Kinh liễu nghĩa & kinh bất liễu nghĩa.

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15 Thg 4 2015
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
Nhân có vấn đề liên quan đến kinh liễu nghĩa và kinh bất liễu nghĩa ở các vị trưởng bối latuan có chỗ trình bày thô vụng như sau:
Theo tài liệu góp nhặt thì latuan được biết:
1 - Kinh liễu nghĩa là kinh điển trình bày về chân lý tuyệt đối, bản thể chân tâm, đúng mức và rốt ráo. Kinh bất liễu nghĩa là những kinh phương tiện, chỉ nói về chân lý tương đối, chưa đúng mức, chưa hết nghĩa. Ví dụ như nói Như Lai nhờ sự ăn mà sống còn, đó là lời (kinh) không liễu nghĩa. Nếu nói Như Lai thường trụ không biến đổi, đây gọi là lời (kinh) liễu nghĩa. Nếu nói Như Lai nhập Niết Bàn như củi hết lửa tắt, đó là lời (kinh) không liễu nghĩa. Nếu nói Như Lai nhập Pháp tánh, đấy là lời (kinh) liễu nghĩa.
2- Kinh bất liễu nghĩa, theo Tự Điển Phật Học giải thích là Kinh không trọn nghĩa. Kinh không trọn nghĩa là loại kinh mới nói nửa chừng, chưa nói đến chỗ rốt ráo. Suy ra, kinh LIỄU NGHĨA là kinh đã nói trọn nghĩa, là nói đến tận cùng.
Riêng latuan thì lại có cách lý giải khác. Phật Thích Ca là vì sự vô minh của loài người dẫn đến khổ não trôi lăn nơi luân hồi 3 cõi mà dấn thân nhập thế trải qua 49 năm thuyết pháp độ sinh. Latuan cả nghĩ với bi tâm dũng mãnh như thế thì rõ thật là Phật Thích Ca phải ra sức diễn giải đến chỗ tận cùng của đạo lý giác ngộ giải thoát chứ không có lý nào việc trình bày chỉ dừng ở mức nửa vời, không trọn vẹn.
Vì sao?
Vì chỉ khi giáo lý đạo giác ngộ được diễn giải viên dung, trọn vẹn thì người nghe mới có thể thâm nhập, lĩnh hội, chuyển hóa tùy thuận thật sống mà chạm đến cứu cánh niết bàn. Thế nên dù Phật thuyết về pháp phương tiện hay về bản thể chân tâm, niết bàn, sự giải thoát,… đều sẽ trình bày đến sự cùng tận, rốt ráo.
Có một sự khác biệt về việc hoằng pháp giữa Phật Thích Ca và các Tổ rõ nét. Do Phật là người đầu tiên tuyên thuyết giáo lý chứa đựng con đường giải thoát hoàn toàn nên việc trình bày sẽ minh bạch, rõ ràng, không có điều khuất tất, nghi tình…, việc làm ngõ hầu giúp người nghe sáng rõ vạn pháp, lời Phật thuyết là lời liễu nghĩa. Về sau, người tìm đến đạo Phật gom góp Tri kiến Phật học rồi chấp thủ, lấy kiến thủ góp nhặt được tự cho mình học cao, hiểu rộng, sở học hơn người ra sức tranh hơn luận thắng song kỳ thực chẳng tìm được lối vào Không môn, khi đối cảnh tham sân si mạn nghi vẹn nguyên, khổ não chẳng thể điều phục rốt ráo, đến khi vô thường gọi thì tâm loạn, lòng kinh chẳng khác gì người thế tục. Bởi do tâm khí cao ngạo, tự phụ sở học sâu rộng ở người học Phật vô minh mà các Tổ chẳng thể bảo ban, chỉ bày được cứu cánh giác ngộ giải thoát thực chứng cho những người học Phật lầm đường. Song do nhớ nghĩ bi tâm của Phật Thích Ca và cũng đoái thương cho những người học Phật vì tâm kiêu mạn, hoài nghi mà tâm chẳng thể an trú niết bàn Thường an lạc tịnh nên các Tổ lập ra phương tiện nhằm trói người học Phật vào nghi tình, bặt đường ngôn thuyết, hý luận bằng vào công án, khán thoại đầu,…
Tóm lại, Tam Tạng kinh mà Phật Thích Ca tuyên thuyết truyền trao vào nhân loại là lời đã nói ra, lời đã nói ra chỉ nhằm hiển chánh, là kinh liễu nghĩa. Còn việc người xem kinh tự trói mình vào những định kiến, kiến thủ với Tham sân si mạn nghi mà ra kinh bất liễu nghĩa, điều này theo cách nói của Lục Tổ Huệ Năng là mật tại bên ông, kinh bất liễu nghĩa vốn do nơi người hậu học chẳng do nơi người tuyên thuyết, xem kinh mà chẳng liễu nghĩa thì rơi vào tà kiến, vô minh lại càng thêm vô minh chồng lấp, mộng cứu cánh niết bàn càng thêm xa vời vì thế mà việc đắc pháp vô sanh ở người đời nay trở nên như bóng chim tăm cá dù rằng điều kiện tham cứu, học hỏi Tam Tạng kinh trở nên dễ dàng, thuận lợi. Nhớ lại trước đây người học Phật được chạm đến một quyển kinh sách, nghe được một lời kinh đã là điều rất khó khăn vậy mà người chứng ngộ không ít. Ngược lại, người học Phật ngày nay am hiểu, làu thông trọn vẹn cả Tam Tạng kinh song các bậc chứng ngộ sự giải thoát hoàn toàn tuyệt nhiên vắng bóng.
Tại sao?
Chẳng phải vì kiến thủ, định kiến, tham sân si mạn nghi mà người học Phật ngày nay chỉ có thể học làm Thánh nhân văn tự mà chẳng thể đáo nhập niết bàn ngay nơi hiện đời.
Kính!
(Còn tiếp – Chỉ là phần phụ chú hoa lá cành)​
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15 Thg 4 2015
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
Điệp vụ bất khả thi

Kinh Duy Ma Cật sở thuyết tinh yếu
Lược giải bản dịch của Tam tạng Pháp sư Cưu ma la thập, đời Diêu Tần,
Lời bạt
Kinh Duy Ma Cật sở thuyết còn có tên gọi Kinh bất khả tư nghì giải thoát. Bộ kinh là một pháp phương tiện thù thắng mà Phật Thích Ca từng tuyên thuyết nhằm phá ý niệm trụ Thanh văn, trụ Bồ tát y tựa nơi Phật đạo hành bồ tát đạo, thông qua hóa thân Bồ tát Duy Ma Cật, vị bồ tát đạt cứu cánh bất khả tư nghì giải thoát Phật Thích Ca đã thị hiện bồ tát hạnh dũng mãnh xuất ly Phật đạo, đi trong phi đạo đốt sáng ngọn đuốc chánh pháp, một lần nữa “Khai quan điểm nhãn” giải thoát cho người học Phật còn mê trụ nơi Thanh văn - tiểu thừa, mê trụ nơi bồ tát còn tâm phân biệt dính mắc y tựa có chánh pháp, có phi pháp - đại thừa chưa liễu nghĩa thật tướng bất khả tư nghì giải thoát.
Phật Thích Ca thuyết kinh liễu nghĩa không truyền trao kinh bất liễu nghĩa.
Vì sao lại như vậy?
Bởi lẽ chỉ khi liễu nghĩa thì người tham học mới có được lợi ích lớn, thông lý thì đạt sự hành trì. Song dù Phật Thích Ca thuyết kinh điển liễu nghĩa nhưng do tâm tham sân si mạn nghi mà người học Phật chẳng thể liễu nghĩa dẫn đến việc hiểu sai chánh pháp, lạc vào đường tà, lối rẽ. Lời Phật Thích Ca đã nói ra là hiển, không thể trực nhận, lĩnh hội là do nơi người nghe, học nhân - mật tại nơi người, chẳng do lời Phật thuyết có điều khuất tất, ám muội.
Năm xưa sư Pháp Đạt tụng kinh Pháp Hoa miên mật lại chẳng liễu nghĩa, dù vậy vẫn tự cho là công phu Phật học hơn người, sinh tâm ngã mạn. Do biết Lục Tổ Huệ Năng xuất thân là người Lĩnh Nam, là xứ dân hạ tiện, kém văn hóa, ít học nên một dịp Pháp Đạt vân du đến tham bái Lục tổ Huệ Năng mà tâm kiêu mạn không buông xả. Lục tổ Huệ Năng biết vậy thương tưởng một phen đốn ngộ khiến Pháp Đạt bừng tỉnh khai ngộ Phật tri kiến, tự biết lối vào đạo vui mừng rơi lệ, phủ phục bái tạ Lục tổ Huệ Năng không nhàm mỏi. Thế nên trì kinh cốt để liễu nghĩa chứ không phải để trả bài chư Phật Tổ 3 thời quá khứ, hiện tại, vị lai. Có kệ:
Tâm mê Pháp Hoa chuyển
Tâm ngộ chuyển Pháp Hoa
Tụng lâu chẳng hiểu thấu
Nghịch ý nghĩa rời kinh
Vô niệm niệm tức chánh
Hữu niệm niệm thành tà
Hữu vô đều chẳng chấp
Tự tánh luôn hiện tiền.
Các bậc cổ đức từng nói:
Một đám mây bay xà trước động
Mịt mù chim chóc lạc nẻo về
Thế nên tham cứu kinh điển cốt để liễu nghĩa nhằm thỏa thể dụng viên dung, lý sự đồng nhất. Việc tham cứu kinh điển nếu sai một li thì cái giá phải trả ở người tham cứu, học Phật là hà sa số kiếp luân hồi nơi 3 cõi 6 đường với vô vàn khổ não, muộn phiền, sinh tử - tử sinh. Do vậy người học Phật tham cứu kinh điển hãy nên tìm đọc hoặc chạm đến sự liễu nghĩa nơi kinh điển kẻo không tâm phân biệt, dính mắc Tham sân si mạn nghi sẽ trói người học Phật vào vô minh, phiền não và luân hồi sinh tử nơi 3 cõi 6 đường.
Vì nhân duyên sư ông Thích Thông Lạc tham cứu Kinh Duy Ma Cật sở thuyết không chạm đến sự liễu nghĩa của bộ kinh điển thậm thâm, vi diệu, bất khả tư nghì này đã vội nhận định đây là kinh sách của ngoại đạo, là loại kinh sách không mang lại sự giác ngộ giải thoát cho người tham cứu nên tôi sẽ tùy thuận lược giải bộ kinh Duy Ma Cật sở thuyết ngõ hầu góp phần giúp cho người học Phật dễ dàng tiếp cận hơn trong việc liễu nghĩa kinh điển đại thừa.
Muốn liễu nghĩa kinh điển đại thừa cốt yếu là ở sự “Đạt ý vong ngôn”, do vậy nên những yếu tố thần thông huyễn hoặc sẽ được tôi giản lược đi cho khỏi rối mắt người tham cứu.
Phần lục chủng chứng tín nhằm thể hiện đây là kinh điển đúng thật do Phật Thích Ca thuyết tôi sẽ lược bỏ vì nguyên ủy phần lục chủng chứng tín chỉ có giá trị khi đạo Phật chưa được rộng truyền trong nhân gian. Ngày nay, việc thừa nhận bất kì bộ kinh nào có đúng là lời Phật Thích Ca thuyết hay không đã không còn thật sự quan trọng nữa. Điều quan trọng hơn là thông qua nội dung của bộ kinh người tham cứu có sáng rõ được giá trị đúng mực, chân thật của đạo Phật, có tìm được chìa khóa mở lối con đường giác ngộ giải thoát hay không? Người học Phật đúng mực là người tìm lối thoát khổ, giải thoát khỏi luân hồi chứ không phải là những người đi sưu tầm đồ cổ, hàng zin của Phật Thích Ca.
Tóm lại, tôi sẽ giản lược đi những đoạn kinh văn không có nhiều giá trị cho sự sáng rõ chánh pháp thông qua bản diễn giải Kinh Duy Ma Cật sở thuyết tinh yếu, là việc làm những mong giúp người đọc gần hơn với sự liễu nghĩa kinh điển đại thừa.
Trân trọng!
P/S:
Vì chút nhân duyên còn xót lại latuan dự định sẽ lược giải Kinh Duy Ma Cật sở thuyết song bất chợt lại muốn buông hạ đồ đao, việc dịch giải liễu nghĩa các bộ kinh điển đành trông chờ vào các bậc cao minh phủ chính vậy.
Kính!
 

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15 Thg 4 2015
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
Vô minh hoàn

Việc học Phật là cốt để minh tâm, kiến tánh đáo nhập niết bàn nhằm tự giải thoát khỏi khổ não, luân hồi. Việc học Phật há phải để vũ trang sở học, kiến thủ sâu dày nhằm tranh hơn, luận thắng bộc lộ bản ngã tự phụ hiểu biết hơn người cùng việc tăng trưởng sự vô minh.
Người đời vì sự hụt hẫng tâm linh, đánh mất sự cân bằng nội tâm mà tìm đến đạo Phật, việc học Phật là những mong tháo gỡ vô minh nơi cái biết thiển cận, nông nổi tự thân bởi thế cho nên việc tham cứu kinh điển cần chạm đến sự liễu nghĩa. Khi tham cứu kinh sách liễu nghĩa thì sự vô minh theo đó cũng từng bước được tháo gỡ khỏi sự hiểu biết nơi mỗi người. Việc thoát khổ, đoạn dứt luân hồi sinh tử cũng do nơi mắc xích vô minh được tháo gỡ.
Người đã thông đạt vô minh tự biết việc nên làm, cần làm há lấy sự tranh chấp hơn thua nơi câu chữ, ngôn từ mà dấn thân.
Với những người học Phật việc tham cứu kinh điển hãy còn chưa chạm đến sự liễu nghĩa là hãy còn vô minh, rồi lấy sự vô minh ấy chấp giữ làm kiến thủ, định kiến ngõ hầu ra sức khẳng định sở học sâu rộng cá nhân, xem thường người hậu học là để được gì?
Sau lại ngụy biện bảo rằng là hộ trì chánh pháp, cống hiến bảo vệ Tam bảo Phật Pháp Tăng thì liệu việc làm đó có đúng mực không?
Khi tự thân còn vô minh, rơi vào tà kiến thì lời nói bảo vệ Phật Pháp Tăng, hộ trì chánh pháp phải chăng là lời nói điên đảo? Đó là việc hộ trì chánh pháp, Tam bảo hay là việc hủy báng, phá hoại sự đúng mực, khách quan, sáng rõ của đạo lý giác ngộ giải thoát.
Vô minh còn có hàm nghĩa là hãy còn tối tăm, ngu dốt. Dân gian lại có câu “Nhiệt tình cộng với ngu dốt ra là phá hoại”, liệu điều này có thể xảy ra không nơi việc làm của những người học Phật vô minh.
Dựa vào y kinh để bảo vệ, hộ trì chánh pháp ư? Điều này chỉ có thể nếu người học Phật sáng rõ chánh pháp, liễu nghĩa Tam Tạng kinh. Nhược bằng chỉ y tựa vào từng câu chữ trong kinh sách mà không liễu nghĩa thì hãy nhớ rằng các bậc cổ đức từng không tiếc lời cảnh tỉnh rằng
Y kinh giải nghĩa Tam thế Phật oan
Ly kinh nhất tự tức đồng Ma thuyết
Vậy thì tựa vào kinh điển mà tự thân không liễu nghĩa để gia cố kiến thủ, định kiến, tăng trưởng vô minh sẽ mang lại lợi lạc gì cho người học Phật?
Chẳng phải là việc làm chứa đựng sự sân hận, si mê, hoài nghi và kiêu mạn ấy chỉ là việc tổn mình, hại người, là việc làm khiến tự thân và bạn đạo rơi vào tà kiến vô minh sao?

Thế nào là vô minh?
Vô minh là sự hiểu biết không đúng mực, không sáng rõ về vạn pháp, về bản tâm, chân tánh, về sự giác ngộ giải thoát hoàn toàn khỏi luân hồi nhân quả nơi 3 cõi 6 đường.
Có thật vô minh là những điều bạn vừa tuyên thuyết không? Vậy ra bạn đã rõ cả vô minh rồi, việc thoát khổ, liễu thoát sinh tử bạn đã tự đoạn lìa, bạn đang an trú niết bàn Thường an lạc tịnh?
À! Nghĩa của vô minh là do Tự điển Phật học, do các vị sư thầy, các bậc cổ đức, minh triết truyền dạy nên tôi hiểu vậy. Tôi nghĩ các bậc thầy Phật học nói lời không hư dối, họ chỉ nói lời đúng thật, đó đúng là nghĩa của sự vô minh.
Qua lời các bậc tôn trưởng, cao đức bạn đã rõ biết vô minh, tâm bạn đã minh, trí đã sáng bạn đã có thể tự đuốc mà đi chăng?
Thực ra tôi hãy còn vô minh, lối ra luân hồi tôi chẳng hề sáng rõ, cơ may để gõ đúng cánh cửa giải thoát cơ hồ như tôi không thể tự chủ được nơi hiện kiếp, hẳn là tôi cần đến thêm nhiều thời gian, ví như là nhiều đời, nhiều kiếp nữa.
Sao lại thế? Sự vô minh bạn đã rõ cả, về lý biết vô minh tự khắc sẽ minh tâm, kiến tánh; minh tâm kiến tánh tự khắc đã có lối thoát khỏi luân hồi. Tại sao bạn lại không có sự tự tin về việc liễu thoát sinh tử?
Tôi… tôi không rõ.
Vì lẽ cái biết mà bạn góp nhặt kia là cái biết của kinh sách, của các bậc tôn trưởng, cao đức, của bạn đạo và cả sự vô minh kiến thủ của chính bạn; những cái biết đó là dây trói chứ nào phải là chiếc chìa khóa mở cánh cửa liễu thoát sinh tử.
Phật Thích Ca chẳng bảo rằng những điều ta tuyên thuyết chỉ là ngón tay chỉ mặt trăng, là chiếc bè để giúp người qua sông. Phật Thích Ca lại nhận ra người học Phật sẽ mãi ôm bè mà chẳng ra sức tự lực bơi qua sông sinh tử nên đã cảnh tỉnh rằng “Hãy tự thắp đuốc mà đi”. Sao bạn lại đi lấy chiếc bè của Phật Thích Ca làm tấm lá chắn che đậy, giới hạn sự hiểu biết của chính mình?
Thắp đuốc gì? Và tự đi đâu?
Thắp ngọn đuốc sáng trí tuệ ngõ hầu soi sáng sự vô minh, từ đó đặt được những bước chân vững chắc nhằm tự thoát khỏi sinh tử luân hồi.
Người học Phật thường nói về luân hồi nơi 3 cõi 6 đường, về nhân quả chẳng lầm.
Nhưng liệu có thể nhận biết việc luân hồi sẽ diễn ra như thế nào? Nhân quả chẳng lầm là sao? Giết một con gà là sẽ trở thành gà một kiếp để trả mạng ư? Giết hai con gà trả lại hai kiếp làm gà ư?
Trải qua một đời người, mỗi người trong sự vô tình lẫn cố ý đã sát sinh biết bao nhiêu chủng loài, bao nhiêu sinh mạng,… vậy phải trả đến bao giờ? Chẳng lầm nhân quả hay đã rơi vào tà kiến, vô minh, chấp trước.
Tham một tổ ong, đốt tổ ong cháy cả khu rừng, làm sao để trả cho hết bấy nhiêu sinh mạng bị vùi nơi lửa dữ. Xịt rầy để canh tác lúa, trồng rau màu, ăn chay vẫn phải thường sát sinh,... nhân quả chẳng lầm nên trả đến bao giờ?
Nếu chẳng thể sáng rõ những vấn đề liên quan đến nhân quả, đến luân hồi nơi 3 cõi thì vô minh hãy còn vẹn nguyên và qua mỗi đời kiếp vô minh càng thêm chồng chất, chẳng phải là con người ngày nay khó mong vượt thoát luân hồi cùng quy luật nhân quả chẳng lầm đền trả.
Nếu nghĩa nhân quả chẳng lầm được liễu nghĩa như trên há phải việc học Phật nhằm thoát khỏi luân hồi nhân quả ở người học Phật ngày nay đã trở nên là điều vô vọng, là giấc mộng không cùng.
...
Tôi tự biết với việc học Phật chỉ là hạng sơ cơ, kém cỏi song cũng vì bi nguyện của Phật Thích Ca mà một phen lần đến khu rừng Simsapa nhặt lấy vài chiếc lá ngõ hầu khai mở lại con đường chánh pháp sáng rõ mà Phật Thích Ca đã một đời tận tụy trao truyền.
Trong số những chiếc lá Simsapa mà tôi gửi đến người đọc là “Chánh pháp thất truyền của Phật Thích Ca”.
Kính!
Y kinh giải nghĩa Tam thế Phật oan
Ly kinh nhất tự tức đồng Ma thuyết.
Nhất tự chính là chữ tâm, có lẽ có thể tôi sẽ diễn vai một con ma tốt bụng.
 

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15 Thg 4 2015
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
Chánh pháp thất truyền của Phật Thích Ca...

Quán Chiếu Tam Giới​
Tôi là một chúng sinh đã từng trôi lăn không nhàm mỏi trong 3 cõi 6 đường. Vì thế trong tâm thức tôi có niềm tin, sự thánh thiện của cõi Trời. Có định tâm, định lực hùng mạnh của cõi Atula. Có trí tuệ, sự hiểu biết của cõi Người. Có sự hoang dã, ngu khờ của nẻo Súc sinh. Có sự lầm lạc, mê mờ của kiếp Ngạ quỷ. Có sự hoảng loạn, tối tăm của chúng sinh trong Địa ngục.
Không riêng tôi, bất kỳ chúng sinh nào còn trôi lăn trong 6 nẻo đều có trong tâm thức đầy đủ những thuộc tính đặc trưng của 6 nẻo.
Tôi lại mượn pháp Phật trình bày về Tam giới.
Như tôi đã nói từ trước Phật đã mượn ngôn từ và tùy thuận nhận thức loài người để phân định ra 3 cõi 6 đường. Bởi lẽ trên thực tế rất khó để phân định 3 cõi 6 đường cho rành rõ vì nẻo Atula thật là muôn hình vạn dạng hiện diện ở cả 3 cõi 6 đường. Và ở mức độ tương đối, hầu hết chúng sinh mỗi nẻo thường tồn tại rất lâu trong nẻo họ hiện diện. Họ chỉ chuyển qua nẻo khác khi nhàm mỏi hoặc xảy ra một biến cố lớn khiến họ phải bừng tỉnh.
Riêng nẻo Người thì việc luân chuyển có phần thường xuyên, năng động hơn vì lẽ loài người có trí tuệ, sự hiểu biết và khả năng phân biệt. Những đặc tính đó khiến con người sinh ra rất nhiều đức tính khác như yêu, ghét, hoài nghi, cao ngạo, tham đắm, si mê, nóng nảy, hiền từ,… và khả năng ghi nhớ, chất chứa, lưu giữ ký ức. Chính những điều mà dường như nẻo người hơn những nẻo khác lại khiến cho con người dễ mê mờ, lầm lạc trong 6 nẻo.
Tuy nhiên, nẻo người thực sự có ưu thế hơn những nẻo khác đó là sự ưu việt về trí tuệ, sự hiểu biết. Đây chính là điều kiện cần và đủ để con người thoát khỏi luân hồi bằng việc đạt được chánh định - Sự hiểu biết về giác ngộ, giải thoát.
1. Nẻo Trời.
Đây là cảnh giới được xây dựng dựa trên nền tảng niềm tin về tự thân của mỗi chúng sinh. Chúng sinh hiện diện trong nẻo Trời thường có những rung cảm thăng hoa, những ước mơ đẹp, sự thánh thiện, hoàn mỹ,...
Những chúng sinh này có cùng đặc tính được diễn đạt nôm na, dễ nhận biết bằng cụm từ “Cầu được ước thấy”. Họ sẽ ngay lập tức được thỏa mãn những điều mong muốn như ăn ngon, mặc đẹp, thân hình rực rỡ, dung mạo uy nghi, xinh đẹp,…
Những chúng sinh tồn tại ở nẻo Trời, tiền kiếp của họ thường gieo nhiều nhân tốt, làm nhiều việc thiện, tích lũy phước duyên, có tấm lòng thanh cao, thánh thiện,… Nẻo giới này cao hơn 5 nẻo còn lại, những chúng sinh ở nẻo khác đều kiêng dè khi chạm phải.
Trong nẻo Trời còn có sự hiện diện những vị thần sắc đẹp, thần đánh đàn, thần ca múa,…và cả những chúng sinh đạt định lực về sự giải thoát nhưng lại chưa buông bỏ được ý niệm về cái tôi thường tại. Đây là chúng sinh ở nẻo Atula bởi lẽ chúng sinh nẻo Atula định lực rất hùng mạnh. Những chúng sinh tồn tại ở cảnh giới này rất thong thả, ung dung, tự tại, dài lâu cho đến khi họ nhàm chán và cần có sự đổi thay. Họ dấy lên ý niệm cần có thân thì lập tức theo nghiệp lực rơi vào 6 nẻo.
Cũng có rất nhiều chúng sinh trong nẻo Trời sau thời gian thì họ đạt được chánh định về sự giải thoát, chánh định này có được khi ở những kiếp người trước đó họ đã có dịp học hỏi, rèn luyện. Họ đã không còn trói buộc về thân, đánh tan ý niệm về cái tôi mà họ còn đang chấp giữ thì ngay lập tức họ thể nhập Niết bàn tịch diệt.
(Còn tiếp)​
 

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15 Thg 4 2015
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
2. Nẻo Atula.
Đây là cảnh giới có định tâm, định lực vững vàng nhất trong 6 nẻo. Thế nên không có nẻo nào mà không có sự tồn tại của họ.
Tiêu biểu cho nẻo Atula đó là những vị thần chiến tranh. Họ thực sự là những người thần binh, thần tướng. Họ ra đời là để đánh nhau, chiến đấu không dừng nghỉ. Hiển nhiên sau những trận giao tranh thì thương tích cũng đầy người, việc gãy tay, đứt chân, nát ngực, vỡ đầu,… là chuyện thường tình. Họ không cần quá nhiều thời gian để phục hồi nguyên vẹn và nâng cao khả năng chiến đấu.
Ngoài ra, nẻo Atula còn có rất nhiều vị thần khác nhau tùy theo tâm ý của mỗi chúng sinh mà thành hình, định tâm hùng mạnh khiến chúng sinh nẻo Atula hoàn toàn làm chủ tâm ý bản thân.
Cũng như chúng sinh nẻo Trời, chúng sinh nẻo Atula sau vô số kiếp hiện diện nẻo Atula thì nhàm mỏi, dừng lại và trôi lăn nơi 3 cõi 6 đường.
3. Nẻo Người.
Đây là cảnh giới bạn đã biết. Con người là chúng sinh có trí tuệ, sự hiểu biết và khả năng quyết định tạo tác nghiệp nhân quả thiện ác. Điều này khiến cho con người quyết định con đường đi của họ sẽ đi trong 6 nẻo.
Tâm từ, tâm bi, tình yêu thương chân thành, sự hiểu biết và sự hiểu biết về giác ngộ, giải thoát sẽ giúp chúng sinh ở nẻo Người được sinh về nẻo Trời hoặc cõi Niết bàn.
Việc chú tâm, ghi nhớ và những thói quen tốt giúp con người có được định tâm, định lực vững chắc là lối dẫn con người vào nẻo Atula. Nếu có hiểu biết về chánh định thì việc thể nhập Niết bàn chỉ là vấn đề thời gian.
Việc thực hành thiện nghiệp, sống hòa đồng, hiểu biết và thương yêu giúp con người luân chuyển trong kiếp người. Đây là cảnh giới tốt nhất để tu tập đạt được chánh định giải thoát. Bởi lẽ con người không thể tồn tại mãi ở kiếp người rồi sẽ trôi lăn. Tham đắm, hơn thua, sân hận, si mê,… là những cám dỗ mà chỉ cần thiếu chút hiểu biết là con người rơi vào nẻo khác.
Bạn đừng cả nghĩ “Nếu ai cũng đạt được chánh định thì loài người sẽ dứt mất”. Điều bạn cần làm là giải thoát chính bản thân mình khi bạn cảm thấy đó là việc làm cần thiết. Những chúng sinh khác sẽ lại luân chuyển thành người và tiếp tục đi trên con đường giải thoát.
Bạn lại giả lập câu hỏi:
- Nếu tất cả chúng sinh nẻo khác quay về kiếp người và đạt được chánh định thì loài người sẽ phải diệt vong?
Tôi trả lời:
- Loài người sẽ không diệt vong khi tất cả chúng sinh lần tìm về chánh định vì trong 3 cõi 6 đường còn hai hạng chúng sinh mà bạn không rõ biết. Đó là những chúng sinh một tâm mà lại có nhiều thân và những chúng sinh một thân nhưng lại có nhiều tâm. Những chúng sinh này luôn hiện diện và giữ mãi sự tồn tại chúng sinh trong 3 cõi 6 đường. Loài người sẽ diệt mất khi chiến tranh, thù hận leo thang thành thế chiến thứ ba, trái đất nổ tung và không còn gì nữa.
Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc bạn không còn nữa. Bạn vẫn còn sự sống, bạn sẽ góp nhặt lại hình hài của mình từ những mầm sống trong cát bụi và không hẳn con người sẽ tìm lại hình dạng của con người hiện đại ngày nay.
Việc này giống như ta đưa những nhà bác học tài ba, lỗi lạc nhất đến một vùng đất xa lạ, không trang bị cho họ bất cứ một vật dụng gì hỗ trợ cuộc sống. Họ sẽ phải tự thích nghi để tồn tại. Có lẽ họ sẽ không khác gì những con người sơ khai xa xưa. Thậm chí khả năng thích nghi của họ sẽ kém hơn vì những kỹ năng sinh tồn trong tự nhiên đã bị quên lãng.
Nhưng khi họ tồn tại thì những tiềm thức sẽ dần khai mở và đồng thời họ cũng có những hướng thích nghi khác hơn.
Điều đáng sợ nhất trong nẻo Người là khả năng lưu giữ những điều đã qua và thói quen.
Tuy nhiên, con người vẫn còn được một kỹ năng tối quan trọng là khả năng buông bỏ, không dính mắc nhưng không phải ai cũng đạt được kỹ năng rất quan trọng này. Việc có được kỹ năng này cần phải trải qua quá trình rèn luyện kiên trì, lâu dài, có chủ định và tích lũy.
Nhớ lại, tôi đã từng có kiếp những tưởng hại người nhưng chung cuộc thành ra lại hại chính mình.
Ở kiếp đó, tôi là một chàng trai nghèo, tính tình chất phác đem lòng thương một cô gái cùng làng. Chúng tôi yêu thương nhau, cùng thề nguyền sẵn sàng vì nhau mà chết và nguyện hứa sẽ không lấy ai khác nếu không đến được với nhau. Nhưng thật không hay khi cậu ấm của một cường hào làng bên cũng để mắt đến cô gái. Việc tôi yêu cô gái đã trở thành cái gai trong mắt cậu ấm và tôi đã bị đánh đập, hành hạ cho đến chết. Mặc dù đã chết, tôi vẫn ôm giữ mối tình, tôi không thể dứt bỏ, quanh quẩn theo cô gái như bóng với hình. Cô gái đã rất buồn khổ. Điều này càng khiến tôi thêm đau xót. Kẻ hãm hại tôi lại đến chèn ép gia đình cô gái và đã cưới được người tôi thương. Sự căm tức, thù hận, đau khổ, sự phản bội,… khiến tôi vật vã và lời nguyền báo thù được khắc vào tâm thức. Oan nghiệt chất chồng. Cô gái có thai và sinh ra một bé trai. Tôi đã chuyển lại kiếp người với thân phận là con trai của những người tôi căm hận. Hiển nhiên là tôi không nhớ, không ý thức gì về lời nguyền nhưng tôi lại là một đứa bé hư hỏng, ngang tàng và bạo ngược. Tôi đã phá hỏng tất cả gia tài, sự nghiệp gia tộc. Tất cả không còn gì kể cả người thân. Họ chết dần mòn cùng với sự khánh kiệt của dòng họ. Tôi bắt đầu một kiếp sống nghèo đói, lang thang.
Đó là kết quả truyền kiếp của việc chất chứa, nắm giữ sự u mê và thù hận.
Qua câu chuyện tiền kiếp, tôi lại có một lời nhắn gửi những người ghét bỏ thân mạng.
Tôi đã bắt gặp những kiếp chúng sinh mê mờ không tìm được lối đi - Những người vì phút yếu lòng tự tìm đến cái chết. Họ không tìm được cách thoát ra những khổ đau trong cuộc sống. Họ chọn cái chết để giải tỏa mọi khổ đau.
Họ đã nhầm lẫn! Chết không giải quyết được vấn đề. Họ vẫn giữ nỗi khổ đau, hụt hẫng, chán chường, yêu hận,… không thể thoát ra, họ cũng không còn thân xác và tâm trí để tìm ra hướng giải quyết. Sự đau khổ bức hại còn nặng nề hơn nỗi đau khổ khi họ sống, họ không thể làm gì khác ngoài việc chịu đựng sự hành hạ.
Việc này có phần nào giống như việc ta đói bụng mà lại nhìn thấy rất nhiều đồ ăn, thức uống ngon lành bày ra trước mắt và ta không thể ăn. Cơn đói càng lúc càng tăng. Mùi thức ăn thơm phức mà ta chỉ có thể đưa mắt nhìn.
Bạn hãy tự cảm nhận những cảm xúc khó chịu đựng đó. Hãy tỉnh táo giải quyết mọi việc hơn là làm cho sự việc trở nên tồi tệ hơn.
(Còn tiếp - Nẻo người)​
 

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28 Thg 4 2014
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
2. Nẻo Atula.
Đây là cảnh giới có định tâm, định lực vững vàng nhất trong 6 nẻo. Thế nên không có nẻo nào mà không có sự tồn tại của họ.
Tiêu biểu cho nẻo Atula đó là những vị thần chiến tranh. Họ thực sự là những người thần binh, thần tướng. Họ ra đời là để đánh nhau, chiến đấu không dừng nghỉ. Hiển nhiên sau những trận giao tranh thì thương tích cũng đầy người, việc gãy tay, đứt chân, nát ngực, vỡ đầu,… là chuyện thường tình. Họ không cần quá nhiều thời gian để phục hồi nguyên vẹn và nâng cao khả năng chiến đấu.
Ngoài ra, nẻo Atula còn có rất nhiều vị thần khác nhau tùy theo tâm ý của mỗi chúng sinh mà thành hình, định tâm hùng mạnh khiến chúng sinh nẻo Atula hoàn toàn làm chủ tâm ý bản thân.
Cũng như chúng sinh nẻo Trời, chúng sinh nẻo Atula sau vô số kiếp hiện diện nẻo Atula thì nhàm mỏi, dừng lại và trôi lăn nơi 3 cõi 6 đường.
Trí Từ xin được thắc mắc chút nha,
Chúng ta nói Lý Thuyết vậy...
Ở cõi Atula này theo Trí Từ được biết cũng như latuan đề cập trên nhưng chỉ đồng tình ở đoạn:
"Tiêu biểu cho nẻo Atula đó là những vị thần chiến tranh. Họ thực sự là những người thần binh, thần tướng. Họ ra đời là để đánh nhau, chiến đấu không dừng nghỉ. Hiển nhiên sau những trận giao tranh thì thương tích cũng đầy người, việc gãy tay, đứt chân, nát ngực, vỡ đầu,… là chuyện thường tình. Họ không cần quá nhiều thời gian để phục hồi nguyên vẹn và nâng cao khả năng chiến đấu."

Ngoài ra mấy cái kia hoàn toàn không đồng ý, rằng:
"Đây là cảnh giới có định tâm, định lực vững vàng nhất trong 6 nẻo. Thế nên không có nẻo nào mà không có sự tồn tại của họ."
- Nếu nói thế này thì Định Tâm, Định Lực là gì ở cõi này mà được cho rằng vững nhất trong 6 nẻo ? Tâm, Lực định ra sao để vào cõi này ?

"Ngoài ra, nẻo Atula còn có rất nhiều vị thần khác nhau tùy theo tâm ý của mỗi chúng sinh mà thành hình, định tâm hùng mạnh khiến chúng sinh nẻo Atula hoàn toàn làm chủ tâm ý bản thân."

Không rõ sự Làm Chủ Tâm Ý bản thân ở cõi này là làm chủ ra làm sao ?

Mời latuan giải thích thêm vì Trí Từ thấy 2 câu nhận định này đi sai với những gì chủ trương cũng như mục đích của đạo Phật.
 

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15 Thg 4 2015
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
Trí Từ xin được thắc mắc chút nha,
Chúng ta nói Lý Thuyết vậy...
Ở cõi Atula này theo Trí Từ được biết cũng như latuan đề cập trên nhưng chỉ đồng tình ở đoạn:
"Tiêu biểu cho nẻo Atula đó là những vị thần chiến tranh. Họ thực sự là những người thần binh, thần tướng. Họ ra đời là để đánh nhau, chiến đấu không dừng nghỉ. Hiển nhiên sau những trận giao tranh thì thương tích cũng đầy người, việc gãy tay, đứt chân, nát ngực, vỡ đầu,… là chuyện thường tình. Họ không cần quá nhiều thời gian để phục hồi nguyên vẹn và nâng cao khả năng chiến đấu."

Ngoài ra mấy cái kia hoàn toàn không đồng ý, rằng:
"Đây là cảnh giới có định tâm, định lực vững vàng nhất trong 6 nẻo. Thế nên không có nẻo nào mà không có sự tồn tại của họ."
- Nếu nói thế này thì Định Tâm, Định Lực là gì ở cõi này mà được cho rằng vững nhất trong 6 nẻo ? Tâm, Lực định ra sao để vào cõi này ?

"Ngoài ra, nẻo Atula còn có rất nhiều vị thần khác nhau tùy theo tâm ý của mỗi chúng sinh mà thành hình, định tâm hùng mạnh khiến chúng sinh nẻo Atula hoàn toàn làm chủ tâm ý bản thân."

Không rõ sự Làm Chủ Tâm Ý bản thân ở cõi này là làm chủ ra làm sao ?

Mời latuan giải thích thêm vì Trí Từ thấy 2 câu nhận định này đi sai với những gì chủ trương cũng như mục đích của đạo Phật.

Trình trưởng bối Trí Từ!
Những điều trưởng bối đã có sẵn nơi phần nội dung trình bày tiếp theo cả rồi. Nếu đến cuối bài viết trưởng bối vẫn thấy có điều không thông, chưa ổn thì latuan sẽ trình bày cụ thể, rõ ràng thêm.
À! Trưởng bối xem kinh sách không ít nên hẳn đã rõ nẻo Atula là nẻo có định lực, định tâm hùng mạnh nhất nơi 6 nẻo chứ có lý nào lại chưa rõ.
Việc nẻo Atula xen lẫn các nẻo khác thể hiện ở nẻo Trời có thần sắc đẹp, thần đánh đàn,… Tất cả các vị Thần đều là hiện thân của nẻo Atula. Những nẻo khác latuan đều có sự đề cập việc tồn tại chúng sinh nẻo Atula.
Nhân tiện vì trưởng bối nhận định 2 câu nhận định của latuan đi sai với chủ trương, mục đích của đạo Phật nên latuan thật lòng muốn hỏi trưởng bối rằng:
1. Theo trưởng bối chủ trương cũng như mục đích của đạo Phật là gì?
2. Không rõ sự Làm Chủ Tâm Ý bản thân ở cõi người là làm chủ ra làm sao?
Latuan rất mong nhận được câu trả lời từ Trưởng bối! Cảm ơn trưởng bối đã thẳng thắn chia sẻ!
Kính!
P/S: latuan mong rằng câu hỏi về định tâm, định lực nẻo Atula có phải là hùng mạnh nhất so với các nẻo còn lại hay không sẽ được các vị trưởng bối nơi diễn đàn cho câu trả lời rõ ràng nhằm đảm bảo tính khách quan, chuẩn mực. Thầy vienquang6 có thể giúp bạn đạo có thêm sự sáng rõ về vấn đề này không? Rất mong được Thầy vienquang6 cùng các vị trưởng bối khác tương trợ.
Kính!
 

Quan Âm Các

Active Member
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2014
Bài viết
264
Điểm tương tác
127
Điểm
43
Dạ thưa Quí Ngài.

A Tu La Là cảnh giới bị đọa, nghiệp nhân phần nhiều là do xấu ác, nhưng có tu phước, chớ chưa từng nghe nói A Tu La mà có định lực bậc nhất bao giờ cả. Cái này chắc là (ai) mới sanh ra chăng ?

Chư Thiên Sắc Giới là do tu 4 bậc Thiền mà sanh lên, thì kinh sách có nói nhiều.

Dạ trò xin góp ý ạ.
 

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15 Thg 4 2015
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
Dạ thưa Quí Ngài.

A Tu La Là cảnh giới bị đọa, nghiệp nhân phần nhiều là do xấu ác, nhưng có tu phước, chớ chưa từng nghe nói A Tu La mà có định lực bậc nhất bao giờ cả. Cái này chắc là (ai) mới sanh ra chăng ?

Chư Thiên Sắc Giới là do tu 4 bậc Thiền mà sanh lên, thì kinh sách có nói nhiều.

Dạ trò xin góp ý ạ.

Chào Quan Âm Các!
Thật lòng thì latuan thừa nhận là sở học của Quan Âm Các là rất rộng khắp đấy. Song phải chăng do tư tâm mà việc hành xử có phần không được khách quan lắm chăng?
A-tu-la hay các thần ở đình miếu trong tín ngưỡng Ấn Độ, đặc biệt được nhắc đến nhiều trong Phật giáo. Những vị thần này vẫn còn nằm trong tam giới, phúc hơn cõi người, bằng trời nhưng đức kém hơn. Vua thần thì ở lưng chừng núi tu di. còn thần cấp dưới thì ở đình miếu. Những vị này lúc tu hay sân hận hoặc chẳng có tu hành mà có công giúp dân. Nên được làm thần để hưởng phúc. Đến khi phúc khí hết thần lại đi đầu thai nơi khác
A Tu La (Tiếng Phạn: Asura) và có nhiều tên gọi khác nhau: A tác la, A tô la, A tố la, A tố lạc, A tu luân. Trong Kinh thường nêu ra ba loại A Tu La: 1/ A Tu La thiên đạo. 2/ A Tu La quỷ đạo. 3/ A Tu La súc đạo.
Theo Từ điển Phật học Huệ Quang, quyển 1, trang 84 giải thích: "A Tu La là 1 trong 6 đường, 1 trong 8 bộ chúng, 1 trong 10 giới, một trong những vị thần xưa nhất ở Ấn Độ, Một loại quỷ thần hiếu chiến, thường bị coi là ác thần và thường tranh đấu với trời Đế Thích không ngừng nên có danh từ A Tu La trường, A Tu La chiến v.v…
Theo phẩm A Tu La Luân trong Kinh Tăng Nhất A Hàm 3: Thân hình của A Tu La cao 84.000 do tuần, miệng rộng mỗi bề 1.000 do tuần. Còn phẩm A tu La Luân trong Kinh Trường A Hàm 20, phẩm A tu luân trong Kinh Đại Lâu Thán 2. Kinh Khởi Thế Nhân Bản 5 v.v…đều ghi rõ chỗ ở và sự tích của A Tu La. Về nghiệp nhân của A tu la, các Kinh thường nêu ra 3 thứ nhân làm cho chúng sanh sanh trong loại nầy: Sân, mạn, nghi.
Theo Kinh Phật Vị Thủ Ca Trưởng Giả Thuyết Nghiệp Báo Sai Biệt thì liệt kê ra 10 thứ nhân làm cho chúng sanh sanh trong loài A tu la.
1.Thân làm việc ác nhỏ. 2. Miệng nói lời ác nhỏ. 3. Ý nghĩ điều ác nhỏ. 4. Khởi tâm kiêu mạn. 5. Khởi tâm ngã mạn. 6. Khởi tâm tăng thượng mạn. 7. Khởi tâm đại mạn. 8. Khởi tâm tà mạn. 9. Khởi tâm mạn mạn. 10. Hướng về các căn lành.

...
Chẳng hay với Quan Âm Các các vị Thần là thuộc về cõi giới nào? Và vị Thần mà kịch chiến với Thiên đế Hoàn Nhơn, vua cõi Trời là chúng sinh hạng nào?
Nếu Atula định tâm nông cạn, non nớt có thể kịch chiến ngang ngửa vời vua Cõi Trời sao? Nếu định lực yếu kém có thể làm Thần chiến tranh, Thần sắc đẹp,... được sao?
...
 

Quan Âm Các

Active Member
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2014
Bài viết
264
Điểm tương tác
127
Điểm
43
Chẳng hay với Quan Âm Các các vị Thần là thuộc về cõi giới nào? Và vị Thần mà kịch chiến với Thiên đế Hoàn Nhơn, vua cõi Trời là chúng sinh hạng nào?
Nếu Atula định tâm nông cạn, non nớt có thể kịch chiến ngang ngửa vời vua Cõi Trời sao? Nếu định lực yếu kém có thể làm Thần chiến tranh, Thần sắc đẹp,... được sao?
...

[/SIZE]

Kính thưa Bạn latuan. Bạn đã thấy các vị Thần ở đâu ? Lúc nào ? Đánh nhau với Thiên đế ? Bạn nghe hay thấy ? Hay chỉ tưởng tượng ra ?

Bạn ơi ! Cái biết này xem ra chúng ta còn thua Bác nguyenvanhoc2006 (hay Bác Ngọc Quế) xa lắm vậy.

Bác ấy chỉ rõ:

......Bởi thành thật mà quán sát thử xem, có phải ai trong chúng ta cũng đều hội đủ 6 dòng pháp _ Địa Ngục, Ngạ Quỷ, Súc Sinh, Tu La, Nhân, Thiên _ hay không ?! Ngày nay ta "hiền như Bụt", nhưng mai kia có thể ta sẽ "dữ như Chằng" (như đạo hữu minhđịnh đã từng phát biểu "có những Phật tử ngoan hiền quay lại nói xấu đạo Phật").
Khi chưa hoàn toàn thành đạo, thì những nhân Thiện Ác đều còn "ngủ Đông" trong Mạt Na Thức (tiềm thức) của hành giả, nếu hành giả phát tâm đi vào vạn nẽo đường phù sa để độ sinh, thì tất cả những hạt giống còn "ngủ Đông" sẽ được "rả đông" (như hạt cỏ dại gặp mưa rào).

Vô Ngã là 6 dòng pháp ấy thay nhau hiện hành trong ta, đến rồi đi, Ta không vì đang hiện hành dòng pháp Tu La mà bị nhuộm đỏ, Ta không vì đang hiện hành dòng pháp súc sinh mà bị "ám khói", ...... Ta không là những dòng pháp ấy, Ta là cái khác cơ ! Đây chính là Giáo Lý Vô Ngã !

Tổ Huyền giác nói:

"Mộng hữu minh minh hữu lục thú,

Giác hậu không không vô đại thiên"


Ôi ! Thật là:

Vĩnh vi lãng đãng phong trần khách,
Nhựt viễn gia hương vạn lý trình.

***

Lang thang làm khách phong trần mãi,
Ngày cách quê hương muôn dặm trình.

 

muathularung

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
15 Thg 8 2014
Bài viết
263
Điểm tương tác
102
Điểm
43
" Khi chưa hoàn toàn thành đạo, thì những nhân Thiện Ác đều còn "ngủ Đông" trong Mạt Na Thức (tiềm thức) của hành giả, nếu hành giả phát tâm đi vào vạn nẽo đường phù sa để độ sinh, thì tất cả những hạt giống còn "ngủ Đông" sẽ được "rả đông" (như hạt cỏ dại gặp mưa rào)."
Đã ngủ đông thì ai thức.
nếu Tâm mà thức , phát động được thì mấy cái ngủ đông đó ( thiện , ác ) có ý nghĩa gì, nó vô dụng.
Phật đạo không có thiện, ác . vượt ra ngoài thiện ác mới là Phật đạo
 

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15 Thg 4 2015
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
Kính thưa Bạn latuan. Bạn đã thấy các vị Thần ở đâu ? Lúc nào ? Đánh nhau với Thiên đế ? Bạn nghe hay thấy ? Hay chỉ tưởng tượng ra ?

Bạn ơi ! Cái biết này xem ra chúng ta còn thua Bác nguyenvanhoc2006 (hay Bác Ngọc Quế) xa lắm vậy.

Bác ấy chỉ rõ:



Tổ Huyền giác nói:

"Mộng hữu minh minh hữu lục thú,

Giác hậu không không vô đại thiên"


Ôi ! Thật là:

Vĩnh vi lãng đãng phong trần khách,
Nhựt viễn gia hương vạn lý trình.

***

Lang thang làm khách phong trần mãi,
Ngày cách quê hương muôn dặm trình.


Ồ! Quan Âm Các cũng biết nói chơi nhỉ?
Khi cần thì Quan Âm Các lấy kinh điển ra “đè chết” người, đến khi latuan lấy y kinh trả lời thì ranh mãnh hỏi rằng latuan nghe thấy hay tưởng tượng ra những điều trích lục từ y kinh. Sự khách quan, đúng mực của Quan Âm Các là cách hành xử như vậy sao? Đã vậy những cái Quan Âm Các lấy ra từ kinh điển là nghe thấy hay tưởng tượng ra, là tri kiến lập tri hay tri kiến vô tri?
Latuan đâu từng nói cái biết bản thân hơn các trưởng bối Nguyễn Văn Học hay trưởng bối Ngọc Quế thì Quan Âm Các mang họ ra để lạm bàn phỏng có ích gì?
Quan Âm Các nên tự lo cho bản thân là hơn. Đừng viện dẫn kinh điển cùng lời Tổ mà tự thân bất liễu nghĩa, tiền hậu bất nhất, việc làm chỉ nhằm "dìm" người, quyết ý tranh hơn, là việc bộc lộ bản ngã, tư tâm, cố ra sức thể hiện sở học kinh Phật uyên thâm. Việc làm chỉ nhằm thỏa mãn sự chủ quan, cực đoan, quá khích ở Quan Âm Các sẽ khiến bạn đạo thương xót cho sở học tựa trên lý của Quan Âm Các mà thôi.
Quan Âm Các nên chăng dừng lại, đừng cố tự bêu xấu mình thêm nữa!
 

muathularung

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
15 Thg 8 2014
Bài viết
263
Điểm tương tác
102
Điểm
43
cái tên Hoàng Tri, Ngọc Quế , Hoatihon, Mục Đồng , Lavinhcuong, Vô Học hay Nguyễn văn Học..... coi như đã chết rồi . đừng nhắc lại làm chi. nếu có hiện thân trở lại thì hãy làm một vị tu học chân chính đi. đừng có làm ma , làm quỉ nữa. có thể không ai nhận ra , nhưng với hai cái thằng "vô gia cư" này thì không có con ma nào mà trá hình nổi đâu. nếu là giỏi thật thì từ từ mà nhận các câu hỏi rồi trả lời cho chuẩn vào.
nên nhớ câu hỏi là lung tung , có đúng, có không đúng, nói tóm lại là " lung tung rác rưởi " hề hề.
ở đây dụng tâm là chân thật, không dối trá. chỉ cốt phơi bày đươc cái cốt lõi tu học của các vị để mọi người học hỏi thôi
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chào bạn latuan,
Chào các Bạn...
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->
d/đ xin trích giải lời Phật giảng trong kinh Thủ Lăng Nghiêm về các loài a tu la để các Bạn tham khảo :

ĐOẠN IV

RIÊNG-NÓI THÊM VỀ BỐN GIỐNG A-TU-LA

"Lại nữa, A-nan, trong ba cõi ấy (* gồm : cõi Dục, cõi Sắc, cõi Vô Sắc), còn có bốn giống A-tu-la.

Nếu từ loài quỷ, do sức bảo-hộ Chính-pháp, được thần-thông vào hư-không, thì giống A-tu-la này, từ trứng sinh ra, thuộc về loài quỷ.

Nếu từ cõi trời, đức kém phải sa-đọa, chỗ ở gần với mặt trời, mặt trăng, thì giống A-tu-la đó, từ thai sinh ra, thuộc về loài người.

Có chúa A-tu-la, nắm-giữ thế-giới, sức-mạnh đến chỗ không phải sợ ai, có thể tranh-quyền với Phạm-vương, Đế-thích và Tứ-thiên-vương; giống A-tu-la này, nhân biến-hóa mà có, thuộc về loài trời.

A-nan, riêng có một số A-tu-la thấp-kém, sinh trong lòng biển lớn, lặn trong thủy-huyệt, ban ngày đi chơi trên hư-không, tối về ngủ dưới nước; giống A-tu-la này, nhân thấp-khí sinh ra, thuộc về loài súc-sinh.

MỤC VII

KHAI-THỊ CHỖ HƯ-VỌNG CỦA BẢY LOÀI ĐỂ KHUYẾN-KHÍCH TU-HÀNH CHÍNH-PHÁP

ĐOẠN I

KHAI-THỊ CHỖ HƯ-VỌNG

"A-nan, xét-rõ bảy loài địa-ngục, ngạ-quỷ, súc-sinh, người và thần-tiên, trời và A-tu-la như thế, đều là những tướng hữu-vi tối-tăm, giả-dối tưởng-tượng thụ-sinh, giả-dối tưởng-tượng theo nghiệp; đối với tâm-tính Diệu-viên-minh, bản-lai không năng-tác, sở-tác, thì đều như hoa-đốm giữa hư-không, vốn không dính-dáng; chỉ một cái hư-vọng, chứ không có cỗi-gối manh-mối gì.

http://thuvienhoasen.org/p16a858/4/09-quyen-chin
Nên bạn latuan nói : “A tu la có định lực vững vàng nhất trong 6 nẻo. Thế nên không có nẻo nào mà không có sự tồn tại của A tu la” _ không phải là không đúng. Nhưng vì A tu la vẫn còn thuộc tướng hữu vi. Nên sức mạnh của A tu la dầu có đấu thắng các vị trời cũng không phải _ định lực _ người tu học Phật đạo muốn đạt. Trong khi, đây là diễn đàn Phật Pháp nên toàn là những người muốn tu pháp thoát sanh tử.

Cho nên, bạn Trí Từ, bạn Quan Âm Các mới phản đối lời nói này của Bạn. Vì ngay cả d/đ rất hiểu thâm ý của Bạn _ cũng không thể đồng tình _ với Bạn về lời chia sẻ này… bạn latuan ạ !


d/đ có lời muốn nói với Bạn _ bạn latuan. Nếu Bạn mong được thoát sanh tử - thì quả mà Bạn đạt được (nếu có) cũng vẫn còn trong vòng sanh tử. Bạn hãy bỏ bè khi đã qua sông _ thì mới có thể _ đi tiếp... d/đ tin vào trí tuệ của Bạn…

Còn nếu Bạn chỉ muốn giải thoát mọi sự ràng buộc nơi thế gian - không tin có pháp tu thoát sanh tử - thì diễn đàn này không thích hợp với Bạn. Vì niềm tin là điều chúng ta _ không thể lay chuyển...

Lời chân thành của d/đ
Thân

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Chân lý không bao giờ mất.

cái tên Hoàng Tri, Ngọc Quế , Hoatihon, Mục Đồng , Lavinhcuong, Vô Học hay Nguyễn văn Học..... coi như đã chết rồi . đừng nhắc lại làm chi. nếu có hiện thân trở lại thì hãy làm một vị tu học chân chính đi. đừng có làm ma , làm quỉ nữa. có thể không ai nhận ra , nhưng với hai cái thằng "vô gia cư" này thì không có con ma nào mà trá hình nổi đâu. nếu là giỏi thật thì từ từ mà nhận các câu hỏi rồi trả lời cho chuẩn vào.
nên nhớ câu hỏi là lung tung , có đúng, có không đúng, nói tóm lại là " lung tung rác rưởi " hề hề.
ở đây dụng tâm là chân thật, không dối trá. chỉ cốt phơi bày đươc cái cốt lõi tu học của các vị để mọi người học hỏi thôi

Kính thưa Bạn muathularung.

Bác nguyenvanhoc2006, ở diễn đàn này luôn là một bậc đàn anh cao cả, không bao giờ chân lý của người đã nói mà bị mất đi, vị trí của người luôn được tôn trọng và tồn tại. Bác ấy vẫn còn là Cố Vấn của diễn đàn đó thôi.

Bạn nên cẩn trọng trong ngôn từ của mình, đây là lỗi phỉ báng Ban quản Trị đó. VQ nhắc nhở bạn lần thứ nhất.

Kính.
 

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15 Thg 4 2015
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
Chào bạn latuan,
Chào các Bạn...
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->
d/đ xin trích giải lời Phật giảng trong kinh Thủ Lăng Nghiêm về các loài a tu la để các Bạn tham khảo :

Nên bạn latuan nói : “A tu la có định lực vững vàng nhất trong 6 nẻo. Thế nên không có nẻo nào mà không có sự tồn tại của A tu la” _ không phải là không đúng. Nhưng vì A tu la vẫn còn thuộc tướng hữu vi. Nên sức mạnh của A tu la dầu có đấu thắng các vị trời cũng không phải _ định lực _ người tu học Phật đạo muốn đạt. Trong khi, đây là diễn đàn Phật Pháp nên toàn là những người muốn tu pháp thoát sanh tử.

Cho nên, bạn Trí Từ, bạn Quan Âm Các mới phản đối lời nói này của Bạn. Vì ngay cả d/đ rất hiểu thâm ý của Bạn _ cũng không thể đồng tình _ với Bạn về lời chia sẻ này… bạn latuan ạ !


d/đ có lời muốn nói với Bạn _ bạn latuan. Nếu Bạn mong được thoát sanh tử - thì quả mà Bạn đạt được (nếu có) cũng vẫn còn trong vòng sanh tử. Bạn hãy bỏ bè khi đã qua sông _ thì mới có thể _ đi tiếp... d/đ tin vào trí tuệ của Bạn…

Còn nếu Bạn chỉ muốn giải thoát mọi sự ràng buộc nơi thế gian - không tin có pháp tu thoát sanh tử - thì diễn đàn này không thích hợp với Bạn. Vì niềm tin là điều chúng ta _ không thể lay chuyển...

Lời chân thành của d/đ
Thân

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->

Kính trưởng bối Diệu Đức!
Rất cảm ơn trưởng bối đã chia sẻ cùng latuan bằng sự chân thành!
Và cũng xuất phát bằng sự thành tâm latuan sẽ trao đổi thẳng thắn cùng trưởng bối, đây là sự trao đổi khách quan không hề có ý tranh hơn câu từ, ngữ nghĩa.
Tất cả cũng chỉ là vì sự tiến tu nơi mỗi người, những mong tất cả mọi chúng sinh đều sẽ đặt chân vào cánh cửa giác ngộ giải thoát hoàn toàn, đoạn dứt luân hồi, rời xa việc sinh tử cùng khổ não.
Cảm ơn trưởng bối đã chia sẻ về việc nẻo Atula có định tâm hùng mạnh không phải là lời nói không đúng.
Nếu trưởng bối đã từng xem qua hầu hết những vấn đề latuan trình bày thì trưởng bối sẽ tự nhận biết rằng latuan không hề khuyên người học Phật quy y tà ma ngoại đạo cũng như chúng sinh nẻo giới Atula. latuan cũng không hề có ý lấy đi niềm tin của người học Phật nơi diễn đàn này. Việc lấy đi niềm tin của mọi người, mỗi người nơi diễn đàn này với latuan không có chút giá trị nào cả, với những việc làm vô ích hẳn là trưởng bối sẽ không làm, latuan cũng không khác với trưởng bối vậy.
Trưởng bối nhận định những người đến với diễn đàn này là vì quả giải thoát hoàn toàn; latuan cũng không từng phủ định điều đó. Song latuan muốn hỏi trưởng bối rằng mọi người ở nơi diễn đàn này đã có người đắc quả giải thoát khỏi sinh tử hay chỉ là trên đường tham cứu tìm về sự giải thoát khỏi 3 cõi 6 đường.
Trưởng bối nhìn nhận quả latuan đạt được (nếu có) cũng chỉ là quả của nơi sinh tử và khuyên latuan qua sông hãy bỏ bè. Trưởng bối đã dựa vào điều gì để nhận định điều đó? Nếu muốn nhận định chuẩn mực, khách quan điều đó thì phải chăng là chỉ có bậc Toàn giác mới rõ biết?
Sao trưởng bối lại nhận định latuan tìm đến đạo Phật chỉ nhằm giải thoát khỏi ràng buộc thế gian và không tin vào việc liễu thoát sinh tử? Đã có điều gì latuan trình bày nơi diễn đàn này thể hiện rằng con đường giải thoát khỏi luân hồi sinh tử là không thật có, rất mong trưởng bối chỉ rõ để latuan tâm phục ngõ hầu tự sửa mình.
Những điều latuan trình bày nơi diễn đàn không tựa y kinh nhưng mọi lời đều khế hợp với chánh pháp, không xa rời, không hề sai chánh pháp, đó là điều latuan tự nhận biết. latuan không hề chủ quan, bảo thủ cho nhận định riêng mình. Do vậy nên nếu trưởng bối cùng mọi người nhận thấy rõ những điều tà thuyết hay những điểm sai trái chánh pháp trong những vấn đề latuan trình bày, latuan thời rất mong mọi người cũng như trưởng bối khách quan, đúng mực vạch rõ ngõ hầu giúp nhau tiến bộ hơn. Latuan thật cảm ơn lắm vậy!
Latuan trình bày mọi vấn đề nơi diễn đàn hoàn toàn không có tính ràng buộc, áp đặt, tất cả chỉ là việc giao lưu, chia sẻ cùng tham khảo. Nếu latuan trình bày không đúng mực thì việc nhận ra sự không đúng mực và tránh phạm phải những điều không đúng mực đó cùng với việc mở lời góp ý khách quan, đúng mực giúp người cũng là cách thức học Phật có lý, có hành. Điều này là phù hợp với chánh pháp cũng là sự tiến tu!
Kính trưởng bối Diệu Đức! Một lần nữa latuan rất cảm ơn những lời chia sẻ chân thành của trưởng bối!
 

Quan Âm Các

Active Member
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2014
Bài viết
264
Điểm tương tác
127
Điểm
43

Những điều latuan trình bày nơi diễn đàn không tựa y kinh nhưng mọi lời đều khế hợp với chánh pháp, không xa rời, không hề sai chánh pháp, đó là điều latuan tự nhận biết. latuan không hề chủ quan, bảo thủ cho nhận định riêng mình. Do vậy nên nếu trưởng bối cùng mọi người nhận thấy rõ những điều tà thuyết hay những điểm sai trái chánh pháp trong những vấn đề latuan trình bày, latuan thời rất mong mọi người cũng như trưởng bối khách quan, đúng mực vạch rõ ngõ hầu giúp nhau tiến bộ hơn. Latuan thật cảm ơn lắm vậy!
Latuan trình bày mọi vấn đề nơi diễn đàn hoàn toàn không có tính ràng buộc, áp đặt, tất cả chỉ là việc giao lưu, chia sẻ cùng tham khảo. Nếu latuan trình bày không đúng mực thì việc nhận ra sự không đúng mực và tránh phạm phải những điều không đúng mực đó cùng với việc mở lời góp ý khách quan, đúng mực giúp người cũng là cách thức học Phật có lý, có hành. Điều này là phù hợp với chánh pháp cũng là sự tiến tu!



* Những lời nào đúng Chánh pháp Phật ?

Kính thưa Ban latuan.

....... Ở diễn đàn này, chưa nhận được sự "khế hợp với chánh pháp, không xa rời, không hề sai chánh pháp", như bạn latuan tự nhận biết.

....... Vậy bạn có thể xác định lại xem, điều gì bạn nói là đúng với CHÁNH PHÁP PHẬT ?
 

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28 Thg 4 2014
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
Trí Từ xin cám ơn tất cả đã quan tâm thắc mắc của Trí Từ, và đây Trí Từ xin được nói rõ hơn về cái thắc mắc "trung gian" này:
Nhân tiện vì trưởng bối nhận định 2 câu nhận định của latuan đi sai với chủ trương, mục đích của đạo Phật nên latuan thật lòng muốn hỏi trưởng bối rằng:
1. Theo trưởng bối chủ trương cũng như mục đích của đạo Phật là gì?
2. Không rõ sự Làm Chủ Tâm Ý bản thân ở cõi người là làm chủ ra làm sao?
Latuan rất mong nhận được câu trả lời từ Trưởng bối! Cảm ơn trưởng bối đã thẳng thắn chia sẻ!

Trí Từ hiểu thế này:
1. Theo trưởng bối chủ trương cũng như mục đích của đạo Phật là gì?
- Chủ trương của đạo Phật: Chúng ta phải Tự Thanh Tịnh Lấy Mình. => Tự Lực chứ không về Tha Lực.
- Mục đích của đạo Phật: Thoát ly sanh tử, Thoát khổ được vui.

2. Không rõ sự Làm Chủ Tâm Ý bản thân ở cõi người là làm chủ ra làm sao?
- Theo Trí Từ làm chủ tâm ý bản thân chính nghĩa là những dòng tư duy, suy nghĩ của ta, ta có thể chi phối được nó. Nó sân lên, ta muốn đè nó xuống nó phải xuống, nó đang vui, ta muốn tăng trưởng cái vui đó, nó phải theo ý ta, ta biết cái đó là nguyên nhân của khổ, ta tư duy qua sự việc thoát khổ tránh ngay cái nguyên nhân gây khổ... Gọi là LÀM CHỦ.

- Cho nên khi Latuan cho rằng cõi Atula định tâm định lực trùm 6 nẽo thì Trí Từ thắc mắc là vậy, là vì Trí Từ hiểu Định tâm, định lực là Tâm ý đã được an định, an lạc, không lay chuyển nhưng rõ ràng câu từ thì là Định tâm thiện sẽ ổn hơn, chứ Định tâm ác thì cái định này không thể nói ngắn gọn trong diễn đàn Phật pháp, nơi mà sự tu học hướng giải thoát chứ không hướng đi đâu khác.

- Và cụm từ "bao trùm 6 nẽo" thì phải chăng quá trớn hay không ? Trí Từ thì không chắc rằng như vậy đâu.

----------------------

Kính thưa các vị, các cõi khác ngoài cõi Người này, các vị chỉ rằng toàn qua kinh điển, lời kể, và cảm nhận từ cõi Súc Sanh là ngay sát cõi người này qua thân tướng chúng sanh, chứ hoàn toàn chưa có ở cõi đó mua vé xe qua lại giữa các cõi cho nên dù sao đi nữa cũng chỉ toàn là Lý Thuyết mà thôi, cho nên ai nói nhiều nhất là sai nhất vậy, đối với Trí Từ là thế. Ví như rằng chưa ăn chén cơm trước mặt đó mà cứ khen chê chén cơm đó thì rõ ràng chỉ khởi tâm tư vọng tưởng.

- Cõi người còn chưa hiểu hết cơ mà, đừng sa đà vào các cõi khác
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chào bạn latuan,

Trưởng bối nhìn nhận quả latuan đạt được (nếu có) cũng chỉ là quả của nơi sinh tử và khuyên latuan qua sông hãy bỏ bè. Trưởng bối đã dựa vào điều gì để nhận định điều đó?
Thì như Bạn nói :

Những điều latuan trình bày nơi diễn đàn không tựa y kinh nhưng mọi lời đều khế hợp với chánh pháp, không xa rời, không hề sai chánh pháp, đó là điều latuan tự nhận biết.
Điều này chứng tỏ Bạn chưa nghe đủ về Phật Pháp. Vì nếu Bạn nghe đủ lời Phật giảng về Phật Pháp thì Bạn sẽ biết - trước khi trở thành người trí - Bạn không thể tin vào sự nhận biết của mình.

Vì khi còn đang trong tình trạng mê lầm mà chúng ta tin vào sự nhận biết của mình - sẽ khiến sự mê lầm của chúng ta càng vững chắc hơn.
Do đó, chánh pháp mà Bạn nói _ cũng còn nằm trong phạm vi nhận biết mê lầm của Bạn - chưa phải chánh pháp giúp Bạn thoát sanh tử. Vì sự nhận biết mê lầm của chúng ta chỉ quanh quẩn nơi pháp sanh tử.


Vả lại, những bài viết của Bạn đều nói về các cõi Trời. Nhất là khi Bạn khen ngợi - A tu la có định tâm, định lực - thì điều này chứng tỏ Bạn chưa có khái niệm về pháp Tâm của đức Phật Thích Ca. Do đó, d/đ mới khuyên Bạn… vì d/đ tin vào trí tuệ của Bạn.
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
Nếu muốn nhận định chuẩn mực, khách quan điều đó thì phải chăng là chỉ có bậc Toàn giác mới rõ biết?
Thì không phải vậy đâu. Là người tu học Phật đạo mà không tìm hiểu để biết ai tu đúng pháp - ai tu sai pháp thì làm sao biết ai là Thiện tri thức ai là Ác tri thức. Bạn nghĩ có đúng không ?

d/đ hỏi Bạn điều này nha ! Bạn có biết pháp tu của ngoại đạo là pháp nào chăng ?

d/đ chỉ nói phân hai để biết Bạn muốn giải thoát mọi sự ràng buộc nơi thế gian (vì thực tế có rất nhiều người hiểu về đạo Phật như vậy) hoặc là Bạn muốn thoát sanh tử ; chứ d/đ không có nhận định gì về Bạn cả.

Thân


<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15 Thg 4 2015
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
* Những lời nào đúng Chánh pháp Phật ?

Kính thưa Ban latuan.

....... Ở diễn đàn này, chưa nhận được sự "khế hợp với chánh pháp, không xa rời, không hề sai chánh pháp", như bạn latuan tự nhận biết.

....... Vậy bạn có thể xác định lại xem, điều gì bạn nói là đúng với CHÁNH PHÁP PHẬT ?

Chào Quan Âm Các!
Sao Quan Âm Các cứ thích xoay xoay trong cái vòng lẩn quẩn nhỉ?
latuan đã trình bày rất rõ ràng là latuan tự nhận biết những điều latuan trình bày khế hợp với chánh pháp, không xa rời chánh pháp thì Quan Âm Các hỏi latuan đã nói điều gì lđúng với chánh pháp, chẳng phải đây là lời thừa sao?
Trước đó latuan đã từng nói nếu lời nào latuan nói không đúng chánh pháp mong rằng được các vị trưởng bối nơi diễn đàn khách quan, đúng mực chỉ thẳng. Vậy nếu không có tư tâm hẹp hòi thì Quan Âm Các cứ thẳng thắn trình bày điều gì latuan nói không đúng với chánh pháp thì không phải vấn đề sẽ trở nên giản đơn hơn sao?
Nhân đây latuan cũng nhắc cho Quan Âm Các rõ rằng ở đây không chỉ có latuan và Quan Âm Các nên mong rằng Quan Âm Các có mở lời chỉ ra những điểm không đúng chánh pháp thì lấy sự khách quan, đúng mực làm trọng, đừng nên dùng cách nói cưỡng từ, đoạt lý hòng thể hiện cái bản ngã của tự thân. Mong rằng Quan Âm Các đừng vì sự tranh luận chủ quan, quá khích mà tự phá hỏng hình tượng Quan Âm Các.
Kính!
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên