- Tham gia
- 5/5/14
- Bài viết
- 993
- Điểm tương tác
- 392
- Điểm
- 83
Liễu nghĩa còn có nghĩa là tri túc. Người thọ trì liễu nghĩa kinh không bao giờ dối hiện oai nghi. Đời sống thanh bạch, không kiêu mạn tự cao, không tham cầu lợi dưỡng. Đối với giáo pháp của Như Lai biết rõ lời dạy nào phương tiện, lời dạy nào cứu kính liễu nghĩa không nghi ngờ, không chấp dính và thắc mắc. Nếu người nào an trụ được những điều đó, phải biết người đó đã an trụ ĐỆ NHẤT NGHĨA, là người Y KINH LIỄU NGHĨA. Trái lại, người chỉ biết nói: Tất cả đều phừng cháy, tất cả đều vô thường, vô ngã và bất tịnh...Đấy gọi là người chỉ mới tiếp thu pháp BẤT LIỄU NGHĨA, dễ khiến chúng sanh đọa địa ngục A tỳ, vì không hiểu chân lý, không hiểu sự thật.
Kính thưa Thầy VQ và các đạo hữu,
Con có một thắc mắc hầu mong được sáng tỏ: ( con đang nói trường hợp Bất liễu nghĩa )
Trong quá trình học hỏi Phật Pháp của con, con có nghe rằng mỗi người sẽ có một căn cơ riêng, mỗi pháp môn là phương tiện, nhưng hầu như các pháp môn đó là phương tiện để cho chúng con biết đời là Vô thường, là Khổ, là Duyên, là Nghiệp .....nhưng lại cái hiểu đó là Bất Liễu Nghĩa theo Kinh Đại Niết Bàn...... và với căn cơ và duyên nghiệp của mỗi người mà có thể tu học với sự hiểu được Phật Pháp chỉ đến vậy. Nhưng theo kinh Đại Niết Bàn thì nếu chỉ hiểu Bất Liễu Nghĩa thì sẽ khiến chúng sanh đọa Địa Ngục , với y chỉ như vậy thì Thầy và các đạo hữu có lời chia sẻ nào để cho chúng con hiểu và nhất là những người chỉ có duyên với một pháp môn hoặc phương tiện nào đó có sự vững tâm trong tu học Phật pháp không ạ. ( vì tâm lý đã tu học mà bị đọa Địa Ngục thì người học sẽ dễ bị thối tâm )
Kính.