Xin lời khuyên

Tịch Nhiên

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
12 Thg 1 2017
Bài viết
901
Điểm tương tác
314
Điểm
63
Hì hì...

Bạn đang nắm cái 1. Nên không được diệu dụng. Buông luôn đi

Đã là đạo lý thì chỗ nào cũng phải là đạo lý! Đạo lý thì không thể có 2. Có Lời và không lời không khác nhau hì hì...
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Tâm vô nhất bất nhị

Hì hì...

Bạn đang nắm cái 1. Nên không được diệu dụng. Buông luôn đi

Đã là đạo lý thì chỗ nào cũng phải là đạo lý! Đạo lý thì không thể có 2. Có Lời và không lời không khác nhau hì hì...

Theo bạn thì Đạo LÝ thì không thể có 2 thì chắc bạn nghĩ Đạo LÝ có 1??????

Xem ra căn bản Phật Giáo của bạn không quá ngọn cỏ thì phải.

Theo Lý Duyên Khởi thì:
CÓ 1 thì mới CÓ 2! KHÔNG CÓ 1 thì KHÔNG CÓ 2.

Như vậy Đạo LÝ không thể có 2! Bởi vì Đạo LÝ vốn VÔ NHẤT BẤT NHỊ.

Thầy trò bạn lải nhải Tâm vốn KHÔNG mà không biết TÂM vốn VÔ NHẤT BẤT NHỊ.

VÔ NHẤT BẤT NHỊ mới hợp Đạo LÝ BẤT NHỊ.

Nhớ đừng có lải nhải Tâm vốn KHÔNG nữa nhé.
 

Tịch Nhiên

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
12 Thg 1 2017
Bài viết
901
Điểm tương tác
314
Điểm
63
Ha ha...

Tại sao theo ý bạn mới đúng còn theo ý tôi chẳng đúng? Thế thì đạo lý ở đâu? Hì hì...

Như bạn nói mỗi người đều có đạo lý thì ai thích nói gì thì nói đều là đạo lý ? :khicon77:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
Theo Lý Duyên Khởi thì:
CÓ 1 thì mới CÓ 2! KHÔNG CÓ 1 thì KHÔNG CÓ 2.

Như vậy Đạo LÝ không thể có 2! Bởi vì Đạo LÝ vốn VÔ NHẤT BẤT NHỊ.

Thầy trò bạn lải nhải Tâm vốn KHÔNG mà không biết TÂM vốn VÔ NHẤT BẤT NHỊ.

VÔ NHẤT BẤT NHỊ mới hợp Đạo LÝ BẤT NHỊ.


ha ha hah a... kính bạn VM một ly trà [smile]:

Đoạn này hay quá .. cho xin nhé [smile]

Dịch học nói ... các hữu thái cực

Phật đạo thì nói .. chơn tâm thường trú

nhưng khi đứng ở ngoài nhìn vào .. chúng ta có khi không thấy thái cực hay chơn tâm thường trú đâu .. mà chỉ thấy: KỲ KINH BÁT TRẬN .. hay là TRÙNG TRÙNG DUYÊN KHỞI ... nếu dùng QUÁ SỨC để gỡ ... thì lại là nhiều khi chính đức Phật cũng gọi đó ... là CÁI NGHIỆP TẠO TRÍ [smile]

bởi vì ai cũng thử QUÁN những vấn đề một hồi .. rùi sẽ thấy tâm xôn xao .. bàng hoàng .. khó được an ổn ... cho nên .. TÂM QUÁN nhiều khi cũng khiến cho người ta CẢM THẤY KHỔ .. và SỢ QUÁN lắm [smile]

ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Pháp Môn Bất Nhị Giáo lý Tối Thượng Thừa Bất Khả Tư Nghị

Ha ha...

Tại sao theo ý bạn mới đúng còn theo ý tôi chẳng đúng? Thế thì đạo lý ở đâu? Hì hì...

Như bạn nói mỗi người đều có đạo lý thì ai thích nói gì thì nói đều là đạo lý ? :khicon77:

Thế thì đạo lý ở đâu?
Không thế lấy trí suy nghĩ phân biệt biết nổi, không thể dùng lời nói luận bàn đến được.




Nhớ đừng có lải nhải Tâm vốn KHÔNG nữa nhé.​






Im Lặng Sấm Sét
ha ha hah ... kính đại lão KKT một ly trà [smile]:

vậy pháp môn BẤT NHỊ bao gồm cái gì mà nói là là KHÔNG HAI [smile]

đức Phật có miêu tả cụ thể: TẠI SAO GỌI LÀ KHÔNG HAI không ?

ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:

1. Chắc các bạn đều biết Phật giáo có nói đến Pháp Môn Bất Nhị. Pháp Môn Bất Nhị (hay Pháp Môn Không Hai) được nói đến trong Kinh Duy Ma Cật. Trong Ấn Giáo cũng có Pháp Môn Bất Nhị mà ở nguyên chữ là Advaita (Advaita = not-two = không hai). Advaita được coi là triết học cao nhất của Ấn Giáo và cũng là đường lối tu tập cao nhất. Còn trong Phật Giáo thì Pháp Môn Bất Nhị cũng được coi là Giáo lý Tối Thượng Thừa như trong lời giới thiệu bản dịch Kinh Duy Ma Cật của dịch giả Thích Huệ Hưng:

Bộ Kinh Duy Ma Cật này, tôn yếu hiển bày pháp môn Bất Nhị. Chính đó là phương tiện của Chư Phật, Bồ Tát thị hiện chỉ rõ chỗ diệu dụng của bản tâm thanh tịnh, là Pháp Môn Giải Thoát Bất Khả Tư Nghị mà Ngài Duy Ma Cật lặng thinh, đức Văn Thù tán thán, hàng Nhị thừa sửng sốt, không thế lấy trí suy nghĩ phân biệt biết nổi, không thể dùng lời nói luận bàn đến được. Giáo lý Tối Thượng Thừa này thật siêu thắng, trong đời ít có, khó gặp.

Câu hỏi của KKT là: Tại sao lại gọi là Pháp môn Không Hai (Pháp môn Bất Nhị) mà không gọi là Pháp môn Chỉ Một ? :icon_winkle: Vì lẽ nếu không hai (not two) thì có nghĩa là chỉ một (only one) phải không ? :icon_winkle: Thế nhưng cụm từ Pháp Môn Chỉ Một không được dùng là tại sao ? :icon_winkle:

2. Tại sao Pháp Môn Bất Nhị lại được gắn liền với sự Im Lặng Không Lời như trong Kinh Duy Ma Cật sau khi các Bồ Tát mỗi vị trình bày chỗ hiểu của mình thế nào là vào Pháp Môn Bất Nhị thì đến lượt Ngài Văn Thù và Duy Ma Cật phát biểu chỗ hiểu của mình:

Các Bồ Tát nói như thế rồi, hỏi Ngài Văn Thù Sư Lợi rằng :
- Thế nào là Bồ Tát vào pháp môn không hai ?
Ngài Văn Thù Sư Lợì nói :
- Như ý tôi đối với tất cả pháp không nói, không rằng, không chỉ, không biết, xa lìa các vấn đáp, đó là vào pháp môn không hai.
Khi đó Ngài Văn Thù Sư Lợi hỏi ông Duy Ma Cật rằng :
Chúng tôi ai ai cũng nói rồi, đến lượt Nhân giả nói thế nào là Bồ Tát vào pháp môn không hai ?
Ông Duy Ma Cật im lặng không nói. Ngài Văn Thù Sư Lợi khen rằng: “Hay thay ! Hay thay ! Cho đến không có văn tự ngữ ngôn, đó mới thật là vào pháp môn không hai.


Tại sao sự im lặng không nói của Ngài Duy Ma Cật mới "thật là" vào pháp môn không hai ? :icon_winkle: Sự im lặng của Ngài Duy Ma Cật được gọi là Im Lặng Sấm Sét / Thunderous Silence / Lôi Minh Trầm Mặc 雷鳴沉默 :icon_winkle: Thêm một vài ví dụ về sự Im Lặng Không Lời này:

* Trong Nam Hoa Kinh của Trang Tử có nói rằng:
Có nơm là vì cá;
Đặng cá hãy quên nơm.
Có dò là vì thỏ;
Đặng thỏ hãy quên dò.
Có lời là vì ý;
Đặng ý hãy quên lời.
Ta tìm đâu đặng người biết quên lời,
hầu cùng nhau đàm luận.

(Nguyễn Duy Cần dịch)

* Vào đời Tây Tấn (266-316) bên Tàu có 7 vị hiền sĩ thường tụ họp gặp nhau trong rừng trúc bàn chuyện huyền đàm. Họ nói chuyện đến cái lý tột cùng thì ... ngồi im lặng nhìn nhau cười. :icon_winkle: (tỉnh như nhặng!) :icon_winkle: Dân gian gọi họ là Trúc Lâm Thất Hiền (bảy vị hiền sĩ rừng trúc).

* Thấm thoát chín năm qua, Bồ Đề Đạt Ma muốn trở về Thiên Trúc, bèn gọi môn nhân đến bảo :
- Ngày ta lên đường sắp đến, các người thử trình xem chỗ sở đắc của mỗi người về đạo Thiền.

“Bấy giờ ông Đạo Phó bạch: - Theo chỗ thấy của tôi, chẳng chấp văn tự, chẳng lìa văn tự, đó là chỗ sở dụng của Đạo.
Tổ nói: Ông được phần da của tôi.

“Ni Tổng Trì bạch : - Chỗ thấy của tôi nay như Khánh Hỹ (A Nan) nhìn vào nước Phật A Súc (Bất Động), thấy một lần không thấy lại được.
Tổ nói: Bà được phần thịt của tôi.

“Đạo Dục bạch: - Bốn đại vốn không, năm ấm chẳng thật, chỗ thấy của tôi là không có gì sở đắc hết.
Tổ nói: Ông được phần xương của tôi.

“Rốt hết đến Huệ Khả. Khả đảnh lễ Sư, rồi cứ thế mà đứng thẳng, không nói gì.
Tổ nói: Ông được phần tủy của tôi”


Như vậy thì cái lý tột cùng là không lời. Nhưng tại sao cái lý tột cùng lại là không lời ? (câu trả lời phải "rõ ràng và cụ thể giống như lật bàn tay lên mà thấy rõ lòng bàn tay như thế nào") :icon_winkle:

3. Cái lý tột cùng thì không lời. Nhưng muốn độ người thì vẫn phải mở miệng. Nên Lục tổ Huệ Năng bảo rằng khi mở miệng dạy người thì phải dùng cách nói đối (như bên dưới đây). Nhưng tại sao lại phải dùng cách nói đối ? Lục tổ giải thích dùng nói đối là để khi nói thì không mất bản tông, không lìa tự tánh vì nói đối thì không kẹt vào hai bên (vì ngôn ngữ và khái niệm tự thân là hai bên / nhị nguyên / duality; nên mở miệng là ngay đó kẹt vào hai bên). Như vậy chính xác thì tự tánh là cái gì ? (câu trả lời phải "rõ ràng và cụ thể giống như lật bàn tay lên mà thấy rõ lòng bàn tay như thế nào") :icon_winkle: KKT có thể trả lời các câu hỏi này nhưng KKT không trả lời vì muốn các bạn tự trả lời. :icon_winkle:


:icon_prost:



https://thuvienhoasen.org/a2011/kinh-duy-ma-cat

Pháp Môn Giải Thoát Bất Khả Tư Nghị???????
Sao KKT TỰ NGHĨ dài dòng quá như vậy?????????

Bất Khả Tư Nghị? KKT nói ra thành hàng Nhị thừa.​
 

minhthien

Registered
Phật tử
Tham gia
7 Thg 6 2018
Bài viết
124
Điểm tương tác
90
Điểm
28
cổng chùa chỉ có một ,
- người thì chạy cái ào vào bằng xe ,
- người thì thong thả bước vào ,
- kẻ thì ráng lết vào vì bị nhiều níu kéo ,
- có kẻ đã vào mà không hay ,
- có người vác cây sào bước vào không được vì cây sào chắn ngang mà không biết xoay cho nó xuôi
- còn ai đứng ngay cổng mà cứ bàn tán làm sao vào cho được , cho hay , cho đẹp , cho đúng với pháp môn thì ... từ từ mà bàn
- còn nhiều người khác thì hỏng thấy cái cổng nơi mô , có khi còn cãi cái đó không phải là cổng mới chết
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Vô Môn Quan

cổng chùa chỉ có một ,
- người thì chạy cái ào vào bằng xe ,
- người thì thong thả bước vào ,
- kẻ thì ráng lết vào vì bị nhiều níu kéo ,
- có kẻ đã vào mà không hay ,
- có người vác cây sào bước vào không được vì cây sào chắn ngang mà không biết xoay cho nó xuôi
- còn ai đứng ngay cổng mà cứ bàn tán làm sao vào cho được , cho hay , cho đẹp , cho đúng với pháp môn thì ... từ từ mà bàn
- còn nhiều người khác thì hỏng thấy cái cổng nơi mô , có khi còn cãi cái đó không phải là cổng mới chết

Vô Môn Quan.
Thiền không có cửa.


Thiền sư Huệ Khai - Hui kai (C.), Ekei (J.)
Người Dịch: Trần Trúc Lâm


Đại đạo không có cỗng,
Ngàn lối đi vào nó.
Khi ai đi qua được cửa không này
Thì thong dong giữa đất trời.




Thiền sư Huệ Khai đã viết những lời này trong phần giới thiệu của cổ kinh.

Một người muốn đi qua cổng không cửa phải làm thế nào bây giờ?
Có người bảo thứ gì qua lại cỗng đều không phải là của gia bảo, rằng thứ gì tạo ra do sự giúp đở của người khác thì đều bị tan rã và hũy hoại.

Những lời nói như thế chẳng khác gì sóng nỗi giửa bễ lặng hay mỗ xẻ thân người .

Nếu kẽ nào bám cứng vào những gì người khác nói và cố gắng hiễu Thiền bằng lý giải thì kẽ ấy chẳng khác gì tên đần độn nghĩ rằng hắn có thể dùng gậy đập được mặt trăng hay gãi chỗ ngứa chân từ bên ngòai chiếc giày.

Không bao giờ có thể được.

Nếu độc giả nào mạnh dạn tiến thẳng về phía trước trong quán chiếu, không ảo tưởng nào có thể quấy họ được.

Họ sẽ liễu ngộ chẳng khác gì chư tổ ở Ấn và Hoa, có thể còn khá hơn.


Nhưng nếu họ ngập ngừng dù một giây lát, họ sẽ như kẽ đứng nhìn người cỡi ngựa phi qua cửa sổ, và trong nháy mắt chẳng kịp trông thấy

Vô Môn Quan không có cố làm ra vẻ luận lý.

Chúng nhắm vào trạng thái của tâm chứ không phải vào chữ nghĩa..

 

Tịch Nhiên

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
12 Thg 1 2017
Bài viết
901
Điểm tương tác
314
Điểm
63
cổng chùa chỉ có một ,
- người thì chạy cái ào vào bằng xe ,
- người thì thong thả bước vào ,
- kẻ thì ráng lết vào vì bị nhiều níu kéo ,
- có kẻ đã vào mà không hay ,
- có người vác cây sào bước vào không được vì cây sào chắn ngang mà không biết xoay cho nó xuôi
- còn ai đứng ngay cổng mà cứ bàn tán làm sao vào cho được , cho hay , cho đẹp , cho đúng với pháp môn thì ... từ từ mà bàn
- còn nhiều người khác thì hỏng thấy cái cổng nơi mô , có khi còn cãi cái đó không phải là cổng mới chết

Ha ha...

Chào bạn minhthien!

Thật ra là kiến tánh phải đứng ngoài nhìn vào mới gọi Kiến!

Lâu nay sẵn ở trong rồi, nhưng cái tội lại cứ tưởng ở ngoài mới chết dỡ hí hí...

Vậy nên tu học mới sinh ra con mắt trí . Mắt trí ở ngoài nên mới thấy được . Giống như dùng gương mà soi mặt ấy hì hì. :eek:nion28:
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Giải thoát tri kiến mê lầm

Ha ha...

Chào bạn minhthien!

Thật ra là kiến tánh phải đứng ngoài nhìn vào mới gọi Kiến!

Lâu nay sẵn ở trong rồi, nhưng cái tội lại cứ tưởng ở ngoài mới chết dỡ hí hí...

Vậy nên tu học mới sinh ra con mắt trí . Mắt trí ở ngoài nên mới thấy được . Giống như dùng gương mà soi mặt ấy hì hì. :eek:nion28:


Ha ha...

Chào bạn Tich Nhiên.

Kiến Tánh không phải là đứng ngoài nhìn vào mà là NGÃ KIẾN.

NGÃ KIẾN là vọng tưởng CÓ cái TÔI đứng trong đứng ngoài nhìn mơ màng cái Tánh KHÔNG CÓ?? hì hì. :eek:nion28:


Tri kiến của con người lâu nay luôn mang theo cái tôi, lồng cái tôi vào trong đó. Cho nên thấy biết luôn bóp méo sự thật theo cái tôi, nhìn sự vật không đúng như thật.

HT Thích Thanh Từ
 

Tịch Nhiên

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
12 Thg 1 2017
Bài viết
901
Điểm tương tác
314
Điểm
63
Ha ha...

Chào bạn Vô Minh!

Chấp Ngã là nói cái tưởng chấp cái thân là Ngã. Là cái thấy sai lầm cần phải giác ngộ. Chỉ vậy thôi không cần có thêm cái Tôi nào nữa vì sẵn sàng rồi hí hí...:icon_lachtot:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
Vô Môn Quan.
Thiền không có cửa.


Thiền sư Huệ Khai - Hui kai (C.), Ekei (J.)
Người Dịch: Trần Trúc Lâm


Đại đạo không có cỗng,
Ngàn lối đi vào nó.
Khi ai đi qua được cửa không này
Thì thong dong giữa đất trời.




Thiền sư Huệ Khai đã viết những lời này trong phần giới thiệu của cổ kinh.

Một người muốn đi qua cổng không cửa phải làm thế nào bây giờ?
Có người bảo thứ gì qua lại cỗng đều không phải là của gia bảo, rằng thứ gì tạo ra do sự giúp đở của người khác thì đều bị tan rã và hũy hoại.

Những lời nói như thế chẳng khác gì sóng nỗi giửa bễ lặng hay mỗ xẻ thân người .

Nếu kẽ nào bám cứng vào những gì người khác nói và cố gắng hiễu Thiền bằng lý giải thì kẽ ấy chẳng khác gì tên đần độn nghĩ rằng hắn có thể dùng gậy đập được mặt trăng hay gãi chỗ ngứa chân từ bên ngòai chiếc giày.

Không bao giờ có thể được.

Nếu độc giả nào mạnh dạn tiến thẳng về phía trước trong quán chiếu, không ảo tưởng nào có thể quấy họ được.

Họ sẽ liễu ngộ chẳng khác gì chư tổ ở Ấn và Hoa, có thể còn khá hơn.


Nhưng nếu họ ngập ngừng dù một giây lát, họ sẽ như kẽ đứng nhìn người cỡi ngựa phi qua cửa sổ, và trong nháy mắt chẳng kịp trông thấy

Vô Môn Quan không có cố làm ra vẻ luận lý.

Chúng nhắm vào trạng thái của tâm chứ không phải vào chữ nghĩa..



ha ha ha .. kính bạn VM một ly trà [smile]:

đoạn này của bạn hay quá .. cho xin nhé [smile]

nếu chúng ta cứ tạm đặt TÂM = CỔNG CỦA ĐẠO TRÀNG ... thì chúng ta cũng thấy được một số thứ ...


điển hình như là: TÂM ở GỐc và TÂM ở NGỌN

thí dụ: như muốn vào CỬA TÂM ở NGỌN thì chúng ta cứ xem thử một số bài hát thì cũng biếT ...

Thằng Bờm có Cái Quạt Mo .. mà Phú Ông xin đổi ao sâu cá mè, ba bò chín trâu .. bè gỗ lim .. vv... cuối cùng chỉ có CÁI NẮM XÔI là nó mới chịu ... đó là bởi vì CỬA VÔ CỦA THẰNG BỜM CÓ CÁI QUẠT MO --> NHỎ VẬY ĐÓ ... [smile]

một bài hát điển hình khác khi nói về những người khác nhau .. thì như bài hát ÔNG TRĂNG xuống chơi cây cau thì có mo, vườn cà thì có trái, đàn ông thì có vợ .. đàn bà thì có chồng, nồi chõ thì có vung .. ông bụt thì có chùa ... học trò thì có bút ..

vì vậy mà chúng ta nhìn thấy CỬA CỦA NHỮNG NGƯỜI ở những tâm trạng khác nhau ... là những cánh cửa NHƯ VẬY ...


mặt khác thì CÁI CỔNG LỚN NHẤT mà PHẬT ĐẠO nói tới là CỬA KHÔNG ... bởi vì NGƯỜI ĐI QUA CỬA CHỮ KHÔNG .. thì VẠN PHÁP BÌNH ĐẲNG .. và chúng ta nhìn thấy một hiện tượng là sự thanh tịnh .. nó gần như chỉ là một tự nhiên

thí dụ: chúng ta tạo ra hai cái rãnh .. một cái rãnh hẹp .. gồ ghề .. quanh co .. .. một cái rãnh rộng .. thẳng .. thì nước chảy sẽ tự nhiên theo đường lớn mà đi .. ... đó là TỰ NHIÊN ..

khi VẠN PHÁP BÌNH ĐẲNG .. thì TÂM sẽ TÙY DUYÊN --> THANH TỊNH và sẽ xảy ra một hiện tượng là SỰ THANH TỊNH đó .. rất gần với TỰ NHIÊN [smile]


- đây là khổ .. đây là không khổ ... -->> đi đường không khổ

- đây là lửa .. đây là không lửa .... --> đi đường không lửa

- đây là mệt .. đây là không mệt ... --> đi đường không mệt ..

và sự TỰ NHIÊN đó .. bình thường bình cái TÔI nó làm ngăn ngại ... [smile]


thí dụ: bạn đang ăn một chén cơm .. .nhưng có người đến sỗ sàng giựt chén cơm đó ra .. thảy một đống NEM CÔNG CHẢ PHƯỢNG trước mặt một cái phạch nói --> ăn cái này ngon hơn .. vậy bạn có TỰ NHIÊN ĂN không ? ... hay là lúc đó nổi khùng lên ? .. [smile]


vì vậy ... VÔ MÔN QUAN .. CỬA KHÔNG .. là chỗ RẤT VỚI TỰ NHIÊN ... ĐẠO GẦN với tự nhiên là bởi vì TÙY DUYÊN THANH TỊNH chính là rất gần với tự nhiên ... [smile]

chắc có lẽ vì vậy mà chư tổ mới gọi đó là UNG DUNG ... "KHÔNG RÀNG BUỘC" ... là một tự nhiên

ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

thapkem

Registered
Phật tử
Tham gia
21 Thg 7 2017
Bài viết
29
Điểm tương tác
2
Điểm
3
Reply to Tich Nhien

Kính chào mọi người!

Tịch Nhiên lập topic này vì muốn xin lời khuyên của mọi người vì Tịch Nhiên cảm thấy tình trạng tu học của Tịch Nhiên gần đây hình như có gì sai sai...

Dạo này khi Tịch Nhiên quán chiếu sâu thì tâm thức thường lạc vào cảnh giới vô ký thì phải. Khi đó quên cả thân. Nhiều khi thân có phản ứng thì mới giật mình hốt hoảng hóa ra mình đã ngừng hô hấp nảy giờ. Tịch Nhiên không biết có nên tiếp tục vậy không nữa, nếu tình trạng này kéo dài sợ là có ngày mọi người mang thân mình đi chôn luôn thì khổ.

Tịch Nhiên cảm thấy trạng thái này như là một loại định si, vô ký, không thức tỉnh gì cả.

Xin mọi người ai đã trãi qua tình trạng này cho Tịch Nhiên một lời khuyên với. :khi16:


Kính bạn Tịch Nhiên,

Mình hồi nhỏ, chẳng phải tu hành gì đâu. Nhưng hễ nghe ai nói đến hơi thở: con người ai cũng thở; mình để ý vào câu nói thì tự nhiên lại ngừng thở. Mà bình thường thì chẳng bao giờ để ý là mình có thở hay là không nữa. Nhưng cứ nghĩ đến thở là lại bị ngừng thở, nên rất sợ. Cái con bạn thân trong xóm của mình cũng vậy. Hồi đó còn trẻ con. Lớn lên, mình cũng chẳng bao giờ để ý hơi thở cả, và vẫn sống bình thường. Có những lúc nào tập trung công việc quá, thì cũng nén thở một lúc.

Lớn lên, mình có tham gia thực tập thiền một thời gian, và được dậy theo dõi hơi thở: Thở vào, biết thở vào; thở ra biết thở ra. Mình cũng cứ thực tập, nhưng kỳ thực cứ thở và nhẩm câu nói ấy thôi chứ không thực theo dõi hơi thở.

Mình cho rằng, thực tập như vậy cũng là một cách để mình rèn luyện sự tập trung, và hơi thở cũng có tính chất điều hòa cơ thể, giúp giảm stress. Tuy vậy cũng tùy căn cơ, mình thì Niệm Phật dễ tập trung hơn là Niêm hơi thở. Một thời gian cố niệm hơi thở chẳng tập trung hơn, lại tán tâm hơn, có khi thấy mình lạc vào thân. Nói tóm lại mình thấy là Niệm hơi thở cũng tốt nhưng, vì mình chẳng hợp nên mình Niệm Phật.

Không rõ bạn tu thế nào mà như vậy. Mình chỉ chia sẻ một chút ít trải nghiệm của bản thân. Nếu giúp được gì cho bạn thì thật vui, còn không thì cũng coi như lời chia sẻ của mình vậy thôi.

Cảm ơn bạn!
 

Tịch Nhiên

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
12 Thg 1 2017
Bài viết
901
Điểm tương tác
314
Điểm
63
Kính bạn Tịch Nhiên,

Mình hồi nhỏ, chẳng phải tu hành gì đâu. Nhưng hễ nghe ai nói đến hơi thở: con người ai cũng thở; mình để ý vào câu nói thì tự nhiên lại ngừng thở. Mà bình thường thì chẳng bao giờ để ý là mình có thở hay là không nữa. Nhưng cứ nghĩ đến thở là lại bị ngừng thở, nên rất sợ. Cái con bạn thân trong xóm của mình cũng vậy. Hồi đó còn trẻ con. Lớn lên, mình cũng chẳng bao giờ để ý hơi thở cả, và vẫn sống bình thường. Có những lúc nào tập trung công việc quá, thì cũng nén thở một lúc.

Lớn lên, mình có tham gia thực tập thiền một thời gian, và được dậy theo dõi hơi thở: Thở vào, biết thở vào; thở ra biết thở ra. Mình cũng cứ thực tập, nhưng kỳ thực cứ thở và nhẩm câu nói ấy thôi chứ không thực theo dõi hơi thở.

Mình cho rằng, thực tập như vậy cũng là một cách để mình rèn luyện sự tập trung, và hơi thở cũng có tính chất điều hòa cơ thể, giúp giảm stress. Tuy vậy cũng tùy căn cơ, mình thì Niệm Phật dễ tập trung hơn là Niêm hơi thở. Một thời gian cố niệm hơi thở chẳng tập trung hơn, lại tán tâm hơn, có khi thấy mình lạc vào thân. Nói tóm lại mình thấy là Niệm hơi thở cũng tốt nhưng, vì mình chẳng hợp nên mình Niệm Phật.

Không rõ bạn tu thế nào mà như vậy. Mình chỉ chia sẻ một chút ít trải nghiệm của bản thân. Nếu giúp được gì cho bạn thì thật vui, còn không thì cũng coi như lời chia sẻ của mình vậy thôi.

Cảm ơn bạn!

Cảm ơn bạn!

Mình chỉ chỉ quán xét thôi. Phản quan tự kỷ. Mình chỉ quán mỗi vậy trong tất cả lúc hì hì..

Mình chẳng tu theo pháp môn nào cả. Chỉ tìm xem mình là ai, sanh từ đâu đến , chết lại về đâu..

Và mình phát hiện ra có cái thường biết nó vận hành ngoài tư tưởng và ý thức xưa nay vẫn vậy. Không cần làm gì thì sự thấy biết của nó luôn sẵn sàng rồi. Mình chỉ việc ngồi xem nó thôi thì bị như vậy đấy hì hì...
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha hah a... kính bạn TK một ly trà [smile]:

đoạn chia xẻ của bạn hay quá .. cho XIN nhé [smile]

Phật đạo .. chỗ then chốt chí là NGÃ LẬP .. và Hiện Tượng các Ngã đã lập Vô Ngã .. tức là chịu sự chi phối của Vô Thường ..

- đối với các ngã đã lập thì đức Phật nói tới tứ tướng: ngã tướng, nhân tướng, chúng sinh tướng và thọ giả tướng ... cho nên tất cả những tướng đó ---> ĐỀU CÓ HƠI THỞ ...

nói thiệt là nhiều khi .. chính người CÓ HƠI THỞ cũng không nghĩ là mình có HƠI THỞ cho tới khi ... một trong năm nhân tố của TƯỚNG đó bị biến động: là SẮC, THỌ, TƯỞNG hay là HÀNH và THỨC ... [smile]

tới lúc đó thì họ mới ... Ơ HƠ .. AI TAI .. TẠI SAO Và VÌ SAO lại thế này ?


bởi vì vậy ... tu hành phải bắt đầu ở trên căn bản ... một khi không có căn bản .. thì CỤ THỂ cũng không có .. và ít có ai hiểu rõ: CHÂN LÝ ấy có nghĩa là gì .. và vì sao có thể đi tới được chân lý ấy ...

và vì KHÔNG BIẾT RÕ .. nên trong lòng cũng KHÔNG BIẾT RÕ ĐƯỜNG RA ... [smile]


ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
Ha ha...

Chào bạn Tich Nhiên.

Kiến Tánh không phải là đứng ngoài nhìn vào mà là NGÃ KIẾN.

NGÃ KIẾN là vọng tưởng CÓ cái TÔI đứng trong đứng ngoài nhìn mơ màng cái Tánh KHÔNG CÓ?? hì hì. :eek:nion28:


Tri kiến của con người lâu nay luôn mang theo cái tôi, lồng cái tôi vào trong đó. Cho nên thấy biết luôn bóp méo sự thật theo cái tôi, nhìn sự vật không đúng như thật.

HT Thích Thanh Từ


ha ha hah .. kính bạn VM một ly trà [smile]:

đoạn này cũng HAY QUÁ .. cho XIN luôn nhé [smile .... smile ... smile]


khi chúng ta bắt đầu thực hành TÂM QUÁN theo THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN .. thì "TRI KIẾN" về CÁI THÂN của con người thay đổi:

- bắt đầu thay đổi theo sự nhận diện sự có mặt của NGÃ ... THỨC ... bằng: LỤC NHẬP XÚC THỌ ÁI THỦ HỮU ... và sự SANH RA của một tướng [smile]

vì vậy .. THÂN KIẾN sẽ theo đó mà thay đổi theo .. và vì vậy sẽ có hiện tượng:

-->> thân trở thành khác hơn hồi xưa ... trở thành DANH và SẮC .. THỌ và TƯỞNG .. ÁI và THỦ .. và chúng ta dần dần nhận ra .. THÂN chính là --> TÂM ... là sự kết hợp của CĂN với CÁC TRẦN [smile]

và như vậy ..

KHÔNG GIAN của THÂN sẽ --> là ở trong TÂM ...

THỜI GIAN của THÂN sẽ là --> ở trong TÂM ..

CÁI THẤY của TÂM .. THÂN .. TƯỚNG --> chính là CỦA TÂM [smile]


và đương nhiên .. từ từ sẽ xảy ra hiện tượng mà chư phật chư tổ nói tới:

LÚC THẤY KHẮP .... thì nhỏ như hạt VI TRẦN [smile] ...

*** ha ha ha .. hơi mắc cười là tại vì VI TRẦN phải viết cho lớn .. mà nó nhỏ .. ít ai thấy nó ...

NGƯỜI thấy nó là PHẬT

KẺ không thấy nó .. thì là TA




vì vậy ... nội dung của LÝ DUYÊN KHỞI .. chính là NỘI DUNG của "QUY TRÌNH" hoạt động của những biến số của VÔ MINH ... mà một khi nhìn thấy VÔ MINH và TA sinh ra ở trong đó như thế nào rồi ..

như vậy: nội dung của Thập Nhị Nhân Duyên .. Lý Duyên Khởi cho chúng ta hiểu:

- À .. Đau Khổ của chúng ta là gì ?

- Nguyên Nhân của đau khổ là gì ?

- và dĩ nhiên là Khổ từ đâu tới ? ... và Khổ từ đâu diệt ?

*** cho nên .. những thứ đó .. cũng toàn là CỤ THỂ không ?

thì sẽ là ---> SINH RA NHỮNG KHÁI NIỆM ... về GIẢI THOÁT --> NGỘ [smile]



mà nếu nói như vậy .. thì người nào NẮM ĐƯỢC NHỮNG CỤ THỂ ... NGUYÊN NHÂN CỦA KHỔ .. mới thật sự là người có: CHÂN DUNG của một GIÁC GIẢ ngồi dưới TRĂNG ... mà CON TRÂU biến MẤT .. chỉ còn NGƯỜI NGỒI NHÌN TRĂNG thôi đó [smile]

- chắc gọi là "TRỰC CHỈ CHƠN TÂM" ... hay là NHỨT CHỈ THIỀN ... hay là NGÓN TAY CHỈ TRĂNG [smile]

phải hông ? [smile]

ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha hah .. tiếp nhé [smile]:

KÍNH: CHIẾU DUYÊN KHỞI

Có nhiều người nói .. nhạc sĩ .. thi sĩ .. văn sĩ .. là một nửa của thánh nhân .. bởi vì họ thường ghi nhận CÁI NHÂN VẬT được xây dựng bởi XÚC THỌ TƯỞNG HÀNH THỨC .. LÝ DUYÊN KHỞI thật là hay .. thật là cô đọng .. thật là xúc tích .. và còn là ... Agzzzzzzzzz: KHÔNG CHÊ VÀO ĐÂU ĐƯỢC [smile]


như vậy .. chúng ta thử dùng một số LĂNG KÍNH "CHIẾU VÀO NỖI KHỔ" ... cái ĐÃ ĐƯỢC SANH RA ... CÁI NHÂN VẬT đã được sinh ra bởi duyên khởi:

- để nhièn thấy nguyên nhân của khổ như là: thuận nghịch vi tranh --> thị vị .. TÂM BỊNH đi chẳng hạn


vậy thì xem thử một bài thơ nổi tiếng .. HAI SẮC HOA TI GÔN


i. NGUỒN GỐC và NGUYÊN NHÂN SANH RA

Một mùa thu trước, mỗi hoàng hôn
Nhặt cánh hoa rơi chẳng thấy buồn,
Nhuộm ánh nắng tà qua mái tóc,
Tôi chờ người đến với yêu đương.

Người ấy thường hay ngắm lạnh lùng
Dải đường xa vút bóng chiều phong,
Và phương trời thẳm mờ sương, cát,
Tay vít dây hoa trắng chạnh lòng.

Người ấy thường hay vuốt tóc tôi,
Thở dài trong lúc thấy tôi vui,
Bảo rằng: “Hoa, dáng như tim vỡ,
Anh sợ tình ta cũng vỡ thôi!”

Thuở ấy, nào tôi đã hiểu gì
Cánh hoa tan tác của sinh ly,
Cho nên cười đáp: “Màu hoa trắng
Là chút lòng trong chẳng biến suy”


cảnh đẹp .. tôi đẹp .. người ấy đẹp ... hoa cũng đẹp .. ánh hoàng hôn cũng đẹp .. tóc cũng xinh .. tim cũng mỏng manh .. như mà đẹp [smile]


ii. Thuận Nghịch Vi Tranh --> Thị Vi Tâm Bịnh

Đâu biết lần đi một lỡ làng,
Dưới trời đau khổ chết yêu đương.
Người xa xăm quá! - Tôi buồn lắm,
Trong một ngày vui pháo nhuộm đường...

Từ đấy, thu rồi, thu lại thu,
Lòng tôi còn giá đến bao giờ
Chồng tôi vẫn biết tôi thương nhớ...
Người ấy, cho nên vẫn hững hờ.

Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời
Ái ân lạt lẽo của chồng tôi,
Mà từng thu chết, từng thu chết,
Vẫn giấu trong tim bóng “một người”.


đức Phật nói: tất cả thế gian .. sống chết nối nhau .. sống theo đường thuận .. chết theo đường khác .. khi VỪA MỆNH CHUNG .. chưa dứt hơi ấm .. thiện ác một đời .. đồng thời hiện ra

- cái thuận của SỐNG

- cái nghịch của CHẾT

HAI LUỒNG TẬP KHÍ ... XEN KẼ LẪN NHAU ... - Kinh Thủ Lăng Nghiêm


Tam Tổ Tăng Xán nói:

Thuận nghịch vi tranh

thị vi tâm bịnh - Tín Tâm Minh



nhưng tại sao ... không có một người coi đó là KHỔ .. coi nỗi khổ đó là TÂM BỊNH ?

--> có khi còn tình nguyện .. MỘT ĐỜI GIỮ MÃI CÁI NỖI BUỒN VỪA MỆNH CHUNG .. CHƯA DỨT HƠI ẤM đấy ??

- nếu phải gọi là NGŨ ẤM MA .. có ai chịu không [smile] ?

--->> và nếu NGƯỜI ĐÓ KHÔNG ĐỒNG Ý GỌI LÀ NGŨ ẤM MA .. KHÔNG NHÌN THẤY NGŨ ẤM MA .. thì làm sao mà có người ĐI SỬA NHỮNG CÁI KHỔ như vậy ... phải hông ? [/b]



iii. LUÂN HỒI SANH TỬ [smile]

Buồn quá! hôm nay xem tiểu thuyết

--> Thấy ai cũng ví cánh hoa xưa

Nhưng hồng tựa trái tim tan vỡ.

Và đỏ như màu máu thắm pha!


Tôi nhớ lời người đã bảo tôi
Một mùa thu trước rất xa xôi...
Đến nay tôi hiểu thì tôi đã,
Làm lỡ tình duyên cũ mất rồi!

Tôi sợ chiều thu phớt nắng mờ,
Chiều thu, hoa đỏ rụng chiều thu
Gió về lạnh lẽo chân mây vắng,
Người ấy sang sông đứng ngóng đò.

Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng,
Trời ơi! Người ấy có buồn không?
Có thầm nghĩ tới loài hoa... vỡ
Tựa trái tim phai, tựa máu hồng?



cho nên ... từ CÁI GÌ gì ?? .. những CỤ THỂ GÌ ? --> mà chúng ta thấy được CỤ THỂ của vấn đề: NGUYÊN NHÂN KHỔ của HIỆN TƯỢNG VÔ NGÃ [smile] ??

nhưng mà rồi ..

- KHỔ VẬY ĐÓ ..

-->> có ai MUỐN DIỆT KHỔ không ? [smile]



Ờ mà đúng không ? [smile]


:lol: :lol:
 

ngokhong

Registered
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2009
Bài viết
826
Điểm tương tác
6
Điểm
18
Thầy trò bạn lải nhải, rỉ rả TÂM vốn KHÔNG thì CHÂN LÝ cũng vốn KHÔNG.

Chẵng lẽ TÂM vốn KHÔNG không phải CHÂN LÝ?????

Tại bạn CHẤP NGÃ to đùng nên có cái TÔI thấy có cái CHÂN LÝ ba phải Đúng Sai.

Đạo Lý sẵn ở mọi người.
Ai thấy Lý Đạo thì để Đạo Lý nói.



Ai cũng nghĩ Đức Phật nói Đạo Lý!
Nhưng thật ra Đạo Lý nói. Vô Ngôn thuyết là Đạo Lý nói.




Nầy Tu-Bồ-Đề!
Ông chớ nói rằng đức Như-Lai nghĩ thế nầy:

"Ta nên có chỗ thuyết pháp". ông đừng nghĩ như thế.

Bởi vì sao?
Vì nếu người nào nói rằng: Đức Như-Lai có thuyết-pháp, thời là hủy báng đức Phật, không hiểu được nghĩa-lý của Phật nói.
Kinh Kim Cương.​


Hay ... cái dòng bôi đó là chính xác

suốt 49 năm Phật đâu có nói ... đó là Chân Lý tự hiển bày đó thôi
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên