BỐN NÚI.
Vốn dĩ! Tứ đại(1) đều không, năm uẩn (2) chẳng có . Do không dấy động, vọng thành sắc, sắc tự chân không; nên vọng từ không, không hiện vọng, vọng sinh các sắc. Đã trái không sinh không hoá, nên mãi có hoá có sinh. Không sinh hoá thời không hoá không sinh; có hoá sinh nên có sinh hóa. Hoặc sinh thánh hiền, ngu trí; hoặc hoá vẩy cánh lông sừng. Luôn luôn rạt đắm ở bến mê, mãi mãi nổi chìm trong biển khổ. Lờ mờ mù mịt nào biết nào hay; lo lắng vội vàng, chẳng tỉnh chẳng ngộ. Hết chỉ buông lòng trôi khắp, đều không xỏ mũi kéo về. Khiến đến qua lại sáu đường (3), xuống lên bốn núi. Bốn núi là sinh, lão, bệnh, tử. Nay lần lượt trình bày bốn núi để lại đời sau:
KỆ BỐN NÚI:
Âm:
Tứ sơn tiểu bích vạn thanh tùng
Ngộ liễu đô vô vạn vật không
Hỉ đắc lư nhi tam cước tại
Mịch ky đả sấn thướng cao phong.
Tạm dịch:
Bốn núi cheo leo vạn cây tùng
Liễu ngộ đều không, vạn vật không
Mừng được ba chân lừa có sẵn (4)
Cỡi lên thẳng tới đỉnh non bồng.
Ghi chú:
(1) Bốn đại:1. Địa đại, 2.Thuỷ đại, 3. Hoả đại, 4. Phong đại.
(2) Năm uẩn: 1.Sắc uẩn, 2. Thọ uẩn, 3. Tưởng uẩn, 4. Hành uẩn, 5.Thức uẩn.
(3)Sáu đường: 1. Trời, 2. Nguời, 3. Atula, 4.Địa ngục, 5.Ngạ quỷ, 6. súc sanh.
(4) Ba chân lừa: Dịch ở chữ "Lư nhi tam cước". Xuất xứ từ câu chuyện: Có vị Tăng hỏi Dương Kỳ thiền sư: Thế nào gọi là Phật ? Thiền sư đáp: "Con lừa ba chân nhảy tung tăng" (tam cước lư nhi đề lộng hành). Như vậy lư nhi tam cước là nhân cách hoá cho linh tính, Phật tính, bản lai diện mục.
Vốn dĩ! Tứ đại(1) đều không, năm uẩn (2) chẳng có . Do không dấy động, vọng thành sắc, sắc tự chân không; nên vọng từ không, không hiện vọng, vọng sinh các sắc. Đã trái không sinh không hoá, nên mãi có hoá có sinh. Không sinh hoá thời không hoá không sinh; có hoá sinh nên có sinh hóa. Hoặc sinh thánh hiền, ngu trí; hoặc hoá vẩy cánh lông sừng. Luôn luôn rạt đắm ở bến mê, mãi mãi nổi chìm trong biển khổ. Lờ mờ mù mịt nào biết nào hay; lo lắng vội vàng, chẳng tỉnh chẳng ngộ. Hết chỉ buông lòng trôi khắp, đều không xỏ mũi kéo về. Khiến đến qua lại sáu đường (3), xuống lên bốn núi. Bốn núi là sinh, lão, bệnh, tử. Nay lần lượt trình bày bốn núi để lại đời sau:
KỆ BỐN NÚI:
Âm:
Tứ sơn tiểu bích vạn thanh tùng
Ngộ liễu đô vô vạn vật không
Hỉ đắc lư nhi tam cước tại
Mịch ky đả sấn thướng cao phong.
Tạm dịch:
Bốn núi cheo leo vạn cây tùng
Liễu ngộ đều không, vạn vật không
Mừng được ba chân lừa có sẵn (4)
Cỡi lên thẳng tới đỉnh non bồng.
Ghi chú:
(1) Bốn đại:1. Địa đại, 2.Thuỷ đại, 3. Hoả đại, 4. Phong đại.
(2) Năm uẩn: 1.Sắc uẩn, 2. Thọ uẩn, 3. Tưởng uẩn, 4. Hành uẩn, 5.Thức uẩn.
(3)Sáu đường: 1. Trời, 2. Nguời, 3. Atula, 4.Địa ngục, 5.Ngạ quỷ, 6. súc sanh.
(4) Ba chân lừa: Dịch ở chữ "Lư nhi tam cước". Xuất xứ từ câu chuyện: Có vị Tăng hỏi Dương Kỳ thiền sư: Thế nào gọi là Phật ? Thiền sư đáp: "Con lừa ba chân nhảy tung tăng" (tam cước lư nhi đề lộng hành). Như vậy lư nhi tam cước là nhân cách hoá cho linh tính, Phật tính, bản lai diện mục.