* Đọa đảnh (phẩm 8).
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <wunctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <wontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->http://www.diendanphatphap.com/diendan/showthread.php?23931-LU%E1%BA%ACN-%C4%90%E1%BA%A0I-TR%C3%8D-%C4%90%E1%BB%98-L%C6%B0%E1%BB%A3c-gi%E1%BA%A3i-Ph%E1%BA%A9m-%285%29-%286%29-%287%29-%288%29-%289%29.&p=85134&viewfull=1#post85134
Đáp : nghĩa cơ bảnLUẬN:
.......Hỏi: Phải hành những thiện căn gì mới chẳng đọa vào các ác đạo, mới chẳng đọa đảnh ?
.......Đáp: Có thuyết nói:
- Hành thiện căn "bất tham" khiến cho ái kiết cùng hết thảy các kiết sừ khác mỏng dần. từ đó vào được các thiền định.
- Hành thiện căn "bất sân" khiến cho sân nhuế cùng hết thảy các kiết sừ khác mỏng dần. từ đó sanh được tâm từ bi.
- Hành thiện căn "bất si" khiến vô minh cùng hết thảy các kiết sừ khác mỏng dần. từ đó vào được Bát nhã Ba- la- mật.
....... Hành các thiện căn như vậy là có đủ thiền định, từ bi và trí huệ Bát nhã, cho nên chẳng có việc gì mà chẳng làm được, chẳng có pháp môn gì mà chẳng tu được.
....... Bồ tát thật hành Bát nhã Ba- la- mật, tu tập các thiện căn như vậy nên:
- Chẳng đọa vào các đường ác.
- Chẳng sanh vào nhà hạ tiện.
- Chẳng lạc về Thanh Văn và Bích Chi Phật địa.
- Chẳng đọa đảnh.
Tổ Long Thọ lưu ý chúng ta - đức Phật có nói : hành thiện căn “bất tham”…, hành thiên căn “bất sân”…, hành thiện căn “bất si”… Vì như vậy là chúng ta chỉ cần _ không tham, không sân, không si _ là đã hành thiện căn.
Nhưng vì trong THAM thì có gồm cả tham vật chất. Cho nên, chỉ cần chúng ta không tham tiền của, vật chất là đã hành thiện căn - chứ không cần phải bố thí mới gọi là hành thiện căn.
Thật ra, bố thí để cầu phước là nhơn duyên khiến chúng ta bị sanh tử luân hồi. Cho nên, bố thí để hành thiện căn - là tu theo pháp thế gian của ngoại đạo. Nhưng vì chúng ta đang sống trong quy luật của pháp thế gian - cho nên đức Phật mới hướng _ bố thí _ thành bố thí Ba la mật. Vì cho ra _ mà không nghĩ ngợi gì cả _ cũng tức là không tham (dầu là phước đức hay công đức).
Điều này, đức Phật có giảng nói trong kinh Đại Bát Niết Bàn - phẩm Quang Minh Biến Chiếu… :
Và trong phẩm Tứ Tướng - đức Phật cũng chỉ nói :Do nơi bố thí làm cho sanh tử nối luôn, kinh Đại Niết Bàn có thể làm cho sanh tử phải dứt. Nhơn bố thí nên thọ lấy pháp phàm phu., nhơn kinh Đại Niết Bàn mà được pháp Bồ Tát.
http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-58_4-78_5-50_6-2_17-208_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark
Nên đức Phật cũng chỉ dạy chúng ta lìa … chứ không có dạy chúng ta _ bố thí _ để tạo nghiệp lành.Ba-la-đề-mộc-xoa là lìa nghiệp tà bất thiện của thân, khẩu, và ý.
http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-58_4-63_5-50_6-2_17-208_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark
Từ chỗ hiểu cơ bản này - các Bạn có thể tự đọc hiểu _ nghĩa cơ bản _ lời luận đáp vừa rồi của Tổ Long Thọ.
[FONT="].......Hỏi: Trong 4 sự việc nêu trên đây, vì sao chỉ nói riêng đến đọa đảnh mà thôi ?
.......Đáp: Vì 3 sự việc kia đã nói trước đây rồi. Riêng việc đọa đảnh chưa được đề cập đến, nên nay ngài Xá Lợi Phất mới hỏi.
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
[/FONT] Đáp : nghĩa cơ bản.......Hỏi: Đọa đảnh là vào trong pháp vị. Nghĩa này đã được nói rồi. Vì sao nay còn hỏi nữa ?
.......Đáp: Trước đây đã nói về nghĩa này rồi. Tuy nhiên, trước đây chưa nói rõ về các phương tiện dẫn vào 4 giải thoát môn. Bởi vậy nên danh tự này, trước và sau có nghĩa khác nhau.
....... Trước nói do ái pháp mà được lợi ích, vào được Vô sanh pháp nhẫn. Nay nói vào được Vô sanh pháp nhẫn rồi, mà còn chấp, còn ái pháp thì chẳng có lợi ích gì.
....... Ví như người ăn nhiều bị bội thực, chẳng tiêuh óa được. Nếu chẳng lo thuốc men chửa trị, thì sẽ thành trọng bệnh. Khi bệnh đã lành rồi thì chẳng cần đến thuốc men nữa.
....... Bồ tát cũng như vậy. Khi sơ phát tâm, do tham ái pháp thực mà tinh tấn tu hành, chứng được đạo quả. Thế nhưng, nếu chưa có đủ các sức phương tiện để hành các thiện pháp, thì sẽ sanh tâm chấp đắm đạo quả vậy. bởi vậy nên nói, ở nơi Vô sanh pháp nhẫn mà còn ái pháp thì vẫn còn bệnh.
....... Vì sao ? Vì do còn chấp pháp, nên ở nơi bất sanh bất diệt mà chẳng được tự tại.
....... Ví như người mắc phải trọng bệnh, quyết định sẽ phải chết, thì dù có uống nhiều thuốc, các thứ thuốc ấy cũng thành bệnh. Bồ tát nếu đã vào được nơi rốt ráo không, nơi bất sanh bất diệt, tức là đã vào trong Vô sanh pháp nhẫn, mà còn sanh pháp ái thì sẽ dể mắc bệnh pháp ái vậy.
....... Pháp ái đối với các hàng trời, người là diệu pháp, nhưng ở nơi Vô sanh pháp nhẫn thì lại là bệnh.
....... Ở nơi hết thảy pháp, nếu còn sanh ức tưởng phân biệt, nếu còn quán "thị - phi", để rồi tùy theo pháp mà sanh pháp ái thì được gọi là "đọa đảnh". Vì sao ? Vì như vậy là trái với thật tướng pháp, là chẳng có tương ưng với thật tướng pháp. Nếu Bồ tát vẫn còn chấp như vậy thì gọi là Bồ tát tham ái pháp thực, cũng gọi là "đọa đảnh".
Tổ Long Thọ cho chúng ta biết - lời luận đáp của Ngài sẽ hướng dẫn chúng ta cách đi vào 4 môn giải thoát : chẳng đọa vào các đường ác, chẳng sanh vào nhà hạ tiện, chẳng lạc về Thanh Văn và Bích Chi Phật địa, chẳng đọa đảnh.
Còn Tổ Long Thọ nói : “danh tự này đọa đảnh), trước và sau có nghĩa khác nhau” - là cho chúng ta biết “đọa đảnh” là mật ngữ - như danh từ “tiên đà bà” - đức Phật nói trong kinh Đại Bát Niết Bàn - phẩm Bồ Tát :
Do đó, khi gặp một lời giảng có chữ “đọa đảnh” thì chúng ta phải tìm biết “đọa đảnh” đức Phật dùng trong lời giảng đó hiểu theo nghĩa nào. Và Tổ Long Thọ hướng dẫn chúng ta - khi gặp lời giảng _ giảng về diệu pháp - thì chúng ta hiểu theo nghĩa Tổ nói trong lời luận đáp này.Mật ngữ của Như-Lai rất sâu khó hiểu, ví như nhà vua bảo các quan đem Tiên-Đà-Bà đến. Danh từ Tiên-Đà-Bà chỉ cho bốn tbứ : Một là muối, hai là chén , ba là nước, bốn là ngựa. Có cả bốn thứ ấy đều đồng một danh từ Tiên-Đà-Bà. Quan hầu có trí biết rành danh từ nầy. Lúc vua muốn rửa ráy đòi Tiên-Đà-Bà, liền dưng nước. Lúc vua ăn đòi Tiên-Đà-Bà liền dưng muối. Lúc vua ăn xong muốn uống nước ngọt, đòi Tiên-Đà-Bà liền dưng chén. Lúc vua muốn du hành đòi Tiên-Đà-Bà liền đem ngựa dưng. Quan hầu có trí hiểu rành mật ngữ của nhà vua.
.............
..........
Nhà vua kia cũng có mật ngữ như vậy, huống là đức Như-Lai mà lại không có.
… Vì thế nên giáo pháp vi mật của Như-Laikhó có thể biết được. Chỉ người trí mới có thể hiểu được Phật pháp rất sâu vi diệu của Như-Lai, chẳng phải hạng phàm phu trong đời mà có thể tin được.
http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-58_4-72_5-50_6-2_17-208_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark
Còn Tổ Long Thọ nói : “Trước nói do ái pháp mà được lợi ích, vào được Vô sanh pháp nhẫn. Nay nói vào được Vô sanh pháp nhẫn rồi, mà còn chấp, còn ái pháp thì chẳng có lợi ích gì”.
Là dạy chúng ta : lúc đầu thì chúng ta ái pháp là để được lợi ích. Vì có ái pháp thì chúng ta mới muốn tu tập. Nhưng khi vào được Vô sanh pháp nhẫn rồi, thì sự ái pháp không còn đem lại lợi ích cho chúng ta nữa.
Còn Tổ Long Thọ nói : Ví như người ăn nhiều bị bội thực, chẳng tiêu hóa được. Nếu chẳng lo thuốc men chửa trị, thì sẽ thành trọng bệnh. (Nhưng) khi bệnh đã lành rồi thì chẳng cần đến thuốc men nữa.
Bồ tát cũng như vậy. Khi sơ phát tâm, do tham ái pháp thực mà tinh tấn tu hành, chứng được đạo quả.
Là giải thích cho chúng ta biết : nếu lúc mới phát tâm mà chúng ta không tham ái pháp thì bệnh của chúng ta không thể lành. Nhưng pháp mà chúng ta tham ái thì phải là pháp thực.
Nghĩa của chữ “thực” này thì d/đ không biết nếu hiểu theo văn tự thì như thế nào. Nhưng nếu hiểu theo nghĩa âm thanh tiếng nói của người Việt - thì “thực” có nghĩa là “thật”. Mà “pháp thật” thì lại _ có nghĩa là _ “pháp đúng”.
Cho nên, tham ái pháp thực _ có nghĩa là _ tham ái “pháp đúng”. Vì pháp mà chúng ta tham ái _ là “pháp đúng” _ thì chúng ta mới chứng được đạo quả. Còn nếu như chúng ta tham ái là “pháp sai” thì dầu chúng ta có tinh tấn tu hành - cũng không thể chứng đạo quả.
Riêng việc d/đ hiểu theo nghĩa âm thanh tiếng nói - thì trước đây d/đ đã có giải thích. Thật ra, hiểu theo nghĩa âm thanh tiếng nói _ cũng là một cách dùng mật ngữ của Như Lai.
Còn Tổ Long Thọ nói : nếu chưa có đủ các sức phương tiện để hành các thiện pháp, thì sẽ sanh tâm chấp đắm đạo quả vậy. bởi vậy nên nói, ở nơi Vô sanh pháp nhẫn mà còn ái pháp thì vẫn còn bệnh.
……….Vì sao ? Vì do còn chấp pháp, nên ở nơi bất sanh bất diệt mà chẳng được tự tại.
Là lưu ý chúng ta : phải vào được Vô sanh pháp nhẫn rồi thì mới không ái pháp. Vì khi vào được Vô sanh pháp nhẫn rồi - thì chúng ta mới có đủ sức phương tiện để hành các thiện pháp đừng tham, đừng, sân, đừng si). Còn khi chúng ta chưa đủ sức phương tiện hành các thiện pháp đừng tham, đừng, sân, đừng si) mà không tham ái pháp đúng - thì chúng ta sẽ sanh tâm chấp đắm đạo quả.
Vì như lời Tổ Long Thọ - thì nếu muốn thực hành các thiện pháp (đừng tham, đừng, đừng si) chúng ta cần phải có đủ sức phương tiện. Cho nên, khi chưa có đủ sức phương tiện - mà chúng ta muốn đừng ái pháp - thì chúng ta phải tự “thuyết phục” mình. Và sở dĩ chúng ta “thuyết phục” mình _ đừng ái pháp _ là vì chúng ta sợ không đạt đạo quả. Cho nên, trong vi tế - chúng ta đã sanh tâm chấp đắm đạo quả.
Còn khi chúng ta vào được Vô sanh pháp nhẫn - là chúng ta đã vào được nơi bất sanh bất diệt - và cũng đã có đủ sức phương tiện để hành các thiện pháp đừng tham, đừng sân, đừng si) mà chúng ta vẫn còn ái pháp (dầu là pháp đúng) thì tâm của chúng ta cũng sẽ không được tự tại. Cho nên, dầu chúng ta vào được Vô sanh pháp nhẫn rồi - mà còn ái pháp - thì cũng chưa thể gọi là hết bệnh.
Còn Tổ Long Thọ nói : Ví như người mắc phải trọng bệnh, quyết định sẽ phải chết, thì dù có uống nhiều thuốc, các thứ thuốc ấy cũng thành bệnh. Bồ tát nếu đã vào được nơi rốt ráo không, nơi bất sanh bất diệt, tức là đã vào trong Vô sanh pháp nhẫn, mà còn sanh pháp ái thì sẽ dể mắc bệnh pháp ái vậy.
……….Pháp ái đối với các hàng trời, người là diệu pháp, nhưng ở nơi Vô sanh pháp nhẫn thì lại là bệnh
Là Tổ Long Thọ xác định với chúng ta - khi vào được Vô sanh pháp nhẫn - thì chúng ta đã vào được nơi rốt ráo không, nơi bất sanh bất diệt. Cho nên, khi nào chúng ta chưa khẳng định mình đã vào được nơi rốt ráo không, nơi bất sanh bất diệt - thì chúng ta không thể không ái pháp đúng. Vì khi chúng ta chưa vào được Vô sanh pháp nhẫn - thì ái pháp đúng là diệu pháp.
Còn Tổ Long Thọ nói : Ở nơi hết thảy pháp, nếu còn sanh ức tưởng phân biệt, nếu còn quán "thị - phi", để rồi tùy theo pháp mà sanh pháp ái thì được gọi là "đọa đảnh". Vì sao ? Vì như vậy là trái với thật tướng pháp, là chẳng có tương ưng với thật tướng pháp. Nếu Bồ tát vẫn còn chấp như vậy thì gọi là Bồ tát tham ái pháp thực, cũng gọi là "đọa đảnh".
Là Tổ Long Thọ giải thích cho chúng ta biết : khi ở nơi hết thảy pháp, nếu chúng ta còn sanh ức tưởng phân biệt, còn quán “thị - phi”, để rồi tùy theo pháp quán “thị - phi” mà sanh pháp ái - thì chúng ta đã ái _ pháp đúng. Do đó, chúng ta được gọi là “đọa đảnh”.
Sở dĩ chúng ta được gọi là “đọa đảnh” (ái _ pháp đúng) - là vì khi chúng ta tùy theo pháp quán “thi - phi”, là chúng ta đã trái thật tướng pháp, là chẳng tương ưng với thật tướng pháp. Vì khi chúng ta chưa vào được Vô sanh pháp nhẫn thì chúng ta chưa đủ sức phương tiện để hành các thiện pháp đừng tham, đừng sân, đừng si). Cho nên, chúng ta cũng chưa thể tu pháp tương ưng với thật tướng pháp.
Còn nếu là Bồ tát (đã vào được Vô sanh pháp nhẫn) mà vẫn còn ái pháp _ tùy theo pháp quán “thị - phi” thì tuy là ái _ pháp đúng - cũng bị “dậm chân tại chỗ” cùng hàng với người chưa vào được Vô sanh pháp nhẫn _ mà tu đúng Phật Pháp. Vì chúng ta đã vấp phải lỗi - chấp _ tham ái pháp đúng.
.......Hỏi: Chỉ là một pháp, nhưng vì sao có lúc nói là Vô Sanh, có lúc nói là Đảnh ?
.......Đáp: Ở nơi Nhu thuận nhẫn, ở nơi Vô sanh nhẫn, nếu chẳng có chấp trước pháp Vô sanh đó thì gọi là Trú Đảnh Vị. Bồ tát trú ở đảnh cao đó, thẳng đường đến Phật đạo, chẳng còn sợ bị đọa nữa.
....... Cũng như vậy, ở trong pháp Thanh Văn có nói đến Noãn pháp, Nhẫn pháp, và Đảnh pháp. Khi đã thành tựu được hai pháp Noãn và Nhẫn rồi, thì hành giả tiến tu Đảnh pháp vậy.
Đáp : nghĩa cơ bản.......Hỏi: Nếu đã được Đảnh vị rồi là chẳng còn bị đọa nữa ? Vì sao lại nói đến đọa đảnh ?
.......Đáp: Người được Đảnh vị rồi, mà tâm kiên cố, trí an ổn, thì chẳng sợ bị đọa nữa. Người đã gần được Đảnh vị rồi mà đánh mất đi thì mới gọi là đọa đảnh.
....... Vì sao ? Vì khi đã lên đến đảnh núi, đứng vững chắc trên đảnh núi rồi, thì chẳng còn sợ bị rơi xuống nữa. Thế nhưng, khi còn đang leo núi, mặc dù đã gần đến đảnh núi rồi, thì cũng vẫn còn nguy hiễm, còn lo sợ bị rơi xuống, nên cần phải giữ tâm trí kiên cố, an ổn.
....... Bồ tát khi đã trú ở Đảnh vị rồi, thì chẳng còn bị các nội ma quấy nhiễu, chẳng còn bị các kiết sử trói buộc nữa. Như vậy gọi là được Vô sanh pháp nhẫn. Vì sao ? Vì trái với Vô sanh là còn kiết sử, còn ái chấp các thiện pháp.
....... Nếu chẳng có được trí huệ soi sáng, thì chẳng vào được nơi thật tướng pháp, như vậy gọi là Sanh. Nếu có được trí huệ soi chiếu, thì vào được nơi thật tướng pháp; như vậy gọi là Thục.
....... Lại nữa, nếu chẳng có y chỉ trí sanh diệt, nếu ly được trí sanh diệt, ly được các chấp điên đảo, thì vào được nơi bất sanh, bất diệt. Như vậy gọi là được Vô sanh Pháp, hay Tín Pháp, hay Thọ Pháp, hay Trí Pháp, cũng gọi là Nhẫn vị.
....... Bồ tát, khi đã nhập vào vị ấy rồi, là xả bỏ hết thẩy các quán vô thường, khổ, không, vô ngã. Nếu chẳng được như vậy, thì gọi là thuận đạo mà còn sanh pháp ái.
Vì tâm kiên cố, trí an ổn - là diễn tả sự thường trụ, Cho nên, ý của Tổ Long Thọ là giải thích cho chúng ta biết : khi nào chúng ta đạt được thường trụ - thì gọi là được Đảnh vị. Còn trong thời gian chúng ta vào được Vô sanh pháp nhẫn cho đến lúc được Đảnh vị - thì gọi là “đọa đảnh”. Nghĩa là, dầu chúng ta có vào được Vô sanh pháp nhẫn rồi - thì cũng vẫn còn có thể bị đọa trở lại.
Vì thật ra, khi chúng ta vào được Vô sanh pháp nhẫn - là chỉ mới trở về được với tự tánh _ thường hằng, không biến đổi. Còn khi nào tự tánh _ thường hằng, không biến đổi _ đạt được sự thường trụ thì chúng ta mới thật sự được giải thoát - mãi mãi - chẳng đọa vào các đường ác, chẳng sanh vào nhà hạ tiện, chẳng lạc về Thanh Văn và Bích Chi Phật địa, chẳng đọa đảnh.
Còn Tổ Long Thọ nói : Bồ tát khi đã trú ở Đảnh vị rồi, thì chẳng còn bị các nội ma quấy nhiễu, chẳng còn bị các kiết sử trói buộc nữa. Như vậy gọi là được Vô sanh pháp nhẫn. Vì sao ? Vì trái với Vô sanh là còn kiết sử, còn ái chấp các thiện pháp.
Thì vì Tổ Long Thọ giải thích : Vì trái với Vô sanh - là còn kiết sử, còn ái chấp các thiện pháp
Nên khi còn kiết sử, còn ái chấp các thiện pháp _ thì gọi là Sanh (vì trái với Vô sanh).
Do đó, Vô sanh _ có nghĩa là _ không còn kiết sử, không còn ái chấp các thiện pháp.
Còn Tổ Long Thọ nói : Nếu chẳng có được trí huệ soi sáng, thì chẳng vào được nơi thật tướng pháp, như vậy gọi là Sanh. Nếu có được trí huệ soi chiếu, thì vào được nơi thật tướng pháp; như vậy gọi là Thục.
....... Lại nữa, nếu chẳng có y chỉ trí sanh diệt, nếu ly được trí sanh diệt, ly được các chấp điên đảo, thì vào được nơi bất sanh, bất diệt. Như vậy gọi là được Vô sanh Pháp, hay Tín Pháp, hay Thọ Pháp, hay Trí Pháp, cũng gọi là Nhẫn vị.
....... Bồ tát, khi đã nhập vào vị ấy rồi, là xả bỏ hết thẩy các quán vô thường, khổ, không, vô ngã. Nếu chẳng được như vậy, thì gọi là thuận đạo mà còn sanh pháp ái.
Thì điểm chính của đoạn luận này - là Tổ Long Thọ muốn nói cho chúng ta biết : nếu chẳng có được trí huệ soi sáng, thì chúng ta chẳng thể vào được nơi thật tướng pháp. Cho nên, pháp phương tiện giúp chúng ta vào được nơi thật tướng _ là tu huệ. Nhưng vì ngoại đạo cũng có pháp tu huệ - nên - chúng ta phải tìm hiểu thật kỹ về pháp tu huệ rồi mới chọn pháp để tu.
Còn khi chúng ta đã nhập vào được Vô sanh pháp nhẫn rồi mà không xả bỏ được hết thảy các quán vô thường, khổ, không, vô ngã - trước đây chúng ta quán - thì gọi là “thuận đạo mà sanh pháp ái”. Vì quán vô thường, khổ, không, vô ngã cũng là quán đúng thuận đạo). Nhưng chỉ là pháp phương tiện - giúp chúng ta nhập vào được Vô sanh pháp nhẫn - tức là chỉ giúp chúng ta có lại tự tánh _ thường hằng, không biến đổi. Còn muốn tự tánh _ thường hằng, không biến đổi _ trở thành thường trụ thì chúng ta phải xã bỏ hết thảy - dầu là pháp đúng.
Tóm lại, đoạn luận này - Tổ Long Thọ dạy chúng ta : hành thiện căn là bất tham, bất sân, bất si. Nhưng muốn hành thiện căn như vậy - thì chúng ta phải vào được Vô sanh pháp nhẫn - mới có đủ sức phương tiện.
Và khi chúng ta vào được Vô sanh nhẫn pháp - là đã vào được nơi rốt ráo không, nơi bất sanh bất diệt. Lúc bấy giờ mà chúng ta vẫn còn chấp các pháp quán - trước đây đã giúp chúng ta vào được Vô sanh pháp nhẫn - thì tự tánh _ thường hằng, không biến đổi của chúng ta - sẽ không thể trở thành thường trụ.
Và vì tự tánh _ thường hằng, không biến đổi của chúng ta không đạt được thường trụ - nên chúng ta vẫn có thể bị đọa trở lại. Do đó, chúng ta chưa thể thoát sanh tử.
Và pháp phương tiện giúp chúng ta nhập vào được Vô sanh pháp nhẫn - là tu huệ. Nhưng vì ngoại đạo cũng có pháp tu huệ. Cho nên, chúng ta phải thật cẩn thận trong việc chọn _ pháp _tu huệ.
Nhưng điểm quan trọng mà chúng ta phải luôn ghi nhớ - là khi chưa có thể quyết chắc đã vào được Vô sanh pháp nhẫn - nơi bất sanh bất diệt - thì tham ái pháp đúng _ là diệu pháp.
Như vậy, thì các Bạn thấy - Tổ Long Thọ - tạo đoạn luận này là để giảng cho chúng ta nghe biết về tiến trình tu học Phật Pháp. Cho nên, d/đ rất mong các Bạn bỏ nhiều thời gian suy ngẫm đoạn luận này. Thật ra, từ lúc tìm hiểu nghĩa kinh - d/đ chưa gặp được lời giảng nào có thể đem nhiều lợi ích cho người tu học Phật đạo như đoạn luận này.
Diệu Đức xin kính tri ân Tổ Long Thọ cùng các vị đã gìn giữ và chuyển dịch đoạn luận này.
Diệu Đức cũng kính tri ân thầy Viên Quang, thầy Thích Minh Phú đã tạo duyên giúp d/đ thực hiện được lời pháp nguyện.
NAM MÔ A-DI-ĐÀ PHẬT
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
NAM MÔ DI LẶC PHẬT
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
NAM MÔ DI LẶC PHẬT