Lời Phật dạy.

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Trong đối đãi với nhau
Người ta thường dựa trên tâm thế gian
Nào là vui, buồn, thương, giận
Nên người ta sẽ dễ rơi vào khổ đau.
Do bởi vì tâm thế gian là vô thường
Khi thì vui, khi thì buồn
Khi thì thương, khi thì giận
Khi người khác đổi thay thì người ta sẽ dễ rơi vào đau khổ.
Do vậy
Mọi ý nghĩ, lời nói, và hành động của chúng ta
Nên lưu xuất ra từ chơn tâm, Phật tánh, không đối đãi phân biệt
Để rồi chúng ta sẽ đem đến an lạc cho chính mình và người khác.
Chúng ta nên nghĩ đến mỗi người đều có chơn tâm, Phật tánh
Đừng chấp vào tâm thế gian vô thường vui buồn thương giận
Có được ánh nhìn như vậy thì khi người khác có đổi thay cách đối xử
Chúng ta vẫn thản nhiên, vẫn bình an vô sự, không rơi vào khổ đau.


sưu tầm
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Dưới đây là 20 điều tu dưỡng của đời người đã qua trải nghiệm đúc kết từ trong cuộc sống, cái tốt thì xin hãy bảo lưu(dưỡng trưởng), cái xấu xin hãy lánh bỏ(tu hành).

Điều Tu dưỡng 1: Tu dưỡng lớn nhất của đời người là khoan dung.
Mỗi cá nhân một con người đều hy vọng mình là một người có phong độ trong đối nhân xử thế, đều mong rằng bản thân tu dưỡng thành những thói quen tốt. Vậy như thế nào gọi là tu dưỡng lớn nhất? Chính là khoan dung. “Nghiêm dĩ luật dĩ, khoan dĩ đãi nhân – nghĩa là: Lấy nghiêm khắc làm kỉ luật cho mình, lấy khoan dung rộng lượng để đối xử với người”, chúng ta đối đãi với người cần phải khoan hậu, cần phải bao dung, cho dù người khác đối đãi bạn tử tế hay không tử tế, bạn đều có thể bao dung, đây mới là tu dưỡng lớn nhất đời người của con người sinh ra trong cuộc sống này.

Điều tu dưỡng 2: Thu hoạch lớn nhất của đời người là biết đủ.
Mỗi cá nhân một con người đều hy vọng bản thân mình có thu nhập, đạt thành tựu, và có những thu hoạch. Vậy thế nào được gọi là thu hoạch lớn nhất đây? Đó là cần có khả năng biết đủ, bạn không thấy đủ, cho dù có ngủ tại thiên đường cũng sẽ cảm thấy như đang địa ngục, nếu bạn biết đủ, biết hài lòng thì địa ngục cũng như thiên đường, cho nên biết đủ là thu hoạch lớn nhất.

Điều tu dưỡng 3: Nắm giữ lớn nhất của đời người là cảm ơn.
Người giầu có nhất là gì? Người nghèo khổ nhất là gì? Luôn sẵn sàng muốn thu được từ người khác là người nghèo. Thời thời muốn giúp đỡ cấp cho người khác, luôn mang trong tâm lòng cảm tạ là khuôn phép của người giầu có. Vì thế, một người có khả năng cảm ơn, trân quý phước đức, người ấy là người nắm giữ cuộc sống lớn nhất.

Điều tu dưỡng 4: Mỹ đức lớn nhất của đời người là từ bi.
Mỹ đức lớn nhất của cá nhân một con người không phải là ở lớn lên có được dung mạo thật xinh đẹp, cũng không phải có thật nhiều tiền của, tài phúc, hay rất nhiều tài năng, mỹ đức lớn nhất của đời người là từ bi. Cho nên đời người thà có thể không có tài cán, không có học vấn, nhưng không thể không có từ bi, tâm từ bi mới là phẩm chất, là mỹ đức, là đức hạnh chân chính.

Điều tu dưỡng 5: Niềm vui lớn nhất của đời người là pháp lạc
Nhiều người luôn mong tìm niềm vui bằng những cảm quan từ vật ngoài thân xung quanh mình, ví dụ như một câu nói tán thưởng – khen ngợi liền hoan hỷ vui mừng cả nửa ngày, nhưng những hoan hỷ vui mừng đó một hồi là đã qua đi rồi; bạn hy vọng đạt được niềm vui từ những đồng tiền vàng, nhưng những đồng tiền vàng ấy cũng như nước chẩy, một thoáng là dùng hết; bạn hy vọng đạt được niềm vui trong những chuyến du lịch đó đây, nhưng ngàn dặm vạn lý nháy mắt một cái cũng qua đi, hân hoan cũng sẽ tiêu tan mất. Duy có một loại niềm vui lâu bền mãi, đó là Pháp lạc. Pháp lạc sẽ là niềm vui của tinh thần, của tri thức, của ý kiến, của quan điểm, của tu hành, và có thể bảo lưu theo mình trọn đời liền thân, mãi không thất lạc.

Điều tu dưỡng 6: Tâm bệnh lớn nhất của đời người là ích kỷ.
Con người vốn bằng xương bằng thịt, thân thể khó tránh khỏi bệnh tật, già nua và cái chết. Kỳ thực tâm
bệnh trên tâm lý càng lớn, vậy tâm bệnh trên tâm lý là gì? Đó là ích kỷ, chỉ vì mình. Người bởi do ích kỷ, chỉ mong lợi mình, tấm lòng không khoáng đạt, tâm không đại lượng, khó tiến triển thành tựu, tự mình không thể thăng hoa cảnh giới tư tưởng. Vì thế một người ngoài chú ý giữ gìn sức khỏe để không phải
thống khổ bệnh tật, còn cần phải chữa khỏi tâm bệnh của chính mình.

Điều tu dưỡng 7: Sai lầm lớn nhất của đời người là tà kiến [cái nhìn sai lệch]
Thường người ta phạm sai lầm, nếu như là sai lầm trên sự tình, còn có thể sửa chữa. Còn như trên nhận
thức có độ chệch, mang cái nhìn tà kiến, tư tưởng hiểu lầm lệch lạc thì đó chính là sai lầm lớn nhất của đời người. Không những không biết tự mình quy chính, mà còn tự cho mình là đúng, đây là căn bệnh trong xã hội hiện đại mà rất nhiều người dễ phạm phải, thật là đáng sợ.

Điều tu dưỡng 8: Phiền não lớn nhất của đời người là dục vọng, mong muốn.
Có người nói: thế giới chứa đựng đầy rẫy những ưu lo khổ não, bởi vì thế giới ta bà vốn dĩ phải là thế giới ta bà, tức là cõi đời ta ở đây mỗi người đều phải đối mặt và đi băng xuyên qua nó, không có ai là ngoại lệ, vì thế đầy đủ phiền não, thống khổ. Ví như tâm dục vọng của chúng ta đều mong nắm giữ tiền tài, mỹ sắc, ăn uống ngon, nắm giữ quyền lực, mong cầu danh vị để bản thân có những mối quan hệ đẳng cấp trong đời. Vì thế dục vọng như núi, khi chưa thỏa mãn, liền cảm thấy phiền não. Cho nên phiền não lớn nhất của đời người là dục vọng.

Điều tu dưỡng 9: Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình.
Thường người luôn không tự mình đối xử hữu ái với chính mình, biến bản thân thành kẻ thù của chính
mình, kỳ thực kẻ thù lớn nhất của đời người không phải là người khác, là chính mình. Bởi kẻ thù từ bên
ngoài thì còn dễ nhận biết, dễ phòng bị, trái lại là chính mình không dễ nhận thức được chính mình không dễ minh bạch, không dễ khống chế, kìm chế tự thân. Chúng ta thường đối với những tham muốn của bản thân mãi không thôi, cứ tham muốn hết thứ này đến thứ khác không ngừng nghỉ, khắp chốn nơi nơi vẫy mời toàn sai lầm tội lỗi, nào những phiền muộn cùng oán hận, tự mình rước tai họa, cứ ở đó tự biến mình thành kẻ thù của chính mình, tính khí và những sân hận có hóa giải cũng không nổi, vì thế kẻ thù lớn nhất của đời người chúng ta là chính mình. Và vì thế cần phải chiến thắng được chính mình đó là chiến thắng lớn nhất của đời người.

Điều tu dưỡng 10: Vô tri, kém hiểu biết là đáng thương lớn nhất của đời người.
Đáng thương lớn nhất của đời người không phải là không có tiền, không có thế lực, cũng không phải không có địa vị, hay không có nghề nghiệp, v v…. Vô tri, kém hiểu biết là đáng thương lớn nhất, không hiểu lý, không nhìn nhận rõ chân tướng của thế gian, không thể nhìn nhận rõ quan hệ của nhân ngã, không thể thấy hết luật nhân quả và nhân duyên vốn dĩ của thế giới, đây chính là đáng thương lớn nhất của đời người.

Điều tu dưỡng 11: Thất bại lớn nhất của đời người là khinh mạn.
Cái gọi là “Khiêm thụ ích, mãn chiêu tổn” – nghĩa là: khiêm nhường sẽ nhận được lợi ích, được thêm cho,
tự mãn thì bị mất đi, chuốc lấy tổn hại, một người nếu như tự cao tự đại, tự ngã ở trên cao, cho dù đi tới
bất cứ đâu đều không nhận được sự đón chào, cho nên thất bại lớn nhất của con người sinh ra trên nhân thế này là kiêu ngạo, khinh thường.
20150926033522441.jpg
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên