Vạn Vấn

Chương 11

Dừng

Registered
Phật tử
Reputation: 11%
Tham gia
25/6/24
Bài viết
67
Điểm tương tác
26
Điểm
18
Kim Cang Kinh :
“Nhất thiết hữu vi pháp
Như mộng huyễn bào ảnh,
Như lộ diệc như điện,
ưng tố như thị quán”
(Tất cả pháp hữu vi đều như mộng huyễn bọt bóng, như sương hay như điện, nên xem xét như vậy)

Pháp hữu vi là pháp có tạo ra, tức là pháp sinh diệt, chẳng hạn con người là pháp hữu vi có sinh lão bệnh tử.
Pháp hữu vi là do chuyển động mà phát sinh vọng tưởng chứ không có thật.
Chẳng hạn chuyển động của hạt electron khiến ta lầm tưởng là có nguyên tử. Mà bản thân các hạt cơ bản như photon, electron, quark, cũng là do vọng niệm tưởng tượng ra chứ không phải có thật. Trong thí nghiệm hai khe hở (double slit experiment) các nhà khoa học đã chứng thực chỉ khi có người quan sát thì hạt electron mới xuất hiện. Còn khi không có ai quan sát thì hạt electron chỉ là sóng, không phải vật chất và không có vị trí nhất định.

Nỉels Bohr nói rằng : “Mọi thứ chúng ta gọi là có thực được cấu tạo bằng những thứ không được xem là thật.
Lập trường của Bohr gần với Phật giáo hơn nói rằng hạt cơ bản chỉ xuất hiện khi có người (không thật) quan sát, nếu không có ai quan sát thì hạt cơ bản chỉ là hạt ảo, trừu tượng (Phật pháp nói Nhất thiết pháp vô tự tính, ý nói hạt electron không có sẵn đặc trưng). Niels Bohr nói “Isolated material particles are abstractions” (Hạt vật chất cơ bản cô lập thì trừu tượng- tức không phải vật thật).
Vô Sinh Pháp Nhẫn cũng tức là Tâm.
Long Thọ Bồ Tát nói rằng Tâm như hư không vô sở hữu nghĩa là tâm giống như hư không, không có thật nhưng nó lại có khả năng tạo ra mọi cảnh giới từ vật chất cho tới tinh thần và tóm tắt trong nhóm chữ “ngũ uẩn giai không” nghĩa là 5 tập hợp : Sắc (vật chất), Thọ (cảm giác), Tưởng (tưởng tượng, suy nghĩ), Hành (chuyển động), Thức (phân biệt) đều là không tức là không có thật.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Dừng

Registered
Phật tử
Reputation: 11%
Tham gia
25/6/24
Bài viết
67
Điểm tương tác
26
Điểm
18
Đức-Phật thấy con heo hỏi "Đó là cái gì?"

Một người ngoại quốc học thiền hỏi Sư Ajahn Chah;
Có phải mọi vật không biết nó đang là gì?

Bạn có thấy biết bạn đang là gì không?“
 

nguyenjobvn

Registered
Phật tử
Reputation: 37%
Tham gia
14/7/16
Bài viết
249
Điểm tương tác
93
Điểm
28
Đức-Phật thấy con heo hỏi "Đó là cái gì?"

Một người ngoại quốc học thiền hỏi Sư Ajahn Chah;
Có phải mọi vật không biết nó đang là gì?

Bạn có thấy biết bạn đang là gì không?“
Kính đạo hữu Dừng,

Tớ thấy chủ đề là giải thích câu hỏi về đoạn Kinh Phật, mà sao đạo hữu lại đem heo, rồi Ajahn Chah tới, rồi lại hỏi mọi người có thấy biết họ đang là gì không ?

Đạo hữu thực có vấn đề về đọc hiểu, hay không có hiểu biết về ứng xử xã giao, hay là đạo hữu bị "bệnh" gì đó khó nói à ?

Hớ hớ

Mô Phật,
Thiện tai, thiện tai.
 

Vạn Vấn

Active Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Reputation: 61%
Tham gia
15/9/18
Bài viết
489
Điểm tương tác
94
Điểm
28
Kính Thầy
Kính Các vị đồng học

Trong bát nạn trong Phật giáo, thế trí biện thông lại là một cái nạn.

Kính, vạn vấn
 

DuyLong

Registered
Phật tử
Reputation: 25%
Tham gia
15/11/24
Bài viết
184
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Chương 11: "Cho một trăm người ác ăn không bằng cho một người thiện ăn. Cho một ngàn người thiện ăn không bằng cho một người thọ ngũ giới ăn. Cho một vạn người thọ ngũ giới ăn không bằng cho/(cúng dường) một vị Tu Ðà Hoàn ăn. Cho/(cúng dường) một mười vạn vị Tu Ðà Hoàn ăn không bằng cho/(cúng dường)một vị Tư Ðà Hàm ăn. Cho/(cúng dường) một ngàn vạn vị Tư Ðà Hám ăn không bằng cho/(cúng dường) một vị A Na Hàm ăn. Cho/(cúng dường) một ức vị A Na Hàm ăn không bằng cho/(cúng dường) một vị A La Hán ăn. Cho/(cúng dường) mười ức vị A La Hán ăn không bằng cho/(cúng dường) một vị Bích Chi Phật ăn. Cho/(cúng dường) một trăm ức vị Bích Chi Phật ăn không bằng cho/(cúng dường) một vị Phật ba đời ăn (Tam Thế Phật). Cho/(cúng dường) một ngàn ức vị Phật ba đời ăn không bằng cho/(cúng dường) một vị Vô niệm, Vô trụ, Vô tu, Vô chứng ăn".

Đức Phật là bậc tối thắng, chí cao nên được người xưng là Vô Thượng Sĩ. Như vậy sao một vị Vô niệm, Vô trụ, Vô tu, Vô chứng lại bằng ngàn ức Tam Thế Phật?

Như thế nào là Vô niệm, Vô trụ, Vô tu, Vô chứng?

Kính, vạn vấn.
Vô niệm là "dám" NGHĨ mình phải chịu hết tội lỗi, chịu mọi sự trừng phạt.
Vô trụ là "dám" Ở nơi nguy hiểm khó khăn mà làm việc thiện.
Vô tu là "dám" HÀNH việc khó làm để tăng phước đức.
Vô chứng là "dám" CHỊU ĐỰNG cái khổ, trả qua phong ba bão táp
 

DuyLong

Registered
Phật tử
Reputation: 25%
Tham gia
15/11/24
Bài viết
184
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Vô niệm là "dám" NGHĨ mình phải chịu hết tội lỗi, chịu mọi sự trừng phạt.
Vô trụ là "dám" Ở nơi nguy hiểm khó khăn mà làm việc thiện.
Vô tu là "dám" HÀNH việc khó làm để tăng phước đức.
Vô chứng là "dám" CHỊU ĐỰNG cái khổ, trả qua phong ba bão táp
Nam mô Công Đức Lâm Bồ Tát.
Dám LÂM vào chỗ nguy nan thì mới có phước đức. Dám TRỤ nơi đó, dám làm việc KHÓ, dám chịu KHỔ mới đắc quả.
Ngồi một chỗ gọi đó là THIỀN thì chỉ là ngồi chơi, ngồi nghỉ ngơi, hưởng vui thôi, đâu có lợi ích gì
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,887
Điểm tương tác
775
Điểm
113
Nam mô Công Đức Lâm Bồ Tát.
Dám LÂM vào chỗ nguy nan thì mới có phước đức. Dám TRỤ nơi đó, dám làm việc KHÓ, dám chịu KHỔ mới đắc quả.
Ngồi một chỗ gọi đó là THIỀN thì chỉ là ngồi chơi, ngồi nghỉ ngơi, hưởng vui thôi, đâu có lợi ích gì
Hi hi, bạn cực đoan quá rồi.
Khổ hạnh hay không khổ hạnh là tùy theo hạnh nguyện, nhân duyên của mỗi người.
Quan trọng là cách dụng tâm niệm của mình, là cái tâm buông xả mà làm tất cả; còn như làm khổ hạnh nhưng với cái tâm chấp vào cái pháp khổ hạnh như bạn thì không đắc quả được.
 

DuyLong

Registered
Phật tử
Reputation: 25%
Tham gia
15/11/24
Bài viết
184
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Hi hi, bạn cực đoan quá rồi.
Khổ hạnh hay không khổ hạnh là tùy theo hạnh nguyện, nhân duyên của mỗi người.
Quan trọng là cách dụng tâm niệm của mình, là cái tâm buông xả mà làm tất cả; còn như làm khổ hạnh nhưng với cái tâm chấp vào cái pháp khổ hạnh như bạn thì không đắc quả được.
Thế bác chưa biết thế nào là PHẬT rồi. Chưa hiểu về ĐẠO, chỉ được mỗi THANH VĂN thôi, mà thanh văn của bác cũng vẫn còn hạn chế
 

DuyLong

Registered
Phật tử
Reputation: 25%
Tham gia
15/11/24
Bài viết
184
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Thế bác chưa biết thế nào là PHẬT rồi. Chưa hiểu về ĐẠO, chỉ được mỗi THANH VĂN thôi, mà thanh văn của bác cũng vẫn còn hạn chế
Ui chết rồi, xin lỗi bác nhé. Em còn sân si quá, lỡ viết rồi không xoá được. Diễn đàn không cho xoá bài. Lời bác nói thâm sâu quá em không hiểu nổi. Đắc tội bác rồi hihi
 

DuyLong

Registered
Phật tử
Reputation: 25%
Tham gia
15/11/24
Bài viết
184
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Hi hi, bạn cực đoan quá rồi.
Khổ hạnh hay không khổ hạnh là tùy theo hạnh nguyện, nhân duyên của mỗi người.
Quan trọng là cách dụng tâm niệm của mình, là cái tâm buông xả mà làm tất cả; còn như làm khổ hạnh nhưng với cái tâm chấp vào cái pháp khổ hạnh như bạn thì không đắc quả được.
Bác nên hiểu thế này: trong ngôn từ, chữ viết có cái KHÓ đó là nói, viết về những thứ đi ngược lại với lợi ích của chính mình mà tạo được lợi ích cho người mình đã làm hại. Đó là tu hành THANH VĂN.
Trong những ý niệm có cái KHÓ niệm đó là chấp nhận được những ý niệm tội lỗi của mình, và tác ý làm lợi ích cho người khác. Đó là tu niệm Phật. Đó là đang hành A DUY VIỆT TRÍ Bồ Tát.
Trong hành động có cái KHÓ hành đó là chịu khổ làm việc để trả nợ cho oan gia trái chủ và làm tăng phước thiện. Đó là tu hành A LA HÁN.
Trong vô lượng pháp môn đều có cái KHÓ của nó cả.
Khi ta quán pháp giới về sự bình đẳng trong sự luân hồi về nhân quả vay trả ta thấy:
Mọi cái KHỔ đều có lợi cho mình và chúng sinh. Và không HƯỞNG THỤ để không bị tiêu phước của mình. Mọi thứ hưởng thụ đều gây nên tội lỗi, làm khổ chúng sinh khác.
Nhân quả rất công bằng: hưởng thụ sẽ có hại và chịu khổ sẽ có lợi. Bởi vì nó ảnh hưởng đến toàn thể pháp giới.
Như vậy tu hành chính là chịu KHỔ để được lợi ích. Người chịu ĐÁNH chính mình thì gọi là PHẬT. Người HƯỞNG THỤ chạy theo dục lạc thì sẽ gây hoạ cho chính bản thân mình. Người đó gọi là Ma.
Vì mỗi người đều có thân mạng khác nhau, nên hành vi làm Phật, làm Ma sẽ khác nhau. Cho nên cách tu hành cũng như chịu đoạ lạc cũng không giống nhau. Do vậy Phật thuyết vô lượng pháp môn dành cho mỗi người tu hành đều khác nhau. Hạnh của ai thì tự tu theo Nghiệp của người đó. Không người nào có cách tu nào giống người nào cả. Cho nên bắt trước người khác tu đều là ngụy tu không có lợi ích. Chỉ có thể tự THẮP ĐUỐC lên mà đi thôi.
Người biết chọn cái KHÓ, bỏ cái VUI thì là tu A DI ĐÀ PHẬT.
Người hành được tất cả thì là tu TỲ LÔ GIÁ NA PHẬT.
 

DuyLong

Registered
Phật tử
Reputation: 25%
Tham gia
15/11/24
Bài viết
184
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Hi hi, bạn cực đoan quá rồi.
Khổ hạnh hay không khổ hạnh là tùy theo hạnh nguyện, nhân duyên của mỗi người.
Quan trọng là cách dụng tâm niệm của mình, là cái tâm buông xả mà làm tất cả; còn như làm khổ hạnh nhưng với cái tâm chấp vào cái pháp khổ hạnh như bạn thì không đắc quả được.
Tu mà đắc quả thì đó là chuyện đương nhiên rồi. Chỉ sợ nói ra ĐẮC QUẢ là gì bác lại sợ không dám tu thôi. Chịu KHỔ, chịu THIỆT THÒI, chịu BẤT HẠNH...thì khi đó thân thể (các căn) nó sẽ sấu xí, nhìn già đi vì nó chịu những năng lượng ngược lại so với khi ta hưởng thụ. Nhìn người chịu khổ da dẻ sẽ nhăn nheo, già nua nhưng đừng nghĩ như vậy là kém cỏi nhé, phước họ lớn lắm, tâm họ AN ĐỊNH, cảnh giới CAO hơn bình thường, họ không có SỢ HÃI, VUI VẺ, AN NHIÊN vì không gì làm họ lay động được ... Cái thần thái toát lên một năng lượng làm ta thấy nể phục ,sợ hãi, cung kính. Cái năng lượng đó gọi là HÀO QUANG nó sinh ra khi ta CHẤP NHẬN chịu dày vò về thể xác và tinh thần.
Còn người hưởng dục nhìn ngoại hình họ rất đẹp, nhưng ta cảm nhận thì thấy đáng khinh, khó tin tưởng. Tâm họ BẤT AN, từng tế bào trong thân thể họ run sợ trước khó khăn, nghịch cảnh. Nhìn thì có vẻ giàu có nhưng họ lại là người kém phước, nghèo nàn.
Vậy đâu mới là ĐẠO, đạo là cách hưởng vui để nghèo nàn hay chịu khổ để an định?
Bác bảo tui cực đoan hay bác .....bác tự hiểu thôi. Bác thấy bác hơn người ở điểm nào thì chắc hẳn bác đã không được hưởng lợi từ việc đó mà chắc chắn một điều là bác đã không ít lần vượt qua nghịch cảnh, chịu cái KHÓ và rồi đi đúng LỘ TRÌNH thì bác mới có thể tự tin, an vui được.
Hiểu như vậy cũng là giác ngộ. NGỘ ở chỗ nó là cái từ vô thủy ta bỏ CHÂN mà nhận HUYỄN. Nó dễ đến mức mà phải nói là ngộ nghĩnh như vậy mà từ vô lượng kiếp ta không nghĩ đến mà đi lệch mất LỘ TRÌNH của chính mình.
Đắc QUẢ là đắc cái gì? Đắc hèn hạ hay đắc an lạc. Nó ở đó chứ còn chỗ nào nữa.
 

Duy Long Nhân

Registered
Phật tử
Reputation: 2%
Tham gia
20/12/24
Bài viết
18
Điểm tương tác
1
Điểm
3
Chào mọi người, mình không am hiểu giáo lý đạo Phật hay các đạo khác, mình có một số câu hỏi nếu ai có nhã hứng thì cứ trả lời theo ý hiểu của bản thân ạ.
Theo đạo Phật mà gọi Chúa hay các tôn thần của ngoại đạo là "ngài" có nên không?
Nếu chùa không có tượng Phật có còn là chùa? Và nếu Sư mang tượng Phật trong chùa bổ củi thì không khiến tín chúng hoang mang sao?
Nếu xá lợi không quan trọng vậy tại sao những nước Phật giáo nguyên thủy họ xây tháp thờ xá lợi và coi là bảo vật quốc gia?
Nếu thần thông là sai trái trong đạo Phật, vậy tại sao Phật lại nói được về thần thông? Ngài nghe ai tả lại hay tự suy diễn được sao?
Nếu vì lẽ phải khiến tâm mình sân si, suy nghĩ và hành xử cực đoan, thì lẽ phải đó là gần hay xa chân lý? Theo mình là xa.
Mong được học hỏi từ mọi người ạ.
Bác phải biết mỗi người có số mệnh khác nhau. Nếu thấy hai vị đắc cùng một quả đó là sai lầm. Trên danh tự nếu nói cùng một danh tự thì mỗi người cũng hiểu theo nghĩa không giống nhau. Danh tự chỉ là QUY ƯỚC để giao tiếp thôi. Bác phải đắc được TỰ ĐỘ thì bác sẽ hiểu ra vấn đề.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,887
Điểm tương tác
775
Điểm
113
Tu mà đắc quả thì đó là chuyện đương nhiên rồi. Chỉ sợ nói ra ĐẮC QUẢ là gì bác lại sợ không dám tu thôi. Chịu KHỔ, chịu THIỆT THÒI, chịu BẤT HẠNH...thì khi đó thân thể (các căn) nó sẽ sấu xí, nhìn già đi vì nó chịu những năng lượng ngược lại so với khi ta hưởng thụ. Nhìn người chịu khổ da dẻ sẽ nhăn nheo, già nua nhưng đừng nghĩ như vậy là kém cỏi nhé, phước họ lớn lắm, tâm họ AN ĐỊNH, cảnh giới CAO hơn bình thường, họ không có SỢ HÃI, VUI VẺ, AN NHIÊN vì không gì làm họ lay động được ... Cái thần thái toát lên một năng lượng làm ta thấy nể phục ,sợ hãi, cung kính. Cái năng lượng đó gọi là HÀO QUANG nó sinh ra khi ta CHẤP NHẬN chịu dày vò về thể xác và tinh thần.
Còn người hưởng dục nhìn ngoại hình họ rất đẹp, nhưng ta cảm nhận thì thấy đáng khinh, khó tin tưởng. Tâm họ BẤT AN, từng tế bào trong thân thể họ run sợ trước khó khăn, nghịch cảnh. Nhìn thì có vẻ giàu có nhưng họ lại là người kém phước, nghèo nàn.
Vậy đâu mới là ĐẠO, đạo là cách hưởng vui để nghèo nàn hay chịu khổ để an định?
Bác bảo tui cực đoan hay bác .....bác tự hiểu thôi. Bác thấy bác hơn người ở điểm nào thì chắc hẳn bác đã không được hưởng lợi từ việc đó mà chắc chắn một điều là bác đã không ít lần vượt qua nghịch cảnh, chịu cái KHÓ và rồi đi đúng LỘ TRÌNH thì bác mới có thể tự tin, an vui được.
Hiểu như vậy cũng là giác ngộ. NGỘ ở chỗ nó là cái từ vô thủy ta bỏ CHÂN mà nhận HUYỄN. Nó dễ đến mức mà phải nói là ngộ nghĩnh như vậy mà từ vô lượng kiếp ta không nghĩ đến mà đi lệch mất LỘ TRÌNH của chính mình.
Đắc QUẢ là đắc cái gì? Đắc hèn hạ hay đắc an lạc. Nó ở đó chứ còn chỗ nào nữa.
Hi hi, bạn lại chấp rằng: tu là phải có khổ sao.
Trước hết, ban đầu nhân vì có khổ (khổ đế) nên con người tìm con đường thoát khổ.
Nhưng con đường thì bao la, không phải cứ chịu khổ mới gọi là tu; không phải cứ vui là không tu.

Thí dụ như người ở Cực Lạc thế giới, họ không có khổ mà lại còn an lạc nữa nhưng họ vẫn tu: sáng thì đi cúng dường chư Phật mười phương, sau đó thì thiền hành, nghe pháp,...., và nhất định đều thành Phật. Do đó, không thể nói: chịu khổ mới là tu.

Tâm niệm bạn còn chấp thì tu gì cũng vậy thôi. Trước hết phải xả bỏ được chấp niệm đi.
 

Duy Long Nhân

Registered
Phật tử
Reputation: 2%
Tham gia
20/12/24
Bài viết
18
Điểm tương tác
1
Điểm
3
Hi hi, bạn lại chấp rằng: tu là phải có khổ sao.
Trước hết, ban đầu nhân vì có khổ (khổ đế) nên con người tìm con đường thoát khổ.
Nhưng con đường thì bao la, không phải cứ chịu khổ mới gọi là tu; không phải cứ vui là không tu.

Thí dụ như người ở Cực Lạc thế giới, họ không có khổ mà lại còn an lạc nữa nhưng họ vẫn tu: sáng thì đi cúng dường chư Phật mười phương, sau đó thì thiền hành, nghe pháp,...., và nhất định đều thành Phật. Do đó, không thể nói: chịu khổ mới là tu.


Tâm niệm bạn còn chấp thì tu gì cũng vậy thôi. Trước hết phải xả bỏ được chấp niệm đi.
VNBN phải hiểu duy long, phải đắc cảnh giới của vị khác thì mới hiểu đạo
 

Duy Long Nhân

Registered
Phật tử
Reputation: 2%
Tham gia
20/12/24
Bài viết
18
Điểm tương tác
1
Điểm
3
Lời này là lời cùn rồi, giống như kiểu: anh không hiểu được em, thế nên mình chia tay.
Bác chỉ thấy cái hay của mình mà không thấy được cái hay của người khác. Bác phải học bác Tự Độ thì mới biết được cái KHÓ của chúng sinh khác. Cũng như QUY ƯỚC danh tự thì mỗi người hiểu một cách khác nhau do mỗi người một bản mệnh riêng. Mình thấy cái này hay nhưng đối với người khác nó không hay. Thấy cái này dở nhưng đối với người khác nó không dở. ĐƯỜNG ở đây không chỉ riêng một đường. ĐẠO ở đây không riêng một đạo
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Top