của tự tánh - là Phật tánh.


Còn Phật dạy chúng ta bỏ Tam Độc, Giữ Giới Luật là để trở về tự tánh - chứ không phải để khai mở trí huệ. Vì trí huệ là một phần của tự tánh. Trí huệ thì lúc nào cũng như vậy - không có lúc tăng, lúc giảm - không có lúc có, lúc không. Trí huệ chỉ bị che mờ. Hết bị che mờ thì trở về tự tánh. Tự tánh này giống tánh Phật.

Còn về Thiền Định thì có thượng, trung, hạ. Trong khi, chúng ta không thể nhìn thấy được cái biết của Phật khi nhập định - nên chúng ta không thể nào biết - cái biết của chúng ta khi nhập định có giống với cái biết của Phật khi nhập định hay không !?
Do đó, muốn tu pháp Thiền Định thì chúng ta phải quyết chắc là chúng ta đã tu đúng Phật Pháp. Còn nếu như chưa quyết chắc - thì không nên tu Thiền Định. Vì ngoại đạo cũng có pháp tu Thiền Định.

Tu Thiền Định là để trí huệ được thường trụ. Khi trí huệ được thường trụ thì phát sáng - chứ không phải là hiện tượng _ khai trí huệ.


Do hiểu như vậy nên d/đ mới nói : kiếp nào cũng khởi sự lại từ đầu - tức là cứ tu tìm về Phật tánh thì sẽ không bao giờ đạt được quả Phật.

Vì nếu kiếp nào chúng ta cũng chỉ tu bỏ Tam Độc, Giữ Giới Luật - thì cũng như năm nào chúng ta cũng học lại lớp mẫu giáo. Vì vậy, chúng ta không thể nào tốt nghiệp được - dầu là tốt nghiệp cấp 1. Thật ra, giai đoạn đầu tìm về Phật tánh _ không khó. Nhưng để giữ Phật tánh _ thường trụ không bị che mờ trở lại thì…
Do đó, trong đạo Phật mới có danh từ “tùy duyên”.
Lời giải thích này là chỗ hiểu của d/đ - nên ngoài những lời đức Phật Thích Ca giảng trong các kinh - có kèm thêm sự luận giải của d/đ.


Còn Bạn hỏi d/đ dựa vào đâu để biết sự hiểu biết của d/đ mang lại lợi ích và an lạc thật sự. Thì d/đ nói thật nhe. d/đ tin vào chỗ hiểu của mình - vì d/đ có thể nhận biết lời giảng nào giảng cho duyên nào, nghĩa cạn hay nghĩa sâu , và ứng dụng lời giảng đó trong trường hợp nào. Còn đối với chỗ hiểu của người khác - d/đ có thể nhận ra chỗ đúng, chỗ chưa đủ của người đó.

Ví dụ như bên chủ đề Giới sát sanh, hiểu sao cho đúng… bạn Nguyên Chiếu nói với d/đ : Tu học muốn có kết quả tốt thì ngoài tu Tâm cần phải tu Thân và Khẩu nữa, nếu thiếu một trong những yếu tố đó thì ko đạt kết quả đâu.

Thì d/đ đã thấy ngay chỗ hiểu lầm của bạn Nguyên Chiếu về pháp tu thân, tu tâm của pháp tu tâm từ ; và pháp tu giữ giới : thân, khẩu, ý - với mục đích tránh tạo nghiệp ác. Còn chị Bạch Vân Nhi nói trong thân đã có khẩu là nói đúng với chủ đề d/đ đang nói. Nhưng tiếc là chủ đề này đã bị đóng…nên d/đ không có dịp nói lời làm vui lòng chị Bạch Vân Nhi và bạn Nguyên Chiếu.


Còn Bạn hỏi : Trong mấy bài cùng trò chuyện trước đây, D/Đ hay lập lại 1 ý là những cái D/Đ học là của chính đức Phật thuyết giảng. Cái "Chính" ở đây có lẻ chỉ được hiểu là tại vì trong kinh đó ghi là "Đức Phật giảng rằng" thì ta tin như vậy hoặc cuốn sách cuốn kinh nào đó có in hình Phật hay có câu "Phật dạy rằng" thì chúng ta hay tin đó là của Phật nhưng có phương pháp, cách thức nào nhận biết rõ ràng hay không ?

Thì không phải… Vì nếu chỉ hiểu đúng lời Phật giảng mà không biết lời giảng đó - thích hợp với duyên nào - thì lời giảng đó cũng không đem lại hiệu quả cho người tu tập. Và trong kinh Đại Bát Niết Bàn - đức Phật cũng có cho biết - trong các kinh Đại thừa cũng có lời của ma Ba Tuần chen vào để làm hư hại pháp của Như Lai. Cho nên, không những chúng ta không thể thấy cuốn sách, cuốn kinh nào có in hình Phật hay có câu “Phật dạy rằng” thì tin đó là lời của Phật - mà ngay cả trong kinh Phật chúng ta cũng còn cần phải biết cách loại bỏ những lời của Ma chen vào.
d/đ hiểu như vậy. Cho nên, d/đ nói “do chính đức Phật giảng” - là d/đ đã loại bỏ được tất cả những điều như vậy.

Còn Bạn hỏi có phương pháp, cách thức nào để nhận biết rõ ràng hay không ?
Tất nhiên là có. Nhưng vì chỗ hiểu là do từ nhiều lời giảng kết hợp lại. Cho nên, chia sẻ thì có thể ngắn gọn. Còn muốn chứng minh chỗ hiểu đó của d/đ - thì không thể giải thích ngắn gọn được. Vả lại, d/đ cũng không biết phải bắt đầu từ đâu…

Thân
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28/4/14
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
Cám ơn sự chia sẽ trên của D/Đ, Từ Từ phần nào hiểu được ý của D/Đ muốn chia sẽ rồi. Nay xin gát lại không có ý gì thêm, chúng ta lại cùng trò chuyện trong một chủ đề khác để cùng nhau tiến bộ nhé đạo hữu D/Đ.

Trân trọng !
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18/3/10
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chào bạn Từ Từ,
Diệu Đức rất vui được trao đổi với Bạn
Thân
 

minhđịnh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
18/9/11
Bài viết
1,036
Điểm tương tác
255
Điểm
63
Từ Từ có một vấn đề này vì được nhiều người cùng trao đổi nên đưa ra đây để học hỏi thêm các ý kiến từ các bạn như sau:
- Tông phái bây giờ rất nhiều, mỗi tông phái có cách học hiểu riêng
- Kinh điển bây giờ được viết rất nhiều, từ việc giữ lại bản dịch gốc và các tác giả cư sỉ tại gia và hàng Tăng Ni cũng viết kinh sách.
- Sự hiểu biết về Phật giáo phong phú đa dạng, mỗi người mỗi cách hiểu khác nhau cho nên khi truyền dẫn lại cũng có khác biệt.
- Có nhiều sự lập luận trên một vấn đề nhận xét từ góc độ Phật giáo cũng có sự khác nhau.

Vậy Từ Từ muốn thỉnh ý là: Bản thân đạo hữu đang tu học cái mà đạo hữu đang đeo đuổi thì sẽ dựa trên niềm tin, sự hiểu biết nào để biết rằng cái ta đang học hỏi, hành trì đó sẽ mang lại lợi ích và an lạc thật sự cho ta cũng như ta sẽ chia sẽ với người cũng muốn được an lạc hạnh phúc ?

Chú ý: Khi chia sẽ xin không đề cao tông phái, kinh sách nào vì mỗi người mỗi cách nhìn tránh gây xung đột như trong Quy định diễn đàn cũng đã có. Từ Từ chỉ xin ý kiến của cá nhân các bạn cho biết về vấn đề trên để Từ Từ có thêm kinh nghiệm cũng như kiến thức từ nhiều góc nhìn khác nhau, từ đó hi vọng Từ Từ sẽ có được 1 kho kiến thức vững vàng hơn. Xin cảm ơn !
- Thêm 1 ý: Khi các bạn nói về phương pháp của các bạn, nếu Từ Từ đọc không hiểu có thắc mắc, Từ Từ sẽ hỏi thì xin hoan hỷ chỉ dẫn tận tình.
- Nói với Diệu Đức cùng các đạo hữu khác: Trong mấy bài cùng trò chuyện trước đây, D/Đ hay lập lại 1 ý là những cái D/Đ học là của chính đức Phật thuyết giảng. Cái "Chính" ở đây có lẻ chỉ được hiểu là tại vì trong kinh đó ghi là "Đức Phật giảng rằng" thì ta tin như vậy hoặc cuốn sách cuốn kinh nào đó có in hình Phật hay có câu "Phật dạy rằng" thì chúng ta hay tin đó là của Phật nhưng có phương pháp, cách thức nào nhận biết rõ ràng hay không ?
Từ Từ hỏi vậy là khi tìm hiểu về Phật giáo, có biết 1 đạo phái xuất hiện , Từ Từ đọc vài trang trong cuốn kinh của đạo phái này và thấy được Ý là của Phật dạy nhưng đã được diễn giải khá sai lệch với cái hiểu của Từ Từ khi tham khảo các kinh điển cũng như lời giảng dạy của các vị Tăng Ni hiện nay. Và có Phật tử cũng đã bỏ đạo Phật để qua đạo này....

=== Bắt đầu lắng nghe các đạo hữu ===

Chào bạn Từ Từ,

minh định cũng chỉ là một Phật tử tại gia và cũng mới tu học được mấy năm nên rất hiểu câu hỏi của bạn bởi khi mới bắt đầu tìm hiểu Đạo Phật minh định cũng rất bối rối,không biết bắt đầu từ đâu.Sau một quá trình tìm hiểu và có tu tập pháp môn Tịnh Độ( đã bỏ do có lẽ không đủ Duyên) minh định xin chia sẻ vài kinh nghiệm của bản thân mình.

Theo ý kiến của minh định,Pháp môn chỉ là phương tiện để thực hành,giúp ta đạt Định,giúp ta "thanh tịnh Tâm",còn cái quan trọng,cái cốt lõi của Đạo Phật chính là những Giáo Lý căn bản mà Phật tử nào cũng nên nắm rõ,đào sâu chính là Tứ Diệu đế,Bát Chánh đạo,Vô Ngã_vô thường,Duyên khởi ... (cao hơn nữa thì là lý Như_huyễn,cái này thì hạ hồi phân giải,hihihi).Đó chính là cái nên căn bản để giúp ta tinh tấn vững chắc,không bị lạc lối khi tu tập.Minh định thường thấy khi người ta bàn luận về giáo lý Đạo Phật thì hay nói những vấn đề cao siêu,hay bàn về pháp tu tắt nhanh chóng nhưng theo minh định thì nếu không xây nền móng vững chắc thì rất dễ bị sai lầm,kể cả nhiều vị Tăng tu tập lâu năm.Tu Phật không ngoài tu Tâm,tu Tâm không gì bằng tu Vô Ngã.Chúng ta không phải là Lục tổ Huệ Năng để mà tu hành nhanh chóng,tốt nhất theo gương Ngài Thần Tú cứ chịu khó lau chùi bản tâm là hay nhất.

Không làm những điều ác
Siêng làm những việc lành
Giữ tâm ý thanh tịnh
Chính lời Chư Phật dạy

Vậy Từ Từ muốn thỉnh ý là: Bản thân đạo hữu đang tu học cái mà đạo hữu đang đeo đuổi thì sẽ dựa trên niềm tin, sự hiểu biết nào để biết rằng cái ta đang học hỏi, hành trì đó sẽ mang lại lợi ích và an lạc thật sự cho ta cũng như ta sẽ chia sẽ với người cũng muốn được an lạc hạnh phúc ?

Câu này của bạn hơi phức tạp,tôi xin trả lời theo sự hiểu biết của mình.

Đạo Phật có 84 ngàn Pháp môn do Đức Phật thuyết,nhưng đi vào chi tiết từng Pháp môn thì lại do những vị Tổ,những vị Tăng đi trước qua quá trình tu tập mà thêm vào những sự chứng ngộ của bản thân họ,từ đó mỗi Pháp môn phát triển sẽ biến đổi dần dần...Cho nên chúng ta ngày nay không biết đâu là thực đâu là hư,chúng ta băn khoăn không biết liệu những gì mình học có đúng không?Có mang đến sự thanh tịnh,giải thoát hay không?Thêm nữa,sự chứng ngộ của mỗi người là khác nhau,nó đúng hay sai chỉ có các vị giác ngộ đó mới biết,còn phàm phu như chúng ta làm sao hiểu được?...Cho nên từ chỗ này chúng ta hay nảy sinh mối nghi ngờ khi bắt tay vào thực hành một Pháp môn nào đó.Qua kinh nghiệm của bản thân tôi thì như Đức Phật từng nói : Hãy đốt đuốc lên mà đi ...vậy thì trước hết ta cứ thực hành trước đã,trong quá trình thực hành hãy đối chiếu những gì ta thu được với những giáo lý nền tảng của Đạo Phật.Nếu thấy đúng,nếu thấy phù hợp với giáo lý đó thì là ta đi đúng đường rồi...Còn nếu thấy thực hành mà vẫn không mang đến sự an lạc thì lúc đó ta phải xem lại sai ở đâu.Pháp môn đó sai hay ta tu tập sai,căn cơ ta không phù hợp hay đó không phải là giáo lý Đạo Phật?Cứ đối chiếu với Tứ Diệu đế,Bát Chánh đạo,Vô ngã_vô thường,Duyên Khởi...là sẽ ra hết.

 

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28/4/14
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
Bạn Minh Định này, bạn làm Từ Từ vô cùng thích thú, cái của bạn chia sẽ đơn giản và có thể nói Từ Từ hoàn toàn cũng có cách suy nghĩ trên.

Phải nói câu này rất hợp ý với Từ Từ: Minh định thường thấy khi người ta bàn luận về giáo lý Đạo Phật thì hay nói những vấn đề cao siêu,hay bàn về pháp tu tắt nhanh chóng nhưng theo minh định thì nếu không xây nền móng vững chắc thì rất dễ bị sai lầm,kể cả nhiều vị Tăng tu tập lâu năm.Tu Phật không ngoài tu Tâm,tu Tâm không gì bằng tu Vô Ngã.

Thêm nữa,sự chứng ngộ của mỗi người là khác nhau,nó đúng hay sai chỉ có các vị giác ngộ đó mới biết,còn phàm phu như chúng ta làm sao hiểu được?...

Đức Phật từng nói : Hãy đốt đuốc lên mà đi ...vậy thì trước hết ta cứ thực hành trước đã,trong quá trình thực hành hãy đối chiếu những gì ta thu được với những giáo lý nền tảng của Đạo Phật.

Còn nếu thấy thực hành mà vẫn không mang đến sự an lạc thì lúc đó ta phải xem lại sai ở đâu.Pháp môn đó sai hay ta tu tập sai,căn cơ ta không phù hợp hay đó không phải là giáo lý Đạo Phật?


Cứ đối chiếu với Tứ Diệu đế,Bát Chánh đạo,Vô ngã_vô thường,Duyên Khởi...là sẽ ra hết.

Minh Định không dùng niềm tin mờ ảo, một niềm tin nào đó mà bằng sự học hiểu cùng hành. Thật đáng vui đáng mừng khi quen biết Minh Định.

Từ Từ cảm thấy vừa tìm thấy một người bạn, một người có cách nhìn rất hay.

Và Minh Định đã trả lời đúng hầu như hết các ý mà Từ Từ thắc mắc muốn hỏi.

Xem ra trong chủ đề này không ai có cách tu nào khác, ngược với ý của Từ Từ như trên.

Từ Từ vào diễn đàn này thật sự quá muộn màng... Lâu nay cứ đi mây về gió, nhưng có lẻ đó lại là nhân duyên dẫn Từ Từ vào đây.

Cám ơn tất cả các đạo hữu trong thời gian qua đã cùng Từ Từ chia sẽ...
 

vodanhladanh

Registered
Phật tử
Tham gia
24/1/15
Bài viết
317
Điểm tương tác
274
Điểm
43
Chào bạn Từ Từ,
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->
Bạn hỏi : Bản thân đạo hữu đang tu học cái mà đạo hữu đang đeo đuổi thì sẽ dựa trên niềm tin, sự hiểu biết nào để biết rằng cái ta đang học hỏi, hành trì đó sẽ mang lại lợi ích và an lạc thật sự cho ta cũng như ta sẽ chia sẽ với người cũng muốn được an lạc hạnh phúc ?

Thì vì d/đ chỉ được học cách định tâm để có thể đọc hiểu lời Phật giảng trong các kinh. Rồi d/đ thực hành theo lời Phật giảng. Cho nên, d/đ không có tu theo pháp môn nào cả.

Nhưng theo nhận xét của d/đ thì nếu chúng ta muốn việc tu học có kết quả - chúng ta phải biết cách chọn đúng pháp môn hợp với căn duyên của mình.

Vì như Bạn biết chúng ta không thể tu trong một kiếp mà đạt được quả Phật. Cho nên, kiếp nào chúng ta cũng khởi sự lại từ đầu - thì sẽ không bao giờ đạt được quả Phật.

Đó là đối với người mê lầm ít. Còn đối với người mê lầm nhiều - thì cũng có khi chỉ mới vừa phát tâm tu học - đã muốn tu ngay pháp cao để sớm được thành Phật.

Ngoài ra, chúng ta cũng còn tùy theo bệnh mà uống thuốc. Thường thì pháp tu nào chúng ta ưa thích - thì nó lại hợp với tâm vọng - nên không thể giúp chúng ta diệt trừ phiền não.

Ví dụ như chúng ta bị nặng về sân và si - mà tu pháp bố thí - thì chúng ta thích, vì không phải cố gắng gì cả. Nhưng bịnh si và sân - chúng ta muốn chữa - thì lại không hết.
Còn nếu như chúng ta bị bệnh tham - mà tu pháp bố thí - thì chúng ta sẽ không thích. Nhưng bố thí lại là thuốc chữa bịnh tham.
Trong khi thực tế thì chúng ta đều chọn pháp tu _ mình ưa thích.


d/đ tạm dừng, ngày mai chia sẻ tiếp…
Thân,
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
Kính chào đạo hữu dieduc!
Phần tô đỏ là phần rất hay, rất chí lí.
Trải nghiệm của tôi là đúng như thế. Ngày xưa rất ghét việc có 1 câu đọc hoài, và rất nghi ngờ tha lực. Nhưng sau nghiệm lại thấy lợi ích lớn nhất có được là nhờ niệm: Nam Mô A Di Đà Phật, chỉ thế thôi, một điều hết sức đơn giản.
Điều mình ghét nhất là điều có ích cho mình nhất.
Thân chào!
 

vodanhladanh

Registered
Phật tử
Tham gia
24/1/15
Bài viết
317
Điểm tương tác
274
Điểm
43
Chào bạn Trí Từ!
Thật tình tôi không muốn bạn nghĩ tôi là ATULA, nếu tôi là ATULA tôi sẽ là 1 ATULA tốt bụng:icon_megagrin:
Tôi thấy bạn nói việc bỏ Tam độc như ném viên sỏi ra của sổ thì bạn quá lạc quan.
Nó là viên sỏi trong thận trong mật đấy, muốn ném nó ra cửa sổ thì trước tiên phải mổ bụng mình ra.
Bỏ Tam độc và giữ giới tạm gọi chung là Giới.
Giới-Định-Tuệ như ba chân của 1 cái kiềng, liên quan với nhau.
Khi bạn muốn đưa Giới lên 1 tầm cao nào thì Định và Tuệ cũng phải đạt tầm cao tương xứng.
Khi bạn muốn đưa Định lên 1 tầm cao nào thì Giới và Tuệ cũng phải đạt tầm cao tương xứng.
Khi bạn muốn đưa Tuệ lên 1 tầm cao nào thì Giới và Định cũng phải đạt tầm cao tương xứng.
Khi bạn nói bạn bỏ được Tam độc thì bạn phải hiểu bạn đã bỏ được nó ở tầng sâu nào, bởi bình thường thì thấy dể, khi gặp chuyện bất bình thì nó xuất hiện.
Mà trong kinh có câu này: Một sân hận phát sinh có thể đốt hết công đức trong nhiều kiếp.
Đức Đại Lai Lạt Ma 14 có chỉ ra rằng, lửa sân hận có thể đốt những loại công đức nào, lửa sân hân ko đốt được những loại công đức nào?
Công đức do trí huệ, công đức do thiền định, công đức do thiền quán sát không bị lửa sân thiêu cháy.
Công đức do các thiện xảo như: bố thí, cúng dường....sẽ dể bị 1 ngọn lửa sân thiêu rụi.
Như vậy với tính cách thương người hay làm việc thiện, bố thí, cúng dường, ăn chay...như bạn thì công đức của bạn xếp vào loại không bền vững, chỉ cần một ngọn lửa sân thì công đức 3 kiếp thành tro. Qua kiếp sau làm lại từ đầu. Cách tu của bạn như đứng trên lưỡi dao.
Bạn thấy vui mừng vì:Cứ đối chiếu với Tứ Diệu đế,Bát Chánh đạo,Vô ngã_vô thường,Duyên Khởi...là sẽ ra hết. Nhưng bạn không phải là minhdinh, minhdinh có cái mà bạn chưa có, cái này nằm ngay ở cái tên minhdinh.
Tết này, vào mùng 6 tôi có đi chùa Thiên Ấn cùng người bạn. Đi ngang trò bầu cua thì người bạn thì thầm với tôi, có 2 tên cò mồi kìa, chúng chơi giả bộ đó. Tôi và người bạn đứng quan sát chừng 10 phút thì nắm rõ được qui luật gian lận của bọn bạc bịp, đứng thêm 20 phút nữa thì thấy việc gian lận diễn ra đúng như qui luât đã thấy. Tôi nghĩ rằng đây là một trải nghiệm để bạn tôi bỏ máu cờ bạc. Thế nhưng khi rời chổ đó chưa được 15 mét thì người bạn đề nghị quay lại đánh chỉ 1 ván lấy hên đầu năm. Vậy người bạn tôi có kiến thức (biết được qui luật ăn gian, và biết rằng dù hiểu qui luật nhưng chắc chắn vẩn thua), có kinh nghiệm (vì chứng kiến qui luật diển ra), nhưng bạn tôi vẩn quyết định sai. Tôi rất tức giận vì bạn tôi biết rõ chơi là bị lừa nhưng vẩn cứ muốn chơi, và đã ghiền làm sao 1 ván rồi nghỉ, chỉ có thể là do mê mờ che mắt.
Vậy kiến thức và kinh nghiệm chẳng giúp được gì khi ta mê mờ.
Tôi cũng có đi chùa và ăn cơm cùng các thầy, nhưng cái tôi học ko phải là các món ăn, mà là cách ăn. Khi ăn thì dừng các hoạt động khác lại, ko trò chuyện, chỉ chú tâm vào việc ăn. Đó là thực hành việc tỉnh thức.
Khi tỉnh thức thì đôi khi chẳng cần kiến thức, kinh nghiệm vẩn biết đúng sai.
Thân chào Bạn!
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Bên trên