trừng hải

Kính Thầy Viên Quang và Đại Chúng

Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

Tự Độ

Registered
Phật tử
Reputation: 6%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
29
Điểm tương tác
3
Điểm
28
VÔ TƯỚNG TAM MUỘI
Nguyên Giác
thuvienhoasen.org/a34026/vo-tuong-tam-muoi
thuvienhoasen.org/author/about/426/nguyen-giac

Bài viết này sẽ khảo sát về Vô Tướng Tam Muội, một pháp môn ít được chú ý hiện nay. Lời Đức Phật và chư tổ truyền dạy sẽ được trình bày một cách thực dụng nơi đây, hy vọng làm cửa vào cho nhiều độc giả.
Bài viết phần lớn sẽ dựa vào kinh luận, vì bản thân người viết không có thẩm quyền nào.

Đức Phật đã dạy đường vào giải thoát có nhiều cửa, không phải chỉ một.
Học nhân thời nay, đặc biệt là tại Tây Phương, không chú ý nhiều về Vô Tướng Tam Muội, nhưng đây lại là một cửa vào giải thoát phổ biến trong Thiền Tông Việt Nam, Trung Hoa, Nhật Bản, và Đại Hàn.
Có thể tóm tắt pháp môn này là, “Không hề có một pháp nào để làm.”
Bởi vì phải thấy ngay rằng không hề có một chỗ nào trong tâm để bấu víu.

Kinh Trường A Hàm DA 12 nói về nhiều pháp dẫn tới Niết Bàn, bản dịch của Thầy Tuệ Sỹ và Thầy Đức Thắng, trích:
“Thế nào là ba pháp dẫn đến Niết-bàn?
Ba tam-muội: không tam-muội, vô tướng tam-muội, vô nguyện tam-muội.(...)

Pháp môn Vô Tướng Tam Muội như thế tương thông với Không Tam Muội và Vô Nguyện Tam Muội.
Đức Phật nói rằng trong các pháp Định, đệ nhất là Không Tam Muội, từ đây dẫn tới Vô Nguyện Tam Muội, và rồi tới Vô Tướng Tam Muội.
Đức Phật giải thích rằng:
Không Tam Muội là không thấy có mình, không thấy có người, không thấy có thọ mệnh (tức là thấy pháp vô sinh diệt).
và do vậy không tạo ra gốc rễ của Hành (tức gốc rễ sinh tử luân hồi; chúng ta có thể nhắc rằng các việc làm không cố ý sẽ không nhất thiết thọ quả báo, vì tác ý chính là nghiệp).

Kinh Tăng Nhất A Hàm EA 45.6 ghi lời Đức Phật dạy, qua bản dịch của hai Thầy Tuệ Sỹ, Hòa Thượng Thích Đức Thắng, trích:

“Lành thay, lành thay, như Xá-lợi-phất mới có thể an trú nơi Không tam-muội.
Vì sao vậy? Trong các tam-muội, Không tam-muội là tối thượng đệ nhất.

Tỳ kheo an trú Không tam-muội không chấp trước ngã, nhân, thọ mạng, cũng không thấy có chúng sinh, cũng không thấy có bản mạt của các hành.

Do không thấy có, nên không tạo gốc rễ của hành.
Do không có hành nên không còn tái sinh đời sau.
Do không còn tái sinh đời sau nên không còn thọ nhận quả báo khổ lạc.

Xá-lợi-phất, nên biết, ngày xưa khi Ta chưa hành Đạo, ngồi dưới gốc thọ vương, suy nghĩ như vầy:
Các loài chúng sinh này do không nắm bắt được pháp gì mà phải trôi lăn trong sinh tử, không được giải thoát?
Khi ấy, Ta lại nghĩ, vì không có Không tam-muội nên phải trôi nổi sinh tử, không được giải thoát.
Không tam-muội này, nhưng chúng sinh chưa đạt được, khiến chúng sinh khởi tưởng niệm đắm trước.
Do khởi tưởng thế gian nên thọ nhận phần sinh tử.

Nếu đạt được Không tam-muội này, không có gì là sở nguyện. Do đó đạt được Vô nguyện tam-muội.
Do đạt được Vô nguyện tam-muội, không mong cầu chết nơi này sinh về nơi kia; hoàn toàn không có tưởng niệm.
Bấy giờ hành giả ấy lại đạt được và an trú trong Vô tướng tam-muội.”
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tự Độ

Registered
Phật tử
Reputation: 6%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
29
Điểm tương tác
3
Điểm
28
Đại định Như Lai
Thích Chơn Khánh
phatgiao.org.vn/dai-dinh-nhu-lai-d79837.html

Thế Tôn từng hoan hỷ với lời đáp của Tôn giả Mục Kiền Liên trong một đêm trăng tại Linh Thứu:
“Khi Như Lai an trú trong đại định, đệ tử của Như Lai phải bảo vệ đại định của Người...”.

Đại định của Người còn an ổn khi đoàn thể Tăng còn an ổn, hợp hòa trong thanh tịnh.

Mỗi ngày qua đi không quay lại, còn nhiều việc để lưu tâm và tận hưởng, đừng vì những rác và phân giữa đường mà khiến mình chùng chân nghi ngại. Nhẹ nhàng bước qua, bình thản đi tới, chỉ giản đơn vậy để nuôi dưỡng niềm tin và bình an của mình, và còn góp vào ngọn gió lành bảo vệ ĐẠI ĐỊNH CỦA NHƯ LAI.

Người đệ tử Phật, gặp nhau chỉ có hai việc nên làm:
ĐÀM LUẬN Chánh pháp - nuôi dưỡng các pháp lành hoặc YÊN LẶNG như Chánh pháp - không nói gì, có mặt bên nhau là đủ vỗ về những long đong.
Gặp lại nhau sau bao ngày lận đận giữa bão đời chao đảo, không có gì vui kể nhau nghe thì chỉ cần ngồi YÊN TĨNH LẶNGg, không cần nói gì, bên chén trà thơm mỉm cười nhìn đời chảy trôi như nó đang là -PHÁP NHĨ NHƯ THỊ.

Vẫn chén trà ban nãy, đã thơm hơn!

Ông bạn trà lâu ngày ghé chơi còn khệ nệ mang theo mớ rác trong lòng.
 

Tự Độ

Registered
Phật tử
Reputation: 6%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
29
Điểm tương tác
3
Điểm
28
Tam muội chư Phật, nghĩa là nói tam muội của một vị Phật, tức là tam muội của tất cả vị Phật đều có; tam muội của tất cả vị Phật đều có, tức là tam muội của một vị Phật.

Do đó :
“Một tam muội tức là tất cả tam muội,
Tất cả tam muội tức là một tam muội”.

Tam muội dịch là “Chánh định”.
Chánh định là gì ? Tức là định chánh đáng, định thanh tịnh, là vua trong định.
 

Tự Độ

Registered
Phật tử
Reputation: 6%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
29
Điểm tương tác
3
Điểm
28
Kinh Tăng nhất A-hàm 16,
website: budsas.org/uni/u-kinh-aham-tang/tang00.htm

“Đối với Không tam-muội thì nhơn và pháp của vạn hữu, hành giả đều quán là Không.
thuvienphatviet.com/ht-thich-duc-thang-tam-tam-muoi/

Như thành Càn-thát-bà và người huyễn hóa thấy có các chúng sanh mua bán ra vào mà thật Không Có người ra người vào.
Website: thientruclam.info/ht-thich-thanh-tu/kinh-lang-gia-tam-an-dich-19931997/a2-phan-chanh-tong-(tt11)
 

Tự Độ

Registered
Phật tử
Reputation: 6%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
29
Điểm tương tác
3
Điểm
28
Kinh Tăng nhất A-hàm 16,
website: budsas.org/uni/u-kinh-aham-tang/tang00.htm

“Đối với Không tam-muội thì nhơn và pháp của vạn hữu, hành giả đều quán là Không.
thuvienphatviet.com/ht-thich-duc-thang-tam-tam-muoi/

Như thành Càn-thát-bà và người huyễn hóa thấy có các chúng sanh mua bán ra vào mà thật Không Có người ra người vào.
Website: thientruclam.info/ht-thich-thanh-tu/kinh-lang-gia-tam-an-dich-19931997/a2-phan-chanh-tong-(tt11)
diendanphatphap.com/diendan/threads/minh-tam-kien-tanh-phan-3-tuyet-quan-luan-ngo-tanh-luan.34059/page-3
vienquang6
Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Trong cảnh giới bậc Giác ngộ Chân Như, thì tất cả pháp (gồm cả vô minh) đều "không tướng". đều "Như", tất cả pháp giới đều phô bày thực tính, thì chẳng còn gì gọi là hư giả, hư vọng nữa.

* Thấy "Vô nhất vật" là do "người chứng đạo" sử dụng tuệ nhãn, nhìn vạn pháp bên mặt Tổng.

* Thấy có nhiều "vạn vật" tại vì dùng nhục nhãn nhìn vạn pháp bên mặt Dị Biệt duyên sanh của nó.

Từ nhận thức đó, ngƣời chứng đạo thấy rằng: "duyên sanh" vạn pháp "vô tình" cũng như "duyên sanh" vạn loại "hữu tình", cùng có chung một "bản nguyên", một cội nguồn thanh tịnh là "Thiên chân Phật".
(Trực chỉ - HT. Thích Từ Thông)
 

Tự Độ

Registered
Phật tử
Reputation: 6%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
29
Điểm tương tác
3
Điểm
28
Việc tu hành cốt yếu là chuyên Tâm chú ý ở một chỗ, không để tán loạn mà phải giữ cho Tâm an tĩnh, trạng thái này gọi là Tam muội.
Khi đạt đến trạng thái Tam muội thì liền phát khởi trí tuệ mà khai ngộ chân lí.
Vì thế khi dùng Tam muội này tu hành mà đạt được cảnh giới Phật thì gọi là Tam muội phát đắc hoặc phát Định.

THÀNH THẬT LUẬN
Ngài HA-LÊ BẠT-MA tạo
Đời Diêu Tần Ngài TAM TẠNG CỰU MA LA THẬP dịch sang Hán Văn
Dịch giả: Tỳ-kheo Thích Trí Nghiêm
Website: phatphapungdung.com/phap-bao/thanh-that-luan-tron-bo-20-quyen-162996.html

Thành Thật luận 13 trong phẩm Tam tam-muội (Đ. 32, tr. 335b) giải thích:

“Nếu hành giả Không Thấy chúng sanh, cũng Không thấy Pháp, đó gọi là Không.
Trong Không như vậy Không Có tướng để giữ, Không này tức là Vô Tướng.
Và trong Không, Không chỗ để Nguyện Cầu, Không này tức là Vô Nguyện.
Vì vậy cho nên ba cái này cùng một nghĩa.

Hỏi: “Nếu vậy, tại sao nói là ba?”
Đáp: “Vì Không này có khả năng, nên phải tu Không.
Vì tu Không Được Lợi nên Không Thấy Tướng.
Vì Không Thấy Tướng nên Vô tướng.
Vì Vô Tướng nên Chẳng Nguyện.
Vì Chẳng Nguyện nên Chẳng Thọ Thân.
Vì Chẳng Thọ Thân nên Thoát tất cả Khổ.
Những Lợi như vậy đều do từ Tu Không mà có được, cho nên nói là ba.”

Phải chăng quí vị DuyLongNhân gọi VÔ PHÁP ĐỊNH chính là Tam tam-muội?

diendanphatphap.com/diendan/threads/minh-tam-kien-tanh-phan-3-tuyet-quan-luan-ngo-tanh-luan.34059/page-2
vienquang6
Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin

UY CHỨNG NÃI TRI NAN KHẢ TRẮC
KÍNH LÝ KHÁN HÌNH KIẾN BẤT NAN
THỦY TRUNG TRÓC NGUYỆT TRANH NIÊM ĐẮC

Dịch nghĩa:

Tịnh ngũ nhãn, sẽ kéo thêm ngũ lục
Chung môi trường mới biết được diệu dụng kia
Rủ giành trăng, đáy nước...chuyện còn khuya !
Đứng trước kính, ngắm thân hình là việc dễ !

TRỰC CHỈ

Giáo lý đạo Phật dạy rằng, con người có khả năng và quyền sử dụng "ngũ nhãn"." Khả năng" và "quyền" thì mọi người đều có quyền thừa hưởng, sử dụng bình đẳng. Tuy nhiên, đây là thứ bình đẳng có điều kiện. Mọi người phải cùng ở "môi trường TU" thì mới cùng được ở trong "môi trường CHỨNG".

"Tịnh ngũ nhãn" là người đạt đến giai đoạn CHỨNG. Ngũ nhãn đoạt đến giai đoạn CHỨNG ĐẮC THANH TỊNH thì chỉ có người tự chứng tự biết. Người khác môi trường nói và kể cho họ nghe hoặc họ bảo kể cho nghe, chẳng khác "Rủ nhau giành trăng ở đáy nước" hy vọng gì người khác môi trường bảo họ hiểu hoàn cảnh của riêng mình. Phải cùng đứng trong vườn LAN HUỆ mới cùng thưởng thức được mùi hoa Lan Huệ. Phải cùng đứng nơi chợ cá ươn, mới thấm thía "hương vị" của chợ bán cá ươn.

Vì vậy, TỊNH NGŨ NHÃN, ĐẮC NGŨ LỰC là việc có thực, nhưng diễn đạt cảnh giới thanh tịnh của "ngũ nhãn" của mình cho người khác nghe biết là điều không dễ. Bảo người khác phải nghe và phải hiểu về cảnh giới CHỨNG ĐẮC của mình lại càng khó, khó đến nỗi tác giả Chứng Đạo Ca ví với chuyện "Rủ nhau giành trăng đáy nước".

Ngũ nhãn là năm thứ mắt, nói cách khác năm cách "tư duy" mà cùng một cách ngó nhìn. Đó là: nhục nhãn, thiên nhãn, pháp nhãn, tuệ nhãn và Phật nhãn.

Ngũ nhãn thanh tịnh, con người tự có năm thứ sức mạnh, đủ sức tiến mạnh trên con đường Bồ đề Vô thượng. Đó là:

CHÁNH TÍN, CHÁNH TINH TẤN, CHÁNH NIỆM, CHÁNH ĐỊNH VÀ TRÍ TUỆ BA LA MẬT.

Điều đó nói với ai ? Dễ có mấy người biết ! Dễ có mấy người tin ! Đó là

"...Duy chứng nãi tri, nan khả trắc"

Họ không tin, không có gì đáng trách, vì họ khác môi trường.

(HT. Thích Từ Thông)

Phàm người tu, luôn bồi dưỡng, phát triển ĐỊNH và HUỆ. Do có ĐỊNH và HUỆ nên qua 6 giác quan thì thể hiện ra "Thần Thông".

1/. Định Huệ qua mắt thì thành Thiên Nhãn Thông.

2/. Định Huệ qua tai thì thành Thiên Nhĩ Thông.

3/. Định Huệ qua Ý thức thì thành Tha Tâm Thông.

4/. Định Huệ qua thân thì thành Thần Túc Thông.

5/. Định huệ qua Mạc Na thức (thức thứ 7) thì có được Túc Mạng thông.

Các phái ngoại đạo đều có thể đắc 5 loại thần thông này.

Riêng hành giả Đạo Phật do tu hành được Vô Ngã- Vô Tâm nên đắc được thần thông thứ 6

6/. Do Định Huệ tiêu trừ các "lậu hoặc" đã được Vô Ngã- Vô Tâm nên chứng Lậu Tận Thông.

* Ngoại Đạo do còn có NGÃ có TÂM , nên còn thấy có mình chứng đắc ngũ thông.

* Bồ tát không như vậy.- Do Vô Ngã- Vô Tâm nên 6 Thần Thông không thấy có chứng đắc mà vẫn hiện tiền.
 

Tự Độ

Registered
Phật tử
Reputation: 6%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
29
Điểm tương tác
3
Điểm
28
Đây là nhận xét cá nhân.

Định Lực chưa tới đâu thì Huệ cũng chưa được đâu.
Huệ ở đây không phải là sự hiểu biết mà là Phật Tri Kiến, Phật Nhãn.
Định lực tùy thuộc vào Thiền Định.
Thiền Định mà mình thấy mình Thiền, thấy Tâm mình Định là đó là Ngoại Đạo do còn có NGÃ có TÂM.
Thiền Định thực sự sẽ bắt đầu từ Vô Ngã- Vô Tâm là không ai cả và không gì cả.
 

Tự Độ

Registered
Phật tử
Reputation: 6%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
29
Điểm tương tác
3
Điểm
28
PHÁP MÔN TU CHỨNG
LĂNG NGHIÊM ĐẠI ĐỊNH
Thích Huệ Hưng Phỏng dịch
thuvienhoasen.org/a1533/phap-mon-tu-chung-lang-nghiem-dai-dinh

Phần nhiều người tu hành quan niệm đạt đến trạng thái Tĩnh Lặng, dứt niệm gọi là đã Đắc Định, nhưng thật ra vẫn chưa thoát khỏi khuôn khổ của Tâm Thức.
Lúc đạt được như vậy, ngỡ rằng Định Lực dễ dàng, từ đó, ý niệm dễ duôi, buông lung, đạt được như vậy, thật tiếc, vẫn chưa phải là cứu cánh.
Đó chỉ là giai đoạn sơ khởi chuẩn bị lâu dài cho con đường tu tập của ta.

Định là một dạng Tâm Thức, trong đó không còn tính nhị nguyên.
Trong đó chủ thể biến thành một với khách thể.
Lúc đó chỉ còn một “kinh nghiệm tâm thức” là có thật.
 

An Long

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
3/11/21
Bài viết
1,527
Điểm tương tác
217
Điểm
63
Nơi ở
Nam Định .Việt Nam
KINH LĂNG GIÀ ( Trang 29 -Việt dịch : Thích Duy Lực . )
..." Đại Huệ ! NƠI TẤT CẢ CHÚNG SANH THẨY ĐỀU NHƯ HUYỄN, chẳng do nhân duyên , XA LÌA CẢNH GIỚI TRONG NGOÀI , NGOÀI TÂM CHẲNG THẤY PHÁP KHÁC, LẦN LƯỢT NHẬP CHỖ VÔ TƯỞNG ( * ) từ CẢNH GIỚI TAM MUỘI CỦA ĐỊA NÀY ĐẾN ĐỊA KIA , PHÂN BIỆT QUÁN XÉT (**) , THẤU RÕ TAM GIỚI NHƯ HUYỄN , xẽ CHỨNG ĐẮC NHƯ HUYỄN TAM MUỘI , siêu việt tự tâm , TRỤ NƠI BÁT NHÃ BA LA MẬT , LÌA BỎ PHƯƠNG TIỆN ,LÌA KIM CANG DỤ và TAM MA ĐỀ , liền VÀO THÂN NHƯ LAI , LIỀN VÀO THẦN THÔNG BIẾN HÓA TỰ TẠI, TỪ BI PHƯƠNG TIỆN , ĐẦY ĐỦ TRANG NGHIÊM, vào TẤT CẢ CÕI PHẬT và CHỖ NGOẠI ĐẠO BÌNH ĐẲNG NHƯ NHƯ , lìa TÂM ,Ý , Ý THỨC, Ấy là lần lượt CHUYỂN THÂN CỦA BỒ TÁT, cho đến CHỨNG ĐẮC PHÁP THÂN NHƯ LAI , cuối cùng QUY VỀ VÔ SỞ ĐẮC .
- Đại Huệ ! Cho nên MUỐN ĐẮC VÀO PHÁP THÂN NHƯ LAI , phải XA LÌA ẤM , GIỚI , NHẬP và NHÂN DUYÊN LÀM PHƯƠNG TIỆN CỦA TÂM, DUY TÂM THẲNG QUÁN XÉT LỖI VỌNG TƯỞNG ( *** ) TẬP KHÍ HƯ DỐI TỪ VÔ THỈ , SANH TRỤ , DIỆT Là VỌNG TƯỞNG HƯ DỐI ,Phật địa VÔ SANH, TƯ DUY TAM GIỚI CHẲNG CÓ THẬT CÓ , đến TỰ GIÁC THÁNH TRÍ, tự tâm tự tại đến chỗ HÀNH VÔ SỞ HÀNH , như HẠT CHÂU MA NI TÙY SẮC ( hạt châu tự chẳng có mầu sắc , mà tùy mầu sắc của ngưuơif xem hiện ra mầu sắc ) NHĨA LÀ TÙY TÂM LƯỢNG VI TẾ CỦA CHÚNG SANH MÀ BIẾN HÓA THÂN HÌNH, nên CHƯ ĐỊA LẦN LƯỢT ĐƯỢC TƯƠNG TỤC KIẾN LẬP. Cho nên , này Đại Huệ ! Việc TỰ THÀNH TỰU PHÁP THIỆN PHẢI SIÊNG TU HỌC . " ...
--------(Hết Trích )---------
An Long Mạo Muội Kiến Giải :
- LẦN LƯỢT NHẬP CHỖ VÔ TƯỞNG ( * ) = TRỰC NHẬP =KHÔNG CHỈ ĐỊNH : ĐỊNH ĐỀ QUÁN TƯỞNG ( Của Ý , Ý THỨC )==> MÀ TẬP TRUNG CẢM NHẬN TRỰC GIÁC...CÁC HIỆN TRẠNG =ĐANG HIỆN HÀNH...ĐANG LÀ ...NHƯ THỊ ...
- CẢNH GIỚI TAM MUỘI CỦA ĐỊA NÀY ĐẾN ĐỊA KIA , PHÂN BIỆT QUÁN XÉT (**) = NHẬN BIẾT RÕ RÀNG ,TÁC Ý THẦM PHÂN BIỆT CÁC HIỆN TRẠNG ==> TỰ TRỰC GIÁC ,TRỰC KIẾN =ĐANG HIỆN HÀNH ...NHƯ THỊ ...
-DUY TÂM THẲNG QUÁN XÉT LỖI VỌNG TƯỞNG ( *** ) = KHÔNG TÁC Ý QUÁN TƯỞNG...THEO VỌNG TƯỞNG==> MÀ : TẬP TRUNG Để TỰ TRỰC GIÁC ==> KIẾN NHẬN Các BIỂU HIỆN , HIỆN TRẠNG ...ĐANG ...=> TÁC ĐỘNG GÂY Ý , Ý TƯỞNG +LIÊN ĐỚI NỔI LÊN TRONG TÂM THỨC ...CHÂN THỰC = NHƯ ...ĐANG LÀ...NHƯ THỊ ...NHƯ NHƯ ...

...Công Phu Thuần Thục (BÁT NHÃ BA LA MẬT )...Xẽ Biết : ...Tại Sao NÓNG ...Tại Sao LẠNH ...CÙNG VẬY : NHƯ THỊ ...Mà NÓNG Với AI ... LẠNH Với AI...
 

An Long

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
3/11/21
Bài viết
1,527
Điểm tương tác
217
Điểm
63
Nơi ở
Nam Định .Việt Nam
BỔ KHUYẾT:
TRỤ NƠI BÁT NHÃ BA LA MẬT , LÌA BỎ PHƯƠNG TIỆN ,LÌA KIM CANG DỤ và TAM MA ĐỀ ,
- NẾU ĐÃ CÓ = CĂN THANH TỊNH ( Thiên Nhãn , Thiên Nhĩ... THÔNG...Hoặc ĐẮC ĐỊNH Nào Đó ...= KHÔNG TÁC Ý : THAM GIA...Mà...CHỈ TẬP TRUNG = NHẬN BIẾT SỰ TỰ TRỰC GIÁC VI TẾ CỦA TẤT CẢ = CĂN & THÂN & KHÍ GIỚI TƯƠNG TÁC ,TƯƠNG THỜI ( Ví Như GIÁC Sự THẤY CỦA CON TRÂU..==>Hãy ĐỂ CÁI THẤY = NHƯ THỊ...ĐANG LÀ (KHÔNG NÍU GIỮ )...Thì ĐÓ LÀ PHẢN ÁNH = HIỆN TRẠNG CHÂN THẬT...ĐÚNG NHƯ... ĐANG LÀ...Của TỰ TÁNH PHÁP GIỚI TÁNH ( TRÍ THÂN ) =CÁC CĂN & THÂN VI TẾ ( HUYỄN THÂN )...TỰ BIẾN CHUYỂN TƯƠNG ƯNG ,TƯƠNG ĐỒNG...CHÂN THẬT KHÔNG LỖI NHỊP Nên KHÔNG CẤU THÀNH HÀNH NGHIỆP
@ - Nếu TÁC Ý : VẬN DỤNG PHƯƠNG TIỆN ( THẦN THÔNG ...Hay ĐỊNH )=THÂN NĂM THỨC Xẽ TỰ TÁC ĐỘNG BIẾN CHUYỂN =TRƯỞNG DƯỠNG TÀNG THỨC ( ĐƯA ĐẾN NHỮNG KIẾN NHẬN TƯƠNG ƯƠNG CỦA VỌNG THỨC = ... KHÔNG CHÂN THẬT NHƯ =...ĐANG LÀ... ) ...Làm THÂN THỨC CHUYỂN BIẾN CỦNG CỐ BỀN CHẶT Với các CẤU TRÚC VI TẾ TƯƠNG ƯNG (CẤU THÀNH HÀNH NGHIỆP )...KHÔNG THỂ = CHUYỂN THỨC THÀNH TRÍ .
 

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,331
Điểm tương tác
960
Điểm
113
1735001177957.png
 

Tự Độ

Registered
Phật tử
Reputation: 6%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
29
Điểm tương tác
3
Điểm
28
Hãy Tự Mình Thắp Ðuốc Lên Mà Ði
Thích Minh Châu
www.budsas.org/uni/u-vbud/vbpha046.htm

Ðối với bậc Ðạo Sư đã dựa vào tự lực để tầm đạo, học đạo và chứng đạo, nên trong 45 năm hoằng pháp độ sanh, lời dạy chủ yếu của Ngài cho các đệ tử cũng là lời dạy tự lực tự tri:

"Hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, hãy tự mình y tựa chính mình, chớ y tựa một cái gì khác. Dùng chánh pháp làm ngọn đèn, dùng chánh pháp làm chỗ nương tựa, chớ nương tựa một cái gì khác".

Trước hết, Ðức Phật xác nhận "cầu xin" và "ước vọng" không có lợi gì, không những trên con đường thực hành chánh pháp mà còn cả vấn đề ước vọng thế gian.

Kinh Tương Ưng, Tập IV, trang 313 nêu rõ:

"Nếu có người làm mười ác hạnh, rồi một quần chúng đông đảo đến cầu xin cầu khẩn chấp tay, mong rằng người ấy sẽ được sanh thiện thú, thiện giới. Sự cầu khẩn như vậy vô ích, vì người ấy làm mười ác hạnh sẽ rơi vào địa ngục ví như một người quăng một tảng đá vào hồ nước, rồi một số đông đảo quần chúng đến cầu xin, cầu khẩn, chấp tay cầu rằng tảng đá ấy sẽ được nổi lên. Sự cầu khẩn như vậy là vô ích, vì tảng đá ấy, với sức nặng của nó, không thể nổi lên, không thể trôi vào bờ, như lời cầu xin của quần chúng ấy.

Trái lại, một người từ bỏ mười ác hạnh, làm mười hạnh lành, nếu có một quần chúng đông đảo đến cầu xin, cầu khẩn, chấp tay, cầu rằng người ấy sẽ bị sanh vào địa ngục, đọa xứ, thời lời cầu xin ấy cũng không được thành tựu. Người ấy vẫn được sanh lên thiện thú, thiện giới, cõi người. Ví như một người nhận chìm một ghè dầu vào trong hồ nước rồi đập bể ghè dầu ấy, thời số dầu ấy sẽ nổi lên trên mặt nước. Dẫu cho có một quần chúng đông đảo đến cầu xin, cầu khẩn, chấp tay, cầu rằng số dầu ấy chìm xuống đáy nước. Lời cầu xin ấy tất nhiên không có kết quả, số dầu ấy vẫn nổi lên trên mặt nước.
Như vậy, có cầu khẩn, có cầu xin cũng không có lợi ích gì".
 

Tự Độ

Registered
Phật tử
Reputation: 6%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
29
Điểm tương tác
3
Điểm
28
Hãy Tự Mình Thắp Ðuốc Lên Mà Ði
Thích Minh Châu
Website: budsas.org/uni/u-vbud/vbpha046.htm
Nếu có vị sa môn hay Bà la môn nào, có chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định, dù có ước nguyện hay không ước nguyện, hành Phạm hạnh sẽ đạt được quả vị.
Vì cớ sao? Vì đây là phương pháp đạt được quả vị.

Đây là nhận xét cá nhân.
Tất cả quí vị đều có chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.
Phương pháp để có chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định là Thiền Định.

Thiền Định
cốt yếu là chuyên Tâm chú ý ở một chỗ, không để tán loạn mà phải giữ cho tâm an tĩnh.

Quan trọng nhất là đừng chọn lựa phương pháp Thiền Định.
Tự quí vị chắc chắn có cách, vì đức Phật và quí vị đều có sẵn đầy đủ chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.

Những gì đức Phật làm chắc chắn quí vị làm được.
Đó là lời đức Phật nói:
"Hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, hãy tự mình y tựa chính mình, chớ y tựa một cái gì khác. Dùng chánh pháp làm ngọn đèn, dùng chánh pháp làm chỗ nương tựa, chớ nương tựa một cái gì khác".
 

Tự Độ

Registered
Phật tử
Reputation: 6%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
29
Điểm tương tác
3
Điểm
28
Quí vị thử Chú Tâm vào câu đề dưới đây trong mọi lúc nào mà quí vị có thể.
"Người giác ngộ không hề thay đổi, chỉ có nhận thức về chính mình thay đổi."

Chú tâm chính là Thiền Định.
Chú Tâm tức là quí vị không nên phân tâm vào sự suy nghĩ.
Khi Quí vị suy nghĩ về câu trên là không còn Thiền Định.

Trừng Hải: đưa ra lý luận nào thì lý luận ấy đều là rác. Hề hề, nếu chú tâm là Thiền định thì con mèo rình chuột cũng đang thiền định giải thoát à; hay như người nghệ sĩ xiếc đi trên dây chú tâm cũng là thiền định sao!? Rõ rằng lý luận tầm bậy tầm bạ vì muôn đời mèo vẫn là mèo, xiếc vẫn là xiếc.
 
Sửa bởi Amin:

An Long

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
3/11/21
Bài viết
1,527
Điểm tương tác
217
Điểm
63
Nơi ở
Nam Định .Việt Nam
KINH LĂNG GIÀ ( Trang 38-Việt dịch : Thích Duy Lực )

..."Khi ấy ,Đại Huệ Bồ Tát biết tâm niệm của chúng Đại Bồ Tát đang nghĩ tên KINH THÁNH TRÍ PHÂN BIỆT TỰ TÁNH , nên thừa sức oai thần của tất cả Phật , bạch rằng :
-Thế Tôn ! Cúi xin Phật thuyết KINH THÁNH TRÍ PHÂN BIỆT TỰ TÁNH , y theo Như Lai Ứng Cúng Đẳng Chánh Giác, Phân biệt nghĩa một trăm lẻ tám câu, THEO ĐÓ THUYẾT ĐẠI BỒ TÁT VÀO TỰ TƯỚNG , CỘNG TƯỚNG CỦA VỌNG TƯỞNG TỰ TÁNH. VÌ PHÂN BIỆT THUYẾT TỰ TÁNH VỌNG TƯỞNG thì được KHÉO QUAN SÁT NHƠN PHÁP VÔ NGÃ, TẨY SẠCH VỌNG TƯỞNG , SOI SÁNG CHƯ ĐỊA, siêu việt tất cả Thanh Văn, Duyên Giác và thiền định của ngoại đạo. BIẾT KHÁP CẢNH GIỚI SỞ HÀNH BẤT KHẢ TƯ NGHÌ CỦA NHƯ LAI, LÌA BỎ NĂM PHÁP TỰ TÁNH. DÙNG PHÁP THÂN TRÍ HUỆ CỦA CHƯ PHẬT NHƯ LAI KHÉO TỰ TRANG NGHIÊM , khởi CẢNH GIỚI HUYỄN lên Đâu Suất Thiên Cung, Sắc Cứu Cánh Thiên trong TẤT CẢ CÕI PHẬT, cho đến ĐƯỢC PHÁP THÂN THƯỜNG TRỤ CỦA NHƯ LAI ( Như Phật Thích Ca Mâu Ni từ Đâu Suất Thiên Cung giáng sinh thành Phật )
Phật bảo Đại Huệ:
-Có một thứ ngoại đạo KHỞI VỌNG TƯỞNG CHẤP TRƯỚC ĐOẠN DIỆT , XÓA HẾT CÁI NHÂN GIÁC TRI cho TẤT CẢ HƯ VÔ NHƯ THỎ KHÔNG SỪNG , CHO TẤT CẢ PHÁP CŨNG THẾ , ngoài ra còn có ngoại đạo căn cứ theo chỗ VI TẾ của ĐÀ LA PHIẾU ( chơn lý ) VỌNG CHẤP CÁC PHÁP MỖI MỖI SAI BIỆT , sanh kiến chấp ấy cho là không có sừng thỏ thì lại tưởng phải có sừng trâu. Đại Huệ ! Họ rơi vào NHỊ KIẾN HỮU và VÔ , chẳng rõ CẢNH GIỚI TÂM LƯỢNG CỦA TỰ TÂM , VỌNG TỰ THÊM BỚT , KIẾN LẬP THÂN THỌ DỤNG, VỌNG TƯỞNG CÓ CĂN CỨ SỐ LƯỢNG . Đại Huệ ! TẤT CẢ PHÁP TÁNH CŨNG NHƯ THẾ , LÌA HỮU , LÌA VÔ , CHẲNG NÊN SUY TƯỞNG CHO LÀ THẬT CÓ Hay THẬT KHÔNG "...(Hết Trích )
 

thaidt

Registered
ĐÃ TIẾN CÚNG
NV KỸ THUẬT
Reputation: 37%
Tham gia
28/6/19
Bài viết
198
Điểm tương tác
124
Điểm
43
Nơi ở
c:\Windows\
@Tự Độ các bài viết mà đạo hữu viết ở trên là chia sẻ về vấn đề phật pháp, hay đang tranh luận vấn đề nào khác đó ạ? NẾu là chia sẻ, xin hãy tạo 1 post khác và chia sẻ ở đó, để nhiều người được biết tới hơn ạ
 

An Long

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
3/11/21
Bài viết
1,527
Điểm tương tác
217
Điểm
63
Nơi ở
Nam Định .Việt Nam
, TRỤ NƠI BÁT NHÃ BA LA MẬT , LÌA BỎ PHƯƠNG TIỆN ,LÌA KIM CANG DỤ và TAM MA ĐỀ , liền VÀO THÂN NHƯ LAI
KINH LĂNG GIÀ ( Trang 158 -Việt dịch : Thích Duy Lực )

..." Phật bảo Đại Huệ : Đúng thế , đúng thế ! Như ngươi sở thuyết, Đại Huệ ! NHƯ THÁNG TRI CÓ TỰ TÁNH LÀ : THÁNH TRI ,THÁNH KIẾN , THÁNH HUỆ NHÃN , Như thế TÁNH CỦA TỰ TÁNH TỰ TRI , chăng như TÁNH CHẤP CỦA PHÀM PHU, CHO VỌNG TƯỞNG TỰ TÁNH LÀ CHƠN THẬT. CÁI VỌNG TƯỞNG TỰ TÁNH NÀY CHẲNG PHẢI CÓ TÁNH TƯỚNG CỦA TỰ TÁNH vậy.
Đại Huệ Bồ Tát bạch Phật rằng : Giả sử bậc Thánh dùng THÁNH TRI , THÁNH KIẾN , THÁNH HUỆ NHÃN TỰ TRI , CHẲNG NHƯ THIÊN NHÃN và NHỤC NHÃN của phàm phu do VỌNG TƯỞNG PHÂN BIỆT MÀ TRI. Thế thì VỌNG TƯỞNG PHÂN BIỆT CHẲNG THỂ KIẾN TÁNH ĐÃ RÕ RÀNG . làm sao phàm phu được lìa vọng tưởng này ? CHỈ CÓ CẢNH GIỚI GIÁC TRI ĐÚNG NHƯ THẬT CỦA BẬC THÁNH MỚI CHUYỂN ĐƯỢC VỌNG THỨC,XA LIALLIIAFVONGJ TƯỞNG PHÂN BIỆT . Thế Tôn ! Phàm phu HAY PHÂN BIỆT MỖI MỖI PHÁP ,CHẲNG PHẢI ĐIÊN ĐẢO : NHƯNG CHẲNG THỂ LÌA MỖI MỖI PHÂN BIỆT,CŨNG CHẲNG PHẢI KHÔNG ĐIÊN ĐẢO . Tại sao ? VÌ CHẲNG THỂ THẤY CẢNH GIỚI NHƯ THẬT CỦA BẬC THÁNH, và CHẲNG THẤY TƯỚNG LÌA HỮU và VÔ "...(Hết Trích )
 

Tự Độ

Registered
Phật tử
Reputation: 6%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
29
Điểm tương tác
3
Điểm
28

TAM TẠNG PĀLI - VIỆT tập 28​

PHẬT TỰ THUYẾT
Người Dịch: Tỳ khưu Indacanda
PHẨM NHỎ - THỨ BẢY
KINH BHADDIYA - THỨ NHẤT
website: tamtangpaliviet.net/VHoc/28/Kh_05.htm#08

KINH KACCĀNA​


1. Tôi đã nghe như vầy: Một thời đức Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, đại đức Mahākaccāna ngồi ở nơi không xa đức Thế Tôn, xếp chân thế kiết già, giữ thân thẳng, với niệm hướng đến thân đã khéo được thiết lập luôn hiện diện ở nội phần. Đức Thế Tôn đã nhìn thấy đại đức Mahākaccāna ngồi ở nơi không xa, xếp chân thế kiết già, giữ thân thẳng, với niệm hướng đến thân đã khéo được thiết lập luôn hiện diện ở nội phần.

2. Sau đó, khi hiểu ra sự việc này, đức Thế Tôn vào thời điểm ấy đã thốt lên lời cảm hứng này:

Đối với vị nào, niệm hướng đến thân có thể được thiết lập thường xuyên vào mọi lúc (rằng):

‘Nó không cónó không là của tôi,[6]sẽ không cónó sẽ không là của tôi,’

Với sự an trú theo tuần tự tại nơi ấy, vào đúng thời điểm vị ấy có thể vượt qua sự vướng mắc (tham ái).”
 

Tự Độ

Registered
Phật tử
Reputation: 6%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
29
Điểm tương tác
3
Điểm
28
Kinh Culasunnata-sutta
(dựa theo các bản tiếng Pháp của Môhan Wijayaratna
và tiếng Anh của Thanissaro Bikkhu)
Bản dịch Việt: Hoang Phong
thuvienhoasen.org/p15a17794/bai-kinh-ngan-ve-tanh-khong

"Bạch Thế Tôn, có lần Ngài ngụ ở thị trấn Nagaraka thuộc xứ của dân Sakka (Sakka là tiếng Pa-li, tiếng Phạn là Sakya, dịch âm ra tiếng Việt là Thích-ca, và đấy cũng là tên gọi của bộ tộc thuộc dòng họ của Đức Phật). Vào dịp ấy và trước mặt Ngài tôi đã được nghe chính Ngài nói lên như thế này:

'Này A-nan-đà, Ta luôn AN TRÚ trong tánh KHÔNG, và đang trong lúc này thì Ta lại càng AN TRÚ sâu xa hơn nữa'.

Bạch Thế Tôn, tôi nghĩ rằng tôi đã nghe đúng như thế, và hiểu đúng như thế"

Đấng Thế Tôn đáp lại như sau:

- "Quả đúng như thế, này A-nan-đà, những gì người đã được nghe thấy đúng là như thế; những gì người hiểu được cũng đúng là như thế. Đang trong lúc này, và cũng tương tự như trước đây:

Ta từng AN TRÚ trong tánh KHÔNG thì nay Ta lại càng AN TRÚ sâu xa hơn trong tánh KHÔNG.
Cũng chẳng khác gì như gian tịnh xá này do Migâra-Matâ xây cất hoàn toànTRỐNG KHÔNG ,

không có một con voi nào, không có một con bò cái nào, không có một con ngựa đực nào, không có một con ngựa cái nào, không có vàng cũng chẳng có bạc, hoàn toàn trống không, chẳng có đám đàn ông hay đàn bà nào tụ tập.

Gian tịnh xá chỉ duy nhất không-trống-không về cái đặc tính độc nhất [của nó] thiết lập bởi tập thể Tăng Đoàn (tức là danh xưng mà Tăng Đoàn đã sử dụng để gọi đấy là gian tịnh xá).

'Sự nhận thức ấy TRỐNG KHÔNG về sự cảm nhận về ngôi làng.
Sự nhận thức ấy TRỐNG KHÔNG về sự cảm nhận về con người.
Sự nhận thức ấy chỉ KHÔNG-TRỐNG-KHÔNG về đặc tính duy nhất được thiết lập trên sự cảm nhận liên quan đến khu rừng' (tất cả đều trống không và hoang dã - không có làng mạc cũng như không có con người - duy nhất chỉ ý thức được "khái niệm" về khu rừng).

Tương tự như thế, nếu không có một sự vật nào (trong khu rừng chẳng hạn) thì người ấy cũng sẽ nhận biết được rõ ràng về sự vắng mặt ấy.

Nếu có một chút tàn dư (résidu / remains) nào, thì đối với sự tàn dư ấy người này sẽ hiểu rằng:
"Khi cái này có, [thì] cái kia có" (đấy là quy luật tương liên - interdependence - có nghĩa là mọi hiện tượng sở dĩ hiện hữu là nhờ lôi kéo nhau mà có, không có một hiện tượng nào TỰ CHÚNG HIỆN HỮU một cách độc lập, riêng rẽ và tự tại được.

Câu kinh trên đây có nghĩa là nếu trong khi THIỀN ĐỊNH về sự TRỐNG KHÔNG của khu rừng mà vẫn còn cảm nhận có một cái gì khác nữa thì đấy cũng chỉ là một sự lôi kéo tự nhiên của các hiện tượng làm phát sinh ra nó).

Đây là nhận xét cá nhân.
Thiền Định là AN TRÚ trong tánh KHÔNG
Khi Thiền Định m
à mình thấy mình Thiền, thấy Tâm mình Định là đó là Ngoại Đạo do còn có NGÃ có TÂM.
Thiền Định thực sự sẽ bắt đầu từ Vô Ngã- Vô Tâm là không ai cả và không gì cả.
Không có cái gì là Ta thì ?????? cái gì gì đó đó giải thích với cái gì đó đó về cái gì gì đó đó "Vô Ngã- Vô Tâm????"
Không biết cái gì là Ta thì ?????? cái gì gì đó đó có cái Tên gọi VNBN biết cái cóc gì về cái gì gì đó đó "Vô Ngã- Vô Tâm????"

Trừng Hải: Hề hề, nhận xét này cũng là rác nốt vì chỉ do tưởng tượng vô giá trị do không hiểu nghĩa của bài kinh Tiểu Không. Thiền định thì có thứ bậc gọi là Thế đệ Chỉ quán có nhiễm có tịnh (tức hết nhiễm thì tịnh) không phải là "An trú trong tánh Không" của Phật Đà. Vì sao vậy, vì an trú trong Tánh Không ấy là Niết bàn Vô Trú.
 
Sửa bởi Amin:

thaidt

Registered
ĐÃ TIẾN CÚNG
NV KỸ THUẬT
Reputation: 37%
Tham gia
28/6/19
Bài viết
198
Điểm tương tác
124
Điểm
43
Nơi ở
c:\Windows\
@Tự Độ các bài viết mà đạo hữu viết ở trên là chia sẻ về vấn đề phật pháp, hay đang tranh luận vấn đề nào khác đó ạ? NẾu là chia sẻ, xin hãy tạo 1 post khác và chia sẻ ở đó, để nhiều người được biết tới hơn ạ
Xin phép khóa chủ đề này ở đây. Nhắc nhở đạo hữu @Tự Độ nếu chia sẻ hãy tạo một chủ đề mới, ở một forum thích hợp.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
Top