- Tham gia
- 6/2/07
- Bài viết
- 3,869
- Điểm tương tác
- 920
- Điểm
- 113
* Chơn Tâm.
Tâm này tính chất đối lập với "Vọng Tâm". Vọng tâm thì biểu hiện là tham, sân, si v.v.... Chơn Tâm thì lại Vô tham, vô sân, vô si v.v.... Vọng Tâm thì sanh diệt từng sát na, Chơn Tâm thì bất sanh bất diệt.- Vì tham, sân, si ví như khách, như trần. Khách đến rồi lại đi, trần cấu nổi lên rồi cuối cùng cũng lặng xuống trả sự thanh tịnh cho hư không. Còn Chơn Tâm này nó ở mãi với chúng sanh dù cho có bao nhiêu sóng gió trần cấu nên kinh gọi là CHƠN TÂM THƯỜNG TRÚ Vì nó vô tham vô sân vô si nên gọi là TỰ TÁNH THANH TỊNH NIẾT BÀN. là PHẬT TÁNH v.v...
+ Vọng Tâm thì CHIẾU diệu thiên biến vạn hóa.
+ Chơn Tâm thì TỊCH Diệt Vô vi.
* Tịch Diệt là gì ?
Tổ Đạt Ma dạy:
Cố Trưởng lão HT Thích Trí Tịnh, chú giải rằng:
Đạo là gì ?
Là tánh, là tâm vậy.
Bổn thể của tâm tánh vốn tịch diệt vô tướng.
Kinh Pháp hoa nói: Các pháp bổn lai thường tịch diệt. Lại nói : Các pháp tướng tịch diệt chẳng thể tuyên nói được. kinh lại dạy: Các Phật lưỡng túc tôn, biết pháp thường vô tánh. kinh Bát nhã nói: Ngũ uẩn, lục nhập, thập nhị xứ, thập bát giới, Tứ đế, Thập nhị nhân duyên, Lục độ, cho đến Trí cùng đắc, tất cả đều không.
Như vậy:
+ TỊCH DIỆT là cái thể Uyên nguyên tỉnh lặng của Tâm (Bổn lai nguyên nó là như vậy).
+ Đạo: Là Tâm, là Tánh. Tâm Không, Tánh không.- Là Đạo.
Như vậy. Tịch Diệt, tỉnh lặng là nguyên thể ví như nước vốn bình lặng. Vọng động, tạo tác, huyễn hóa là hiện tượng lao xao ví như do gió mà có sóng, mòi, bong bóng bọt hiện ra trên biển tâm vậy.
Luận Hiển Dương Chánh Giáo có bài kệ, nói về Chơn Tâm:
Tâm sinh chủng chủng pháp,
Tùy duyên thủy thượng âu,
Tánh chân như bất biến,
Như thủy bổn thanh trừng,
Bất biến tùy duyên chân thử tánh,
Tùy duyên bất biến thị tha tâm,
Minh tâm, minh liễu âu bào thượng,
Kiến tánh thâm tri thúy diện trừng.
Dịch :
Tâm sinh ra muôn pháp,
Tùy duyên sóng nước xao,
Tánh chân như bất biến,
Như nước vốn lặng trong,
Bất biến tùy duyên là tánh ấy,
Tùy duyên bất biến chính tâm này,
Minh tâm nhận rõ lao xao sóng,
Kiến tánh nhìn sâu mặt nước bằng.
Vì vậy, nếu được khế hợp Tâm không, Tánh không thì là hợp Đạo.- Đó là Tịch Diệt Vô vi.
Tóm lại:
Vọng Tâm là phần CHIẾU. Chơn Tâm là phần TỊCH.
Tịch - Chiếu là Tánh của Chơn Như Tâm.
Tâm này tính chất đối lập với "Vọng Tâm". Vọng tâm thì biểu hiện là tham, sân, si v.v.... Chơn Tâm thì lại Vô tham, vô sân, vô si v.v.... Vọng Tâm thì sanh diệt từng sát na, Chơn Tâm thì bất sanh bất diệt.- Vì tham, sân, si ví như khách, như trần. Khách đến rồi lại đi, trần cấu nổi lên rồi cuối cùng cũng lặng xuống trả sự thanh tịnh cho hư không. Còn Chơn Tâm này nó ở mãi với chúng sanh dù cho có bao nhiêu sóng gió trần cấu nên kinh gọi là CHƠN TÂM THƯỜNG TRÚ Vì nó vô tham vô sân vô si nên gọi là TỰ TÁNH THANH TỊNH NIẾT BÀN. là PHẬT TÁNH v.v...
+ Vọng Tâm thì CHIẾU diệu thiên biến vạn hóa.
+ Chơn Tâm thì TỊCH Diệt Vô vi.
* Tịch Diệt là gì ?
Tổ Đạt Ma dạy:
Ngộ Tánh Luận:
Tông và Thể Đại thừa.
- Tịch diệt là thể của Đạo.
- Ly tướng là Tông của người tu.
- Kinh dạy rằng: Tịch Diệt là Bồ Đề, vì diệt các tướng.
- Phật là đấng giác.
- Người có giác tâm được đạo Bồ đề nên gọi là Phật.
- Do đây nên biết rằng hữu tướng là tướng của vô tướng, chỉ do trí mà biết, chớ không thể dùng mắt để thấy.
- Nghe những điều trình bày trên đây mà có lòng tin, người này phát tâm Đại thừa vượt khỏi Tam giới.
Cố Trưởng lão HT Thích Trí Tịnh, chú giải rằng:
Đạo là gì ?
Là tánh, là tâm vậy.
Bổn thể của tâm tánh vốn tịch diệt vô tướng.
Kinh Pháp hoa nói: Các pháp bổn lai thường tịch diệt. Lại nói : Các pháp tướng tịch diệt chẳng thể tuyên nói được. kinh lại dạy: Các Phật lưỡng túc tôn, biết pháp thường vô tánh. kinh Bát nhã nói: Ngũ uẩn, lục nhập, thập nhị xứ, thập bát giới, Tứ đế, Thập nhị nhân duyên, Lục độ, cho đến Trí cùng đắc, tất cả đều không.
Như vậy:
+ TỊCH DIỆT là cái thể Uyên nguyên tỉnh lặng của Tâm (Bổn lai nguyên nó là như vậy).
+ Đạo: Là Tâm, là Tánh. Tâm Không, Tánh không.- Là Đạo.
Như vậy. Tịch Diệt, tỉnh lặng là nguyên thể ví như nước vốn bình lặng. Vọng động, tạo tác, huyễn hóa là hiện tượng lao xao ví như do gió mà có sóng, mòi, bong bóng bọt hiện ra trên biển tâm vậy.
Luận Hiển Dương Chánh Giáo có bài kệ, nói về Chơn Tâm:
Tâm sinh chủng chủng pháp,
Tùy duyên thủy thượng âu,
Tánh chân như bất biến,
Như thủy bổn thanh trừng,
Bất biến tùy duyên chân thử tánh,
Tùy duyên bất biến thị tha tâm,
Minh tâm, minh liễu âu bào thượng,
Kiến tánh thâm tri thúy diện trừng.
Dịch :
Tâm sinh ra muôn pháp,
Tùy duyên sóng nước xao,
Tánh chân như bất biến,
Như nước vốn lặng trong,
Bất biến tùy duyên là tánh ấy,
Tùy duyên bất biến chính tâm này,
Minh tâm nhận rõ lao xao sóng,
Kiến tánh nhìn sâu mặt nước bằng.
Vì vậy, nếu được khế hợp Tâm không, Tánh không thì là hợp Đạo.- Đó là Tịch Diệt Vô vi.
Tóm lại:
Vọng Tâm là phần CHIẾU. Chơn Tâm là phần TỊCH.
Tịch - Chiếu là Tánh của Chơn Như Tâm.