nguyenvanhoc2006

Kinh viên giác

Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Phần 5


Khi ấy Biện Âm Bồ Tát ở trong đại chúng từ chỗ ngồi đứng dậy, đi nhi­ễu quanh Phật ba vòng, đảnh lễ chân Phật, chấp tay quỳ gối bạch Phật rằng:

-Đại bi Thế Tôn ! Pháp môn này thật là hy hữu. Bạch Thế Tôn ! Theo những phương tiện ấy, tất cả Bồ Tát muốn vào cửa Viên Giác phải có mấy thứ tu tập ? Xin Phật vì đại chúng trong hội và chúng sanh đời mạt pháp dùng phương tiện khai thị, khiến ngộ nhập thật tướng.

Ngài Biện Âm Bồ Tát nói xong, năm vóc gieo sát đất, đảnh lễ thưa thỉnh ba lần như vậy.

Bấy giờ Phật bảo Biện Âm Bồ Tát rằng:

-Lành thay ! Lành thay ! Thiện nam tử ! Ngươi khéo vì đại chúng và chúng sanh đời mạt pháp hỏi Như Lai về sự tu tập như thế, Nay ngươi hãy lắng nghe, ta sẽ vì ngươi mà thuyết.

Khi ấy Biện Âm Bồ Tát và đại chúng hoan hỷ vâng lời Phật dạy, im lặng mà nghe.

-Thiện nam tử ! Tất cả Như Lai Viên Giác trong sạch, vốn chẳng có sự tu tập và kẻ tu tập. Tất cả Bồ Tát và chúng sanh đời mạt pháp nương theo tâm chưa giác, dùng huyễn lực tu tập, khi ấy thì có hai mươi lăm thứ định luân trong sạch:

1. Nếu những Bồ Tát tu pháp cực tịnh, do sức tịnh được dứt hẳn phiền não, thành tựu rốt ráo nên chẳng rời chỗ ngồi liền vào Niết Bàn, Bồ Tát này gọi là chuyên tu thiền Sa Ma Tha.

2. Nếu những Bồ Tát tu pháp quán như huyễ­n, dùng sức Phật tánh biến hoá thế giới và đủ thứ tác dụng để thực hành diệu hạnh trong sạch của Bồ Tát, nơi pháp tổng trì chẳng lạc mất tịch niệm và tịch huệ, Bồ Tát này gọi là chuyên tu thiền quán Tam Ma Bát Đề.

3. Nếu những Bồ Tát chuyên diệt các huyễn, chẳng cần tác dụng mà tự dứt phiền não. Khi phiền não dứt sạch, liền chứng thật tướng, Bồ Tát này gọi là chuyên tu Thiền Na.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

4. Nếu những Bồ Tát trước tu cực tịnh dùng huệ tâm của tịnh để chiếu soi kẻ huyễ­n (vô minh), liền ở trong đó khởi hạnh Bồ Tát. Bồ Tát này gọi là trước tu thiền Sa Ma Tha, sau tu thiền quán Tam Ma Bát Đề.

5. Nếu những Bồ Tát tu theo tịnh huệ, chứng được tánh cực tịnh, liền dứt phiền não, lìa hẳn sanh tử, Bồ Tát này gọi là trước tu Sa Ma Tha, sau tu Thiền Na.


6. Nếu những Bồ Tát tu theo huệ tịch tịnh, lại hiện sức huyễ­n hoá biến hiện đủ thứ thân tướng để độ chúng sanh, sau mới dứt phiền não mà nhập tịch diệt, Bồ Tát này gọi là trước tu Sa Ma Tha, giữa tu Tam Ma Bát Đề, sau tu Thiền Na.

7. Nếu những Bồ Tát dùng sức cực tịnh, dứt phiền não rồi sau mới hành diệu hạnh trong sạch của Bồ Tát để độ chúng sanh, Bồ Tát này gọi là trước tu Sa Ma Tha, giữa tu Thiền Na, sau tu Tam Ma Bát Đề.

8. Nếu những Bồ Tát dùng sức cực tịnh, tâm dứt phiền não rồi lại độ chúng sanh, kiến lập thế giới, Bồ Tát này gọi là trước Sa Ma Tha, sau đồng thời tu hai thiền quán Tam Ma Bát Đề và Thiền Na.

9. Nếu những Bồ Tát dùng sức cực tịnh để sanh khởi biến hoá, sau mới dứt phiền não, Bồ Tát này gọi là trước đồng thời tu hai thiền Sa Ma Tha và Tam Ma Bát Đề, sau tu Thiền Na.

10. Nếu những Bồ Tát dùng sức cực tịnh để đưa đến tịch diệt, sau lại khởi tác dụng biến hoá thế giới, Bồ Tát này gọi là đồng thời tu hai thiền Sa Ma Tha và Thiền Na, sau tu Tam Ma Bát Đề.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

11. Nếu những Bồ Tát dùng sức biến hoá tùy thuận đủ thứ cho đến cực tịnh, Bồ Tát này gọi là trước tu Tam Ma Bát Đề, sau tu Sa Ma Tha.

12. Nếu những Bồ Tát dùng sức biến hoá biến hiện đủ thứ cảnh giới mới đến tịch diệt, Bồ Tát này gọi là trước tu Tam Ma Bát Đề, sau tu Thiền Na.

13. Nếu những Bồ Tát dùng sức biến hoá để làm Phật sự, an trụ tâm nơi tịch tịch mà dứt phiền não, Bồ Tát này gọi là trước tu Tam Ma Bát Đề, giữa tu Sa Ma Tha, sau tu Thiền Na.

14. Nếu những Bồ Tát dùng sức biến hoá tác dụng vô ngại dứt phiền não, an trụ tâm nơi cực tịnh, Bồ Tát này gọi là trước tu Tam Ma Bát Đề, giữa tu Thiền Na, sau tu Sa Ma Tha.

15. Nếu những Bồ Tát dùng sức biến hoá tác dụng phương tiện để tùy thuận hai thiền quán cực tịnh tịch diệt, Bồ Tát này gọi là trước tu Tam Ma Bát Đề, sau tu hai thiền Sa Ma Tha và Thiền Na.

16. Nếu những Bồ Tát dùng sức biến hoá sanh đủ thứ dụng để đến cực tịnh, sau mới dứt phiền não, Bồ Tát này gọi là trước đồng thời tu hai thiền Tam Ma Bát Đề và Sa Ma Tha, sau tu Thiền Na.

17. Nếu những Bồ Tát dùng sức biến hoá để đưa đến tịch diệt, sau an trụ nơi tịnh lự trong sạch vô tác, Bồ Tát này gọi là trước đồng thời tu hai thiền quán Tam Ma Bát Đề và Thiền Na, sau tu Sa Ma Tha.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

18. Nếu những Bồ Tát dùng sức tịch diệt mà sanh khởi cực tịnh, trụ nơi thanh tịnh, Bồ tát này gọi là trước Thiền Na, sau tu Sa Ma Tha.

19. Nếu những Bồ Tát dùng sức tịch diệt mà sanh khởi tác dụng, tùy thuận công dụng tịch chiếu để chiếu soi tất cả cảnh, Bồ Tát này gọi là trước Thiền Na, sau tu Tam Ma Bát Đề.

20. Nếu những Bồ Tát dùng sức tịch diệt tùy đủ thứ tánh an trụ nơi tịnh lự mà sanh khởi biến hoá, Bồ Tát này gọi là trước tu Thiền Na, giữa tu Sa Ma Tha, sau tu Tam Ma Bát Đề.

21. Nếu những Bồ Tát dùng sức tịch diệt và tự tánh vô tác nơi cảnh giới trong sạch sanh khởi tác dụng rồi trở về tịnh lự, Bồ Tát này gọi là trước tu Thiền Na, giữa tu Tam Ma Bát Đề, sau tu Sa Ma Tha.

22. Nếu những Bồ Tát dùng sức tịch diệt mỗi mỗi thanh tịnh trụ nơi tịnh lự mà sanh khởi biến hoá, Bồ Tát này gọi là trước tu Thiền Na, sau đồng thời tu hai thiền quán Sa Ma Tha và Tam Ma Bát Đề.

23. Nếu những Bồ Tát dùng sức tịch diệt để đưa đến cực tịnh mà sanh khởi biến hóa, Bồ Tát này gọi là trước đồng thời tu hai thiền quán Thiền Na và Sa Ma Tha, sau tu Tam Ma Bát Đề.

24. Nếu những Bồ Tát dùng sức tịch diệt sanh khởi biến hoá, đưa đến cảnh huệ trong sạch sáng tỏ của cực tịnh, Bồ tát này gọi là trước đồng thời tu hai thiền quán Thiền Na và Tam Ma Bát Đề, sau tu Sa Ma Tha.

25. Nếu những Bồ Tát dùng trí huệ Viên Giác chiếu soi, đầy khắp tất cả các tánh các tướng mà chẳng lìa giác tánh, Bồ Tát này gọi là tùy thuận vốn trong sạch của tự tánh mà viên tu ba thứ quán.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

Thiện nam tử ! Những thiền quán kể trên gọi chung là hai mươi lăm định luân của Bồ Tát, tất cả Bồ Tát và chúng sanh đời mạt pháp nếu tu theo định luân này nên thực hành như thế: phải trì phạm hạnh (thực hành thanh tịnh hạnh), im lặng quán tưởng thiết tha cầu sám hối trải qua hai mươi mốt ngày, ở nơi hai mươi lăm định luân, mỗi mỗi đều ghi dấu cho rõ ràng rồi thành tâm khẩn cầu, rồi tùy tay lấy một dấu hiệu, y theo dấu hiệu đã ghi liền biết rõ các pháp đốn tiệm, pháp nào thích hợp với mình, nếu có một niệm nghi hoặc thì chẳng thể thành tựu.

Lúc ấy Thế Tôn muốn giảng lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng:

Biện Âm ngươi nên biết,
Tất cả các Bồ Tát,
Huệ trong sạch vô ngại.
Đều nương thiền định sanh,
Gọi là Sa Ma Tha.
Tam Ma Đề, Thiền Na.
Theo ba pháp đốn tiệm,
Có hai mươi lăm thứ.
Mười phương chư Như Lai,
Tất cà người tu hành,
Đều do tu pháp này,
Mà được thành Bồ Đề.
Chỉ trừ kẻ đốn ngộ (kẻ tham Tổ Sư Thiền)
Và Xiễn Đề chẳng tin (kẻ chẳng tin Phật pháp).
Tất cả các Bồ Tát,
Và chúng sanh mạt pháp,
Thường nên giữ luân này.
Tùy thuận siêng tu tập.
Theo sức đại bi Phật,
Chẳng lâu chứng Niết Bàn
.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

Khi ấy Tịnh Chư Nghiệp Chướng Bồ Tát ở trong đại chúng từ chỗ ngồi đứng dậy, nhiễu quanh Phật ba vòng, đảnh lễ chân Phật, chấp tay quỳ gối bạch Phật rằng:

-Đại bi Thế Tôn đã vì chúng con giảng rõ những hành tướng bất khả tư nghì nơi nhân địa của tất cả Như Lai, khiến đại chúng được pháp chưa từng có, thấy những cảnh giới siêng năng khổ tu đã trải qua Hằng sa kiếp của Phật, ví như trong một niệm (sát na) thấy đủ tất cả công dụng của Như Lai, bậc Bồ Tát như chúng con thật tự cảm thấy hân hạnh biết bao !

-Bạch Thế Tôn ! Nếu Giác tâm này bản tánh trong sạch, vì sao lại bị ô nhiễm, khiến những chúng sanh mê muội chẳng thể ngộ nhập ? Xin Như Lai vì chúng con khai thị pháp tánh, để làm đạo nhãn cho tương lai, khiến đại chúng trong hội này và chúng sanh đời mạt pháp dễ được ngộ nhập.

Ngài Tịnh Chư Nghiệp Chướng Bồ Tát nói xong, năm vóc gieo sát đất, đảnh lễ thưa thỉnh ba lần như vậy.

Bấy giờ Thế Tôn bảo Tịnh Chư Nghiệp Chướng Bồ Tát rằng:

-Lành thay ! Lành thay ! Thiện nam tử ! Ngươi khéo vì các Bồ Tát và chúng sanh đời mạt pháp hỏi Như Lai về những phương tiện như thế, Nay ngươi hãy lắng nghe, ta sẽ vì ngươi mà thuyết.

Khi ấy Tịnh Chư Nghiệp Chướng Bồ Tát và đại chúng hoan hỷ vâng lời Phật dạy, im lặng mà nghe.

-Thiện nam tử ! Tất cả chúng sanh từ vô thỉ đến nay vọng chấp thật có bốn tướng ngã, nhơn, chúng sanh và thọ mạng, nhận lầm bốn tướng điên đảo này là thật thể của mình, do đó liền sanh hai cảnh yêu ghét, vậy nơi thể hư vọng lại chấp thêm một lớp hư vọng nữa. Hai thứ vọng nương nhau sanh ra vọng nghiệp, vì có vọng nghiệp nên vọng thấy có luân hồi; kẻ nhàm chán luân hồi lại vọng thấy có Niết Bàn, do sự chấp thật ngã tướng này nên chẳng thể ngộ nhập Bản Giác trong sạch. Chẳng phải Bản Giác chống cự với những kẻ năng nhập, vì có kẻ năng nhập (ngã tướng) thì chẳng phải Bản Giác vậy. Cho nên động niệm và dứt niệm đều thuộc về mê muội.Tại sao ? Vì có bổn khởi vô minh đã làm chủ cho mình từ vô thỉ rất khó đoạn trừ, phải có huệ nhãn mới trừ được. Vì tất cả chúng sanh sanh ra chẳng có huệ nhãn, hiện tiền các tánh thân tâm đều là vô minh, vô minh chẳng thể dứt vô minh, cũng như người có sinh mạng, sinh mạng chẳng thể tự dứt sinh mạng vậy.

Vậy ngươi nên biết, có người yêu ta tùy thuận với ta thì tâm sanh hoan hỷ, người chẳng tùy thuận thì liền sanh oán ghét. Có tâm yêu ghét để nuôi dưỡng vô minh làm cho vô minh tương tục mãi, nên cầu đạo chẳng thể thành tựu.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

Thiện nam tử ! Thế nào là ngã tướng ? Những chúng sanh tu hành, tâm biết có sở chứng đều thuộc về ngã tướng.

Thiện nam tử ! Ví như có người cơ thể điều hoà thư thái, tay chân thư giãn, bỗng quên mất thân ta, vì ăn uống thất thường sanh ra bệnh hoạn, nhờ thầy thuốc châm cứu thấy đau mới biết có ta còn đây, cho nên người chấp có sở chứng mới hiện ra ngã tướng.

Thiện nam tử ! Nếu tâm liễu tri rốt ráo biết có sở chứng, dù chứng đến thanh tịnh Niết Bàn của Như Lai đều thuộc về ngã tướng.

Thiện nam tử ! Thế nào là nhơn tướng ? Như những chúng sanh tâm có sở chứng, cho kẻ năng chứng là ta, nay tiến thêm một bậc, ngộ biết chứng chẳng phải ta, ngộ này siêu việt tất cả chứng, nhưng còn giữ tâm năng ngộ tức là nhơn tướng.

Thiện nam tử ! Những tâm biết có năng sở đều thuộc về ngã, tâm dù chỉ còn chút năng ngộ để chứng lý cùng tột của Niết Bàn đều gọi là nhơn tướng.

Thiện nam tử ! Thế nào là chúng sanh tướng ? Chỗ này là những chúng sanh có tâm biết năng chứng năng ngộ đều chẳng thể đến.

Thiện nam tử ! Ví như có người nói rằng: Ta Là Chúng Sanh, thì biết kẻ nói chúng sanh kia chẳng phải ta cũng chẳng phải ngươi. Sao nói chẳng phải ta? Vì Ta Là Chúng Sanh thì chẳng phải ta, sao nói chẳng phải ngươi ? Vì nói Ta Là Chúng Sanh thì chẳng phải ngươi cũng chẳng phải ta vậy.

Thiện nam tử ! Nếu những chúng sanh có tâm biết năng chứng năng ngộ đều là ngã tướng nhơn tướng. Nay tiến thêm một bậc, liễu tri chỗ này là ngã tướng nhơn tướng chẳng thể đến, nhưng còn có sở liễu tri, biết có năng chứng năng ngộ để lìa, nên gọi là chúng sanh tướng.

Thiện nam tử ! Thế nào là thọ mạng tướng ? Những chúng sanh nay tiến thêm một bậc nữa, tâm quán chiếu sáng tỏ chiếu soi tâm liễu tri cũng bất khả đắc, chỉ còn một giác thể trong sạch; giác thể này tất cả nghiệp trí trong luân hồi đều chẳng thể tự thấy được, cũng như con mắt chẳng tự thấy mắt, tất cả tịch diệt. Vì trụ nơi tịch diệt thì mạng căn chưa dứt, nên gọi là thọ mạng tướng.

Thiện nam tử ! Nếu ta chiếu soi thấy tất cả người giác tri là cấu bẩn của trần lao. Có năng giác sở giác là chẳng lìa được trần lao. Ví như nước sôi làm tan băng, nước sôi là năng tan, băng là sở tan; khi băng đã tan thì nước sôi và băng đều thành nước, năng tan (nước sôi) sở tan (băng) đều diệt, nếu còn có kẻ biết băng tan thì còn cái năng biết, cái biết đó là ngã. Nói còn "thọ mạng tướng" thì nghĩa cũng như vậy.

Thiện nam tử ! chúng sanh đời mạt pháp chẳng rõ bốn tướng không thật, dù trải qua nhiều kiếp siêng năng khổ hạnh tu hành, chỉ gọi là pháp hữu vi, rốt cuộc cũng chẳng thể thành tựu tất cả thánh quả (pháp vô vi), cho nên gọi là "Chánh pháp trong đời mạt pháp" [*]. Tại sao ? Vì lầm nhận tất cả ngã tướng cho là tướng Niết Bàn; cho có chứng có ngộ mới gọi là thành tựu. Cũng như có người nhận giặc làm con thì tài sản nhà họ chẳng thể thành tựu. Tại sao ? Như có người ái luyến ngã, cũng ái luyến Niết Bàn, đè nén gốc ái luyến ngã trở thành tướng Niết Bàn; có người chán ngã, cũng chán sanh tử, chẳng biết gốc ái luyến ấy mới thật là chơn sanh tử vậy. Nay có tâm nhàm chán sanh tử, nên gọi là chẳng giải thoát.


_________

[*] chỗ này bản dịch khác rõ nghĩa hơn : "vì thế nên gọi là chánh pháp mạt thế" (có nghĩa là : Chánh pháp đã bị lu mờ)
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

Tại sao biết được pháp ấy chẳng giải thoát ?

Thiện nam tử ! Chúng sanh đời mạt pháp tu tập Bồ Đề, cho sự chứng của mình là tự trong sạch, chứng được chút ít cho là đủ, chưa dứt sạch cội gốc của ngã tướng nên chẳng giải thoát. Nếu có người tán thán pháp mình thì liền sanh tâm hoan hỷ, muốn cứu độ họ; nếu phỉ báng pháp sở đắc của mình thì liền sanh tâm sân hận. Vậy thì biết cái tâm chấp ngã tướng rất kiên có, tiềm ẩn trong tạng thức, gặp ngoại cảnh kích thích thì phát khởi hiện hành nơi các căn, mãi chẳng gián đoạn.

Thiện nam tử ! Người tu hành vì chẳng dứt sạch ngã tướng nên chẳng thể ngộ nhập bản giác trong sạch.

Thiện nam tử ! Nếu biết ngã tướng vốn không, thì chẳng có cái bản ngã để cho họ tán thán và phỉ báng; nay thấy "có ta thuyết pháp" thì ngã tướng chưa dứt, nhơn tướng, chúng sanh tướng, thọ mạng tướng đều cũng như thế.

Thiện nam tử ! Chúng sanh đời mạt pháp vì chưa dứt ngã tướng, cho sự thuyết pháp là "do ta thuyết", nên pháp của họ thuyết là thuyết cái bệnh của ngã tướng, chẳng phải thuyết cái pháp của Niết Bàn vậy, cho nên gọi là kẻ đáng thương xót ! Dù siêng năng tinh tấn, chỉ tăng thêm các pháp của bệnh, nên chẳng thể ngộ nhập bản giác trong sạch.

Thiện nam tử ! Chúng sanh đời mạt pháp vì chẳng thấu rõ bốn tướng kể trên, chấp chỗ hành và kiến giải của Như Lai cho là kiến giải của mình, vì chẳng phải do tự mình tu chứng, nên rốt cuộc chẳng thể thành tựu. Hoặc có chúng sanh chưa đắc nói đắc, chưa chứng nói chứng, thấy người hơn ta thì sanh tâm ganh tỵ, ấy là do chúng sanh đó chưa dứt ngã kiến, nên chẳng thể ngộ nhập bản giác trong sạch.

Thiện nam tử ! chúng sanh đời mạt pháp muốn tu thành đạo, chớ nên sanh tâm cầu ngộ; người sanh tâm cầu ngộ thì muốn học rộng nghe nhiều để hiểu thêm giáo lý, vậy chỉ thêm đa văn, tăng trưởng ngã kiến, chẳng phải người chơn tu.

Người chơn tu chỉ nên tinh tấn hàng phục phiền não, khởi tâm đại dũng mãnh; Niết Bàn chưa đắc khiến cho đắc, phiền não chưa dứt khiến cho dứt, những tâm tham sân si mạn, xiễm khúc ganh tỵ đối cảnh chẳng sanh, ân ái giữa mình và người tất cả đều tịch diệt, Phật nói người ấy sẽ dần dần thành tựu Thánh quả. Nương theo nhân địa này tu hành để cầu Thiện tri thức thì chẳng đoạ tà kiến, nếu có sở cầu khác với nhân địa phát tâm kể trên, lại sanh lòng yêu ghét thì chẳng thể ngộ nhập biển giác trong sạch.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

Lúc ấy Thế Tôn muốn giảng lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng:

Tịnh Nghiệp Chướng nên biết,
Tất cả những chúng sanh.
Đều do chấp ngã tướng,
Luân hồi từ vô thỉ.
Chưa dứt sạch bốn tướng,
Chẳng được thành Bồ Đề.
Yêu ghét sanh nơi tâm,
Xi­ễm khúc giữ trong niệm.
Cho nên bị mê muội,
Chẳng thể vào Giác Thành.
Nếu muốn về cõi Phật,
Phải bỏ tham sân si.
Tâm chẳng ái luyến pháp (pháp Niết Bàn),
Dần dần được thành tựu.
Thân ta vốn chẳng có,
Yêu ghét do đâu sanh ?
Cầu thầy bạn chánh tu,
Thì chẳng đọa tà kiến.
Nếu tâm cầu pháp khác,
Rốt cuộc chẳng thành tựu
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

Phần 6


Khi ấy Phổ Giác Bồ Tát ở trong đại chúng từ chỗ ngồi đứng dậy, đi nhiễu quanh Phật ba vòng, đảnh lễ chân Phật, chấp tay quỳ gối bạch Phật rằng:

-Đại bi Thế Tôn ! Đã thuyết rõ những thiền bệnh, khiến đại chúng trong hội được pháp chưa từng có, tẩy sạch nghi ngờ trong tâm ý, được đại yên ổn.

Bạch Thế Tôn ! chúng sanh đời mạt pháp xa dần đời Phật, bậc Thánh hiền ẩn dật, tà pháp lại thịnh thêm. Vậy chúng sanh muốn tu hành phải cầu người thế nào, nương theo pháp nào, hành theo hạnh nào, trừ bỏ bệnh gì, phát tâm như thế nào khiến cho chúng sanh mê muội khỏi đoạ tà kiến ?

Ngài Phổ Giác Bồ Tát nói xong, năm vóc gieo sát đất, đảnh lễ thưa thỉnh ba lần như vậy.

Bấy giờ Phật bảo Phổ Giác Bồ Tát rằng :

- Lành thay ! Lành thay ! Thiện nam tử ! Ngươi khéo hỏi Như Lai về sự tu hành như thế, hay bố thí đạo nhãn vô úy cho tất cả chúng sanh đời mạt pháp, khiến chúng sanh được thành thánh đạo. Nay ngươi hãy lắng nghe, ta sẽ vì ngươi mà thuyết.

Khi ấy Phổ Giác Bồ Tát và tất cả đại chúng trong hội hoan hỷ vâng lời Phật dạy, im lặng mà nghe.


-Thiện nam tử ! chúng sanh đời mạt pháp người muốn tu hành nên phát đại tâm cầu Thiện tri thức, tức là phải cầu người có chánh tri kiến, chẳng chấp cảnh giới Thanh Văn Duyên Giác, tâm chẳng trụ tướng, dù hiện trần lao, tâm thường trong sạch, thị hiện có lỗi mà tán thán phạm hạnh (thanh tịnh hạnh), khiến chúng sanh thường giữ giới luật, cầu người như thế mới được thành tựu Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Chúng sanh đời mạt pháp gặp người như thế nên chẳng tiếc thân mạng mà phụng sự cúng dường . Thấy những Thiện tri thức trong tứ oai nghi thường hiện các hạnh trong sạch ấy là thuận độ; hoặc gặp Bồ Tát nghịch độ, thị hiện đủ thứ tội lỗi mà tâm chẳng kiêu mạn, dù cho Bồ Tát ấy có vợ con quyến thuộc, giữ lấy tiền tài cũng chẳng sanh tâm khinh bỉ. Nếu Thiện nam tử đối với các thầy bạn kể trên chẳng khởi ác niệm thì được đến chỗ rốt ráo thành tựu Chánh Giác, nên bản tâm sáng tỏ chiếu khắp mười phương cõi Phật
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

Thiện nam tử ! Diệu pháp sở chứng của Thiện tri thức ấy nên lìa bốn bệnh [*]. Thế nào là bốn bệnh:

-Một là Tác bệnh: Nếu có người nói rằng nơi bản tâm ta tác đủ thứ hạnh để cầu Viên Giác, nhưng tánh của Viên Giác chẳng do tác mà cầu được, nên gọi là bệnh.

-Hai là Nhậm bệnh (bệnh mặc kệ): Nếu có người nói rằng nay ta chẳng dứt sanh tử, chẳng cầu Niết Bàn, đối với sanh tử Niết Bàn chẳng có một niệm khởi hay diệt, mặc kệ (nhậm) tất cả, đều tùy pháp tánh. Mặc kệ như thế mà muốn cầu Viên Giác, nhưng tánh của Viên Giác chẳng do nhậm mà có, nên gọi là bệnh.

-Ba là Chỉ bệnh (bệnh dừng lại): Nếu có người nói rằng nay tự tâm ta dừng hẳn các niệm, cho tất cả tánh đều tịch nhiên bình đẳng, vậy muốn nhờ Chỉ (dừng) niệm để cầu Viên Giác, nhưng tánh Viên Giác ấy hợp với Chỉ [**], nên gọi là bệnh.

-Bốn là Diệt bệnh: Nếu có người nói rằng nay ta dứt hẳn tất cả phiền não, thân tâm rốt ráo rỗng không chẳng có gì cả, huống là cảnh giới hư vọng, căn trần tất cả diệt hẳn để cầu Viên Giác. Nhưng tánh Viên Giác ấy chẳng phải tướng diệt, nên gọi là bệnh.

Người đã lìa bốn bệnh thì bản tri trong sạch, theo quán chiếu này gọi là chánh quán, nếu theo quán chiếu khác gọi là tà quán.


________

[*] bản dịch khác : "Thiện-Tri-Thức ấy không còn bốn bệnh"

[**] bản dịch khác : "nhưng tánh Viên giác chẳng do dừng đứng mà có được"
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

-Thiện nam tử ! Chúng sanh đời mạt pháp, người muốn tu hành nên hết lòng cúng dường thầy bạn chánh tu, phụng sự Thiện tri thức. Nếu Thiện tri thức ấy đến thân cận với mình, nên dứt tâm kiêu mạn, nếu Thiện Tri Thức ấy muốn xa lìa mình, nên dứt tâm sân hận, gặp cảnh thuận nghịch đều như hư không, liễu tri thân tâm rốt ráo bình đẳng, với tất cả chúng sanh đồng thể chẳng khác. Tu hành như thế mới được ngộ nhập Viên Giác.

Thiện nam tử ! chúng sanh đời mạt pháp chẳng được thành đạo, là do có tất cả chủng tử yêu ghét giữa mình và người vô thỉ, nên chưa được giải thoát. Nếu có người xem kẻ oán thù như cha mẹ mình, tâm chẳng có hai, liền trừ được các bệnh nơi các pháp, sự yêu ghét giữa mình và người thì cũng như vậy.

Thiện nam tử ! chúng sanh đời mạt pháp muốn cầu Viên Giác nên phát tâm như thế này: tất cả chúng sanh nơi tất cả hư không, ta đều khiến cho ngộ nhập Viên Giác rốt ráo, ở nơi Viên Giác chẳng có kẻ thủ chứng Viên Giác, dứt trừ tất cả các tướng nhơn ngã v.v... Phát tâm như thế thì chẳng đoạ tà kiến.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

Lúc ấy Thế Tôn muốn giảng lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng:

Phổ Giác ngươi nên biết,
Chúng sanh đời mạt pháp,
Muốn cầu Thiện tri thức,
Nên cầu người chánh kiến.
Xa lìa người Nhị thừa,
Trong pháp trừ bốn bệnh,
Là Tác, Chỉ, Nhậm, Diệt,
Thầy đến chẳng kiêu mạn,
Thầy đi chẳng sân hận.
Thấy đủ thứ cảnh giới, (thuận độ nghịch của Bồ Tát )[*].
Nên sanh tâm hy hữu.
Xem như Phật ra đời ,
Chẳng vi phạm luật nghi.
Giới căn trong sạch hẳn,
Độ tất cả chúng sanh.
Cứu cánh vào Viên Giác,
Chẳng có tướng nhơn ngã.
Theo trí huệ Chánh Pháp.
Tu hành siêu tà kiến,
Chứng nhập Đại Niết Bàn.


________

[*] xin đọc là "thuận độ, nghịch độ của Bồ-tát" .
Nghĩa là dầu cho Bồ-tát có hiện tướng thuận hợp với Nhân pháp, hay KHÔNG thuận hợp với Nhân pháp; lòng chúng ta cũng vẫn một niềm Tin, Kính không suy-suyển (điều nầy sẽ có lợi cho chúng ta). v/h
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

Khi ấy Viên Giác Bồ Tát ở trong đại chúng từ chỗ ngồi đứng dậy, đi nhiễu quanh Phật ba vòng, đảnh lễ chân Phật, chấp tay quỳ gối bạch Phật rằng :

-Đại bi Thế Tôn đã vì chúng con giảng rõ đủ thứ phương tiện của Viên Giác trong sạch, khiến chúng sanh đời mạt pháp được lợi ích lớn.

Bạch Thế Tôn ! Chúng con nay đã khai ngộ, sau khi Phật diệt độ, chúng sanh đời mạt pháp, người chưa được ngộ, tu theo cảnh giới trong sạch của Viên Giác này, nên an cư như thế nào ? Nơi Viên Giác này có ba thứ thiền quán trong sạch, nên bắt đầu tu quán nào ? Xin Phật rủ lòng đại bi, vì đại chúng trong hội và chúng sanh đời mạt pháp, bố thí đại pháp để lợi ích cho sự tu hành.

Ngài Viên Giác Bồ Tát nói xong, năm vóc gieo sát đất, đảnh l­ thưa thỉnh ba lần như vậy.

Bấy giờ Phật bảo Viên Giác Bồ Tát rằng:

- Lành thay ! Lành thay ! Thiện nam tử ! Ngươi khéo hỏi Như Lai về những phương tiện như thế, cầu lợi ích lớn bố thí cho chúng sanh, Nay ngươi hãy lắng nghe, ta sẽ vì ngươi mà thuyết.

Lúc ấy Viên Giác Bồ Tát và đại chúng hoan hỷ vâng lời Phật dạy, im lặng mà nghe.

-Thiện nam tử ! Tất cả chúng sanh, hoặc khi Phật còn tại thế, hoặc sau khi Phật diệt độ, hoặc trong đời mạt pháp, có những chúng sanh sẵn đủ tánh Đại thừa, tin Giác tâm viên mãn bí mật của Phật, muốn theo đó tu hành; nếu có ngoại duyên chướng ngại thì nên tùy theo bổn phận quán chiếu như ta đã nói ở trên. Nếu chẳng bị ngoại duyên chướng ngại, thì nên theo đồ chúng an cư nơi Già Lam (chùa chiền), đại chúng cùng tu. Kiến lập đạo tràng, thiết lập kỳ hạn: dài là 120 ngày, trung bình là 100 ngày, ngắn là 80 ngày, tùy duyên sắp đặt chỗ ăn ở sạch sẽ cho d­ễ nhập đạo.

Khi Phật còn tại thế, được thân cận Phật quán chiếu theo Chánh pháp. Sau khi Phật diệt độ thì treo bảy hình tượng Phật, mắt nhìn tượng Phật, tâm nghĩ hạnh Phật, sanh niệm tưởng nhớ Chánh Pháp như lúc Phật còn tại thế. Lại treo những tràng phan, hương, hoa, trải qua 21 ngày, đảnh lễ danh hiệu của mười phương chư Phật, thiết tha cầu sám hối, luôn luôn nhiếp niệm tu theo thiền quán kể trên, trải qua 21 ngày, nếu gặp cảnh giới tốt thì tâm được khinh an.

Mỗi năm kiết hạ an cư ba tháng, là muốn cho những Bồ Tát được ở yên chuyên tu pháp đại thừa trong sạch, nên tâm phải lìa Thanh Văn. Vì muốn cho Bồ Tát tự tiện chuyên tu pháp quán của đại thừa, nên chẳng cùng đồ chúng tiểu thừa cùng nhau kiết hạ.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

Đến ngày an cư, nên ở trước tượng Phật nói rằng : Chúng con là Tỳ Kheo (Tỳ Kheo Ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di ...mỗi người tự xưng tên mình), theo Bồ Tát thừa, tu Tịch Diệt Hạnh, đồng nhập đồng trụ, nơi thực tướng trong sạch, dùng Đại Viên Giác làm Già Lam của chúng con, thân tâm an cư nơi tự tánh Niết Bàn, tánh trí bình đẳng, chẳng bị lệ thuộc, nay chúng con chẳng nương theo pháp Thanh Văn, kính thỉnh mười phương Như Lai và Đại Bồ Tát cùng với chúng con an cư ba tháng. Vì muốn chuyên tu Vô Thuợng Diệu Giác của Bồ Tát Thừa, do đại nhân duyên này nên chẳng cùng đồ chúng Tiểu thừa cùng nhau kiết hạ.

-Thiện nam tử ! Đây gọi là thị hiện an cư của Bồ Tát, qua ba thời kỳ kiết hạ, sau ngày giải hạ, vì Bồ Tát đã dùng quán trí an tâm, nên khi ra ngoài chẳng cần có chúng bạn cùng đi, tùy ý mình đi đâu cũng chẳng ngại.

-Thiện nam tử ! Nếu chúng sanh đời mạt pháp, tu hành đạo Bồ Tát, nhập hạ ba kỳ đã nghe Phật dạy những thiền quán và căn, trần, thức, mỗi mỗi trong sạch kể trên, ấy là Chánh pháp đại chúng đã nghe, còn tất cả cảnh giới chẳng phải sở nghe của đại chúng thì chẳng nên chấp lấy để tu.

-Thiện nam tử ! Nếu những chúng sanh tu thiền quán Sa Ma Tha, trước tiên dùng sức cực tịnh, chẳng khởi một niệm nào. Tịnh đến chỗ cực, liền hiện Bản Giác, ấy là Sơ Tịnh. Từ nơi một thân cho đến một thế giới đều cũng như thế.

-Thiện nam tử ! Nếu Bản Giác cùng khắp một thế giới thì trong thế giới đó có một chúng sanh nào tâm khởi một niệm cũng đều biết cả, cho đến trăm ngàn thế giới điều cũng như thế. Đây là chánh quán, đại chúng đả nghe, còn tất cả cảnh giới chẳng phải sở nghe của đại chúng, thì chẳng nên chấp lấy để tu.

-Thiện nam tử ! Nếu các chúng sanh tu thiền quán Tam Ma Bát Đề, trước tiên nên tưởng nhớ mười phương Như Lai, tất cả Bồ Tát ở nơi mười phương thế giới, y theo mỗi mỗi pháp môn của Phật dạy, tùy thứ lớp tu hành siêng năng khổ hạnh, độ các chúng sanh, ở nơi chánh định phát đại nguyện, dùng Như Huyễn quán (Tam Ma Bát Đề) tự huân tập thành chủng tử Phật. Đây là chánh quán đại chúng nghe, còn tất cả cảnh giới chẳng phải sở nghe của đại chúng thì chẳng nên chấp lấy để tu.

-Thiện nam tử ! Nếu các chúng sanh tu thiền quán Thiền Na, trước tiên quán sổ tức, trong tâm li­u tri ngằn mé số niệm của sanh, trụ, diệt. Sự liễu tri ấy cùng khắp trong tứ oai nghi, phân biệt mỗi niệm, không một niệm nào chẳng liễu tri. Vậy tùy thứ lớp tiến lên, cho đến được biết một giọt mưa ở nơi xa trăm ngàn thế giới, cũng như đồ dùng của mình thấy ngay trước mắt. Đây là chánh quán, đại chúng đã nghe, còn tất cả cảnh giới chẳng phải sở nghe của đại chúng, thì chẳng nên chấp lấy để tu.

Đây gọi là phương tiện đầu tiên của 3 thứ thiền quán kể trên. Nếu các chúng sanh lợi căn siêng năng khổ hạnh tinh tấn, đồng thời tu đủ ba thứ thiền quán, thì gọi là Như Lai xuất hiện trên đời , còn những chúng sanh độn căn đời mạt pháp, tâm muốn cầu đạo mà chẳng được thành tựu, là do nghiệp chướng đi trước, thì nên siêng năng sám hối, thường mong đoạn đứt những tâm yêu ghét, ganh tỵ, xi­ễm khúc, kiêu mạn (có tâm cầu thù thắng vô thượng là tâm kiêu mạn), chọn một thứ trong 3 thứ thiền quán trong sạch kể trên, tùy sức tu tập một thứ thiền quán, quán nầy tu không dược thì tu quán khác, tâm chẳng buông lung, tùy theo thứ lớp để cầu chứng nhập.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

Lúc ấy Thế Tôn muốn giảng lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng:

Viên Giác ngươi nên biết,
Tất cả những chúng sanh,
Muốn cầu đạo vô thượng,
Trước lập ba kỳ hạn.
Sám hối nghiệp vô thỉ,
Qua hai mươi mốt ngày.
Rồi tu chánh quán Phật,
Chánh quán chúng đã nghe,
Còn cảnh giới tà quán,
Chẳng phải chúng sở nghe,
Thì chẳng nên chấp lấy.
Sa Ma Tha cực tịnh,
Tam Ma Đề ghi nhớ,
Thiền Na quán sổ tức.
Gọi ba quán trong sạch,
Nếu người siêng tu tập,
Gọi là Phật ra đời .
Độn căn chưa thành tựu,
Thường nên siêng sám hối.
Tất cả tội vô thỉ,
Nếu các chướng tiêu diệt,
Cảnh Phật liền hiện tiền.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

Khi ấy Hiền Thiện Thủ Bồ Tát ở trong đại chúng từ chỗ ngồi đứng dậy, đi nhi­ễu quanh Phật ba vòng, đảnh lễ chân Phật, chấp tay quỳ gối bạch Phật rằng:

-Đại bi Thế Tôn ! Đã vì chúng con và chúng sanh đời mạt pháp, khai thị việc bất khả tư nghì như thế.

Bạch Thế Tôn ! Kinh giáo đại thừa này phải đặt tên gì ? Thọ trì như thế nào ? Chúng sanh tu tập được công đức gì ? Khiến con hộ vệ người trì Kinh như thế nào? Phổ biến giáo pháp này đến bậc địa vị nào ?

Ngài Hiền Thiện Thủ Bồ Tát nói xong, năm vóc gieo sát đất, đảnh lễ thưa thỉnh ba lần như vậy.

Bấy giờ Phật bảo Hiền Thiện Thủ Bồ Tát rằng:

- Lành thay ! Lành thay ! Thiện nam tử ! Ngươi khéo vì các Bồ Tát và chúng sanh đời mạt pháp hỏi Như Lai về vấn đề Kinh giáo, công đức, tên gọi như thế, nay ngươi hãy lắng nghe, ta sẽ vì ngươi mà thuyết.

Lúc ấy Hiền Thiện Thủ Bồ Tát và tất cả đại chúng trong hội hoan hỷ vâng lời Phật dạy, im lặng mà nghe.

-Thiện nam tử ! Kinh này là do trăm ngàn muôn ức hằng sa chư Phật sở thuyết, được tam thế Như Lai hộ trì, là chỗ quy y của mười phương Bồ Tát, là con mắt trong sạch của mười hai bộ Kinh, Kinh này gọi là Đại Phương Quảng Viên Giác Tổng Trì, cũng gọi là Khế Kinh Liễu Nghĩa, cũng gọi là Bí Mật Vương Tam Muội, cũng gọi là Cảnh Giới Quyết Định của Như Lai, cũng gọi là Tự Tánh Sai Biệt Trong Như Lai Tạng, ngươi nên thọ trì.

Thiện nam tử ! Kinh này hiển bày cảnh giới của Như Lai, chỉ có Phật Như Lai mới có thể giảng thuyết đến chỗ cùng tột. Nếu các Bồ Tát và chúng sanh đời mạt pháp theo đó tu hành, tùy thứ lớp tiến lên, sẽ đến địa vị Phật.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

Thiện nam tử ! Kinh này gọi là đại thừa đốn giáo, chúng sanh lợi căn do đó đốn ngộ, lại cũng bao gồm pháp tiệm tu cho tất cả chúng sanh. Ví như biển lớn chẳng bỏ sót dòng nước nhỏ, cho đến ruồi muỗi và A Tu La, uống nước này đều được no đủ cả.

Thiện nam tử ! Giả sử có người đem thất bửu chất đầy tam thiên đại thiên thế giới dùng để bố thí, chẳng bằng có người nghe tên Kinh này hay nghĩa một câu trong Kinh (Thất bửu thế gian chất đầy cõi Phật để bố thí chỉ gieo được phước hữu lậu, một lời nói chí lý thì sẽ chuyển phàm thành Thánh).

Thiện nam tử ! Giả sử có người giáo hoá trăm ngàn Hằng sa chúng sanh đắc quả A La Hán, chẳng bằng có người giảng thuyết Kinh này cho người nghe được hiểu thấu nửa bài kệ trong đó.

Thiện nam tử ! Nếu có người nghe tên Kinh này lòng tin vững chắc, nên biết người ấy đã gieo trồng thiện căn phước huệ nơi Hằng sa tất cả chư Phật, nên được nghe Kinh giáo này mà tướng chẳng nghi hoặc, chứ chẳng phải gieo trồng thiện căn nơi một Phật hai Phật mà được như thế.

Thiện nam tử ! Các ngươi nên hộ trì người tu hành đời mạt pháp, chẳng cho ác ma và ngoại đạo nhiễ­u loạn thân tâm họ, khiến cho lui sụt.

Lúc ấy, trong hội có Hỏa Thủ Kim Cang, Tồi Toái Kim Cang, Ni Lam Bà Kim Cang, v.v... tám vạn Kim Cang với quyến thuộc họ đều từ chỗ ngồi đứng dậy đi nhi­ễu quanh Phật ba vòng, đảnh lễ chân Phật mà thưa rằng:

-Bạch Thế Tôn ! Nếu tất cả chúng sanh đời mạt pháp có người trì Kinh này, quyết định tu pháp đại thừa, chúng con xin gìn giữ hộ trì như gìn giữ con mắt, cho đến bất cứ chỗ đạo tràng, chỗ tu hành nào, chúng con đều tự lãnh đồ chúng, ngày đêm hộ trì khiến khỏi bị lui sụt. Cho đến khiến gia đình họ thoát hẳn tai chướng, tật bệnh tiêu diệt, của cải phong túc, chẳng có thiếu thốn.

Khi ấy Đại Phạn Thiên Vương, hai mươi tám Thiên Vương cùng với Tu Di Sơn Vương, Hộ Quốc Thiên Vương, v.v... đều từ chỗ ngồi đứng dậy, đi nhiễu quanh Phật ba vòng, đảnh lễ chân Phật mà thưa rằng:

-Bạch Thế Tôn ! Chúng con cũng giữ gìn hộ vệ người trì Kinh này, khiến được thân tâm thường yên ổn, chẳng bị lui sụt.

Khi ấy có Đại Lực Quỷ Vương tên là Cát Bàn Trà, với mười vạn Quỷ Vương đều từ chỗ ngồi đứng dậy, đi nhiễu quanh Phật ba vòng, đảnh lễ chân Phật mà thưa rằng:

-Bạch Thế Tôn ! Chúng con cũng ngày đêm giữ gìn hộ vệ người trì Kinh này, khiến chẳng bị lui sụt. Chung quanh một do tuần chỗ người ấy ở, nếu có quỷ thần nào đó xâm phạm, thì chúng con sẽ đánh nát họ thành vi trần.

Phật thuyết Kinh này xong, tất cả Bồ Tát, Bát bộ Thiên Long Qủy Thần cùng quyến thuộc họ, và các Thiên Vương, Phạm-Vương, v.v... Tất cả đại chúng trong hội nghe lời Phật thuyết đều hoan hỷ, tín thọ phụng hành.


HẾT
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
Top